Tiểu luận Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại rừng ngặp mặn Cần Giờ

Mặc dù Cần Giờ có nhiều tiềm năng để phát triển DLST nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khó khăn trước mắt trong việc xây dựng hình ảnh và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đây không chỉ là khó khăn của một người, một huyện, một cơ quan mà là thách thức của cả thành phố trong việc tìm kiếm cách thức tháo gỡ từng khó khăn cho tiềm năng du lịch Cần Giờ trong thời gian sắp tới. Tài liệu tham khảo 1. Công văn đến Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Chương trình phát triển du lịch huyện Cần Giờ giai đoạn 2011-2015. 2. Công văn đến Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Báo cáo thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020.

pdf11 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 6954 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại rừng ngặp mặn Cần Giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN MÔN: DU LỊCH SINH THÁI BÁO CÁO TIỂU LUẬN Đề tài: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG NGẶP MẶN CẦN GIỜ GVHD: TS. NGÔ AN SVTH: Họ tên MSSV Trần Thị Thủy 10157188 Phạm Thị Minh Thư 10157189 Trần Thị Kim Thi 10157179 Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8/2013 Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 2 Mục lục Chương 1 . Đặt vấn đề .................................................................................................... 4 Chương 2 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 5 2.1. Giới thiệu về huyện Cần Giờ và rừng ngập mặn Cần Giờ ....................................... 5 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ..................................................................... 6 2.2.1. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật ............................................................................... 6 2.2.2. Phát triểm các sản phẩm du lịch ...................................................................... 6 2.2.2.1. Du lịch sinh thái biển ................................................................................ 6 2.2.2.2. Du lịch sinh thái rừng ............................................................................... 7 2.2.2.3. Du lịch văn hóa tín ngưỡng....................................................................... 7 2.2.2.4. Du lịch đường sông .................................................................................. 7 2.2.2.5. Du lịch sinh thái nông nghiệp ................................................................... 8 2.2.2.6. Du lịc Mice ( Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng) ............................................. 8 2.2.2.7. Quà lưu niệm và tặng phẩm ...................................................................... 8 2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ....................................................... 8 2.3.1. Thời cơ ............................................................................................................ 8 2.3.2. Thách thức ...................................................................................................... 9 2.3.3. Giải pháp phát triển ......................................................................................... 9 2.3.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ DLST ............ 9 2.3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch ................................................................ 10 2.3.3.3. Quảng bá, xúc tiến du lịch ...................................................................... 10 2.3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ....................................................................... 11 Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 3 Chương 3 Kết luận, kiến nghị ...................................................................................... 11 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 11 Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 4 Chương 1 . Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với các con số tăng trưởng ấn tượng và nhiều sự kiện đáng nhớ. Với lợi thế là một đất nước có điều kiện kinh tế và chính trị ổn định, thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo và kỳ thú, giàu di sản văn hóa và có bề dày lịch sử lâu đời. Hơn nữa chính sự thân thiện, bình dị và hiếu khách của con người Việt Nam đã khiến những địa điểm du lịch của nước ta ngày càng trở nên hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại hình du lịch ra đời giúp du khách có nhiều sự lựa chọn, trong đó một trào lưu rất đáng được quan tâm là xu hướng giải trí thân thiện với môi trường tự nhiên. Họ muốn chiêm ngưỡng và trải nghiệm những nơi chưa có sự can thiệp quá nhiều của bàn tay con người như bãi biển cát trắng, các làng mạc nông thôn còn nguyên sơ thay vì những khu resort cao cấp, khám phá những khu rừng nguyên sinh, con người và văn hóa bản địa hấp dẫn. Bởi vậy đã có rất nhiều khu du lịch sinh thái được hình thành, phục vụ cho nhu cầu của du khách. Là một trong tám khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ hay còn có tên đầy đủ là khu dự sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đã được chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam ngày 21/01/2000. Nơi đây là điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của thiên nhiên mà còn là sự hiếu khách, chân thành của người dân địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế do thiên nhiên ban tặng, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn như nguồn nhân lực còn mỏng, thiếu đầu tư và quy hoạch về cơ sở vật chất, chiến lược quảng bá hình ảnh đến khách du lịch trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế, nhiều người dân địa phương săn bắt trái phép gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, Đó cũng chính là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của nơi đây với du khách tham quan. Để khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, thì cần phải xác định những những đặc trưng thu hút du khách, những khó khăn đang tồn tại, Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 5 thông qua điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra chiến lược và kế hoạch phát triển phù hợp nhằm đưa nơi đây đến gần hơn nữa với du khách. Xuất phát từ nhu cầu này, đề tài “Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Rừng ngập mặn Cần Giờ” đã được thực hiện. Chương 2 Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu về huyện Cần Giờ và rừng ngập mặn Cần Giờ Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về hướng Đông Nam, cách Trung tâm thành phố khoảng 50km theo đường chim bay, có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ là 71.361ha (chiếm 1/3 diện tích thành phố), trong đó khoảng 30.000 ha rừng ngập mặn, trên 23.000 ha mặt nước sông rạch, 7.200 ha đất nuôi trồng thủy sản, 1.300 ha đất làm muối, 3.600 ha đất sản xuất nông nghiệp.... Huyện Cần Giờ gồm 6 xã và 1 thị trấn với trên 70.000 dân, khoảng 50% ở độ tuổi lao động, trong đó trên 38% sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cuộc sống người dân Cần Giờ gắn bó mật thiết với rừng, chủ yếu dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Mỗi năm có vài ngàn người từ các địa phương khác đến tạm cư và sản xuất trên địa bàn huyện Cần Giờ, nhất là trong Rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn được gìn giữ bảo vệ theo quy chế quản lý Rừng phòng hộ. Trước chiến tranh, Rừng ngập mặn Cần Giờ có quần thể động thực vật phong phú và đa dạng. Nhưng trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, bom đạn và chất độc hóa học đã biến nơi đây trở thành “vùng đất chết”. Với quyết tâm hồi sinh vùng đất chết, năm 1978 UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng, đến nay diện tích rừng đã phủ xanh trên 30.000 ha, trong đó có gần 20.000ha rừng trồng, hơn 11.000 ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Ngày 21/ 01/ 2000, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển của thế giới và là Khu Dự trữ Sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Trong những năm gần đây mô hình du lịch sinh thái huyện Cần Giờ phát triển mạnh và Rừng ngập mặn là Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 6 điểm thu hút hằng năm hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan, nghiên cứu học tập và nghỉ dưỡng, đem lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng và giải quyết cho hàng ngàn lao động. 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái 2.2.1. Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật - Hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh, công trình nâng cấp mở rộng đường Rừng Sác với 6 làn xe đã hoành thành và đưa vào sử dụng, các tuyến đường liên xã Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp cũng được nâng cấp, nhựa hóa. Phương tiện giao thông ngày càng mở rộng, đầu tư thêm các tuyến xe buýt nối liền với các xã, thị trấn, só chuyến trong ngày cũng được tăng lên đáp ứng nhu cầu góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch. - Mạng lưới nước sạch đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh với đường ống cung cấp nước sạch Nhà Bè – Cần Giờ bước đầu phục vụ cho nhân dân 3 xã Bình Khánh, Long Hòa và Cần Thạnh, đặc biệt là tại các khu du lịch. - Ngành điện và Bưu chính viễn thông cũng phát triển đa dạng, cơ bản phủ sóng toàn địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, hệ thống internet cũng được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương và du khách, đặc biệt là các doanh nhân đến nghỉ dưỡng. - Hệ thống cung cấp dịch vụ - du lịch cũng được phát triển, đến nay đã có hơn 47 cơ sở minh doanh dịch vụ - du lịch ,trong đó cóa 2 Resort đạt chuẩn 3 sao tập trung chủ yếu tại thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa. Nhìn chung hệ thống kin doanh du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn uowngs nghỉ ngơi của nhiều đối tượng du khách hiện nay, riêng đối với các cơ sở lưu trú hoạt động với tỷ suất phòng thấp đạt khoảng 20 – 30%. 2.2.2. Phát triểm các sản phẩm du lịch 2.2.2.1. Du lịch sinh thái biển Đây là mô hình du lịch đặc trưng của huyện, với 14 km trải dìa từ thị trấn Cần Thạnh đến xã Long Hòa, Cần Giờ trở thành địa phương duy nhất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có biển. Dọc theo bờ biển có 4 doanh ngiệp và 5 hộ kinh doanh hoạt động cung cấp Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 7 các dịch vụ ăn uống, lưu trú, giả trí, .cho du khách. Ngoài ra còn có 8 dự án xây dựng khu dân cư nhà vườn, 1 dự án xây dựng khu du lịch sinh thái, 4 dự án kinh doanh thương mại, dịch vụ vui chơi giả trí đang được xúc tiến trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa., đặc biệt là dự án lấn biển 600 ha với vốn đầu tư giai đoạn 1 lên đến 8000 tỷ đồng. 2.2.2.2. Du lịch sinh thái rừng Với diện tích khoảng 37.000 ha rừng tự nhiên và nhiều điểm tham quan hấp dẫn như Tràm Chim, Đầm Dơi, đảo khỉ, rừng ngập mặn Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu vui chơi, khám phá và nghỉ dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút nhiều dự án đầu tư với lượng khách hằng năm 200.000 lượt ( trong đó có 20% là khách nước ngoài). Ngoài ra. Rừng phòng hộ Cần Giờ cũng đã tổ chức mô hình tham quan đời sống của các hộ giữ rừng cho du khách đến đây tham quan kết hợp tìm hiểu, ngiên cứu, đồng thời xây dựng trung tâm Truyền thông giáo dục môi trường nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho cộng đồng và du khách. 2.2.2.3. Du lịch văn hóa tín ngưỡng Đây là mô hình đã và đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp, từng bước đưa Lễ hội Nghinh Ông truyền thống của ngư dân miền biển thành một nét văn hóa đặc trưng, hiện nay đã thu hút khách hơn 50.000 lượt khách đến tham dự. Đặc biệt, năm 2009, được sự hỗ trợ của Sở văn hóa – thể thao và du lịch thành phố cùng với nỗ lực của Ban tổ chức lễ hội đã thu hút khoảng 60.000 lượt khách đến tham dự. Công trình xây dựng Khu di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ, khu di tích lịch sử Rừng Sác, di tích lịch sử Gò Chùa vẫn đang được triển khai thực hiện nhưng đã thu hút khoảng 123.000 lượt khách/năm đến tham quan nghiên cứu. 2.2.2.4. Du lịch đường sông Với thế mạnh sông rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong các rừng phòng hộ, thông thương giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 8 sông. Hiện nay do thiếu nhiều cơ sở vật chất nên mô hình này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. 2.2.2.5. Du lịch sinh thái nông nghiệp Được quy hoạch phát triển tại tại 4 xã phía bắc của huyện, với diện tích khoảng 28.710 ha bao gồm đất nông – lâm – ngư nghiệp phát triển theo mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp. Đến nay đã có 7 doanh nghiệp lập dự ăn quy hoạc đầu tư với tổng diện tích 565ha, trong đó có 1 doanh nghiệp đã hoàn thành dự án và đưa vào khai thác ( điểm du lịch Cát Xanh) thu hút khoảng 6000 lượt khách/năm. 2.2.2.6. Du lịc Mice ( Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng) Được thực hiện chủ yếu ở 3 khu Resort đạt chuẩn 3 sao ( Phương Nam và Cần Giờ), thu hút hơn 2.500 lượt du khách hằng năm đến từ nhiều quốc gia khác nhau: Việt Nam, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, 2.2.2.7. Quà lưu niệm và tặng phẩm Ngoài các mặt hàng đặc trưng của miền biên như thủy sản, các loài nhuyễn thễ như ốc, đồi mồi,cùng các loại trái cây miệt vườn như mẵng cầu, xoài, dừa nước, .Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương, Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ đang thí điểm xây dựng, sản xuất một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ được chế tác từ cây rừng ngập mặn với nhiều kích cỡ, kiểu dáng khác nhau nhằm giới thiệu với du khách về môi trường, cảnh quan thiên nhiên rừng phòng hộ. Tuy nhiên, quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách trên địa bàn huyện. 2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 2.3.1. Thời cơ - Cần Giờ là vùng đất hội tụ nhiều đặc điểm thích hợp để phát triển DLST như rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, lễ hội truyền thống đặc sắc, và không quá xa trung tâm thành phố. - Là huyện duy nhất của thành phố có biển và rừng ngập mặn gắn với cách mạng gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc: khu Rừng Sác, bãi biển 30/4, khu Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 9 nhà vườn cây trái và nuôi trồng thủy sản, lễ hội truyền thống của ngư dân Cần Giờ,thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, rừng và biển là 2 yếu tố quan trọng để thúc đẩy DLST nói riêng và kinh tế xã hội của huyện nói chung. - Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang trong lich sử đấu tranh giữ nước, Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới thì huyện Cần Giờ vẫn tiếp tục là lợi thế so sánh về phát triển DLST của thành phố lớn nhất cả nước - thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.2. Thách thức - Mặc dù tiềm năng phát triển DLST tại Cần Giờ là rất lớn nhưng nneeus chung sta chỉ dừng lại ở khai thác tiềm năng sẵn có thì ngahnhf du lịch khó có thể phát triển vượt trội. Cần Giờ chưa tạo ra được các dich vụ du lịch đi kèm, do đó chỉ giữ chân du khách trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, sản phẩm lưu niệm chỉ tập trung ở các điểm buôn bán nhỏ lẻ của người dân đụa phương, chưa tạo được thương hiệu đặc trưng và đảm bảo chất lượng cũng như giá cả cho du khách. - Cơ sở hạ tần phục vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ vui chơi giải trí còn nhiều hạn chế vì thiếu vốn đầu tư. Nhìn chung, tỷ lệ bùn trong nước quá cao cùng các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản khiến nước biển khá đục, ảnh hưởng đến nhu cầu tắm biển của du khách. Ngoài ra, công tác kết nối tuor du lịch tại Cần Giờ với các công ty lữ hành còn nhiều hạn chế, thông tin đến du khách chủ yếu thông qua ban bè hoặc những người thật sự có nhu cầu khám phá, khiến việc quay lại Cần Giờ lần thứ 2 là không phổ biến. 2.3.3. Giải pháp phát triển 2.3.3.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ DLST Cần Giờ cần có thêm nhiều chính sách để thu hút đầu tư phát triển DLST, phát triển hợp lý các loại hình du lịch. Tạo nét đặc trưng riêng cho từng loại hình, không để trùng lắp với các địa điểm khác để thu hút du khách. Bên cạnh đó không phá vỡ môi trường tự nhiên Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 10 của hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường. Ngoài ra cần đầu tư phát triển cho con người, vì đây là nhân tố quan trọng trong phát triển DLST, cần phải có quy hoạch lâu dài nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn cao để khai thác triệt để tiêm năng sinh thái nhưng vần bảo về môi trường. 2.3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch - Du lịch Nhà – vườn Các cơ quan ban ngành huyện phối hợp với sở ngành chức năng của thành phố nghiên cứu giống xoài có khả năng ra trái vụ từ tháng 1 đến tháng 4 hằng năm nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân và kéo dài màu du lịch Nhà – vườn. Đồng thời xây duwngjj thương hiệu cho sản phẩm xoài Cần Giờ, mắm tôm chua, khô cá dứa, trở thành món đặc sản nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, nhằm tạo sự khác biệt cho loại hình du lịch này so với các tỉnh miền Tây. - Du lịch đường sông Đẩy manh sự phối hợp liên ngành trong đầu tư xây dựng bến tàu, trạm dừng chân cho tuyến đường du lịch. Chú trong công tác xử lý tốt việc thoát nước và chất thải của các cụm dân cư, cơ sở kinh doanh, nhà nuôi chim yến, nằm ven sông. Đồng thời tập trung nguồn tài lực và nhân lực để khai thác loại hình du lịch đặc thù này. - Du lịch tín ngưỡng Phát huy đặc điểm của một nền văn hóa truyền thống lấu đời, đầu tư nâng cấp các lễ hội, đình, chùa để tạo thêm nhiều nét riêng biệt cho du khách khi đến địa bàn huyện tham quan, nghỉ dưỡng và tìm hiểu. - Du lịch làng nghề Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng trên địa bàn huyện: làng nghề cá ( xã Thạnh An), nghề muối ( xã Lý Nhơn), nghề nuôi chim yến ( xã Tam Thôn Hiệp),. 2.3.3.3. Quảng bá, xúc tiến du lịch - Xây dựng thương hiệu riêng cho Khu DLST Cần Giờ và quảng bá trên thị trường trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức, phương tiện. Tiểu luận du lịch sinh thái GVHD: TS. Ngô An 11 - Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch để khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí, ngân sách và đóng góp của doanh ngiệp nhằm nâng cao chất lượng quảng bá du lịch cho địa phương. - Chủ động nghiên cứu thị trường tiềm năng ở các vùng lân cận để kết hợp chương trình quảng bá tuor tuyến du lịch đến với khách du lịch. 2.3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực - Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và những kiến thức cơ bản về DLST cho học sinh sinh viên nói riêng và người dân trên địa bàn huyện nói chung, tạo điều kiện cơ bản để nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia các hoạt động DLST cùng du khách. - Có chính sách khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, tiểu thương, lực lượng thanh niên trên địa phương để phục vụ du khách tốt hơn. - Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp cho học sinh sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm hướng đến bảo tồn và phát triển hệ sinh thái. - Đề xuất chế độc đãi ngộ cho nguồn nhân lực địa phương Chương 3 Kết luận, kiến nghị Mặc dù Cần Giờ có nhiều tiềm năng để phát triển DLST nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khó khăn trước mắt trong việc xây dựng hình ảnh và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đây không chỉ là khó khăn của một người, một huyện, một cơ quan mà là thách thức của cả thành phố trong việc tìm kiếm cách thức tháo gỡ từng khó khăn cho tiềm năng du lịch Cần Giờ trong thời gian sắp tới. Tài liệu tham khảo 1. Công văn đến Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Chương trình phát triển du lịch huyện Cần Giờ giai đoạn 2011-2015. 2. Công văn đến Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, Báo cáo thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tiem_nang_phat_trien_dlst_tai_can_gio_3315.pdf
Luận văn liên quan