Tiểu luận Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh trong chiều hướng ấy trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp Thể hiện giá trị đạo đức tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam; thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội không phải là điều quá khó mà trước hết phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của từng con người cụ thể. Điều này rất dễ, nếu mỗi người dù ở cương vị nào, làm việc trong lĩnh vực gì, chỉ cần hy sinh chút ít quyền lợi của cá nhân mình vì cái chung, vì cộng đồng, chắc hẳn chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc.

docx21 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 8788 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày nay, do sự phát triển ngày càng cao của nhận thức con người về những hậu quả khó lường của các tiến bộ kỹ thuật cũng như kinh tế, nhất là sau những thảm họa về môi trường do nền công nghiệp gây ra trong vài thập niên gần đây, các nhà doanh nghiệp ngày càng bị áp lực khi buộc phải giải trình và thuyết minh về các phương pháp sản xuất mà mình sử dụng, cũng như về cứu cánh của các hoạt động mình. Người tiêu dùng ngày nay đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có “ý thức trách nhiệm công dân” nhiều hơn. Chính vì thế, gần đây người ta không chỉ nói tới “đạo đức kinh doanh”, mà còn đề cập thêm khái niệm “đạo đức quản trị” (management ethics) hiểu theo nghĩa là một nền đạo đức nằm ngay trong bản thân tổ chức của doanh nghiệp, trong việc quản lý các mối quan hệ nội bộ cũng như quan hệ với cộng đồng và môi trường sinh thái ở bên ngoài. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách", và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Khẳng đinh thương hiệu Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh đặc thù cho doanh nghiệp, thì "niềm tin càng trở nên cần thiết. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trở thành nền tảng cho việc xây dựng thương hiệu thật sự mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc có được sự sâu đậm trong việc "chia sẻ tâm trí" với người tiêu dùng song hành với sự "chiếm lĩnh thị phần"!  ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Khái niệm đạo đức kinh doanh Khái niệm: Đạo đức kinh doanh được hiểu là những chuẩn mực, nguyên tắc được xã hội cũng như giới kinh doanh thừa nhận, là những quy định về hành vi, quan hệ nghề nghiệp giữa các nhà quản trị với nhau, hay giữa các nhà quản trị với xã hội trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, giúp cho các nhà quản trị xử sự một cách trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng và với nhau Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh Tính trung thực Sự trung thực là một trong những chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Tronh kinh doanh không những phải trung thực ở những việc lớn, mà còn phải trung thực cả trong những việc nhỏ nhất. Câu tục ngữ Việt Nam “một sự bất tín, vạn sự bất tin”, muốn nhắn gửi tới các nhà quản trị không nên “tham bát bỏ mâm”, vì những món lợi nhỏ trước mắt của riêng mình mà quên đi lợi ích của người khác, để rồi làm mất đi uy tín và sự tin cậy của cộng đồng đối với công việc làm ăn lâu dài. Thứ nhất, trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Thứ hai, cải thiện ngày một tốt hơn tình hình nội bộ hãng bằng cách gia tăng tinh thần trách nhiệm và lợi ích của các nhân viên, giảm biến động đội ngũ cán bộ, tăng năng suất lao động... Thứ ba, đánh bóng thương hiệu một cách chuyên nghiệp và thực chất. Cuối cùng, xử lý một cách bài bản những việc liên quan tới cổ phiếu và tài chính - chỉ có ứng xử thật đàng hoàng với luật pháp thì mới có thể tạo dựng tương lai lâu dài và bền chắc cho hãng. Tôn trọng - Đối với những người cộng sự và dưới quyền, nhà quản trị cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. -Đối với khách hàng: Tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ -Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội -Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt Các thương hiệu nổi tiếng thường là những thương hiệu của các nhà quản trị biết tôn trọng đạo đức kinh doanh Giá trị và sự công bằng -Trong mối quan hệ kinh doanh, sự khác biệt quan trọng giữa một quyết định quản trị thông thường với một quyết định hướng đạo đức thể hiện một mặt ở chỗ những thông lệ không còn được coi là cơ sở ra quyết định, mà người ra quyết định phải gánh vác trách nhiệm cân nhắc về giá trị và đảm bảo sự công bằng trong những hoàn cảnh không giống bất kỳ trường hợp nào đã gặp trước đó; mặt khác nhấn mạnh vào giá trị con người (giá trị tinh thần) khi ra quyết định. Vì vậy quan điểm về giá trị và triết lý đạo đức về sự công bằng luôn đóng vai trò cực kì quan trong trong các quyết định liên quan đến đạo đức 1.3. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh *) Đạo đức trong kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội... Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lời phi pháp. Tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại ... khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”. *) Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp. Phần thưởng cho một doanh nghiệp có quan tâm đến đạo đức là được các nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn. Các tổ chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công. Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng; và nếu khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Các khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các doanh nghiệp liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của doanh nghiệp đó cũng bằng với giá của các doanh nghiệp đối thủ. Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn. Các doanh nghiệp cung ứng thường muốn làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp mà họ tin tưởng để qua hợp tác họ có thể xóa bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làm hài lòng khách hàng. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của các doanh nghiệp mà họ đầu tư, và các doanh nghiệp quản lý tài sản có thể giúp các nhà đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp có đạo đức. Hầu hết các doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới đều chú trọng vào phương pháp làm việc theo nhóm, quan tâm nhiều đến khách hàng, đề cao việc đối xử công bằng với nhân viên, và thưởng cho các thành tích tốt. *) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên. Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Môi trường đạo đức của doanh nghiệp rất quan trọng đối với các nhân viên. Đa số nhân viên tin rằng, hình ảnh của một doanh nghiệp đối với cộng đồng là vô cùng quan trọng . Sự cam kết làm các điều thiện, quan tâm đến nhân viên và tôn trọng nhân viên thường tăng sự tận tâm, trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng hộ của họ với các mục tiêu của tổ chức. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm một môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các nhân viên. Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là chương trình “gia đình và công việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên. *) Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng. Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các doanh nghiệp. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các doanh nghiệp có danh tiếng tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển một môi trường đạo đức có thể có một phần thưởng là sự trung thành của khách hàng ngày càng tăng. *) Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh. *) Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia. Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúc lợi xã hội. 1.4 Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam Đạo đức kinh doanh là một vấn đề mới ở nước ta. Các vấn đề như đạo đức kinh doanh, văn hoa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp... mới chỉ nổi lên khi VN thực hiện chính sách đổi mới và tham gia vào quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa vào năm 1991. Trước đó, trong thời kinh tế kế hoạch tập trung những vấn đề này chưa bao giờ được nhắc tới. mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ quy định của nhà nước nân những phạm tù trên là không cần thiết Tuy nhiên, kể từ khi VN tham gia quốc tế hóa, có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, đình công, thị trường chứng khoán.. và vì thế khái niệm đọ đức kinh doanh trỏ nên phổ biến hơn trong xã hội. Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề cho việc sản xuất ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hoá các mặt hàng và dịch vụ. Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu sẽ là động lực cho các Doanh nghiệp phấn đấu nhiều hơn nữa để tồn tại và phát triển, người tiêu dùng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hoá, dịch vụ. Bên cạnh những Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững, quan tâm và giữ giá thương hiệu của mình, Doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài thì không ít các Doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp giật” thậm chí làm giả nhãn, mác, giảm chất lượng lừa dối người tiêu dùng. Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chỉnh dung tích xăng, diezen... có thể một bộ phận nhỏ các Doanh nghiệp không thấy tác hại việc làm của mình, song đa số các Doanh nghiệp này đã mất hết “đạo đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng. II. Trách nhiệm xã hội  2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. 2.2. Các quan niệm về trách nhiệm xã hội:  - Quan niệm thứ nhất:   • Chỉ có một trách nhiệm duy nhất, đó là giải quyết các vấn đề nguồn lực và năng lực hoạt động của tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động, hay là đạt được các mục tiêu mà nhà quản trị mong muốn đạt được trong phạm vi giới hạn của pháp luật cho phép  • Lợi ích xã hội được đảm bảo một cách tốt nhất gián tiếp qua hoạt động kinh tế, cụ thể là qua việc thu lợi ích và sử dụng (phân phối) lợi ích của tổ chức  - Quan niệm thứ hai:  • Trách nhiệm xã hội được thực hiện không phải chỉ bằng kinh tế, mà phải bằng hàng loạt các yếu tố ngoài kinh tế  • Quan điểm này coi trách nhiệm xã hội là sự thừa nhận một nghĩa vụ xã hội nằm ngoài phạm vi yêu cầu của luật pháp  *) Tổng hợp cả hai quan niệm trên, có thể rút ra kết luận sau đây:  - Các tổ chức hoạt động trong nền kinh tế thì phải cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội  - Các tổ chức phải thực hiện trách nhiệm xã hội trong các lĩnh vực như:  • Bảo vệ môi trường sinh thái  • Bảo vệ sức khỏe con người  • An ninh, an toàn  • Quyền công dân  • Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng  Như vậy, các nhà quản trị sẽ thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình và của tổ chức theo đòi hỏi, yêu cầu của pháp luật, trách nhiệm công dân, theo các chuẩn mực của đạo đức xã hội, theo tiếng gọi của lương tâm và theo truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc  - Có 2 mức thực hiện trách nhiệm xã hội:  + Tuân thủ quy định, luật pháp của nhà nước (bắt buộc)  + Thực thi một cách tự nguyện 2.3. Các lý do phải thực hiện trách nhiệm xã hội:  • Mỗi tổ chức là một bộ phận, là tế bào của một xã hội rộng lớn hơn. Giữa các bộ phận, tế bào, các yếu tố của một tổng thể có tác động qua lại lẫn nhau  • Việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp nhà quản trị phát hiện và nắm bắt các thời cơ, cơ hội khi nó vừa mới xuất hiện, đồng thời phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro bất trắc xảy ra trong quá trình quản trị • Thực hiện trách nhiệm xã hội là vì chính quyền lợi của tổ chức nói chung và của nhà quản trị nói riêng  - Những khó khăn của nhà quản trị khi thực hiện trách nhiệm xã hội:  • Ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tổ chức  • Các nhà quản trị thiếu năng lực hiểu biết xã hội để giải quyết những vấn đề xã hội  • Làm phân tán và lỏng lẻo các mục tiêu chủ yếu của tổ chức nói chung và của nhà  quản trị nói riêng  • Việc tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản trị có thể không nhận được sự ủng hộ và chấp nhận của dư luận xã hội vì những lý do khác nhau. - Tư tưởng cơ bản của vấn đề trách nhiệm xã hội là nhà quản trị phải lựa chọn cho mình một hệ thống ứng xử chiến lược và ứng xử tình thế để có thể: + Được môi trường chấp nhận + Đón được các cơ hội và hạn chế các rủi ro, + Tạo ra các cơ hội từ sự biến động của môi trường 2.4. Một số vấn đề nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp có ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập; tuy nhiên trên thực tế nhiều khi sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau: Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và đứng trên luật quốc gia. Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trên các công ước là thông lệ quốc tế và luật quốc gia. Do vậy việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia, vấn đề quan trọng là đưa ra cách thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này. Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc ứng xử được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện. Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội chính là một việc làm mà các bên đều có lợi *) Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Để định hướng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền để mọi người hiểu đúng bản chất của vấn đề “trách nhiệm xã hội” và các bộ quy tắc ứng xử, nhất là trong các doanh nghiệp, các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô. Thứ hai, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp đã thực hiện và sẽ thực hiện các bộ quy tắc ứng xử, để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó khuyến nghị các giải pháp xúc tiến thực hiện trong thời gian tới. Có thể thấy, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử, các doanh nghiệp phải chi phí khá lớn cho đầu tư để cải thiện các điều kiện vệ sinh lao động và môi trường. Trong điều kiện cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp không thể trang trải nổi những khoản chi này, bởi vậy có thể nhà nước phải hỗ trợ cho vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại… với một chính sách ưu tiên, ưu đãi. Thứ ba, hình thành kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp, nhất là cung cấp các thông tin cập nhật về các bộ quy tắc ứng xử; tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các Bộ quy tắc ứng xử… Ở đây vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp (Hội dệt may, Hội giày da, Hội xuất khẩu thuỷ sản…) của Hội Công Thương, Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Bộ, ngành là rất lớn./. 2.5 Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. III: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh. [*] Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có mỗi liên hệ mật thiết với nhau, vì vậy kinh doanh có đạo đức là một phần trách nhiệm xã hội của các nhà quản trị - Trong thực tế khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên giữa chúng có sự phân biệt: + Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ mà một doanh nghiệp hay cá nhân nhà quản trị phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác độngt ích cực và giảm thiếu các tác động tiêu cực đối với xã hội. đó là sự cam kết của doanh nghiệp hay nhà quản trị đối với xã hội. Trách nhiệm xã hội quan tâm đến tác động của các quyết định về mặt tổ chức đối với xã hội + Đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh. Đạo đức kinh doanh đề cập đến các nguyên tắc, quy tắc có tác dụng chi phối quyết định của cá nhân hay tập thể IV: Liên hệ thực tế( công ty univer Việt Nam) 4.1  Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam.   Unilever là một tập đoàn toàn cầu của anh và Hà lan nổi Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Nishoku Technology Việt Nam tiếng thế giới trên lĩnh  vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá  nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu  dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton,  Knorr,  Cornetto,  Omo,  Lux,  Vim,   Lifebouy,  Dove, Close-Up,  Sunsilk,  Clear,  Pond’s,  Hazeline,  Vaseline,  …  với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công  ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu  dùng (Personel  Care).  Cùng với Proctol  &Gambel  ( P&G), Unilever hiện đang thống trị  khắp thế giới vềcác sản phẩm này.  Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh  và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được  thành lập năm 1995 cũng là  một bước  đi trong chiến lược tổng thể của Unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba  công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội, Elida P/S tại  Thành phố Hồ  chí  Minh và Công ty  Best  Food  cũng  đặt  tại thành phố Hồ Chí Minh Unilever Việt Nam hiện nay có 5 nhà máy tại Hà Nội, Củ chi,Thủ  Đức  và  khu  công  nghiệpBiên  Hoà. Công  ty  hiện  tại  có  hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc thông qua hơn 350 nhà phân phối lớn và hơn 150.000 cửa hàng bán lẻ. Hiện nay công ty đạt  mức  tăng  trưở ng  khoảng  35đến40% và tuyển dụng hơn 2000nhân viên. Ngoài ra công ty còn  hợp  tác  với  nhiều  nhà máy xí nghiệp nội địa trong các hoạt động sản xuất gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm. Các hoạt động hợp tác kinh doanh này đãgiúp Unilever  Việt Nam tiết kiệm chi phí nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm, để tăng cườngsức cạnh tranhcủa các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam, đồng thời công  ty  cũng giúp  đỡ  các  đối tác Việt Nam phát triển sản xuất, đảm bảo thu nhập cho các nhânviênvà tạo thêm khoảng 5500 việc làm.  Ngay sau khi đi vào hoạt động năm 1995, các sản phẩm nổi tiếng  của  Unilever  như  Omo,  Sunsilk,  Clear,  Dove,  Pond’s, Closep,  Cornetto,  Paddle  Pop,  Lipton,  Knorr..  cùng  các  nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso, và P/S  đã được giới thiệu rộng rãi và với ưu thế về chất lượng hoàn hảo và giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam cho nên các nhãn hàng  này  đã  nhanh  chóng  trở  thành  những  hàng  hoá  được  tiêu  dùng nhiều nhất  tại thị  trường Việt  Nam và cùng với nó công ty Unilever đã nhanh chóng có lãi và thu được lợi nhuận không nhỏ trên thị trường Việt Nam. Tính trung bình mỗi năm doanh số và lợi nhuận của Unilever Việt Nam tăng khoảng 30-35%/ năm kể từ khi các dự án của công ty đi vào hoạt động ổn định và có lãi. Nếu năm 95 doanh số của công ty là 20 triệu USD, năm 96 doanh số của công ty là 40 triệu USD thì  đến năm 1998 doanh số của công ty đã là 85 triệu USD và tính đến hết năm 2002 thì doanh số của công ty là khoảng 240 triệu USD. Với tốc  độ  tăng  trưởng  chóng  mặt  như  vậy   Unilever  Việt  Nam  đã  và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành đạt nhất ở Việt Nam hiện nay. Unilever Việt Nam không chỉ được biết với những sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như OMO, P/S, Sunsil… mà họ còn được biết như là doanh nghiệp hoạt động hướng về cộng đồng. 4.2 Hoạt động thực tế và kết quả của việc thực hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của công ty Unilever Việt Nam Đạo đức kinh doanh của nhà quản trị xuất phát từ phẩm chất con người của anh ta. Vì đạo đức kinh doanh không nằm trong pháp luật nên nó được thể hiện chủ yếu thông qua nhân cách, tính tự giác của mỗi nhà quản trị; nó là cơ sở, là tiền đề để nhà quản trị thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Hay nói cách khác đạo đức kinh doanh được thể hiện gián tiếp thông qua trách nhiệm xã hội. Unilever Việt Nam đã xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên không những mạnh về chuyên môn, giàu kinh nghiệm mà còn có ý thức đạo đức kinh doanh rất tốt. trong công ty Unilever Việt Nam, từ nhà quản trị cấp cao nhất cho đến những người nhân viên sản xuất, tất cả họ luôn ý thức rằng làm sao để sản xuất ra những sản phẩm không những đem lại lợi nhuận cho công ty mà điều quan trọng hơn là những sản phẩm đó có lợi cho sức khỏe, cho cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng, được người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn Trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay trong khi rất nhiều công ty chỉ lo chú trọng sản xuất, kinh doanh  và tìm cách quảng bá sản phẩm của mình thông qua quảng cáo để người tiêu dùng được biết đến thì Unilever Việt Nam ý thức được trách nhiệm đối với cộng đồng nơi mà họ đang hoạt động thông qua nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng Họ ý thức được rằng muốn tồn tại phát triển bền vững phải có sự ủng hộ, thương yêu từ công chúng và những hành động hướng về cộng đồng là công cụ hữu hiệu để đạt được điều đó. Trách nhiệm với cộng đồng được công ty Unilever Việt Nam chia sẽ và thực hiện duy trì liên tục từ 1995 tới nay, quy mô càng ngày mở rộng thông qua nhiều chương trình mới hơn hướng về cộng đồng và việc ra đời quỹ Unilever Việt Nam được hứa hẹn như là một chương trình kết nối các hoạt động xã hội với cộng đồng và điều đó cho thấy để doanh nghiệp thành công và tạo được yêu mến từ người tiêu dùng thì việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt thôi chưa đủ mà cốt lỏi là phải coi cộng đồng là nền tảng của doanh nghiệp và muốn tồn tại và phát triển thì những công việc, những hành động thiết thực hướng về cộng đồng và đây là một bí quyết giúp doanh nghiệp thành công  trong công việc kinh doanh của mình [*] Các hoạt động của công ty Unilever thể hiện đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội và kết quả đạt được từ các hoạt động đó Có thể nói, công ty Unilever Việt Nam ngay từ khi có mặt đã có một chiến lược tiếp thị chu đáo và đầy tính sáng tạo nhằm đánh bóng tên tuổi và thu hút sức tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Từ cuối năm 2010, lần đầu tiên Chủ tịch Tập đoàn Unilever toàn cầu, ông Paul Polman, đã công bố Kế hoạch Phát triển Bền vững từ năm 2012 đến năm 2020 tại Việt Nam. Kế hoạch Phát triển Bền vững của Tập đoàn Unilever sẽ hướng đến ba mục tiêu chính trên toàn cầu. Theo đó, tính đến năm 2020 sẽ phát triển Tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm ½ tác động đối với môi trường; Sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững; Giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức khỏe và cải thiện cuộc sống. Đây cũng chính là kim chỉ nam để Unilever hoàn thành những cam kết trong Chiến lược mới cũng như để các nhãn hàng của Unilever phát triển bền vững. Ngay từ những ngày đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever đã cam kết giúp người dân Việt Nam cải thiện cuộc sống thông qua kết quả tăng trưởng kinh doanh vững chắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cũng như việc liên tục đầu tư vào những chương trình phát triển xã hội, cộng đồng, và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường. Unilever Việt Nam đã thực hiện những cam kết đó thông qua chương trình hợp tác với chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các đơn vị đối tác và khách hàng của mình, cũng như thông qua những đóng góp to lớn của các nhân viên Unilever tại Việt Nam. Tính đến nay, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, Unilever VN đã đóng góp hơn 200 tỷ đồng cho hàng loạt các dự án hỗ trợ cộng đồng trải dài trên phạm vi toàn quốc, trong đó có nhiều dự án tiêu biểu như: [*]Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: [*]Unilever VN đã tài trợ 1,5 tỷ đồng cho chương trình "Vì ánh mắt trẻ thơ" giai đoạn 2002-2005, nhằm giúp trẻ em các gia đình nghèo được chữa bệnh, mổ mắt miễn phí; Chương trình dài hạn "P/S bảo vệ nụ cười VN" giúp cho 1,5 triệu người khám chữa răng miễn phí. [*]Chương trình “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam” (ProtectionVietnamese Smile), được chính thức bắt đầu từ năm 1998, sau một năm khi P/S chính thức gia nhập Unilever. Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục và chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ em và cộng đồng. Chương trình “P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam “do nhãn hiệu P/S, công ty Unilever khởi xướng và thực hiện, đã và đang được đánh giá là chương trình hoạt động hiệu quả và mang ý nghĩa xã hội cao. Qua hơn 10 năm hoạt động, chương trình đã đóng góp hơn 100 tỷ đồng cho cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức chăm sóc răng miệng, khám chữa răng miễn phí cho trẻ em. Chương trình cũng đã cung cấp hơn một triệu giáo cụ giảng dạy Nha Học Đường cho hơn 2.5 triệu trẻ em tiểu học và hơn 270.000 học sinh mẫu giáo cả nước. Đoàn xe Nha lưu động gồm 14 xe của Protection Vietnamese smile đã tổ chức khám chữa răng cho hơn 5 triệu trẻ em và phụ nữ tại 64 tỉnh thành trên cả nước. [*] Chương trình P/S Bảo vệ nụ cười Việt Nam đã triển khai chương trình: "Năm triệu nụ cười Việt Nam" trong giai đoạn 2012-2016, bước đầu đã khám và tư vấn sức khỏe răng miệng miễn phí cho hơn 1,500,000 người dân và các em học sinh ở các tỉnh thành lớn trên cả nước trong năm 2012. Đồng hành và hưởng ứng "Ngày Sức Khỏe Răng Miệng Thế Giới" chính là một trong những hoạt động thiết thực đóng góp cho cộng đồng mà chương trình "Năm Triệu Nụ Cười Việt Nam" hướng tới.Lần đầu tiên "Ngày sức khỏe răng miệng thế giới" được tổ chức vào ngày 20/3/2013 với sự phối hợp của Hội Răng Hàm MặtViệt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam. [*]P/S còn là nhà tài trợ kim cương của chương trình “Phẫu thuật nụ cười” bắt đầu từ năm 2003. Đây là một tổ chức từ thiện đem đến nhiều cuộc phẫu thuật miễn phí cho những đứa trẻ sứt môi với sứ mệnh “Thay đổi cuộc sống từ một nụ cười hôm nay”. [*]Ngoài ra P/S còn tài trợ cho một số chương trình truyền hình, gameshow, ca nhạc từ thiện. (*) Unilever Việt Nam tài trợ 26 tỷ đồng xây nhà vệ sinh tại các trường tiểu học Chương trình này được thực hiện với sự phối hợp của Bộ Giáo dục & Đào tạo, nhằm giáo dục hành vi , nhận thức và cải thiện điều kiện vệ sinh cho các trường tiểu học trên toàn quốc trong thời gian 5 năm với tổng trị giá 26 tỷ đồng. Ngoài ra, nội dung cam kết còn bao gồm sự hợp tác giữa công ty Unilever Việt Nam-nhãn hàng Vim và Tổ chức Nhà Vệ Sinh Thế Giới ( Organization) về triển khai thí điểm mô hình Học viện Vệ sinh Vim tại Việt Nam. Đây là một phần trọng điểm trong khuôn khổ của Kế hoạch phát triển bền vững mà công ty Unilever Việt Nam vừa công bố với mục tiêu “ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam” thông qua việc giáo dục hành vi, nhận thức và cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe. Kế hoạch này cũng nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu của Unilever trên toàn cầu là giúp 1 tỷ người trên thế giới cải thiện vệ sinh sức khỏe đến năm 2020. Cũng trong dịp này, công ty Unilever Việt Nam chính thức công bố khởi động xây dựng cụm nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế cho trường tiểu học Phước Thạnh, huyện Củ Chi [*]Quỹ Unilever Việt Nam hỗ trợ hơn 115 tỷ đồng tăng cường vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng NDĐT- Từ dự án do Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) thực hiện, trong năm qua, hơn 37 nghìn người dân và 30 nghìn học sinh thuộc 20 xã thuộc 10 tỉnh trong cả nước đã tích cực tham gia các chương trình truyền thông nâng cao sức khỏe cộng đồng, cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Đây là kết quả từ dự án “Nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua việc cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường” của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) và Quỹ Unilever Việt Nam- được triển khai thực hiện trong năm 2012 – 2016 [*] Công bố Quỹ 1 triệu bánh xà phòng Lifebuoy Cục Y Tế Dự Phòng & Môi Trường (YTDP&MT) phối hợp với Quỹ Unilever và nhãn hàng Lifebuoy (thuộc Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm “Vệ sinh cá nhân bảo vệ sức khỏe cộng đồng – Vì một Việt Nam khỏe mạnh”. Lifebuoy đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai chương trình “Hãy rửa với xà phòng cho đôi tay sạch khuẩn” kéo dài từ năm 2009 đến năm 2012, với mục tiêu biến rửa tay với xà phòng thành một thói quen của cả cộng đồng. Ngoài ra, Lifebuoy cũng phối hợp với Thành đoàn TP.HCM trong chiến dịch Mùa hè xanh 2009, trong đó, ngoài các hoạt động giúp nâng cao đời sống người dân, nội dung “Vì vệ sinh và sức khỏe cộng đồng” cũng được chú trọng thực hiện nhằm mang đến cho họ những kiến thức thiết thực về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng để thay đổi hành vi của họ, giúp phòng chống các dịch bệnh lây lan nguy hiểm. [*] Quỹ Unilever Việt Nam hỗ trợ triển khai chương trình Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc. (HGĐT)- Quỹ Unilever Việt Nam cho biết đã bắt đầu giải ngân số tiền 2 tỷ đồng để thực hiện chương trình Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại 5 tỉnh miền núi phía Bắc trong năm 2008 là Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai và Cao Bằng.Đây là năm triển khai thứ hai trong khuôn khổ chương trình hợp tác liên ngành 5 năm giữa Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục - Đào tạo) với Quỹ Unilever Việt Nam để triển khai chương tình “Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non” với tổng số tiền Quỹ Unilever cam kết tài trợ là 10 tỷ đồng.Mục tiêu của dự án là nhằm góp phần nâng cao nhận thức cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là các cháu ở các vùng sâu, vùng xa và khó khăn trên cả nước. [*] Với lĩnh vực bảo vệ môi trường Unilever Việt Nam: bảo vệ môi trường là ưu tiên hàng đầu với các hoạt động tiêu biểu: [*] Thành công điển hình về giảm thiểu tác động tới môi trường tại Việt Nam là Comfort Một Lần Xả giúp giảm đáng kể lượng nước tiêu thụ trong quá trình xả sạch quần áo -  chỉ với một xô nước thay vì ba như trước. Từ  năm 2007 đến 2012, Unilever  giúp các hộ gia đình Việt Nam tiết kiệm được gần nửa tỉ m3  nước sạch với cải tiến “Comfort một lần xả”. Tương tự, tất cả nhà máy tại Việt nam của Unilever đều sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường thay cho dầu Diesel, giúp giảm thiểu hàng nghìn m3 CO2 thải ra môi trường. [*] OMO phát động chương trình - Vui làm Hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn Chương trình “Vui làm Hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn” là một phần trong thỏa thuận hợp tác chiến lược dài hạn “Phát triển trường học Xanh - Sạch - Khỏe” do Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo cam kết thực hiện từ năm 2012 - 2016.. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2012 --- nhãn hàng OMO (Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam) phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phát động phong trào bảo vệ môi trường “Vui làm Hiệp sĩ xanh, bé ngại gì vết bẩn” tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 15/11/2012 đến ngày 15/12/2012 tại 70 trường tiểu học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh với mục tiêu cung cấp những kiến thức bổ ích về môi trường, giúp các em học sinh nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với môi trường sống xung quanh mình. Unilever: Bảo vệ môi trường để kinh doanh bền vững. Trong suốt 15 năm qua, Unilever luôn nỗ lực phấn đấu để không chỉ thành công trong kinh doanh mà còn là một doanh nghiệp có trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng và môi trường. Công ty đã triển khai có hiệu quả việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy và đặc biệt là các sáng kiến bảo vệ môi trường. Đó là chương trình quản lý chất thải trong sản xuất, cải tiến sản phẩm để giảm thiểu tác động đến môi trường, giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu ô nhiễm. Công ty triển khai chiến dịch phân loại và tăng rác tái chế, giảm rác phải hủy, áp dụng các kỹ năng phân tích để giảm thải rác từ khâu nguyên liệu sản xuất. Rác được phân loại theo tiêu chí: rác nguy hại và không nguy hại. Rác không nguy hại sẽ được tiếp tục sàng lọc để tìm ra rác có thể tái chế. Rác nguy hại và không thể tái chế được chuyển cho nhà thầu chuyên nghiệp để xử lý. Công ty cũng đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung ngay tại nhà máy. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn B được chuyển cho trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn A. Bên cạnh đó, những sáng kiến nhằm bảo vệ môi trường gắn liền với tiết kiệm chi phí và phát triển bền vững cũng được công ty đặc biệt chú trọng. Ví dụ, sáng kiến sử dụng công nghệ mới để sản xuất nhằm giảm khối lượng dầu đốt, điện năng như công nghệ sản xuất OMO Matic đậm đặc, nước giặt OMO, dự án chuyển hóa năng lượng mặt trời thành nhiệt để đun nước nóng cho phân xưởng Dầu Gội với công suất 3.650 m3/năm, phân xưởng Kem Đánh Răng với công suất 1.000 m3/năm và góp phần giảm lượng khí CO2 đến 420 tấn/năm. [*]Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề: [*]Unilever VN đã tài trợ trên 7, 5 tỷ đồng cho dự án "Nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề toàn quốc giai đoạn 2001-2005". [*] Ngoài ra, Unilever VN còn hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho dự án Xây dựng Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật và trẻ mồ côi tại TP HCM; OMO áo trắng ngời sáng tương lai quyên góp áo trắng và tặng học bổng khuyến học cho các học sinh, sinh viên nghèo; dành hơn 5 tỷ đồng Xây mới trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng). [*] Unilever đã sửa chữa nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng của Làng Hi vọng - mái nhà yên ấm của 200 trẻ em mồ côi, khuyết tật. [*]Năm 2002 đánh dấu sự ra đời của một chương trình PR thành công của Omo, là chương trình “Omo áo trắng ngời sáng tương lai”. Chương trình này vẫn được duy trì đến tận bây giờ vì nó vẫn tiếp tục đem lại hiệu quả marketing lớn. Tất cả mọi hoạt động của Omo đều hướng đến mục tiêu định vị là khai thác sự trải nghiệm và phát triển của trẻ em. Đây là lúc họ bước vào thời kỳ củng cố thương hiệu và xây dựng tình cảm của khách hàng đối với thương hiệu. Hàng loạt chương trình ra đời đều hướng đến mục tiêu nhất quán này: tổ chức các chương trình hướng về cộng đồng như “ngày hội những chiếc túi tài năng”, “OMO áo trắng ngời sáng tương lai, ngày hội “Triệu tấm lòng vàng”, “Tết làm điều phúc sung túc cả năm”, khuyến mãi “Vạn tim vàng cho triệu tấm lòng vàng”, chương trình sơn trường học tại 6 tỉnh vùng sâu vùng xa, hỗ trợ 3000 sinh viên về quê ăn tết. Các chương trình đã thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và Omo nhanh chóng nhận được tình cảm tốt đẹp trong mắt với khách hàng. [*]Có thể thấy PR thường mở đầu bằng việc tạo “xu hướng dư luận” . Điển hình là chương trình “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”. Các chương trình này có được thành công tốt đẹp như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng của hoạt động PR Mỗi chương trình ra đời là một lần thu hút sự quan tâm của mọi người. Với ý tưởng là mọi người ngày nay do sợ dơ nên sẽ không để cho con cái họ cho những trò năng động để học hỏi và phát triển, Omo gửi đi thông điệp: “Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”, khơi dậy ý thức trong các ông bố bà mẹ về việc để cho con cái mình tự do nghịch dơ để học hỏi. Họ tìm cách làm cho người dân quan tâm đến vấn đề này và cùng đem ra bàn luận trên báo (thực chất vấn đề được đưa ra ở mục ý kiến đọc giả lại là những bài viết của dân PR dưới những tên người gởi khác nhau). Khi dư luận nóng lên với đề tài : “Sẽ cho con cái làm gì trong mùa hè này- vui chơi hay học” thì Omo tung ra event “Ngày hội những chiếc túi tài năng” tại công viên Lê Văn Tám. Thế là chương trình đã thành công tốt đẹp do họ đã biết cách tạo xu hướng bình luận của người dân để truyền đi thông điệp “bạn không còn sợ con cái nghịch dơ vì đã có Omo tẩy bay mọi vết bẩn rồi” .Tiếp đó là những chương trình phỏng vấn trực tuyến với các chuyên gia, các bài viết về để tài nuôi dưỡng lòng nhân ái, cảm thông chia sẻ ở trẻ nhỏ . Mục tiêu của việc tạo dư luận này là để hỗ trợ cho chương trình “OMO áo trắng- ngời sáng tương lai” đang được phát động rầm rộ cùng thời điểm. Sau mỗi sự kiện được Omo tổ chức đều được giới truyền thông nô nức rủ nhau đưa tin chứng tỏ quan hệ truyền thông của Unilever vô cùng hiệu quả. Omo nhanh chóng được xếp hạng là thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành hóa mỹ phẩm. - Trong những năm qua, Unilever Việt Nam (UVN) liên tục tăng trưởng và trở thành một doanh nghiệp nước ngoài thành công và đứng đầu tại Việt Nam. Từ năm 1995 đến năm 2004, UVN đã phát triển rất mạnh: tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm trên 60%; tổng doanh thu đạt 22.000 tỷ đồng. Tổng sản lượng bán hàng trong 10 năm đạt 1,3 triệu tấn trong đó xuất khẩu đạt hơn 92.000 tấn. Các sản phẩm của Công ty luôn được đa dạng hóa và dẫn đầu thị trường, liên tục được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997 đến nay. Đặc biệt UVN nằm trong nhóm 5 công ty đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, Công ty còn hoàn thành tốt việc nộp ngân sách nhà nước, từ năm 1995 đến 2004, Công ty đã nộp cho Nhà nước Việt Nam hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách năm 2004 gấp 40 lần so với năm 1995. UVN đã phát triển rất tốt các mối liên kết hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp địa phương (như hỗ trợ họ cả về tài chính và công nghệ). Đây là những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Không chỉ dừng ở các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, Unilever đã thể hiện trách nhiệm của một công ty đa quốc gia khi xác định xu hướng đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Công ty đã cam kết và coi việc bảo vệ môi trường và an toàn lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cam kết này đã thể hiện rất rõ trong toàn bộ quá trình sản xuất: - Tất cả các nhà máy của Unilever đều tiến hành hoạt động sản xuất theo nguyền tắc không có nước thải công nghiệp ra môi trường. - Đầu tư và sẵn sàng tiếp tục đầu tư cho thiết bị và phương tiện, thiết lập những hệ thống quản lý cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn an toàn về môi trường theo quy định của Nhà nước Việt Nam và của UVN đối với những hoạt động sản xuất của Công ty. - Liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất của Unilever như: hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001 - 2000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 và đặc biệt là chương trình TPM - bảo trì năng suất toàn diện. Công ty đã chú trọng đầu tư vào tất cả các nhà máy của mình để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ môi trường. Công ty đã đạt được các chứng chỉ về hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001 cho mọi nhà máy của mình. Đặc biệt chương trình "Bảo trì năng suất toàn diện" đã được triển khai ở tất cả các nhà máy để giảm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng và nguyên liệu trong khi vẫn đảm bảo tăng năng suất lao động. Công ty cũng đã nhận được chứng chỉ ISO 9001-2000 cho hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và các dây chuyền sản xuất. Phương châm làm việc của Công ty là liên tục phát triển và liên tục cải tiến các hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế đã được áp dụng trong tất cả các cơ sở sản xuất. Với phương châm làm việc này đã đem lại những lợi ích cho phát triển kinh doanh của Công ty. Các nhà máy của UVN tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã được nhận chứng chỉ các hệ thống quản lý ISO và đặc biệt là hai cơ sở sản xuất của Lever Việt Nam tại Hà Nội và Thủ Đức đã trở thành những nhà máy đầu tiên của Việt Nam lần lượt được Viện Bảo trì Nhà máy Nhật Bản JLPM cấp giải thưởng TPM Excellence award vào tháng 12 năm 2003 và tháng 11 năm 2004. Chính nhờ những nỗ lực như vậy, Unilever Việt Nam đã nhiều năm liên tục được trao tặng các giải thưởng về môi trường như: Giải thưởng Doanh nghiệp Xanh 2006 và Giải Đặc biệt Doanh Nghiệp Xanh dành cho đơn vị có “Hệ Thống Xử lý Nước thải tiên tiến nhất“do Báo Sài Gòn Giải Phóng và Bộ Tài nguyên môi trường chứng nhận; Giải Nhất cuộc thi Môi Trường và Phát Triển năm 2007 do Đài Tiếng Nói Việt Nam phối hợp với Bộ TNMT tổ chức,; Giải thưởng “Cúp Vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường” năm 2009 do Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng; Giải nhất cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng năm 2009 lần III của Bộ Công Thương. Và tháng hai vừa rồi, tòa nhà Văn phòng của Unilever Việt Nam tại Phú Mỹ Hưng, Tp HCM, đã được tổ chức WWF Việt Nam chứng nhận “Văn phòng Xanh”- về việc thực hiện thành công Hệ thống quản lý môi trường tại nơi làm việc. [*] Năm 2012, công ty Unilever Việt Nam là một trong bốn doanh nghiệp đạt giải nhì trong lễ trao giải thưởng Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp năm 2012 - Năm 2000, UVN đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Bằng khen về những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, hoạt động xã hội và hỗ trợ cộng đồng và năm 2001 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba về những đóng góp nổi bật cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời công nhận là một điển hình về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. UVN còn được nhận rất nhiều bằng khen của các cơ quan và tổ chức xã hội vì sự đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc nâng cao những tiêu chuẩn về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương. Năm 2005 UVN đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng. Tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập, Unilever đã vinh dự được nhận Huân chương Lao Động hạng Nhất của Chủ tịch nước về những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và các hoạt động xã hội, nhân đạo, giáo dục và sức khỏe cộng đồng. KẾT LUẬN Đạo đức và trách nhiệm xã hội là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Rất nhiều cơ hội và lợi ích chiến lược sẽ đến khi doanh nghiệp xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là trọng tâm của các hoạt động kinh doanh. Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh trong chiều hướng ấy trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp Thể hiện giá trị đạo đức tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam; thể hiện trách nhiệm của mỗi người đối với xã hội không phải là điều quá khó mà trước hết phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của từng con người cụ thể. Điều này rất dễ, nếu mỗi người dù ở cương vị nào, làm việc trong lĩnh vực gì, chỉ cần hy sinh chút ít quyền lợi của cá nhân mình vì cái chung, vì cộng đồng, chắc hẳn chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội tốt đẹp, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc. Vì một xã hội tốt đẹp, vì sự hưng thịnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, tất cả đang phụ thuộc vào suy nghĩ, thái độ và hành động của mỗi người, mà trước hết là tinh thần đoàn kết, trên dưới đồng lòng vì Tổ quốc, vì nhân dân. Tóm lại, trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện. Chắc chắn rằng, cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdao_duc_trach_nhiem_trong_kinh_doanh_0573.docx
Luận văn liên quan