Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một v ấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng
trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vố n đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên
hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với nh ững diễn biến cũng có thể còn chưa
lường được hết và còn b ất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra,
nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể
không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan
điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc
bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp
hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấ y thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quy ền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu
hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất b ại tất
yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5886 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Địa lý kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lượng cà phê nhân không
cao, do khi thu hoạch không được phân loại, khả năng chế biến còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp
của nhân dân vùng sâu, vùng xa còn phổ biến là quảng canh và du canh. Công nghệ chế biến và bảo
quản nông sản sau thu hoạch còn lạc hậu, chất lượng nông sản thấp.Việc điều tra, nghiên cứu, đánh
giá về các giống cây trồng, vật nuôi bản địa chưa được tiến hành một cách đầy đủ, để từ đó có
hướng lưu giữ và phát triển. Tình trạng bóc lột tài nguyên đất và trong lòng đất, rừng và động, thực
vật rừng đã và đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý hiếm không thể tái tạo được.
Ngoài ra, những tháng đầu năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm xảy ra
liên tiếp (bệnh tai xanh ở lợn, bệnh lỡ mồm long móng ở trâu bò, bệnh cúm gia cầm…) làm chết và
tiêu hủy rất nhiều gia súc gia cầm, gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi.
Công nghiệp:
Lợi thế vùng nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến
Với lợi thế về nguồn tài nguyên đất để phát triển vùng nguyên liệu như: Cà phê, hồ tiêu, cao
su, mía, mì, bắp… là điều kiện cần thiết để thúc đẩy, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông-
lâm sản phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến ở Gia Lai phát triển
mạnh, sớm hình thành nhiều vùng cung cấp nguyên liệu nông sản lớn, tạo điều kiện cho sản xuất
công nghiệp tập trung, người dân có thu nhập cao và ổn định; hình thành các nhà máy chế biến có
công suất lớn như nhà máy chế biến cao su, cà phê, hồ tiêu, gỗ tinh chế, tinh bột mì, đường. Đến
năm 2010, ngành công nghiệp chế biến đạt tổng giá trị là 2.815,5 tỷ đồng và chiếm đến 57,9% trong
tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Trong chế biến nông lâm sản, với trữ lượng gỗ lớn trong
tỉnh và khả năng nhập khẩu gỗ từ các nước Đông Nam Á đảm bảo ổn định nguyên liệu cho sản xuất
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
9
chế biến các mặt hàng gỗ lâu dài, chế biến song mây, sản xuất bột giấy. Từ mủ cao su có thể chế
biến các sản phẩm cao su dân dụng và công nghiệp chất lượng cao; chế biến cà phê xuất khẩu, chế
biến đường, chế biến dầu thực vật, chế biến sắn, chế biến hoa quả và súc sản đóng hộp. Ngoài ra
còn có thể phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng khi đã xác định được địa bàn và trữ lượng
cho phép.
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, mở ra triển vọng phát triển các
ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và lớn.
Trong sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết với nguồn đá vôi tại chỗ có thể phát triển sản xuất xi
măng phục vụ cho một phần nhu cầu các tỉnh phía Bắc Tây Nguyên và các tỉnh Đông Bắc
Campuchia. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng với công suất 14 vạn tấn/năm. Với nguồn đá
granit sẵn có, phong phú về màu sắc có thể chế biến ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh và
xuất khẩu.
Đắk Lắk: Công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành công nghiệp (trên
66%) và là ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, cơ bản đáp ứng được yêu cầu chế biển sản phẩm
nông, lâm nghiệp nhất là các loại nông sản xuất khẩu. Hiện tại, Đắk Lắk định hướng ưu tiên đầu tư
và phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là trồng và khai thác các loại nông sản,
cây công nghiệp; chế biến và xuất khẩu nông sản như mì, bắp… sản phẩm cây công nghiệp như cà
phê, cao su, ca cao… vì vậy nguồn thu từ ngành kinh tế nói trên mang lại cho tỉnh Đắk Lắk nguồn
ngân sách rất lớn. Các ngành kinh tế như điện lực, xây dựng và ngành nghề khác như: y tế, giáo
dục… cũng đã góp phần phát triển một cách toàn diện hoạt động kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, Đắk
Lắk có vị trí giao thông thuận lợi nằm ở trung tâm Tây Nguyên, có hệ thống các quốc lộ nối liền với
các tỉnh Tây Nguyên khác và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên ở vùng duyên hải Miền Trung; có sân bay
Buôn Ma Thuột đi trực tiếp đến thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Đến nay, công
nghiệp đã hình thành được một hệ thống khá đồng bộ gồm các ngành sản xuất và phân phối điện
nước, khai thác mỏ, và đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nhiều cơ sở công nghiệp có quy mô vừa
và tương đối hiện đại được xây dựng và đưa vào sản xuất như chế biến cà phê, đường mía, tinh chế
gỗ, cán bông, sản xuất vật liệu xây dựng…
Lâm Đồng: có nhiều tiềm năng về nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến. Nguồn
nguyên liệu nông, lâm, khoáng sản phong phú về chủng loại, có thể tổ chức sản xuất thành những
vùng chuyên canh về qui mô lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến. Tài nguyên đất đai của Lâm
Đồng rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, như chè, cà phê, dâu tằm… và
rau hoa. Lâm Đồng đã hình thành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm. Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sản
xuất chè, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2 cả nước về sản xuất cà phê; chiếm tỷ trọng đáng kể về
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
10
các sản phẩm như dâu tằm tơ, hạt điều, bò thịt sữa, mía đường, dược liệu…
Một số nguồn nguyên liệu chính gồm:
Cà phê: Là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có thế mạnh phát triển của địa
phương. Diện tích cà phê ổn định lâu dài, đạt khoảng 120.000 ha, đặc biệt là giống cà phê
Arabica tại Đà Lạt, Lâm Hà và Đức Trọng là loại có chất lượng cao.
Chè: Với điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng, cây chè ở Lâm Đồng phát triển
mạnh mẽ từ hơn 70 năm qua. Đến nay, Lâm Đồng có diện tích chè lớn nhất nước (chiếm
30% diện tích chè cả nước) và có năng suất cao hơn hẳn năng suất trung bình toàn quốc.
Diện tích chè toàn Tỉnh đạt 25.447ha, có khả năng phát triển lên đến 28.000 ha. Lâm Đồng
cũng thích hợp để trồng các loại giống chè quý, chất lượng cao của Đài Loan, Trung Quốc,
Nhật Bản…
Dâu tằm: Khí hậu của Lâm Đồng thích hợp cho việc nuôi tằm lưỡng hệ quanh năm. Diện
tích ổn định lâu dài đạt khoảng 8 – 10 ngàn ha, sản lượng dâu khoảng 100 – 120 ngàn tấn,
sản lượng kén tằm đạt khoảng 6,5 – 8 ngàn tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện Đạ Huoai, Đạ
Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng.
Điều: Diện tích điều toàn Tỉnh đạt 7.300 ha và có khả năng phát triển lên 8.300 ha. Hàng
năm Lâm Đồng có thể thu hoạch khoảng 2.300 tấn nhân.
Ngành công nghiệp chế biến sữa cũng là một tiềm năng lớn của Tỉnh. Phấn đấu đến năm
2010, toàn Tỉnh có khoảng 6.000 con bò sữa với sản lượng sữa tươi khoảng 12.420 tấn.
Các khu công nghiệp
Gia lai
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 1.674 doanh nghiệp, trong đó hoạt động công nghiệp là 536, hoạt
động thương mại là 1.138; số hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp và thương mại
là 22.987, trong đó hoạt động công nghiệp là 5.026, hoạt động thương mại là 17.961.
Giai đoạn 2006 đến năm 2010, trên địa bàn đã hình thành hệ thống kinh doanh, phân phối
hàng hóa có chất lượng như: Trung tâm thương mại, siêu thị phát triển; hệ thống mạng lưới chợ
được phân bố tương đối đều, hiện toàn tỉnh có 75 chợ hoạt động phục vụ nhu cầu mua bán của nhân
dân trong tỉnh và có 5 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, với tổng số 544 xã
viên; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn này đạt 41.526,96 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân là 27,9%/năm.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2006-2010 đạt
được mục tiêu đề ra: Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 208,16 triệu USD với tốc độ tăng bình
quân đạt 44,1%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước là 16,6%/năm. Hoạt
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
11
động kinh doanh xuất khẩu giai đoạn này có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp có quy
mô, uy tín tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu như: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai,
Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê,
Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah; các công ty 72, 74, 75 thuộc Binh đoàn 15-Bộ
Quốc phòng.
Các mặt hàng xuất khẩu: Các sản phẩm gỗ và ván, cà phê nhân, mủ cao su cốm, tiêu hạt,
nhân điều tinh bột sắn.
Mặt hàng nhập khẩu: Gỗ nguyên liệu, phân bón các loại, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.
Một trong những khu công nghiệp điển hình tại địa bàn tỉnh là Khu Công nghiệp Trà Đa-TP.
Pleiku với quy mô 120 ha đã đi vào hoạt động và đã lấp đầy 100% diện tích. Hiện nay đang triển
khai giai đoạn II với quy mô mở rộng thêm 50 ha. Khu công nghiệp Tây Pleiku cũng đã quy hoạch
và được phê duyệt, hiện đang giới thiệu vị trí cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn TP. Pleiku
có cụm tiểu thủ công nghiệp Diên Phú với quy mô 35 ha. Các huyện, thị xã còn lại đều có quy
hoạch cụm công nghiệp với quy mô từ 15 ha đến 30 ha.
Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh được quan tâm đầu tư xây dựng, hiện có một số
công trình đã đưa vào sử dụng. Quan hệ trao đổi hàng hóa trên tuyến biên giới giữa Gia Lai và
Campuchia tương đối thuận lợi và giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng qua các năm. Kim
ngạch xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh trong 5 năm gần đây (2006-2010) thực hiện đạt
80,7 triệu USD, nhập khẩu đạt 56,97 triệu USD. Trong đó, các doanh nghiệp của tỉnh xuất khẩu ước
đạt 27,605 triệu USD, nhập khẩu đạt 9,41 triệu USD. Đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế- xã hội
tại địa phương và cũng là mảnh đất màu mỡ cần các nhà đầu tư khai phá.
Kon Tum tiếp tục xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của 3 vùng kinh tế động lực, gồm vùng
kinh tế động lực thành phố Kon Tum gắn với các KCN Hòa Bình, Sao Mai; vùng kinh tế động lực
Kon Plông gắn với Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen; vùng kinh tế động lực Ngọc Hồi gắn
với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Với thế mạnh riêng, mỗi vùng kinh tế động lực đang trở
thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư và đã có những tiền đề quan trọng để phát triển thành những
khu đô thị mới, hiện đại. Đến nay, trên địa bàn đã có 192 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư,
tổng vốn đăng ký đạt 26.351 tỷ đồng, cụ thể: nông - lâm nghiệp có 30 dự án, tổng vốn đăng ký
3.149 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng 118 dự án, tổng vốn đăng ký 20.912 tỷ đồng; thương mại -
dịch vụ và du lịch có 44 dự án, tổng vốn đầu tư 2.289 tỷ đồng. Trong đó: Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Bờ Y có 51 dự án đăng ký đầu tư tại đây, với tổng vốn đăng ký hơn 91.000 tỷ đồng. Khu
công nghiệp Hòa Bình đã thu hút 25 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 1.000 tỷ
đồng. Trong đó giai đoạn I có 21 dự án đăng ký đầu tư (lấp đầy 45,8 ha) với vốn đăng ký trên 450
tỷ đồng; giai đoạn II có 2 dự án đầu tư, đăng ký với diện tích 25 ha và có vốn đầu tư 515 tỷ đồng.
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
12
Khu du lịch sinh thái Măng Đen có 46 dự án đăng ký đầu tư, trong đó có 7 dự án du lịch; 5 dự án
trồng rau, hoa xứ lạnh; 19 dự án thuỷ điện; dự án xây dựng Trung tâm thể dục - thể thao huấn luyện
vận động viên quốc gia của Trung tâm Huấn luyện Quốc gia thể dục - thể thao Đà Nẵng; dự án xây
dựng trung tâm nghỉ dưỡng cho người có công của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; dự án
xây dựng nhà máy xử lý rác và phân vi sinh; dự án xây dựng khu thực nghiệm sinh học...
Các khu công nghiệp của Đắk Lắk có vị trí rất thuận lợi trong việc vận chuyển và lưu thông
hàng hóa, tiềm năng lao động tại địa phương dồi dào, có sức thu hút đầu tư lớn như: Khu công
nghiệp Hòa Phú (diện tích 181 ha); cụm tiểu thủ công nghiệp Buôn Ma Thuột (diện tích 49 ha); Tân
An 1 & 2 (104,75 ha); Cụm công nghiệp Ea Dar (52 ha) Cụm công nghiệp Trường Thành (50 ha).
Ngoài ra, Cụm công nghiệp Buôn Ma Thuột 2, Cụm công nghiệp Ea H’Leo, Krông Bông và ở các
huyện với quy mô khoảng 50 ha mỗi cụm, đang được quy hoạch chi tiết đưa vào hoạt động. Giá trị
sản xuất công nghiệp đã tăng đáng kể, đặc biệt là khu vực công nghiệp chế biến ngoài quốc doanh.
Công nghiệp quốc doanh Trung ương tăng cao do sản phẩm của các doanh nghiệp quốc doanh
Trung ương tăng như sản xuất đường mật các loại, chế biến cà phê nhân, gỗ, điện thương phẩm,
gạch các loại và có thêm một số sản phẩm mới như cà phê bột, cà phê hoà tan, điều. Khu vực công
nghiệp quốc doanh địa phương, một số công ty đã tiến hành cổ phần hoá nên tổng giá trị sản xuất
giảm do đã chuyển phần giá trị sản xuất của các công ty này sang thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh.
Trong những năm qua, do có sự nỗ lực kêu gọi cũng như tạo mọi điều kiện khuyến khích, thu
hút đầu tư, nên các nhà đầu tư trong cũng như ngoài tỉnh đã đầu tư khá nhiều dự án sản xuất công
nghiệp vào Đắk Lắk. Đến năm 2006, toàn tỉnh đã có 6.723 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp, tăng thêm 1.641 cơ sở so với năm 2000. Nhiều nhà máy đang xây dựng sẽ đưa tốc độ
tăng trưởng của ngành công nghiệp tăng nhanh vào những năm tới như: nhà máy chế biến cao su,
xưởng may giày da, các công trình thuỷ điện Buôn Khốp, Buôn Tua Srah, Krông Hing, Krông
Kmar, Sêrêpok 3, chế biến cà phê bột. Công nghiệp năng lượng đang được đầu tư bằng nhiều nguồn
vốn khác nhau, phát triển trở thành ngành công nghiệp chủ lực trong thời gian tới.
Đắc nông
Khu Công Nghiệp Tâm thắng:
- KCN Tâm Thắng được phê duyệt tại Quyết định số 985/2002/QĐ-TTg, ngày 28/10/2002
của Thủ Tướng Chính phủ.
Địa điểm xây dựng: Xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút.
- Diện tích xây dựng KCN là 181 ha, lao động làm việc trong KCN dự kiến 12.000-15.000
người.
- Tổng mức đầu tư: 191,3 tỷ đồng.
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
13
Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Đăk Ha
- Địa điểm xây dựng: Xã Đăk Ha, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông.
- Diện tích đất quy hoạch: 28,983 ha, lao động dự kiến trong cụm công nghiệp khi hình thành
là 2.500-3.000 người.
- Tổng mức đầu tư : 63,417 tỷ đồng
Cụm công nghiệp Nhân cơ, huyện Đăk R’lấp
- Địa điểm xây dựng: Xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông
- Diện tích đất quy hoạch: 95 ha
- Tổng mức đầu tư khai toán: 261,615 tỷ đồng
Lâm đồng:
Trên cơ sở tiềm năng về nguyên liệu, theo hướng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm -
khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng và phục vụ du lịch, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch 2
khu công nghiệp tại Phú Hội - Đức Trọng và Lộc Sơn - Bảo Lộc nhằm thu hút các nhà đầu tư trong
và ngoài nước đến Lâm Đồng.
- Khu công nghiệp Phú Hội có diện tích khoảng 190 ha, đặt tại huyện Đức Trọng, là địa bàn
thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông và khoảng cách cung ứng từ các vùng nguyên liệu. Cách
thành phố Đà Lạt 35 km về hướng Đông Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 270 km về hướng
Tây Nam, Khu công nghiệp Phú Hội thu hút và bố trí dự án đầu tư thuộc các nhóm ngành nghề: Sản
xuất các sản phẩm du lịch, chế biến nông sản - thực phẩm, chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, hoá
chất – luyện kim, ngành giấy.
- Khu công nghiệp Lộc Sơn đặt tại thị xã Bảo Lộc, có diện tích khoảng 185 ha, cách thành
phố Đà Lạt khoảng 120 km về hướng Đông Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km về hướng
Tây Nam. Khu công nghiệp Lộc Sơn nằm ở trung tâm của vùng cây công nghiệp, cây lương thực và
công nghiệp khai khoáng, thu hút và bố trí dự án đầu tư thuộc các nhóm ngành nghề: công nghiệp
chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản-thực
phẩm, dệt may, cơ khí chính xác, điện tử, hoá chất, ngành giấy…
Dịch vụ:
Tây Nguyên có tiềm năng du lịch vô cùng độc đáo, một bản sắc văn hóa không thể trộn lẫn.
Tây Nguyên có tốc độ phát triển kinh tế không phải là thấp, song đời sống dân cư nhất là đồng bào
dân tộc thiểu số vẫn rất khó khăn. Phát triển du lịch để cải thiện bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng đất
này là chủ trương hết sức đúng đắn, rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa các vùng miền trong quốc
gia.
Tiềm năng du lịch và những hạn chế
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
14
Thứ nhất, Tây Nguyên có tài nguyên tự nhiên phong phú đa dạng. Với địa hình hiểm trở hấp
dẫn, các ngọn thác, hệ động thực vật, các khu bảo tồn tự nhiên… như Biển hồ T'Nưng, thác Xung
Khoeng, vườn quốc gia Chư Yang Sin, Chư Mom Ray (Sa Thầy), Cát Tiên… thu hút nhiều người
tới thưởng ngoạn.
Thứ hai, Tây Nguyên lại nổi danh hơn với tiềm năng du lịch văn hóa dân tộc phong phú, bao
gồm các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có giá trị, các sinh hoạt văn hóa dân tộc đặc sắc của các
dân tộc Tây Nguyên. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là
kiệt tác di sản truyền khẩu phi vật thể của nhân loại. Với nền văn hóa đa sắc của các dân tộc thiểu
số: Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho… vùng đất này còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng, các loại
nhạc cụ dân tộc, các lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian...
Thứ ba, so với nhiều tỉnh miền núi, Tây Nguyên có hệ thống sân bay và hệ thống đường quốc
lộ có chất lượng khá thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường hàng không và đường bộ. Quốc
lộ 14, 19, 25 nối các tỉnh Tây Nguyên với các địa phương khác thuận tiện. Sân bay Pleiku, Buôn
Ma Thuột, Liên Khương đã đón nhiều khách từ các chuyến bay thẳng từ các thành phố khác.
Thứ tư, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch từng bước phát triển, đa dạng về hình
thức, phương tiện phục vụ khách, nhất là các cơ sở lưu trú và phương tiện vận chuyển khách. Theo
Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung (Bộ Kế hoạch – Đầu tư), đến nay, khu vực miền Trung - Tây
Nguyên đã có 353 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký trên 4
tỷ USD, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Các dự án xây dựng sân golf và khu
resort cao cấp, khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp ở Lâm Đồng và Kon Tum thu hút một lượng vốn
đầu tư khá lớn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, phát triển Du lịch Tây Nguyên còn gặp nhiều khó
khăn:
Số lượng khách du lịch đến Tây Nguyên trong những năm gần đây tăng chậm và không đều,
có lúc giảm đáng kể. Sự đóng góp của du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương còn nhiều hạn
chế.
Hiện tượng "nhà nhà làm du lịch, người người làm du lịch" đã đem lại sự tăng trưởng về số
lượng cho ngành Du lịch, song về chất lượng lại không đảm bảo. Hoạt động du lịch thiếu tính quy
hoạch, chưa xác định rõ trọng điểm nên đầu tư du lịch còn dàn trải kém hiệu quả.
Cơ sở hạ tầng du lịch mặc dù khá thuận tiện so với các tỉnh miền núi, song nhiều tuyến đường
có mức độ an toàn du lịch không cao, gây tâm lý lo ngại cho du khách. Mạng lưới truyền tải và
phân phối điện còn lạc hậu. Phương tiện giao thông công cộng còn thiếu, nhìn chung vẫn chưa đáp
ứng nhu cầu đi lại của dân cư và du khách.
Sản phẩm du lịch Tây Nguyên còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn. Các lễ hội, liên hoan du lịch
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
15
diễn ra theo thời vụ, còn mang tính địa phương, chưa thu hút được đông đảo du khách.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn chưa thật hợp
lý mới chỉ tập trung ở thành phố (Pleiku, Buôn Mê Thuật, Đà Lạt)
Dự theo các thực trạng đã nêu thì nhóm sẽ đề ra các biện pháp không những giải quyết các
vấn đề ,mà còn cả những biện pháp chiến lược phát triển Tây Nguyên một cách hợp lý nhất.
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
16
Phần II: Biện pháp
Biện pháp tạm thời
Nông nghiệp:
Nông nghiệp Tây Nguyên chỉ thực sự phát triển bền vững khi được quy hoạch một cách tổng
thể. Về sản xuất lương thực và các cây công nghiệp cần được quy hoạch thành các vùng chuyên
canh với diện tích ổn định.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, với 446.000ha cà phê hiện có, thì Tây Nguyên không
nên mở rộng thêm diện tích, mà phải chuyển diện tích cà phê bấp bênh về nguồn nước sang trồng
cây chịu hạn, cùng với đó là cải tạo giống cây trồng cho năng suất, chất lượng tốt. Đồng thời phải
có chính sách hỗ trợ nông dân khi chuyển đổi cây trồng. Người nông dân ở các vùng chuyên canh
phải được tập huấn, nắm vững và làm chủ khoa học kỹ thuật, từng bước hình thành mô hình trang
trại bằng cách liên kết các hộ nhỏ lẻ, người sản xuất trong trang trại đóng vai trò là những công
nhân nông nghiệp thực thụ.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và coi trọng xuất khẩu nông sản đã
qua chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. Chỉ có như vậy sản phẩm của nông dân mới trở thành
hàng hóa thực sự. Một yếu tố được coi là quan trọng hàng đầu bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp
bền vững đó là thủy lợi, phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển thủy lợi ở Tây Nguyên,
làm cho hệ thống thủy lợi có đủ năng lực điều hòa lượng nước trong hai mùa mưa-nắng. Cần có
chiến lược giữ rừng và trồng rừng, mới mong giữ được nguồn nước mặt và nước ngầm ở Tây
Nguyên.
Với lợi thế về tài nguyên đất, khí hậu, cùng với việc quy hoạch các vùng chuyên canh cây
trồng như đã nói trên, về chăn nuôi nên mở ra các trang trại chăn nuôi đại gia súc.
Thực tế chăn nuôi vẫn còn hết sức nhỏ lẻ, manh mún, phân tán trong các hộ gia đình nhằm tạo
thêm thu nhập phụ, nên chưa có ý thức phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cũng như giữ
gìn vệ sinh môi trường chưa tốt, dễ bị thiệt hại nặng khi xảy ra dịch bệnh. Đưa chăn nuôi thành một
ngành kinh tế quan trọng của sản xuất nông nghiệp là cái đích cần phải nhắm tới. Với các loại gia
cầm, gia súc truyền thống hiện có, Tây Nguyên cũng cần đưa thêm các loại giống mới vào chăn
nuôi, nhằm tăng lợi nhuận kinh tế.
Ngoài ra, cần phải chú ý:
1. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo; kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất
lượng dân số; phân bố lao động và dân cư hợp lý; nâng cao nhận thức của người dân về phát triển
bền vững nông nghiệp, về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học...
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
17
2. Tăng cường chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất
lượng cây trồng, vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến nông sản và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đối với dịch bệnh hiện nay cần phải tăng cường công tác kiểm tra chặt chẽ của hệ thống
thú y: tiêu độc khử trùng ở khu vực chăn nuôi, tiêu phòng vaxcin phòng bệnh.
Dịch vụ:
Để phát triển du lịch cộng đồng nhằm xóa đói nghèo ở Tây Nguyên vấn đề cơ bản là phải đưa
sản phẩm sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch, phải tăng thu nhập và
việc làm từ du lịch cho dân nghèo. Các dự án du lịch phải bao hàm cả sự tham gia của cộng đồng
dân cư. Vì vậy, cần xem xét một số vấn đề như sau:
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch từng tỉnh Tây Nguyên, cần tiến hành quy
hoạch chi tiết cho từng khu du lịch, xây dựng các dự án đầu tư cụ thể cho từng điểm du lịch để triển
khai đầu tư và kêu gọi đầu tư thông qua chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Xác định trọng
điểm đầu tư, nhưng không coi nhẹ đầu tư tại những điểm du lịch có thể tận dụng nguồn nhân lực tại
chỗ.
Chính sách phát triển du lịch bền vững cần được hoạch định trên cơ sở nguồn tài nguyên hiện
có của Tây Nguyên như: chính sách đầu tư hỗ trợ thúc đẩy các ngành nghề sản xuất truyền thống
như dệt thổ cẩm của người Mạ, nghề đan lát của người K'Ho, nghề gốm của người Chu Ru…; chính
sách bảo tồn và phát triển đàn voi, phát triển các tour du lịch sinh thái; chính sách tuyên truyền giáo
dục nâng cao nhận thức về bảo tồn văn hóa truyền thống, lễ hội của đồng bào dân tộc, nâng cao
lòng tự hào của người dân vùng Tây Nguyên…
Phát triển các tour du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Cần nghiên cứu tạo những sản phẩm du
lịch độc đáo, khai thác, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên. Phát triển các tour cho khách tham gia sản xuất trực tiếp, ăn nghỉ và sinh hoạt
cùng với người dân. Hình thành các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, khu dịch vụ văn hóa và
giải trí không chỉ tập trung ở các thành phố mà mở rộng ra cả các huyện thị.
Chú trọng công tác sử dụng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Đào tạo và bồi
dưỡng những kỹ năng tối thiểu cho dân địa phương, cho đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia thị
trường lao động du lịch, từng bước đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp tại các điểm
du lịch lớn.
Đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng để tăng cường khả năng tiếp cận các điểm du lịch, đặc
biệt là đường đến các bản làng, thôn xã. Khách du lịch quốc tế và nội địa đến từ các thành phố lớn
cũng gặp nhiều bất cập nếu thời gian chuyến đi bị hạn chế.
Đẩy mạnh liên kết du lịch với các tỉnh thành phố khác, nhất là các tỉnh trung bộ như Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Ninh Thuận… tạo các tuyến du lịch độc đáo. Bên cạnh đó, cần
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
18
hợp tác xúc tiến quảng bá du lịch ở quy mô vùng, nâng cao hiệu quả của công tác này.
Tăng cường phối hợp hoạt động liên ngành. Mục đích là khai thác một cách có hiệu quả nền
văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc, di sản văn hóa của
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; đồng thời thỏa mãn như cầu giao lưu, tìm hiểu văn hóa giữa du
khách và cộng đồng dân tộc nhằm cải thiện đời sống, tạo cơ hội việc làm cho người dân địa
phương.
Làm Tây Nguyên thực sự là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch về du lịch sinh thái, là một
vùng đất còn nhiều bí ẩn cho việc khám phá tự nhiên, đến đây, du khách còn được hòa mình vào
nền văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.
Biện pháp chiến lược:
A – Phát triển bền vững là yêu cầu sống còn đối với Tây Nguyên.
Hơn ở bất cứ nơi nào khác, phát triển bền vững là yêu cầu sống còn đối với Tây
Nguyên.Không thể nhìn và xử trí đối với Tây Nguyên tách rời với tất cả các vùng xung quanh và
với cả nước.
Tây Nguyên là mái nhà của toàn bộ nam Đông Dương, chi phối có tính quyết định về nhiều
mặt đối với toàn bộ khu vực rộng lớn này, ảnh hưởng nặng nề và sâu sắc đến sự an toàn về khí hậu,
môi trường, sinh thái … cho đến ổn định xã hội ở toàn vùng này.
Xây dựng Tây Nguyên thành một trong những vùng trọng điểm kinh tế là đúng, nhưng không
thể phát triển kinh tế ở Tây Nguyên với bất cứ giá nào. Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về cây công
nghiệp, đặc biệt là cây cao su và cà phê, nhưng tiềm năng đó không phải là vô tận. Cho đến nay,
Tây Nguyên đã bị khai thác quá mức. Ngay bây giờ, tác hại của việc mất gần hết rừng Tây Nguyên
đã khá rõ rệt. Chắc chắn trong những thiên tai lũ lụt ngày càng lớn, càng dữ, càng dày ở vùng Nam
Trung Bộ, Đông và Tây Nam Bộ có phần nguyên nhân quan trọng từ rừng Tây Nguyên bị tàn phá
đến kinh hoàng. Một số dự án lớn đang tiếp tục đe dọa nghiêm trọng Tây Nguyên, như dự án khai
thác bauxit ở các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Kontum từ nay đến năm 2025, chắc chắn sẽ vĩnh viễn
bóc sạch và san phẳng rừng ở nhiều vùng rộng lớn thuộc các tỉnh này; chúng ta sẽ chỉ còn một vùng
đất nham nhở và khô cằn ngay trên đầu nguồn nhiều con sông quan trọng của Nam Trung Bộ và
Nam Bộ, kể cả sông Sài Gòn. Về lâu dài, nguy cơ Tây Nguyên bị đá ong hóa, sa mạc hóa là viễn
cảnh thực tế, hầu như không thể tránh nếu cứ tiếp tục đà này, và sẽ là tai họa khó lường cho cả vùng
nam Đông Dương rộng lớn.
Thật sự có một câu hỏi lớn cần trả lời: ở Tây Nguyên giữa phát triển và bảo tồn, bên nào nên
trọng bên nào nên khinh? Nếu phát triển ở Tây Nguyên mà không coi trọng bảo tồn, thậm chí lấy
bảo tồn làm chính, thì sẽ không xa lắm khi đến một lúc không còn gì để phát triển nữa. Tiềm năng
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
19
về nhiều mặt của Tây Nguyên là lớn, nhưng tiềm năng ấy không vô tận. Lại cũng không thể tính
toán các kế họach phát triển ở Tây Nguyên tách rời các mối quan hệ hữu cơ có tính quyết định của
Tây Nguyên đối với các vùng chung quanh. Một ví dụ rất cụ thể: cách đây 30 năm trong chương
trình hợp tác với khối SEV, đã có kế hoạch khai thác quặng bauxit có trữ lượng khá lớn và chế biến
nhôm ở Tây Nguyên, nhưng sau một thời gian khảo sát chính các chuyên gia Liên Xô, Hungari, Ba
Lan… đã khuyên cáo không nên làm nữa, vì sẽ gây tàn phá lớn đối với môi trường ở Tây Nguyên
và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ở Nam Trung Bộ. Đến nay dự án khai thác bauxit mấy
chục năm trước lại đang được vực dậy. Với kế hoạch to lớn này, chắc chắn chúng ta sẽ hoàn thành
việc phá tan môi trường Tây Nguyên và hủy hoại cả môi trường không chỉ Nam Trung Bộ mà cả
một khu vực không nhỏ ở Nam Bộ. Kế hoạch gọi là hoàn thổ, trồng lại rừng trên vùng rừng đã bị
phá sạch và bóc lên để khai thác quặng bauxit… của các nhà đầu tư chỉ là một thứ lý thuyết suông,
nói cho qua chuyện, cho được việc, nhắm mắt lại mà làm, hết sức vô trách nhiệm, và chắc chắn sẽ
để lại hậu quả đến mức thảm họa cho tận mai sau.
Giữ gìn môi trường Tây Nguyên là vì chính lợi ích của phát triển không chỉ của Tây Nguyên
hôm nay, và mai sau.
Tây Nguyên là vùng đặc biệt nhạy cảm về mặt dân tộc. Như đã thấy ở trên, những điều kiện
đặc thù của Tây Nguyên về địa lý, lịch sử đã khiến Tây Nguyên có nhiều điểm khác với các vùng
dân tộc khác trong cả nước. Những nghiên cứu về các đặc điểm này cho đến nay không ít, nhưng
quả thật đã không hề được quan tâm trong khi hoạch định các chủ trương, chính sách từ lớn đến nhỏ
đối với Tây Nguyên. Chúng ta thật sự đã hành động ở Tây Nguyên giống hệt như ở bất cứ vùng nào
khác trong cả nước, chẳng hề khác chút nào với ở các vùng người Việt, và điều đó đã để lại những
hậu quả nặng nề.
Đến nay cách hành xử này cũng chưa có thay đổi gì đáng kể. Trong nhiều dự án lớn đang và
dự tính triển khai ở Tây Nguyên, như dự án gọi là “Thiên đường cà phê”, dự án khai thác bauxit…,
rất đáng kinh ngạc là hầu như không hề thấy tính đến mặt xã hội, không hề chú ý đến việc Tây
Nguyên là một vùng dân tộc rất đặc thù, đặc biệt không hề quan tâm đến những chủ nhân lâu đời là
các dân tộc bản địa Tây Nguyên, truyền thống lịch sử và văn hóa của họ, lợi ích của họ, việc họ
chấp nhận các dự án đó như thế nào, chúng sẽ ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến họ ra sao. Không hề
thấy có dự án nào đưa người dân tộc bản địa tham gia như một chủ thể quan trọng của dự án. Họ
hầu như hoàn toàn bị gạt ra ngoài, may lắm cũng chỉ có thể trở thành những người làm thuê khốn
khổ cho những chủ nhân mới. Chắc chắn những dự án như vậy khó lòng thành công, nếu không nói
rất có thể đến một lúc nào đó chúng sẽ bị chính những chủ nhân lâu đời của vùng đất này phản ứng,
chống lại và hủy hoại. Như vậy không chỉ môi trường tự nhiên mà cả môi trường xã hội, cụ thể là
vấn đề dân tộc, là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
20
Về lâu dài hơn, cũng không thể không tính đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu đến nay không
còn là dự báo mà đã là một thực tế, với mực nước biển dâng cao và Việt Nam sẽ là một trong những
nước bị ảnh hưởng nặng nhất, sẽ mất nhiều vùng đồng bằng quan trọng. Trong điều kiện đó, Tây
Nguyên sẽ là vùng đất dự trữ cho cả nước. Đây cũng là một tham số quan trọng trong các bài toán
lớn nhỏ về Tây Nguyên hiện nay và sắp đến.
B – Đất, Rừng và vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên.
Như đã thấy, vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên liên quan chặt chẽ với vấn đề đất đai (ở đây tức là
rừng), và làng, quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng. Làng bị vỡ do mất đi
nền tảng là quyền sở hữu ấy, tất xã hội sẽ rối loạn. Vấn đề đất và rừng, và trên nền tảng đó sự tan rã
của làng, đã trở thành vấn đề dân tộc, và trên một vùng đất có nhiều đặc trưng về nhiều mặt như thế
này, nếu vấn đề dân tộc không yên thì không thể có ổn định xã hội. Mầm mống mất ổn định nhất
định sẽ âm ỉ lâu dài, và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, muốn khôi phục ổn định ở đây, nhất
thiết phải tìm mọi cách trả lại đất và rừng cho làng, khôi phục lại làng. Xã hội chỉ có thể ổn định khi
tế bào cơ bản của nó là làng ổn định. Tình hình hiện nay đã trở nên hết sức phức tạp do sự xáo trộn
tự chúng ta gây ra suốt hơn 30 năm qua.
Có một hiện tượng có thể rất đáng chú ý, nhưng lại không được các cơ quan làm chính sách,
kể cả Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hiện nay quan tâm: Kontum hiện là tỉnh có tỷ lệ phát triển đạo Tin
lành vào loại cao nhất trên Tây Nguyên, nhưng lại là tỉnh có tình hình xã hội tương đối ổn định,
trong mấy cuộc bạo loạn vừa qua không có vấn đề gì lớn. Vì sao? Rất có thể chính vì ở Kontum
người dân tộc bản địa còn đến trên 50% trong dân số, việc người dân tộc bản địa mất đất vào tay
người nơi khác đến không nghiêm trọng bằng các nơi khác, mâu thuẫn dân tộc chưa quá nặng nề.
Rừng ở đây cũng vào loại còn khá nhất, một số khu rừng nguyên sinh rộng lớn còn được giữ khá
tốt. Làng chưa bị tan rã hoàn toàn. Phải chăng đây là một bài học thực tế rất đáng để suy nghĩ.
Vậy nên bằng mọi cách trả lại rừng cho làng, để khôi phục lại làng, trước mắt và lâu dài, là
con đường duy nhất để dần đi đến ổn định tình hình và phát triển ở đây. Có thể có những câu hỏi:
Làng có còn để được trả lại đất và rừng không? Lấy đất, rừng ở đâu để trả lại cho làng? Và bằng
cách nào? Tây Nguyên đương nhiên cũng không thể đứng ngoài sự phát triển chung trong quá trình
công nghiệp hóa và hiện đại hóa của cả nước, vậy trong quá trình đó làng sẽ biến đổi như thế nào,
xã hội này sẽ biến đổi như thế nào? Quả thực đây là những câu hỏi rất khó, vừa do những sai lầm
kéo dài của chúng ta, vừa do sự thúc đẩy của phát triển tất yếu ngày nay. Giải quyết tình hình Tây
Nguyên hiện nay, theo chúng tôi, cần một sự nghiên cứu vừa cơ bản vừa cấp bách, một quyết tâm
và tận tụy rất lớn, thậm chí còn khó hơn cả những thời kỳ khó khăn, ác liệt nhất trong chiến tranh
trước đây. Không thể có một giải pháp chung, đơn giản, tức thì. Tuy nhiên có thể có một số điểm
chung và cơ bản cần khẳng định:
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
21
Một là, bất chấp tất cả, làng vẫn còn, thực thể làng vẫn còn. Ở những vùng như miền núi các
tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, hoặc một số vùng ở Kontum, do địa hình tương đối hiểm trở,
người Kinh đổ lên trong những năm qua không quá nhiều, làng của người dân tộc bản địa còn khá
nguyên vẹn. Ở những vùng khác, dầu cơ cấu của làng đã trở nên phức tạp hơn nhiều, trộn lẫn người
nhiều dân tộc khác nhau trong một làng, nhưng thực thể làng bản địa tuy âm thầm mà vẫn còn, bằng
chứng chính là dấu hiệu bộc lộ trong một số cuộc biểu tình vừa qua: người ta đi biểu tình từng làng
(người bản địa) chứ không bao giờ đi xé lẻ. Tức thực thể cộng đồng làng vẫn sống một cách thật
mạnh mẽ, tuy buộc phải âm thầm. Vậy vẫn còn làng để cho chúng ta trả lại đất và rừng, khôi phục
lại tế bào cơ bản này của xã hội.
Ở Tây Nguyên hiện nay đất đai đã vào tay người Kinh rất nhiều, không thể động đến phần đất
này, sẽ có thể gây ra rối loạn khác. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 40% đất và rừng trong tay các nông
trường, lâm trường quốc doanh, những nông, lâm trường này phần lớn làm ăn không hiệu quả, liên
tục thua lỗ, cũng không giữ được rừng. Vậy tức là còn đất và rừng có thể lấy lại để trả cho các làng.
Trả cụ thể như thế nào, đương nhiên không thể có một cách thức chung, phải dựa vào dân
trong từng trường hợp cụ thể mà giải quyết. Kinh nghiệm ở miền núi Quảng Nam cho thấy khi
người dân đã biết và tin ở chủ trương trả lại đất và rừng cho làng thì họ sẽ chủ động nghĩ ra và bày
cho ta giải pháp thích hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể, kể cả cách thức quản lý rừng và làng
sau khi rừng được trả. Vấn đề cốt yếu ở đây là thật sự trao lại quyền tự chủ cho người bản địa,
không ai có thể hiểu tình hình cụ thể và biết cách gỡ rối cụ thể hơn họ.
Về việc trả rừng cho làng có hai điều cần chú ý:
Lâu nay vẫn có việc gọi là “giao rừng cho dân”, dân được giao giữ rừng, 1 hecta rừng mỗi
năm trước đây được trả 50.000 đồng, nay là 100.000 đồng, nhưng đấy là nhà nước thuê dân giữ
rừng cho nhà nước, chứ không thật sự là trả quyền làm chủ rừng cho dân, chính do đó mà rừng vẫn
mất. Người ta chỉ giữ đến cùng cái gì thật sự là của người ta. Trả rừng phải là trả quyền sở hữu thật
sự và toàn vẹn của tập thể cộng cồng làng đối với đất và rừng.
Thứ hai: không gian sinh tồn của làng ở Tây Nguyên, như đã nói, gồm ít nhất cả bốn loại
rừng: rừng đã biến thành đất thổ cư, rừng làm rẫy, rừng sinh hoạt và rừng thiêng, không có đủ bốn
loại rừng ấy thì làng không thể tồn tại như một đơn vị xã hội hoàn chỉnh. Giao cho làng Tây
Nguyên chỉ một miếng đất để ở và một khoảnh đất để làm một cái rẫy thì chẳng nghĩa lý gì cả, làng
sẽ cằn cỗi và chết. Ở Quảng Nam trong một số năm qua đã thí điểm trả rừng cho làng. Rừng được
trả triệt để, gồm đủ các loại rừng theo truyền thống, và trở thành tài sản thực sự của làng: kiểm lâm
chỉ quản lý rừng về mặt sinh thái, quyết định cây nào đến đúng tuổi nào mới được chặt, nhưng chặt
hay không, chặt cây nào là quyền của làng. Nhà nước muốn lấy một cây trong rừng thì phải hỏi mua
của làng và được làng đồng ý, thuận mua vừa bán. Làng được quản lý theo một hương ước được
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
22
thỏa thuận giữa chính quyền, tổ chức Đảng và Hội đồng Già làng. Kết quả đầu tiên sau hai năm thí
điểm: làng đã giữ được rừng nguyên vẹn, tuyệt đối không mất một cây gỗ nào, điều tất cả các chủ
sở hữu trước đây (quân đội, nông trường, lâm trường, kiểm lâm…) đều bất lực. Vấn đề tiếp theo
hiện nay là phải xác định được quy chế hưởng lợi của người dân làng đối với rừng đã được giao trả;
và dân làng sẽ làm ăn khá giả lên như thế nào trên tài sản rừng nay đã thuộc về mình. Xa hơn nữa là
vấn đề Tây Nguyên, cơ cấu xã hội của nó, làng Tây Nguyên, đất và rừng Tây Nguyên, con người
Tây Nguyên… sẽ chuyển động như thế nào trong chuyển động chung của cả nước trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay? Tất nhiên đấy còn là những bài toán rất khó, song có một
nguyên tắc: chính chủ thể con người Tây Nguyên sẽ tự mình tìm ra lời giải cho những bài toán ấy
trong thực tế, chứ không phải những tổ chức áp đặt từ bên ngoài vào có thể “sáng suốt” nghĩ thay,
làm thay.
Vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên, cũng như ở nhiều dân tộc khác trong cả nước trước nay, theo
một cách nào đó chính là vấn đề thực sự tôn trọng các dân tộc bản địa, chống lại tư tưởng dân tộc
lớn dưới mọi hình thức từ thô lỗ đến tinh vi, thực sự tin và kiên quyết trao quyền tự chủ cho người
bản địa, trao quyền làm chủ, tôn trọng và tin tưởng ở sức sống và sức tự chủ, sức tự phát triển của
xã hội và con người ở đây. Được trả lại quyền tự chủ thật sự - cụ thể là quyền sở hữu đất đai theo
truyền thống – xã hội Tây Nguyên sẽ tự minh tìm được con đường, dẫu còn rất khó nhọc, cùng cả
nước đi lên trong công cuộc phát triển chung. Mọi toan tính kiểu khác đều tất yếu thất bại, như thực
tế mấy chục năm qua đã chứng minh.
C – Một tầng lớp trí thức mới cho Tây Nguyên.
Như đã thấy ở trên, trong suốt lịch sử lâu dài, xã hội Tây Nguyên đã được quản lý, điều hành
hiệu quả, tồn tại và phát triển bền vững trải qua bao nhiêu thách thức lớn nhỏ bằng một cơ chế
truyền thống độc đáo, xem ra là “thông minh” nhất trong điều kiện đặc trưng về nhiều mặt của vùng
đất và người này. Trong cơ chế quản lý và điều hành đó nổi bật lên vai trò của già làng. Một trong
những sai lầm quan trọng và tai hại nhất của ta trong thời gian qua là chúng ta đã không nghiên cứu,
thấu hiểu, tôn trọng, tận dụng, đề cao lực lượng có ý nghĩa quyết định này, thậm chí còn muốn xóa
bỏ, không công nhận, hạn chế uy tín và vai trò của họ… Gần đây, sau một số biến động, giật mình
nhìn lại, mới có một số hoạt động nhằm tỏ ra tôn trọng, đề cao các già làng: mời ra trung ương gặp
các vị lãnh đạo này nọ v.v… Những việc ấy cũng là cần, và cũng có tác dụng nhất định. Nhưng có
chỗ cần suy nghĩ: những già làng này hiện nay còn thật sự có vai trò, vị trí dẫn dắt cộng đồng như
trước đây không? Nhất là trong tình hình hiện nay và trong phát triển tất yếu của Tây Nguyên sắp
tới? Vậy nên cần nghiên cứu kỹ già làng ở Tây Nguyên thực chất là ai? Vì sao họ có thể có vai trò
lớn như đã thấy?
Như đã nói ở phần trên, già làng chính là những người có tri thức toàn diện nhất, uyên bác
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
23
nhất, tích tụ được nhiều kinh nghiệm nhất trong đời sống giữa một thiên nhiên vừa bao dung vừa
khắc nghiệt, giữa một xã hội vừa hài hòa vừa gay gắt là xã hội Tây Nguyên trải qua các chuyển biến
lịch sử, lại là những người có đức độ cao, là những bậc hiền triết của làng. Người Pháp dịch “Hội
đồng già làng” là “Conseil des sages”, Hội đồng của các bậc hiền nhân. Cũng cần chú ý, gọi là già
làng nhưng già làng không nhất thiết là người cao tuổi nhất trong làng. Ông Núp ở làng S’tơr, ông
Mết ở làng Xóp Dùi, rất nổi tiếng, nhưng khi làm già làng cũng chỉ khoảng 30 tuổi. Tuổi tác không
phải là tiêu chuẩn chính. Theo ngôn ngữ ngày nay, có thể gọi đó là những bậc trí thức của làng. Xã
hội Tây Nguyên trong suốt lịch sử lâu dài đã được quản lý, điều hành hết sức hiệu quả bởi một tầng
lớp trí thức độc đáo như vậy. Lớp “trí thức” đó, trong biến chuyển và đi tới của xã hội Tây Nguyên
hôm nay vẫn còn có uy tín và sức tập họp nhất định, nhưng không còn đủ sức ứng phó với những
thách thức mới. Vậy phải chăng có vấn đề: cần thiết đào tạo một tầng lớp trí thức mới để dắt dẫn xã
hội này trong công cuộc phát triển mới hiện nay và tương lai?
Có thể đào tạo được một tầng lớp trí thức bản địa như thế không? Có hiện tượng nhiều nhà
giáo ở Tây Nguyên, qua kinh nghiệm thực tế của họ, cho rằng học sinh người dân tộc bản địa chỉ có
thể học khá đến khoảng cấp 2, lên đến cấp 3 thì đuối. Có đúng thế không? Chúng tôi không cho là
như vậy, vấn đề có thể là ở sự cứng nhắc, giáo điều trong chương trình và cách dạy của chúng ta,
không khai thác và phát huy đúng cách những thế mạnh của học sinh dân tộc bản địa. Vừa qua có
một ví dụ cụ thể rất sinh động và thuyết phục: Cách đây vài năm, Viện Văn hóa Dân gian (nay là
Viện Văn hóa) thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã mở một lớp thạc sĩ về văn hóa và dân tộc
học cho 12 sinh viên cao học toàn người dân tộc bản địa Tây Nguyên, Ba Na, Ê Đê, Xơ Đăng, Mơ
Nông, Hơ Re, Kơ Ho, Mạ v.v. Kết quả thật tuyệt: cả 12 người đều đạt xuất sắc, có người như chị
Phạm Thị Trung, người Xteng, một nhánh nhỏ của dân tộc Xơ Đăng đã trình một luận văn tuyệt vời
thậm chí rất hiếm được thấy ở một sinh viên cao học người Kinh. Trong quá trình học và làm luận
văn, các sinh viên này đã phải tiếp xúc với các tác phẩm kinh điển của các nhà nhân học, dân tộc
học hàng đầu thế giới, những C. Lévy- Strauss, E. Durkheim, A. van Ghenep, R. Tylor. G.
Condominas, J. Dournes…, qua bản dịch và qua cả nguyên bản, họ đã tỏ rõ khả năng nắm vững các
trí thức bác học cao nhất từng có, lại liên hệ vận dụng rất nhuần nhuyễn và sáng tạo vào thực tiễn xã
hội của dân tộc mình, cả trong quá khứ và trong thách thức hiện tại, mà chắc chắn không ai hiểu
sâu sắc được bằng họ… Rõ ràng có thể đào tạo một tầng lớp trí thức mới như vậy cho Tây Nguyên,
nếu chúng ta có nhận thức đúng, có sự tận tụy, quyết tâm và kiên trì. Vai trò của cán bộ người Kinh,
ở bất cứ cấp nào tại Tây Nguyên hiện nay không phải là làm thay, cũng không phải “cầm tay chỉ
việc” như thường được nghe nói, mà là giúp tổ chức công việc đào tạo đó, cấp bách trước mắt, và
lâu dài, một công việc có tính cách cơ bản và chiến lược. Phải tạo ra cho được một tầng lớp “già
làng” kiểu mới của Tây Nguyên, và không cách nào khác, thực sự trao quyền giải đáp những bài
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
24
toán lớn nhỏ của sự phát triển Tây Nguyên hiện nay vào tay họ. Đó là con đường duy nhất.
D – Tổ chức nghiên cứu Tây Nguyên.
Tất cả tình hình vừa qua chứng tỏ một vùng dân tộc đặc biệt như Tây Nguyên đòi hỏi một sự
nghiên cứu có tính khoa học rất nghiêm túc, chặt chẽ, lâu dài, vừa cơ bản vừa cập nhật, để làm cơ
sở cho mọi chủ trương, chính sách và việc làm lớn nhỏ của chúng ta ở đây. Quả thật chúng ta chưa
triển khai được một công tác nghiên cứu như vậy, và một số công trình nghiên cứu của một số
nhóm hoặc cá nhân các nhà nghiên cứu đã có, với những cố gắng đáng trân trọng, thì lại bị bỏ qua,
hầu như hoàn toàn không được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và có trách trách nhiệm quan
tâm, vận dụng. Có thể nói một cách không quá đáng, suốt hơn 30 năm qua - cũng chính là thời gian
chúng ta triển khai những chủ trương chiến lược lớn trên vùng đất này - mọi việc làm của chúng ta
đều khá tùy tiện, vội vã, dựa trên những cảm nhận bên ngoài hời hợt, chủ quan, kể cả khi tình hình
đã trở nên rất bất ổn thì những ứng phó cũng là chắp vá, áp đặt, không thật sự tính đến những hệ
quả lâu dài, không chịu quay lại tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa, không thèm nghe ý kiến tâm
huyết của các chuyên gia. Những ứng phó như vậy có khi còn làm cho tình hình dẫu có thể tạm ổn
trước mắt, trên bề mặt, nhưng về lâu dài, trong chiều sâu, lại càng xấu hơn, nặng nề, nguy hiểm
hơn. Một số chủ trương mới rất lớn (chẳng hạn việc tận khai bauxit ở Đắc Nông và nhiều vùng khác
tại Tây Nguyên) có thể mang tính chất phiêu lưu lớn, hậu quả về nhiều mặt thật khó lường…
Công tác tổ chức nghiên cứu cơ bản về Tây Nguyên do vậy là cấp bách. Hiện nay và về lâu
dài cần:
Thứ nhất: Tập họp các nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức trong nước đã có từ
trước đến nay, trong đó rất cần chú ý đến một số nghiên cứu có giá trị và khá nghiêm túc của các tác
giả miền Nam trong các thời kỳ (như các nghiên cứu của Toan Ánh, Nghiêm Thẫm…).
Thứ hai: Tổ chức dịch các công trình nghiên cứu của người Pháp về Tây Nguyên. Cho đến
nay, những nghiên cứu tốt nhất, cơ bản, tương đối toàn diện, đồng thời chuyên biệt, chi tiết, sâu sắc
nhất về Tây Nguyên là của các tác giả Pháp, bao gồm từ các nhà thám hiểm đầu tiên, đến các nhà
truyền giáo, các nhà cai trị và các nhà khoa học. Các công trình này hoặc đã được in thành sách,
hoặc còn nằm rải rác trong các tạp chí khoa học (như tạp chí BEFEO của Viện Viễn Đông Bác cổ
Pháp – đã được đưa lên mạng, tạp chí BAVH của Tổ chức Những người bạn của cố đô Huế…). Cần
có một tổ chức chuyên tập họp và chăm lo việc biên dịch thành một tủ sách chuyên đề về Tây
Nguyên, có thể đặt chẳng hạn tại một Trung tâm nghiên cứu ở một trường Đại học thuộc khu vực
Miền Trung hay Tây Nguyên (có thể nên là ở Miền Trung vì nghiên cứu Tây Nguyên không thể
tách khỏi nghiên cứu liên quan đến vùng duyên hải).
Người Mỹ chưa triển khai nghiên cứu được bao nhiêu về Tây Nguyên, ngoài vài tác phẩm của
Hickey, chủ yếu tập họp, cô động các công trình đã có của Pháp, có bổ sung thêm một số dữ liệu
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
25
mới thời chiến tranh sau này. Cũng nên tổ chức dịch để tham khảo.
Thứ ba: Cần có một tổ chức nghiên cứu toàn diện và cơ bản song song với nghiên cứu những
vấn đề cụ thể, cấp thời về Tây Nguyên, có thể thành một Viện Nghiên cứu Tây Nguyên thuộc Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam. Viện này sẽ là trung tâm nối liền các tổ chức nghiên cứu đã nói ở điều
thứ nhất và thứ hai.
Thứ tư: Cần có ngay một bộ phận tư vấn khoa học bên cạnh Ban Chỉ đạo Tây Nguyên hiện
nay, gồm các chuyên gia về Tây Nguyên, đặc biệt các chuyên gia là người dân tộc bản địa, không
phải là không có và lâu nay chưa hề được dùng.
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
26
Kết luận
Vấn đề Tây Nguyên về nhiều phương diện là một vấn đề lớn lại có những đặc trưng riêng
trong sự phát triển chung của cả nước. Vấn đề này vốn đã không hề đơn giản, nay đã càng trở nên
hết sức phức tạp, khó khăn, có thể còn khó khăn lâu dài, với những diễn biến cũng có thể còn chưa
lường được hết và còn bất ngờ. Song vấn đề cũng có thể trở nên đơn giản hơn, vẫn có thể có lối ra,
nếu ta dám thật sự nhìn lại tình hình một cách khách quan, nhận ra sai lầm lớn lẽ ra hoàn toàn có thể
không mắc phải nếu biết tôn trọng thực tế và biết lắng nghe, từ đó nghiêm túc xác định lại quan
điểm đúng, để có cách nhìn và cách hành xử thích hợp, đặc biệt biết thật sự tôn trọng các dân tộc
bản địa Tây Nguyên, một bộ phận tuy có đến chậm hơn nhưng từng gắn bó rất sâu sắc, có đóng góp
hết sức to lớn trong tiến trình lịch sử gian nan mấy thế kỷ qua của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ở Tây Nguyên nếu không thật sự đặt quyền lợi của các dân tộc bản địa lên trên hết, là mục tiêu
hàng đầu của mọi kế hoạch phát triển, thì chắc chắn không việc gị có thể thành công, sẽ thất bại tất
yếu, thậm chí có thể đi đến thảm họa.
Nhà Tây Nguyên học xuất sắc Jacques Dournes có một câu bất hủ khi nói về Tây Nguyên,
ông viết: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”.
Đối với Tây Nguyên, cần một sự hiểu biết và một tình yêu đầy sự tôn trọng thật sự, một sự
tôn kính chân thành và đấy ưu tư đối với một vùng đất và một vùng văn hóa vào loại độc đáo nhất
còn lại trên đất nước ta và trên thế giới ngày nay. Cần có một tình yêu đầy tôn trọng như vậy, để ra
sức tìm hiểu sâu sắc vùng đất và người hết sức quan trọng và vô cùng đặc sắc này, từ đó mà có chủ
trương và hành động đúng, mới mong có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện tại, đưa Tây Nguyên vững
chắc vào tiến trình phát triển chung của đất nước, vì Tây Nguyên, và vì cả nước.
Tiểu luận Địa lý Kinh tế Việt Nam Khu vực Tây Nguyên
Nhóm: Hạt Đậu Nhỏ
27
Tài liệu tham khảo
TS. Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Nguyễn Việt Lâm, Nguyễn Ngọc Vượng (2011), Giáo
trình Điạ Lý Kinh Tế Việt Nam, Trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Website Tổng cục thống kê:
Website Bách khoa toàn thư mở:
Website Báo điện tử:
Website Báo điện tử:
Website Báo điện tử:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_dia_ly_kinh_te_viet_nam_chinh_sua_lan_1_hoan_chinh_708.pdf