Tiểu luận Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum)

Cuối cùng, diễn đàn ARF còn là nơi các nước thành viên gặp gỡ trao đổi những vấn đề thuộc quan hệ song phương giữa họ với nhau. Rất nhiều vấn đề của mối quan hệ song phương đã được giải quyết bên lề hội nghị ARF hàng năm. Vì vậy việc phát triển ARF cũng có lợi cho cả việc phát triển các mối quan hệ song phương và đa phương. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng tương lai phát triển của ARF vẫn là rất lớn. Trong tương lai gần, có thể ARF vẫn chưa đóng vai trò như một tổ chức khu vưc giải quyết các vấn đề tranh chấp nhưng diễn đàn an ninh ARF sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc đàm thoại để tìm ra những biện pháp hòa giải tốt nhất, bảo đả m nền an ninh của khu vực và quốc tế.

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3819 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF (ASEAN Regional Forum) 2 Mở Đầu Từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đứng trước rất nhiều nguy cơ truyền thống và phi truyền thống, các nhà lãnh đạo của các quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã có sự thay đổi lớn trong tư duy an ninh. An ninh toàn diện và an ninh hợp tác dần chiếm ưu thế trong quá trình định hình chính sách an ninh trong khu vực. “ASEAN tích cực nêu ra các sáng kiến an ninh một phần nhằm tìm kiếm vai trò an ninh mới của mình sau Chiến tranh lạnh mặt khác để cho phương Tây thấy rằng sự cố kết của họ sẽ buộc phương Tây phải quan tâm đến” 1. Kết quả cuối cùng là sự ra đời của một số cơ chế đa phương, và Diễn đàn hợp tác an ninh Thái Bình Dương (ARF) là một trong cơ chế đa phương duy nhất chuyên trách về an ninh trong khu vực. I. Sự hình thành và phát triển của ARF Tiền đề của ARF bắt nguồn từ những nền móng sau: Thứ nhất, có thể nói ý tưởng khởi đầu cho việc thành lập ARF bắt đầu từ cuộc họp cấp cao ASEAN IV tại Singapore vào tháng 1 năm 1992, khi đó Thủ 1 ARF và vai trò của ASEAN trong diễn đàn, Luận Thùy Dương 3 Tướng Singapore Goh Chok Tong đề cập đến hợp tác an ninh thông qua đối thoại với các nước ngoài khu vực. Thứ hai, tại cuộc họp được tổ chức lần đầu tiên giữa các quan chức cấp cao ASEAN và các nước thành viên đối thoại với ASEAN (ASEAN – PMC) tại Singapore vào tháng 5 năm 1993 đã nêu rõ việc mở rộng cơ chế PMC để bàn về an ninh. Thứ ba, tại cuộc họp ASEAN PMC vào tháng 7 năm 1993: 18 nước thành viên thống nhất sẽ tổ chức một cuộc họp riêng của tất cả các ngoại trưởng tham dự ASEAN và Hội nghị sau Hội nghị Ngoại trưởng PMC. Cuộc họp này sẽ được gọi là ARF đầu tiên sẽ diễn ra ở Bangkok vào tháng 7 năm 1994. Như vậy, có thể nói Hội nghị thành lập ARF là do các nước ASEAN đưa ra và cơ cấu của ARF được sử dụng theo cơ cấu của ASEAN – PMC. Các Ngoại trưởng ASEAN đã tuyên bố “ARF có thể trở thành Diễn đàn tham khảo ý kiến có hiệu quả ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương để thúc đẩy đối thoại mở về hợp tác an ninh và chính trị trong khu vực”2. Sáng kiến ARF sở dĩ được các nước tham gia ASEAN – PMC dễ dàng chấp nhận vì trước hết ARF đáp ứng được lợi ích và nhu cầu của các bên liên quan. Thứ nhất, sáng kiến thành lập ARF đã được đưa ra có sự thay đổi nhận thức của các nước. Các nước trong khu vực đều mong muốn có một diễn đàn hoặc một cơ chế để giải quyết các vấn đề thách thưc mới về an ninh trong khu vực. Thứ hai, sự thay đổi lập trường của Mỹ về hợp tác an ninh đa phương là một trong những yếu tố quan trọng làm cho sáng kiến thành lập ARF trở thành hiện thực. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ luôn cho rằng không cần lập thêm cơ chế mới để xử lý vấn đề an ninh vì Mỹ đã có các liên minh an ninh song phương giữa Mỹ và các đồng minh làm chỗ dựa. Nhưng sau khi Clinton 2 Thông báo chung của hội nghị Ngoại trưởng lần 27 (1994) 4 lên cầm quyền thì chính quyền Mỹ đã thay đổi cách tiếp cận vầ an ninh. Mỹ thiên sang vẫn duy trì an ninh song phương nhưng vẫn tán thành việc thành lập các cơ chế đa phương. Còn về phần Trung Quốc do ARF là diễn đàn có sự tham gia của hầu hết các nước Đông Á và các nước trong khu vực Châu Á Thái Binh Dương nên Trung Quốc cũng muốn tham gia để kiềm chế Mỹ và một số nước phương Tây và tìm cách phát huy vai trò ảnh hưởng của mình trong các vấn đề về an ninh của khu vực. Thứ ba, sáng kiến thành lập ARF do các nước vừa và nhỏ trong ASEAN đưa ra nên dễ dàng được các nước trong khu vực chấp thuận. Theo giáo sư Leifer “ARF đặc biệt ở chỗ sáng kiến chính thức và trách nhiệm tổ chức diễn đàn này lại do các quốc gia vừa và nhỏ (ASEAN) đảm nhận chứ không phải các nước lớn”.3 Hơn nữa, ARF đã thu hút sự aun tâm của tất cả các nước lớn trong khu vực như trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ, đây chính là thành công của ARF, là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ủng hộ của các nước trong và ngoài khu vực. Do vậy việc sáng kiến thành lập ARF có tính khả thi cao và phù hợp với lợi ích của mỗi thành viên. II. Mục tiêu và tiến trình hoạt động của ARF 1. Mục tiêu Ta có thể nói, đề nghị thành lập ARF là sáng kiến của các nước ASEAN. Nguyên tắc hoạt động hiện nay của ARF dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN trong đó bao gồm cả nguyên tắc nhất trí. Mục tiêu của ARF đã được ghi rõ trong tuyên bố đầu tiên của chủ tịch ARF tại cuộc họp năm 1994 gồm hai mục tiêu sau: 3 Leifer, Michael Leifer, the ASEAN Regional Forum, the International Institute for Strategic Studies. 5 Thứ nhất, thúc đấy đối thoại và tham khảo các ý kiến tích cực về an ninh và chính trị mà các bên cùng quan tâm. Thứ hai, đóng góp tích cực vào các cố gắng xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa trong khu cực Châu Á Thái Bình Dương. 2. Tiến trình hoạt động Theo Bản khái niệm về ARF được đưa ra năm 1995, các nước thành viên ARF đã nhất trí về 3 giai đoạn phát triển của ARF là: - Giai đoạn 1: tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM); - Giai đoạn 2: thực hiện ngoại giao phòng ngừa (PD); - Giai đoạn 3: giải quyết các xung đột. Hiện nay theo đánh giá của một số nước thì ARF đang ở giai đoạn thứ nhất tức là đang tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) giữa các thành viên. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ARF đã thực hiện xong giai đoạn thứ nhất và đã đến lúc ARF bước vào giai đoạn thứ hai – tiến hành bước ngoại giao phòng ngừa (PD). Như vậy, có thể thấy hiện ARF đang trong quá trình giao thoa giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và khó khăn lớn là sự lựa chọn nên tiếp tục tập trung vào CBM hay bước sang PD. Mỹ và các phương Tây muốn nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2, trong khi Trung Quốc và các nước ASEAN muốn tiếp tục củng cố giai đoạn 1. ARF hoạt động ở hai cấp độ, cấp độ thứ nhất gọi là Kênh 1 để tiến hành xây dựng lòng tin, ở cấp độ này gồm các cuộc họp chính thức và không chính thức ở cấp Ngoại trưởng các nước thành viên. Tại các phiên họp này, Ngoại trưởng các nước thành viên trình bày về những vấn đề bức xúc trong khu vực, ngoài ra để tăng cường quan hệ cá nhân giữa các Ngoại trưởng họ còn tham gia các hoạt động khác như chơi golf, hát karaoke, mô hình hoạt động này có thể được xem như việc đưa “Phương cách ASEAN” vào hoạt động của ARF. Theo đó, các nước cho rằng bước đầu tiên cần phải tiến hành xây dựng lòng 6 tin ở mọi cấp độ, điều đó sẽ giúp cho các nước dễ dàng thảo luận và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Cấp độ thứ hai, hay gọi là Kênh II tiến hành ngoại giao phòng ngừa, ARF đã tổ chức một số hội thảo về PD để trao đổi khái niệm, nguyên tắc chỉ đạo, phạm vi thực hiện và các biện pháp cụ thể và tài trợ cho các cuộc họp ở cấp chuyên gia, học giả để thỏa luận một cách không chính thức các đề mục cụ thể trong chương trình nghị sự tiếp theo của ARF. 3. Thành viên Cuộc họp đầu tiên có sự tham gia của Ngoại trưởng 18 nước: Brunei, Australia, Canada, Trung Quốc, Chủ tịch Liên minh Châu Âu, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, New Zealand, Papua New Guinea, Philippines, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam. Sau đó đã mở rộng các thành viên khác như: Campuchia (1995), Ấn Độ và Miến Điện (1996), Mông Cổ (1999), Bắc Triều Tiên (2000), Bangladesh, Srilanka. Hiện nay, ARF đã quy tụ được 27 nước - gần như tất cả những nước quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 4. Sự vận hành Cũng như đặc điểm của nhiều cơ chế khác trong khu vực, ARF cũng có những đặc điểm như là một cơ chế mở, đa tầng nấc và tiệm tiến. Sự vận hành của ARF như sau: Diễn đàn ở cấp chính phủ: Các cuộc họp ARF được tổ chức hàng năm ở cấp ngoại trưởng. Ngay từ khi mới thành lập các nước thành viên đã nhất trí là cuộc họp ARF sẽ được tổ chức ở cấp ngoại trưởng và diễn ra vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm. Các cuộc họp này sẽ diễn ra trùng hợp với thời gian diễn ra cuộc họp ngoại trưởng ASEAN và ASEAN – PMC. Chủ tịch của ARF luân phiên hàng năm cũng là chủ tịch của ASEAN, tức ngoại trưởng của nước 7 chủ nhà đứng ra tổ chức Hội nghị ngoại trưởng ASEAN. ARF còn được hỗ trợ bởi các cuộc họp quan chức cấp cao của ARF (ARF – SOM) tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Văn bản chính thức của ARF là tuyên bố của chủ tịch ARF được đưa ra sau cuộc họp. Chương trình nghị sự bàn về hầu hết các vấn đề an ninh trong khu vực, những vấn đề chuyên biệt tiến hành thảo luận theo nhóm, kết quả được xây dựng trên nguyên tắc trao đổi quan điểm, lập trường và nguyên tắc đồng thuận. III. Ảnh hưởng của ARF tới an ninh khu vực Trong gần 20 năm tồn tại và phát triển, mặc dù những gì đã đạt được của diễn đàn ARF không được như sự mong đợi của các nước khi thành lập nhưng diễn đàn này cũng đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, trên một mặt nào đó, góp phần duy trì hoà bình, an ninh và hợp tác trong khu vực". Cụ thể là: Tính hiệu quả của ARF với tư cách là một cầu nối cho các cuộc đối thoại và tư vấn song phương cũng như đa phương cùng với việc thiết lập những quy tắc đối thoại và hợp tác, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, không can thiệp lẫn nhau, sự tiến bộ không ngừng và phát triển với tốc độ cân đối, hợp lý cho mọi thành viên; Thứ nhất, sự sẵn sàng giữa các bên tham dự ARF nhằm thảo luận hàng loạt các vấn đề an ninh trong một cơ chế đa phương; Thứ hai, sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng dần qua các hoạt động hợp tác; Thứ ba, tạo lập và duy trì đối thoại và tư vấn về các vấn đề an ninh và chính trị; Thứ tư, minh bạch được thực hiện thông qua những biện pháp của ARF như trao đổi thông tin liên quan đến chính sách quốc phòng và việc xuất bản các báo cáo của chính phủ về quốc phòng; và 8 Thứ năm, một mạng lưới được triển khai giữa các quan chức quân đội, quốc phòng và an ninh quốc gia của các bên tham gia ARF. Từ trước khi ARF ra đời đã có rất nhiều sáng kiến của các nước được đưa ra về một mô hình hợp tác an ninh đa phương. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít những ý kiến phản bác những đề nghị như vậy. Không giống như khu vực châu Âu, khu vực châu Á-Thái Bình Dương đa dạng và phức tạp hơn nên khó có thể dập khuôn theo mô hình OSCE. Về mặt địa lý, dân số, khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn khu vực châu Âu gấp nhiều lần. Khu vực này cũng đa dạng hơn về các mặt chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, trình độ phát triển kinh tế và hệ thống chính trị. Đồng thời ở đây vẫn tồn tại nhiều điểm nóng về tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia khu vực mà vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó, việc không có mối đe dọa hay kẻ thù chung rõ ràng khiến cho việc tập hợp an ninh chính trị tại khu vực châu Á- Thái bình dương gặp khó khăn. Song cơ bản nhất là 2 quốc gia có vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực là Mỹ và Nhật Bản lại phản đối quyết định này. Qua đó, chúng ta có thể thấy sự ra đời của ARF đã là một bước tiến mới trong nhận thức cũng như hành động hợp tác an ninh khu vực. Sự kiện này có tác động mạnh mẽ lên kế hoạch và suy nghĩ của từng nước trong khu vực, phần nào đóng vai trò tích cực trong việc kiềm chế các hoạt động xung đột cũng như tăng cường sự hợp tác trong khu vực. 1. Kiềm chế giữa các nước lớn Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có thiên hướng dựa vào các sắp xếp an ninh song phương hơn là đa phương để bảo vệ an ninh khu vực và duy trì lợi ích của Mỹ. Mỹ cho rằng không cần phải lập thêm các thiết chế mới và có thể sử dụng các thiết chế hiện có như APEC để bàn thêm về các vấn đề khác ngoài vấn đề kinh tế. Còn phía Nhật Bản không tán thành hợp tác an ninh đa phương vì hai lý do chủ yếu. Thứ nhất, phần đông người Nhật vẫn coi hợp tác 9 an ninh Mỹ Nhật là trụ cột trong chính sách an ninh của mình và họ muốn tiếp tục duy trì hiệp ước này. Thứ hai là Nhật cho rằng để thành lập diễn đàn an ninh đa phương thì trước hết phải giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Liên Xô và Nhật Bản. Nhưng ngược lại, chính bản hiệp ước an ninh Mỹ nhật lại làm gay gắt thêm mối quan hệ xung đột giữa Mỹ Nhật với các cường quốc đối địch trong khu vực như Nga và Trung Quốc. Những thách thức đối với nền an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương liên quan nhiều đến việc tranh chấp lãnh thổ. Có thể kể đến ở đây đó là tranh chấp Biển Đông giữa các nước Asean, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Nhật và Trung Quốc, tranh chấp quần đảo Kuril giữa Nhật và Nga. Ngoài các mâu thuẫn trên, khu vực này còn chứa đựng hai điểm nóng nữa của thế giới đó là điểm nóng Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Trong đó, vấn đề về Triều Tiên có liên quan đến cả vũ khí hạt nhân – mối hiểm họa của toàn thế giới. Giả sử như trong kịch bản xấu nhất là các mâu thuẫn kiakhông thể giải quyết ổn thỏa bằng các cuộc đàm phán hay thương lượng mà các bên buộc phải dùng đến bạo lực thì toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ trở thành một bãi chiến trường. Bằng cách đưa tất cả các nước lớn trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ tham gia vào ARF để thảo luận về các vấn đề an ninh thì diễn đàn đã tạo ra công cụ cân bằng và kiềm chế hành động của các nước lớn, đảm bảo hòa bình và an ninh trong khu vực. 3. Tăng cường tính hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh giữa các nước trong khu vực Mặc dầu có những phê phán về tiến trình ARF và triển vọng của nó trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, cần phải thấy đây là một mô hình hợp tác thích hợp với thực tế an ninh của khu vực châu á - Thái Bình Dương và nó 10 đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc xây dựng lòng tin ở khu vực. Hơn nữa, cũng như bản thân ASEAN, tổ chức sáng lập và hiện giữ vai trò trung tâm của ARF, ARF không phải được tạo lập với mục đích giải quyết các vấn đề an ninh khu vực. ARF được thành lập với mục tiêu chủ yếu và trước hết là để cải thiện bầu không khí mà trong đó các nước sẽ bàn bạc và tiến tới giải quyết tranh chấp. Với cách nhìn như vậy phải thừa nhận rằng ARF đã thành công đáng kể đặc biệt là trong việc lôi kéo Trung Quốc, vốn không mặn mà với chủ nghĩa đa phương, tham gia vào Diễn đàn. Tồn tại song song bên những hiệp ước an ninh song phương, ARF đóng vai trò như một hợp tác an ninh đa phương góp phần kiềm chế hành động của các nước, thúc đẩy tinh thần mang tính hợp tác cao độ trong các mâu thuẫn khu vực. Điển hình là những dấu hiệu tích cực mà arf mang lại trong mối quan hệ ASEAN- Trung Quốc trong vấn đề biển Đông trong tương lai (ARF lần thứ 17 tổ chức tại Việt Nam 2010). 3. Đề cao vai trò của các nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là ASEAN trong mối quan hệ với các cường quốc. Ra đời năm 1994, diễn đàn an ninh ASEAN (ARF) là một trong những nỗ lực của ASEAN trong việc tăng cường vai trò của mình trong mối quan hệ quốc tế, mà điển hình nhất là sự thành công khi đã lôi kéo được Trung Quốc tham gia vào diễn đàn đa phương của khu vực. Có thể nói ARF là biểu hiện thành công nhất của sự điều chỉnh chính sách của ASEAN trước thực tế chiến lược mới trong thời kì sau chiến tranh lạnh và thời kì sau khi cuộc xung đột của Campuchia đi đến một giải pháp. Cuộc chiến ở Campuchia chấm dứt, chất keo dính tạo nên sự cố kết chính trị của ASEAN cũng không còn, ASEAN đột nhiên như thấy mình mất đi phần nào vai trò đối với Mỹ và Trung Quốc cũng như vị trí trung tâm nó đã chiếm giữ trong suốt 13 năm xung đột ở 11 Campuchia. Sự ra đời của ARF đã nhanh chóng bù đắp và xây dựng lại một hình ảnh ASEAN năng động trên trường quốc tế. IV. Đánh giá và triển vọng phát triển Bên cạnh những điểm tích cực mà diễn đàn ARF mang lại thì bản thân ARF cũng còn những hạn chế của riêng mình. Cần nhận thức được rằng nếu ARF vẫn chỉ dừng lại như ở mức độ hiện nay thì rất có thể sẽ gây thất vọng cho một số nước luôn chỉ trích tiến độ chậm chạp của ARF đặc biệt là Mỹ, Nhật, Australia, Canađa và các nước EU. Ngoài ra với sự mở rộng thành viên đối thoại ARF (hiện nay lên tới 27), hiệu quả tiến trình ARF sẽ càng bị ảnh hưởng bởi vì nguyên tắc nhất trí của ASEAN cũng là nguyên tắc làm việc của ARF. Tuy có những mặt tích cực nhưng nguyên tắc nhất trí áp dụng cho một Diễn đàn bao gồm 27 nước thành viên với trình độ phát triển kinh tế, hệ thống chính trị, nhận thức về an ninh v.v... vô cùng khác biệt, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng những vấn đề an ninh thực sự gay cấn sẽ không được mang ra thảo luận, hoặc bị trì hoàn hoặc nếu được đưa ra cũng khó mà đạt được sự nhất trí giữa tất cả các nước. Bởi các mối quan hệ an ninh song phương vẫn giữ vai trò rất quan trọng nếu không nói là chủ đạo trong các vấn đề khu vực, các nước sẽ không thấy nhu cầu khẩn thiết trong việc tạo dựng một cơ chế hợp tác an ninh toàn khu vực. Điều này cộng thêm với sự e ngại truyền thống của một số nước trong khu vực đối với ngoại giao đa phương như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và một số nước ASEAN khác, sẽ làm giảm phần nào sự tham gia của các nước vào ARF và ngăn cản sự tiến triển của ARF. Ta có thể thấy rõ những hạn chế của ARF: Thứ nhất, tính hiệu quả của diễn đàn đang thách thức sự tồn tại và tương lai của ARF, đó là do cơ chế ARF vẫn chưa được thể chế hóa nên tính ràng buộc pháp lý giữa các quốc gia thành viên không cao. Hơn nữa, vấn đề của ARF là 12 khả năng huy động tài chính không cao do tính lỏng lẻo do vậy mà đứng trước các nguy cơ không thể phản ứng nhanh. Thứ hai, sự cạnh tranh của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong việc thảo luận các vấn đề an ninh khu vực. Ý đồ của Mỹ muốn hướng APEC tập trung vào thảo luận cả các vấn đề an ninh bên cạnh các vấn đề kinh tế ngày càng rõ ràng. Sau sự kiện 11/9/2001, do sự vận động của Mỹ, lần đầu tiên tại Hội nghị cấp cao APEC 9 tại Thượng Hải, Trung Quốc (11/2001), một Tuyên bố mang tính chính trị về chống khủng bố đã được thông qua. Thứ ba, sự khác biệt trong suy nghĩ chuyển giao các giai đoạn giữa các nước thành viên gây nên những mâu thuẫn, tranh luận gay gắt. Mặc dù còn tồn tại những khuyết điểm cần phải khắc phục nhưng về mặt nào đó, ARF đã chứng tỏ được khả năng của mình khi tham gia tư vấn giải quyết các vấn đề khu vực, nhiêu ARF là diễn đàn hợp tác an ninh đa phương đầu tiên và duy nhất hiện nay ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Diễn đàn quy tụ được sự tham gia của tất cả các nước lớn, các đối tác quan trọng đối với an ninh phát triển của toàn khu vực. Thành công hay hạn chế của ARF, về một khía cạnh nào đó, đều có ảnh hưởng đến an ninh các quốc gia và toàn khu vực. Do vậy, thúc đẩy ARF vẫn là mong muốn của đa số các nước thành viên Tuy chủ nghĩa đơn phương và việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ nổi lên từ sau sự kiên 11/9 nhưng nhu cầu về đối thoại hợp tác để bảo đảm an ninh và phát triển quốc gia, khu vực và thế giới vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới. Với những gì ARF đã làm được đã thúc đẩy việc xây dựng lòng tin, hiểu biết lẫn nhau ở khu vực giữa các nước thành viên, góp phần đáng kể vào việc đảm 13 bảo hòa bình, an ninh khu vực. Bằng chứng là việc nhiều nước ngoài khu vực ASEAN vẫn tiếp tục bày tỏ nguyện vọng được tham gia ARF Cuối cùng, diễn đàn ARF còn là nơi các nước thành viên gặp gỡ trao đổi những vấn đề thuộc quan hệ song phương giữa họ với nhau. Rất nhiều vấn đề của mối quan hệ song phương đã được giải quyết bên lề hội nghị ARF hàng năm. Vì vậy việc phát triển ARF cũng có lợi cho cả việc phát triển các mối quan hệ song phương và đa phương. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng tương lai phát triển của ARF vẫn là rất lớn. Trong tương lai gần, có thể ARF vẫn chưa đóng vai trò như một tổ chức khu vưc giải quyết các vấn đề tranh chấp nhưng diễn đàn an ninh ARF sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc đàm thoại để tìm ra những biện pháp hòa giải tốt nhất, bảo đảm nền an ninh của khu vực và quốc tế. Tài liệu tham khảo 1. Hợp tác đa phương trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2. ARF và vai trò của ASEAN trong diễn đàn 14 3. “An ninh châu Á – Thái bình Dương những năm đầu thế kỷ 21” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM, 2008, trang 185 – 192,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffile1_1767.pdf
Luận văn liên quan