Tiểu luận Điều kiện pháp lý ngân hàng nhà nước Việt Nam

Quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối của NHNN mang tính chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối của NHNN thực hiện ở chỗ dựa vào quyền lực nhà nước, NHNN thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp tổ chức và tác động trực tiếp vào hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối. Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng trung ương là thẩm quyền quan trọng mà nhà nước giao cho NHNN. Nội dung cơ bản của thẩm quyền này là nhà nước giao cho NHNN thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo đảm dự trữ ngoại hối nhà nước.

pdf14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điều kiện pháp lý ngân hàng nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1 Tiểu luận: Phan Ngọc Trọng Nguyễn Minh Trung Lê Hữu Tuấn Trần Thị Thu Thảo Lê Thị Thúy Hằng Phạm Đại Hiệp Phạm Nguyễn Hồng Vân Nguyễn Thị Tâm Nguyên Hoàng Hương Trâm Võ Công Lý Nhóm: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Từ Nhu 2 Thành viên nhóm biên soạn:  Phan Ngọc Trọng (Trưởng nhóm): 1. Tổng quan ngân hàng trung ương a. Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ. b. Ngân hàng trung ương không trực thuộc chính phủ. 2. Tổng quan – khái niệm ngân hàng nhà nước Việt Nam.  Hoàng Hương Trâm: 1. Chức năng quản lý nhà nước.  Nguyên Thị Tâm Nguyên: 1. Chức năng là một Ngân hàng trung ương  Trần Thị Thu Thảo: 1. Hệ Thống tổ chức, lãnh đạo, điều hành ngân hàng nhà nước  Nguyễn Minh Trung: 1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.  Công cụ thứ nhất: Tái cấp vốn  Công cụ thứ hai: lãi suất  Võ Công lý: 1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.  Công cụ thứ ba: tỷ giá hối đoái  Công cụ thứ tư: công cụ dự trữ bắt buộc  Lê Thị Thúy Hằng: 1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.  Công cụ thứ năm: nghiệp vụ thị trường mở  Phạm Đại Hiệp: 1. Hoạt động phát hành tiền. 2. Hoạt động tín dụng.  Lê Hữu Tuấn: 1. Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứngcácdịch vụ thanh toán. 2. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối.  Phạm Nguyễn Hồng Vân: 1. Thanh tra ngân hàng. 2. Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3 Contents I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. ......................................................................................................................................... 4  Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. ............................................................................... 4  Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ. ................................................................................ 4 1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam ......................................................................................... 4 2. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: ............................................................................... 5 2.1 Chức năng quản lý nhà nước: ...................................................................................................... 5 2.2 Chức năng là một Ngân hàng trung ương. .................................................................................. 6 II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC . ....................... 7 1. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước: (Điều 10 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) .................... 7 2. Lãnh đạo và điều hành ............................................................................................................................ 8 3. Chi nhánh, văn phòng đại diện (Điều 12 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) .................................. 9 4. Các đơn vị trực thuộc .............................................................................................................................. 9 III. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. ............................................................................ 9 1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: (điều 15 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) ................... 9 Công cụ thứ nhất: Tái cấp vốn .............................................................................................................. 10 Công cụ thứ hai: lãi suất ....................................................................................................................... 10 Công cụ thứ ba: tỷ giá hối đoái ............................................................................................................. 10 Công cụ thứ tư: công cụ dự trữ bắt buộc ............................................................................................ 10 Công cụ thứ năm: nghiệp vụ thị trường mở ....................................................................................... 10 2. Hoạt động phát hành tiền ................................................................................................................... 12 3. Hoạt động tín dụng ............................................................................................................................. 12 4. Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứngcácdịch vụ thanh toán.............................. 12 5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối (điều 37 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam)............ 13 6. Thanh tra ngân hàng (Điều 50, 52 - Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) ...................................... 13 7. Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............................................................... 14 4 I. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. Căn cứ vào mối quan hệ với chính phủ, có hai mô hình tổ chức ngân hàng trung ương :  Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ. - Không nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ. - Không chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. - Được giám sát trực tiếp bởi Quốc hội. - Quan hệ giữa hai bên là quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế.  Ưu điểm : - Tăng hiệu quả cảu mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và ổn định hệ thống tài chính - Được giao quyền lựa chọn mục tiêu mà không chịu sự can thiệp chỉ đạo từ chính phủ hay cơ quan liên quan khác. - Độc lập trong việc thực thi chính sách nên tăng tính chủ động và giảm độ trễ của chính sách tiền tệ. - Có thể từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách. - Tự chủ về cơ chế tổ chức và cơ chế tài chính, nhân sự. - Có trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch.  Hạn chế : Tạo ra sự quản lý thiếu đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.  Áp dụng ở các nước : Hoa Kỳ, CHLB Đức và một số quốc gia thuộc cộng đồng Châu Âu.  Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ. Mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ là mô hình trong đó ngân hàng trung ương nằm nội các chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ.  Áp dụng các nước : Trung Quốc, Ba Lan, Việt Nam  Ưu điểm : Tập trung cao về nguồn vốn trong nước cho đầu tư và chi tiêu, phối hợp đồng bộ các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.  Hạn chế : Chính sách tiền tệ có thể bị lạm dụng bởi giai cấp thống trị. 1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam Điều 1, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (12/12/1997) quy định : Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam. Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đồng thời, đây còn là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng cuả các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động ngân hàng nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng XHCN. Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước và có trụ sở chính tại thủ đô Hà nội.  Điều 2 luật Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước VN là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước CHXHCN Việt Nam.  Đặc điểm: 5 - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Cơ quan quản lý nhà nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ, trực thuộc Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mang hàm Bộ trưởng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những qui định tại các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Chính phủ. Qui trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam theo các qui định pháp luật hiện hành trong Luật Tổ chức Quốc Hội và Luật tổ chức Chính Phủ. - Ngân hàng nhà nước Việt Nam quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng các phương thức và công cụ quản lý khi thực thi nhiệm vụ của mình, - Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng trung ương. Đây là điểm khác biệt giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các Bộ khác trong Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn là một Ngân hàng. Ngân hàng này thực hiện một số hoạt động ngân hàng đặc biệt, bao gồm: hoạt động độc quyền phát hành tiền; cung ứng các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho Chính phủ và cho các tổ chức tín dụng. - Ngân hàng nhà nước Việt Nam là một pháp nhân. + Ngân hàng nhà nước Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước thành lập. + Ngân hàng nhà nước Việt Nam có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình 2 cấp. + Ngân hàng nhà nước Việt Nam có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, được nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động. Điều 43 Luật ngân hàng quy định : vốn pháp định của NHNN do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 9 – Nghị định 07/2006/NĐ-CP (10/01/2006) quy định mức vốn là 5000 tỷ. Ngoài vốn pháp định, NHNN còn được nhà nước giao các loại tài sản khác và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. + Ngân hàng nhà nước nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật. 2. Chức năng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Ngân hàng nhà nước Việt Nam có hai chức năng cơ bản : - Chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Chức năng là một Ngân hàng trung ương. 2.1 Chức năng quản lý nhà nước: - Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Điều 22 – Luật ngân sách nhà nước (1996), luật sửa đổi bổ sung luật ngân sách nhà nước (1998) Bộ kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ trình Chính phủ dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, phối hợp hoạt động với nhiều cơ quan, trong đó có Ngân hàng Nhà nước. Vì hoạt động của ngân hàng nhà nước có tác động mạnh mẽ đối với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. - Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để trình Chính phủ. 6 Điều 3, điều 5 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định cơ chế này như sau : • Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định, đồng thời tổ chức thực hiện chính sách này. • Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng và các TCTD ở Việt Nam. + Chi phí xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia mức làm phát dự kiến hàng năm trình quốc hội quyết định tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, quyết định lượng tiền cung ứng bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kì báo cáo UBTVQH, quyết định các chính sách cụ thể khác và giải pháp thực hiện. + Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước chuyên nghành trực tiếp xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này. - Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo thẩm quyền. - Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định); cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất các tổ chức tín dụng. - Kiểm tra thanh tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền. - Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của chính phủ. - Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế. - Quản lý hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng. - Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động ngân hàng và tiền tệ. - Đại diện cho nhà nước CHXHCNVN tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế trong trường hợp được Chủ tịch nước, Quốc hội ủy quyền. -Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ngân hàng. 2.2 Chức năng là một Ngân hàng trung ương. 2.2.1. Phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ (Khoản 2, điều 5 – Luật ngân hàn nhà nước Việt Nam) - In tiền, đúc tiền, bảo quản và vận chuyển tiền - Phát hành tiền + Nguyên tắc phát hành tiền + Kênh phát hành tiền 7 - Điều tiết lưu thong tiền tệ 2.2.2. Thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng - Mở tài khoản và tiếp nhận dự trữ tiền tệ của các NH thương mại và các tổ chức tín dụng - Tiếp vốn cho các ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng - Tổ chức và thực hiện hệ thống thanh toán bù trừ giữa các NH thương mại - Tổ chức và điều hành hoạt động thị trường mở, thị trường lien ngân hang - Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM bằng nhiều biện pháp và công cụ khác nhau 2.2.3. Thực hiện chức năng ngân hàng của chính phủ Làm đại lý cho chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu khi đáo hạn - Cho ngân sách nhà nước vay vốn khi cần thiết - Mở tài khoản và giao dịch với hệ thống kho bạc nhà nước II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO, ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC . Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức thành một hệ thống tập trung và thống nhất , bao gồm: bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện trong nước và các đơn vị trực thuộc. 1. Tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước: (Điều 10 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) 8 2. Lãnh đạo và điều hành Trụ sở chính : Đặt tại Hà Nội, là trung tâm lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ở Việt Nam, theo điều 4, điều 14 – Pháp lệnh NHNN Việt Nam (1994), hội đồng quản trị đảm nhiệm quản trị mọi hoạt động, Thống đốc có quyền điều hành. Điều 11 – Luật NHNN Việt Nam (1997) quy định : Thống đốc NHNN là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành NHNN. Thống đốc NHNN là thành viên của chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành ngân nhà nước . Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Chỉ đạo , tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN và các quy định của Luật các tổ chức chính phủ - Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng chính phủ , trước Quốc hội về lĩnh vực mìn phụ trách - Đại diện pháp nhân NHNN Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia : - Điều 4 – Luật NHNN Việt Nam nêu rõ Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia của Việt Nam không phải là một đơn vị trực thuộc NHNN mà trực thuộc Chính phủ. - HĐ này do Chính phủ thành lập có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ trong việc quy định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về chính sách tiền tệ.  Bản chất : - Là cơ quan nằm ngoài NHNN. - Mang đặc tính là cơ quan chuyên môn, không phải là cơ quan quyền lực. - Hoạt động trên nguyên tắc tư vấn.  Cơ cấu : 9 - Chủ tịch là một Phó thủ tướng chính phủ, - Uỷ viên trường trực hội đồng bắt buộc là Thống đốc NHNN - Các uỷ viên khác là các lãnh đạo cấp bộ của một số bộ, ngành có liên quan, - Các chuyên gia về tài chính tiền tệ. - Tổ thư ký.  Nhiệm vụ : - Theo điều 2 – Quyết định 175/2007/QĐ – Ttg (19/11/2007) của Thủ tướng CP Thảo luận, đề xuất với CP, Thủ tướng CP những chủ trương, chính sách, đề án và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ. - Tư vấn cho CP, Thủ tướng CP quyết định các chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ; các biện pháp chỉ đạo điều hành. - Tư vấn một số vấn đề khác liên quan đến việc thực hiện chính sách, kế hoạch tài chính, tiền tệ khi được Thủ tướng CP giao. 3. Chi nhánh, văn phòng đại diện (Điều 12 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) - Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của NHNN , chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung của Thống đốc,.. - Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của NHNN , có nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc . Văn phòng đại diện không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. 4. Các đơn vị trực thuộc - NHNN có các đơn vị sự nghiệp để thực hiện các nghiệp vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học , cung ứng dịch vụ tin học, thông tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng. -Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập các doanh nghiệp trực thuộc NHNN để cung cấp sản phẩm chuyên dùng, phục vụ hoạt động ngân hàng. 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam :  Xây dựng chiến lược kế hoạch, tổ chức thực hiện chính sách và chiến lược phát triển hệ thống tổ chức tín dụng, xây dựng dự án luật, pháp lệnh, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực pháp lý; cấp thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động TCTD; kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm; quản lý và đào tạo các mảng liên quan.  Tổ chức phát hành tiền, sử dụng các công cụ tài chính, thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho các TCTD và kho bạc Nhà nước. III. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC. 1. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: (điều 15 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam)  Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân.  Các Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc giacủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm: - Tái cấp vốn - Lãi suất - Nghiệp vụ thị trường mở 10 - Dự trữ bắt buộc - Tỷ giá hối đoái Công cụ thứ nhất: Tái cấp vốn Là một hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và công cụ thanh toán cho các ngân hàng. Các hình thức tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành: 1. Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; 2. Chiết khấu, tái chiết khấu hối phiếu và các giấy tờ có giá khác; 3. Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu và các giấy tờ có giá Công cụ thứ hai: lãi suất Thông thường, lãi suất là tỷ lệ % trên khoản tiền người vay phải trả cho người cho vay trên tiền vốn, trong những khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, khi lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng như công cụ để tác động lên lượng tiền tệ trong lưu thông, đó không phải là lãi suất kinh doanh. Một số hình thức lãi suất được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng làm công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia như: -Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. -Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn. - Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ chức tín dụng. Công cụ thứ ba: tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị giữa đồng bản tệ (VND) với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến mức cung ứng tiền vào lưu thông, đến cán cân thanh toán ngoại thương, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Công cụ thứ tư: công cụ dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là số tiền được tính bởi tỷ lệ phần trăm trên vốn huy động của các tổ chức tín dụng huy động được dưới hình thức nhận tiền gửi và phát hành các loại giấy tờ có giá, gửi vào tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Công cụ thứ năm: nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong đó, cần phân biệt giữa giấy tờ có giá ngắn hạn và mua bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá. 11 + Cơ chế tác động Khi muốn tăng cung tiền, NHTW sử dụng lượng tiền mới được tạo ra để mua lại các công cụ tài chính trên thị trường mở, như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc…. Ngược lại, nếu NHTW bán những giấy tờ có giá trên ra thị trường mở, lượng tiền mà các ngân hàng thương mại (NHTM) nắm giữ sẽ hạ xuống, dẫn đến việc giảm cung tiền. + Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở OMO là công cụ CSTT gián tiếp làm thay đổi cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ tạo điều kiện cho NHTW hạn chế sử dụng các công cụ mang tính trực tiếp trong điều hành. Trong thị trường mở, các đối tác của NHTW được chủ động tham gia mua bán các giấy tờ có giá với NHTW và lãi suất thực sự là mang tính thị trường, góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các Tổ chức tín dụng. Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủ thể của thị trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG. + Thành viên nghiệp vụ thị trường mở - Ngân hàng trung ương: NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại OMO và tần suất sử dụng OMO. - Các ngân hàng thương mại: là thành viên chủ yếu, các NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi. - Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG.. - Các nhà giao dịch sơ cấp: tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính.  Các loại giấy tờ có giá sử dụng trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở - Tín phiếu kho bạc: Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. - Tín phiếu ngân hàng trung ương: do NHTW phát hành để làm công cụ cho OMO. Việc sử dụng tín phiếu NHTW tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT. - Trái phiếu Chính phủ: Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn cho ngân sách 12 Trái phiếu Chính quyền địa phương: Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu. - Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định  Phương thức đấu thầu giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở: - Đấu thầu khối lư ng: Là việc xét thầu trên cơ sở khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng, khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán và lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo. - Đấu thầu lãi suất: Là việc xét thầu trên cơ sở lãi suất dự thầu, khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua hoặc bán. 2. Hoạt động phát hành tiền Điều 23 – Luật NHNN Việt Nam quy định : NHNN là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại. Phát hành tiền là cung ứng tiền vào lưu thông làm phương tiện thanh toán. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nhà nước CHXHCNVN, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại. mọi hành vi từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành đều bị coi là bất hợp pháp. 3. Hoạt động tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện hoạt động cấp tín dụngdưới các hình thức: + Cho vay: là hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước. theo hình thức này Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngăn hạn ( hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 17 Luật ngân hàng). Hoạt động cho vay này thể hiện vai trò của Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng. + Bảo lãnh: Chỉ áp dụng trong các trường hợp các TCTD vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. + Tạm ứng: Là hình thức Ngân hàng nhà nước cho ngân sách nhà nước vay những khoản vay ngắn hạn để khắc phục tình trạng thiếu hụt ngân quỹ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4. Hoạt động mở tài khoản, quản lý tài khoản, cung ứngcácdịch vụ thanh toán. NHNN được mở và quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch cho tổ chức tín dụng trong nước, kho bạc nhà nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. ngoài ra, với vị trí là ngân hàng trung ương của đất nước, NHNN còn có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ thanh toán cho hệ thống các tổ chức tín dụng, cho các khách hàng khác, thực hiện các hoạt động ngân hàng đối ngoại. 13 5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối (điều 37 – Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) Quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối của NHNN mang tính chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về ngoại hối của NHNN thực hiện ở chỗ dựa vào quyền lực nhà nước, NHNN thực hiện các biện pháp để bảo đảm thực hiện pháp luật, áp dụng các biện pháp tổ chức và tác động trực tiếp vào hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối.. Quản lý ngoại hối bằng nghiệp vụ ngân hàng trung ương là thẩm quyền quan trọng mà nhà nước giao cho NHNN. Nội dung cơ bản của thẩm quyền này là nhà nước giao cho NHNN thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo đảm dự trữ ngoại hối nhà nước. 6. Thanh tra ngân hàng (Điều 50, 52 - Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam) a ục đ ch của thanh tra ng n hàng: - Góp phần đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. - Phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. b i tư ng của thanh tra ng n hàng: - Tổ chức và hoạt động của TCTD - Hoạt động ngân hàng cuả các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được NHNN cấp phép c c điểm: - Hoạt động thanh tra ngân hàng mang tính quyền lực nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện - Thanh tra ngân hàng là thanh tra chuyên ngành về ngân hàng, thuộc bộ máy NHNN. - Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước về ngân hàng d. Cơ cấu tổ chức: - Thanh tra Ngân hàng nhà nước. - Thanh tra chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh trực thuộc Trung ơng. e. Cơ ở ra quyết định thanh tra: Việc ra quyết định thanh tra phải trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây: - Chương trình, kế hoạch thanh tra. - Yêu cầu của Thống đốc NHNN. - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tồ chức tín dụng. Nội dung của thanh tra ng n hàng: - Thanh tra việc chấp hành đúng pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các qui định trong giấy phép hoạt động ngân hàng. - Phát hiện ngăn chặn xử lý theo thẩm quyền; Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng. - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng 14 g uyền hạn của thanh tra ng n hàng - Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra. - Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết. - p dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo qui định của pháp luật. 7. Các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam -Thu nhận và cung cấp các thông tin, phân tích dự báo tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ - Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ theo thẩm quyền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không được góp vốn thành lập các công ty góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác. IV. Tài liệu tham khảo: - Web site ngân hàng nhà nước Việt Nam: - Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997: Ngan-hang-Nha-nuoc-1997-06-1997-QH10-vb41101.aspx - Luật sửa đổi bổ sung năm 2010: etail&document_id=96040

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_1_1447.pdf
Luận văn liên quan