Tiểu luận Điều tra thu nhập, chi tiêu và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế

Bên cạnh đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Khó khăn lớn nhất trong quá trình nghiên c ứu là tìm gặp được đối tượng điều tra. Do sự không chính xác của các thông tin thu thập nên không thể tìm gặp được rất nhiều đối tượng mẫu. Ngoài ra, đối tượng giảng viên thường phải đi giảng dạy cả ngày lẫn đên nên cũng khó có thể gặp được đối tượng tại nhà riêng của họ trong thời gian ban ngày. Và do đó mà các cuộc phỏng vấn chủ yếu được thực hiện vào chiều tối. Có một số cán bộ giảng viên ở các vùng ven thành phố nên không đủ nguồn lực để tiếp cận. Mội số đối tượng khác đã đi học ở các nơi khác trong và người nước. Điều này là cho nhóm nghiên cứu phải thay đổi đối tượng phỏng vấn làm giảm tính ngẫu nhiên của mẫu.

pdf68 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Điều tra thu nhập, chi tiêu và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thiết bị gia đình.  Thuốc và dịch vụ y tế Thuốc và dịch vụ y tế là một khoản chi tiêu mà các đối tượng không mong muốn chi tiêu mức chi tiêu trung bình 3.326.140 đồng/năm chiếm tỷ lệ khá cao ở mức chi tiêu 2.400.000 đồng/năm đa số các gia đình thường mua các loại thuốc bổ, cũng như các loại thuốc thông thường.Một trong tổng số này chi 36.000.000 đồng/năm do thường tiêu dùng những loại thuốc bổ có giá trị cao, các gia đình có con nhỏ thường chi tiêu nhiều cho y tế.  Giao thông Đặc thù của các giảng viên Đại học là ngoài việc dạy học ở trường Đại học đang công tác thì còn phải đi dạy các nơi khác, một số cán bộ giảng viên còn phải thường xuyên đi dạy ở các tỉnh khác. Mức chi tiêu bình quân cho các chi phí đi lại mà chủ yếu là chi phí xăng là 10.807.000 đồng mỗi năm. Mức chi tiêu phổ biến nhất là 9.600.000 đồng/năm với 8 trường hợp chiếm 16% trên tổng số đối tượng được điều tra. Mức chi tiêu cho giao thông từ 3.000.000 đến 7.200.000 chiếm 50% số lượng đối tượng điều tra. Và mức chi tiêu từ trên 7.200.000 đến 18.000.000 chiếm 40 % số lượng đối tượng điều tra. Có ba gia đình có mức chi cho giao thông đi lại là 48.000.000 đồng, đây là những gia đình đang sở hữu xe ô tô nên chi phí cho xăng xe là rất cao, trung bình là 1.000.000 đồng/ tuần.  Bưu chính viễn thông Chi phí bưu chính viễn thông bao gồm chi phí cho điện thoại di động, điện thoại cố định, internet và truyền hình cáp. Mức chi tiêu trung bình của các gia đình được điều tra là 7.972.000 đồng/năm. Đây là mức chi tiêu khá cao so với mức chi tiêu trung bình của người dân Việt Nam bình thường vì nhu cầu thông tin liên lạc của các đối tượng này là rất cao. Ngoài ra, internet và truyền hình cáp cũng rất phổ biến với các gia đình ở thành phố. Mức chi tiêu của mỗi gia đình là rất khác nhau và thay đổi từ 3.000.000 đến 20.400.000 đồng mỗi năm. Mức chi tiêu cho bưu chính viễn thông từ 3.000.000 đến 6.000.000 đồng/năm chiếm 40% đối tượng điều tra. Trong đó mức chi tiêu phổ biến nhất là 6.000.000 đồng/năm với 7 trường hợp chiếm 14% tổng số đối tượng điều tra. Mức chi tiêu 12.000.000 đồng/năm cũng khá phổ biến với 4 trường hợp chiếm 8%.  Giáo dục Đối với các gia đình Việt Nam đang có các con nhỏ trong độ tuổi đi học thì mức chi tiêu cho giáo dục và học tập là một mức chi tiêu đáng kể. Đặc biệt đối với các đối tượng điều tra trong đề tài này là các cán bộ giảng viên đại học thì họ còn chi tiêu cho học tập của bản thân nhằm nhân cao trình độ học vấn. Đối với các đối tượng cán bộ giảng viên trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi thì nhu cầu học tập để đạt đươc các học vị cao hơn là rất lớn. Trong số các đối tượng điều tra có 38 thạc sĩ chiến 76% tổn số đối tượng điều tra. Mức chi tiêu cho dịch vụ giáo dục là của các gia đình là từ 24.000.000 cho đến 120.000.000 đồng/năm. Mức chi tiêu bình quân là 21.109.000 đồng/năm. Vì lý do vừa đáp ứng nhu cầu giáo dục của bản thân và con cái nên mức chi tiêu bình quân cho giáo dục của các đối tượng điều tra là khá cao. Bên cạnh đó có một số gia đình mà cả hai vợ chồng để có nhu cầu học cao hơn thì mức chi tiêu cho dịch vụ giáo dục này cũng rất cao. Ngoài ra, nhu cầu học thêm một loại ngoại ngữ cũng là cần thiết đối với họ. Có một số giảng viên đã có trình độ thạc sĩ đang có con nhỏ và chưa có dự định học cao hơn thì chi mức chi tiêu cho giáo dục là không có hoắc là rất thấp.  Văn hóa, giải trí và du lịch Đối với các cán bộ giảng viên đã được điều tra thì việc di dụ lịch là khá phổ biến, hàng năm các đối tượng này đều có đi du lịch ít nhất là một lần do các trường tổ chức. Thường thì trong các trường hợp này các đối tượng này đi một mình và chi phí chi tiêu cho chuyến đi của họ là rất thấp. Bên cạnh đó, một số gia đình có thu nhập cao thường tổ chức đi du lịch cả gia đình với nhau và mức chi tiêu của họ cho chuyến đi của cả gia đình là khá nhiều. Mức chi tiêu trung bình cho vui chơi, giải trí và du lịch là 9.147.000 đồng/năm. Hầu như các đối tượng điều tra trong khoảng 30 đến 40 tuổi đều mong muốn du lịch ít nhất một năm một lần. Và vì thế mà họ sẵn sàng giành ra một khoản tiền để đáp ứng nhu cầu du lịch này. Xu hướng lựa chọn địa điểm du lịch của các đối tượng này là các tỉnh thành khác trong nước. Số gia đình chi tiêu cho giải trí và du lịch hàng năm trên 20 triệu đồng là 7 người chiếm 14% tổng số đối trường điều tra. Đây là các gia đình có thu nhập cao và muốn đi du lịch ở nước ngoài. Trong khi đó mức chi tiêu thấp nhất của một gia đình về văn hóa, giải trí và du lịch là 500.000 đồng. Ngoài ra, có 2 gia đình không chi tiêu cho việc giải trí và du lịch vì còn con nhỏ nên không thể đi chơi xa.  Bảo hiểm cá nhân Đối với cán bộ giảng viên thì ngoài các mức chi tiêu cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc phải nộp hằng tháng và được khấu trừ vào lương thì các cán bộ giảng viên tại trường Đại học Huế còn chi tiêu thêm cho bảo hiểm xe máy, ô tô và các loại bảo hiểm cá nhân cho con cái. Mức chi phổ biến nhất là 75.000 đồng và 150.000 đồng/năm. Sở dĩ đây là mức chi cho bảo hiểm phổ biết nhất là vì đây là các gia đình họ chỉ có chi cho bảo hiểm xe máy là 75.000 đồng/năm, trong trường hợp 2 vợ chồng thì số tiền chi cho bảo hiểm xe máy là 150.000 đồng/năm. Và vì thế mà mức chi tiêu cho bảo hiểm thấp nhất là 75.000 đồng/năm. Tuy nhiên có rất nhiều gia đình chi tiêu rất nhiều cho bảo hiểm cá nhân. Số gia đình chi tiêu cho bảo hiểm cá nhân nhiều hơn 10.000.000 năm là 6, chiếm 12.7% tổng số các đối tượng điều tra. Đây là các gia đình có ô tô phải chi thêm cho bảo hiểm ô tô. Ngoài ra, các gia đình này còn nộp bảo hiểm nhân thọ cho con cái của họ. Điều này cũng phù hợp với các gia đình có thu nhập cao và họ xem bảo hiểm như là một phương án đề phòng rủi ro cho bản thân và là một cách tích trữ tài sản tốt.  Các chi tiêu khác Phần lớn các cán bộ giảng viên khoản chi tiêu khác này thường có mức chi tiêu lớn. Mức chi tiêu trung bình 8.931.710 đồng/năm.thấp nhất là 1.000.000 đồng/năm và cao nhất là 43.000.000 đồng/năm. Do trong độ tuổi 30 đến 40 thường có nhiều mối quan hệ cũng như thường phát sinh nhiều khoản chi tiêu khác như cưới hỏi, tân gia, người giúp viêc… Sự chênh lệch mức chi tiêu ở đây là do mỗi một gia đình ở một môi trường, hoàn cảnh sống khác nhau thường có những khoản phát sinh khác nhau. 2.3.2 Ước lượng các mức chi tiêu của cán bộ giảng viên Bảng 8: Ước lượng mức chi tiêu trong gia đình Stt Thành phần chi tiêu Chi tiêu bình quân (triệu đồng) Khoảng ước lượng chi tiêu bình quân (triệu đồng) 1 Hàng ăn 54952 47274.13 - 62629.88 2 Đồ uống, thuốc lá 14805.20 9646.42- 19964 3 May mặc, mũ nón, giày dép 8266 6524.68 - 10007.32 4 Nhà ở, điện, nước và chất đốt 7524 6672.50- 8375.50 5 Thiết bị và đồ dùng gia đình 5558.67 3885.38 - 7231.95 6 Thuốc và dịch vụ y tế 3326.14 1706.19 - 4946.08 7 Giao thông 10807.20 7887.99 - 13726.41 8 Bưu chính viễn thông 7972 6953.22 - 8990.78 9 Giáo dục 21109.10 13773.34 - 28444.84 10 Văn hóa, giải trí và du lịch 9147.83 6310.41- 11985.24 11 Bảo hiểm y tế 5420.13 948.64 - 9891.62 12 Các chi tiêu khác 8931.71 6145.36 - 11718.05 (Nguồn: Số liệu điều tra ) Trong những mặt hàng thiết yếu thì hàng ăn vẫn chiếm một khoản chi tiêu cao nhất. Trung bình hàng ăn các gia đình giảng viên chi tiêu 54.952.000 đồng/ năm, dao động trong khoảng từ 47.274.130 đến 62.629.880 đồng/ năm. Trong những năm gần đây với mức lạm phát ngày càng cao khiến giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm cũng tăng đáng kể do đó việc chi tiêu cho thực phẩm chiếm một khoản không nhỏ trong chi tiêu hằng ngày của các hộ gia đình. Xếp sau đó là chi tiêu cho các khoản về giáo dục, trung bình hàng năm chi tiêu dao động trong khoảng từ 13.773.340 đến 28.444.840 đồng/ năm, mức chênh lệch giữa con số thấp nhất và cao nhất là khá lớn. Nó thể hiện mức chi tiêu về giáo dục của những hộ gia đình chưa có con, có một con và có hai con có sự khác biệt. Những hộ gia đình có con lớn ( từ 6 đến 18 tuổi ) thì chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn là những gia đình có con nhỏ ( dưới 6 tuổi). Đồ uống và thuốc lá cũng chiếm một khoản chi tiêu không nhỏ trong các hộ gia đình, trung bình chiếm 14.805.200 đồng/ năm. Theo nhóm khảo sát và đánh giá thì hầu hết các hộ gia đình rất ít hoặc hầu như không chi tiền cho thuốc lá mà chủ yếu chi tiêu tiền cho đồ uống, cụ thể như là sữa, nước giải khát, nước trái cây…vv. Đặc biệt đối với các gia đình có trẻ nhỏ thì khoản chi cho tiền sữa khá tốn kém. Các cán bộ giảng viên cũng đang phải chi tiêu nhiều hơn cho tiền xăng xe đi lại, đặc biệt là những hộ gia đình có sở hữu thêm ô tô thì tiền xăng chiếm một khoản không nhỏ, dao động trong khoảng từ 7.887.990 đến 13.726.410 đồng/ năm. Cán bộ giảng viên là những người có thu nhập cao và ổn định trong xã hội, do đó nhu cầu dành cho các hoạt động giải trí – du lịch ngày càng cao. Theo khảo sát của nhóm thì hằng năm họ đều dành một khoản tiền để chi tiêu cho việc đi du lịch, dao động trong khoảng từ 6.310.410 đến 11.985.240 đồng/năm. Nhu cầu về mua sắm và may mặc cũng được chú trọng đáng kể, cán bộ giảng viên là những người thường xuyên giao tiếp trong một môi trường giáo dục đại học năng động. Do đó nhu cầu mua sắm, mặc đẹp là không thể thiếu. Các chi tiêu khác dành cho cưới hỏi,kỵ cúng và dịch vụ thuê người giúp việc chiếm một khoản đáng kể trung bình 8.931.710 đồng. Bảo hiểm y tế chỉ chiếm một phần chi tiêu khá nhỏ trên 5 triệu đồng/ năm và thấp nhất là chi tiêu cho thuốc và dịch vụ y tế trên 3 triệu đồng/ năm. Vậy đối với cán bộ giảng viên thì mức chi tiêu cho giáo dục và thực phẩm, thức ăn hàng ngày là hai khoản mục chi tiêu cao nhất. Ngoải ra mức chi tiêu cho đồ uống hàng ngày cũng cao và chủ yếu là sữa cho con cái. Các khoản chi tiêu còn lại hầu như không có chênh lệch đáng kể đó là: chi cho bưu chính viễn thông, nhà ở và điện nước, thiết bị và đồ dùng gia đình chỉ chiếm trên 7 triệu đồng/ năm. 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên 2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các bộ giảng viên 2.3.1.1 Kiểm định thang đo. Phần bản câu hỏi điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế mà cụ thể ở đây là cán bộ giảng viên của trường Đại học Kinh tế, trường Đại học Ngoại ngữ, trường Đại học Khoa học và trường Đại học Nông lâm thuộc Đại học Huế. Phần khảo sát này được xây dựng dựa trên thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được xây dựng bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen. Theo thuyết hành động hợp lý thì có thể dự đoán được xu hướng hành vi của con người dựa vào việc phân tích ý định của họ vì ý định sẽ tác động đến việc một con người có thực hiện hành vi đó hay không. Để có thể phân tích được các yếu tố nào có ảnh hưởng đến ý định của người thì phải đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ (attitude) và các chuẩn chủ quan (Subject norms). Phần điều tra về các yếu tố ảnh hưởng này bao gồm 27 biến quan sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (1 ứng với Hoàn toàn không đồng ý và 5 ứng với Hoàn toàn đồng ý). Các biến quan sát là các phát biểu được xây dựng dựa trên thuyết hành động hợp lý và chia làm 4 nhóm chính và 1 nhóm nhằm đánh giá chung về xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các cán bộ đang công tác tại Đại học Huế. Nhóm 1 bao gồm 5 biến quan sát để đánh giá Niềm tin vào các lợi ích của việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nhóm 2 là 5 phát biểu nhằm đánh giá về các lợi ích mà các đối tượng điều tra nhận thức được của việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Chính Niềm tin vào các lợi ích và Sự đánh giá các lợi ích tạo nên Thái độ của đối tượng được điều tra đối với việc lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nhóm 3 – Niềm tin chuẩn tắc cũng bao gồm 5 biến quan sát nhằm xác định sự ảnh hưởng của các đối tượng quan trọng (important peole) đến quyết định của đối tượng điều tra thông qua suy nghĩ rằng những người quan trọng (chồng hoặc vợ, bố mẹ, bạn bè, những người có kinh nghiệm và những tư vấn viên) có ủng hộ việc gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng của bản thân hay không. Và từ những suy nghĩ đó có thể ảnh hưởng đến ý định thực hiện việc gửi tiết kiệm này. Nhóm thứ 4 bao gồm 8 biến quan sát là các phát biểu nhằm tìm ra các động lực thúc đẩy các cán bộ giảng viên này thực hiện theo mong muốn của nhóm ảnh hưởng – Sự thúc đẩy là theo. Nhóm 3 và nhóm 4 kết hợp với nhau tạo thành Các chuẩn chủ quan – là các chuẩn mực mà các đối tượng này cân nhắc khi đưa ra quyết định. Các chuẩn chủ quan cùng với Thái độ là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi của đối tượng điều tra. Nhằm kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định thang đo dựa trên hệ số Cronbach’s Alpha các nhóm. Vì đây là nghiên cứu khám phá nên hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 có thể được chấp nhận để phân tích nhân tố khám phá. Nhóm 1 – Niềm tin vào lợi ích và nhóm 5 – Đánh giá chung có hệ số Cronbach’s Alpha lần lược là 0.759 và 0.790 đều lớn hon 0.6 vì thế có thể đảm bảo độ tin cậy. Đối với nhóm 2 – Sự đánh giá các lợi ích, hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm này cũng đạt được 0.627 sau khi loại bớt biến quan sát “Giúp lập kế hoạch chi tiêu tối ưu”. Đối với nhóm 3 – Niềm tin quy chuẩn, biến quan sát “Nhân viên tư vấn khuyến khích tôi gửi tiết kiệm” bị loại bỏ giúp tăng độ tin cậy cả nhóm từ 0.571 lên 0.623. Đối với nhóm 4 – việc loại bỏ biến quan sát “Ngân hàng có những chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ” giúp cho hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm tăng từ 0.629 lên 0.679. Vì vậy, nhóm quyết định loại bỏ 3 biến quan sát trên. Ngoài ra, các hệ số tương quan tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát hầu hết cũng lớn 0.3 ngoại trừ một số biến nếu loại bỏ sẽ làm giảm độ tin cậy của cả nhóm nên nhóm nghiên cứu quyết định giữ lại. Trong nhóm 5, việc loại bỏ biến quan sát “Những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi gửi tiết kiệm ngân hàng” sẽ là tăng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm từ 0.79 lên 0.823, tuy nhiên vì biến quan sát là một yếu tố quan trọng nên nhóm quyết định giữ lại. Bảng 9: Kiểm định độ tin cậy của thang đo BIẾN Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan tổng biến Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến NIỀM TIN VÀO CÁC LỢI ÍCH: Cronbach's Alpha = 0.759 Các khoản tiền tại ngân hàng sẽ được an toàn 14.2800 10.042 0.679 0.673 Góp phần hạn chế lạm phát 15.4400 10.619 0.402 0.760 Tăng hiệu quả chi tiêu 14.6600 9.902 0.460 0.743 Đáp ứng được các dự định chi tiêu trong tương lai 14.4600 9.886 0.562 0.703 Làm sinh lời tài sản 14.6000 9.510 0.576 0.697 SỰ ĐÁNH GIÁ CÁC LỢI ÍCH: Cronbach's Alpha = 0.627 An toàn tuyệt đối 14.0000 7.551 0.303 .553 Hạn chế rủi ro làm phát hiệu quả 15.0400 6.039 0.453 .465 Đáp ứng được các dự định chi tiêu trong trương lai 14.1600 6.504 0.443 .478 Tối đa hóa lợi ích được hưởng các khoản tiền trong ngân hàng 14.2800 6.573 0.371 .515 NIỀM TIN CHUẨN TẮC: Cronbach's Alpha = 0.623 Chồng (vợ) tôi mong muốn tối gửi tiết kiệm 13.0800 7.218 0.455 .451 Bố mẹ tôi khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 13.5200 7.316 0.355 .501 Bạn bè, đồng nghiệp tôi khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 14.0800 7.789 0.244 .564 Những người có kinh nghiệm khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 13.9400 6.751 0.506 .414 SỰ THÚC ĐẨY LÀM THEO: Cronbach's Alpha = 0.679 Ngân hàng có liên quan đến công việc của tôi 27.7400 13.339 0.312 .614 Tôi dễ dàng tiếp cận được các ngân hàng mà tôi muốn đến 26.7800 14.828 0.351 .590 Thủ tục gửi tiết kiệm đơn giản và nhanh chóng 26.8400 13.933 0.509 .546 Tôi dễ dàng tìm được thông tin về dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng 26.7800 13.604 0.560 .531 Sự chủ động của nhân viên tư vấn giúp tôi dễ dàng quyết định 27.3600 16.031 0.193 .633 Uy tín của ngân hàng giúp tôi cảm thấy an tâm hơn trong việc gửi tiết kiệm 26.6600 15.576 0.436 .579 Ngân hàng cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng khác khi tôi gửi tiết kiệm 27.3800 15.057 0.384 .583 ĐÁNH GIÁ CHUNG: Cronbach's Alpha = 0.790 Gửi tiết kiệm ngân hàng là phương án tích trữ tài sản hữu ích 10.9400 6.384 0.635 0.720 Gửi tiết kiệm ngân hàng là phương án tiết kiệm phù hợp nhất với tôi 11.2000 5.796 0.771 0.644 ( Nguồn: Số liệu điều tra ) 2.3.1.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng. Sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đó, nhóm nghiên cứu tiếng hành phân tích nhân tốt khám phá dựa trên 20 biến quan sát của nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 sau khi đã loại bỏ bớt 3 biến quan sát trong quá trình kiểm định thang đo. Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Kết quả kiểm định KMO từ dữ liệu thu được cho kết quả là 0.583 lớn hơn 0.5 và kiếm định Barlett’s có p-value bé hơn 0.5 vì thế mà dự liệu thu được đã đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Bảng 10: Bảng kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .583 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi- Square 420.387 df 190 Sig. .000 ( nguồn: Số liệu điều tra ) Những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi gửi tiết kiệm ngân hàng 11.2600 8.237 0.403 0.823 Tôi mong muốn gửi tiết kiệm ngân hàng 10.8200 6.681 0.606 0.735 Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải lớn hơn 0.5 và sắp xêp chúng thành những nhóm chính đó là những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết kiệm của cán bộ giảng viên. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho ra được 7 nhân tố có ảnh hưởn đếng sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế. Trong quá trình rút trích các nhân tố, 2 biến quan sát “Uy tín ngân hàng giúp tôi cảm thấy an tâm hơn trong việc gửi tiết kiệm” và “Làm sinh lời tài sản” có hệ số tải thấp hơn 0.5 bị loại bỏ. 7 nhóm nhân tố được rút trích giải thích được 72.228% sự biến động của ý định mong muốn lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng.  Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. - Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Đối với kết quả phân tích nhân tố khám phá trên, tổng phương sai trích là 72.228% lớn hơn 50% do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp và các nhân tố mới có thể được định nghĩa như sau:  Nhân tố 1: Sự thuận tiện và nhanh chóng, có giá trị Eigenvalues là 4.922 lớn hơn 1, nhân tố này bao gồm 3 biến quan sát “Tôi dễ dàng tìm được thông tin về dịch vụ tiết kiệm”, “Thủ tục tiết kiệm đơn giản và nhanh chóng” và “Tôi dễ dàng tiếp cận các ngân hàng mà tôi muốn đến”. Các đối tượng giảng viên có xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng bởi tính thuận tiện trong việc tiếp cận với ngân hàng ở các mặt, tính chuyên nghiệp cao hơn so với các phương án gửi tiết kiệm khác. Trong đó, yếu tố dễ dàng tìm kiếm thông tin được các đối tượng này đánh giá cao nhất với hệ số tải là 0.82, hai biến quan sát còn lại cũng được đánh giá cao với hệ số tải lần lượt là 0.781 và 0.727.  Nhân tố 2: Sự an toàn, có giá trị Eigenvalues là 2.505, nhân tố này liên quan đến tính an toàn của các ngân hàng. Các ngân hàng luôn muốn làm khách hàng của mình tin tưởng rằng tài sản họ được đảm bảo an toàn khi gửi tại ngân hàng. Sự tin tưởng vào mức độ an toàn này góp phần thúc đẩy các cán bộ giảng viên gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho tài sản của họ mà ở đây cụ thể là tiền khỏi bị mất cấp hay hư hỏng do bất cứ nguyên nhân gì. Nhân tố này bao gồm 2 biến quan sát “Các khoản tiền sẽ được an toàn” với hệ số tải là 0.858 và “An toàn tuyệt đối” với hệ số tải là 0.773.  Nhân tố 4: Khả năng giảm rủi ro và lạm phát, nhân tố này có giá trị Eigenvalues 1.630 liên quan đến khả năng giảm bớt phần nào sự mất giá của đồng tiền trong trường hợp cất giữ tiền mặt. Đặc điểm của các cán bộ giảng viên là đa phần họ có một khoản tiền nhỏ để tích trữ định kỳ và khoản tiền này thường không nhiều và vì thế họ thường lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nhằm hạn chế bớt rủi ro lạm phát thay vì phải nắm giữ tiền mặt. Đây cũng là lí do quan trọng thúc đẩy đối tượng cán bộ giảng viên lựa chọn ngân hàng để cất dữ thu nhập chưa sử dụng đến. Biến quan sát “Hạn chế rủi ro lạm phát hiệu quả” và “Góp phần hạn chế lạm phát” với hệ số tải lần lược là 0.833 và 0.716 tạo nên nhân tố này.  Nhân tố 5: Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tương lai, có hệ số Eigenvalues là 1.378. Nhân tố này chỉ ra rằng các đối tượng điều tra có các dự định chi tiêu trong tương lai và họ hy vọng sẽ có thể đáp ứng được các dự định đó bằng tiền tích lũy thông qua phương án gửi tiết kiệm ngân hàng của mình. Khả năng này là việc các cán bộ giảng viên có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để đáp ứng các dự định mua sắm tài sản sau này của mình. Bao gồm 3 biến quan sát – “Chủ động kế hoạch chi tiêu trong tương lai”, “Đáp ứng các dự định chi tiêu trong tương lai” và “Tăng hiệu quả quản lý chi tiêu” trong đó biến quan sát “Chủ động kế hoạch chi tiêu trong tương lai” được đánh giá cao nhất với hệ số tải là 0.819.  Nhân tố 6: Người thân trong gia đình, có hệ số Eigenvalues là 1.211 là nhóm đối tượng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng bao gồm bố mẹ và chồng hoặc vợ, đây là những người quan trọng nhất mà đối tượng điều tra sẽ cân nhắc khi đưa ra quyến định gửi tiết kiệm tại ngân hàng.  Nhân tố 7: Mối quan hệ với ngân hàng, nhân tố này có hệ số Eigenvalues là 1.034 được xem là yếu tố cũng có tác động đến sự lựa chọn của đối tượng nghiên cứu này, các đối tượng này có cân nhắc yếu tố liên quan với công việc và sự chủ động tạo lập mối quan hệ từ phía ngân hàng. Nhân tố này bao gồm 2 biến quan sát là “Ngân hàng có liên quan với công việc của tôi” và “Sự chủ động của nhân viên tư vấn giúp tôi dễ dàng quyết định” với hệ số tải lần lược là 0.733 và 0.504.  Nhân tố 3: Nhân tố khác – đây là các yếu tố mà có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên. Bao gồm 4 biến quan sát “Bạn bè, đồng nghiệp tôi khuyên tôi gửi tiết kiệm” có ảnh hưởng cao nhất với hệ số tải là 0.768 và biến quan sát “Ngân hàng cung cấp các dịch vụ gia tăng khác khi gửi tiết kiệm” là ít nhất với hệ số tải 0.531. Bảng 11: Kết quả rút trích nhân tố khám phá Các nhân tố chính Trọng số % biến thiên được giải thích Cronbach’s Alpha Sự thuận tiện và nhanh chóng 12.992 0.771 Tôi dễ dàng tìm được thông tin về dịch vụ tiết kiệm 0.820 Thủ tục tiết kiệm đơn giản và nhanh chóng 0.781 Tôi dễ dàng tiếp cận các ngân hàng mà tôi muốn đến 0.727 Sự an toàn 12.262 0.812 Các khoản tiền tại ngân hàng sẽ được an toàn 0.858 An toàn tuyệt đối 0.773 Khả năng giảm rủi ro và lạm phát 10.371 0.782 Hạn chế rủi ro rất hiệu quả 0.833 Góp phần hạn chế lạm phát 0.716 Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu tương lai 10.127 0.677 Chủ động trong các kế hoạch chi tiêu tương lai 0.819 Đáp ứng các dự định chi tiêu trong tương lai 0.621 Người thân trong gia đình 7.508 0.582 Bố mẹ tôi khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 0.915 Chồng (vợ) tôi mong muốn tôi gửi tiết kiệm 0.637 Mối liên hệ với ngân hàng 7.308 0.388 Ngân hàng có liên quan với công việc của tôi 0.733 Sự chủ động của nhân viên tư vấn giúp tôi dễ dàng quyết định 0.504 Nhân tố khác 11.659 0.644 Bạn bè, đồng nghiệp tôi khuyên tôi gửi tiết kiệm 0.768 Những người có kinh nghiệm khuyên tôi nên gửi tiết kiệm 0.733 Tối đa hóa lợi ích được hưởng 0.558 Ngân hàng cung cấp thêm các dịch vụ gia tăng khác khi tôi gửi tiết kiệm 0.531 ( nguồn: Số liệu điều tra) Sau khi rút trích các nhân tố, nhằm chắc chắn rằng đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại học Huế, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha trên các nhân tố mới được rút trích ra. Dựa vào kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhóm đã tiến hành loại bỏ biến quan sát “Tăng hiệu quả quản lý chi tiêu” trong nhân tố 5 nhằm nâng độ tin cậy từ 0.677 lên 0.732. Ngoài ra các nhân tố không đáp ứng được độ tin cậy đặt ra (hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6) cũng bị loại bỏ - đó là nhân tố 6 và nhân tố 7. Vậy các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng là cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế bao gồm 5 yếu tố là sự thuận tiện và nhanh chóng; sự an toàn; khả năng giảm rủi ro lạm phát; khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tương lai; nhân tố khác. 2.3.1.3 Phân tích nhân tố nhóm đánh giá chung Nhóm đánh giá chung bao gồm 4 biến quan sát nhằm đánh giá thái độ của đối tượng điều tra về phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Thông qua 4 biến quan sát này để có xem thử những đối tượng điều tra có nghĩ gửi tiết kiệm ngân hàng là sự lựa chọn phù hợp nhất đối với họ trong việc tích trữ tài sản và họ mong muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Những phát biểu này cho thấy được ý định của những đối tượng điều tra và từ đó dự đoán được hành vi của họ. Nếu như họ có nhiều thái độ tích cực đối với phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì nhiều khả năng họ sẽ quyết định gửi tiết kiệm tại ngân hàng để tích trữ tài sản của mình. Kiểm định KMO và Bartlett cũng được thực hiện trước nhằm xem thử dữ liệu thu được có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố EFA hay không. Kết quả kiểm định KMO cho giá trị 0.685 lớn hơn 0.5 và kiểm định Barlett cho kết quả p-value bé hơn 0.05 nên có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá với nhóm các biến quan sát đánh giá chung này. Bảng 12: KMO and Bartlett's Test ( Nguồn: Số liệu điều tra ) Kết quả phân tích nhân tố EFA cho ra chỉ một nhân tố có hệ số Eigenvalues là 2.466 và tổng phương sai rút trích là 61.655% lớn hơn 50%. Như vậy nhân tố được rút trích giải thích được 61.655 sự biến động. Trong các biến quan sát, biến quan sát “Gửi Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .685 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi- Square 71.562 Df 6 Sig. .000 ngân hàng là phương án tiết kiệm phù hợp nhất” có hệ số thành phần cao nhất là 0.902 tron nhóm và biến quan sát “Những người quan trọng đối với tôi khuyến khích tôi gửi tiết kiệm tại ngân hàng”. Bảng 13: Ý định gởi tiết kiệm tại ngân hàng Biến quan sát Compon ent Gửi tiết kiệm tại ngân hàng là phương án tích trữ tài sản phù hợp nhất với tôi .902 Gửi tiết kiệm ngân hàng là một phương án tích trữ tài sản hữu ích .823 Tôi mong muốn gửi tiết kiệm tại ngân hàng .789 Những người quan trọng với tôi khuyến khích tôi gửi tiết kiệm ngân hàng .595 Eigenvalues = 2.466 Phương sai trích = 61.655% (Nguồn: số liệu điều tra) 2.3.2 Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, nhóm các biến theo từng yếu tố, nhóm nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Mô hình hồi quy mà nhóm nghiên cứu áp dụng là mô hình hồi quy đa biến (mô hình hồi quy bội). Nhóm nghiên cứu muốn đo lường xem mức độ tác động của các nhân tố trên đến “ý định gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng” của đối tượng điều tra đối với phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng phân tích hồi quy dựa trên các nhân tố được rút trích. Trong mô hình phân tích hồi quy, biến phụ thuộc là biến “Ý ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG”, các biến độc lập là các nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát từ phân tích nhân tố EFA. Mô hình hồi quy như sau FAC1_2 = β0 + β1 FAC1_1+ β2 FAC2_1 + β3 FAC3_1 + β4 FAC4_1+ β5 FAC5_1  Trong đó: - FAC1_2: Giá trị của biến phụ thuộc là Ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng điều tra - FAC1_1: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là sự thuận tiện và nhanh chóng - FAC2_1: Giá trị của biến độc lập thứ hai là sự an toàn - FAC3_1: Giá trị của biến độc lập thứ ba là các nhân tố khác - FAC4_1: Giá trị của biến độc lập thứ tư là khả năng giảm rủi ro và lạm phát - FAC5_1: Giá trị của biến độc lập thứ năm là khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu tương lai  Các giả thuyết: H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với đánh giá chung của đối tượng điều tra. H1: Nhân tố “FAC1_1” có tương quan với ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng điều tra H2: Nhân tố “FAC2_1” có tương quan với ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng điều tra H3: Nhân tố “FAC3_1” có tương quan với ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng điều tra H4: Nhân tố “FAC4_1” có tương quan với ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng điều tra H5: Nhân tố “FAC5_1” có tương quan với ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng của đối tượng điều tra Trước khi tiến hành hồi quy các nhân tố độc lập với nhân tố “Ý ĐỊNH GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG”, nhóm nghiên cứu tiến hành xem xét mối tương quan tuyến tính giữa các biến. Kết quả kiểm tra cho thấy “Hệ số tương quan” giữa biến phụ thuộc với các nhân tố cao nhất là 0.414 (thấp nhất là 0.244). Sơ bộ có thể kết luận rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Ngoài ra hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều bằng 0; Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation fator) đều nhỏ hơn 10, do vậy, khẳng định rằng mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng Đa cộng tuyến. Bảng 14: kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy Bảng 15: Bảng phân tích hệ số tương quan Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 27.492 5 5.498 11.248 0.000a Số dư 21.508 44 0.489 Tổng 49.000 49 ( Nguồn: Số liệu điều tra ) a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), REGR factor score 5 for analysis 1, REGR factor score 4 for analysis 1, REGR factor score 3 for analysis 1, REGR factor score 2 for analysis 1, REGR factor score 1 for analysis 1 Từ kết quả các bảng trên, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị p – value (Sig.) < 0.05, chứng tỏ là mô hình phù hợp và cùng với đó là R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0.511, có nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được 51.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình có giá trị giải thích ở mức trung bình. Từ kết quả phân tích Hệ số tương quan dưới đây cho thấy rằng, kết quả kiểm định tất cả các nhân tố đều cho kết quả p – value (Sig.) < 0.05; điều này chứng tỏ rằng có đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 đối với các nhân tố này, hay các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 được chấp nhận ở mức ý nghĩa là 95%. Model R R2 R2 hiệu chỉnh Std. Error of the Estimate 1 0.749a 0.561 0.511 0.69915777 ( Nguồn: Số liệu điều tra ) a. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), REGR factor score 5 for analysis 1, REGR factor score 4 for analysis 1, REGR factor score 3 for analysis 1, REGR factor score 2 for analysis 1, REGR factor score 1 for analysis 1 Bảng 16: Mô hình hồi quy bội Mô hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá Hệ số hồi quy chuẩn hoá t Sig. B Std. Error Beta 1 Hằng số 3.826E-17 0.099 0.000 1.000 FAC1_1 0.306 0.100 0.306 3.067 0.004 FAC2_1 0.244 0.100 0.244 2.447 0.018 FAC3_1 0.414 0.100 0.414 4.143 0.000 FAC4_1 0.396 0.100 0.396 3.967 0.000 FAC5_1 0.281 0.100 0.281 2.818 0.007 a. Biến phụ thuộc: Đánh giá chung (Nguồn: Số liệu điều tra ) Từ những phân tích trên, ta có được phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàngcủa các đối tượng điều tra FAC1_2 = 3.826x1017+ 0.306FAC1_1+ 0.244FAC2_1 + 0.414FAC3_1 + 0.396 FAC4_1+ 0.281FAC5_1 Dựa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàngcủa đối tượng điều tra ta có thể nhận thấy hệ số β1 = 0.306 có nghĩa là khi Nhân tố 1 thay đổi 1 đơn vị trong khi các nhân tố khác không đổi thì làm cho ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàngcủa đối tượng điều tra cũng biến động cùng chiều 0.306 đơn vị. Đối với Nhân tố 2 có hệ số β2 = 0.244, cũng có nghĩa là nhân tố 2 thay đổi 1 đơn vị thì ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàngcủa đối tượng điều tra cũng thay đổi cùng chiều 0.244 đơn vị. Giải thích tương tự đối với các biến còn lại.(trong trường hợp các nhân tố còn lại không đổi). Như vậy, qua phân tích hồi quy, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các nhân tố được rút trích là FAC1_1, FAC3_1,FAC4_1 có ảnh hưởng lớn nhất đến đánh gía chung của đối tượng điều tra. Đó chính là sự an toàn, giảm thiểu rủi ro và lạm phát, các nhân tố khác. Điều này cũng phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, khi mà nền kinh tế có nhiều biến động và rủi ro khá lớn, khách hàng có xu hướng gửi tiết kiệm tại ngân hàng để bảo toàn tài sản của mình một cách tốt nhất, tất nhiên gửi ngân hàng vẫn có lãi (mặc dù thực tế hiện nay lạm phát đã cao hơn lãi suất ngân hàng). Chương III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Kết luận  Thu nhập của cán bộ giảng viên Những gia đình giảng viên là đối tượng có nguồn thu nhập cao và khá ổn định chủ yếu là những gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu. Một phần họ biết cách khai thác tối đa từ những thế mạnh của bản thân bởi lẽ thu nhập của mỗi giảng viên. Do tính chất đặc thù của từng chuyên ngành giảng dạy, từng lĩnh vực và trường đại học khác nhau mà mỗi cán bộ giảng viên họ có thêm được nhiều công việc liên quan trực tiếp đến chính ngành dạy của họ.Như đối với các giảng viên khoa kiến trúc của đại học Khoa Học, ngoài việc đứng lớp thì họ còn tham gia làm tư vấn thiết kế cho các công trinh hay những cán bộ giảng viên Đại Học kinh tế họ có thêm những khoản thu nhập khác từ viện nghiên cứu đề tài khoa học cũng như nghiên cứu thị trường, các giảng viên ngoại ngữ có thêm thu nhập ngoài từ giảng dạy các lớp chuyên ngành bậc cao hơn. Phần còn lại góp thêm vào thu nhập của gia đình là thu nhập của chồng( vợ) của đối tượng điều tra Nhìn chung giảng viên của các trường Đại Học Kinh tế, Đại Học Hoa Học ( kiến trúc), Ngoại Ngữ ( khoa tiếng anh, trung,hàn) thu nhập cao hơn các trường khác như Nông Lâm, Khoa Học, Ngoại Ngữ …  Chi tiêu của các cán bộ giảng viên Mỗi gia đình, mỗi hoàn cảnh có mỗi cách chi tiêu.Các cán bộ giảng viên với mức thu nhập cao và ổn định nên phần đông đều chú trọng chi tiêu cho những ngành hàng thiết yếu là nhóm mà họ không thể cắt giảm, bao gồm: giáo dục, đi lại, ăn uống, điện nước, chăm sóc sức khoẻ. Một vài ngành hàng khác một số gia đình chi tiêu không nhiêu như du lich giải trí,văn hóa . nhất là mặt hàng nước uống có cồn như bia, rươu, hay thuốc lá phần đông các gia đình không chi tiêu. Nhìn chung những gia đình nào thu nhập cao thường có chi tiêu nhiều đối với mặt hàng thiết yếu, ngoài ra cũng có chi tiêu cho các dịch vụ khác.  Các yếu tố ảnh đến việc lựa chọn ngân hàng của các cán bộ giảng viên. Gửi tiền tiết kiệm là một vấn đề được các cán bộ giảng viên quan tâm nhất khi có những khoản tiền nhàn rỗi nhằm bảo đảm, ổn định khoản tiền của mình Vấn đề nào được các giảng viên quan tâm khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm + Nhân tố 1: Sự thuận tiện và nhanh chóng Các đối tượng giảng viên có xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng bởi tính thuận tiện trong việc tiếp cận với ngân hàng ở các mặt, tính chuyên nghiệp cao hơn so với các phương án gửi tiết kiệm khác. Trong đó, yếu tố dễ dàng tìm kiếm thông tin được các đối tượng này đánh giá cao nhất  Nhân tố 2: Sự an toàn Sự tin tưởng vào mức độ an toàn này góp phần thúc đẩy các cán bộ giảng viên gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho tài sản của họ mà ở đây cụ thể là tiền khỏi bị mất cấp hay hư hỏng do bất cứ nguyên nhân gì. + Nhân tố 3: Khả năng giảm rủi ro và lạm phát Đặc điểm của các cán bộ giảng viên là đa phần họ có một khoản tiền nhỏ để tích trữ định kỳ và khoản tiền này thường không nhiều và vì thế họ thường lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nhằm hạn chế bớt rủi ro lạm phát thay vì phải nắm giữ tiền mặt. Đây cũng là lí do quan trọng thúc đẩy đối tượng cán bộ giảng viên lựa chọn ngân hàng để cất dữ thu nhập chưa sử dụng đến. + Nhân tố 4: Khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tương lai Nhân tố này chỉ ra rằng các đối tượng điều tra có các dự định chi tiêu trong tương lai và họ hy vọng sẽ có thể đáp ứng được các dự định đó bằng tiền tích lũy thông qua phương án gửi tiết kiệm ngân hàng của mình. Khả năng này là việc các cán bộ giảng viên có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để đáp ứng các dự định mua sắm tài sản sau này của mình. + Nhân tố 5: Ảnh hưởng của ngươi thân trong gia đình. Đây là những người quan trọng nhất mà đối tượng điều tra sẽ cân nhắc khi đưa ra quyến định gửi tiết kiệm tại ngân hàng, nhóm đối tượng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án gửi tiết kiệm tại ngân hàng bao gồm bố mẹ và chồng hoặc vợ, người có kinh nghiệm… + Nhân tố 6: Mối quan hệ với ngân hàng. Đối tượng giảng viên thường cân nhắc yếu tố liên quan với công việc và sự chủ động tạo lập mối quan hệ từ phía ngân hàng.cũng như sự chủ động tạo lập mối quan hệ từ phía ngân hàng. 3.2 Giải pháp Cán bộ giảng viên là đối tượng có thu nhập cao và ổn định sau những khoản chi tiêu thường có một khoản dư giả và có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vậy các cán bộ giảng viên là lượng khách hàng hiện tại lớn và cũng là lượng khách hàng tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền gửi. nhằm góp phần thu hút ngày càng nhiều lượng tiền gửi từ cán bộ giảng viên ngân hàng cần đưa ra những dịch vụ tốt hơn như : - Về thành phần độ tin cậy Đối với một ngân hàng thì uy tín luôn là một vấn đề được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là đối với những khách hàng gửi tiết kiệm. Để có thể có được sự tin tưởng của khách hàng đòi hỏi phải có một quãng thời gian đủ dài. Xây dựng vốn đã khó nhưng để có thế giữu được nó lại càng khó khăn hơn, chỉ một sơ xuất nhỏ cũng có thể làm mất lòng tin nơi khách hàng và nếu những khách hàng đó tiếp tục nói vấn đề đó cho những khách hàng khác thì thật là nguy hiểm. Để nâng cao mức độ tin cậy ngân hàng cần phải tuyệt đối bảo mật các thông tin cũng như các giao dịch của khách hàng. Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm các thông tin cá nhân, dữ liệu của khách hàng của các đối tượng cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Tiếp theo đó là vấn đề an toàn, sẽ như thế nào nếu như khách hàng gửi tiền tại một ngân hàng mà họ cảm thấy không an toàn đối với tài sản của họ chính vì vậy các ngân hàng nâng cao cảm giác an toàn về ngân hàng trong tâm trí khách hàng. Chẳng hạn như đầu tư về cơ sở vật chất, thực hiện chính xác các giao dịch, thực hiện công khai minh bạch về tài chính kinh doanh có hiệu quả cao cũng là một yếu tố làm cho khách hàng cảm thấy an toàn. Bên cạnh đó là việc cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, cung cấp các thông tin nhanh chóng, đầy đủ đến khách hàng. - Về thành phần năng lực phục vụ Các ngân hàng cần thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực phục vụ của mình như phong cách phục vụ của nhân viên lịch sự, nhã nhặn, chuyên nghiệp, tư vấn, giải thích các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, biết xử lý các tình huống khúc mắc một cách thỏa đáng… ngân hàng có thể cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao khả năng phục vụ, không chỉ các nghiệp vụ chuyên môn mà cả các kỹ năng cá nhân khác. Cần xây dựng đội ngũ nhân viên tâm huyết, nhiệt tình, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ và có đủ kiến thức để phục vụ khách hàng. Ngân hàng cần gia tăng các dịch vụ chăm sóc khách hàng như quà tặng, khuyến mãi, có những hành động tỏ ý quan tâm đến từng cá nhân khách hàng như gửi hoa, thiệp chúc mừng trong các ngày lễ, dịp sinh nhật hay các sự kiện quan trọng của khách hàng. Đặc biệt đối với các cán bộ giảng viên cần có chương trình khuyễn mãi hấp dẫn, đặc biệt: - Về thành phần thái độ của nhân viên Thái độ nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một doanh nghiệp. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng khi mà nhân viên trực tiếp phục vụ, giao tiếp với khách hàng. Cần áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý để thúc đẩy nhân viên làm việc vì chỉ khi nhân viên hài lòng với công việc, gắn bó trung thành với ngân hàng thi khi đó nhân viên mới làm việc hết lòng vì ngân hàng, vì khách hàng; xây dựng đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, hết lòng vì khách hàng, được lòng khách đến, vui lòng khách đi. Có như vậy ngân hàng mới có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay. - Về rủi ro lạm phát Hiện nay, khi mà Nhà nước áp đặt mức trần lãi suất huy động là 14% thì lãi suất không còn là một yếu tố để các ngân hàng có thể sử dụng trong cạnh tranh. Giờ đây khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm khách hàng sẽ không còn đặt nặng vấn đề lãi suất như trước nữa. Tuy nhiên các ngân hàng vần phải chú ý đến yếu tố này bới bất kỳ một tin đồn không tốt nào liên quan đến vấn đề lãi suất dù xuất phát từ chính ngân hàng đó hay từ các đối thủ cạnh tranh cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. . Bên cạnh đó ngân hàng cần có các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng gửi tiền tại ngân hàng , chẳng hạn như chính sách ưu đãi trong vay vốn… -- Mỗi quan hệ với khách hàng. Con người ai cung muốn được người khác hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của mình. Lắng nghe ý kiến của khách hàng, tạo cho họ cảm giác được quan tam, được coi trọng và biểu lộ sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng sẽ là một biện pháp rất hiệu quả trong việc nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Công ty có thể cho nhân viên tham gia các khóa học hay mời các chuyên gia giảng dạy về tâm lý con người sẽ giúp cho nhân viên biết cách ứng xử sao cho được lòng khách hàng nhất. Trong các tình huống khó xử nhân viên sẽ phải biết giải quyết một cách thỏa đáng. Các yếu tố thuận tiện Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào thì phương tiện hữu hình cũng đều rất quan trọng. Nó tác động rất lớn đến ấn tượng ban đầu của khách hàng .Các ngân hàng cần đầu tư thích hợp cho các phương tiên hỗ trợ cũng như các loại máy móc phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng. Trang bị các tiện nghi để phục vụ khách hàng được tốt hơn cũng là một vần đề cần hết sức lưu ý. Trong khả năng cho phép ngân hàng cần cố gắng đầu tư đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, hiện đại, bắt mắt, bày trí không gian trong quầy giao dịch rộng rãi, gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát nhằm tạo một tâm lý thoải mái cho khách hàng khi đến ngân hàng. Các yếu tố liên quan đến mặt bằng, vẻ bề ngoài cũng góp phần tạo niềm tin nơi khách hàng. Phần ba KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài nghiên cứu tiến hàng nghiên cứu trong thời gian hơn 1 tháng và đối tượng phỏng vấn là các cán bộ giảng viên đang công tác tại các trường Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học và Đại học Nông lâm Huế. Đề tài nghiên cứu đã cơ bản đáp ứng được ba mục tiêu chính đề ra: (1) Ước lượng thu nhập của hộ gia đình các cán bộ giảng viên; (2) Ước lượng các mức phân bổ chi tiêu của các hộ gia đình này và (3) xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các cán bộ giảng viên. Với mục đích xác định thu nhập của các hộ gia đình này, nhóm nghiên cứu đã đánh giá thông qua tài sản mà các hộ gia đình này sở hữu và nhà họ đang ở. Bước này được thực hiện thông qua việc phòng vấn trực tiếp tại nhà riêng của đối tượng được phỏng vấn. Qua đó, phân loại các đối tượng phỏng vấn và dự đoán mức thu nhập của gia đình đó. Điều này sẽ giúp giảm bớt rủi ro là các đối tượng này không muốn trả lời thật về thu nhập của mình. Về chi tiêu, phỏng vấn viên hỏi trực tiếp các mục chi tiêu của họ trong chi tiêu hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm và sau đó được quy đổi thành mức chi tiêu trong một năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng được nghiên cứu dựa trên Thuyết hành động hợp lý (TRA), có nghĩa là dựa trên thái độ của bản thân đối tượng phỏng vấn, các đối tượng ảnh hưởng và các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến ý định hành vi của họ. Ý định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng của hành vi lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Và đó là cơ sở để nhóm nghiên cứu dự đoán được hành vi của đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đã nhận được sự hỗ trợ của các trường cũng như các cán bộ giảng viên để hoàn thành cuộc khảo sát. Các cán bộ giảng viên khá tích cực và cung cấp thông tin có mức độ tin tưởng khá cao. Điều này ảnh hưởng đáng kể đối với tính chính xác của đề tài nghiên cứu. Các đối tượng điều tra có mức độ động nhất khá cao vì đây đều là cán bộ giảng viên tại các trường thuộc Đại học Huế. Tính đồng nhất này sẽ giúp cho việc đánh giá và so sánh dễ dàng hơn. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa các đối tượng điều tra và chính những sự khác biệt này ảnh hưởng đến sự khác biệt về thu nhập và chi tiêu của các đối tượng này. Bên cạnh đó vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài. Khó khăn lớn nhất trong quá trình nghiên cứu là tìm gặp được đối tượng điều tra. Do sự không chính xác của các thông tin thu thập nên không thể tìm gặp được rất nhiều đối tượng mẫu. Ngoài ra, đối tượng giảng viên thường phải đi giảng dạy cả ngày lẫn đên nên cũng khó có thể gặp được đối tượng tại nhà riêng của họ trong thời gian ban ngày. Và do đó mà các cuộc phỏng vấn chủ yếu được thực hiện vào chiều tối. Có một số cán bộ giảng viên ở các vùng ven thành phố nên không đủ nguồn lực để tiếp cận. Mội số đối tượng khác đã đi học ở các nơi khác trong và người nước. Điều này là cho nhóm nghiên cứu phải thay đổi đối tượng phỏng vấn làm giảm tính ngẫu nhiên của mẫu. 2. Kiến nghị Cuộc nghiên cứu được tiến hành với thời gian nghiên cứu kéo dài hơn một tháng và kích cỡ mẫu điều tra là 50 giảng viên. Thời gian nghiên cứu ngắn nên số lượng mẫu điều tra được là quá ít nên kết quả chưa có thể suy rộng cho tổng thể các giảng viên đang công tác trong độ tuổi từ 30 đến 40. Tuy đã có những kết quả nhưng giá trị thông tin để đưa ra các giải pháp thiết thực là chưa cao. Tuy nhiên cuộc nghiên cứu đã cơ bản đưa ra được hướng nghiên cứu dựa trên mô hình TRA có khả năng áp dụng và giải thích tốt xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của các cán bộ giảng viên. Đối với đề tài nghiên cứu này cần phải có nguồn lực về nhân lực tốt và phải đảm bảo khả năng hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu của các phỏng vấn viên. Điều này sẽ làm cho thông tin thu thập được không bị sai khác nhiều. Và cần phải có các hình thức khuyến khích đối tượng phỏng vấn trả lời các câu hỏi. Vì những hạn chế đó, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần thực hiện các cuộc nghiên cứu khác trên cũng đề tài này với thời gian nghiên cứu dài hơn và kích cỡ mẫu nhiều hơn. Mô hình TRA cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng. Tuy nhiên để có thể kiểm soát được các ảnh hưởng bên ngoài thì nên sự dụng mô hình TPB (thuyết hành vi cảm nhận). Trong quá trình điều tra cần có thông tin chính xác về đối tượng để thuận tiện cho việc phỏng vấn trực tiếp. Và cần phải có quà để khuyến khích và dễ dàng tiếp xúc với đối tượng phỏng vấn. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tình trạng hôn nhân ............................................................................. 22 Biểu đồ 2: Các loại hình dịch vụ ngân hàng .......................................................... 27 BẢNG BIỂU: Bảng 1: Tỉ lệ nam/nữ ............................................................................................ 22 Bảng 2: Trình độ học vấn ..................................................................................... 24 Bảng 3: Tình hình sử dụng ngân hàng ................................................................... 25 Bảng 4: Tình hình sử dụng các dịch vụ cá nhân tại ngân hàng ............................... 27 Bảng 5: Phân loại thu nhập giảng viên .................................................................. 29 Bảng 6: Ước lượng thu nhập giảng viên ................................................................ 35 Bảng 7: Phân bổ chi tiêu trong gia đình ................................................................. 37 Bảng 8: Ước lượng chi tiêu trong gia đình ............................................................ 43 Bảng 9: Kiểm định độ tin cậy của tháng đầu ......................................................... 47 Bảng 10: Bảng kiểm định KMO and Bartlett’s Test .............................................. 50 Bảng 11: Kết quả rút trích nhân tố ........................................................................ 53 Bảng 12:Kiểm định KMO and Bartlett’s Test ....................................................... 55 Bảng 13: Ý định gửi tiết kiệm tại ngân hàng ......................................................... 56 Bảng 14: Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy ........................................... 58 Bảng 15: Bảng phân tích hệ số tương quan ........................................................... 58 Bảng 16: Mô hình hồi quy bội .............................................................................. 59

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_tap_thuc_te_nhom_2_3345.pdf
Luận văn liên quan