Phương thức trật tự từ: Trong câu, hay trong tổ hợp từ khi các từ được
sắp xếp theo những trật tự trước, sau khác nhau thì sẽ tạo ra những ý nghĩa khác
nhau. Cả trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, trật tự từ là phương thức ngữ pháp
quan trọng nhất. Người ta phân biệt trật tự của các từ trong tổ hợp từ (tổ hợp danh
từ, tính từ và động từ) và trật tự của thành phần câu (chủ ngữ, động từ vị ngữ, tân
ngữ và trạng ngữ. Trong đó trật tự từ trong tổ hợp danh từ là phức tạp nhất.
- Trong tổ hợp danh từ tiếng Anh yếu tố bổ nghĩa thông thường đi trước yếu
tố được bổ nghĩa. Trong tiếng Việt thì ngược lại: my father: ba tôi, beautifull house:
nhà đẹp, red bicycle: xe đạp màu đỏ
- Trong câu Tiếng Anh và tiếng Việt trật tự các thành phần câu thường tương
tự như nhau đó là trật tự: S + V + O + A (subject + Verb + Object + Adverbial – chủ
ngữ, động từ, tân ngữ và trạng ngữ).
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3944 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đối chiếu các phương thức ngữ pháp trong Tiếng Anh và Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
ĐỐI CHIẾU CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2
Bước 1: Miêu tả
Các phương thức ngữ pháp chủ yếu được tìm thấy ở phần lớn các loại hình
ngôn ngữ khác nhau bao gồm: phương thức phụ tố, phương thức biến dạng chính
tố, phương thức thay từ căn, phương thức trọng âm, phương thức lặp, phương
thức hư từ, phương thức trật tự từ, phương thức ngữ điệu.
Cụ thể trong tiếng Anh và tiếng Việt có các phương thức sau:
1. Phương thức phụ tố:
Phương thức phụ tố được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ có biến hình
như tiếng Nga, Anh, Pháp. Phương thức này chủ yếu dung để cấu tạo từ mới hay
dạng thức mới của từ (từ loại). Yếu tố chính mang ý nghĩa cơ bản của từ được gọi là
căn tố (root - từ căn, gốc từ). Những phụ tố được thêm vào trước căn tố được gọi là
tiền tố (prefix) và phương thức tương ứng được gọi là thêm tiền tố (prefixation). Các
yếu tố thêm vào sau gốc từ được gọi là hậu tố (suffix), và phương thức tương ứng
được gọi là thểm hậu tố (suffixation). Các hậu tố thường làm thay đổi từ loại của từ.
Ví dụ trong tiếng Anh: Từ căn tố NATION (nghĩa là quốc gia) thêm vào hậu
tố -AL ta có tính từ NATIONAL (thuộc về quốc gia), thêm hậu tố -IST vào sau tính
từ này ta có danh từ NATIONALIST (người theo chủ nghĩa quốc gia). Thêm hậu tố -
ISM vào sau tính từ ta có danh từ NATIONALISM (chủ nghĩa quốc gia). Từ các từ
vừa được cấu tạo thêm tiền tố INTER- ta có các từ tương ứng là INTERNATIONAL
(thuộc quốc tế), INTERNATIONALIST (người theo chủ nghĩa quốc tế) và
INTERNATIONALISM (chủ nghĩa quốc tế).
Bảng sau đây mô tả các tiền tố và hậu tố thường gặp trong tiếng Anh.
1.1. Tiền tố tiếng Anh
Prefix(tiền
tố)
Example
Nghĩa tiếng Việt
a-/an- anemic thiếu máu
a- Afloat Nổi
3
anti- anti-war, antivirus chống chiến tranh, chống virut
arch- archrival đối thủ lớn
be- Believe Tin tưởng
co- cooperation hợp tác
counter- counteract, counterpart chống lại, đối tác
de- de-emphasise, nhấn mạnh
dis- dislike, disagree không thích, không đồng ý
dis- disconnect ngắt kết nối
en-/em- empower trao quyền cho
ex- ex-colleague cựu đồng nghiệp
fore- forerunner tiền bối
in-/il-/im-ir- Impossible, impolite, không thể, không lịch sự
inter- international Thuộc quốc tế
mal- Malnourish suy dinh dưỡng
mid- Midlife tuổi trung niên
mini- Minimarket, mini-room chợ nhỏ, phòng nhỏ
mis-
Mis-information,
mistake
thông tin sai lạc, phạm lỗi
out- outcome kết quả
over-
Overnight, overcome,
oversleep
ở lại qua đêm, khắc phục, ngủ quên
post- post-graduation sau tốt nghiệp
pro- pro-life yêu cuộc sống
re-
Restart, repay, remake,
retell.
Khởi động lại, hoàn tiền lại, làm lại, kể
lại
self- self-sufficient tự cung tự cấp
step- Stepdaughter
trans- Translation Dịch
un- Undo, underpay làm ngược lại, trả lương thấp
under- underachieve có thành tích kém
up- Upgrade, uphold, upset nâng cấp, ủng hộ, đánh đổ
4
with- withstand chịu đựng
2. Hậu tố tiếng Anh
Hậu tố tiếng Anh gồm hai loại:
2.1. Các hậu tố làm thay đổi dạng thức từ nhưng không là thay đổi từ loại
2.2. Các hậu tố làm thay đổi từ loại
Bảng sau đây mô tả các hậu tố thông dụng trong tiếng Anh
Suffix Examples Nghĩa tiếng Việt
-able, -ible agreeable, comfortable dễ chịu, thoải mái
-acy, -isy hypocrisy đạo đức giả
-age salvage cứu hộ
-al, -eal, -
ial
Official, arrival chính thức, đến
-ance,-ence Dependence phụ thuộc
-ant accountant kế toán
-dom kingdom vương quốc
-ed jumped nhảy
-en darken tối
-ent different, dependent khác nhau, phụ thuộc
-er harder, newer, older khó khăn hơn, mới hơn, lớn hơn
-er, -or author, winner tác giả, người chiến thắng
-ery surgery phẫu thuật
-est cleanest, hardest sạch, khó khăn nhất
-eur, -er,-or worker nhân viên
-ful graceful, restful, faithful duyên dáng, yên tĩnh, trung thành
-hood boyhood, womanhood thời niên thiếu, phái nữ
-ible, -ile, -il responsible có trách nhiệm
-ic poetic thơ mộng
-ier, -ior carrier vận chuyển
-ify beautify đẹp
-ing running, wishing chạy, ao ước
-ion correction, protection sửa chữa, bảo vệ
5
-ish childish, foolish trẻ con, ngu ngốc
-ism socialism chủ nghĩa xã hội
-ist artist nghệ sĩ
-less careless bất cẩn
-let starlet, ngôi sao
-ly Suddenly, every, monthly đột nhiên, mỗi, hàng tháng
-ment Accomplishment hoàn thành
-ness kindness lòng nhân ái
-ology Archaeology khảo cổ học
-ous, -ious furious tức giận
-ship friendship, leadership hữu nghị, lãnh đạo
-some tiresome, lonesome mệt mỏi, cô đơn
-tion, sion condition điều kiện
-ty liberty tự do
-ward southward, forward về phía nam, phía trước
-y noisy ồn ào
Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ đơn lập nên không có phương thức ngữ pháp
này. Một số từ Hán-Việt có cấu tạo tương tự như thêm tiền tố: vô học, bất tử, bất
nhân, khuyết danh, song hỷ, nhất trí hay tương tự như thêm hậu tố: giáo viên, sinh
viên, học viên, bác sĩ, nghệ sĩ, nhân sĩ, thi sĩ, nhưng trong tiếng Việt chúng được gọi
là từ tố.
2. Phương thức biến dạng chính tố: Ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện
bằng sự biến đổi của thành phần ngữ âm của bản thân căn tố. Trong tiếng Anh,
phương thức này thường dùng để cấu tạo số nhiều của danh từ và dạng thức quá khứ
hay quá khứ phân từ
Ví dụ: A mouse (con chuột) – mice (những con chuột)
A brother (anh, em trai) – brethren (anh em đồng nghiệp, đồng bào)
A goose ( con ngỗng) – geese (những con ngỗng)
Hình thức quá khứ đơn và quá khứ phân từ:
Become – became(QKĐ) – becom(QKPT)
Trong tiếng Việt không có phương thức biến dạng chính tố như trong tiếng Anh bởi
tiếng Việt vốn là ngôn ngữ không biến hình
6
3. Phương thức thay căn tố: Theo phương thức này, người ta dùng hẳn một
từ căn tố để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Trong tiếng Anh phương thức này ít gặp, chủ yếu dùng để cấu tạo số nhiều
của danh từ, dạng quá khứ của động từ và dạng so sánh của tính từ và cấu tạo từ loại.
- Số nhiều của danh từ: person - people,
- Dạng quá khứ của động từ: hold – held, keep – kept, know - knew
- Dạng so sánh của tính từ good - better/best, bad - worse/worst, little - less/least
- Cấu tạo từ loại steal(v) - thief (n)
Tiếng Việt không có phương thức này.
4. Phương thức trọng âm: Phương thức này thay đổi từ loại của từ bằng cách
chuyển vị trí của trọng âm. Trong tiếng Anh phương thức này chủ yếu xảy ra ở từ
hai âm tiết và thường là thay đổi từ loại giữa danh từ/tính từ với động từ
Sau đây là một số ví dụ minh họa:
present (n, adj) - present (v)
subject (n) - subject (v)
object (n) - object (v)
5. Phương thức lặp (láy): Phương thức này bao gồm lặp toàn phần (nhanh
nhanh, xa xa) hay lặp bộ phận (tàm tạm, nho nhỏ, khuya khoắt, lung linh ).
Phương thức này hiếm gặp trong tiếng Anh trừ một số dạng nhấn mạnh dung
trong khẩu ngữ:
He is very very very handsome!
Phương thức này khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó dùng để cấu tạo mới với
các sắc thái nghĩa mới, thường là làm giảm nghĩa (nho nhỏ, chầm chậm, đẹp đẹp, to
to, hay hay, gầy gầy, beo béo, ), dạng thức số nhiều (nhà nhà, người người, ngày
ngày, đêm đêm, tầng tầng, lớp lớp) hay trong các thành ngữ có sẵn (sạch sành sanh,
hàng hàng lớp lớp, lấm la lấm lét, tí ta tí tách, cục ta cục tác)
6. Phương thức hư từ: Từ hư là những từ mất đi ý nghĩa định danh mà chỉ
biểu hiện ý nghĩa quan hệ giữa các thành phần câu hoặc giữa các câu cũng như chỉ ra
các ý nghĩa ngữ pháp độc lập với tổ hợp từ trong câu. Phương thức này phổ biến cả
trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Các loại hư từ phổ biến trong tiếng Anh là từ kèm danh, giới từ và liên từ.
Từ kèm danh là những hư từ đi trước danh từ để xác định danh từ về vị trí, số lượng,
sở hữu, thứ tự… Các loại từ kèm danh tiếng Anh gồm có:
7
- mạo từ
ví dụ: a pen, the pens,
- từ chỉ định
ví dụ: this house, that house, these houses, those houses,
- từ chỉ sở hữu
ví dụ: my name, your phone, her shirt…
- từ phân bố
ví dụ: all things, every thing, each thing, either thing, neither thing, any thing
- từ chỉ số lượng không xác định
ví dụ: many things, much money, a lot of money, some money, a little money, a few
cars,
- số đếm và số thứ tự
ví dụ: three people, the first room, the last night.
Giới từ là những hư từ đi trước danh từ hay đại để chỉ quan hệ của nó với các thành
phần khác trong câu hay tổ hợp từ. Về ý nghĩa có thể phân giới từ thành nhóm chỉ
địa điểm (in, at, on), thời gian (in, at, on), nguyên nhân (because of), lý do (for),
cách thức, phương tiện (by, through), nhượng bộ (in spite of), so sánh (like, as), điều
kiện (without, but for)…
Bảng giới từ tiếng Anh thông dụng.
about
above
according to
across
after
against
along
along with
among
apart from
around
as
as for
concerning
despite
down
during
except
except for
excepting
for
from
in
in addition to
in back of
in case of
onto
on top of
out
out of
outside
over
past
regarding
round
since
through
throughout
till
8
at
because of
before
behind
below
beneath
beside
between
beyond
but
by
by means of
in front of
in place of
inside
in spite of
instead of
into
like
near
next
of
off
on
to
toward
under
underneath
unlike
until
up
upon
up to
with
within
without
Trong tiếng Anh một số danh từ, động từ và tính từ đòi hỏi những giới từ nhất định
đi sau nó mà chúng ta phải học thuộc lòng. Bảng dưới đây minh họa một số động từ
thông dụng thuộc loại này
- accuse someone of something
- agree with someone / something
- agree to something
- agree on something
- apply for
- apologise for something
- ask someone for something
- believe in
- belong to
- blame someone for doing something
- blame something on someone
- borrow something from someone
- care about something
- care for someone
- take care of something / someone
- complain to someone (about
something)
- depend on someone for something
- explain something to someone
- listen to someone
- look at something
- look for something / someone
- look after someone
- pay someone for something
- prefer someone / something to
someone
- protect someone from something
- regard someone as
- rely on someone for something
- search something for something
/someone
- spend money / time on
- think about someone / something
- think about / of doing something
9
- concentrate on something
- congratulate someone on doing
something
- consist of something
- think of something
- translate from something into
something else
- wait for someone
- warn someone about something
Bảng dưới đây minh họa một số tính từ thông dụng và giới từ đi kèm.
- accustomed to
- afraid of
- attached to
- aware of
- dependent on
- different to/from
- doubtful about
- famous for
- fond of
- interested in
- keen on
- opposed to
- pleased with
- used to
- popular with
- proud of
- related to
- rich in
- satisfied with
- similar to
- suitable for
- annoyed about something
- annoyed with someone
- good/bad at something
- good/bad for something
- good/bad with something
- responsible to someone
- responsible for something
- sorry about something
- sorry for doing something
- sorry for someone
Liên từ nối kết hai hay nhiều từ, tổ hợp từ hay mệnh đề, gồm hai loại: liên từ
đẳng lập (– and, or, but, either … or, neither… nor, not only… but also) và liên từ
chính phụ (– when, where, that, if, so that, because, since, before, after, while, as
soon as, although). Các liên từ chính phụ tham gia cấu tạo nên ba loại mệnh đề quan
trọng trong câu phức là mệnh đề danh từ, mệnh đề tính từ (quan hệ) và mệnh đề
trạng ngữ.
Cũng như trong tiếng Anh, trong tiếng Việt ta có nhóm giới từ chỉ địa điểm
(trên, trong ngoài, dưới, trước, sau, tại), thời gian (lúc, vào lúc, trước, sau, trong,
trong lúc), nguyên nhân (do, vì, bởi, tại), lý do (do), cách thức, phương tiện (bằng,
10
bởi), nhượng bộ (dù, dầu, dẫu, mặc dầu, bất chấp), so sánh (như, hệt như), điều kiện
(thiếu)…
Trong tiếng Việt cũng có một số danh từ, động từ và tính từ đòi hỏi một số
giới từ nhất định, ví dụ: sự hi sinh cho đất nước, tin tưởng vào tương lai, ảnh hưởng
đến mọi người, đoàn kết với bạn bè trong lớp…
7. Phương thức trật tự từ: Trong câu, hay trong tổ hợp từ khi các từ được
sắp xếp theo những trật tự trước, sau khác nhau thì sẽ tạo ra những ý nghĩa khác
nhau. Cả trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, trật tự từ là phương thức ngữ pháp
quan trọng nhất. Người ta phân biệt trật tự của các từ trong tổ hợp từ (tổ hợp danh
từ, tính từ và động từ) và trật tự của thành phần câu (chủ ngữ, động từ vị ngữ, tân
ngữ và trạng ngữ. Trong đó trật tự từ trong tổ hợp danh từ là phức tạp nhất.
- Trong tổ hợp danh từ tiếng Anh yếu tố bổ nghĩa thông thường đi trước yếu
tố được bổ nghĩa. Trong tiếng Việt thì ngược lại: my father: ba tôi, beautifull house:
nhà đẹp, red bicycle: xe đạp màu đỏ…
- Trong câu Tiếng Anh và tiếng Việt trật tự các thành phần câu thường tương
tự như nhau đó là trật tự: S + V + O + A (subject + Verb + Object + Adverbial – chủ
ngữ, động từ, tân ngữ và trạng ngữ).
Tuy nhiên trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm thường đứng đầu câu trong
tiếng Việt
- Một khác biệt quan trọng là trong câu hỏi do có trợ động từ nên tiếng Anh
dùng trật tự đảo so với câu trần thuật. Trong tiếng Việt thông thường không có sự
thay đổi trật từ nhiều để cấu tạo câu hỏi. Và hư từ được dùng thay vào đó.
Ví dụ:
Câu trần thuật:
Tiếng Anh: Lan has married. Tiếng Việt: Lan đã kết hôn.
Câu hỏi:
Tiếng Anh: Has Lan married? Tiếng Việt: Lan đã kết hôn chưa?
8. Phương thức ngữ điệu. Phương thức này thường dùng để thay đổi chức
năng thông báo của câu, hay diễn tả thái độ, tình cảm của người nói.
Ví dụ: She hate dog!
Là câu trần thuật, được đọc bằng cách hạ giọng.
She hate dog?
Được đọc bằng cách lên giọng.
11
Phương thức này không phổ biến lắm trong cả hai ngôn ngữ, và chủ yếu dung
trong khẩu ngữ:
Nhà nó nghèo lắm!
Nhà nó nghèo lắm?
Bước 2: Xác định các phương thức ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Phương thức phụ tố
Phương thức biến dạng chính tố
Phương thức thay căn tố
Phương thức trọng âm
Phương thức lặp
Phương thức hư từ
Phương thức trật tự từ
Phương thức ngữ điệu
Bước 3: Đối chiếu
Bảng đối chiếu các phương thức ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt:
Các phương thức Tiếng Anh
(L1)
Tiếng Việt
(L2)
Các trường hợp
Phương thức phụ tố + - XL1 = 0 XL2
Phương thức biến dạng
chính tố
+ - XL1 = 0 XL2
Phương thức thay căn tố + - XL1 = 0 XL2
Phương thức trọng âm + - XL1 = 0 XL2
Phương thức lặp + + XL1 = XL2
Phương thức hư từ + + XL1 = XL2
Phương thức trật tự từ + + XL1 = XL2
Phương thức ngữ điệu + + XL1 = XL2
Kết luận: Tiếng Anh sử dụng nhiều phương thức ngữ pháp hơn Tiếng Việt. Trong
khi đó tiếng Việt phụ thuộc quá nhiều vào phương thức trật tự tự mà chủ yếu với từ
bổ nghĩa nằm phía sau. Đây là điểm cần chú ý trong khi học tiếng Anh để khỏi mắc
lỗi do ảnh hưởng của Tiếng mẹ đẻ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngubai_tap_nhom_1_7369.pdf