Qua phân tích về thị trường, địa điểm, tính khả thi và hiệu quả tài chính cho thấy
dự án kinh doanh cửa hàng cung cấp sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn –
Survival Stores không những vừa đạt hiệu quả tài chính mà còn mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội. Tuy vậy, cũng cần xem lại và nghiên cứu kỹ hơn, vì nhóm phân tích
dự án chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lập và thẩm định dự án đầu
tư. Hơn thế nữa là số liệu khảo sát của nhóm chỉ là 100 mẫu, con số này là cực kỳ
nhỏ bé so với tổng thể dân số TPHCM. Dù sao, đây cũng là một dự án mới với ý
tưởng táo bạo, chưa hề có trên thị trường Việt Nam. Nếu biết khai thác và đi tiên
phong, khả năng sinh lợi là rất cao, theo đó là rủi ro cũng rất cao.
60 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dự án cửa hàng cung cấp sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn Survival Stores, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vị thành
niên có chiều hướng gia tăng, phát sinh thêm nhiều tội phạm công nghệ cao và tội
phạm ngoại quốc.
Trong thời gian qua, thiên tai, hạn hán, lũ lụt diễn ra thường niên ở Việt Nam và
khắp các tỉnh thành. Vấn đề nan giải nhất mà TPHCM gặp phải là tình trạng ngập
lụt diện rộng ở một số địa điểm do triều cường. Do tình trạng ngập lụt và cúp điện
diễn ra khá thường xuyên, nhu cầu các sản phẩm dự trữ và thắp sáng mà cửa hàng
chúng tôi cung cấp sẽ tăng.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
14
PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
2.1. Cầu thị trường của sản phẩm
2.1.1. Nhu cầu về số lượng sản phẩm
Chuỗi cửa hàng bán các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn tại
TPHCM, tạm lấy tên là “Survival Stores” sẽ cung cấp các mặt hàng chuyên dùng
như: Dự trữ nước(các dụng cụ lọc nước và chứa nước); Bộ đồ nghề bảo hộ(ba lô,
đèn pin, dao, kiềm, dụng cụ y tế, thuốc men…các dụng cụ chuyên dùng cho các tình
huống khẩn cấp hay thám hiểm); Bộ đồ nghề sửa chửa ô tô – xe máy; Bộ đồ nghề vệ
sinh(bồn cầu xách tay, khăn giấy…); Giữ ấm và trú ẩn(nến, diêm, quẹt lửa chuyên
dùng và lều, túi ngủ…); Bộ dụng cụ y tế và thuốc men; Ba lô chuyên dùng và các
bình, hộp, thùng đựng chuyên dùng; Thắp sáng và liên lạc(đèn pin, nến, radio
chuyên dùng); Các dụng cụ nấu ăn(bếp gas, lò nướng chuyên dụng…); Nguồn năng
lượng khẩn cấp(Tấm thu năng lượng mặt trời, dụng cụ chuyển đổi năng lượng…)
Thành phố Hồ Chí Minh với dân số là 7.521.100 người và mật độ dân số là
3.589 người/km² (Theo tổng cục thống kê, tháng 9.2012). Năm 2010, thu nhập bình
quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả
nước(1168 USD/năm) và được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai, lên 3.600
USD/năm trong năm 2012. Khi thu nhập càng ngày càng cao, người dân sẽ quan tâm
hơn cho sự an toàn và phòng vệ của bản thân. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập
trung nhiều tầng lớp thu nhập cao nhất cả nước, hứa hẹn nhu cầu cao về các loại sản
phẩm mang tính an toàn, dự trữ, phòng hộ trong các tình huống khẩn cấp như thiên
tai, khủng hoảng. Bên cạnh đó, các vấn đề về môi trường thiên tai và khủng hoảng
kinh tế đang đe dọa tính ổn định xã hội và an toàn cho người dân. Nhu cầu về các
sản phẩm trong tình huống cứu hộ, phòng thân, khẩn cấp sẽ ngày càng cao như một
tất yếu để bảo vệ cho bản thân và gia đình. Cửa hàng sẽ cung cấp đa dạng nhiều sản
phẩm, đáp ứng như cầu đa dạng và chuyên biệt của từng đối tượng khách hàng, từ
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
15
những hộ gia đình đến những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Bên cạnh đó, cửa hàng
còn thuê các chuyên gia cứu hộ, phòng thân, khẩn cấp để tư vấn, hướng dẫn cho các
khách hàng lúc mua hàng và sau khi mua hàng.
Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với các vấn nạn như ùn tắc giao
thông, tai nạn giao thông, ngập úng, triều cường… Những điều đó sẽ làm cho người
dân ngại ra đường hơn và chuẩn bị mua các nhu yếu phẩm cần thiết để dự trữ, tích
góp, và phòng hộ khi khó có thể ra ngoài mua lúc khẩn cấp. Nếu bắt đúng và đáp
ứng tốt nhu cầu này của người dân thành phố, chuỗi của hàng Survival Stores sẽ
mang đến lợi nhuận và phát triển thêm nhiều cửa hàng trên khắp địa bàn TPHCM.
Dự báo nhu cầu tương lai sẽ càng ngày càng lớn theo thu nhập của người dân thành
phố Hồ Chí Minh.
Nhóm đã thực hiện khảo sát 100 người đủ mọi lứa tuổi từ 16 đến 60 để tìm hiểu
xem nhu cầu của sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm
mà Survival Stores cung cấp của người dân.
Dựa trên kết quả khảo sát của nhóm vào tháng 10 năm 2012.
Biểu đồ 1.2. Độ tuổi của các đối tượng khảo sát
32%
38%
18%
12%
Từ 22 trở xuống 23 đến 30 31 đến 40 Từ 41 trở lên
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
16
Nhận xét: Đối tượng khảo sát đa dạng về độ tuổi, chiếm phần lớn là độ tuổi trẻ
đang đi làm(23 đến 30) và độ tuổi còn đang đi học(Dưới 22)
Số liệu về nhân khẩu học và thu nhập của người dân TPHCM dựa trên các thông
tin được công bố rộng rãi của Tổng Cục Thống Kê. Số liệu rất đáng tin cậy vì có
nguồn là Tổng Cục Thống Kê. Kết quả khảo sát được nhóm thực hiện trên tinh thần
nghiêm túc và có trách nhiệm, tuy vậy, kết quả cũng chỉ mang tính tham khảo do
điều kiện của nhóm nên mẫu khảo sát chỉ là 100, dựa trên tổng thể trên 7,5 triệu dân
ở TPHCM thì mẫu quá ít, tính đại diện không cao.
Thu nhập của đối tượng
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Duoi 5 trieu 58 58.0 58.0 58.0
Tren 5 den 10 trieu 26 26.0 26.0 84.0
Tren 10 den 18 trieu 14 14.0 14.0 98.0
Tren 18 trieu 2 2.0 2.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
17
Thu nhập của gia đình đối tượng
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Duoi 5 trieu 15 15.0 15.0 15.0
Tren 5 den 10 trieu 34 34.0 34.0 49.0
Tren 10 den 18 trieu 30 30.0 30.0 79.0
Tren 18 trieu 21 21.0 21.0 100.0
Total 100 100.0 100.0
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
18
Nhu cầu về sản phẩm theo thu nhập của đối tượng
Thu nhap cua doi tuong
Total
Duoi 5
trieu
Tren 5 den
10 trieu
Tren 10 den
18 trieu
Tren 18
trieu
Nhu cau ve
san pham
Khong can thiet 5 0 0 0 5
Hoi can thiet 8 5 1 0 14
Binh thuong 28 8 4 1 41
Can thiet 15 11 8 1 35
Rat can thiet 2 2 1 0 5
Total 58 26 14 2 100
Nhận xét: Dựa trên 2 bảng trên về Nhu cầu về sản phẩm theo thu nhập của đối
tượng và gia đình đối tượng. Ta rút ra được nhận xét là nhu cầu của đối tượng và gia
đình đối tượng về sản phẩm càng cao khi thu nhập của họ càng cao. Điều này phù
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
19
hợp với lý thuyết kinh tế.
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát có khuynh hướng ưa thích tiêu dùng sản
phẩm của Survival Stores hơn trong tương lai. Nhìn chung, dựa trên kết quả khảo sát
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
20
thì nhu cầu về sản phẩm này là có.
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát có khuynh hướng ưa thích mua sản phẩm của
dự án trực tuyến hơn là trực tiếp tại cửa hàng.
Yếu tố quyết định đến nhu cầu mua sản phẩm trong tình huống cứu hộ, phòng
thân, khẩn cấp là: lo lắng về sự an toàn bản thân; tính năng sản phẩm; giá cả phù
hợp với chất lượng; thương hiệu,
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
21
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát đánh giá cao yếu tố an toàn khi mua sản
phẩm của Survival Stores
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát đánh giá cao yếu tố tính năng sản phẩm khi
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
22
mua sản phẩm của Survival Stores
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát đánh giá khá cao yếu tố giá cả khi mua sản
phẩm của Survival Stores
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
23
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát bàng quan yếu tố thương hiệu khi mua sản
phẩm của Survival Stores
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
24
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát bàng quan yếu tố giảm giá, khuyến mãi khi
mua sản phẩm của Survival Stores
Nhận xét: Đối tượng được khảo sát đánh giá cao yếu tố dịch vụ hậu mãi bảo
hành khi mua sản phẩm của Survival Stores
2.1.2. Nhu cầu về chất lượng sản phẩm
Những sản phẩm mà Survival Stores cung cấp là các sản phẩm trong tình huống
cứu hộ, phòng thân, khẩn cấp. Những sản phẩm này có giá trị sử dụng rất cao, lâu
bền, nhiều tính năng, đa dạng và thời gian sử dụng được rất lâu nhằm thỏa mãn nhu
cầu phòng vệ, dự trữ, cứu hộ, khẩn cấp của người dân thành phố. Bên cạnh đó, chuỗi
cửa hàng còn hộ trợ về mặt kiến thức và kinh nghiệm sử dụng từ sự tư vấn của các
chuyên gia trong lĩnh vực khẩn cấp, cứu hộ, dự trữ và các nhân viên bán hàng.
Chất lượng sản phẩm càng tốt và càng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và
giá thành sản phẩm vì những sản phẩm này được thu mua trong nước và nhập khẩu
từ nước ngoài nên giá thành và chất lượng phụ thuộc vào nguồn cung, thường thì
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
25
sản phẩm chất lượng càng cao thì giá thành sẽ cao.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng chất lượng và tính năng của
sản phẩm, về lâu dài giá thành có xu hướng giảm nhờ tiến bộ công nghệ. Như đã nói
ở trên, của hàng Survival Store chỉ thu mua và nhập khẩu các sản phẩm nên chất
lượng và giá thành phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp.
2.2. Cung thị trường
Hiện tại chưa có mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng các sản phẩm trong tình
huống cứu hộ, phòng thân, khẩn cấp chuyên dụng và riêng biệt ở thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy một số sản phẩm giống như của
Survival Stores đã và đang được cung cấp tại các tiệm tạp hóa, cửa hàng, siêu thị và
chợ nhưng vẫn còn rời rạc, thiếu tập trung và sản phẩm không chuyên dụng, không
đa dạng, không đáp ứng đúng nhu cầu phòng hộ, khẩn cấp, dự trữ của khách hàng.
Sản phẩm của dự án chuỗi của hàng Survival Stores sẽ là nguồn cung ứng độc
nhất trên thị trường, khai phá một ngành hàng mới chuyên biệt và đa dạng hơn. Đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu trong tình huống cứu hộ, phòng thân, khẩn cấp chuyên biệt
và đa dạng của khách hàng.
Điểm khác biệt của các sản phẩm mà chuỗi cửa hàng Survival Stores cung cấp là
ở tính chuyên dụng, chuyên biệt và đa dạng các chủng loại, các sản phẩm được bày
bán tập trung tại các cửa hàng Survival Store nên khách hàng tiện lợi trong việc tiếp
cận và chọn lựa. Ngoài ra, cửa hàng còn có các nhân viên bán hàng tư vấn cho
khách hàng về cách sử dụng, kỹ năng phòng hộ và khẩn cấp trong tình huống khẩn
cấp hay thiên tai trước và sau khi khách hàng mua hàng như tư vấn tại nhà, đánh giá
mức độ phòng hộ và dự trữ của khách rồi góp ý…
2.3. Phân khúc thị trường
Chuỗi cửa hàng Survival Stores sẽ được mở tại các quận nội thành tại TPHCM,
nơi có tầng lớp thu nhập cao sinh sống, đối tượng này quan tâm tới an toàn của mình
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
26
hơn(dựa trên kết quả khảo sát của nhóm và các lý thuyết và quan điểm kinh tế và
tâm lý học). Vì vậy, các quận mà Survival Stores nhắm tới là Quận 1, 2, 3, 5, 7, Tân
Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh.
Theo kết quả khảo sát của nhóm, đối tượng có nhu cầu cao về sản phẩm mà
Survival Stores cung cấp là những người có độ tuổi từ 30 trở lên với thu nhập cao.
Đối tượng này có rất nhiều tại các quận nội thành nên dự báo khối lượng sản phẩm
tiêu thụ ở các quận này sẽ rất cao. Tuy vậy, địa hình, văn hóa, thói quen, dân số và
cơ cấu thu nhập của từng quận cũng khác nhau nên khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở
các quận sẽ khác nhau. Đó cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm
tiêu thụ của từng vùng
2.4. Nghiên cứu vấn đề tiếp thị và khuyến mãi
Việc cung cấp các sản phẩm phòng thân trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Để sản phẩm này đến tay người tiêu dùng dễ dàng chúng tôi sẽ thực hiện bằng các
biểu quảng cáo tại các khu chung cư, trường học, phát tờ bướm, đăng trên các trang
web, báo, tạp chí, ti vi… mà có nhiều người hay xem.
Khi nhận thấy thị trường đã lớn mạnh chúng tôi sẽ tổ chức mạng lưới phân phối
rộng khắp, không chỉ giới hạn ở thành phố mà cả ở nông thôn.
Chúng tôi sẽ mở những lớp học kỹ năng phòng hộ, dự trữ, khẩn cấp tại các
trường trung học phổ thông, đại học, công ty… để mọi người vừa học cách tự bảo vệ
bản thân và mọi người vừa tiếp cận các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp.
2.5. Xem xét khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Theo như điều tra khảo sát của nhóm thì chưa có cửa hàng nào cung cấp dịch vụ
trọn gói về các sản phẩm phòng thân như thế này, đa số họ chỉ mua từng sản phẩm
rời rạc theo mục đích sử dụng khác nhau tại các siêu thị, chợ…Vì vậy chưa tồn tại
đối thủ cạnh tranh trong trường hợp này. Hơn nữa việc cung cấp sản phẩm trọn gói
như chúng tôi có những ưu điểm là giúp cho khách hàng đỡ mất thời gian khi chọn
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
27
mua những sản phẩm rời rạc. Vì mục đích đáp ứng nhu cầu phòng thân của con
người - một trong những nhu cầu rất quan trọng hiện nay, nên dự án này mang tính
thiết thực và khả thi cao để chiếm lĩnh thị trường.
2.6. Tính khả thi của dự án về mặt thị trường
2.6.1. Đặc tính của sản phẩm
Sản phẩm của dự án là loại hình dịch vụ cung cấp trọn bộ sản phẩm phòng thân.
Vì vậy chất lượng của dịch vụ sẽ phụ thuộc vào: chất lượng phục vụ, chất lượng của
từng loại sản phẩm, mẫu mã, giá cả…
2.6.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, hầu như mọi người chưa có nhu cầu rõ rệ về sản phẩm này và kể cả
trong tương lai. Người tiêu thụ chủ yếu sẽ là độ tuổi từ 30 trở lên có thu nhập trên 10
triệu tháng(dựa trên khảo sát của nhóm). Nhu cầu của sản phẩm này thay đổi theo
tình hình biến động về thiên tai cũng như sự ổn định chính trị xã hội. Nếu căng
thẳng chính trị xã hội hay sắp xuất hiện thiên tai thì nhu cầu về sản phẩm này sẽ cao.
Tuy vậy, sản phẩm này dễ dàng bị thay thế bởi các sản phẩm kém chuyên dụng hơn,
dùng phổ thông trong xã hội. Nhu cầu về sản phẩm này chưa được đáp ứng một cách
đầy đủ và chuyên nghiệp, chưa có cửa hàng hay công ty nào ở Việt Nam cung cấp
sản phẩm theo loại hình trọn gói và chuyên dụng như các sản phẩm của dự án này.
Giá cả của sản phẩm trong dự án sẽ cao hơn bên ngoài sẽ khẳng định độ tin cậy và
chất lượng của sản phẩm, cùng với chất lượng sản phẩm nội tại sẽ là lợi thế cạnh
tranh lớn cho dòng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm thay thế nhưng rời rạc
và thiếu chuyên nghiệp trên thị trường , trước mắt cũng như lâu dài.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
28
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
29
PHẦN 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC NHÂN LỰC
3.1. Mô tả sản phẩm của dự án
Sản phẩm của dự án là loại hình cửa hàng dịch vụ chuyên cung cấp trọn gói các
bộ sản phẩm dùng cho trường hợp khẩn cấp như: Bộ dụng cụ lọc và chứa nước dùng
cho những vùng hay bị ngập hay ô nhiễm nguồn nước; bộ đồ nghề bảo hộ; Bộ đồ
nghề giữ ấm và trú ẩn; Bộ bếp lò chuyên dụng; Bộ thắp sáng và liên lạc; Bộ nguồn
năng lượng khẩn cấp.
Bên cạnh việc mua hàng trọn gói, cửa hàng sẽ bán từng sản phẩm riêng lẻ theo
nhu cầu của khách hàng.
Vì cung cấp những sản phẩm phục vụ cho trường hợp khẩn cấp nên chất lượng
của dịch vụ là nằm ở tính chuyên dụng trong trường hợp khẩn cấp và độ bền của sản
phẩm. Ngoài ra, chất lượng còn nằm ở cung cách phục vụ của đội ngũ bán hàng,
nhân viên tư vấn.
3.2. Địa điểm dự án
Do đối tượng phục vụ là tất cả mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là những
người thu nhập cao và quan tâm nhiều đến sự an toàn của bản thân và gia đình. Vì
vậy địa điểm để xây dựng cơ sở thực hiện dự án là những khu vực gần trung tâm các
quận 1, 2, 3, 5, 7, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Theo khảo sát, địa điểm thực hiện dự án có thể thực hiện bằng cách thuê mặt
bằng với giá:
Ở các quận 2, 7, 5, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp: Giá thuê mặt
bằng hiện nay (10/2012) dao động trung bình từ 30.000 đến 300.000/m2.
Ở các quận 1, 3: Giá cho thuê mặt bằng hiện nay dao động trung bình từ
150.000 đến 400.000/m2, có thể lên đến hơn 2 triệu/m2.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
30
3.3. Yếu tố đầu vào
Cửa hàng được thiết kế đơn giản nhằm tạo cảm giác thân thiện và nhằm làm
giảm chi phí đầu tư ban đầu.
Chi phí để thực hiện dự án, bao gồm cả việc thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết
bị phục vụ tu sửa và trang trí ban đầu và máy tính phục vụ nhân viên làm việc và
khách hàng tra cứu sản phẩm, kệ và tủ trưng bày sản phẩm, chi phí thu mua sản
phẩm được liệt kê như sau:
Bàn thu ngân: 01 cái
Kệ 3 tầng trưng bày sản phẩm: 04 cái
Tủ kính trưng bày sản phẩm: 02 cái
Máy in hóa đơn: 01 cái
Máy tính bàn: 04 cái
Máy lọc nước uống cho cửa hàng: 01 cái
Bộ dụng cụ lọc và chứa nước dùng cho những vùng hay bị ngập hay ô nhiễm
nguồn nước: 100 bộ
Bộ đồ nghề bảo hộ: 100 bộ
Bộ đồ nghề giữ ấm và trú ẩn: 100 bộ
Bộ bếp lò chuyên dụng: 100 bộ
Bộ thắp sáng và liên lạc: 100 bộ
Bộ nguồn năng lượng khẩn cấp: 100 bộ
Chi phí khác là các chi phí phát sinh trong quá trình đi vào vận hành, như: Chi
phí vận chuyển khi mua trang thiết bị, chi phí trang trí, mua bóng đèn, quạt…
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
31
Bảng 1.3 Chi phí thiết bị của dự án
Bảng dự tính tài sản cố định
Tên
Số
lượng
Đơn vị
tính
Đơn giá Thành tiền
A. Máy móc thiết bị phục vụ cho bán hàng 40,300.0
Máy lạnh 2 cái 8,000.0 16,000.0
Máy thu tiền Casio 1 cái 5,000.0 5,000.0
Bàn phục vụ bán hàng 2 cái 500.0 1,000.0
Bàn thu ngân 1 cái 800.0 800.0
Ghế 10 cái 200.0 2,000.0
Kệ trưng bày 4 cái 1,000.0 4,000.0
Tủ kính trưng bày 2 cái 2,000.0 4,000.0
Máy lọc nước 1 cái 7,000.0 7,000.0
Máy tính để bàn 2 cái 250.0 500.0
B. Cửa hàng 80,000.0
Chi phí xây dựng, sửa
chữa
100 m
2
500.0 50,000.0
Bảng hiệu, đèn led 1 cái 30,000.0 30,000.0
Tổng 120,300.0
Giá trị còn lại sau khi thanh lý 40,000.0
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
32
Chi phí mua hàng cho năm nhất
Dòng sản phẩm
Số
lượng
Đơn vị Đơn giá Thành tiền
Bộ lọc và chứa nước 300 Cái 250 75 000
Bộ đồ nghề bảo hộ 400 Cái 460 184 000
Bộ giữ ấm và trú ẩn 300 Cái 780 234 000
Bộ bếp lò chuyên dụng 300 Cái 470 141 000
Bộ thắp sáng và liên lạc 300 Cái 900 270 000
Bộ năng lượng khẩn
cấp
400 cái 600 240 000
Chi phí khác
202 000
Tổng cộng
1 346 000
(đvt: 1000 đồng)
Trong đó, chi phí khác chiếm 15% bao gồm các khoảng(thuế nhập khẩu, chi phí vận
chuyển, …)
3.4. Tổ chức nhân lực cho dự án
3.4.1. Mô tả công việc
o Nhân viên bán hàng tiếp nhận khách hàng: Tìm hiểu nhu cầu và tư vấn khách
hàng. Giúp khách hàng lựa chọn bộ sản phẩm theo nhu cầu.
o Bộ phận thu ngân.
o Bộ phận chăm sóc khách hàng.
o Bảo vệ.
o Nhân viên bán hàng online.
o Quản lý
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
33
3.4.2. Sơ đồ nhân sự
Bảng 2.3. Lương nhân viên
Bảng dự tính lương nhân viên
Nhân viên
Số
lượng
Mức
lương 1
tháng
Chi phí
lương phải
trả 1 tháng
Chí phi lương
phải trả 1 năm
Chi phí
thưởng phải
trả 1 năm
Thu ngân 1 3 500 3 500 42 000 4 200
Quản lý 1 5 000 5 000 60 000 6 000
Bán hàng 3 4 000 12 000 144 000 14 400
Bán hàng
online
1 4 000 4 000 48 000 4 800
Chăm sóc
khách hàng
1 3 500 3 500 42 000 4 200
Bảo vệ 2 3 000 6 000 72 000 7 200
Tổng 9 19 500 34 000 408 000 40 800
3.4.3. Yêu cầu về mặt nhân sự
o Bộ phận chăm sóc khách hàng làm việc ngày 8 giờ, sáng từ 8h00 - 11h00
chiều từ 13h00 – 15h00. Đối với nhân viên chăm sóc khách hàng chỉ cần 1
Thu ngân
Bảo vệ
Quản lý
Nhân viên
bán hàng
Nhân viên bán
hàng online
Chăm sóc
khách hàng
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
34
người tiếp khách trực tiếp, qua mail, qua điện thoại.
o Nhân viên bán hàng làm việc 3 ca ngày:
+ Ca 1: Từ 8h00 – 11h00 (01 nhân viên)
+ Ca 2:Từ 11h00 – 17h00 (02 nhân viên )
+ Ca 2:Từ 17h00 – 21h00 (02 nhân viên)
o Đối với nhân viên bán hàng: chu đáo, nhiệt tình, năng động, giao tiếp tốt và
phải am hiểu sản phẩm...
o Nhân viên bán hàng online sẽ xử lý các đơn hàng online.
o Bảo vệ trông coi an ninh bên ngoài và giữ xe.
o Quản lí là người cùng các thành viên trong nhóm thực hiện tổng kết sổ sách,
tính toán lãi lỗ, thực.
o Thu ngân thu tiền khách hàng, giữ chìa khóa két tiền.
o Bộ phận thu ngân.
o Quản lí là người cùng các thành viên trong nhóm thực hiện tổng kết sổ sách,
tính toán lãi lỗ, thực
3.4.4. Chính sách đãi ngộ
o Thưởng theo quý 3 tháng 1 lần dựa vào hiệu quả kinh doanh, mức thưởng
tối thiểu là 1 tháng lương.
o Thưởng tết cổ truyền 1 tháng lương.
o Lương 150% đối với nhân viên làm thêm giờ vào ngày thường.
o Lương 300% đối với nhân viên làm thêm giờ vào dịp lễ, tết.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
35
PHẦN 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
4.1. Nguồn vốn của dự án
Vốn đầu tư ban đầu(năm 0) gồm:
Chi phí tài sản cố định: 120 300 000 đồng
Chi phí đầu tư khác: 5 000 000 đồng
Chi phí mua nguyên liệu đầu vào cho năm 1: 1 346 000 000 đồng
Chi phí thuê đất năm 1: 120 000 000 đồng
Tổng cộng: 1 591 300 000 đồng
Trong đó:
Vốn của chủ đầu tư (60%): 954 780 000
Vốn vay ngân hàng (40%): 636 520 000
Lãi vay 18% năm, số kì trả gốc đều là 4 năm.
4.2. Dự tính doanh thu của dự án
- Nguồn thu chính của dự án là từ việc bán sản phẩm
Doanh thu năm nhất
Dòng sản phẩm Số lượng Đơn vị Giá bán Thành tiền
Bộ lọc và chứa nước 300 cái 900 270000
Bộ đồ nghề bảo hộ 400 cái 1000 400000
Bộ giữ ấm và trú ẩn 300 cái 1700 510000
Bộ bếp lò chuyên dụng 300 cái 1200 360000
Bộ thắp sáng và liên lạc 300 cái 1800 540000
Bộ năng lượng khẩn cấp 400 cái 1500 600000
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
36
Tổng cộng
2680000
Các khoản phát sinh
-130,000.0
Doanh thu
2,550,000.0
(đvt: 1000 đồng)
Trong đó, các khoản phát sinh chiếm khoảng bao gồm: các khoản chiết khấu, hàng
bán trả lại…
Theo dự tính của doanh nghiệp, mỗi ngày trung bình sẽ bán 1 bộ s
Bảng 1.4. Bảng doanh thu dự kiến hàng năm của dự án(Đơn vị: nghìn đồng)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Bộ lọc và chứa nước 350 000 420 000 437 500 455 000
Bộ đồ nghề bảo hộ 600 000 720 000 750 000 780 000
Bộ giữ ấm và trú ẩn 350 000 420 000 437 500 455 000
Bộ bếp lò chuyên dụng 475 000 570 000 593 750 617 500
Bộ thắp sáng và liên lạc 475 000 570 000 593 750 617 500
Bộ năng lượng khẩn cấp 300 000 360 000 375 000 390 000
Tổng doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
4.3. Dự tính chi phí sản xuất của dự án
4.3.1. Chi phí ban đầu
- Chi phí thiết bị: 18 720 000 đồng/năm
- Chi phí khác: 5 000 000 đồng
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
37
4.3.2. Chi phí đi vào hoạt động
Bảng 2.4. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay (lãi vay 18%, trả gốc đều trong 4 năm)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dư nợ đầu kỳ 636 520 477 390 318 260 159 130
Lãi phát sinh trong
kỳ
89 112,8 66 834,6 44 556,4 22 278,2
Số tiền trả nợ 248 242,8 225 964,6 203 686,4 181 408,2
- Nợ gốc đến hạn 159 130 159 130 159 130 159 130
- Lãi đến hạn 89 112,8 66 834,6 44 556,4 22 278,2
Dư nợ cuối kỳ 636 520 477 390 318 260 159 130 0
Bảng 3.4. Chi phí hoạt động(Đơn vị: nghìn đồng)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Mặt bằng 120 000 120 000 120 000 120 000
Nguyên liệu đầu vào 1 346 000 1 480 600 1 628 660 1 791 526
Lương nhân viên 408 000 408 000 408 000 408 000
Thưởng nhân viên 40 800 40 800 40 800 40 800
Chi phí điện, nước 7 000 7 000 7 000 7000
Chi phí quảng cáo 50 000 40 000 20 000 20 000
Chi phí khác 5 000 5 000 5 000 5 000
Tổng chi phí 1 976 800 2 101 400 2 229 460 2 392 326
Kế hoạch khấu hao
Dự án có kế hoạch khấu hao theo đường thẳng trong 4 năm. Sau 4 năm, giá trị
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
38
còn lại ước tính của số máy móc, thiết bị là 40 000 000 đồng.
Bảng 4.4. Kế hoạch khấu hao theo đường thẳng(Đơn vị: nghìn đồng).
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Nguyên giá 120 300
- Máy móc thiết bị 40 300
- Cửa hàng 80 000
Khấu hao trong kỳ 20 075 20 075 20 075 20 075
Khấu hao lũy kế 20 075 40 150 60 225 80 300
Giá trị còn lại 100 225 80 150 60 075 40 000
4.3.3. Dự tính mức lãi lỗ của dự án
Bảng 5.4. Bảng dự tính lãi lỗ của dự án(Đơn vị: Nghìn đồng).
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
Chi phí hoạt động 1 976 800 2 101 400 2 229 460 2 392 326
Khấu hao 20 075 20 075 20 075 20 075
EBIT 553 125 938 525 937 965 902 599
Lãi vay phải trả 89 112,8 66 834,6 44556,4 22 278,2
EBT 464 012,2 871 690,4 893 408,6 880 320,8
Thuế TNDN (25%) 116 003,1 217 922,6 223 352,2 220 080,2
Lợi nhuận sau thuế 348 009,2 653 767,8 670 056,5 660 240,6
4.3.4. Các khoản phải trả của dự án
Các khoản phải trả chiếm 20% chi phí hoạt động
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
39
Bảng 6.4. Bảng chênh lệch các khoản phải trả của dự án(Đơn vị: Nghìn đồng)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí nguyên
liệu
1 346 000 1 480 600 1 628 660 1 791 526 0
Khoản phải trả - 269 200 - 296 120 - 325 732 - 358 305,2 0
Chênh lệch
khoản phải trả
- 269 200 - 26 920 - 29 612 - 32 573,2 358 305,2
Dòng tiền ra 1 076 800 1 507 520 1 658 272 1 824 099,2 - 358 305,2
4.3.5. Dự trù quỹ tiền mặt
Dự trù quỹ tiền mặt chiếm 10% chi phí hoạt động
Bảng 7.4. Nhu cầu tồn quỹ tiền mặt(Đơn vị: Nghìn đồng).
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Chi phí hoạt
động
1 976 800 2 101 400 2 229 460 2 392 326 0
Nhu cầu quỹ
tiền mặt
197 680 210 140 222 946 239 232,6 0
Chênh lệch quỹ
tiền mặt
197 680 12 460 12 806 16 286,6 -239 232,6
Tác động lên
dòng tiền
-197 680 -12 460 -12 806 -16 286,6 239 232,6
4.3.6. Cân đối dòng tiền
4.3.6.1. Theo quan điểm TIP
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
40
Bảng 8.4. Bảng cân đối dòng tiền quan điểm TIP(Đơn vị: Nghìn đồng).
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A. Dòng tiền vào
Doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
Giá trị thanh
lý
40 000
Tổng dòng
tiền vào
2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000 40 000
B. Dòng tiền ra
Đầu tư cửa
hàng
80 000
Đầu tư máy
móc thiết bị
40 300
Đầu tư khác 5 000
Chi phí hoạt
động
1 976 800 2 101 400 2 229 460 2 392 326 0
Chênh lệch
khoản phải trả
-269 200 -26 920 -29 612 -32 573,2 358 305,2
Chênh lệch
quỹ tiền mặt
197 680 12 460 12 806 16 286,6
-239
232,6
Thuế TNDN 116 003,1 217 922,6 223 352,2 220 080,2 0
Tổng dòng
tiền ra
125 300 2 021 283,1 2 304 862,6 2 436 006,2 2 596 119,6 119 072,6
C. Cân đối
dòng tiền
-125 300 528 717 755 137,4 751 493,9 718 880,4 -79 072,6
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
41
Cân đối dòng tiền theo quan điểm theo quan điểm vốn đầu tư – TIP ( vốn đầu
tư bao gồm cả vốn chủ sỡ hữu và vốn vay trong 4 năm hoạt động đều > 0 (tức là
khoản thu vào luôn lớn hơn khoản chi). Như vậy dự án đảm bảo cân đối dòng tiền
vào luôn lớn hơn dòng tiền ra hay khả năng trả nợ của dự án cao, nên ngân hàng có
thể đồng ý cho chủ đầu tư vay để thực hiện dự án.
Nhận xét: Theo quan điểm TIP, đó là vốn đầu tư của dự án bao gồm cả vốn
chủ sở hữu và vốn vay, thì dòng tiền của dự án qua 4 năm hoạt động đều > 0, tức là
các khoản thu vào luôn lớn hơn khoản chi, dòng tiền vào của dự án luôn lớn hơn
dòng tiền ra, chứng tỏ dự án hoạt động có hiệu quả
4.3.6.2. Theo quan điểm AEPV
Bảng 9.4. Bảng cân đối dòng tiền theo quan điểm AEPV(Đơn vị: Nghìn đồng).
** Bảng dự tính lãi lỗ của dự án theo quan điểm AEPV
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
Chi phí hoạt động 1 976 800 2 101 400 2 229 460 2 392 326
Khấu hao 20 075 20 075 20 075 20 075
EBIT 553 125 938 525 937 965 902 599
Thuế TNDN (25%) 138 281,3 234 631,3 234 491,3 225 649,8
Lợi nhuận sau thuế 414 843,8 703 893,8 703 473,8 676 949,2
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
42
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
A. Dòng tiền vào
Doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
Giá trị thanh lý 40 000
Tổng dòng
tiền vào
2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000 40 000
B. Dòng tiền ra
Đầu tư vào cửa
hàng
80 000
Đầu tư máy
móc thiết bị
40 300
Đầu tư khác 5 000
Chi phí hoạt
động
1 976 800 2 101 400 2 229 460 2 392 326 0
Chênh lệch
khoản phải trả
-269 200 -26 920 -29 612 -32 573,2 358 305,2
Chênh lệch quỹ
tiền mặt
197 680 12 460 12 806 16 286,6
-239
232,6
Thuế TNDN 138 281,3 234 631,3 234 491,3 225 649,8 0
Tổng dòng
tiền ra
125 300 2 043 561,3 2 321 571,3 2 447 145,3 2 601 689,2 119 072,6
C. Cân đối
dòng tiền
-125 300 506 438,8 738 428,8 740 354,8 713 310,9 -79 072,6
Sau khi tính lại bảng cân đối dòng tiền theo quan điểm AEPV (tức dự án chỉ
có vốn chủ sở hữu, không có vốn vay) vẫn đảm bảo dòng tiền vào - ra là dương,
như vậy trong trường hợp không có tài trợ từ bên ngoài dự án vẫn đạt hiệu quả tài
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
43
chính.
Nhận xét: Khi tính cân đối dòng tiền theo quan điểm AEPV, tức là vốn đầu tư
của dự án chỉ có vốn chủ sở hữu thì vẫn đảm bảo cân đối dòng tiền luôn > 0 qua 4
năm hoạt động. Như vậy chứng tỏ, không có tài trợ từ bên ngoài, không có lá chắn
thuế thì dự án vẫn hoạt động hiệu quả.
4.3.7. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án
4.3.7.1. Thời gian hoàn vốn – Tpp
Thời gian hoàn vốn Tpp là thời gian cần thiết để hoàn lại số vốn đầu tư đã bỏ ra,
tức thời gian cần thiết cho tổng thu hồi vừa bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư
Bảng 10.4. Bảng chi phí dùng để tính Tpp, NPV, IRR(Đơn vị: nghìn đồng).
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Mặt bằng 120 000 120 000 120 000 120 000 0
Nguyên liệu đầu
vào
1 346 000 1 480 600 1 628 660 1 791 526 0
Tài sản cố định 120 300 0 0 0 0
Lương nhân viên 408 000 408 000 408 000 408 000
Thưởng nhân viên 40 800 40 800 40 800 40 800
Chi phí điện,
nước
7 000 7 000 7 000 7 000
Chi phí quảng cáo 50 000 40 000 20 000 20 000
Chi phí khác 5 000 5 000 5 000 5 000 5 000
Tổng chi phí
hoạt động
1 591 300 2 111 400 2 249 460 2 392 326 480 800
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
44
Bảng 11.4. Thu nhập thuần của dự án(Đơn vị: nghìn đồng)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
Chi phí hoạt động 2 111 400 2 249 460 2 392 326 480 800
Lợi nhuận 438 600 810 540 795 174 2 834 200
Khấu hao 20 075 20 075 20 075 20 075
Giá trị thanh lý 40 000
Thu nhập thuần 458 675 830 615 815 249 2 894 275
Bảng 12.4. Thời gian hoàn vốn của dự án (r=19.2%)(Đơn vị: Nghìn đồng)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Hệ số chiết khấu 1.0000 0.8389 0.7038 0.5904 0.4953
Chi phí ban đầu 1 591 300
Hiện giá chi phí
ban đầu
1 591 300
Lũy kế hiện giá
chi phí ban đầu
1 591 300
Thu nhập thuần 458 675 830 615 815 249 2 894 275
Hiện giá thu nhập
thuần
384 794,5 584 584,5 481 350,6 1 433 622,4
Lũy kế hiện giá
thu nhập thuần
384 794,5 969 378,9 1 450 729,5 2 884 351,9
Tpp = 4 – 1
–
= 3 năm 1,1 tháng
Vậy, thời gian hoàn vốn tương đối ngắn, là 3 năm 1,1 tháng.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
45
4.3.7.2. Hiện giá thu nhập thuần – NPV
Chi phí vốn bình quân của dự án:
WACC = 0,6 x 20% + 0,4 x 18% = 0,192
NPV của dự án theo vốn đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động:
NPV = > 0.
Vậy dự án này hiệu quả.
4.3.7.3. Tỷ suất sinh lời nội bộ – IRR
Chọn i1 = 44%, ta có:
NPV1 =
nghìn đồng.
Chọn i2 = 47%, ta có:
NPV1 =
nghìn đồng.
Khi đó:
IRR = i1 +(i2 - i1) x = 44% + (47% - 44%) x =
46,40%
Giá trị này cho biết nếu mức lãi vay của dự án dưới 46,40% thì dự án có lãi, đây
là giá trị rất cao so với lãi suất hiện hành.
Nhận xét: Từ 3 chỉ số tài chính quan trọng là Tpp, NPV và IRR, ta nhận thấy dự
án có thời gian hoàn vốn ngắn, hiện giá thu nhập thuần tương đối cao và khả năng
có lãi (dựa vào IRR) là rất lớn. Vì vậy nên đầu tư vào dự án này.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
46
PHẦN 5: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
5.1. Xét từ góc độ nhà đầu tư
Trong quá trình hoạt động 4 năm dự án đóng góp cho ngân sách Nhà nước một
khoản thuế là 777 358 100 đồng. Đây là một con số khá lớn.
Trong quá trình thực hiện, xây dựng và quản lý dự án, chúng tôi sẽ thuê mướn
nhiều lao động, góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
Dự án còn giúp khai phá một lĩnh vực sản phẩm mới, khai phá một thị trường
mới, đó là thị trường cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn tại
TPHCM, sẽ khuyến khích thêm các doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển và
kinh doanh loại sản phẩm này, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Khi dự án đi
vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu phòng thân, tích trữ của người dân cho các tình
huống khẩn cấp, sinh tồn.
Ngoài ra, cửa hàng còn khuyến khích và nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và
tinh thần đề cao cảnh giác và thói quen tích trữ trước những biến cố trong đời sống
của người dân TPHCM.
5.2. Xét từ góc độ quản lý vĩ mô
Chi phí của dự án: bao gồm chi phí của nhà đầu tư dự án trong 4 năm; chi phí
của dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài vì hầu hết các sản phẩm mà cửa hàng cung cấp
chưa được sản xuất tại Việt Nam, cần phải nhập khẩu về.
Lợi ích của dự án mang lại bao gồm lợi ích của nhà đầu tư, người lao động nhận
được như tiền lương để cải thiện đời sống vật chất, lợi ích từ tính mạng con người
được bảo vệ tốt hơn.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
47
PHẦN 6: PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY VÀ RỦI RO CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
6.1. Độ an toàn về mặt tài chính
Độ an toàn về mặt tài chính
An toàn về nguồn vốn: Nguồn vốn vay đảm bảo về căn cứ pháp lý, với hình
thức kinh doanh hộ gia đình dự án vay 40% tại ngân hàng với lãi suất cho vay thông
dụng là 18% , vốn tự có là 60%. Vậy tỷ lệ VCSH/VV > 1, như vậy dự án có tỷ lệ
vốn hợp lý.
Bảng 1.6. Tỷ số khả năng trả nợ của dự án(Đơn vị: nghìn đồng).
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Nợ phải trả hàng năm
(gốc và lãi)
248 242,8 225 964,6 203 686,4 181 408,2
Nguồn trả nợ 593 275 978 675 978 115 982 749
LN sau thuế 348 009,2 653 767,8 670 056,5 660 240,6
Khấu hao 20 075 20 075 20 075 20 075
Thu nhập thuần 593 275 978 675 978 115 982 749
T/S khả năng trả nợ 2,4 4,3 4,8 5,4
Do T/S khả năng trả nợ > 1 nên khả năng trả nợ của dự án cao.
6.2. Độ nhạy của dự án
Bảng 2.6. Độ nhạy của dự án
STT Các yếu tố thay đổi IRR
1 Không đổi 46,40%
2 Vốn đầu tư tăng 10% 41,57%
3 Vốn đầu tư tăng 20% 37,26%
4 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng 10% 35,01%
5 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng 20% 25,26
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
48
6 Doanh thu giảm 10% 29,98%
7 Doanh thu giảm 20% 13,50%
Ta thấy IRR của dự án rất nhạy cảm nhất đối với nguyên kiệu đầu vào và doanh
thu sản phẩm vì sản phẩm mà dự án cung cấp không thể chủ động về giá, phụ thuộc
nhiều vào số lượng khách hàng tiêu thụ. Lợi nhuận của cửa hàng thu được phụ thuộc
nhiều vào sản phẩm bán ra.
6.3. Phân tích dự án trong trường hợp có rủi ro trượt giá
Đối thủ cạnh tranh có thể sẽ xuất hiện khi thấy được khả năng thu lợi từ dự án.
Trong quá trình phát triển cần tập trung việc quảng bá, xây dựng hình ảnh riêng của
mình để tạo được những khách hàng trung thành, những chương trình khuyến mãi,
giảm giá chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ tận tình, tạo lợi thế cạnh tranh.
Các yếu tố trượt giá ảnh hưởng tới kết quả tính toán dự án:
Doanh thu trượt giá 18%/năm
Chi phí trượt giá 20%/năm
Tỷ lệ chiết khấu đã chứa yếu tố lạm phát 23%.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
49
Bảng 3.6. Điều chỉnh thu nhập thuần của dự án điều chỉnh theo tỉ lệ trượt giá
(Đơn vị: nghìn đồng)
Danh mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Hệ số trượt giá của
doanh thu
1.0000 1.1800 1.3924 1.6430 1.9388
Doanh thu 2 550 000 3 060 000 3 187 500 3 315 000
Doanh thu điều
chỉnh
3 009 000 4 260 744 5 237 164,5 6 427 048,3
Hệ số trượt giá của
chi phí hoạt động
1.0000 1.2000 1.4400 1.7280 2.0736
Chi phí hoạt động 2 111 400 2 249 460 2 392 326 480 800
Chi phí hoạt động
điều chỉnh
2 533 680 3 239 222,4 4 133 939,3 996 986,9
Lợi nhuận 475 320 1 021 521,6 1 103 225,2 5 430 061,4
Khấu hao 20 075 20 075 20 075 20 075
Giá trị thanh lý 40 000
Thu nhập thuần 495 395 1 041 596,6 1 123 300,2 5 490 136,4
Hệ số chiết khấu 1.0000 0.8130 0.6610 0.5374 0.4369
Hiện giá thu nhập
thuần
402 760,2 688 476,8 603 643,4 2 398 626,8
NPV 4 093 507,3
Sau khi điều chỉnh doanh thu, chi phí, thu nhập thuần theo tỷ lệ trượt giá thì
NPV của dự án = 4 093 507,3 > 0. Như vậy dự án vẫn đảm bảo an toàn về tài chính.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
50
PHẦN 7: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CỬA HÀNG
SURVIVAL STORES
7.1. Phân khúc – định vị
Dựa vào đặc tính, giá cả và nhận thức của khách hàng về các sản phẩm trong
tình huống khẩn cấp, sinh tồn của cửa hàng Survival Stores, chúng tôi chọn phân
khúc khách hàng như sau:
Được chia làm 2 đối tượng khách hàng
Đối tượng là các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập khá trở lên: Tác động vào
người ra quyết định trong giao dịch - là chủ gia đình(thường là chồng hoặc vợ).
Ở mọi độ tuổi
Có nhu cầu phòng hộ và bảo vệ cho bản thân và gia đình.
Thu nhập khá trở lên.
Đối tượng là những người phiêu lưu mạo hiểm:
Tuổi từ 18 đến 50
Có nhu cầu phòng hộ và bảo vệ cho bản thân trong các chuyến dã ngoại
Thu nhập khá trở lên.
Như vậy, cửa hàng cung cấp các sản phẩm khẩn cấp, sinh tồn – Survival Stores định
vị là cửa hàng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá từ khá cao đến cao.
7.2. Chiến lược Marketing Mix
7.2.1. Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm cốt lõi:
Lợi ích cơ bản:
Khách hàng sẽ mua được các sản phẩm chính hãng với chất lượng cao
Các sản phẩm chuyên dùng có tính lâu bền và độ tin cậy cao.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
51
Sản phẩm cụ thể:
Chuỗi cửa hàng bán các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn tại
TPHCM, tạm lấy tên là “Survival Stores” sẽ cung cấp các mặt hàng chuyên dùng
như: Dự trữ nước(các dụng cụ lọc nước và chứa nước); Bộ đồ nghề bảo hộ(ba lô,
đèn pin, dao, kiềm, dụng cụ y tế, thuốc men…các dụng cụ chuyên dùng cho các tình
huống khẩn cấp hay thám hiểm); Bộ đồ nghề sửa chửa ô tô – xe máy; Bộ đồ nghề vệ
sinh(bồn cầu xách tay, khăn giấy…); Giữ ấm và trú ẩn(nến, diêm, quẹt lửa chuyên
dùng và lều, túi ngủ…); Bộ dụng cụ y tế và thuốc men; Ba lô chuyên dùng và các
bình, hộp, thùng đựng chuyên dùng; Thắp sáng và liên lạc(đèn pin, nến, radio
chuyên dùng); Các dụng cụ nấu ăn(bếp gas, lò nướng chuyên dụng…); Nguồn năng
lượng khẩn cấp(Tấm thu năng lượng mặt trời, dụng cụ chuyển đổi năng lượng…)
Sản phẩm tăng thêm:
Được các nhân viên bán hàng đã qua đào tạo và các chuyên gia trong lĩnh vực
phòng tránh tình huống khẩn cấp, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng phòng vệ tư vấn
mua và cách sử dụng.
Đối với những sản phẩm có trọng lượng lớn, cửa hàng sẽ miễn phí chi phí vận
chuyển trong bán kính 1000km từ cửa hàng.
Miễn phí chi phí lắp đặt.
Dịch vụ hậu mãi 24/24 với đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng, chuyên
gia tư vấn nhiệt tình và tận tâm.
Được tham gia miễn phí các lớp tập huấn Kỹ năng sinh tồn mà cửa hàng tổ
chức thường niên.
7.2.2. Chiến lược giá
Vì được định vị là cửa hàng cung cấp các sản phẩm chất lượng cao với giá từ
khá cao đến cao nên giá các sản phẩm và bộ sản phẩm sẽ được định giá cao nhưng
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
52
không đẩy giá quá cao so với giá nhập khẩu.
7.2.3. Chiến lược phân phối
Tương lai sẽ mở thêm các cửa hàng tại các quận nội thành, phù hợp với đối
tượng khách hàng của cửa hàng như: Quận Tân Bình, Quận 2, Quận Bình Thành,
Quận 1, Quận 3,…
7.2.4. Chiến lược chiêu thị
Khi mới khai trương, cửa hàng sẽ tổ chức lễ khai trương. Hằng năm, cửa hàng
sẽ tổ chức các event song hành với các chương trình xã hội của TPHCM để giới
thiệu sản phẩm cung cấp các kiến thức về đối phó tình huống khẩn cấp và Kỹ năng
sinh tồn do các chuyên gia và nhân viên của cửa hàng hướng dẫn.
Thường niên, cửa hàng sẽ cử các nhân viên bán hàng cùng các chuyên gia đến
các doanh nghiệp, tổ dân phố để tổ chức các lớp Kỹ năng sinh tồn, song hành với đó
là giới thiệu sản phẩm.
7.3. Chiến lược Internet Marketing
Chúng tôi chọn Internet Marketing là 1 trong những chiến lược chính và quan
trọng nhất cho cửa hàng Survival Stores. Vì quy mô của Survival Stores ban đầu
không lớn, chi tiêu cho Marketing không nhiều và ngân sách Marketing rất ít.
Internet Marketing là chiến lược rẻ tiền và khoa học nhất đối với Survival Stores,
bản thân nó đã là xu hướng chung trong kinh doanh hiện nay, bất cứ doanh nghiệp
nào dù lớn hay nhỏ cũng phải thực hiện Internet Marketing và không ngoại trừ
Survival Stores.
Tiếp theo đó, trong Internet Marketing lại có nhiều chiến lược và công cụ
khác nữa. Nhưng với năng lực và quy mô của Survival Stores, chúng tôi chỉ chọn ra
5 công cụ quan trọng, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất là: Web Design, SEO,
Social Media, Article Marketing, Email Marketing.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
53
7.3.1. Thiết kế web
Về mặt thiết kế web, trang web của cửa hàng Survival Stores sẽ được giao
cho nhân viên bán hàng onlne quản lý và được thiết kế bởi doanh nghiệp Công nghệ
thông tin thuê ngoài. Về mặt nội dung, trang web cần phải cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác về cửa hàng, sản phẩm, tính năng sản phẩm, xuất xứ sản phẩm, giá sản
phẩm. Trang web cũng cần cung cấp các thông tin về các sự kiện và các lớp kỹ năng
mà cửa hàng tổ chức. Trang web cần cập nhật và đưa ra các kiến thức về kỹ năng sử
dụng sản phẩm, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng ứng phó tình huống khẩn cấp.
Cuối cùng, trang web luôn cần phải được cập nhật nội dung mới liên tục hàng
tuần và thiết kế cũng thỉnh thoảng thay đổi theo các dịp đặc biệt như Noel, Tết,
20/11 để tạo sự hứng thú và không nhàm chán. Tuy vậy, thiết kế cũng phải tránh các
flash quảng cáo, pop-up và đừng thay đổi quá nhiều và đột ngột sẽ làm khách truy
cập không bắt kịp sự thay đổi.
7.3.2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Đây là công việc hết sức phức tạp đối với một nhân viên Marketing không
biết nhiều về Công Nghệ Thông Tin nhưng cũng lại hết sức quan trọng trong chiến
lược Internet Marketing. Vì vậy, chúng tôi sẽ thuê ngoài những công ty khác chuyên
cung cấp dịch vụ SEO.
Cũng cần lưu ý việc làm SEO phải dựa trên giá trị cốt lõi là nội dung. Nếu
làm SEO ồ ạt mà nội dung không tốt, không thật, không có ích thì hiệu quả sẽ kém
bền vững và cỗ máy tìm kiếm Google sẽ loại trừ.
7.3.3. Truyền thông xã hội
Đây là việc dễ dàng mà bất cứ ai trong đội ngũ nhân viên của cửa hàng đều
có thể làm được. Để kết nối và giữ mối quan hệ tốt với cộng đồng mạng đồng thời
quảng bá hình ảnh, trang Facebook của cửa hàng cần phải chú ý 2 vấn đề sau:
1. Liên tục cập nhật thật nhanh những sự kiện, sản phẩm mới, lớp kỹ năng hay bất
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
54
cứ thay đổi gì đặc biệt của cửa hàng để giữ cho trang Facebook luôn tươi mới và
khách hàng tin tưởng;
2. Nhanh chóng trả lời các câu hỏi, những phản hồi, góp ý của khách hàng đã mua
sản phẩm và khách hàng tiềm năng trên trang Facebook của cửa hàng để giữ mối
quan hệ tốt, cho khách hàng thấy mình được quan tâm cũng như hiểu thêm về
nguyện vọng của khách hàng. Từ đó có thể cải thiện chất lượng phục vụ và biết
được nhu cầu đối với sản phẩm loại nào.
7.3.4. Article Marketing
Đây sẽ là chiến lược quan trọng nhằm hoàn thiện nội dung cho trang web,
trang mạng xã hội của Survival Stores và đóng góp tích cực trong công tác SEO.
Survival Stores nên đều đặn viết về bản thân mình thông qua các bài viết có nội
dung bổ ích mà không phải PR lộ liễu như “Kỹ năng sinh tồn”, “những điều cần biết
về phòng tránh các tình huống khẩn cấp”, “Survival Stores đã tổ chức sự kiện…”
Những bài viết này có thể do nhân viên Marketing viết hoặc do các nhân viên bán
hàng, chuyên gia viết hoặc do chính các khách hàng viết. Tất cả những bài viết ấy
cần phải được đăng tải và giới thiệu trên trang web và trang mạng xã hội. Những bài
viết hay sẽ giúp rất nhiều cho công tác SEO, các khách hàng sẽ hứng thú với trang
web hơn và cũng cho thấy chất lượng phục vụ và sản phẩm của cửa hàng một cách
rõ nét. Hơn thế nữa, các bài viết hay sẽ được công đồng mạng lan truyền trên
Internet. Trong một bài viết mang tính tiếp thị, cần chú ý không được quảng cáo lộ
liệu mà phải chú trọng đến nội dung phải thật bổ ích, chỉ nói về Survival Stores ở
những chỗ cần thiết và phải thật tế nhị.
7.3.5. Email Marketing
Đây là chiến lược rất quan trọng hiện nay cũng như Truyền thông xã hội,
nhưng thay vì Truyền thông xã hội nhắm đến đối tượng trẻ hơn thì Email Marketing
nhắm đến đối tượng già hơn như người đi làm, người trung niên…
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
55
Qua Email Marketing, Survival Stores có thể giới thiệu về sản phẩm và cửa
hàng với khách hàng tiềm năng. Cửa hàng cần giữ liên lạc thật tốt với khách hàng
nhưng không được tùy tiện gửi mail liên tục. Cần gửi mail thông báo những nội
dung khách hàng quan tâm và riêng biệt hóa như: Cách sử dụng sản phẩm, kỹ năng
sinh tồn và ứng phó tình huống khẩn cấp, khuyến mãi đặc biệt hay sự kiện nổi bật
đem lại lợi ích thích thực cho khách hàng. Nhưng trước hết, Survival Stores cần xây
dựng một cơ sở dữ liệu khách hàng thật tốt. Ngay từ lúc tham quan cửa hàng,
Survival Stores cần xin địa chỉ email của khách hàng kể cả khi họ chỉ tham quan chứ
không có ý định mua hàng.
7.4. Đánh giá kết quả kế hoạch marketing
Đánh giá kết quả marketing được thực hiện theo hình thức so sánh với các
mục tiêu marketing trên cơ sở đánh giá như sau:
Bảng 1.7. Đánh giá kết quả kế hoạch Marketing
Mục tiêu marketing Cơ sở đánh giá
Thu hút nhiều khách hàng mua sản phẩm hơn
Dựa vào báo cáo theo qúi
và cuối năm.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 10-15% Dựa vào báo cáo tài chính
Mức độ nhận biết thương hiệu: 20% Dựa vào báo cáo marketing
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
56
KẾT LUẬN
Qua phân tích về thị trường, địa điểm, tính khả thi và hiệu quả tài chính cho thấy
dự án kinh doanh cửa hàng cung cấp sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn –
Survival Stores không những vừa đạt hiệu quả tài chính mà còn mang lại hiệu quả
kinh tế - xã hội. Tuy vậy, cũng cần xem lại và nghiên cứu kỹ hơn, vì nhóm phân tích
dự án chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lập và thẩm định dự án đầu
tư. Hơn thế nữa là số liệu khảo sát của nhóm chỉ là 100 mẫu, con số này là cực kỳ
nhỏ bé so với tổng thể dân số TPHCM. Dù sao, đây cũng là một dự án mới với ý
tưởng táo bạo, chưa hề có trên thị trường Việt Nam. Nếu biết khai thác và đi tiên
phong, khả năng sinh lợi là rất cao, theo đó là rủi ro cũng rất cao.
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
57
Phụ lục
Phiếu Khảo Sát
Xin bạn vui lòng dành ít thời gian để thực hiện cuộc khảo sát của chúng tôi về chuỗi cửa
hàng cung cấp các sản phẩm “Phòng hộ, khẩn cấp, dự trữ và thám hiểm” như Thức ăn dự trữ;
dụng cụ lọc nước và chứa nước; bộ dụng cụ dành cho phòng hộ, khẩn cấp và thám hiểm; dụng cụ
y tế; đèn pin và radio liên lạc…v.v. Mọi thông tin cá nhân của bạn và câu trả lời của bạn sẽ được
bảo mật.
Câu 1. Xin vui lòng cho biết bạn bao nhiêu tuổi:…………………….
Câu 2. Thu nhập hàng tháng của bạn hiện nay?
a. Dưới 5 triệu
b. Trên 5 đến 10 triệu
c. Trên 10 đến 18 triệu
d. Trên 18 triệu
Câu 3. Bạn hiện đang sống với ai?
a. Sống 1 mình
b. Sống với gia đình
c. Khác:…………………
Câu 4. Thu nhập hàng tháng của gia đình bạn hiện nay?
a. Dưới 5 triệu
b. Trên 5 đến 10 triệu
c. Trên 10 đến 18 triệu
d. Trên 18 triệu
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
58
Câu 5. Nhu cầu của bạn như thế nào về sản phẩm của chúng tôi. (Khoanh tròn vào số)
Không cần thiết 1 2 3 4 5 Rất cần thiết
Câu 6. Bạn đã từng mua những sản phẩm giống như của chúng tôi ở đâu chưa?
A. Chưa
B. Có, Vui lòng cho biết bạn đã mua ở đâu (chợ, siêu thị, cửa hàng
nào):……………………………
Câu 7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua “sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, cứu
hộ và phòng thân” của bạn?
1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Bình thường 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng
Các yếu tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5
1 Lo lắng về sự an toàn bản thân O O O O O
2 Tính năng sản phẩm O O O O O
3 Giá cả phù hợp với chất lượng O O O O O
4 Thương hiệu, danh tiếng O O O O O
5 Giảm giá, Khuyến mãi O O O O O
6 Dịch vụ hậu mãi, bảo hành O O O O O
7 Yếu tố khác:....................................................... O O O O O
Câu 8. Bạn muốn mua sản phẩm này qua hình thức nào nhất? (mọi hình thức đều được nhân viên
bán hàng của chúng tôi tư vấn và dịch vụ như nhau)
A. Mua trực tiếp trong cửa hàng
Dự án: Cửa hàng cung cấp các sản phẩm trong tình huống khẩn cấp, sinh tồn
59
B. Mua trực tuyến trên trang web hay gọi điện thoại và giao hàng tận nhà
Câu 9. Trong tương lai, Nhu cầu của bạn như thế nào về sản phẩm của chúng tôi.
Không cần thiết 1 2 3 4 5 Rất cần thiết
Câu 10. Ngoài những sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu ở phần đầu, bạn cần chúng tôi cung cấp
thêm những sản phẩm gì liên quan đến “Phòng hộ, khẩn cấp, dự trữ và thám hiểm” nữa không?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Xin cám ơn sự giúp đỡ của bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_4_du_an_cua_hang_cung_cap_cac_san_pham_khan_cap_sinh_ton_survival_stores_509.pdf