Xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một trong những khu
vực nhiều tiềm năng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của nước ta do có nhiều
điều kiện thuận lợi về địa hình và vị trí địa lý. Nghành chăn nuôi ở đây nói
chung và nghành chăn nuôi lợn nói riêng đã gắn bó với người dân Tiên Du,
và đã đem lại thu nhập và cải thiện dần cuộc sống một cách đáng kể. Trả i
qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, cũng đã có nhiều trở ngại khó
khăn nhưng ngành chăn nuôi lợn ở đây đã và đang nỗ lực hết sức để nhằm
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và xuất khẩu. Đặc biệt là khi nề n
kinh tế hội nhập toàn cầu để sản phẩm thịt lợn của chúng ta có thể đứng
vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển nghành chăn nuôi lợn có thể khai thác hợp lý tiềm năng,
mọi nguồn nhân lực của địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ - Huyện Tiên Du -tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o lưu kinh tế,mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế
nguồn nhân lực để phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông công
nghiệp chung trên địa bàn xã.
Quản lý dự án và đầu tư
Trong một cấu trúc không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát
triển quan trọng và là tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để
nhằm phục vụ đô thị hóa nông nghiệp nông thôn của xã.
Hình ảnh 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tiên Du
1.1.2 Địa hình thổ nhưỡng
Lạc Vệ thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Hồng, có địa hình tương
đối bằng phẳng với độ dốc nhở hơn 1% (trên 1 km). Nhìn chung toàn xã có
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Mức chênh lệnh địa
hình không lớn, với các vùng đồng bằng thường có độ cao từ 3 - 7 m, chênh
lệch giữa đồng bằng và địa hình rạng núi và trung du thường là 50 - 100 m,
đại bộ phận diện tích là bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Đây là vùng lý tưởng cho chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn vệ
sinh môi trường.
Quản lý dự án và đầu tư
1.1.3 Điều kiện khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm mưa nhiều, chịu
ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa, Thời tiết trong năm chia thành hai mùa
(mùa mưa và mùa khô) rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết
nóng ẩm, lượng mưa khá lớn (chiếm 80% lượng mưa cả năm). Cá biệt có
những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo gió bão từ 2 đến 4 ngày; mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ hanh khô kéo
dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn.
Nhiệt độ trung bình năm 23,40C, (tháng 7 cao nhất là 28,90C, tháng
01 thấp nhất là 15,80C), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp
nhất là 13,10C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ,
trong tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng
trong năm là tháng 1.
Lượng mưa dao động từ 1400 – 1500 mm/năm. Mưa tập trung chủ
yếu vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa lớn nhất lên tới 2.000 mm. Do mưa
lớn tập trung, nên nhiều năm bị ngập úng vào vụ mùa.
Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông
Nam. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió
mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang hơi nước ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung Lạc Vê có điều kiện khí hậu chung của các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh phù hợp với nhiều loại cây
trồng, đặc biệt là các cây rau màu có nguồn gốc ôn đới, vụ đông có thể được
trồng nhiều loại cây rau màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu.
Song cũng cần chú ý đến các điều kiện bất lợi như lạnh, bão về mùa mưa,
nắng nóng và hạn về mùa khô để điều chỉnh lịch gieo trồng cho hợp lý.
Quản lý dự án và đầu tư
1.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
Lạc Vệ có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ lưới sông khá cao
trung bình 0,5 - 1 km/km2.
1.1.5 Tài nguyên nhân văn
Tài nguyên nhân văn của Lạc Vệ khá đa rạng và phong phú với nhiều
loại hình khác nhau. Với các đình, chùa lễ hội được diễn ra hàng năm. Các
bài hát Quan họ được thể hiện nổi tiếng khắp đất nước cũng như nước ngoài.
Bên cạnh đó Lạc Vệ còn có các làng nghề truyền thống như: kéo tơ, mây tre
đan, làm chổi…Hiện trên địa bàn xã có công ty TNHH mây tre đan xuất
khẩu Phúc Đức, tạo công ăn việc làm cho người dân đặc biệt là cụ già và em
nhỏ có việc làm thêm tạo thu nhập, giảm tỉ lệ ăn theo của các hộ gia đình.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của xã hiện nay còn là 1061,45 ha.
Cơ cấu sử dụng đất chung: Đất nông nghiệp: 801,44 ha chiếm 75,5%.
Đất phi nông nghiệp: 260,01 ha chiếm 24,5%.
- Đất nông nghiệp
Quỹ đất nông nghiệp của xã có 801,44 ha chiếm 75,50% tổng diện
tích tự
nhiên, tăng 6,65 ha so với năm 2005. Bình quân đất nông nghiệp toàn
xã là 661,00m2/người.
Cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp: 663,46 ha về cơ bản đã giao ổn
định lâu dài cho hộ gia đình. Đất nông nghiệp khác 0 ha.
Nhìn chung đất nông nghiệp của xã trong những năm qua đã được
khai thác đưa vào sử dụng có hiệu quả hơn, nhưng do tốc độ tăng dân số và
Quản lý dự án và đầu tư
nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng tăng, nên diện tích đất nông
nghiệp có xu hường giảm dần. Điều này được biểu hiện cụ thể ở bảng 3.1.
Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất ở Lạc Vệ năm 2009
Chỉ tiêu Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1061,45 100,00
I. Đất nông nghiệp 801,44 75,50
1. Đất sản xuất nông nghiệp 663,46 82,78
- Đất cây hàng năm 660,26 99,52
- Đất cây lâu năm 3,20 0,48
2. Đất nuôi thủy sản 125,34 15,64
3. Đất chăn nuôi xa dân cư 12,64 1,58
II. Đất phi nông nghiệp 260,01 24,50
(Nguồn: Địa chính xã Lạc Vệ)
- Đất nuôi trồng thủy sản
Xã có nhiều ao, hồ xen kẽ trong thổ cư, ven làng. Dện tích nuôi trồng
thủy sản của xã năm 2008 là 125,34ha chiếm 11,81% tổng diện tích tự nhiên
của xã tạo điều kiện cho lĩnh vực của xã phát triển, phục vụ nhu cầu của
nhân dân trong vùng.
- Đất chăn nuôi xa dân cư là 12,64 ha chiếm 1,58% tổng diện tích đất
tự nhiên, giúp giảm lượng rác thải từ vật nuôi trong khu dân cư, góp phần
vào công tác BVMT của xã.
1.2.2 Tình hình dân số
Lạc Vệ có 11.412 khẩu với 3.016 hộ, ở đây việc thực hiện kế hoạch
hóa gia đình tương đối tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt 1,08% dân số của
Quản lý dự án và đầu tư
xã được bố trí ở 6 thôn: Hương Vân, Hộ Vệ, Nam Viên, Nội Viên, Xuân Hội,
An Động.
- Tình hình nhân khẩu lao động
Nhân khẩu và lao động là tiềm năng lớn của xã để phát triển kinh tế,
nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn về vấn đề xã hội, nhất là vấn đề
giải quyết việc làm.
Năm 2009, dân số toàn xã là 12400 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là 1,06%/năm, mật độ dân số toàn xã khoảng 1168 người/km2. Sự tăng
nhanh về dân số đã tăng cường nguồn lao động góp phần phát triển kinh tế
xã hội của xã, song gây sức ép không nhỏ tới phát triển kinh tế, tới tài
nguyên môi trường và xã hội. Tổng số lao động 6 332 người, chiếm 50%
tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 95.99% tổng lao động xã
hội, lao động làm việc buôn bán chiếm 4.01% .
Bảng 1.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Lạc Vệ năm
2009
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu (%)
I. Tổng số hộ Hộ 3 166 100
1. Hộ nông nghiệp Hộ 3 102 97.98
2. Hộ công nghiệp – Tiểu
thủ cồng nghiệp
Hộ 64 2.02
II. Tổng nhân khẩu Người 12 664 100
III. Tổng số lao động Người 6 332 100
1. Lao động nông nghiệp Người 6 078 95.99
2. Lao động buôn bán Người 254 4.01
(Nguồn: Ban thống kê dân số xã Lạc
Quản lý dự án và đầu tư
1.2.3 Đặc điểm về mặt kinh tế
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, kết cấu hạ tầng được đầu tư và củng cố. Dự
tính giá trị sản xuất năm 2010 đạt 46.802 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất
nông lâm thủy sản đạt 33.540,4 triệu đồng tăng 9% so với năm 2009, tiểu thủ
công nghiệp – xây dựng đạt 7.232 triệu đồng tăng 24% so với năm 2009. Dịch
vụ thương mại đạt 6.030 triệu đồng tăng 30,2% so với năm 2009. Cụ thể:
a. Về nông nghiệp:
- Về trồng trọt: tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, tăng
diện tích sản xuất rau mà có hiệu quả kinh tế. Tổng diện tích gieo trồng cả năm
đạt 1.262,9 ha, tăng 11,61 ha so với năm 2009, đạt 100% kế hoạch.
- Về chăn nuôi: xã chỉ đạo nhân dân tập trung chăn nuôi theo hướng bán
công nghiệp và công nghiệp. Ưu tiên phát triển mô hình chăn nuôi trang trại.
Theo thống kê năm 2008: tổng đàn lợn là 3.966 con đạt 88% kế hoạch, tổng
đàn trâu bò là 1.568 con đạt 80,2% kế hoạch, tổng đàn gia cầm là 75 nghìn con,
đạt 100% kế hoạch.
Diện tích ao hồ nuôi cá được tiếp tục mở rộng, ưu tiên phát triển mô hình
chăn nuôi kết hợp nuôi trồng thuỷ sản.
Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 12.887 triệu đồng, đạt 102% kế hoạch cả
năm.
b. Về lâm nghiệp và kinh tế vườn:
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt việc
bảo quản phòng chống cháy rừng.
Công tác bảo vệ lâm nghiệp được duy trì hoạt động có hiệu quả, trong năm
không để xảy ra cháy rừng, tổ chức khai thác nhựa thông đúng kế hoạch thiết
kế. Giá trị sản xuất lâm nghiệp cây ăn quả ước đạt 3.590 triệu đồng/năm, đạt
122% kế hoạch cả năm.
c. Tiểu thủ công nghiệp:
Tiếp tục phát huy ngành nghề truyền thống như: mộc, hàn, xay xát, xây
dựng, gạch. Hiện nay đã có 171 hộ làm kinh doanh dịch vụ.
Giá trị công nghiệp, TTCN và dịch vụ ngành nghề đạt 7.232 triệu đồng,
đạt 120% kế hoạch cả năm.
d. Dịch vụ thương mại:
Quản lý dự án và đầu tư
Trong năm, xã đã cung ứng kịp thời vật tư, thuốc bảo vệ thực vật để
cung cấp cho nhân dân đầu tư thâm canh cây trồng. Các ki ốt trong khu dân
cư từng bước được phát triển, mở rộng đa dạng các mặt hàng phục vụ nhu
cầu thiết yếu.
Giá trị dịch vụ thương mại cả năm ước đạt 6.030 triệu đồng, đạt 117%
kế hoạch cả năm.
1.2.4 Đặc điểm văn hoá - xã hội
a. Về giáo dục: Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hoàn
thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ hoàn thành chương trình trung
học cơ sở đạt 95%.
b. Về y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Phong trào vệ
sinh môi trường, phòng chống các bệnh xã hội, ma túy, mại dâm được chú trọng
quản lý có hiệu quả.
c. Về quốc phòng, an ninh:
- Về quốc phòng: Tổ chức huấn luyện dân quân, đăng ký quản lý nguồn
thanh niên nhập ngũ, nguồn dự bị động viên đạt kết quả khá, xây dựng tổ
chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng cơ sở “ An toàn
làm chủ - sẵn sàng chiến đấu nhé”. Xây dựng quy chế, kết hợp hoạt động
giữa quân sự - công an, quân sự với các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác
bảo đảm an ninh trên địa bàn xã.
- Về an ninh: Trong những năm vừa qua, tình hình an ninh trật tự trên
địa bàn xã Lạc Vệ luôn được giữ vững ổn đinh. Hàng năm, huyện Tiên Du
phối hợp với xã Lạc Vệ tổ chức các đợt tuyên truyền, vận động nhân dân
tham gia phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Các hộ dân trong xã
đều đăng ký cam kết không buôn bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý,
pháo nổ…
d. Về cơ sở hạ tầng:
Hiện nay, các trục đường chính của xã đã được rải nhựa. Các tuyến
đường liên thôn được bê tông hoá. Xã Lạc Vệ hiện có 100% hộ sử dụng điện.
1.2.5 Thực trạng về cơ sở hạ tầng
a. Giao thông:
Mạng lưới giao thông xã có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của xã, huyện, tỉnh và cả vùng. Trên địa bàn xã hệ
thống giao thông cơ bản đã được rải nhựa, bê tông, tạo nên hệ thống đường
bê tông, liên thôn liên xóm. Trong năm 2010 đã làm mới 3.227m đường
nhựa, đường bê tông xóm cũng được làm mới ở các xóm 1, 2, 3, 8. Vị trí của
Quản lý dự án và đầu tư
xã cách đường quốc lộ 1A là 3km. Rất thuận lợi trong việc trao đổi, mua bán
hàng hóa.
b. Mạng lưới điện:
Xã đã có trạm điện 220 KV được cấp từ mạng lưới điện quốc gia phục
vụ đầy đủ cho 100% số hộ dân được dùng điện sinh hoạt và đáp ứng cho sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp.
c. Thủy lợi:
Xây mới các công trình cầu cống nhỏ, mương bê tông, nạo vét mương,
đắp đường nội đồng… phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.6 Thực trạng về vệ sinh môi trường
Môi trường của xã Lạc Vệ chưa bị ô nhiễm lớn, song vấn đề sử dụng
chất kích thích, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp cũng cần được đặt
ra giải quyết.
1. 3. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi lợn ở xã Lạc
Vệ
1.3.1. Thuận lợi:
- Ngành chăn nuôi được huyện Tiên Du đề ra phương hướng, mục tiêu
giai đoạn 2006- 2010 xác định như sau: "Khai thác tốt tiềm năng lợi thế để
phát triển toàn diện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng loại
hình trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại và hộ gia đình tập trung.
ứng dụng các tiến bộ KHKT trong phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy
sản để đem lại hiệu quả cao nhất, đưa nghành chăn nuôi trở thành nghành
sản xuất chính chiếm tỉ trọng trên 55% giá trị sản xuất nông nghiệp".
Phấn đấu đến năm 2010 nghành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Lạc
Vệ đạt giá trị sản xuất 350- 360 tỷ đồng chiếm 55% giá trị sản xuất Nông-
Lâm - Thủy sản; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10- 12%. Tổng
đàn lợn đạt 90.000- 100.000 con trong đó lợn nái: 15.000- 16.000 con với
5.000- 6.000 nái ngoại…
- Điều kiện :
Là một xã có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp, tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi. Ngoài ra còn có hệ thống
giao thông, điện, nước khá hoàn thiện.
- Nhu cầu thị trường:
Nắm bắt được Bắc Ninh là một tỉnh lớn nhu cầu tiêu thụ thịt lợn cao,
đây là một thị trường tiềm năng cho phát triển chăn nuôi lợn thịt. Theo phân
tích xu hướng tiêu dùng hiện nay, yêu cầu đối với chất lượng sản phẩm ngày
Quản lý dự án và đầu tư
càng cao, không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong khu vực Bắc Ninh mà cả
các vùng khác trong cả nước.
- Giao thông thuận lợi cho trao đổi mua bán, tiêu thụ sản phẩm, giảm
chi phí vận chuyển…
1.3.2. Khó khăn:
Tuy nhiên thực tế nghành chăn nuôi xã Lạc Vệ phát triển rộng nhưng
chưa sâu, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ vì:
- Người chăn nuôi còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức về thâm canh và
phát triển sản xuất hàng hóa.
- Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún. Mỗi hộ trung bình chỉ có
từ 3 đến 5 con.
- Dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt lợn là vật nuôi rất dễ bị mắc
các bệnh như: lợn tai xanh, tụ huyết trùng, bệnh lở mồm long móng… nên tỷ
lệ rủi ro cao.
- Thiếu vốn và thị trường tiêu thụ không ổn định nên còn lãng phí
tiềm năng sẵn có.
Nhận xét: Sau khi nghiên cứu và đánh giá các điều kiện về tự nhiên, kinh
tế, xã hội tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du nhận thấy: các đặc điểm về điều kiện
tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thuận lợi cho việc triển khai dự án. Tuy
còn tồn tại một số khó khăn nhất định nhưng xét về tổng thể thì việc triển khai
dự án là hợp lý, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty cũng như góp phần
phát triển kinh tế địa phương, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế huyện
Tiên Du.
II. Phân tích các vấn đề khó khăn của cộng đồng và thiết lập cây khó
khăn
- Thực tế ngành chăn nuôi của xã Lạc Vệ chủ yếu là quy mô nhỏ và
phân tán, chăn nuôi truyền thống, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, chưa
thực sự phát triển đúng với tiềm năng vốn có và theo định hướng chung của
tỉnh và nhà nước. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi vẫn chưa được khai
thác một cách triệt để và hiệu quả.
- Bên cạnh đó, chăn nuôi ở xã hiện nay hầu như chưa áp dụng công
nghệ khoa học tiên tiến, chưa quan tâm đến kĩ thuật chăn nuôi đúng cách.
- Người dân còn thiếu vốn đầu tư cho mua con giống, xây dựng chuồng
trại, mở rộng quy mô chăn nuôi.
- Khó khăn về lựa chọn con giống con giống.
Quản lý dự án và đầu tư
- Dịch bệnh trong chăn nuôi diễn biến rất phức tạp như bệnh tai xanh, lở
mồm long móng…gây ra những rủi ro cho người chăn nuôi.
- Vấn đề xử lý chất thải ra ngoài môi trường là vấn đề rất nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
Từ thực tế trên cho thấy việc đầu tư dự án xây dựng mô hình chăn nuôi
lơn thịt công nghệ cao là rất cần thiết, một mặt để tạo ra sản phẩm giống lợn
thịt có chất lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của khách
hàng, mặt khác nâng cao hiệu quả kinh doanh đem lại lợi nhuận cho các hộ
gia đình.
Sơ đồ 2.1 Cây vấn đề
Quản lý dự án và đầu tư
Giảm nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI LỢN THEO KIỂU TRUYỀN THỐNG
Chất thải ô nhiễm Quy mô nhỏ, lẻ Giá thấp Rủi ro
Chưa có
công
trình xử
lý chất
thải
Sản
xuất
phân
tán
Năng
suất
thấp
Chất
lượng
sản
phẩm
thấp
Sản
phầm
kém
đa
dạng
Thời
tiết
khí
hậu
Dịch
bệnh
Thông
tin thị
trường
Chất
lượng
giống
thấp
Cơ hội
áp dụng
KHCN ít
Khả
năng tiếp
cận của
người
dân thấp
Công tác
khuyến
nông yếu
(thiếu
cán bộ,
trình độ)
Thu nhập thấp
Vốn
đầu
tư
thấp
Thiếu việc làm
Quản lý dự án và đầu tư
III. Phân tích mục tiêu và thiết lập cây mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
- Đầu tư phát triển giống lợn nhằm đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất
chính, phát triển theo hướng bền vững góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
- Phát triển chăn nuôi lợn gắn liền với sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên
liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng
cao đáp ứng nhu cầu của xã hội.
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân địa
phương.
- Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy
nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa
phương, của tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để có thế đạt được những mục tiêu chung cần đề ra các mục tiêu cụ thể:
- Hiệu qủa về cả số lượng lẫn chất lượng của lợn, từ đó đẩy mạnh xu hướng
lợn siêu nạc hóa.
- Nâng cao chất lượng chuồng trại, thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật mới vào chăn nuôi.
- Đầu tư tạo ra lợn giống có chất lượng cao, đảm bảo đực giống đưa ra sản
xuất phải có ít nhất 2-3 máu ngoại trở lên, để tạo ra đàn con lai lợn thịt siêu nạc có
sức sống cao, tiêu tốn thức ăn ít trên 1kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế.
- Ổn định thị trường, hạn chế rủi ro xảy ra.
- Nâng cao kĩ thuật chăn nuôi.
- Tạo điều kiện cho người dân vay vốn, phát triển chăn nuôi.
Sơ đồ 3.1 Cây mục tiêu
Quản lý dự án và đầu tư
Giảm nhiễm môi trường
CHĂN NUÔI LỢN THỊT SIÊU NẠC CÔNG NGHỆ CAO
Giảm chất thải ô nhiễm Mở rộng quy mô Giá cao Giảm rủi ro
Xây
dựng
công
trình xử
lý chất
thải
Sản
xuất
tập
trung
Tăng
vốn
đầu
tư
Nâng
cao
chất
lượng
sản
phẩm
Sản
phầm
đa
dạng
Hạn chế
sự ảnh
hưởng
của Thời
tiết khí
hậu
Phòng
trừ
Dịch
bệnh
Ổn
định
thông
tin thị
trường
Chất
lượng
giống
cao
Tăng cơ
hội áp
dụng
KHCN
Tăng
khả năng
tiếp thu
của
người
dân
Tăng
cường
công tác
khuyến
nông
Nâng cao thu nhập
Tìm hiểu
thông tin
người
tiêu thụ
Xây
dựng
thương
hiệu
Tăng
khả
năng
cạnh
tranh
Giải quyết việc làm
Tăng
năng
suất
Quản lý dự án và đầu tư
Hình ảnh 3.1 Chăn nuôi theo kiểu truyền thống
Hình ảnh 3.2 Chăn nuôi theo công nghệ cao
IV. Phân tích, dự kiến đầu ra mong đợi
4.1. Dự kiến đầu ra
4.1.1. Mục tiêu đầu tư:
Trại lợn nái siêu nạc kết hợp trông cây sinh thái, với quy mô 1200 lợn
nái/năm, sinh sản năm 2,5 lứa. Sản xuất lợn thịt siêu nạc.
Sản phẩm lợn con: Lợn con sau khi sinh được 21 ngày tuổi, với trọng
lượng tiêu chuẩn từ 8-10 kg cho xuất chuồng để bán cho cở sở sản xuất lợn
hộp xuất khẩu.
- Số lượng lợn con được xác định trên cơ sở chu kỳ sinh sản của lợn nái là
2,5 lứa/năm và 10 con/một nái đẻ. Số lượng lợn con cho một năm sản xuất
đạt khoảng 30.000 con.
Quản lý dự án và đầu tư
- Quy mô tổng đàn tại thời điểm lớn nhất, bao gồm lợn nái sinh sản, lợn đực
và lợn con ước đạt: 3000 con.
- Giá bán lợn con tiêu chuẩn (8-10 kg) tính theo đầu con: 720.000 đồng/con.
4.1.2. Dự kiến doanh thu của dự án:
Công suất của dự án đạt được qua các năm dự kiến như sau:
- Năm thứ nhất (30% công suất). Thì doanh thu là: 6.480.000.000 VNĐ
- Năm thứ hai (60% công suất). Thì doanh thu là: 12.960.000.000 VNĐ
- Từ năm thứ ba trở đi (100% công suất).
Thì doanh thu là: 21.600.000.000 VNĐ
4.2. Dự kiến thị trường tiêu thụ
- Khách hàng tiềm năng là các Công ty sản xuất thịt lợn hộp xuất khẩu trong
nước và các Nhà nhập khẩu nước ngoài.
- Ngoài ra còn cung cấp lợn giống cho người dân địa phương, là các Nhà
hàng, khách sạn lớn trong và ngoài tỉnh.
4.3. Tăng thu nhập
Là xã thuần nông nên thu nhập chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Với việc
chăn nuôi theo hình thức truyền thống mang lại lợi nhuận không cao cho
người dân, áp hình thức chăn nuôi mới tăng được năng suất vật nuôi, tăng
được giá thành, tăng thu nhập cho người dân.
4.4. Giải quyết công ăn, việc làm
Theo số liệu điều tra thực tế xã Lạc Vệ chủ yếu chỉ chăn nuôi theo hình thức
hộ gia đình, chăn nuôi nhỏ lẻ. Là một xã thuần nông nên chủ yếu trồng lúa,
việc chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghệ cao giúp cho việc giải quyết
công ăn việc làm cho những ngày nông nhàn, tận dụng được lực lượng lao
động không nhỏ trong địa phương. Nó giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội, đóng
góp lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
V. Phân tích xác định các hoạt động của dự án
Qua hoạt động thực tiễn cho thấy chăn nuôi lợn theo cách truyền
thống gặp phải rất nhiều mặt hạn chế là: chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ,
năng suất thấp, tiêu thụ bị động, chất lượng còn thấp, giá thành cao cao dẫn
đến cạnh tranh thấp.
Bảng 5.1 Lựa chọn phương án hoạt động
Quản lý dự án và đầu tư
Phương án
Mục tiêu
Phương án 1 Phương án 2
Phương án chọn
lựa áp dụng Cải tiến chăn nuôi truyền thống
Mô hình trang
trại chăn nuôi
công nghệ cao
Năng suất Có sự chọn lựa con
giống nhưng năng
suất không cao
bằng
Năng suất cao do
chất lượng con
giống tốt, áp dụng
công nghệ hiện đại
Phương án 2
Tăng giá Chất lượng sản
phẩm được cải
thiện nhưng chưa
có tiêu chuẩn
Chất lượng cao có
tiêu chuẩn, sản
phẩm đa dạng
Phương án 2
Giảm rủi ro Tiêm phòng dịch
bênh đầy đủ
Có phòng cách ly
bệnh, phòng công
tác thú y. Nắm bắt
kịp thời thông tin,
tăng khả năng cạnh
tranh
Phương án 2
Xử lý chất thải,
giảm ô nhiễm môi
trường
Vệ sinh chuồng trại
hợp lý
Xây dựng hệ thống
xử lý chất thải
Phương án 2
Thu nhập tăng Năng suất tăng Tăng năng suất,
tăng chất lượng.
Tăng giá bán, mở
rộng thị trường tiêu
thụ
Phương án 2
Từ phần so sánh trên, thì ta cũng nhận thấy rằng phương án 2 là
phương án khả thi. Và chúng tôi quyết định lựa chọn phương án 2.
VI. Phân tích, xác định các đầu vào cần thiết cho từng hoạt động của dự án
6.1. Quy mô dự án
6.1.1. Diện tích quy hoạch dự án
Địa điểm đầu tư: Tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Quản lý dự án và đầu tư
Khu vực dự án có diện tích 801.44 ha (trong đó có 12.64 ha đất chăn nuôi
xa dân cư; 125.34 ha đất nuôi thủy sản) thuộc địa bàn xã Lạc Vệ, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
Hình ảnh 6.1 Mô hình trang trại
6.1.2. Cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng là điều kiện quan trọng đầu
tiên để quy hoach phát triển chăn nuôi giống lợn thịt siêu nạc theo hướng
công nghệ cao. Các hạng mục công trình hạ tầng:
Bảng 6.1 Nhu cầu xây lắp cơ sở hạ tầng
STT Hạng mục Đơn vị Số lượng Vốn
1 Chi phí san lấp mặt bằng M3 20000 400.000.000
2 Nhà điều hành 1 tầng M2 130 390.000.000
3
Chuồng nái chửa và chờ phối
(2 chuồng)
M2
2000 2.200.000.000
4
Chuồng nái đẻ và nuôi con
(3 chuồng)
M2
2400 2.880.000.000
5
Chuồng nuôi heo và cách ly
(1 chuồng)
M2
250 275.000.000
6 Nhà heo nọc M2 190 228.000.000
7 Nhà kĩ thuật M2 60 102.000.000
8 Nhà để phân M2 70 84.000.000
Quản lý dự án và đầu tư
9 Hầm bioga M2 500 600.000.000
10 Nhà kho thức ăn cho heo M2 45 54.000.000
11 Cổng và tường rào M2 5000 2.250.000.000
12 Trạm điện 150KVA (1 trạm) M2 15 150.000.000
13 Hệ thống chiếu sáng hệ thống 1 53.600.000
14
Hệ thống cấp nước và bể chứa
sinh hoạt
hệ thống
1 140.000.000
15
Hệ thống thoát nước mua và
nước thải
hệ thống
1 120.000.000
16 Hệ thống trồng cây sinh thái hệ thống 1 100.000.000
Tổng chi phí xây lắp bao gồm
10% VAT 10.026.600.000
Như vậy, nhu cẩu về vốn cố định cho xây lắp cơ sở hạ tầng là:
10.026.600.000 VNĐ
6.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc chăn nuôi bao gồm các hạng mục:
Bảng 6.2 Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
STT Hạng mục Số lượng Vốn (VNĐ)
Trang thiết bị
1 Chi phí thiệt bị cho chuồng trại Hệ thống 3.000.000.000
2 Thiết bị xử lý chất thải Hệ thống 400.000.000
3 Thiết bị văn phòng Toàn bộ 50.000.000
4 Máy phát điện dự phòng 10KVA 1 35.000.000
Chi phí thiết bị đã tính thuế VTA 3.485.000.000
Nhu cầu vốn cố định cho thiết bị bao gồm: 3.485.000.000 VNĐ
Quản lý dự án và đầu tư
6.2. Nhu cầu đầu vào của sản phẩm chăn nuôi:
Nhu cầu đầu vào của sản phẩm chăn nuôi lợn nái siêu nạc bao gồm: Lợn
nái giống, lợn đực, thức ăn, nước uống, thuốc thú y, điện. Cụ thể như sau:
- Lợn nái giống siêu nạc được nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, thông
qua Công ty Cổ Phần Charoen Pokphand Việt Nam. Số lượng: 1.200 con
nái và 20 con lợn đực giống cho một chu kỳ nuôi. Đơn giá: 4.000.000
đồng/con.
- Thức ăn: Định mức bình quân cho 01 con lợn nái và lợn đực giống là 2,5
kg/con/ngày, với đơn giá 5.500 đồng/kg
- Thức ăn cho lợn con trong giai đoạn chưa xuất chuồng, thời gian chăm
sóc là 14 ngày: 0,2 kg/con/ngày.
Bảng 6.3 Chi phí nguyên vật liệu chính của sản phẩm và thuốc thú y,
điện (tính cho 1 năm sản xuất với công suất đạt 100%)
STT Chi phí Đơn vị tính Số lượng Nhu cầu vốn (VNĐ)
1 Nái giống siêu nạc Con 1.200 4.800.000.000
2 Lợn đực lấy tinh Con 20 80.000.000
3 Thức ăn lợn nái + đực 2,5 Kg/con 1.113.250 6.122.875.00
4 Thức ăn cho lợn con 0,2 Kg/con 157.500 866.250.000
5 Thuốc thú y Con/đồng 1.220 1.800.000.20
6 Điện 0,25 KW/h 305 549.000
Tổng chi phí 12.049.674.020
Nhu cầu vốn lưu động cho nguyên vật liệu chính là: 12.049.674.020 VNĐ
6.4. Nhu cầu về nhân sự
- Tổ chức bộ máy của trang trại gồm 24 người. Trong đó:
- Bộ phận quản lý: 02 người;
- Bộ phận văn phòng, kho, hậu cần: 03 người;
- Bộ phận chăn nuôi lợn và phục vụ: 16 người;
- Bộ phận kỹ thuật, bảo vệ: 03 người.
* Với tổng chi phí nhân công trong vòng 1 năm dự kiến là: 700.000.000
VNĐ
* Chi phí quản lý là: 300.000.000 VNĐ
* Chi phí bán hàng là: 400.000.000 VNĐ
Quản lý dự án và đầu tư
* Chi phí sản xuất chung: 300.000.000 VNĐ
6.5. Tổng hợp nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng trang trại
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho xây dựng trang trại khái quát là
27.261.274.020 VNĐ. Trong đó vốn tự có là 11.761.274.020 VNĐ, vốn đi
vay là 15.500.000.000 VNĐ. Chi tiết được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6.4 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư (ĐVT: VNĐ)
STT Hạng mục Nhu cầu vốn
Nguồn vốn
Tự có Vay
1 Xây dựng CSHT 10.026.600.000 2.526.600.000 7.500.000.000
2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 3.485.000.000 1.485.000.000 2.000.000.000
3 Nguyên vật liệu chính 12.049.674.020 6.049.674.020 6.000.000.000
4 Chi phí nhân công 700.000.000 700.000.000 0
5 Chi phí quản lý 300.000.000 300.000.000 0
6 Chi phí bán hàng 400.000.000 400.000.000 0
7 Chi phí sản xuất chung 300.000.000 300.000.000 0
Tổng 27.261.274.020 11.761.274.020 15.500.000.000
6.6. Phân tích tài chính của dự án
6.6.1. Kế hoạch vay và trả nợ vốn vay
Bảng 6.5 Kế hoạch trả nợ và vốn vay
Quản lý dự án và đầu tư
Quản lý dự án và đầu tư
Khoản vay Vốn vay Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
I Vốn vay đầu tư 9.500.000.000
Vay dài hạn 9.500.000.000 9.500.000.000 9.500.000.000 7.500.000.000 5.500.000.000 3.500.000.000
Trả gốc 1 năm 2
kỳ
2.000.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 3.500.000.000
Trả lãi
(1.2%/tháng)
1.368.000.000 1.296.000.000 1.008.000.000 720.000.000 378.000.000
II Vay vốn lưu
động
6.000.000.000
Vay ngắn hạn 6.000.000.000
Trả
lãi(1.1%/tháng)
792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000
III Cộng trả lãi 2.160.000.000 2.088.000.000 1.800.000.000 1.512.000.000 1.170.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000 792.000.000
6.6.2. Khấu hao tài sản
Bảng 6.6 Khấu hao tài sản cố định
TT Nhóm tài sản Giá trị trước thuế VAT
Năm thứ
1 2 3 4 5 6 7 8
1 CSHT 9115090909 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364
2 máy móc thiết bị 3168181818 633636363.6 633636363.6 633636363.6 633636363.6 633636363.6 - - -
tổng cộng 12283272728 1773022728 1773022728 1773022728 1773022728 1773022728 1139386364 1139386364 1139386364
Quản lý dự án và đầu tư
6.6.3. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận
Bảng 6.7 Dự kiến doanh thu và lợi nhuận
TT Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10
1 Doanh thu 6480000000 12960000000 21600000000 21600000000 21600000000 21600000000 21600000000 21600000000 21600000000 21600000000
2
Chi phí
sản xuất 5314902206 8929804412 13749674020 13749674020 13749674020 13749674020 13749674020 13749674020 13749674020 13749674020
3
Thu nhập
trước thuế 1165097794 4030195588 7850325980 7850325980 7850325980 7850325980 7850325980 7850325980 7850325980 7850325980
4 Khấu hao 1773022728 1773022728 1773022728 1773022728 1773022728 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364 1139386364
5
Thu nhập
sau khấu
hao -607924934 2257172860 6077303252 6077303252 6077303252 6710939616 6710939616 6710939616 6710939616 6710939616
6
Trả lãi vay
(1.2%/tháng) 2160000000 2088000000 1800000000 1512000000 1170000000 792000000 792000000 792000000 792000000 792000000
7
Thu nhập
chịu thuế -2767924934 169172860 4277303252 4565303252 4907303252 5918939616 5918939616 5918939616 5918939616 5918939616
8
Thuế thu nhập
doanh nghiệp 25% 0 42293215 1069325813 1141325813 1226825813 1479734904 1479734904 1479734904 1479734904 1479734904
9
lợi nhuận
thuần -2767924934 126879645 3207977439 3423977439 3680477439 4439204712 4439204712 4439204712 4439204712 4439204712
10
Lợi nhuận
cộng dồn -2767924934 -2641045289 566932150 3990909589 7671387028 12110591740 16549796452 20989001164 25428205876 29867410588
11
Dòng tiền
thuần
-
27261274020 1165097794 3987902373 6781000167 6709000167 6623500167 6370591076 6370591076 6370591076 6370591076 6370591076
12
Cộng dồn
dòng
tiền thuần
-
27261274020
-
26096176226
-
22108273853 -1.5327E+10 -8618273519 -1994773352 4375817724 10746408800 17116999876 23487590952 29858182028
Bảng 6.8 Xét tính khả thi (chạy Excel)
NPV 6884866403 đồng
IRR 19,89%
Thời gian hoàn vốn 5,2 năm
NPV>0, IRR > r (lãi suất chiết khấu ngân hàng là 14,4%/năm) dự án có tính khả thi.
Quản lý dự án và đầu tư
VII. Xây dựng kế hoạch, dự kiến triển khai dự án
7.1. Tiến độ triển khai dự án
Dự án dự kiến được xây dựng và hoàn thành trong vòng 12 tháng. Các
bước tiến độ triển khai chi tiết của dự án như sau:
Bảng 7.1 Kế hoạch tiến độ thực hiện
Các hoạt động của
Dự án
Chỉ tiêu cần đạt
được
Thời gian
Chi phí Đơn vị thực hiện Dự án Số
tháng
Vào
năm
I. Quy hoạch mặt
bằng, xây dựng cơ sở
hạ tầng, cơ sở kỹ
thuật
2012-
2013
Giám đốc và
quản lý dự án
trực tiếp chỉ
đạo thi hành
dự án, chủ
quản dự án.
Chủ thầu đấu
thầu thực
hiện các công
trình xây
dựng. Các
cán bộ, nhân
viên tổ chức
triển khai dự
án.
1.1. Quy mô dự án gần 8,6 ha
1.2. Xây dựng 13.511.600.000
1.2.1. Các thủ tục
hành chính
1
1.2.3 Xây dựng cơ sở
hạ tầng
5.5
1.2.4 Xây dựng công
trình kiến trúc
6
1.2.5 Mua sắm máy
móc – thiết bị
1.5
1.2.6 Lắp đặt máy
móc – thiết bị
1
1.2.7 Xây dựng công
trình phụ trợ
2
II. Tuyển chọn và đào
tạo nhân viên
Có kĩ năng tốt 2.5 700.000.000
III. Tổ chức sản xuất
và thu hoạch
Theo quy mô lớn
và hiện đại
2013
IV. Tổ chức tiêu thụ
sản phẩm
Hình thành mạng
lưới tiêu thụ,
chuyên cung cấp
lơn giống chất
lượng phục vụ
2013
Quản lý dự án và đầu tư
cho nhu cầu
chăn nuôi của
xã, và các vùng
khác…
V. Xử lý ô nhiễm Các chất thải từ
chăn nuôi cần
được xử lý thông
qua hệ thống xử
lý nhằm giảm
thiểu ô nhiễm.
2013
7.2. Sản xuất và thu hoạch
7.2.1 Chăn nuôi lợn
- Công suất của dự án đạt được qua các năm dự kiến như sau:
Năm thứ nhất: Đạt 30% công suất.
Năm thứ hai: Đạt 60% công suất.
Từ năm thứ ba trở đi: Đạt 100% công suất.
- Quy trình chăn nuôi lợn:
Quản lý dự án và đầu tư
Sơ đồ 7.1 Quy trình chăn nuôi lợn
Các con giống được mua về có chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng
nhu cầu của thị trường chăn nuôi.
7.2.1.1 Chăn nuôi nái hậu bị và chọn lọc:
Chọn các con nái tốt, mắn đẻ, khéo nuôi con, có số vú từ 12 trở lên,
khoảng cách giữa các vú rộng và cách đều nhau. Chọn những con nái hậu bị
háu ăn, ăn xốc, ăn đến đâu hết đến đó, đây là đặc điểm quan trọng để chọn
nái hậu bị vì đến giai đoạn chửa đẻ nuôi con sẽ tốt. Chọn con nái có bộ phận
sinh dục lộ rõ, đuôi to và dài.
Lợn nái hậu bị thông thường được nuôi chung với lợn thịt đến khi
trưởng thành động dục, phối giống mới tách ra nuôi riêng, thức ăn cho lợn
hậu bị cũng giống lợn thịt. Số lượng thức ăn tinh cho lợn hậu bị biến động
Lợn giống
siêu nạc Nái giống
Đực giống
Khu nái
mang thai
Sát trùng
Tinh heo
Khu nuôi
Lợn con sau
21 ngày
Sát trùng
Thị trường
Quản lý dự án và đầu tư
theo giai đoạn phát triển, từ 1 – 3 kg/con/ ngày, chia làm 3 lần: sáng, trưa,
tối.
7.2.1.2. Chăn nuôi lợn nái chửa và đẻ:
Đối với nái chờ phối, chửa kỳ I (80 ngày đầu sau khi phối) chăm sóc
nuôi dưỡng bình thường với khẩu phần ăn trên dưới 2,2kg/con/ ngày, nái
chửa kỳ II (từ 80 ngày trở đi) cho ăn nhiều hơn, chất lượng thức ăn tốt hơn,
để thai chóng lớn và đẻ con khoẻ mạnh về sau. Đây là giai đoạn hết sức quan
trọng nên cần đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng tốt giai đoạn này. Sau 114 ngày
thụ thai thì nái đẻ (113 –115 ngày).
- Nái nuôi con được cho ăn thức ăn tốt nhất, số lượng ăn không hạn chế
thường một con nái nuôi cho ăn 3.5 – 4.0 kg thức ăn hỗn hợp/1 ngày đêm.
Lợn con sau khi được bú sữa đầu, được giữ ấm trong mùa lạnh và thoáng
mát trong mùa hè. Sau 10 –15 ngày tuổi bắt đầu cho lợn con tập ăn. Lợn con
theo mẹ đến 21 ngày thì mới tách mẹ. Phân loại lợn cái tốt để bán cho hộ
nuôi giống, con xấu và con đực được bán giống cho người chăn nuôi lợn thịt.
- Sau khi cai sữa 5 – 10 ngày và lợn mẹ động dục trở lại, nhìn vào các
biểu hiện của lợn nái như bỏ ăn kêu giống, hoa sương to ... thì kiểm tra và
cho phối giống. Sau khi cai sữa cho lợn con 30 ngày mà lợn nái chưa động
đực trở lại thì loại thải, chuyển qua bán lợn thịt. Thời gian động dục đàn lợn
là 3 ngày (2 –5 ngày), chu kỳ động dục 18 –24 ngày (trung bình 20 ngày),
sau cai sữa 3 –10 ngày động dục trở lại (trung bình là 5 ngày).
7.2.1.3. Điều kiện kỹ thuật
Với phương thức chăn nuôi hiện đại cần đầu tư chiều sâu để nâng cao
năng suất và chất lượng con giống. Đực giống và cái hậu bị được chăm sóc
và nuôi dưỡng riêng trong cũi, theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát dục, tiêu tốn
lượng thức ăn/1 kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng, chất lượng tinh dịch ... Đực
và giống hậu bị cung cấp ra thị trường là những con giống đầu đàn được
kiểm tra có chất lượng và năng suất tốt nhất.
Nái sinh sản và lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa được nuôi trong
cũi và lồng nuôi riêng biệt.
Đực phối giống, được chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất ở
nhiệt độ 20 đến 23 0C, chế độ dinh dưỡng chăm sóc tốt, tinh dịch không chỉ
kiểm tra về hoạt lực, sức đề kháng mà còn kiểm tra về tính di truyền qua đời
sau.
Nhu cầu về dinh dưỡng cho từng đối tượng qua từng thời kì sinh
trưởng.
- Đực giống làm việc :1.100kg
- Cái sinh sản : 1.300kg
- Hậu bị thay đàn : 380kg
Quản lý dự án và đầu tư
- Đực hậu bị : 100kg
- Cái hậu bị : 50kg
- Lợn con theo mẹ : 4kg
- Lợn cai sữa : 23 kg
Nguồn thức ăn được nhập từ công ty Cổ Phần Charoen Pokphand VN.
Là công ty đầu ngành có hơn 80 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất cung cấp
thức ăn chăn nuôi. Chất lượng được đăng kí bảo hộ độc quyền theo tiêu chuẩn
Việt Nam.
Hình ảnh 7.1 Thức ăn cho lợn
7.2.1.4. Phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn
- Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn được chú trọng đặc
biệt, đảm bảo đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ, đúng thời hạn, đúng liều
lượng, năm 2 lần trước mùa mưa đối với các loại vacxin dịch tả, tụ huyết
trùng, phó thương hàn, để nâng cao sức đề kháng, tính chống dịch bệnh tật
cao cho đàn lợn. Chỉ tiêm phòng các loại vacxin do Công ty CP Việt Nam
cung cấp;
- Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc thú y và chất lượng
thức ăn nhằm bảo vệ tốt cho đàn lợn. Phát hiện dịch bệnh kịp thời, khoanh ổ
dịch nếu có, tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch.
- Không đưa người lạ vào khu chăn nuôi.
- Tận dụng các thức ăn xanh trong hộ gia đình
Quản lý dự án và đầu tư
Hình ảnh 7.2 Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh
7.3. Xử lý và giảm thải ô nhiễm môi trường
7.3.1. Hệ thống thu gom và thoát nước của dự án mới được thiết kế và xây
dựng độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn.
- Đối với nước mưa chảy tràn: Để hạn chế ô nhiễm nguồn nước do
nước mưa chảy tràn, dự án sẽ xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước
mưa (rãnh bê tông hở có song chắn phía trên) chảy vào hệ thống thoát nước
để đảm bảo thoát nước tốt trong mọi điều kiện, không gây ngập úng khi có
mưa lớn. Định kỳ cho công nhân nạo vét bùn lắng toàn bộ hệ thống mương
thoát nước, tránh tình trạng bồi lắng, ùn tắc gây ngập úng cục bộ.
- Đối với nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi được thu gom
riêng tách khỏi hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt. Xây dựng
hệ thống thoát nước phân và bể chứa nước phân. Hệ thống thoát nước thải
chăn nuôi được thiết kế theo nguyên tắc sau:
+ Nước thoát của chuồng cách ly và nhà xử lý lợn ốm cần tập trung
vào hố tiêu độc rồi dẫn vào hầm biogas.
+ Không đặt rãnh thoát nước phân qua những khu vực có yêu cầu
cách ly vệ sinh. Rãnh thoát nước phải được thiết kế phù hợp, đảm bảo không
gây trở ngại cho quá trình thu dọn phân và vận chuyển thức ăn.
+ Thiết kế hệ thống chuồng lợn với nền chuồng có độ dốc hợp lý để
các loại nước thải phát sinh như: nước rửa chuồng, nước tắm cho lợn theo
các rãnh và đường ống đổ về hầm xử lý nước thải.
Như vậy, toàn bộ nước thải sẽ được dẫn về hệ thống bể biogas sau đó
qua ao để lắng lọc. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường
được thải ra các ao nuôi cá của trại chăn nuôi.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom vào bể phốt sau đó theo mương
dẫn đổ vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án.
7.3.2. Rác thải sinh hoạt
Quản lý dự án và đầu tư
Tiến hành thu gom rác hàng ngày, đựng vào thùng rác, để đúng nơi
quy định. Cuối ngày công nhân vệ sinh sẽ đến thu gom chuyển về vị trí tập
kết và chôn lấp rác thải tập trung đúng quy định.
7.3.3. Rác thải chăn nuôi
Phân thải ra trong ngày được thu gom xử lý bằng hồ Biogas phủ bạt
HDPE, sử dụng ủ làm phân vi sinh.
Bùn thải tại hồ Biogas sau mỗi lần bơm hút được khủ trùng, phơi khô
và bón cho cây trồng.
Hình ảnh 7.3 Xây dựng hầm khí Bioga
7.3.4. Chất thải rắn nguy hại
Các chất thải nguy hại như: ắc quy hỏng, giẻ lau chứa dầu mỡ, bóng đèn,
pin, chai lọ đựng thuốc thú y... cần phải được lưu giữ để xử lý.
7.4. Xây dựng thị trường tiêu thụ
Tập trung khai thác thị trường Bắc Ninh là một vùng phụ cận vẫn còn
nhiều tiềm năng. Từ cơ sở đó chúng tôi sẽ mở rộng thị trường ra các tỉnh lân
cận và cung cấp nguồn thực phẩm cho cả nước.
Với sách lược phát triển của cơ sở sẽ chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Giai đoạn tìm chỗ đứng trên thị trường cung cấp giống
phục vụ ngành chăn nuôi và nguồn thực phẩm có chất lượng cao trong tỉnh.
Quản lý dự án và đầu tư
- Giai đoạn II: Giai đoạn củng cố thị trường và phát triển mở rộng thị
trường ra các tỉnh lân cận.
VIII. Các đối tác cần thiết, mối quan hệ các đối tác
Sơ đồ 8.1 Mối quan hệ giữa các đối tác
Đây là những mối quan hệ hợp tác mà trang trại chăn nuôi sẽ trao đổi
trong quá trình chăn nuôi. Với các tổ chức trên sẽ có những ảnh hưởng khác
nhau đến hộ chăn nuôi, giúp đỡ cho họ đảm bảo các yếu tố đầu vào: nguồn
vốn, con giống đảm bảo chất lượng, các dịch vụ thú y được chăm sóc đầy đủ,
kĩ thuật chăn nuôi được nâng cao hơn, thị trường tiêu thụ được ổn định hơn.
DỰ ÁN
Cộng
đồng
Nhà sản
xuất thức
ăn chăn
nuôi,
Công ty
giống,
trung tâm
giống
Tín dụng
ngân hàng
Thuốc
thú y
Ban
khuyến
nông
Người
thu
mua
Quản lý dự án và đầu tư
Bảng 8.1 Phân tích các bên liên quan đến dự án
Nhóm/tổ
chức
Chức
năng Nguồn lực
Mặt
mạnh Mặt yếu
Quan
tâm
Làm gì
khi tham
gia
Cộng đồng
Chịu một
phần tác
động của
dự án
Lao động,
kinh
nghiệm.
Có sức
lao động,
cần cù
chịu khó
Trình độ
thấp, thiếu
vốn
và kỹ thuật
Nâng
cao
thu nhập
Tìm hiểu
và áp
dụng mô
hình.
Ban
khuyến
nông xã
Tư vấn
giúp đỡ
dự án
Có nhân
lực, cán bộ
về kỹ thuật
và chuyên
gia về phát
triển chăn
nuôi
Thống
nhất cao,
nhiệt
tình,
tích cực,
có
chuyên
môn
và kinh
nghiệm
Nhiều khi
còn chủ
quan duy
chí, thiếu
kiến
thức, và
kinh
nghiệm
thực tế
Làm tốt
dự án
Tư vấn
các thông
tin về
giống,
thức ăn,
kĩ thuật
Quỹ tín
dụng, ngân
hàng
Hỗ trợ
vay vốn
Có quỹ tín
dụng, tiền
Có trình
độ
quản lý,
giám
sát tính
khả
thi của
DA
Không phải
là người
đ ịa
phương
Nâng
cao t ính
kh ả thi
d ự án
Tài trợ,
giám
sát dự án
Giống
Công ty Cổ
Phần
Cung cấp
giống
Có cán bộ,
có quyền
lực
Có kinh
nghiệm,
nguồn
cung cấp
Không phải
là
người địa
phương,
Nâng
cao
doanh
Đánh gi
á
Quản lý dự án và đầu tư
Charoen
Pokphand
Việt Nam
chất
lượng
không am
hiểu.
thu
Nhà sản
xuất thức
ăn chăn
nuôi,
người bán
thức ăn
chăn nuôi
Cung
cấp thức
ăn
Có cán
bộ, nhân
viên, có tổ
chức mạnh
Có kinh
nghiệm,
mạng
lưới tiêu
thụ
Không phải
là
người địa
phương,
không am
hiểu.
Nâng
cao
doanh
thu
Tìm hiểu
và cung
cấp
nguyên
liệu cho
dự án
Công tác
thú y
Cung cấp
thuốc và
công tác
thú y
Có tổ
chức, có
nhân viên
Có kinh
nghiệm
Nâng
cao
doanh
thu
Tham gia
vào chữa
bênh và
cung cấp
thuốc
cho lợn
Thu mua
Tiêu thụ
sản phẩm
của dự án
Có các
doanh
nghiệp chế
biến,
người chăn
nuôi, nhà
hàng...
Hệ thống
mạng
lưới rộng
Chưa khai
thác hết thị
trường
Chất
lượng,
giá cả,
nhu cầu
Thu mua
Quản lý dự án và đầu tư
IX. Các loại hình rủi ro có thể xảy ra và dự kiến các giải pháp để hạn chế
Bảng 9.1 Các loại hình rủi ro
Rủi ro Mức độ Giải pháp
9.1 Rủi ro bên trong của dự án
9.1.1. Thiết bị máy móc kĩ
thuật
Trung bình Thường xuyên kiểm tra, bảo
trì…
9.1.2. Các hoạt động của
dự án không còn hợp lý do
những biến đổi của thực tế.
Thấp Phải tìm hiểu kỹ trước khi tiến
hành các dự án và có các sự
thay đổi phù hợp với điều kiện
thực tế.
9.1.3. Trong quản lý dự án.
Gây ra thất thoát kinh phí,
giải ngân không kịp thời,
kiểm tra giám sát lỏng lẻo.
Thấp Triển khai dự án cần có yếu tố
minh bạch trong giải ngân vốn
cũng như các hoạt động đầu tư
cụ thể, giảm các khâu trung
gian giữa chủ vốn với dự án.
Quản lý tốt dự án, kiểm tra
giám sát chặt chẽ, thúc đẩy
quá trình thực hiện dự án đúng
tiến độ.
9.2 Rủi ro bên ngoài dự án
9.2.1. Thiên tai, dịch bệnh
Cao - Mua bảo hiểm, có các dự báo
từ trước. – Chủ động, tăng
cường công tác kiểm dịch,
phòng chống dịch bệnh.
9.2.2. Sự biến động của thị
trường cụ thể là giá cả.
Trung bình Cấn phải phân tích, tìm hiểu kĩ
thị trường, để từ đó đưa ra
những sách lược về giá, sản
phẩm, tiêu thụ… Do vậy,
trong quá trình tính toán, thiết
lập dự án phải sát với thực tế,
có khả năng huy động vốn, dự
báo cao.
9.2.3. Rủi ro đạo đức
Thấp Vấn đề vay vốn đầu tư, trên
thực tế gặp khó khăn.
Quản lý dự án và đầu tư
X. Biện minh tổng thể của dự án
10.1.Tính cấp thiết của dự án
Như đã được phân tích ở trên, thì ta thấy thực trạng chăn nuôi lợn ở xã
Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cũng như hầu hết các khu vực đất
nước Việt Nam, đó là còn tồn tại nhiều hình thức chăn nuôi theo kiểu truyền
thống, có quy mô nhỏ lẻ. Do đó, cả năng suất và chất lượng đều chưa cao.
Trong khi đó nhu cầu trên thị trường ngày càng cao, đặc biệt yêu cầu về chất
lượng sản phẩm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng sản
phẩm chưa tốt là do chất lượng con giống chưa cao.
Cho nên việc xây dựng: “Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn
nuôi lợn giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ- huyện Tiên Du-
tỉnh Bắc Ninh” là rất cần thiết. Khi dự án đi vào hoạt động, sẽ cung cấp
giống không chỉ là xã Lạc Vệ mà cả các vùng lân cận.
10.2. Tính phù hợp, logic của dự án
Dự án được xây dựng trên cơ sở có những điều kiện thuận lợi nhất
định cả về tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Và thống nhất tất cả các khâu
trong bản đề xuất dự án từ đầu vào lẫn mục tiêu mong đợi ở đầu ra. Điều này
được hình thành từ sự phù hợp các điều kiện sau:
+ Về tự nhiên: vị trí địa lý thuận lợi. Điều kiện khí hậu thời tiết cũng rất
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn.
+ Về kinh tế- xã hội: Cơ sở hạ tấng ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
+ Về thị trường: đời sống của người dân ngày càng cao và nhu cầu về lợn
thịt và con giống tốt cũng tăng lên cũng là một thuận lợi cho nghề chăn nuôi
lợn phát triển.
10.3. Tính khả thi của dự án
10.3.1. Khả thi về Công nghệ - kĩ thuật
Dự án được xây dựng trên cơ sở là áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến,
góp phần tăng năng suất, chất lượng giống lợn. Các công nghệ này được
thẩm định về mặt kĩ thuật và có bảo hành, tu dưỡng thường xuyên, luôn đáp
ứng hoạt động công suất cao nhất.
Cơ sở kĩ thuật cũng rất được coi trọng trong dự án, các nhân viên có trình độ
tay nghề về chăn nuôi, cũng như lĩnh vực khác.
10.3.2. Tính khả thi về mặt kinh tế
- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn giống siêu nạc quy mô lớn, năng
suất cao, quy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung.
- Thu nhập từ chăn nuôi lợn được nâng cao.
- Dự án góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ,
hiên đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, góp phần làm cho
nền kinh tế của xã Lạc Vệ phát triển.
Quản lý dự án và đầu tư
Điều này được minh chứng dự kiến qua tỷ số nội hoàn vốn IRR, NPV.
Trong dự án, IRR là chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời của dự án. Và kết quả
tính được ở bảng 10: IRR = 19,89% > 14,4% , NPV = 6,884,866,403 đồng
(là lãi suất chiết khấu của ngân hàng đối với vốn vay dài hạn).
Từ đó có thể khẳng đinh Dự án có tính khả thi về mặt kinh tế.
10.3.3. Khả thi về mặt xã hội
- Tạo việc làm cho lao động trong xã, giảm bớt hiện trạng nông nghiệp nhàn
rỗi.
- Dự án góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ trong xã, từ đó góp phần
làm giảm tệ nạn xã hội của địa phương.
10.3.4. Khả thi về mặt môi trường
- Dự án góp phần vào việc giảm ô nhiễm môi trường do quy hoạch được
vùng chăn nuôi ra xa khu dân cư.
- Dự án khuyến khích xây hầm bioga xử lí chất thải, vừa giảm ô nhiễm môi
trường vừa có chất đốt cho sinh hoạt và cho sản xuất.
10.4. Tính bền vững của dự án
Dự án dược xây dựng trên cơ sở của việc xem xét nhiều mặt của vấn
đề và nhận thấy:
- Dự án gắn với lợi ích trước mắt và lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững về
các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Đặc biệt vấn đề môi trường rất được
quan tâm, có quy trình xử lý chất thải, hạn chế vấn đề ô nhiễm.
- Kinh phí đầu tư ban đầu tuy lớn nhưng đem lại hiệu quả cao và dài lâu.
- Người chăn nuôi chịu khó học hỏi, cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm trong
chăn nuôi.
- Điều kiện thực tế của địa phương có nhiều thuận lợi, phù hợp cho dự án
được thực hiện.
Dự án đem lại rất nhiều kết quả tốt đẹp cho người dân trong xã để góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quản lý dự án và đầu tư
C. KẾT LUẬN
Xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là một trong những khu
vực nhiều tiềm năng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của nước ta do có nhiều
điều kiện thuận lợi về địa hình và vị trí địa lý... Nghành chăn nuôi ở đây nói
chung và nghành chăn nuôi lợn nói riêng đã gắn bó với người dân Tiên Du,
và đã đem lại thu nhập và cải thiện dần cuộc sống một cách đáng kể. Trải
qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, cũng đã có nhiều trở ngại khó
khăn nhưng ngành chăn nuôi lợn ở đây đã và đang nỗ lực hết sức để nhằm
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong xã hội và xuất khẩu. Đặc biệt là khi nền
kinh tế hội nhập toàn cầu để sản phẩm thịt lợn của chúng ta có thể đứng
vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phát triển nghành chăn nuôi lợn có thể khai thác hợp lý tiềm năng,
mọi nguồn nhân lực của địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Dự án được xây dựng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng
như chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
Nước đề ra. Góp phần quan trọng thúc đẩy nông thôn theo hướng CNH-
HĐH đất nước, vì mục tiêu ‘‘Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh’’.
Qua nghiên cứu và phân tích chúng tôi mạnh dạn nhận xét rằng dự án
hoàn toàn có tính khả thi, đem lại lợi ích và hiệu quả kinh tế cao cho xã hội.
Dự án này có tác động trực tiếp giúp nghành chăn nuôi gia súc phát triển, tạo
công ăn việc làm, an ninh xã hội, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cũng không thể tránh khỏi những
khó khăn và rủi ro không thể lường trước được, chẳng hạn như :
Không thể tránh khỏi chi phí đầu tư cao trong quá trình đầu tư kinh
doanh. Song để giải quyết vấn đề này cần xây dựng những biện pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro một cách tốt nhất.
Hoặc cũng có thể do không tiêu thụ được sản phẩm theo mức dự kiến
do cạnh tranh gay gắt.Và biện pháp cho điều này là tìm cách nâng cao chất
lượng con giống, cạnh tranh giá cả bằng sản phẩm có uy tín chất lượng cao
và có kế hoạch cung cấp đầu vào cho công ty xuất khẩu.
Qua tất cả những đánh giá và phân tích một cách khoa học chúng tôi
nhận thấy bản Dự án “Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn
giống siêu nạc công nghệ cao tại xã Lạc Vệ- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc
Ninh” mang tính khả thi rất rõ rệt, khả năng bảo toàn vốn và lợi ích kinh tế
cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- da06_833.pdf