Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
Trước hết sự tồn tại và phát triển của tôn giáo nói chung và phật giá nói riêng ở nước ta hiện nay đã cho thấy nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, vì vậy tôn giáo vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần con người Việt Nam. Để phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó theo đúng định hướng của Đảng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng. Trước hết Nhà nước cần có những quy định và chính sách cụ thể về tôn giáo, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, đưa hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng phát triển đúng định hướng của Đảng ta.
32 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3989 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giá trị & Hạn chế của triết học Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c nguyên tố giống như các sự vật. Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứng minh của kinh Véđa đều là những phương pháp sai lầm của nhận thức. Từ đó, họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn.
Về đạo đức học, họ phê phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cách kiềm chế mọi ham muốn, dục vọng và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia sau khi chết. Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạo đức học của họ được gọi là "chủ nghĩa khoái lạc".
2.2.2.2. Triết học Phật giáo
Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI tr. CN ở miền Bắc ấn Độ, phía Nam dãy Hymalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ với Nêpan hiện nay. Đạo Phật ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi khổ và tìm con đườn giải thoát con người khỏi nỗi khổ đó.
Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết thành văn thể hiện trong kinh "Tam tạng"(Tripitaka) gồm ba bộ phận: 1) Tạng kinh (Sutra - pitaka) ghi lời Phật dạy; 2) Tạng luật (Vinaya - pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật; 3) Tạng luận (Abhidarma - pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng, học giả về sau.
2.2.2.3. Trường phái triết học Jaina
Jaina là một tôn giáo xuất hiện gần đồng thời với Phật giáo. Người sáng lập ra trường phái này là là Maharvira, có hiệu là Jaina (nghĩa là Chiến thắng).
Triết học cơ bản của Jaina là học thuyết và "cái tương đối". Theo thuyết nay, tồn tại đầu tiên là bất biến, vô thủy, vô chung, sự biến đổi của vạn vật là không cùng; thế giới vạn vật là sự thống nhất của cái biến đổi và cái bất biến. Cái vĩnh hằng là vật chất; cái không vĩnh hằng là các dạng của vật chất.
2.3 Những giá trị tích cực và hạn chế của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
2.3.1 Những giá trị :
2.3.1.1 Thế giới quan
Hệ tư tưởng triết học ngoài Phật Giáo
Upanishad đã đưa ra cách giải thích duy tâm về nguồn gốc của thế giới, coi Brahman - "Tinh thần vũ trụ tối cao" - là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới này đều nảy sinh ra và nhập về với nó sau khi chết.
Atman - Linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của "Tinh thần vũ trụ tối cao". Cơ thể con người chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của linh hồn, là hiện thân của "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối, bất tử Brahman. Vì toàn bộ vũ trụ là Brahman nên về bản chất linh hồn là đồng nhất với "Linh hồn tối cao".
Hệ tư tưởng triết học Phật Giáo
Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng chất phác, phủ nhận tư tưởng về đấng sáng tạo Brahman, cũng như phủ nhận"Cái tôi" (Atman) và dưa ra quan niệm "Vô ngã" (Anatman) và "Vô thường";
Phạm trù "Vô ngã" bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ nhân duyên nên thành ra "có" (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo thành bởi hai thành phần là thể xác (Rupa - sắc) và tinh thần (Nâma - danh), do sự hợp tan của ngũ uẩn( sắc - thụ - tưởng - hành - thức). Duyên hợp ngũ uẩn thì là ta, duyên tan ngũ uẩn ra thì không còn là ta, là diệt, nhưng không phải là mất đi mà là trở lại với ngũ uẩn. Ngay các yếu tố của ngũ uẩn cũng luôn biến hóa theo luật nhân quả không ngừng nên vạn vật, con người cứ biến hóa vụt mất, vụt còn, không có sự vật riêng biệt tồn tại mãi mãi, không có cái tôi thường định (An - Atman).
Phạm trù "Vô thường" gắn liền với phạm trù "vô ngã". "Vô thường" nghĩa là vũ trụ là vô thủy, vô chung; vạn vật trong thế giới chỉ là dòng biến hóa vô thường, vô định không do một vị thần nào tạo nên cả; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt (hay thành, trụ, hoại, không) và chỉ có sự biến hóa ấy là thường hữu. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong vũ trụ đều bị chi phối bởi luật nhân duyên. Cái nhân (Hetu) nhờ có cái duyên (pratitya) mới sinh ra được mà thành quả (phla). Quả lại do cái duyên mà thành ra nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà thành quả mới...và cứ biến đổi mãi mãi.
Vì không nhận thức được sự biến ảo vô thường đó nên người ta nhầm tưởng là cái tôi tồn tại mãi, cái gì cũng là của ta nên con người cứ khát ái, tham dục, hành động chiếm đoạt nhằm thỏa mãn những ham muốn, dục vọng đó tạo ra những kết quả, gây nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên (sam - sara) tức là mắc vào kiếp luân hồi.
2.3.1.2 Nhận thức luận
Hệ tư tưởng triết học ngoài Phật Giáo
Upanishad phân sự nhận thức của con người thành hai trình độ khác nhau là hạ trí (aparâvidây) và thượng trí (parâvidây). Hạ trí là tri thức phản ánh những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình tướng, danh sắc đa dạng của hiện thực gồm các tri thức khoa học thực nghiệm, các ngành nghệ thuật. Thượng trí là trình độ vượt qua tất cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhận thức một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (aksara), thường hằng, vô hình và là bản chất của tất cả những cái đang tồn tại (Brahman). Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò và công dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần thiết để đưa con người tới hiểu biết thượng trí.
Hệ tư tưởng triết học Phật Giáo
Thừa nhận quan niệm "Luân hồi" và "Nghiệp" trong Upanishad, Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thoát cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana).
Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết "Tứ diệu đế" và " Thập nhị nhân duyên" để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của đạo Phật.
"Tứ diệu đế" là bốn chân lý chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn cao hơn hết, gồm:
+ Khổ đế: Phật giáo coi " đời là bể khổ". Có trăm ngàn nỗi khổ, nhưng có 8 nỗi khổ trầm luân, bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly ( Yêu thương mà phải chia lìa), Oán tăng hội ( Oán ghét nhau mà phải sống với nhau), sở cầu bất đắc ( Cầu mong mà không được), ngũ thụ uẩn ( năm yếu tố vô thường nung nấu làm nên sự đau khổ).
+ Nhân đế (hay Tập đế): Giải thích những nguyên nhân gây nên đau khổ cho chúng sinh. Đó là 12 nguyên nhân ( Thập nhị nhân duyên): 1. Vô minh; 2. Hành; 3. Thức; 4. Danh sắc; 5. Lục nhập; 6. Xúc; 7. Thụ; 8. ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh và 12. Lão, tử. Trong 12 nhân duyên ấy thì Vô minh tức là ngu tối, không sáng suốt là nguyên nhân đầu tiên.
+ Diệt đế: Là lần theo Thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ, tiêu diệt nó và đưa chúng sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt tới cảnh trí Niết bàn.
+ Đạo đế: Chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thoát. Đó là con đường "tu đạo", hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm tám nguyên tắc có thể thâu tóm vào 3 điều phải học tập, rèn luyện là: Giới - Định - Tuệ (tức là: giữ giới luật, thực hành thiền định và khai thông trí tuệ bát nhã).
2.3.1.3 Nhân sinh quan
Tư tưởng triết học ngoài Phật Giáo :
Upanishad bàn tới vấn đề "luân hồi", "nghiệp báo". Vì Atman "linh hồn" tồn tại trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm tưởng rằng "linh hồn" đó khác với "linh hồn vũ trụ" bất tử. Những cảm giác, ham muốn dục vọng và hành động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn đó trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là "nghiệp báo" (Karma). Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thể xác khác, bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là sự "luân hồi" (Samsara), không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản của mình là Brahman được.
Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạt tới đồng nhất với "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối thì con người phải dốc lòng toàn tâm tu luyện hành động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực nghiệm tâm linh, con người mới nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn bất tử mới đồng nhất được với "linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu "siêu thoát" (moksa).
Tư tưởng triết học ngoài Phật Giáo :
Trong giai đoạn đầu, thế giới quan nhân duyên của Phật giáo đã có những yếu tố duy vật và biện chứng tự phát. Về lĩnh vực chính trị - xã hội, đạo Phật là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo chế độ xã hội bất công, đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, nêu lên ước nguyện giải thoát con người khỏi nỗi bi kịch cuộc đời, khuyên người ta sống đạo đức, từ bi bác ái. Đó là những ưu điểm của triết lý Phật giáo. Tuy nhiên trong luận thuyết về nhân sinh và con đường giải thoát, tư tưởng Phật giáo vẫn còn hạn chế, mang nặng tính bi quan, yếm thế về cuộc sống, chủ trương "xuất thế", "siêu thoát" có tính duy tâm, không tưởng về những vấn đề xã hội.
2.3.1.4 Giá trị giáo dục của Phật Giáo :
Mục đích của sự giáo dục không phải để thích ứng chúng ta với hoàn cảnh xã hội mà là để giúp ta chiến đấu chống lại tội ác để xây dựng một xã hội hoàn thiện hơn. Con người phải hoạt động để thay đổi những giá trị và hồi phục tâm linh. Giáo dục là sự sinh trưởng liên tục của con người trong tâm linh, nó là con đường đưa đến thế giới nội tâm. Tất cả vẻ huy hoàng bên ngoài chỉ là sự phản ánh ánh sáng nội tâm. Giáo dục dự liệu sự lựa chọn và kiên trì với những giá trị cao và bảo vệ các giá trị của một xã hội. Trong đó, giáo dục ý thức được bản ngã thật của xã hội, giúp bồi bổ tâm linh và làm cho tinh thần phong phú, giúp phát triển tình thân hữu và tình đồng loại giữa các dân tộc trên thế giới. Phật giáo quan niệm nhân loại, với chúng ta có cùng một phản ứng đối với hạnh phúc và khổ đau và đích đến phải tìm lại sự an tĩnh và thanh thản. “Có một tinh thần mà chúng ta cảm thấy, đó là sự sung sướng không làm ác, cũng không trả thù, nhưng vui vẻ chịu đựng tất cả trong niềm hy vọng cuối cùng sẽ an úy tất cả. Hy vọng ấy vượt lên tất cả sự vui, buồn, thiện, ác. Nó thấy suốt tất cả mọi cám dỗ. Vì nó không dính dấp một chút tội ác nên trong tâm tưởng nó cũng không gây tội ác cho ai. Nếu nó bị phản bội, nó sẵn sàng gánh chịu… Nó sinh ra trong khổ đau và lớn lên không một tình thương, nhưng nó không phàn nàn, mà cũng không thốt lời oán trách trách sự thảm sầu và áp bức. Không bao giờ nó sung sướng nhưng luôn luôn đau khổ vì nó bị giết chết cùng với niềm hoan lạc của thế giới. Tôi thấy nó cô độc và bị bỏ rơi, tôi kết tình đồng loại với những người sống trong những chỗ hoang liêu và tăm tối”.
Tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên nền đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta” rộng lớn của toàn thể vũ trụ vô biên.
Đạo Phật đã ra đời trong một thực tại đa diện, phồn tạp của nền văn minh Ấn Độ, xuất hiện để dung hòa các trào lưu tư tưởng đối nghịch, để san bằng những ngăn cách xã hội giữa các đẳng cấp. Ngay từ khởi thủy tư tưởng giáo dục của triết lý Phật giáo đã mang trong mình những giá trị nhân bản chung toàn nhân loại. Đặc trưng cơ bản nhất đó là tính toàn vũ trụ, toàn diện, tổng hợp. Trong đó lòng Từ bi – Bình đẳng – Vô ngã cùng sự hướng thiện mà đạo Phật muốn giáo dục con người với mục đích “cứu khổ” là quan trọng nhất.
Theo đạo Phật, chính “chấp ngã” đã gây ra cho loài người những cuộc chiến tranh núi xương sông máu, chiến tranh tội ác và bạo lực đã và đang là điều nhức nhối của toàn nhân loại. Trong tình hình này Phật giáo kêu gọi mọi người hãy dứt các việc làm ác mà hãy hành thiện, khuyên con người dang rộng vòng tay ôm vũ trụ vào lòng và đừng bao giờ khép kín tâm tư lại. Hãy phát triển nhân đạo và từ bi quên đi những cái “ta” ích kỷ, nhỏ hẹp. Vì thế tính giáo dục của Phật giáo đã đến với nhân loại với tinh thần khoan dung kêu gọi mọi người nhường cơm xẻ áo, nhìn nhau bằng ánh mắt từ hòa, góp phần hình thành nên đạo đức xã hội, để hòa điệu với cái “ta rộng lớn” của toàn thể vũ trụ vô biên, Đức Phật đã từng dạy: “Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện một khi cá nhân chịu nhường bước”. Đó là mục đích giáo dục con người hoàn thiện cả về tài lẫn đức trong một xã hội văn minh. [11]
Nội dung giáo dục của triết lý Phật giáo chẳng khác gì lời kêu gọi hòa bình - một nhu cầu luôn cần cho mọi người, mọi nhà, và là tài sản quý báu nhất của nhân loại. Đây là giá trị nhân đạo nhất, khác với mọi tôn giáo khác, trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo luôn xuất hiện và thâm nhập vào các dân tộc như sứ giả của hòa bình, an lạc.
Từ đó ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của giáo dục Phật giáo là trình bày sự thật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời để giúp con người có được chính kiến để tạo lập cuộc sống của mình và chuyển đổi hoàn cảnh, để có thể chinh phục và cảm hóa được mọi người xung quanh.
2.3.1.5 Giá trị khoa học của Phật giáo:
Từ 2.500 năm trước, quan niệm của Phật giáo về đời sống và vô ngã, cũng như có khái niệm về vật chất và tin chắc rằng cần phải giải phóng bản thân chúng ta khỏi ngục tù của các phân tử vật chất. Khẳng định giá trị thực tiễn của nhân sinh quan. Phật giáo không phải là tôn giáo thuần tín ngưỡng, mà là tôn giáo của lý trí. Trên lập trường khoa học, có thể soi sáng cho nhân loại trên hành trình tìm chân lý.
Đạo Phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và con người với xã hội. Nhưng trong bất cứ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng hay một sự vật nào cả. “Làm chủ không có nghĩa là nêu cao bản ngã, nuôi dưỡng bản ngã hay độc quyền, độc đoán. Mà làm chủ có nghĩa là tự làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh”.
Để giáo dục, đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân, si cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”,“bát chính đạo”... chứa đựng sự lý đầy thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Đây là động lực nảy sinh mọi điều tốt lành.
2.3.2 Tư tưởng giải thoát
Tư tưởng giải thoát là tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Các trường phái triết học tôn giáo Ấn Độ nói chung tuy muôn màu muôn vẻ với những khuynh hướng khác nhau, nhưng hầu như đều tập trung vào lý giải một vấn đề then chốt nhất, đó là vấn đề bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc nỗi khổ đau của con người và con đường, cách thức giải thoát cho con người khỏi bể trầm luân của cuộc đời. Trong logique triết lý của mình, nhắm đến việc giải thoát luôn là mục đích, nhiệm vụ tối cao của các trường phái triết học tôn giáo Ấn độ. Mỗi một môn phái có những nẻo đường riêng nhưng mục đích vẫn chỉ là một, hay nói cách khác “sự giải thoát là mục đích tối hậu trong Ấn độ giáo và Phật giáo”.
2.3.2.1 Tư tưởng giải thoát trong Ấn độ giáo
Ấn giáo là một tôn giáo truyền thống của Ấn độ mà các tín đồ tuyên xưng sự trung thành của họ với kinh Vệ đà và sự trung thành ấy được diễn dịch thành nhiều giáo phái mà thần Vishnu, Shiva, Durga hoặc các vị thần khác được đồng hóa với nguyên lý thần linh tuyệt đối là Đại ngã, chiếm vị trí thứ nhất trong việc tôn sùng và suy lý. Nền tảng các tín điều chung cho tôn giáo này là một cái nhìn bao hàm về vũ trụ như sự lưu xuất và biểu hiện của một nguyên lý tuyệt đối và vô hình, đó là Brahman – cái đặc biệt nội tại nơi mỗi sinh vật, nguyên lý tối cao và tuyệt đối, căn nguyên vĩnh cửu của mọi thực tại trong vũ trụ. Tất cả những hành vi tương đối khác của kiếp nhân sinh và vạn vật đều nhằm biểu lộ trật tự của Brahman nội tại trong Atman và do những tác dụng của định luật về Nghiệp mà tạo nên những điều kiện hậu lai của những vòng luân hồi có tính cách thưởng phạt. Những vòng luân hồi này giữ cái “thân” làm tù nhân cho sự bất tất của bánh xe định mệnh và ngăn cản nó thực hiện tính đồng nhất theo bản tính với Brahman, tức là chưa đạt đến được sự giác ngộ và thực hiện sự đồng nhất Atman-Brahman, và còn bị ràng buộc trong vòng sinh tử luân hồi bất tận, bị điều động và chi phối bởi nghiệp báo. Nghiệp báo là định luật giam hãm con người trong vòng luân hồi cho tới khi nào con người đạt được chân tri, đạt đến giải thoát, đạt đến trạng thái đồng nhất với thiêng liêng, với tự ngã tuyệt đối và bất diệt.
Nhưng, trạng thái đồng nhất với thiêng liêng được thực hiện như thế nào? Phải chăng đó là cuộc đời bất diệt cùng với Thượng đế trong cõi Phạm Thiên? Phải chăng đó là một sự tan biến hoàn toàn vào trong thiêng liêng vô ngã?
Ấn giáo có các bộ kinh chính là Vedas (Vệ đà), Upanishad (Áo nghĩa thư), Bhagavad Gita (Chí tôn ca), viết bằng tiếng Sanskrit…
Thời Vệ Đà Thiên Thư dân chúng sùng bái cúng tế để cầu xin sự trợ giúp của các thần linh mong cầu sự giải thoát khỏi biển khổ trầm luân của cuộc đời trong kiếp nhân sinh. Nghĩa là cách thức và con đường giải thoát được đề ra trong kinh Vệ Đà là thông qua việc tế tự, tôn thờ và cầu xin sự phù hộ của các đấng thần linh biểu tượng cho sức mạnh của tự nhiên và xã hội.
Qua thời kỳ Áo Nghĩa Thư việc nối kết với đấng thiêng liêng tuyệt đối không chỉ giới hạn trong nghi thức tế tự, mà bao gồm những luận giải triết học cao siêu. Áo Nghĩa Thư là những bộ kinh luận được các giáo sĩ Bà La Môn trước tác nhằm khai triển nền giáo lý Vệ Đà trên phương diện triết học. Trong khi các kinh Vệ Đà chú trọng về nghi thức thờ phụng thì Áo Nghĩa Thư muốn tìm hiểu thêm về tự ngã và tự thể của con người và mối liên hệ của chúng với bản thể tuyệt đối của vũ trụ vạn vật. Nội dung căn bản của Áo Nghĩa Thư cho rằng con người, cũng như mọi chúng sinh đều có một tự thể bất sinh, bất diệt, thường tịch và vô trụ như Bản thể tuyệt đối, thường được gọi là Atman hay Tiểu ngã (một linh hồn bất diệt). Khi tự ngã của con người hay của chúng sinh chưa hoà nhập với Bản thể tuyệt đối (Brahman, đấng Phạm Thiên hay Đại Ngã), thì Tự ngã của con người vẫn còn phải luân hồi trong vòng sinh tử. Họ chủ trương “Brahma-Atman đồng nhất” và con người giải thoát là con người hoà đồng vào bản thể của vũ trụ. Tiểu Ngã hoà đồng với Đại Ngã vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu.
Theo Upanishad thì Thiên đàng hay “nẻo đường của tố phụ” (Patri Yana) chỉ là cõi yên vui có hạn định cho những người lúc sinh thời chăm lo tế tự và làm việc thiện nhưng cốt để hưởng thụ ân phúc ở kiếp này hay kiếp sau, nghĩa là còn hành động chỉ vì kết quả của hành động. Đó là hành động tạo nghiệp, vì hành động tự nó có tính cách ràng buộc, và bất cứ một hành động nào cũng gây ra một phản ứng tương xứng. Hành động công đức có thể đưa con người tới cõi Thiên đàng hưởng phúc, nhưng dù cho tốt đẹp đến đâu những hành động ấy cũng không thể giải thoát con người ra khỏi vòng sinh tử luân hồi để đưa đến cõi bất diệt. Vì thế, sau một thời gian hưởng phúc trên thiên đàng, linh hồn con người lại phải trở về đầu thai nơi trần thế. Vậy chỉ có hành động vô chấp, vô cầu không do dục vọng thúc đẩy, nghĩa là hành động với tính cách vô tư hồn nhiên, không quyến luyến đam mê mới là hành động đưa ta đến cõi bất diệt hay “nẻo đường thần linh” (Deva Yana), là chốn hạnh phúc viên mãn đời đời, chỉ dành riêng cho những người chọn cuộc đời thoát tục và thiền định. Đó chính là cõi bất diệt, là cứu cánh của đời người, là giải thoát thực sự. Nơi đây linh hồn trở nên hợp nhất với Thượng đế, với Đại ngã siêu việt và tự tại, hoàn toàn đoạn tuyệt với khổ não luân hồi. Linh mục Anthony De Mello SJ trong cuốn Cuối cùng ta cũng tự do đã ví hành động vô cầu, vô chấp để đưa đến giải thoát triệt để trong Ấn giáo như người thi bắn súng. Nếu anh chỉ chăm chú vào phần thưởng treo lơ lửng trên đầu đích nhắm thì chính cái phần thưởng ấy sẽ chi phối tâm trí anh và anh sẽ không đủ bình tĩnh để thực hiện công việc trong trạng thái an nhiên tự tại[7].
Upanishad còn nhấn mạnh đến nẻo đường giải thoát qua pháp môn tri thức: “Những người đi tìm chân lý có thể được giác ngộ bằng hai con đường khác nhau: con đường tri thức của những người suy tưởng và con đường hành động vô tư của những người hoạt động”.
Tri thức ở đây là tri thức về Brahman, thực tại tuyệt đối. Shvetashvatara Upanishad nói: “Những ai biết được Ngài (Brahman) sẽ trở thành bất tử”. Tri thức này không phải do giác quan hay suy luận đem lại mà là một tri thức trực giác do công phu thiền định hay thực nghiệm tâm linh. Khả năng của giác quan có những giới hạn rõ rệt, trí tuệ hay tư duy cũng chỉ là những giao động của khối óc, một khoảng vật chất bé nhỏ trong cơ thể. Những cái hữu hạn ấy không thể dùng để đo lường và nhận thức được thực tại tối cao, vô hạn, vô cùng. Katha Upanishad nói: “Atman chẳng thể nhận biết được bởi học vấn, bởi sức mạnh của trí óc”; “Atman không thể nhận biết được bằng giác quan. Tự ngã mở các giác quan ra phía ngoài, bởi thế người ta chỉ trông ra thế giới bên ngoài mà không nhìn về bản ngã. Nhưng có những nhà hiền triết đi tìm đời sống vĩnh cửu đã hướng mắt vào nội tâm và nhận ra chân ngã Atman”. Chỉ có trực giác là một cảm ứng với thiêng liêng, thực hiện sự đồng nhất giữa Atman và Brahman mới là cái biết thực sự, giải thoát con người ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Như thế, cái biết thật sự này còn khác với những tri thức do trí tuệ tư duy và giác quan ở chỗ không có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa năng tri với sở tri. Chính óc phân biệt là nguồn gốc của mọi sự sai lầm, càng ngày càng đẩy xa con người vào vòng luẩn quẩn của những ý niệm lưỡng nguyên đối đãi.
Nói giải thoát vạn vật và chúng sinh, nhưng đúng ra ý tưởng giải thoát chỉ đặt ra với con người có lý trí, có tự do lựa chọn và quyết định khi hành động. Thật vậy, chúng ta không thể kết án và buộc tội thói hung dữ của con sư tử hoặc ca ngợi tính hiền lành của con cừu, vì chúng chỉ ước muốn, quyết định và hành động theo bản năng di truyền và nhu cầu tự nhiên. Chúng không có ý niệm đạo đức và không hành động lừa dối một cách có ý thức. Những hành động của chúng chỉ hoàn toàn theo bản năng và có tính cách máy móc, vô trách nhiệm, do đó không tạo nên những nghiệp quả tốt hay xấu có ảnh hưởng đến vận mệnh tương lai của chúng.
Bhagavad Gita (Chí tôn ca) đề nghị chúng ta ba nẻo đường giải thoát. Đây là một pháp môn linh động và đa diện, nó chỉ dẫn cho con người ba nẻo đường khác nhau nhưng cùng đưa tới một mục đích là giải thoát linh hồn, thực hiện sự hợp nhất với thực tại tối hậu, với Thượng đế. Ba nẻo đường này tùy theo những khuynh hướng hoặc thiên hướng suy tưởng khác nhau, hoặc thiên về tình cảm, hoặc thiên về hoạt động… của mỗi người mà thực hiện phù hợp với mình.
Nẻo đường tri thức. Gita phân biệt hai loại tri thức: Một là do lý trí hướng ngoại tìm hiểu những hiện tượng của đời sống, và một là nhờ trực giác mà đạt được chân lý tối hậu tiềm ẩn đằng sau hiện tượng biểu hiện. Một là do hiểu biết khoa học hay luận lý có tính cách thành phần, một là do hiểu biết thuần túy hay siêu nghiệm có tính cách toàn diện. Một đằng là Thức, một đằng là Trí, hai loại hiểu biết khác nhau về trình độ nhưng không khác nhau về bản chất. Dưới nhãn quan triết lý, những chân lý khoa học hay thuần lý sở dĩ có giá trị tích cực và trở nên cần thiết không phải chỉ vì chúng thỏa mãn được nhiều nhu cầu thực tế của đời sống mà chính vì chúng có công dụng khai mở bức màn tăm tối bao phủ tâm hồn và chuẩn bị cho con người đạt tới tri thức tuyệt đối của tâm linh. Muốn đạt tới chân lý tối hậu, khoa học hay lý trí cần phải được bổ túc bằng một công cuộc thực hiện tâm linh, được thúc đẩy bởi một lòng khát khao hiểu biết tuyệt đối không vụ lợi, không nhằm mục đích gì hơn là giải thoát. Gita khuyên bảo con người “hãy cầu tìm chân lý bằng học hỏi và bằng phụng vụ”: “Gita tin chắc rằng muốn đạt được nhãn quan tâm linh, con người cần phải tìm học cách sống nội tâm và an trụ tâm trí vào thực tại tối cao. Các chướng ngại che lấp chân lý với nhãn giới của chúng ta chẳng phải chỉ là lỗi lầm của trí tuệ mà cũng là của lòng đam mê vị kỷ. Vô trí không phải là sự sai lầm trí tuệ mà là sự mù quáng tâm linh. Muốn phá trừ nó chúng ta cần phải thanh lọc tâm hồn cho khỏi bị vẫn đục bởi thân xác và giác quan, đồng thời khêu gợi thị quan tâm linh là cái quan năng nhìn sự vật ở một khía cạnh mới. Ngọn lửa đam mê và sự xáo động của dục tính cần phải được diệt trừ. Tâm hồn bất định cần phải được ổn định thanh thản như mặt hồ không gợn sóng để có thể phản chiếu minh trí siêu việt như một tấm gương soi”. Nhưng làm thế nào thực hiện minh trí nội tâm? Gita nhắn nhủ con người hãy theo Pháp môn Thiền định Du già, tự rèn luyện tâm hồn theo một trình tự thực nghiệm hay kỹ luật tâm linh, trải qua nhiều trình độ ý thức sáng suốt để sau cùng đạt được tri thức tuyệt đối, tức là cái chìa khóa, cái bí mật của toàn thể đời sống và vũ trụ hiện tượng.
Có thể tóm tắt trình tự thực nghiệm tâm linh vào ba giai đoạn:
1. Thanh lọc tâm hồn, thân xác và giác quan để chuẩn bị cho sự nảy nở của ý thức thiêng liêng.
2. An định tâm trí cho khỏi bị lôi cuốn vào những hoạt động phân tán của tư tưởng và giác quan, do đó có thể an trụ ý thức vào tuyệt đối.
3. Đồng nhất với thực tại tối hậu.
Tựu trung, chỉ với thái độ tuyệt đối hồn nhiên thanh thản, con người mới có thể tiến đến mục đích cuối cùng của con đường giải thoát bằng tri thức.
Nẻo đường sùng tín. Tuy nhiên trong khi nhắc nhở con người cần tìm chân tri hay giải thoát phải có thái độ thản nhiên, vô trụ đối với hết thảy mọi đối tượng ngoại giới hay nội giới, Gita lại khuyến khích con người hãy an trụ tâm hồn vào một đối tượng duy nhất, siêu việt không bị giới hạn trong thế giới hiện tượng. Đối tượng ấy là Thượng đế, Đấng vô sinh, vô thủy, vô chung, nguồn gốc và cứu cánh của vũ trụ và muôn vật. “Kẻ nào biết Ta thì cũng là kẻ thờ phụng Ta”. “Bậc giác ngộ thờ phụng Ta, trụ hết tư tưởng vào Ta, dâng trọn cuộc đời cho Ta và yên vui ở trong Ta”.
Nẻo đường sùng tín là tình yêu, lòng tin cậy và kính phục mà con người đặt vào một vị Thượng đế hữu ngã. “Kẻ nào thờ phụng Ta thì sẽ trở nên bất diệt”. Đây là nẻo đường hiến dâng trọn vẹn cuộc đời cho Thượng đế. Mỗi lời nói, mỗi việc làm đều phải mang ý nghĩa của một hành động phụng vụ và ca ngợi vinh quang của Đấng chí tôn. Thượng đế trong Gita không phải là một thực tại siêu hình của tư duy triết học, Ngài là một Đấng linh thiêng đầy ân sủng và tình thương đối với chúng sinh. Giữa kẻ phụng thờ và Đấng được tôn thờ, có một sự cách biệt rõ rệt nhưng vẫn có một con đường tiếp nối thông cảm, dẫn dắt kẻ lưu đày trở về nguồn an lạc, đó là đức tin. “Nếu Đấng chí tôn hoàn toàn xa lạ với ý thức cá nhân thì Ngài không thể nào là đối tượng của sự thờ phụng, nhưng nếu Ngài hoàn toàn đồng nhất với cá nhân thì cũng không thể có sự thờ phụng được. Ngài có phần đồng nhất mà cũng có phần khác biệt với cá nhân”.
Theo Gita, con người sùng tín sớm muộn gì cũng trở thành người giác ngộ. Khi lòng sùng tín bừng sáng trong tâm hồn con người, Thượng đế vốn ngự sẵn trong tâm hồn con người sẽ khai mở cho con người thấy ánh sáng của tri thức. Khi ấy kẻ sùng tín thực hiện được tính chất siêu việt ở chính mình và trở nên đồng nhất với Thượng đế.
Nẻo đường hành động. Hành động là bản tính của Thượng đế, là định luật chi phối toàn bộ đời sống của toàn thể vũ trụ và muôn loài. Bởi vậy không ai có thể từ bỏ hay từ chối trốn tránh hành động. Cũng như trong Upanishad, Gita cũng đề nghị nẻo đường hành động trong trạng thái vô cầu vô chấp, loại bỏ mọi đam mê quyến luyến như là động lực thúc đẩy, chi phối và chế ước hành động của con người. Vì đó là hành động tạo nghiệp và không thể giải thoát. Tính chất trói buộc của hành động không phải ở chỗ động tác biểu diễn của hành động mà chính cái động lực, cái ý muốn đã gây ra hành động ấy. Nẻo đường hành động răn bảo con người phải đoạn trừ tất cả các ý muốn làm động cơ cho hành động của mình. Nói cách khác, con người phải hành động vì bổn phận tự nhiên chứ không vì lòng trông đợi kết quả hành động. “Ngươi chỉ nên nghĩ đến hành động chứ đừng nghĩ đến kết quả của hành động; đừng để cho những kết quả của hành động lôi cuốn ngươi… Hãy kiên trì làm công việc của ngươi, thản nhiên trước mọi sự thành công hay thất bại, như thế là giải thoát”. “Quả thật con người đã mang tấm hình hài thì không thể nào tránh khỏi hành động. Nhưng kẻ nào biết từ bỏ mọi thành quả của hành động, kẻ ấy được gọi là bậc giải thoát thật sự”. Như vậy chỉ có những hành động vô tư, vô cầu, nghĩa là những hành động phù hợp với Thiên tính hay bổn phận do đẳng cấp, nghề nghiệp và chức phận đã định sẵn, mới là những hành động dẫn đến giải thoát. Mỗi cá nhân, tùy theo cương vị của mình, đều tham dự vào sự sinh hoạt, điều hành của bổn phận; mỗi người thi hành thiên chức của mình tức là biết sống thích hợp với Thiên lý, với lẽ sống của thực tại tuyệt đối. Hiểu như vậy, ta sẽ nhận thấy rằng những trạng thái sinh hoạt của đời sống không còn là những hành động rời rạc hay tương phản mà chính là những hành động hợp tác trong vũ trụ đại hòa điệu.
Giữa kẻ nhập thế hành động vì những mục đích phàm trần và nhà tu hành xuất thế đắm mình trong cảnh hư vô tịch tĩnh, con người lý tưởng trong Gita vượt lên trên cả hai thái độ cực đoan ấy và hành động như Đấng tối cao, điều hòa mọi nhịp sống của thế gian mà không bao giờ bị chúng ràng buộc. Đó là người hành động vô vi, nghĩa là “không tạo nghiệp”, và đó là người có tâm hồn tự do. Krishna dạy: “Kẻ mê muội hành động bị ràng buộc với việc làm, bậc minh trí cũng hành động nhưng không mảy may bị ràng buộc, chỉ cốt để duy trì trật tự thế gian”.
Nẻo đường sùng tín là tối quan trọng vì nó là động lực cần thiết thúc đẩy, hướng dẫn và nâng đỡ con người đạt tới cứu cánh giải thoát. “Những kẻ nào luôn luôn nghĩ đến Ta, hành động mọi việc vì Ta, dốc lòng thờ phụng Ta… kẻ đó tức khắc sẽ được Ta cứu vớt ra khỏi biển trầm luân của cuộc đời tử sinh hệ lụy”[8].
Tri thức, Hành động và Sùng tín, ba nẻo đường cùng dẫn về một đích. Tùy theo căn tính và cơ duyên, con người có thể khuynh hướng và chuyên chú vào một phương diện nào, nhưng đồng thời vẫn không thể đoạn tuyệt với phương diện kia. Ví như ba cạnh trong một tam giác, ta có thể lấy bất cứ cạnh nào làm đáy nhưng không thể bỏ bớt đi một cạnh nào khác được. Để biểu thị triết lý giải thoát theo ba nẻo đường Tri, Hành, Tín cần phải được nối liền chúng bằng cái gạch nối đức tin, tức lòng tin tưởng ở cứu cánh giải thoát.
2.3.2.2 Tư tưởng giải thoát trong Phật giáo
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ VI TCN, ở miền Bắc Ấn độ, phía Nam dãy núi Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn độ và Nêpan bây giờ. Ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bà La Môn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, đồng thời kế thừa những tư tưởng, những yếu tố như Nghiệp báo, Luân hồi… của Bà La Môn, Phật giáo với tư cách là một hệ thống triết lý đạo đức nhân sinh, nhằm mang lại một cuộc sống hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho mỗi chúng sinh hiện hữu trên cuộc đời này, giúp con người đoạn trừ những khổ đau và tìm ra con đường giải thoát khỏi tất cả những khổ đau của cuộc đời[9].
Phật giáo được xây dựng trên cơ sở cuộc đời và tư tưởng triết lý của Thích Ca Mâu Ni với chủ đích giải thoát chúng sinh khỏi bề trầm luân khổ ải của cuộc đời tục lụy bằng sự tu luyện đạo đức, tu luyện trí tuệ, thiền định.
Phật giáo coi vạn vật trong thế giới, kể cả con người, đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện, biến đổi vô thường. Nếu ở Bà La Môn cho vũ trụ vạn vật được tạo ra từ một thực thể siêu nhiên, đó là Brahman – Thượng đế, thì Phật giáo lại khẳng định thế giới về bản chất chỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một vị thần nào sáng tạo ra cả. Vì thế trong thế giới không có vật, không có cái ngã, không có thực thể nào tồn tại thường hằng, vĩnh viễn. Sở dĩ vũ trụ vạn vật biến hóa vô thường chính là do vạn vật trong vũ trụ chịu sự chi phối của luật nhân quả. Cái nhân nhờ có duyên mà trở thành quả, quả lại là nhân mới, nhờ có duyên trợ giúp mà trở thành quả mới… Cứ như vậy, vạn vật trong thế giới cứ sinh hóa biến hiện không ngừng theo quá trình sinh, thành, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không. Quá trình đó có thể diễn ra trong nháy mắt hay trong từng giai đoạn, đó là sự biến hóa vô thường của vạn vật, vạn pháp. Và vì vạn vật vô thường nên “vạn pháp vô ngã”. Nhưng do vô minh và lòng tham dục khiến con người ta cố chấp lấy cái ngã giả dối, sa vào thế giới vật dục, ra sức hành động chiếm đoạt để thỏa mãn những ái dục của mình, gây nên những nỗi khổ triền miên. Bởi vậy phải tu luyện tâm trí theo giới luật để xóa bỏ vô minh, diệt trừ mọi tham dục làm cho tâm trở nên bản nhiên thanh tịnh, hòa nhập vào Niết bàn – một trạng thái tâm hồn tự do tự tại, dứt bỏ hay dập tắt ngọn lửa dục vọng, đoạn trừ được mọi vọng động ưu tư. Niết bàn là thể thanh tịnh, tịch diệt, không vọng động, tuyệt đối, an lạc, vô biên; đó là trạng thái siêu thế, vô sinh, bất hoại, duy nhất, trường cửu hạnh phúc, không tùy thuộc vào nguyên nhân nào[10].
Cũng như Ấn giáo, Phật giáo cũng lấy giải thoát làm tư tưởng chủ đạo trong giáo pháp của mình. Tư tưởng giải thoát của Phật giáo được thể hiện trong triết lý “Tứ diệu đế”, “Thập nhị nhân duyên” và “Bát chính đạo”. Trong đó Khổ đế và Tập đế vạch rõ nguồn gốc nỗi khổ – điểm xuất phát của tư tưởng giải thoát. Diệt đế là mục đích và nhiệm vụ của sự giải thoát. Đạo đế chỉ ra con đường, cách thức giải thoát. Đó là con đường trung đạo, được thực hiện bằng các phương pháp tu luyện trong “Bát chính đạo”, “Ngũ giới” và “Lục độ” khái quát lại thành ba môn học căn bản là: Giới, Định và Tuệ, triết lý Phật giáo gọi là “Tam học”. Đặc trưng của triết lý Phật giáo được tóm gọn trong câu nói của Đức Phật:“Như Lai chỉ dạy một điều là khổ não và sự chấm dứt mọi đau khổ”[11]. “Ví như biển lớn cũng chỉ có một vị mặn… pháp và luật này cũng chỉ có một vị là giải thoát”[12].
Triết lý Thập nhị nhân duyên của Phật giáo đề cập đến vấn đề của vòng sinh tử luân hồi, nguồn gốc của mọi sự đau khổ và nhằm mục đích giúp chúng sinh thoát khỏi phiền não của cuộc sống. Triết lý Thập nhị nhân duyên bắt đầu từ Vô minh. Vô minh như lớp mây mù bao phủ che lấp mọi sự hiểu biết chân chính. Vô minh là không nhận thức được thực tướng của vạn pháp và không thấu triệt được chân bản tính của mình. Từ lớp ảo kiến mịt mù dày đặc của vô minh khiến tâm con người vọng động, ham muốn và hành động để thỏa mãn những ham muốn. Do hành động tạo nghiệp, tức là những lời nói việc làm, thiện hay bất thiện trong kiếp vừa qua mà phát sinh thức. Cứ thế, chuỗi mắt xích của 12 nhân duyên ngang qua các chi danh sắc, lục căn, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh và cuối cùng kết thúc tại tình trạng lão tử tức là già và chết. “Trong 12 nhân duyên, hai chi sinh và lão tử là hai quả vị lai là nguyên nhân trực tiếp của ba chi ái, thủ, hữu gọi là ba nhân của hiện tại. Năm chi thức, danh sắc, lục căn, xúc, thủ là nguyên nhân gián tiếp cho quả vị lai, đồng thời là kết quả về nghiệp của quá khứ, nên gọi là năm quả của hiện tại. Vô minh và hành là hai nhân của quá khứ. Tóm lại, trong 12 nhân duyên, ba thời quá khứ, hiện tại, tương lai trở thành mối quan hệ nhân quả cho nhau gọi là Tam thế lưỡng trùng nhân quả”[13]. Theo triết lý Phật giáo, “do nhân duyên tan hợp, hợp tan vạn vật cứ sinh hóa biến hiện vô thường. Hết thảy thế giới thiên hình, vạn trạng cũng chỉ là hư ảo, không có thực thể, không có bản ngã. Đó là chân lý cho ta biết thực tướng của vạn pháp, chân thể của vũ trụ và chân bản tính của con người. Thấy được điều đó gọi là Chân như, là đạt tới cõi hạnh phúc vô dục, thanh tịnh, an lạc, bất sinh, bất diệt… gọi là Niết bàn”[14]. Con người cũng do nhân duyên kết hợp tạo ra bởi hai thành phần: sinh lý và tâm lý, hình chất và tinh thần hay gọi theo ngôn ngữ nhà Phật là “sắc” và “danh”.
Nhưng do con người không nhận thức được cái biến ảo vô thường, vô định của thế giới mới là chân thực, không nhận thức được cái vô ngã của vạn pháp, nghĩa là không thấy được cái gốc của sự biến hóa vô cùng, vô tận ở vạn vật và chúng sinh là do nhân duyên, nên con người ta lầm tưởng ngộ nhận rằng, cái gì cũng thường định, tồn tại mãi mãi. Cái gì cũng là của ta, do ta, vì vậy, con người cứ khát ái, tham dục dẫn đến hành động chiếm đoạt, tạo ra những quả, gây nên nghiệp báo, mắc vào bể khổ triền miên trong tam giới.
Từ thế giới quan Nhân duyên sinh, triết lý Phật giáo đã vạch ra nguồn gốc nỗi khổ của con người và con đường dẫn đến sự diệt khổ nhằm giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ cuộc đời bằng Tứ diệu đế và Bát chính đạo. Cùng với Thập nhị nhân duyên, đây là tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh căn bản của Phật giáo.
Tứ diệu đế là 4 chân lý cao thượng, chắc chắn, hiển nhiên, gồm:
- Khổ đế. Nhân sinh quan và thế giới quan Phật giáo cho rằng cuộc đời là bể khổ, là thung lũng nước mắt: sinh là khổ, lão là khổ, bệnh là khổ, tử là khổ, ái biệt ly khổ (yêu nhau mà phải xa nhau là khổ), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải chung sống với nhau là khổ), sở cầu bất đắc khổ (cầu mà không được là khổ) và ngũ uẩn thịnh khổ.
- Tập đế. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến những nỗi khổ đau phiền não trong đời người. Theo triết lý Phật giáo, nguyên nhân của những nỗi khổ đau đó là do con người ta có lòng tham lam, sân hận, si mê và tham dục, khát ái. Dục vọng của con người lại có nguyên nhân sâu xa từ sự vô minh, không hiểu được do nhân duyên chi phối khiến vạn vật vạn pháp đều không thường hằng, biến ảo khôn lường mà cứ bám víu, chấp ngã, nên ra sức hành động để chiếm đoạt cái mà chính tâm trí con người phóng chiếu lên trên bức màn vô minh, từ đó sinh ra khổ não muôn kiếp không dứt.
- Diệt đế. Phương pháp diệt trừ nỗi khổ, giải thoát con người khỏi nghiệp chướng, luân hồi. Phật giáo cho rằng chỉ có tận diệt ái dục, xóa bỏ vô minh mới mong thoát khỏi khổ đau, mới mong đạt tới tình trạng Niết bàn. Nhưng Niết bàn, theo Phật giáo, không phải là cõi riêng biệt tồn tại độc lập khách quan với con người, mà nằm chính trong tâm trí con người, ngay trên thế gian này và nhờ vào sự nỗ lực tu luyện nghiêm túc. Trong kinh Pháp cú, Đức Phật dạy: “Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gột rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta. Không ai có thể làm người khác trở nên trong sạch”[15].
- Đạo đế. Là cách thức, con đường để được giải thoát khỏi nỗi khổ. Đây là con đường “trung đạo”, không phải là cách tu luyện khổ hạnh ép xác, cũng không phải là chìm đắm trong dục lạc, thấp hèn, thô bỉ. Con đường để tận diệt vô minh, giải thoát, theo Đức Phật là con đường ở giữa hai thái cực kia, là con đường tu luyện đạo đức theo giới luật, là con đường tu luyện tri thức, trí tuệ bằng “thực nghiệm tâm linh”, “trực giác”.
Và đó là Bát chính đạo[16], gồm:
+ Chính kiến: Nhận thức đúng, nhìn nhận rõ phải trái, không để những điều sai trái che lấp sự sáng suốt của mình.
+ Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn để đạt tới chân lý và giác ngộ.
+ Chính nghiệp: Hành động làm việc đúng đắn, không làm điều gian ác, tàn bạo giả dối.
+ Chính ngữ: Nói những điều đúng đắn, điều phải, điều tốt, không được nói những điều gian dối, điều ác, điều xấu.
+ Chính mệnh: Sống đúng đắn, trung thực, nhân nghĩa, không tham lam, gian tà, vụ lợi.
+ Chính tinh tiến: Nỗ lực, sáng suốt, nâng lên một cách đúng đắn.
+ Chính niệm: Phải luôn tâm niệm và suy nghĩ đến đạo lý chân chính, đến điều tốt, không được nghĩ đến điều xấu xa, bạo ngược.
+ Chính định: Kiên định, tập trung tư tưởng tâm trí vào con đường, đạo lý chân chính, không để bất cứ điều gì làm lay chuyển tâm trí, đạt tới giác ngộ.
Trong tám biện pháp tu luyện để đạt tới giác ngộ và giải thoát thì Chính kiến, Chính tư duy thuộc về môn tu luyện trí tuệ; Chính ngữ, Chính nghiệp và Chính mệnh thuộc về môn tu luyện đạo đức theo giới luật; còn Chính tinh tiến, Chính niệm và Chính địnhthuộc về môn tu thiền định. Phật giáo khái quát ba phương pháp tu tập đó gọi là “Tam học” gồm: giới, định và tuệ. Cùng với Bát chính đạo, Phật giáo còn đưa ra phép tu tổng quát cho tất cả các hạng phật tử, đó là Ngũ giới, tức là 5 điều răn, gồm: cấm sát sinh; cấm làm điều ác, xấu xa, gian dối, phi nghĩa; cấm tà dâm; cấm nói dối, bịa đặt; cấm uống rượu; Và Lục độ, tức là 6 phép tu, gồm: bố thí, tự đem công sức tài trí của cải của mình ra cứu người; trì giới, giữ nghiêm giới luật; nhẫn nhục, sự kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng trong hành động, lời nói, không phục thù…; tinh tiến, sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, học tập tu luyện đạo pháp ngày một tốt hơn; thiền định, sự tập trung cao độ tâm trí vào một chỗ để tâm được an trí; bát nhã là trí tuệ do thiền định phát sinh mà hiểu rõ được thực tướng vạn pháp. Về sau những phương pháp tu luyện của Phật giáo còn được bổ sung khá phong phú, song phương pháp chủ yếu vẫn là Bát chính đạo, Ngũ giới và Lục độ. Trong đó Ngũ giới là phép tu bước đầu của người xuất gia tu hành; Lục độ là phép tu của các bậc tu hành đắc đạo.
Cũng như các môn phái triết học tôn giáo khác của Ấn độ, Phật giáo xuất hiện như một nỗ lực góp phần cải biến con người và xã hội trong chế độ phân biệt đẳng cấp nghiệt ngã của Ấn độ, giáo hóa đạo đức tinh thần con người, răn dạy con người sống từ, bi, hỉ, xả, bác ái…
2.3.2.3 Giá trị tiến bộ trong triết học Ấn Độ cổ trung đại
Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề của triết học. Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan, triết học ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát khá sâu sắc, dã đưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản của triết học nhân loại.
Một xu hướng cơ bản trong triết học Ấn Độ cổ, trung đại là quan tâm giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng "hướng nội", đi tìm cái "Đại ngã" trong cái "Tiểu ngã" của một thực thể cá nhân. Có thể nói, sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của nhiều học thuyết triết học Ấn Độ cổ, trung đại (trừ phái Lokayata), và hầu hết các học thuyết đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến duy tâm hay nhị nguyên. Có thể điều đó là sự phản ánh trạng thái trì trệ của "phương thức sản xuất châu Á" ở Ấn Độ vào tư duy triết học; đến lượt mình, triết học lại trở thành một trong những nguyên nhân của tình trạng trì trệ đó.
2.3.2 Những hạn chế:
Thứ nhất, triết học ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính cách mạng; các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triết học mới. Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội ấn độ cổ đại.
Thứ hai, triết học ấn độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo.
Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở ấn độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo.
2.3.2.1 Những hạn chế của Phật giáo :
Quan điểm về con người trong xã hội: “Hạn chế của Phật giáo chính là ở chỗ không thấy được bản chất xã hội nơi con người”. Theo quan điểm này, Phật giáo có một hạn chế quan trọng chính là không thấy được “con người xã hội”, do đó không chủ trương “cải tạo” bản thân hay cải tạo xã hội.
Phật giáo chỉ thấy con người cá thể, tách khỏi xã hội, không xem xét trên góc độ con người xã hội, chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy con người nói chung mà không thấy con người của giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận đấu tranh trong giai cấp xã hội. Đây là quan điểm duy tâm tách khỏi hiện thực. Phật giáo quá đề cao cái Tâm, đề cao tính hướng thiện, sự tu tập của mỗi con người trong xã hội. Do đó không thấy được nguyên nhân khổ ải của con người, không thấy được sự cần thiết phải chống áp bức, bóc lột, không thấy được tầm quan trọng của đấu tranh giai cấp, không đưa ra được giải pháp thực sự, mà chỉ có thể kêu gọi mọi người sống hòa bình, nhân đạo. Vì thế, quan niệm từ bi, bác ái, hòa hiếu trong một số trường hợp là không thích hợp, là bất lợi cho đấu tranh giai cấp, chống áp bức, bóc lột.
Quan điểm về chính trị:
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ vào đời sống chính trị. Đặc biệt là dưới triều Lý, Trần, các nhà sư trở thành một tầng lớp phong kiến tăng lữ có thế lực trong xã hội.
Tuy nhiên, thực chất Phật giáo vốn không bàn tới lĩnh vực chính trị, mà chỉ có tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng đến chính trị mà thôi. Vì thế, mỗi khi nhà sư bước sang lĩnh vực chính trị - xã hội phải sử dụng các từ ngữ, tư tưởng Nho hay Lão Trang. Nhà sư Viễn Thông cho rằng “Lòng dân là gốc trị loạn”, trong đó “lòng dân” là khái niệm và tư tưởng của nhà nho. Nhà sư Đỗ Phát Nhuận nói: “Nếu dường nối vô vi ngự trị trong triều đình thì nơi nơi sẽ tắt chiến tranh”, trong đó “vô vi” là khái niệm của Lão Trang mặc dù khái niệm đó được giải thích theo quan niệm nhà Phật.
Quan điểm duy vật chất phác và biện chứng tự phát pha lẫn duy tâm thần bí:
Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân quả. Theo Phật giáo, nhân – quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân quả này Phật giáo thường gọi là nhân duyên với một kết quả của nhân duyên nào đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác. Điều này chỉ nói lên chuỗi nhân quả bên ngoài, thể hiện quan điểm duy vật chất phác và biện chứng tự phát.
Quan điểm “vô ngã” cho rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự “giả hợp” do hội đủ nhân duyên nên thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người chẳng qua là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội tụ lại là: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý), và thức (ý thức). Như vậy không có cái gọi là “tôi” (vô ngã). Quan điểm này đã gây ra nhiều sự tranh luận, có những quan điểm trái ngược nhau.
Quan điểm “vô thường” cho rằng vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: sinh - trụ - dị - diệt. Vậy thì “có có” – “không không” luân hồi bất tận. “Thoáng có”, “thoáng không”, cái còn thì chẳng còn, cái mất thì chẳng mất.
CHƯƠNG 3 : ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI ĐẾN SỐNG TINH THẦN CỦA NƯỚC TA
3.1 Ảnh hưởng của triết học Ấn Độ cổ, trung đại đến đời sống tinh thần nước ta
Văn hóa Phật giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa dân tộc, chính vì vậy, việc củng cố và phát huy vài trò của Phật giáo có một ý nghĩa lớn đối với cuộc vận động “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” hiện nay. Vì rằng, đối với tất cả người dân Việt Nam, dù có theo Phật giáo hay không đều ít nhiều hiểu tư tưởng của như triết lý nhà Phật, bởi vì đó là một phần truyền thống của cha ông, sẽ là bất khả nếu muốn nghiên cứu văn hóa Việt Nam mà không nói đến Phật giáo và ngược lại.
Phật giáo còn ảnh hưởng đến các loại hình nghệ thuật nước ta như : nghệ thuật sân khấu cải lương hát bội, chèo, kịch,… Triết lý “nhân quả báo ứng” đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý và nếp sống truyền thống dân tộc và thể hiện tính hướng thiện một cách cao đẹp.
Đạo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn Việt. Nguyễn Trãi (1380-1442), một nhà văn, nhà chính trị, nhà tư tưởng Việt Nam kiệt xuất, Ông đã khéo vận dụng đạo lý từ bi và biến nó thành đường lối chính trị nhân bản đem lại thành công và rất nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Tác phẩm nổi tiếng : Bình Ngô Đại Cáo đã viết “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”…
Hạn chế lớn nhất của Phật giáo đối với tư duy người Việt Nam là quan điểm duy tâm thần bí. Khi gặp một việc mà không tìm được cách giải quyết, ta cầu xin được thần linh phù hộ, độ trì, sinh ra mê tín dị đoan (lên đồng, đốt vàng mã,…) Những tư tưởng ấy vừa phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện trong xã hội những loại người chỉ dựa vào nghề nghiệp ấy mà kiếm sống gây ra một sự bất công trong xã hội. Và một khi tư duy như vậy thì không cần khám phá tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, và hành động. Lâu dần sẽ tạo ra tư tưởng ỷ lại, thụ động.
3.2 Giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của triết học Ấn Độ cổ, trung đại ở nước ta hiện nay
3.2.1 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước
Trước hết sự tồn tại và phát triển của tôn giáo nói chung và phật giá nói riêng ở nước ta hiện nay đã cho thấy nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, vì vậy tôn giáo vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần con người Việt Nam. Để phát huy những ảnh hưởng tích cực của nó theo đúng định hướng của Đảng và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng. Trước hết Nhà nước cần có những quy định và chính sách cụ thể về tôn giáo, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, đưa hoạt động tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng phát triển đúng định hướng của Đảng ta.
3.2.2 Tạo lập môi trường văn hóa xã hội
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đảm bảo nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Đây cũng là điều kiện tốt để phát triển con người một cách toàn diện và phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của những tư tưởng lỗi thời. Khi con người con người được phát triển toàn diện, trình độ được nâng lên trên nền tảng môi trường văn hóa lành mạnh sẽ góp phần xoa bỏ những tập tục mê tín dị đoan.
------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giái trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học), Nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2007.
TS. Phạm Lê Quang (năm 2013), Slide Bài giảng triết học.
PGS. Nguyễn Tài Thư: Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, nhà xuất bản chính trị quốc gia – 1997.
Tắt tóm triết học sử Ấn Độ - Nguyễn Văn Phúc
…uan-triet-hoc-phat-giao-an-do-va-anh.....
…le/6025-triet-hoc-an-do-co-trung-dai.ht...
---------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khiem_tieu_luan_triet_hoc_1544.doc