Tiểu luận Giấc mộng vàng đen của thế giới

Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng dầu mỏ có thể lại tái diễn một lần nữa, hơn lúc nào hết, các quốc gia cần sát lại bên nhau, cùng nhau thảo luận bàn bạc, nhằm đưa ra những lộ trình phù hợp cho sự phát triển kinh tế thế giới – cân bằng với khả năng khai thác dầu mỏ, và khả năng cung ứng của những năng lượng phụ trợ khác Tóm lại, nguy cơ thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong thế kỷ này là rất có thể. Nó đã không còn là vấn đề xa xôi, không phải là vấn đề của thế hệ sau, của thiên niên kỷ sau. Rõ ràng, càng ngày, dầu mỏ càng thể hiện vị tính chất “vàng đen” của mình. Thị trường đã có những phản ứng nhất định, đòi hỏi cấp bách những thay đổi đúng đắn từ thế giới, từng quốc gia, và thậm chí là từng người dân sinh sống trên trái đất này.

pdf13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giấc mộng vàng đen của thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Giấc mộng vàng đen của thế giới Nếu coi thế giới là một con người thì năng lượng chính là nguồn máu của thế giới. Năng lượng với tất cả các dạng thức của mình, tham dự mọi hoạt động sống của thế giới từ sinh hoạt đến sản xuất và hơn thế. Năng lượng cùng tầm quan trọng thiết yếu của mình còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chính sách kinh tế, chính trị của mọi quốc gia trên thế giới. Không có năng lượng, sẽ không có sự phát triển. Không có năng lượng, thế giới sẽ chìm vào bóng đêm. I. Dầu mỏ - Vàng đen bên bờ “tuyệt chủng” 1. Khái niệm a. An ninh năng lượng Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thì các nguồn năng lượng tự nhiên phục vụ sản xuất, đời sống… đóng vai trò tối quan trọng và chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong cơ cấu các nguồn năng lượng được nhân loại sử dụng hiện nay. Trước nguy cơ các nguồn năng lượng tự nhiên có hạn ngày càng cạn kiết trong khi nhu cầu phát triển lại không ngừng tăng lên, vấn đề làm sao để đảm bảo nhu cầu năng lượng để phát triển đối với từng quốc gia nói riêng, của tổng thể nền kinh tế thế giới nói chung và khi đó vấn đề “an ninh năng lượng” đã được nhắc đến như một nhu cầu bức thiết.  An ninh năng lượng đồng nghĩa với việc đảm bảo nguồn cung năng lượng một cách liên tục, không gián đoạn phục vụ cho nhu cầu phát triển của mỗi nền kinh tế và là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới. An ninh năng lượng không chỉ là việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng tự nhiên đang dần cạn kiệt một cách tiết kiệm, hiểu quả mà còn bao hàm cả những hoạt động nghiên cứu phát triển những nguồn năng lượng mới thay thế nhằm duy trì nguồn cung năng lượng trong tương lai. b. An ninh dầu mỏ Với quan điểm an ninh năng lượng như trên, thì an ninh dầu mỏ là các hoạt động nhằm đảm bảo nguồn cung dầu mỏ một cách ổn định, không gián đoạn phục vụ cho nhu cầu sử dụng, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.  An ninh Dầu mỏ là một vấn đề toàn cầu hết sức quan trọng Dầu mỏ là nguồn năng lượng hóa thạch không thể tái tạo (dầu thô, khí gas…) là một trong những nguồn năng lượng tự nhiên được nhân loại sử dụng hiện nay, đây là nguồn năng lượng chủ yếu phục vụ hoạt động phát triển kinh tế, đời sống người. Không đảm bảo được an ninh năng lượng sẽ có thể kích hoạt những hệ quả nghiêm trọng như mất ổn định về kinh tế và xã hội. An ninh dầu mỏ là vấn đề cốt lõi của an ninh năng lượng và là vấn đề có phần phức tạp hơn trong hoạt động chính trị thế giới vì hầu hết các nước đều lệ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp dầu trên thế giới. Do đó, an ninh dầu mỏ phải được xem xét dựa trên chiến lược tổng thể về các mối quan hệ chính trị và kinh tế trên thế giới. Vì tính chất hàng hóa đặc biệt chiến lược của nó, dầu mỏ đã trở thành một loại vũ khí trong các cuộc xung đột về chính trị và ngoại giao quốc tế. Nó là một vấn đề chiến lược lớn lao, có hệ số liên quan đến an ninh quốc gia và quốc tế. 2. Tình trạng khan hiếm Với tốc độ khai thác như hiện nay, trong vòng 3 thập niên tới nguồn dầu lửa dưới lòng đất sẽ không còn nhiều. Theo đó, thế giới sẽ chỉ sản xuất được 39 triệu thùng dầu/ ngày vào năm 2030 thay vì 81 triệu thùng/ ngày như hiện nay. Trong khi đó, Theo tính toán của Tổ chức APEC dự báo vào năm 2030, nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt mức 105,5 triệu thùng/ngày, tăng 40% so với mức hiện tại (dự báo tháng 10/2010). Thậm chí, trong cuốn sách Tại sao thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, dầu và sự cáo chung của toàn cầu hoá, nhà kinh tế học Jeff Rubin khẳng định rằng trữ lượng dầu trên thế giới mỗi năm giảm đi 6,7%, chứ không phải 3,7% như thông tin trước đó. Trong khi chưa có số liệu chính xác về sản lượng dầu dự trữ trên trái đất, có một nhận định được phần lớn các chuyên gia đồng tình, là sản lượng dầu khai thác trên phạm vi toàn cầu sẽ sụt giảm đáng kể sau năm 2035. Theo báo cáo của BP ( công ty dầu khí toàn cầu có trụ sở tại London-Anh), trữ lượng hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đến cuối năm 2040. Trong khi đó, có tới 2/3 trữ lượng dầu mỏ đã được thẩm định hiện nằm ở khu vực Trung Đông song những quốc gia nằm trong “rốn dầu” này lại đang gặp phải nhiều khó khăn. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây nhận định, 5 nước xuất khẩu dầu mỏ Vùng Vịnh chủ chốt gồm Arap Xeut, Kuwait, các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Iran và Iraq cần phải bơm tổng cộng 51,8 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Tuy nhiên đến thời điểm đó, 5 nước này tối đa cũng chỉ bơm được 38 triệu thùng/ngày. Mặc dù có sự trợ giúp từ các quốc gia xuất khẩu dầu lớn của thế giới như Velezuela hoặc Nga, nhu cầu sử dụng thông thường trong vài chục năm nữa cũng vẫn sẽ thiếu hụt trầm trọng. 3. Tầm quan trọng a. Đối với nền kinh tế Nửa cuối thế kỷ XX, thế giới chứng kiến sự bứt phá và chiếm lĩnh vị trí thống soái của dầu mỏ và khí thiên nhiên với nền công nghiệp và dịch vụ xã hội, bỏ xa nhiên liệu hóa thạch truyền thống là than đá. Và cho đến nay dầu mỏ là một trong những nguồn năng lượng quan trọng nhất trong một nền kinh tế.  Dầu lửa được coi là “vàng đen”, chính vì sự ứng dụng rộng rãi trong gần như mọi hoạt động sống của con người. Nó là nguồn nhiên liệu cho hầu hết các phương tiện giao thông vận tải, và các ngành sản xuất khác (ngành công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic)…)  Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu dầu lửa, thì ngành công nghiệp khai thác dầu lửa là xương sống cho cả một nền kinh tế. Nó đóng vai trò là nguồn thu nhập chính cho cả một nền kinh tế quốc gia.  Đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ, mọi ảnh hưởng dù là nhỏ nhất tới lượng cung, làm thay đổi giá dầu đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ngành sản xuất của những nước này. Dầu mỏ, tại các nước nhập khẩu, có thể coi là thứ thuốc bôi trơn cho nền kinh tế phát triển. Một quốc gia muốn duy trì được một nền kinh tế ổn định, và phát triển đều cần phải có một chiến lược năng lượng dầu mỏ một cách hợp lý, một chính sách an ninh năng lượng toàn diện đảm bảo đủ nguồn dầu mỏ cần thiết cung cấp cho cả nền kinh tế. b. Đối với nền chính trị Chưa bao giờ trong lịch sử, dầu mỏ được coi là một công cụ đắc lực trong chính trị quốc tế như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng và tính chất ngày càng khan hiếm của dầu mỏ đã khiến cho nó luôn ở trung tâm của rất nhiều các cuộc tranh cãi, được nhiều nước sử dụng để mặc cả cho những vấn đề chính trị khác. Sức nặng của nó trên bàn đàm phán và sức thu hút mạnh mẽ của nó đối với các nước lớn là thứ luôn được cân nhắc tới.  Đối tượng tranh giành Nhiều bài học nhãn tiền cho thấy, Dầu mỏ chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc xung đột, chiến tranh trên thế giới. Có thể kể đến ở đây một số cuộc chiến vị dầu mỏ như: + Cuộc chiến Iran- Iraq năm 1980. + Cuộc chiến Iraq – Kuwait 1991 hay còn gọi là cuộc chiến Vùng Vịnh: Iraq thôn tính Coet với mục đích độc hưởng “ dầu mỏ trong vùng mỏ dầu” này. + Chiến tranh Iraq 2003. + Cuộc tranh giành quyền sở hữu biển Caspi giữa các nước xung quanh nó như Nga, Cadacxtan, Iran, Adecbaigian, Tuôcmênixtan.. + Sự tranh giành trong đường ống dẫn dầu giữa Nga, Trung quốc… Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tình trạng khan hiếm dầu lửa kèm theo nhu cầu ngày càng tăng của loại hàng hữu hạn này đã lôi kéo mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn vào cuộc chiến vị dầu này. Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của mình, các quốc gia trên thế giới đang vận động mạnh mẽ, tìm mọi cách để đảm bảo, và tăng cường nguồn cung dầu ổn định cho mình.  Lá bài chính trị Cùng với sự tập trung mức độ cao tại khu vực Trung Đông – hay còn được gọi là “rốn dầu thế giới”, và Trung Á – “căn cứ năng lượng của thế giới”, dầu mỏ từ lâu đã trở thành con bài chính trị chiến lược trong việc gây dựng ảnh hưởng, lôi kéo bè phái chính trị, đưa yêu sách… Tính chất này được minh chứng rõ nét nhất qua hành động của các tiểu quốc Ả Rập, khi tham gia “điều đình”, tác động tới các cuộc chiến tại Trung Đông… ~~~> Với tầm quan trọng của mình, Dầu mỏ có thể được coi là một loại hàng hóa đặc biệt nhất, chịu nhiều sự chi phối áp đặt bên ngoài các yếu tố kinh tế, thị trường thông thường trong Thương mại quốc tế. ~~~> Rõ ràng, chính sách phát triển kinh tế, “mưu đồ” chính trị, tầm quan trọng to lớn cũng như mức độ khan hiếm của dầu lửa chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bất ổn định An ninh Dầu mỏ, và là nguy cơ dẫn tới Khủng hoảng loại nguyên liệu vàng đen này II. Bài học từ quá khứ - các cuộc khủng hoảng nổi bật 1. Khủng hoảng dầu mỏ 1973 – 1975 a. Diễn biến Tháng 8 năm 1971, tổng thống tạm nhiệm Nixon tuyên bố “chính sách kinh tế mới”, chính sách tiền tệ đặt trọng tâm vào đồng USD theo “hệ thống Bretton Woods” được thiết lập sau chiến tranh thế giới đã phá sản, nước Mỹ không tiếp tục theo đuổi việc đáp ứng các nghĩa vụ đổi USD thành vàng cho các nước khác. Hậu quả trực tiếp của việc đồng đô la tách rời khỏi vàng là: đô la rớt giá thảm hại, giá hàng công nghiệp tăng vọt. Các nước OPEC, chủ yếu là các nước vùng Vịnh, vốn lệ thuộc vào việc xuất khẩu dầu thô đổi lấy đô la Mỹ để mua những mặt hàng công nghiệp và lương thực cần dùng. “Chính sách kinh tế mới” Nixon tung ra khiến đô la dầu mỏ của họ rớt giá, ngoại trừ việc tăng giá dầu, các nước này không còn đường nào khác. Thêm vào đó, để đáp lại hành động Mỹ, Anh và các nước Tây Âu ủng hộ Israel trong cuộc xung đột với liên quân Ai Cập – Syria, Ngày 17/10/1973: Các quốc gia Ả Rập thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC ( cùng với Ai Cập và Syria) đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ, Anh, Tây Âu và coi đây như một hành động trừng phạt. Bão giá đã xảy ra khi OPEC cắt giảm sản lượng tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Giá qui chiếu với usd giảm, sản lượng giảm khiến đến tháng 10 và tháng 12 năm 1973, 6 thành viên vùng Vịnh của OPEC liên tiếp tuyên bố nâng giá dầu thô, tăng gần 4 lần. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất xảy ra năm 1973 khi giá dầu tăng lên đột ngột từ 20 USD/thùng lên 45-50 USD/thùng. b. Hệ quả Sự kiện này không những khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 với quy mô toàn cầu.  Giá nhiên liệu đã tăng trung bình 86% chỉ trong vòng 1 năm từ 1973 đến 1974  Trong suốt cuộc khủng hoảng, tại Mỹ, GDP giảm 3,2%, tỷ lệ thất nghiệp chạm mức 9%.  Suy thoái và lạm phát lan rộng gây ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu cho tới tận thập niên 1980. 2. Khủng hoảng dầu mỏ 2008 – 2009 a. Diễn biến Năm 2007, giá dầu leo thang tiến gần 100 USD. Trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng, nhiều nước có dự trữ đôla Mỹ lớn và khối OPEC đã phải tính đến khả năng chuyển dần sang sử dụng loại ngoại tệ mạnh khác để tính giá dầu cũng như cắt giảm sản lượng dầu. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USD mỗi thùng. b. Hệ quả Dầu đắt đỏ và nguy cơ cạn kiệt nguồn cung đã làm bùng lên cuộc tranh chấp giữa các cường quốc về chủ quyền đối với những giếng dầu lớn và đáy biển ở Bắc cực cũng như Nam cực. Tại Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm 2007. Sự đổ vỡ lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nền kinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933. III. Thực trạng Cung, Cầu hiện nay – Chính sách của các “đại gia” dầu mỏ 1. Tình trạng Cung a. Bất ổn mang tên Libi – khủng hoảng dầu lửa 2011  Diễn biến Bạo loạn cùng những cuộc biểu tình ở Libi thời gian gần đây đang gây sóng gió trên thị trường nhiên liệu. Hiện tại, các nước châu Âu phụ thuộc khá nhiều vào dầu mỏ đến từ Libi (Hơn 85% lượng xuất khẩu dầu của Libi là sang châu Âu, trong đó hơn 1/3 sang Italy). Thực tế cho thấy, dù Libi chỉ chiếm 2% sản lượng dầu thô toàn cầu và xuất khẩu rất ít dầu sang Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia này vẫn đủ sức đẩy giá dầu thế giới tăng vọt. Sở dĩ tình hình ở Libi có tác động mạnh tới giá dầu quốc tế vì loại dầu thô “ngọt” của nước xuất khẩu dầu lớn thứ tư thế giới này không dễ thay thế trong việc sản xuất xăng, dầu diesel và xăng hàng không, đặc biệt tại những nhà máy lọc dầu ở châu Âu và châu Á vốn không được trang bị để lọc loại dầu “chua” có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), có tới 1 triệu thùng/ngày, tương đương 2/3 sản lượng dầu mỏ của Libi không thể tiếp cận được thị trường do lực lượng nổi dậy tiếp tục làm rối loạn tình hình. Tình hình tiếp tục xấu đi khi chiến sự giữa lực lượng Liên minh (Anh, Pháp, Mỹ, Cananda…) và quân đội của Tổng thống Libi đương nhiệm Gadafi đang đến hồi căng thẳng. Ngày 23/2 tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York đã chạm mức 100 USD/thùng, cao nhất trong 28 tháng. Tại thị trường London, giá dầu thô Brent tăng 5,47 USD/thùng, lên 111,25 USD/thùng, và tiếp tục tăng.  Hệ quả: Các chuyên gia về dầu lửa cho rằng, nếu bất ổn ở Libi còn kéo dài thêm một vài tuần nữa, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu sẽ buộc phải mua dầu thô ngọt từ Algeria và Nigeria, hai nguồn cung cấp dầu ngọt chính của nước Mỹ hiện nay. Điều này có thể đẩy giá xăng tại Mỹ tăng lên mức 3,5 USD/gallon trong thời gian tới, buộc người dân nước này phải cắt giảm chi tiêu. Tính ra, giá xăng tăng thêm 1 xu, thì người tiêu dùng Mỹ lại thiệt hại 1 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, giới chuyên gia còn lo ngại nếu giá dầu giữ ở mức cao trong năm nay, tiến trình phục hồi mong manh của kinh tế toàn cầu sẽ bị cản trở. Ước tính, giá dầu cứ tăng thêm 10 USD/thùng thì tốc độ tăng GDP toàn cầu sẽ bị cắt giảm 0,5 điểm phần trăm trong 2 năm. b. Sản lượng Cung tăng – thị trường chưa hẳn đã xám  Tình hình cung dầu mỏ của Arập Xêút (Saudi Arabia) - Sản lượng Tiểu quốc Ả rập là nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Arập Xêút chiếm 11,6% sản lượng dầu thô của thế giới, và có công suất dự phòng 2,5-3 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 60% công suất dự dự phòng của toàn OPEC. Phát huy mạnh mẽ vai trò của mình - ổn định thị trường dầu mỏ thế giới, như đã hứa trước khi bắt tay vào cuộc chiến tại Libi, thời gian gần đây, Ả rập Xêút đã gia tăng lượng sản xuất, bù đắp phần nào sản lượng của Libi. Nhà phân tích cấp cao Manouchehr Takin, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES) có trụ sở tại London (Anh), cho rằng chỉ riêng Arập Xêút, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hiện dôi dư tới 5 triệu thùng/ngày. Với quy mô và khả năng tăng sản lượng, Arập Xêút có thể gây ảnh hưởng đối với phần còn lại trong OPEC. - Nguy cơ Tuy nhiên, tình hình chưa hẳn đã khả quan. Arập Xêút hiện nay vẫn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bạo động bất ổn chính trị và nhiều cuộc biểu tình gần đây. Việc quốc gia này lấn sâu vào chiến tranh tại Libi có thể khiến tình trạng bất ổn định tại nước này tăng cao, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.  Tình hình cung dầu mỏ của một vài quốc gia khác - Iraq Các nhà phân tích dự đoán sản lượng dầu thô của Iraq, một thành viên được miễn tính hạn ngạch trong OPEC, sẽ tăng từ khoảng 2,5 triệu thùng/ngày hiện nay lên 2,8 triệu thùng ngày trong năm tới, trước khi tăng lên 4,6 triệu thùng/ngày vào năm 2015. - UAE Các chuyên gia của hãng JBC Energy có trụ sở tại Vienna (Áo) dự đoán, công suất dôi dư của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) hiện ở mức 500.000 thùng/ngày, với Kuwait là 350.000 thùng/ngày. - Nigeria, Argentina, Libi, Qatar Nhà phân tích Peter Wells, thuộc hãng tư vấn Neftex Petroleum Consultants (Anh) đưa ra mức công suất dôi dư của mỗi nước chỉ khoảng 150.000-300.000 thùng/ngày mỗi nước  Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC - Sản lượng tăng OPEC cho biết khối này đã gia tăng đáng kể sản lượng dầu thô, với tổng sản lượng của 12 nước thành viên trong tháng 2/2011 đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2008 - Sản lượng dôi dư Bản thân OPEC cho hay họ hiện có công suất dôi dư hơn 6 triệu thùng/ngày. Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới mới công bố, OPEC nói rằng mức này sẽ không thay đổi cho tới năm 2014 2. Tình trạng Cầu a. Tình hình cầu dầu mỏ của Trung Quốc  Thực trạng Cùng với sự phát triển nóng về kinh tế, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Số liệu cho thấy, năm 2010 lượng dầu thô sử dụng thực tế là 439 triệu tấn, tăng 13,1% và đây là lần đầu tiên lượng dầu thô sử dụng thực tế vượt qua mốc 400 triệu tấn, tốc độ tăng lập kỷ lục mới kể từ năm 2005 đến nay. Tổng khối lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc có chiều hướng tăng mạnh. Theo đó cả năm 2010, mức nhập khẩu dầu thô đã lên mức kỉ lục 239,3 triệu tấn, tăng 18% so với năm 2009. Dự báo lượng dầu nhập khẩu trong năm 2011 của Trung Quốc là 5,1 triệu thùng/ngày, tăng 6,3% so với năm 2010 nhằm mục tiêu tăng công suất lọc dầu thêm 20% trong 5 năm tới. Sự tăng vọt trong cầu dầu của nền kinh tế thứ hai thế giới là đòi hỏi mạnh mẽ của sản xuất công, nông nghiệp Trung Quốc đang trong thời kì gặt hái (công xưởng của thế giới, bạn hàng nông sản chính yếu của thế giới – đặc biệt sau thiên tai tại Nhật Bản). Trong đó, lượng xăng tiêu thụ thực tế là 71,58 triệu tấn, tăng 5,1%; lượng dầu diesel tiêu thụ thực tế là 156 triệu tấn, tăng 12%; lượng dầu hỏa tiêu thụ thực tế là 17,56 triệu tấn, tăng 16,7%.  Chính sách Dù sở hữu một lượng dự trữ dầu không nhỏ, tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc nhập 40% lượng dầu thô cần thiết. Về lâu dài, Trung Quốc chủ trương tăng lượng nhập khẩu dầu mỏ nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất tăng cao trong nước, song song với việc bảo tồn, tích trữ nguồn tài nguyên quí giá này. đây là chiến lược đúng đắn khi dự đoán, tới năm 2025 lượng dầu thô Trung Quốc phải nhập khẩu sẽ là 80%, đúng lúc cung dầu trên thị trường bắt đầu đi vào ngõ cụt. Bản thân Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng từng nói: “Nếu chính sách năng lượng của Trung Quốc không được xem xét từ góc độ toàn cầu, nếu không lợi dụng triệt để tài nguyên dầu khí của nước khác, thì đó cũng là chính sách không phù hợp với thực tế”. b. Tình hình cầu dầu mỏ của Mỹ  Thực trạng Nhu cầu dầu mỏ tại Mỹ đã và đang tăng mạnh dưới tác dụng của các chính sách thúc đẩy nền kinh tế sản xuất tại nước này. Theo đó, để vực dậy nền kinh tế yếu ớt sau 2 cuộc khủng hoảng gần như liên tiếp (khủng hoảng ngân hàng 2008 – 2009, khủng hoảng nợ công 2010), Chính phủ Hoa Kì đã liên tục bơm nhiều gói kích cầu trong nước cũng như đưa ra nhiều hỗ trợ cho các công ty sản xuất. Theo Viện Dầu khí Mỹ (API), nhu cầu dầu thô và các sản phẩm dầu của nước này đã tăng 4,4% trong tháng 2 năm nay và là tháng có nhu cầu mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây nhờ kinh tế tăng trưởng thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu. Báo cáo cung cầu hàng tháng của API cũng cho thấy, tổng khối lượng xăng dầu giao hàng trong tháng 2, bao gồm cả xuất khẩu, đạt bình quân 19,691 triệu thùng/ngày, tăng 831.000 thùng/ngày so với cùng tháng năm 2010.  Chính sách Trong một thời gian dài, Mỹ đã là quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, tuy nhiên kể từ đầu thế kỷ 20, Mỹ đã thay đổi chiến lược an ninh năng lượng, chuyển từ sản xuất, xuất khẩu sang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ. Để thực hịên chiến lược này, Mỹ đã thực hiện chính sách kiểm soát đối với khu vực có trữ lượng dầu lớn là vùng vịnh. Ngày nay, Mỹ là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, với quy mô 13,4 triệu thùng/ngày. Dầu thô đáp ứng 40% nhu cầu năng lượng của nước Mỹ. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đẩy mạnh việc phát triển năng lượng thay thế để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng dầu mỏ nhập khẩu cũng như hướng đến sự phát triển bền vững trong vòng ba năm tới. c. Cạnh tranh nguồn nhập khẩu Hiện tại, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ Ả rập lớn nhất, dầu thô Ả rập lại trở thành nhân tố ngày càng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Theo Cục tình báo năng lượng Mỹ (EIA), bất chấp Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để đa dạng hóa nguồn dầu thô, nhưng phần lớn số dầu thô nhập khẩu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đều xuất phát từ Ả rập, mà các tỉnh phía đông phái Shiite – nơi có nguồn năng lượng dồi dào ở Ả rập lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất dầu thô của nước này. Trung Đông cung ứng khoảng 2,9 triệu thùng/ngày cho Trung Quốc, chiếm hơn một nửa tổng số lượng nhập khẩu dầu của Trung Quốc, trong đó lượng cung ứng của Ả rập đạt xấp xỉ 1,1 triệu thùng/ngày. Cùng với vấn đề khan hiếm đang ngày một rõ ràng hơn, những thị trường cung lớn đã sớm trở thành “con mồi” tranh giành cho những đại gia nhập khẩu. IV. Giải pháp 1. Cấp độ quốc gia Trước tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia và các tổ chức liên kết khu vực đã tích cực nghiên cứu, triển khai các giải pháp xử lý cuộc khủng hoảng. Các nhà phân tích cho rằng, các giải pháp gây áp lực buộc OPEC phải tăng sản lượng khai thác dầu để hạ giá dầu chỉ là biện pháp trước mắt chứ không phải là giải pháp gốc. Vì vậy, tất cả các quốc gia đều đi tìm nguồn năng lượng mới, kêu gọi tiết kiệm trong sử dụng xăng dầu, khí đốt, than, điện và giải quyết xung đột ở các điểm nóng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những hạn chế của nó và cần có thời gian cũng như tiền bạc. a. Đa dạng hoá các nguồn cung cấp năng lượng. Thế giới đã và đang tập trung phát triển năng lượng hạt nhân, năng lượng tái sinh và năng lượng sinh học. Tuy nhiên, mỗi một dạng năng lượng này đều có những nhược điểm, thậm chí là rất lớn.  Năng lượng hạt nhân Đến nay đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ (dân số gần 4 tỉ người) có nhà máy điện hạt nhân với 441 tổ máy, công suất đạt 367.197 MW, cung cấp 16,4% sản lượng điện toàn cầu. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tổng thời gian vận hành tích luỹ của các tổ máy điện hạt nhân trên thế giới đạt tới 12.000 năm. Ở nhiều nước, năng lượng điện nguyên tử giữ vai trò chủ chốt trong chiến lược an ninh năng lượng. Ở Pháp, điện nguyên tử cung cấp 80% tổng nhu cầu điện năng quốc gia; ở Hàn Quốc con số này là 46% (tính đến 2005); Nhật Bản và Mỹ: 25%, Nga: 16%… Tuy nhiên, năng lượng hạt nhân có nhược điểm là thiếu sự an toàn (đã xảy ra sự cố xảy ra ở Mỹ, Nga, Nhật Bản), nguy cơ bị chủ nghĩa khủng bố quốc tế đánh cắp, bị lợi dụng sản xuất vũ khí hạt nhân, và không phải quốc gia nào cũng có đủ tài chính và công nghệ để xây dựng và vận hành nhà máy điện nguyên tử.  Năng lượng tái sinh Hiện có ít nhất 45 quốc gia đang sử dụng loại năng lượng này, 60 nước có chương trình quốc gia phát triển năng lượng tái sinh, 19 nước khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng và sưởi ấm. Theo ước tính năm 2010, các nước muốn thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu hoá thạch sẽ nhận được 30% sản lượng điện từ năng lượng tái sinh. Ở một số nước, tỷ lệ này sẽ cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới như Áo (từ 75-80%), Thụy Điển (dự kiến 60%), Lát-vi-a (49%)… Tuy nhiên, năng lược tái sinh có khá nhiều nhược điểm. Ví dụ, nguồn nước trên thế giới ngày một khan hiếm nên không thể phát triển thuỷ điện, các công trình thuỷ điện lớn có thể gây ra những biến đổi về địa chất, gây ra những thảm họa thiên tai khó lường (đập Tam Hiệp của Trung Quốc là một ví dụ điển hình); năng lượng gió và năng lượng mặt trời lại bị phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và chế độ gió, số giờ nắng vốn hết sức thất thường, không phải ở đâu cũng sản xuất được điện từ gió và nắng.  Năng lượng sinh học Các dạng như sản xuất ê-ta-nôn, dầu diezen từ dầu cọ và lương thực. Năng lượng sinh học được xem như một loại “năng lượng xanh” bởi nó ít thải ra khí các-bon-níc gây hiệu ứng nhà kính, hủy hoại môi trường. Tuy nhiên, giải pháp này đang bị các nhà khoa học, bảo vệ môi trường phản đối. Sản xuất diêzen sinh học sẽ cướp đi một diện tích đất canh tác (hiện nay là 14 triệu ha, chiếm 1%, và sẽ là 3,5% vào năm 2030 diện tích đất canh tác của thế giới, bằng cả diện tích Pháp và Tây Ban Nha cộng lại) sẽ làm làm giảm sản lượng lương thực, trong khi thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực. Không thể chấp nhận được tình trạng, trong khi hàng tỉ người trên hành tinh đang ở tình trạng thiếu đói thì hàng triệu tấn lương thực lại được dùng để làm nhiên liệu. Hơn thế nữa, việc phá rừng để trồng cây nguyên liệu (chủ yếu là cọ) sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp về môi trường. Một nghiên cứu được đưa ra trước hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu đã xếp In-đô-nê-xi-a là nước có lượng khí thải các-bon-níc nhiều thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Chính vì vậy mà vào tháng 10 năm 2006, Ủy ban Nghị viện châu Âu kiến nghị Liên minh châu Âu (EU) cấm tất cả nhiên liệu sinh học làm từ dầu cọ. b. Tiết kiệm năng lượng Đây cũng là một giải pháp được các quốc gia ưu tiên, điển hình là ở Nhật Bản. Tuy tiết kiệm là một ưu tiên hàng đầu, nhưng nó không thể làm giảm được nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng của thế giới. 2. Cấp độ thế giới  Tăng cường phối hợp toàn cầu nhằm đảm bảo An ninh Năng lượng. Theo đó, thế giới cần có những cơ chế mới có đủ khả năng áp đặt giá dầu tham chiếu theo mức phù hợp nhất giữa cung và cầu thị trường, tránh tình trạng độc quyền, độc tài năng lượng.  Tiếp tục duy trì và phát huy chủ đề An ninh năng lượng tại các hội nghị, các cuộc họp cấp cao. Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng dầu mỏ có thể lại tái diễn một lần nữa, hơn lúc nào hết, các quốc gia cần sát lại bên nhau, cùng nhau thảo luận bàn bạc, nhằm đưa ra những lộ trình phù hợp cho sự phát triển kinh tế thế giới – cân bằng với khả năng khai thác dầu mỏ, và khả năng cung ứng của những năng lượng phụ trợ khác Tóm lại, nguy cơ thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong thế kỷ này là rất có thể. Nó đã không còn là vấn đề xa xôi, không phải là vấn đề của thế hệ sau, của thiên niên kỷ sau. Rõ ràng, càng ngày, dầu mỏ càng thể hiện vị tính chất “vàng đen” của mình. Thị trường đã có những phản ứng nhất định, đòi hỏi cấp bách những thay đổi đúng đắn từ thế giới, từng quốc gia, và thậm chí là từng người dân sinh sống trên trái đất này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvangden_2247.pdf
Luận văn liên quan