Tiểu luận Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam

Đối với cho vay đồng tài trợ, khâu thẩm định dự án lại có ý nghĩa rất quan trọng vì những dự án cho vay đồng tài trợ thường là những dự án lớn. Với sự tham gia của nhiều ngân hàng trong đầu tư dự án thì sự phân tích thẩm định dự án sẽ được chính xác hơn. Vì có ngân hàng này thông thạo trong thẩm định tài chính nhưng ngân hàng khác lại không, hay ngân hàng này rất giỏi trong thẩm định dự án nhưng phần định giá trị tài sản lại không bằng ngân hàng khác, chính vì thế các ngân hàng có thể bổ s ung kiến thức cho nhau, từ đó có thể đưa ra một giải quyết đầu tư đúng đắn giữa các ngân hàng. Theo khoản 2 điều 8 của Quyết định 286 /2002/QĐ –NHNN ngày 03/04/2002 có quyết định : “Thành viên tham gia đồng tài trợ phải thỏa thuận, thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập hợp đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về tính khả thi của dự án, tạo điều kiện cấp thực hiện cấp tín dụng thuận lợi và đúng quyết định của pháp luật”.

pdf26 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nguyễn Thị Aùi Nhiên 4. Nguyễn Thị Thùy Nhung 5. Phạm Thị Thanh Thúy 6. Lê Thị Ngọc Tú Tháng 6 năm 2009 1 MỞ ĐẦU Hệ thống ngân hàng của một quốc gia được ví như hệ thống thần kinh trung ương với chức năng là một kênh cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay mang lại rất nhiều những cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, để giúp cho nền kinh tế quốc gia đứng vững thì trách nhiệm của hệ thống ngân hàng rất nặng nề, phải huy động và cung ứng được một khối lượng lớn nguồn vốn để phát triển tất cả các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, t hiết bị công nghệ thông tin... Và để thực hiện có hiệu quả trọng trách này, các ngân hàng đã triển khai hàng loạt các phương thức huy động vốn cũng như phương thức cho vay nhằm t ạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, giúp hỗ trợ tài chính cho khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư…. Phương thức cho vay đồng tài trợ là một trong những phương thức cho vay được các ngân hàng triển khai nhằm khắc phục được những hạn chế của các phương thức cho vay khác với điểm nổi bật của phương thức cho vay này là có thể đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng đối với những dự án lớn, giúp ngân hàng phân tán được rủi ro… Tuy phương thức này có những ưu điểm riêng nhưng tỷ trọng cho vay đồng t ài trợ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu dư nợ tại các ngân hàng. Vì vậy nghiên cứu, đánh giá tình hình cho vay đồng tài trợ có một ý nghĩa quan trọng, đó là lý do nhóm 7 chọn đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các N gân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam”. Đề tài của nhóm phân tích thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng cho vay đồng t ài trợ t ại các N gân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cho vay đồng tài trợ Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ 1.1. Khái niệm Đồng tài trợ 1.1.1. Khái niệm: - Tại Khoản 1 Điều 2 Quy định chung của Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có giải thích: “Đồng tài trợ là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống” - Một cách hiểu đơn giản hơn thì đồng t ài trợ là việc có nhiều tổ chức tài chính cùng liên kết để cho vay một khách hàng. 1.1.2. Lý do đồng tài trợ: Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, nền kinh t ế Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ, đầu tư của các doanh nghiệp tăng nhanh, nhiều dự án có nhu cầu vốn lớn và t ất yếu cần đến nguồn vốn tín dụng không chỉ từ một ngân hàng mà có những dự án cần phải có sự hợp vốn cho vay của nhiều ngân hàng do: - Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận t ài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức t ín dụng theo quy định hiện hành; - Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án; - Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng, - Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. - Cho vay đồng tài trợ là cơ hội tạo sự liên kết giữa các ngân hàng, từ đó trao đổi thông tin và học t ập kinh nghiệm lẫn nhau 1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến đồng tài trợ: - Bên đồng tài trợ: là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng cam kết và phối hợp với nhau để thực h iện việc đồng tài trợ đối với bên nhận tài trợ theo quy định tại Quy chế này. 3 - Hợp đồng đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi thành viên trong toàn bộ quá trình đồng tài trợ. - Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa bên đồng tài trợ (nhóm thành viên hoặc từng thành viên) với bên nhận tài trợ trong việc thực hiện quy ền và nghĩa vụ của mỗi bên và mỗi thành viên trong quan hệ cho vay, bảo lãnh để thực hiện dự án đồng tài trợ. 1.2. Các chủ thể liên quan trong hoạt động cho vay đồng tài trợ: Các chủ thể tham gia trong giao dịch cho vay đồng t ài trợ chủ yếu bao gồm: 1.2.1. Bên tài trợ: 1.2.1.1. Tổ chức tín dụng đầu mối (Ngân hàng đầu mối) Là một trong số tổ chức tín dụng t hành viên được các thành viên khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở năng lực của tổ chức tín dụng đó. Quỹ tín dụng nhân dân chỉ được làm tổ chức đầu mối trong trường hợp các tổ chức này hợp vốn với nhau để cho vay và công ty tài chính thuộc Tổng công ty không được làm tổ chức đầu mối đồng t ài trợ. Đây là tổ chức tài chính giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động cho vay đồng tài trợ. Tổ chức tín dụng đầu mối là một tổ chức tài chính lớn, có uy tín, được người đi vay và các tổ chức tài chính khác ủy thác để dàn xếp việc đồng tài trợ. Công việc chính của tổ chức tài chính đầu mối bao gồm:  Đàm phán các điều khoản và các điều kiện về khoản vay với người đi vay (nhằm nhận được sự ủy quyền)  Sửa soạn bảng ghi nhớ thông tin (Information Memorandum)  Marketing khoản vay với các ngân hàng khác  Soạn thảo các bộ hợp đồng có liên quan (Hợp đồng tài trợ, Hợp đồng tín dụng)  Hoàn t hiện các yếu tố pháp lý và tổ chức thực hiện hợp đồng tài trợ  Thực hiện nhiệm vụ khác của tổ chức tài chính quản lý đầu mối 1.2.1.2. Tổ chức tín dụng quản lý Nếu dự án có quy mô vốn quá lớn t hì ngoài tổ chức tín dụng đầu mối nêu trên, còn phải có các tổ chức tín dụng quản lý, tổ chức này giúp tổ chức đầu mối dàn xếp, hợp 4 vốn…trong một giới hạn hẹp hơn theo sự phân công của tổ chức tín dụng đầu mối. 1.2.1.3. Tổ chức tín dụng đại lý (Ngân hàng đại lý) Tổ chức tín dụng đại lý có t hể do một tổ chức tín dụng độc lập cũng có thể do tổ chức tín dụng đầu mối kiêm nhiệm (thông thường là do tổ chức tín dụng đầu mối kiêm nhiệm), có nhiệm vụ: - Tiếp nhận và tập hợp các nguồn vốn đồng t ài trợ từ các tổ chức tín dụng thành viên. - Thực hiện việc giải ngân theo lịch trình quy định t ại Hợp đồng tín dụng - Tổ chức kiểm tra, giám sát khoản vay. - Tính và thu lãi, tính và thu phí, thu nợ gốc và tiến hành phân bổ gốc, lãi, phí cho các tổ chức tín dụng t ham gia phù hợp với tỷ lệ vốn góp của các tổ chức đó. 1.2.1.4. Các tổ chức tín dụng thành viên (Ngân hàng thành viên) Các tổ chức tín dụng thành viên thường là các tổ chức tài chính nhỏ hơn, không có khả năng thực hiện những vai trò như các tổ chức tài chính nói trên. Công việc chính của tổ chức tài chính thành viên là tham gia góp vốn theo thỏa thuận với tổ chức t ài chính dàn xếp, tham gia thẩm định khoản vay, trực t iếp giải ngân (nếu ký hợp đồng t ín dụng riêng lẻ). 1.2.2. Bên nhận tài trợ (Người đi vay) Người đi vay có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức tài chính đầu mối các thông tin tài chính chi tiết để tổ chức này thực hiện vai trò của mình. Những quyền lợi và nghĩa vụ khác của người đi vay cũng tương tự như các loại cho vay khác. 1.2.3. Các loại phí trong cho vay đồng tài trợ Ngoài việc phải chịu lãi vay được tính trên số dư nợ thực tế của khoản vay, người đi vay còn chịu các loại phí như: - Phí đầu mối (Lead Managerment Fee): Phí này thường có đối với các khoản cho vay lớn, có nhiều tổ chức tài chính quản lý. Phí này nhằm trả công cho vai trò tổ chức của tổ chức tài chính đầu mối. - Phí quản lý (Managerment Fee): Phí này thường đươc trả dựa trên đóng góp của từng tổ chức tài chính quản trị đối với khoản vay. - Phí đại lý (A gent Fee): Phí này để thanh toán cho công thực hiện vai trò đại lý của tổ chức tài chính đại lý. - Phí pháp lý (Legal Fee): Là các khoản tiền chi tiêu cho các thủ tục pháp lý mà 5 người đi vay phải hoàn trả cho các tổ chức tài chính đầu mối. - Phí cam kết (Commitment Fee): Là chi phí mà người đi vay phải trả cho số tiền mà mình được vay nhưng chưa sử dụng hết. 1.3. Các hình thức cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) Cho vay đồng tài trợ thường được thực hiện thông qua hai phương thức sau: 1.3.1. Cho vay đồng tài trợ trực ti ếp ( Direct Syndi cated Loan): Phương thức cho vay đồng tài trợ trực tiếp là phương thức nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia cho vay đối với một khách hàng. Tuy nhiên, mỗi tổ chức tín dụng ký hợp đồng cho vay riêng đối với khoản tiền mà họ đồng ý cấp cho khách hàng, trực tiếp giải ngân, trực tiếp thu nợ và tự mình gánh chịu rủi ro. Bảng 1: MÔ HÌNH ĐỒNG TÀI TRỢ TRỰC TIẾP 1.3.2. Cho vay đồng tài trợ gián tiếp (Indi rect Syndicated Loan): Phương thức cho vay đồng t ài trợ gián tiếp là phương thức nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia cho một khách hàng vay thông qua một hợp đồng tín dụng cho vay do tổ chức t ín dụng đầu mối ký kết với khách hàng. Việc tham gia cho vay đồng tài trợ Cho vay Cho vay Cho vay Hợp đồng đồng tài trợ Ngân hàng A Ngân hàng B Ngân hàng C Người đi v ay 6 gián tiếp của các tổ chức tín dụng được quy định trong hợp đồng đồng tài trợ. - Các ngân hàng thành viên góp vốn theo cam kết cho tổ chức tín dụng đầu mối. - Tổ chức tín dụng đầu mối thực hiện giải ngân cho người đi vay theo lịch trình quy định tại Hợp đồng tín dụng. - Tổ chức tín dụng đầu mối kiểm tra giám s át khoản vay tiến hành thu hôì nợ gốc, lãi, phí và phân bổ cho các t ổ chức tín dụng t hành viên. Mọi rủi ro đều được phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ góp vốn của họ. Đây là hình thức được các tổ chức tín dụng áp dụng phổ biến. Bảng 2: MÔ HÌNH CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ GIÁN TIẾP 1.4. Quy trình cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) 1.4.1. Ti ếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng và thẩm định dự án: 1.4.1.1. Tiếp nhận hồ sơ: Tương tự các hình thức cho vay thông thường, khách hàng gởi đến ngân hàng các hồ sơ gồm: - Giấy đề nghị vay vốn - Hồ sơ pháp lý của chủ đầu tư - Hồ sơ tài chính - Hồ sơ dự án - Hồ sơ bảo đảm tiền vay. 1.4.1.2. Thẩm định dự án: Tổ chức t ín dụng đầu mối hoặc đại lý Bên nhận tài trợ Giải ngân Các bên đồng tài trợ Chuy ển vốn 7 Ngân hàng tiến hành thẩm định sơ bộ dự án: - Nếu dự án không hiệu quả, mức độ rủi ro cao, ngân hàng sẽ từ chối cho vay va thông báo bằng văn bản đến khách hàng. - Nếu dự án có hiệu quả , khả thi, ngân hàng thông báo cho khách hàng về việc chấp nhận làm ngân hàng đầu mối, sẵn sàng t ài trợ nếu dàn xếp vốn thành công. 1.4.2. Dàn xếp hợp vốn: Đây là một bước khác biệt so với các quy trình thông thường và là nội dung quan trọng nhất của quy trình, Ngân hàng đầu mối tiến hành dàn xếp hợp vốn với các ngân hàng khác, để hình thành nhóm t ài trợ. Các bước như sau: 14.2.1. Marketing khoản tín dụng hợp vốn - Ngân hàng đầu mối gởi thư mời đến các ngân hàng dự kiến tham gia đồng tài trợ kèm theo báo cáo kết quả thẩm định sơ bộ của dự án với các thông tin cơ bản về dự án.. - Các ngân hàng đồng ý tham gia sẽ có văn bản phản hồi có đăng ký mức vốn cho vay và điều kiện cho vay. - Sau khi nhận được văn bản phản hồi của các ngân hàng đồng ý tham gia tài trợ, Ngân hàng đầu mối sẽ tổng hợp lại và thông báo bằng văn bản cho khách hàng. 14.2.2. Thẩm định chính thức dự án Các ngân hàng sẽ tiến hành thầm định chi tiết hơn dự án, nếu các bên đồng t ài trợ đều nhầt trí các nội dung thẩm định thì thực hiện các bước tiếp theo. 14.2.3. Tổ chức k ý kết các hợp đồng Ngân hàng đầu mối soạn thảo các hợp đồng đồng tài rợ và hợp đồng tín dụng để tiến hành ký kết giữa các bên liên quan. 1.4.3. Thực hiện hơp đồng 1.4.4. Thu nợ, lãi và phí 1.4.5. Thanh lý hơp đồng TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về khái niệm, hình t hức, vai trò của phương thức cho vay đồng tài trợ, các loại phí, các chủ thể tham gia. Có thể thấy cho vay đồng tài trợ ra đời đã khắc phục được những hạn chế của những phương thức cho vay trước đây như cho vay từng lần, hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư… Cho vay đồng tài trợ được áp dụng trong những trường hợp: bêân nhận tài trợ có nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện 8 dự án vượt quá giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của một ngân hàng; khả năng tài chính và nguồn vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cấp tín dụng của dự án; ngân hàng có nhu cầu phân tán rủi ro; bên nhận t ài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều ngân hàng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay đồng tài trợ tại Việt Nam. Phương thức cho vay đồng t ài trợ đã được đề cập đến trong các quyết định về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng. Nhưng chỉ có 3 quyết định của N gân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về việc ban hành quy chế đồng t ài trợ của các tổ chức tín dụng đó là: - Quyết định số 154/1998/QĐ – NHNN14 ngày 29/04/1998 của Thống đốc N gân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng và đã được thay thế bởi quy ết định số 286/2002/QĐ – NHNN ngày 03/04/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay đồng tài trợ của các Tổ chức tín dụng. - Quyết định số 886/2003/QĐ – NHNN ngày 11/8/2003 của Thống đốc N gân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đồng tài trợ của các Tổ chức t ín dụng ban hành theo quy ết định 286/2002/QĐ – NHNN ngày 3/4/2002 của Thống đốc N gân hàng Nhà nước 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Hiện nay các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Nhà nước nói riêng đã triển khai thực hiện cho vay đồng tài trợ. 9 Bảng 2.1: Tình hình cho vay đồng tài trợ tại một số Ngân hàng Thương mại Nhà nước. ĐVT: triệu VND Ngân hàng Tổng giá trị cho vay Tổng giá trị cho vay đồng tài trợ Naêm 2007 Naêm 2008 % thay ñoåi Naêm 2007 Naêm 2008 % thay ñoåi VCB 96.533.658 111.642.785 15.65% 7.046.957 9.043.066 28,33% BIDV 31.983.554 160.982.520 21,97% 16.036.002 20.670.156 28,90% AGRIBANK 102.191.000 119.348.000 20,66% 10.321.291 13.366.976 32,17% VIETINBANK 244.087.824 294.523.098 16,79% 15.865.709 20.970.045 29,51% 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK Dư nợ cho vay đồng tài trợ của các NHTM NN qua các năm 2007 và 2008 2007 2008 100% 7.30% 100% 12.15% 100% 8.97% 100% 11.20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK Tỷ trọng đồng tài trợ so với tổng dư nợ ở các NHTM NN năm 2007 Tổng dư nợ Đồng tài trợ 10 100% 8.10% 100% 12.84% 100% 9.34% 100% 10.10% 0% 20% 40% 60% 80% 100% VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK Tỷ trọng đồng tài trợ so với tổng dư nợ tại các NHTT NN năm 2008 Tổng dư nợ Đồng tài trợ Biểu đồ 2.1 : Tỷ lệ cho vay đồng tài trợ so với doanh số cho vay thay đổi qua các năm tại một số Ngân hàng Thương mại Nhà nước 7.30% 8.10% 12.15% 12.84% 8.97% 9.34% 11.20% 10.10% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% VIETCOMBANK BIDV AGRIBANK VIETINBANK 2007 2008 Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy tổng giá trị cho vay khách hàng của các ngân hàng thương mại Nhà nước qua các năm đều tăng lên, đồng t hời tổng giá trị cho vay đồng tài trợ cũng tăng lên tương ứng. Các ngân hàng thương mại Nhà nước đã cho vay đồng tài trợ với t ổng giá trị cho vay là 49 nghìn tỷ đồng trong năm 2007 và t ăng lên khoảng 64 nghìn tỷ đồng trong năm 2008, tỷ lệ tăng gần 30%. Đây là một tỷ lệ tăng rất đáng kể trong t ình hình nền kinh t ế có nhiều biến động khó khăn trong năm 2008 với sự phá sản của nhiều t ập đoàn tài chính lớn trên thế giới. Qua bảng số liệu thấy được N gân hàng Công t hương và N gân hàng Đầu tư và Phát triển có tổng giá trị cho vay đồng tài trợ nhiều nhất trong khối các ngân hàng thương mại Nhà nước và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị cho vay. Nhìn vào biểu đồ 2.1 t a thấy được tỷ trọng cụ thể đó. Năm 2008, tỷ trọng cho 11 vay đồng t ài trợ trong tổng giá trị cho vay của ngân hàng BID V là 12,84%, của Vietinbank là 11,20%. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn chưa thực sự cao trong điều kiện phát triển kinh t ế hiện nay với những dự án đầu tư lớn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các dự án ngân hàng tham gia đồng t ài trợ thườngï là những dự án trung dài hạn: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư máy móc thiết bị và phục vụ cho việc di dời nhà máy,...Một số dự án cho vay đồng tài trợ tiêu biểu như: - Dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn La. Dự án với tổng vốn đầu tư 36.933 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay thi công), khoản vay các ngân hàng thương mại trong nước là 17.500 tỷ đồng trong đó Vietcombank tài trợ 6.000 tỷ đồng; Incombank 5.000 tỷ đồng; VBARD 3.500 tỷ đồng và BIDV 3.000 tỷ đồng. N gân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam làm đầu mối giải ngân. - Dự án Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong do Công ty liên doanh TNHH Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong làm chủ đầu tư. Tổng giá trị đầu tư dự án là 125 triệu USD. 4 ngân hàng thương mại tài trợ tổng số tiền là 77,5 triệu USD, trong đó Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) tài trợ lớn nhất số tiền l à 29 triệu USD, còn lại là các ngân hàng: Sacombank, MB và PG Bank. Hợp đồng tín dụng này chiếm gần 70% tổng giá trị đầu tư và có thời hạn vay là 10 năm, thời gian ân hạn là 2 năm. PG bank làm N gân hàng đầu mối. - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (A gribank) đã trở thành ngân hàng đầu mối của bốn ngân hàng thương mại: A gribank, BID V, Viet combank, GP.Bank khi đồng tài trợ khoản tín dụng trị giá 2.601 tỷ đồng với mức tín dụng cung cấp lớn nhất là 1.461 tỷ đồng cho dự án thủy điện Bản Chát do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, thời hạn cho vay 13 năm. - Ngày 12/05/2009, tại Hà Nội, BIDV với vai trò là đầu mối đã phối hợp với các ngân hàng: Agribank, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) và Công ty Tài chính cổ phần điện lực (EVNfc) đã ký hợp đồng đồng tài trợ Dự án Thuỷ điện Huội Quảng. Tổng vốn đầu tư của dự án là 11.773 tỷ đồng trong đó,vốn vay các ngân hàng thương mại là 4.000 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm ngân hàng đầu mối thu xếp vốn. Trong đó, mức cho vay của BIDV vào dự án là 2.950 tỷ đồng, chiếm trên 73% tổng mức vốn vay thương mại trong nước. Cho vay đồng t ài trợ không những đóng góp kết quả không nhỏ đối với nền kinh tế mà còn mang lại nhiều kết quả cho ngân hàng như: nhờ thực hiện cho vay đồng t ài trợ, 12 ngân hàng có thể cấp tín dụng cho những dự án lớn mà khả năng tài chính và nguồn vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, giúp tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Không những t hế cho vay đồng t ài trợ còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro vì ngân hàng cùng thẩm định cho vay một dự án thì quá trình thẩm định sẽ được chặt chẽ, hiệu quả hơn. M ỗi ngân hàng có thế mạnh riêng sẽ bổ sung cho nhau trong quá trình thẩm định. Việc kiểm soát trực tiếp cho vay sẽ được một ngân hàng thực hiện nhưng vẫn có sự giám sát của các ngân hàng còn lại. Việc thu nợ sẽ tập trung vào ngân hàng đầu mối do đó sẽ dễ kiểm soát tránh t ình trạng tranh t hu. Đồng thời tránh được rủi ro đạo đức từ phía ngân hàng và khách hàng do có sự kiểm tra chéo giữa các ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra thi nhiều ngân hàng cùng gánh chịu, không còn một ngân hàng gánh chịu rủi ro nữa. Ngoài ra, cho vay đồng tài trợ giúp ngân hàng thiết lập được mối quan hệ với các nhóm ngân hàng lớn. Nếu ngân hàng được chọn làm ngân hàng đầu mối làm tốt vai trò đầu mối của mình thì ngân hàng sẽ xây dựng được một hình ảnh ngân hàng lớn với các ngân hàng khác và với khách hàng cho các nhu cầu vay trong tương lai. N goài ra ngân hàng đầu mối sẽ cung cấp được các dịch vụ tài chính như tiền gửi, thanh toán thẻ, bán ngoại t ệ, thanh toán xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác. Không những mang lại những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, cho ngân hàng, cho vay đồng tài trợ đã mang lại những kết quả cho người đi vay. Cái lợi lớn nhất đối với người đi vay là giúp đáp ứng được vốn tín dụng đối với những khoản vay lớn. Thông qua cho vay đồng tài trợ khách hàng được tiếp cận nhiều ngân hàng, mở rộng mối quan hệ với ngân hàng, gia tăng hình ảnh của khách hàng trên thị trường tài chính. Mặc dù cho vay đồng tài trợ được thực hiện từ hai tổ chức tín dụng trở lên nhưng khi vay khách hàng chỉ cần làm hồ sơ, thủ tục vay vốn với N gân hàng đầu mối vì vậy không gặp rắc rối về thủ tục nhiều như trường hợp đến nhiều ngân hàng xin vay để tài trợ cho dự án. Ngoài ra khách hàng còn nhận được sự cung cấp các tiện ích từ các dịch vụ mà các Ngân hàng cho vay đồng t ài trợ thực hiện. Đơn cử như khách hàng được Ngân hàng đầu mối cung cấp dịch vụ thanh toán, bán ngoại t ệ, tiền gửi… đây chính là lợi ích tương hỗ mà ngân hàng và khách hàng nhận được qua phương thức cho vay đồng tài trợ. 2.3. Những tồn tại trong hoạt động cho vay đồng tài trợ tại các Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Cho vay đồng tài trợ với những ưu điểm riêng biệt của mình đem lại một số kết 13 quả đáng ghi nhận, giúp cung ứng nguồn vốn đến các tổ chức k inh tế một cách có hiệu quả và đa dạng. Tuy nhiên, điểm qua hoạt động cho vay đồng tài trợ của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước đối với nền kinh tế, đối với bản thân các N gân hàng và khách hàng thì cho vay đồng tài trợ còn có không ít những tồn tại : - Mặc dù hình thức cho vay đồng tài trợ được các Ngân hàng thương mại nhà nước áp dụng cho dự án lẫn phương án sản xuất kinh doanh nhưng đa số những dự án cho vay đồng tài trợ hiện nay được các N gân hàng thực hiện cho vay là những dự án đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng… do đó thời gian cho vay thường là trung và dài hạn. Rất khó để áp dụng hình thức cho vay đồng tài trợ này để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh do: thường những khoản vay này có thời gian cho vay ngắn trong khi thời gian thẩm định cho vay đồng tài trợ thường kéo dài và phát sinh thêm một số chi phí. Bên cạnh đó, một trong những nguy ên nhân mà các ngân hàng ít cho vay đồng tài trợ đối với phương án sản xuất kinh doanh do mức vốn vay thường thấp nằm trong khả năng của các ngân hàng. - Những dự án cho vay đồng tài trợ giữa các Ngân hàng thương mại với Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị TP.HCM hoặc Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì việc áp dụng mức lãi suất cho vay khác nhau của các tổ chức tín dụng này cũng là một trở ngại. Lãi suất cho vay của các N gân hàng t hương mại thường cao hơn. Điều này sẽ có ảnh hưởng khác nhau cho việc t hẩm định hiệu quả của dự án. + Hiện nay lãi suất cho vay của Quỹ Đầu tư Phát triển đô thị TP. HCM được tính bằng mức lãi suất tiết kiệm huy động 12 tháng bình quân của 4 N gân hàng Thương mại Nhà nước trên địa bàn Thành phố cộng thêm phí quản lý từ 1% đến 2%/năm. + Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 1% /năm và lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay vốn. M ức lãi suất do Bộ Tài chính công bố. Hiện nay lãi suất áp dụng là 6,9%/ năm. - Theo quy định tại M ục 2 Điều 8 Quyết định 286/2002/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 3/4/2002 về việc “Ban hành quy chế đồng t ài trợ của các Tổ chức tín dụng” : thành viên tham gia đồng tài trợ phải thỏa thuận thống nhất phương thức thẩm định, có thể thành lập Hội đồng thẩm định (thành viên từ các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ) hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự 14 thống nhất giữa các thành viên về tính khả thi của dự án, tạo điều kiện thực hiện cấp tín dụng thuận lợi và đúng quy định của pháp luật. Trong t hực tế các tổ chức tín dụng thường chỉ phối hợp với nhau để thẩm định về tài sản đảm bảo, còn về thẩm định phương án, dự án vay vốn thì độc lập. Bên cạnh đó, một số tổ chức tín dụng chỉ xem xét kỹ về mặt tài sản đảm bảo là chính, còn về dự án thì thẩm định sơ sài, có sự ỷ lại vào tổ chức tín dụng đầu mối. Chính vì vậy dễ phát sinh tiêu cực đạo đức trong khâu thẩm định cũng như sự chủ quan chỉ dựa vào kết quả của tổ chức t ín dụng đầu mối. Do đó khi có rủi ro xảy ra, các tổ chức tín dụng thành viên thường đổ lỗi cho t ổ chức tín dụng đầu mối. Trong quy ết định 286/2002/QĐ – NHNN không quy định rõ vai trò trách nhiệm của các bên tham gia trong việc thẩm định và trong thực tế phần vai trò trách nhiệm của các bên cũng không làm rõ. Điều này dễ dẫn đến sự tranh cãi với nhau trong việc đàm phán cho vay đồng tài trợ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hoặc khi phát sinh tranh chấp cần phải xử lý như: + Tổ chức t ín dụng đầu mối phải thực hiện công việc kiện tụng, xử lý tài sản tốn nhiều chi phí và công sức. Trong khi chưa có quy định về khoản chi phí này. + Việc không thống nhất ý kiến giữa các tổ chức tín dụng đầu mối và các tổ chức tín dụng thành viên hoặc không thống nhất về việc gia hạn nợ, giảm lãi, giảm phí… - Trong Mục 4 Điều 2 Quyết định 286/2002/QĐ – NHNN quy định: Tổ chức tín dụng đầu mối đồng t ài trợ là một trong số tổ chức tín dụng thành viên được các thành viên khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc thực hiện tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở năng lực của tổ chức tín dụng đó”. Nhưng thực tế thường t hì tổ chức tín dụng đầu mối không do các thành viên đồng tài trợ thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm mà là các tổ chức tín dụng có mức vốn cho vay nhiều hơn hoặc tổ chức tín dụng tiếp cận dự án đầu tiên sau đó kêu gọi các tổ chức tín dụng khác cùng t ham gia cho vay đồng tài trợ thì tổ chức t ín dụng đó thường làm t ổ chức tín dụng đầu mối mặc dù có thể phần vốn đầu tư không cao. - Các N gân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay thường áp dụng hình thức cho vay đồng tài trợ gián tiếp (nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia cho một khách hàng nhưng chỉ thông qua một hợp đồng cho vay được ký kết với người đi vay) mà chưa áp dụng nhiều hình thức cho vay đồng tài trợ trực tiếp (nhiều tổ chức tín dụng cùng tham gia cho vay đối với một người đi vay. Song mỗi tổ chức tín dụng có một hợp đồng cho vay riêng đối với khoản tiền mà họ cấp ra cho người đi vay). 15 Thực tế hình thức cho vay đồng tài trợ trực tiếp này chưa được thực hiện theo như quy chế được N gân hàng Nhà nước ban hành mà chỉ có một số dự án phát s inh phương thức cho vay gần giống như phương thức này. Ví dụ như việc cho vay giữa N gân hàng Ngoại thương Chi nhánh TP. HCM và Sở Giao dịch II – Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Hai bên cùng cho vay một dự án, cùng sử dụng một tài sản hình thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm nhưng việc t hẩm định dự án là độc lập, hợp đồng tín dụng các bên độc lập nhau, việc giải ngân vốn vay và thu hồi nợ vay cũng hoàn toàn độc lập. Bên cạnh đó, các bên ký Biên bản thỏa thuận quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay, hạng mục giải ngân vốn vay của các bên, tỷ lệ giải ngân vốn vay, vốn tự có, tỷ lệ nhận t ài sản bảo đảm... - Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước thường tiến hành tham gia đồng tài trợ lẫn nhau mà chưa mạnh dạn cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín dụng nước ngoài vì: + Tổ chức tín dụng trong nước làm đầu mối: ngoài việc trình độ ngoại ngữ hạn chế, việc t huê Luật sư để tư vấn soạn thảo hợp đồng t ín dụng, hợp đồng đồng tài trợ… thật sự nan giải. + Tổ chức tín dụng nước ngoài làm đầu mối: với các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đồng tài trợ chi tiết cụ thể (chi phí Luật sư cao), các tổ chức tín dụng trong nước rất hạn chế về điều luật quy định, về việc không lường trước phát sinh trong tương lai. - Về các loại phí: đối với các doanh nghiệp nước ngoài có thể áp dụng được các loại phí theo thông lệ quốc t ế. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa quen với các loại phí từ hoạt động cho vay đồng tài trợ, ngay cả phí thu xếp tổ chức tín dụng đầu mối cũng không được hưởng. Điều này cũng gây khó khăn cho tổ chức tín dụng đầu mối không ít (tổ chức tín dụng đầu mối phải bỏ ra một số chi phí phục vụ cao). - Quy trình quy định về nguyên tắc thẩm định trong cho vay đồng tài trợ theo khoản 2 điều 8 quyết định 286/2002/QĐ – NHNN ngày 3/4/2002 phải trải qua nhiều bước phức t ạp. Từ khâu đơn vị đầu mối thẩm định sơ bộ dự án nếu thấy khả thi và cần đồng tài trợ thì dự kiến các t ổ chức tín dụng tham gia và gửi thư mời cho từng tổ chức. Kế đến các tổ chức tín dụng được thư mời sẽ căn cứ các tài liệu thẩm định ban đầu được gửi kèm theo lời mời để xem xét tính khả thi của dự án và đối chiếu với khả năng tài chính của mình để quyết định có tham gia hay không và trả lời đề nghị của bên mời bằng văn bản chính thức. Sau đó các bên phải họp thống nhất việc thẩm định dự án đồng tài trợ và các nội dung đồng tài trợ như về hình thức đồng t ài trợ, về phí đồng tài trợ, về phân bổ 16 nguồn vốn, lãi suất cho vay dự án… Thủ tục nêu trên còn chứa đựng những bất cập như: một mặt nó mất nhiều thời gian, làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. Mặt khác có một số nội dung mà các ngân hàng thành viên thường tranh cãi, khó thống nhất với nhau về lãi suất của dự án hoặc nguồn vốn cung ứng. Hơn nữa các N gân hàng Thương mại cũng không mặn mà với hoạt động này vì doanh số cho vay m ặc dù đã được chia ra cho nhiều ngân hàng nhưng vẫn là một khối lượng lớn mà các thành viên khi cam kết phải luôn sẵn có để giải ngân theo kế hoạch của ngân hàng đầu mối khiến họ bị động với số tiền này, không sử dụng linh hoạt được. - Thời gian giải ngân phụ thuộc một phần vào thời gian chuyển tiền của các ngân hàng thành viên. Điều này dẫn đến việc đôi lúc các N gân hàng đóng vai trò là ngân hàng đầu mối sẽ có thể bị động khi buộc phải huy động và ứng trước nguồn vốn của mình để giải ngân kịp tiến độ và quy định tại Hợp đồng tín dụng với khách hàng. Dù việc các Ngân hàng tham gia đồng tài trợ phải chịu lãi suất quá hạn khi chuyển tiền chậm trễ. - Việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay chủ yếu được giao cho Ngân hàng đầu mối nếu không có quy định về việc thành lập Tổ kiểm tra gồm tất cả các ngân hàng tham gia. Điều này dẫn đến việc kiểm tra đôi lúc phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của Ngân hàng đầu mối. - Thời gian vay vốn kéo dài nên mức độ rủi ro tín dụng cao. Với tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động trong giai đoạn hiện nay, việc phải điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo thị trường cũng khiến các Ngân hàng thương mại mất nhiều thời gian cho việc đàm phán lại mức lãi suất cho vay vốn. - Các tổ chức tín dụng chưa có mối liên hệ chặt chẽ và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động tín dụng. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại thường chỉ có mối liên hệ với Ngân hàng Nhà nước cùng cấp và liên hệ ngân hàng theo ngành dọc trong cùng hệ thống, còn mối liên hệ giữa các N gân hàng với nhau hầu như không có. Chính vì vậy mà các tổ chức tín dụng chưa k ịp thời thông báo cho nhau những thông tin cần thiết về khách hàng để tránh rủi ro trong toàn ngành. N goài ra sự thiếu phối hợp này khiến cho phương thức cho vay đồng tài trợ cũng khó triển khai. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong xu thế hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng nói chung, Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng, phương thức cho vay đồng tài trợ ra đời với cơ sở pháp lý là Quyết định 286/2002/QĐ – NHNN ngày 3/4/2002 đã có những đóng góp rất quan trọng trong 17 quá trình phát triển kinh tế đất nước. Quá trình thực h iện phương thức cho vay đồng tài trợ ở nước ta đã thu được những kết quả khả quan: cung ứng một khối lượng vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho những dự án lớn góp phần phát triển kinh t ế; cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích cho khách hàng từ đó có thêm thu nhập; giúp ngươì đi vay có thể vay được những khoản tín dụng lớn… Bên cạnh những kết quả đạt được trên, cho vay đồng tài trợ còn tồn tại những hạn chế như: đối tượng cho vay chưa mở rộng chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản, mức lãi suất cho vay còn thấp, quy trình thẩm định còn có bất cập… CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỒNG TÀI TRỢ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 3.1. Các kiến nghị 3.1.1. Đối với Nhà nước - Cho vay đồng tài trợ thực chất cũng giống như các h ình thức cho vay khác và vẫn phải thực h iện theo các quy định hiện hành về quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay, sử 18 dụng vốn vay đúng mục đích. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực này hiện nay đã được hoàn thiện hơn rất nhiều tuy nhiên khi ban hành các văn bản bổ sung, sửa đổi thay thế cần chú ý đến sự thống nhất giữa các văn bản cũng như tính kế thừa của chúng. Các văn bản khi được thay thế thường quy định bãi bỏ các văn bản trước nhưng thực chất khi thực hiện vẫn phải tham chiếu các điều khoản của văn bản cũ, gây ra một sự bất cập trong việc vận dụng. Khi bãi bỏ hoàn toàn quy định trước, nên ban hành một văn bản với đầy đủ các nội dung và tránh tham chiếu điều khoản của văn bản đã được thay thế. - Chính phủ và các Bộ ngành nên tiếp tục cải cách thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm với những quy định công khai, cụ thể hơn nữa do với các nội dung trong văn bản hướng dẫn như hiện nay việc công chứng, đăng ký thế chấp sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chủ quan của người thực hiện, cơ quan thực hiện. Cụ thể như: + Đối với những dự án thực h iện cho vay đồng tài trợ, mức vốn vay thường rất lớn, chủ đầu tư khó có thể dùng tài sản thế chấp khác đảm bảo cho khoản vay mà thường là thế chấp, cầm cố tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành từ vốn vay). Tuy nhiên, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là một hình thức còn khá mới mẻ, việc công chứng các hợp đồng này đôi lúc còn phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của các công chứng viên. + Đối với các dự án có tài sản gắn liền với đất, theo quy định t ại Khoản d, Điểm 1, Điều 35 Luật công chứng 2006, để thực hiện công chứng phải nộp bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quy ền sử dụng, tuy nhiên, đối với một số dự án khi triển khai thực hiện chỉ mới có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền do đó chưa thể công chứng và đăng ký thế chấp được, mặc dù Bộ tư pháp đã có công văn số 2057/BTP-HCTP ngày 09/5/2007 có hướng dẫn “Trong trường hợp tài sản hình thành trong tương lai là đất, t ài sản gắn liền với đất thì tuỳ trường hợp cụ thể mà Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng có thể là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nhưng cũng có thể là hợp đồng góp vốn, quyết định giao thuê đất... Các Phòng công chứng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể để chứng nhận các hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người dân và doanh nghiệp”. + Việc công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo là quyền sử dụng đất và tài sản 19 gắn liền với đất mặc dù có quy định về thời gian thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền nhưng thực tế từ khi nhận hồ sơ đăng ký đến lúc hoàn thành việc đăng ký thường kéo dài hơn quy định, dẫn tới ảnh hưởng đến thời gian giải ngân vốn vay. 3.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước - Đối với các dự án quan trọng của quốc gia, có tổng mức đầu tư quá lớn cần sự tham gia hợp vốn của nhiều tổ chức tín dụng có uy tín thì việc lựa chọn tổ chức tín dụng nào làm tổ chức tín dụng đầu mối, mức vốn cho vay của từng tổ chức tín dụng là bao nhiêu, mức lãi suất áp dụng cho dự án…cũng như việc bàn thảo để có sự đồng thuận trong cho vay giữa các tổ chức tín dụng luôn là một vấn đề khó khăn, N gân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý lúc này có thể đứng ra dàn xếp hợp vốn, hiện nay một số Chi nhánh N gân hàng Nhà nước cũng đã thực hiện vai trò này, tuy nhiên chưa có văn bản chính thức nào quy định rõ trách nhiệm của N gân hàng Nhà nước. - Ngân hàng Nhà nước là nơi tiếp nhận nguồn số liệu báo cáo từ các tổ chức tín dụng nên việc thành lập Trung tâm thông tin tín dụng nhằm cung cấp số liệu t ham khảo cho tất cả các tổ chức tín dụng trong quá trình thẩm định năng lực t ài chính của các khách hàng vay vốn đóng một vai trò rất lớn. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm, nguồn số liệu của Trung tâm cập nhật còn chậm và đôi khi chưa đủ độ tin cậy. Số liệu do chủ đầu tư cung cấp cho tổ chức tín dụng và thông t in lấy từ nguồn CIC có sự khác biệt. - Các quy định về thủ tục xây dựng cơ bản được áp dụng cho tất cả các dự án xây dựng nhằm giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ các dự án xây dựng, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn trong thi công xây dựng, bảo vệ môi trường, phù hợp quy hoạch nhưng trên thực tế các ngân hàng t hường không kiểm soát chặt chẽ khách hàng trong việc thực hiện các quy định này mà chủ yếu là theo dõi khách hàng trong việc vay và hoàn trả nợ vay đúng hạn là được. Do đó, N gân hàng Nhà nước cần kiểm tra giám sát cũng như đề nghị các Ngân hàng thương mại Nhà nước kiểm tra việc tuân thủ quy định này tại các dự án vay vốn đầu tư xây dựng. Đây cũng chính là bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra đối với các dự án thuộc các lĩnh vực được Nhà nước khuy ến khích đầu tư và tuân thủ quy định về đầu tư xây dựng cơ bản sẽ nhận được những hỗ trợ về mặt lãi suất vay vốn. 3.2. Các gi ải pháp mang tính nghiệp vụ của ngân hàng. 3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn trung dài hạn. 20 Như chúng ta đã biết để có thể thực hiện cho vay đồng t ài trợ thì một trong những vấn đề tiên quyết mang tính chất quy ết định là các N gân hàng phải có đủ nguồn vốn trung và dài hạn tương ứng với tỷ lệ vốn N gân hàng sẽ đầu tư vào dự án. Mà phần lớn các dự án tiến hành cho vay đồng tài trợ thường là những dự án có thời gian trung và dài hạn từ 3 năm trở lên. Để có thể cho vay đồng t ài trợ các Ngân hàng phải tính toán xem nguồn vốn trung dài hạn tại Ngân hàng. Do đó để có được nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đồng tài trợ, các ngân hàng phải tìm nhiều biện pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các hình thức huy động vốn, để từ đó có thể quyết định dành bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn huy động trung và dài hạn để thực hiện cho vay đồng tài trợ. 3.2.2. Củng cố quy trình nghiệp vụ và nâng cao năng lực nghi ệp vụ chuyên môn của cán bộ thẩm định. Như đã nói ở trên, tín dụng được hình thành trên cơ sở lòng tin. Ở đây người cho vay tin rằng giá trị sẽ quay về, tức là bằng những chính sách, nghiệp vụ của mình cũng như việc đánh giá, xác định các rủi ro có thể xảy ra để từ đó đi đến quyết định đầu tư. Để có thể đưa đến quy ết định đầu tư ngân hàng thường phải tiến hành thẩm định dự án. Khâu thẩm định dự án đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động của ngân hàng. Đối với cho vay đồng tài trợ, khâu thẩm định dự án lại có ý nghĩa rất quan trọng vì những dự án cho vay đồng tài trợ thường là những dự án lớn. Với sự tham gia của nhiều ngân hàng trong đầu tư dự án thì sự phân tích thẩm định dự án sẽ được chính xác hơn. Vì có ngân hàng này thông thạo trong thẩm định tài chính nhưng ngân hàng khác lại không, hay ngân hàng này rất giỏi trong thẩm định dự án nhưng phần định giá trị t ài sản lại không bằng ngân hàng khác, chính vì thế các ngân hàng có thể bổ sung kiến thức cho nhau, từ đó có t hể đưa ra một giải quyết đầu tư đúng đắn giữa các ngân hàng. Theo khoản 2 điều 8 của Quyết định 286 /2002/QĐ –NHNN ngày 03/04/2002 có quyết định : “Thành viên tham gia đồng t ài trợ phải thỏa thuận, thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập hợp đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về t ính khả thi của dự án, t ạo điều kiện cấp thực hiện cấp tín dụng thuận lợi và đúng quyết định của pháp luật”. Nhưng thực tế do hạn chế về trình độ thẩm định hay sự buông lỏng trong quản lý mà các ngân hàng đồng t ài trợ phối hợp cùng ngân hàng đầu mối thẩm định nhưng không kỹ, ỷ lại hiệu quả thẩm định của ngân hàng đầu mối .Vì vậy để khắc phục tình trạng trên, các ngân hàng phải thống nhất với nhau cách 21 thức thẩm định dự án khi cho vay đồng tài trợ. Các ngân hàng tham gia cho vay phải thẩm định độc lập dựa trên quan điểm của chính ngân hàng mình, việc thẩm định tư cách pháp nhân, khả năng tài chính và dự án thực hiện tại chi nhánh của mình. Sau đó kết hợp cùng ngân hàng đã mời tham gia đồng tài trợ đi thẩm định thực t ế khách hàng (Vì ngân hàng mời đồng t ài trợ đã biết khách hàng và như vậy sẽ tránh gây phiền hà cho khách hàng vì có các ngân hàng đến thẩm định nhiều lần). Sau khi thẩm định xong mỗi ngân hàng có một báo cáo thẩm định của chính mình về việc đồng ý cho vay hay không cho vay. Có những vướng mắc ở đâu thì các ngân hàng nên ngồi lại cùng nhau trao đổi và đi đến thỏa thuận thống nhất ý kiến có thể tiến hành cùng nhau đồng tài trợ cho dự án được hay không? Khi thẩm định các ngân hàng phải tuân thủ theo nguyên tắc thẩm định của chính ngân hàng mình và các cán bộ làm công tác thẩm định phải làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao đề tránh rủi ro cho ngân hàng của mình và sau khi dự án đã được chấp nhận giải ngân, cán bộ thẩm định còn có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra việc sử dụng vốn theo đúng mục đích để hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng và ngân hàng. Để làm tốt công t ác thẩm định trên, mỗi ngân hàng cần hoàn thiện năng lực của tổ nghiệp vụ thẩm định dự án. Tổ phải gồm các chuy ên gia giỏi, năng động để có thể thu thập được thông t in, có khả năng phân tích, tổng hợp cao để từ các thông tin tín dụng đưa ra được những nhận định chính xác về triển vọng của dự án, về uy tín khách hàng làm cơ sở ra quyết định đầu tư. Có nhiều tiêu thức để tiến hành thẩm định như thẩm định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, khả năng tài chính, dự án, đảm bảo tiền vay… Nếu dựa vào tín chấp để cho vay thì ngân hàng phải tiến hành thẩm định báo cáo tài chính cũng như dự án đầu tư của khách hàng xin vay trước khi ngân hàng ra quyết định đầu tư. Do đó cán bộ thẩm định phải có khả năng thẩm định báo cáo tài chính, dự án đầu tư của khách hàng để xác định chính xác hoạt động của khách hàng có hiệu quả tài chính không?. Có hiệu quả kinh tế xã hội không?. Mặt khác ngân hàng còn phải thẩm định giá trị của khách hàng nhằm đảm bảo khách hàng có khả năng thanh toán lãi vay và nợ vay. Nếu dựa vào thế chấp, cầm cố để cho vay thì ngân hàng còn phải thẩm định giá trị tài sản mà doanh nghiệp thế chấp, cầm cố như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa … mà chủ yếu là bất động sản. Hiện nay ngân hàng nhà nước đã cho phép các N gân hàng Thương mại tự thỏa t huận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản cầm cố, thế chấp 22 với các khách hàng vay. Do đó việc thẩm định giá trị bất động sản theo giá trị thị trường là vấn đề khó khăn đặt ra đối với ngân hàng. Nếu đánh giá t hấp, khách hàng không hài lòng, nếu đánh giá cao ngân hàng khó đảm bảo thu hồi nợ vay và lãi vay trong trường hợp mất khả năng t hanh toán buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố. Như chúng ta đã biết con người luôn là nhân tố hàng đầu và là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực. N goài việc tuân thủ đúng quy trình thẩm định, để mở rộng cho vay đồng tài trợ các ngân hàng phải tiến hành nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định vì chính từ kết quả thẩm định của cán bộ thẩm định mà quyết định có thực hiện cho vay đồng t ài trợ hay không. Các ngân hàng cần phải t iến hành đào tạo cả về chuy ên môn cũng như giáo dục về ý thức trách nhiệm trong công việc, không để những cán bộ “nghèo về đạo đức” làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Muốn làm được vấn đề này, các N gân hàng tiến hành t hực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, bố trí, đề đạt bồi dưỡng… Ngân hàng cần tiến hành thi tuy ển nghiêm túc, chú ý các cán bộ có nhân lực chuyên sâu. Cạnh đó cần xem xét đánh giá về tư cách phẩm chất vì đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng đối với cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ thẩm định. Sau đó phải tiến hành bố trí đúng người, đúng việc theo đúng trình độ chuyên môn. Trong quá trình làm việc, các ngân hàng phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định. Tập trung vào các kỹ năng đánh giá phân loại khách hàng và thẩm định dự án. Chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ để tiếp cận với nhóm khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Gửi cán bộ đi đào tạo t ại nước ngoài nhất là học hỏi các ngân hàng có uy tín trong khu vực về thẩm định dự án và cho vay đồng tài trợ. Cạnh đó cần có chính sách khuy ến khích riêng đối với cán bộ các nghiệp vụ đòi hỏi trách nhiệm cao như cán bộ t hẩm định để động viên họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác và với mức thu nhập cao cũng giảm đi các hành vi tiêu cực trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong quá trình cho vay đồng tài trợ, các ngân hàng có thể cử người tham gia vào 01 tổ công tác để phối hợp chặt chẽ hơn với nhau hơn nữa trong khâu giám s át việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm của khoản vay. 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý cấp tín dụng nói chung và cho vay đồng tài trợ nói riêng. Nhờø có thông t in tín dụng mà người quản lý có t hể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi quản lý khỏan vay. Thông 23 tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng (hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các t ài chính tín dụng, phân t ích của các cán bộ thẩm định… ), từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc trực tiếp), từ các nguồn thông tin khác (các cơ quan thông tin đại chúng ,tòa án…) Để đảm bảo hệ thống thông tin các ngân hàng hoạt động có hiệu quả, là nơi tin cậy để giúp cán bộ thẩm định nắm được các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định cho vay đồng t ài trợ nói riêng và cho vay nói chung cần hoàn thiện một số biện pháp sau: - Kết nối một cách rộng rãi và toàn diện hơn nữa với hệ thống thông tin khác của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ công thương…thu nhập thông tin t ín dụng toàn ngành ngân hàng và thông t in kinh tế khác. - Hoàn thiện ngày càng tốt hơn trang Web cung cấp thông tin tín dụng đầu tư tuyên truyền cho toàn hệ thống ngân hàng bao gồm: thông t in kinh tế, thông tin tổng hợp đầu kỳ, thông tin hoạt động tín dụng cuả khách hàng bất kỳ, thông tin xếp hạng tín dụng… TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện phương t hức cho vay đồng tài trợ, nhóm đề xuất các nhóm giải pháp sau: 1 - Nhóm giải pháp vĩ mô mang tính hỗ trợ: đối với Chính phủ, đối với N gân hàng Nhà nước, 2 - Nhóm giải pháp mang tính nghiệp vụ: đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hình thức huy động vốn dài hạn, quản trị rủi ro lãi suất…. Để có thể thực hiện tốt mục tiêu mở rộng cho vay đồng tài trợ thì hai nhóm giải pháp tiến hành thực hiện đồng bộ và nhịp nhàng. KẾT LUẬN Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế của Nhà nước ta đã t ạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế – xã hội và đặc biệt là các hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Ngày càng có nhiều ngân hàng cùng tham gia hoạt động kinh doanh điều này góp phần làm năng động phong phú thị trường tài chính – tiền tệ và tất nhiên là mức độ cạnh tranh giữa các t ổ chức t ài chính ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng Thương mại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Để thực hiện được vị trí 24 vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hệ thống N gân hàng Thương mại Nhà nước phải đi đầu về năng suất, chất lượng, phải đưa ra các sản phẩm tiện ích của mình nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng đồng thời không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ và quản trị doanh nghiệp … nhằm đạt mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Trong đó phương thức cho vay đồng tài trợ là một trong những phương thức cho vay đã được triển khai, áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn cho những dự án lớn của nền kinh tế. Tuy nhiên qua thực tế triển khai thực hiện phương thức cho vay đồng tài trợ cũng còn những hạn chế nhất định về số lượng, quy mô nên phương thức cho vay này chưa được phổ biến rộng rãi hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, phân tích và đánh giá những kết quả đạt được, những tồn t ại hiện nay của phương thức cho vay đồng t ài trợ, nhóm đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm mở rộng cho vay đồng tài trợ tại các N gân hàng Thương mại Nhà nước, một là nhóm giải pháp vĩ mô mang t ính hỗ trợ và hai là nhóm giải pháp mang t ính nghiệp vụ của ngân hàng. Để có thể mở rộng cho vay đồng tài trợ thì các giải pháp phải được tiến hành đồng bộ và nhịp nhàng. MỤC LỤC Trang Mở đầu 01 Chương 1: Tổng quan về cho vay đồng tài trợ 02 1.1. Khái niệm Đồng tài trợ 02 1.2.Các chủ thể liên quan trong hoạt động cho vay đồng tài trợ 03 1.3. Các hình thức cho vay đồng tài trợ 05 1.4. Quy trình cho vay đồng t ài trợ 07 Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đồng t ài trợ tại các NHTM Nhà nước 09 2.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay đồng tài trợ t ại Việt Nam 09 25 2.2. Phân tích thực trạng cho vay đồng đồng t ài trợ tại các NHTM Nhà nước 09 2.3. Những tồn tại trong hoạt động cho vay đồng đồng t ài trợ t ại các NHTM Nhà nước 14 Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đồng đồng tài trợ tại các NHTM NN 20 3.1. Các kiến nghị 20 3.2. Các giải pháp mang tính nghiệp vụ của N gân hàng 22 Kết luận 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn chủ biên (2007), Tiền tệ – Ngân hàng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM . 2. Các Luật và văn bản quy phạm pháp luật 3. Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại nhà nước 4. Các t ạp chí chuy ên ngành và thông tin từ mạng internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_dong_tai_tro_final__2105.pdf
Luận văn liên quan