Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn,
cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay: cung cấp vốn đảm bảo khai thác
tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa,
vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản có
giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc
tập trung vốn đầu tư vốn phát triển các ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông
thôn, các định chế tài chính cũng cần xem xét mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên
cứu công nghệ sinh học, tạo ra các giống cây trồng mới.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
----------
Bài tiểu luận:
“Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay phát triển
nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng”
Giáo viên hướng dẫn : TS .Trần Đắc Dân
Học viên thực hiện: Ngô Thị Thanh Hương
Đà Lạt – 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông
nghiệp, vì vậy, nông nghiệp - nông thôn - nông dân chiếm vị trí quan trọng trong
nền kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định phát triển nông nghiệp nông
thôn và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân là nhiệm vụ có tính chiến lược.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, để mở rọ ng quy mô và đổi mới trang
thiết bị cũng nhu tham gia vào các quan hẹ kinh tế khác, thì các họ sản xuất
nông nghiệp cần vốn và tín dụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp
ứng nhu cầu đó. Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nu ớc là hẹ thống
Ngân hàng, do đó muốn thu hút đu ợc nhiều vốn tru ớc hết phải làm tốt công
tác tín dụng.
Xuất phát từ những luạ n cứ và thực tế đó, chúng tôi thực hiện bài tiểu
luận với đề tài "Giải pháp nâng cao hiẹ u quả cho vay phát triển nông nghiệp
nông thôn tại tỉnh Lâm Đồng" nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở
rọ ng đầu tu đáp ứng nhu cầu vốn cho viẹ c phát triển kinh tế xã họ i trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
* Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030 và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
tín dụng đóng một vai trò rất quan trọng. Việc tập trung huy động nhiều nguồn
vốn, gắn liền với việc sử dụng vốn có hiệu quả để đầu tư phát triển kinh tế nông
thôn, tạo điều kiện tích luỹ vốn chính là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành kinh
tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả thành thị và
nông thôn. Do đó, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nước
đã đề ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh nguồn
vốn còn hạn chế, thì việc phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quan
trọng, trong đó hoạt động tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy việc đề ra những giải pháp để
nâng cao hiệu quả việc cho vay phát triển nông thôn là rất quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Xác định thực trạng nông nghiệp nông thôn và vấn đề tín dụng cho nông
nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc cho vay phát triển nông
thôn tại tỉnh Lâm Đồng.
3. Phạm vi của đề tài:
- Xác định thực trạng tín dụng cấp cho nông nghiệp nông thôn trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
- Nguồn số liệu phục vụ cho đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian từ
2005 đến 2011.
Chương I. Nông nghiệp nông thôn và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với
sự phát triển của nông nghiệp nông thôn
1. Thực trạng Nông nghiệp nông thôn
a. Diện tích, năng suất, sản lượng
Tính đến năm 2011, toàn ngành nông nghiệp đã có những bước tăng
trưởng đáng kể. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,2% so với
cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP) đạt khoảng 3%. Giá trị
sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định 1994) tăng 5,2% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp tăng 4,78%; lâm nghiệp tăng 5,74%;
thủy sản tăng 6,39%. Tốc độ tăng trưởng ngành (GDP) đạt khoảng 3%.
Các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và thị trường thuận lợi đều tăng
về diện tích và sản lượng. Cao su đạt 834,2 ngàn ha (tăng 85 ngàn ha), sản lượng
đạt 812 ngàn tấn (tăng 8%). Cà phê đạt 571 ngàn ha, sản lượng khoảng 1,17 triệu
tấn (tăng 5%).
Đặc biệt, trong năm 2011 ngành nông nghiệp có 4 mặt hàng đạt kim ngạch
xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản (6,1 tỷ USD), đồ gỗ (4,1 tỷ USD), cao su (3,3
tỷ USD). Tính chung trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu nông – lâm –
thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng 29% (tăng trên 5 tỷ USD) so với năm 2010.
Thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu
cho cả nước. Nhờ xuất khẩu tăng mạnh nên nông, lâm, thủy sản trong nước, nhất
là những loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu được tiêu thụ khá thuận lợi với giá
cao. Cùng với cơ hội từ thị trường thế giới đem lại, sản xuất trong nước được mùa
nên mặt hàng phục vụ xuất khẩu dồi dào đã tạo nên thắng lợi kép “được mùa,
được giá”.
Cũng trong năm 2011, trồng rừng sản xuất đạt 190 ngàn ha, vượt 16% mục
tiêu kế hoạch. Sản xuất chế biến gỗ, nhất là chế biến gỗ xuất khẩu tăng mạnh. Độ
che phủ rừng dự kiến đạt 40,2%, tăng 0,7% so với năm 2011.
Về sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,31 triệu tấn, tăng 7,7%; trứng gia cầm
tăng 10,6%; sữa tươi tăng 11%. Sản lượng thủy sản đạt 5,4 triệu tấn, vượt 8,6%
so với mục tiêu đề ra. Với sự ổn định trong chăn nuôi năm 2011 là một trong
những nguyên nhân góp phần ổn định về giá cả trên thị trường…[8]
b. Tình hình xuất khẩu
Hình 1. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2011.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2011 đạt 96,91 tỷ USD.
Một số mặt hàng xuất khẩu chính:
Gạo: vẫn là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
giá trị xuất khẩu nông sản (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản). Số
liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2011 lượng gạo xuất khẩu đạt
7,1 triệu tấn và trị giá đạt 3,66 tỷ USD.
Cà phê: Tính đến hết 12 tháng năm 2011, lượng cà phê xuất khẩu đạt gần
1,26 triệu tấn, trị giá đạt 2,75 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và tăng 48,7% về trị
giá so với năm 2010. Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong năm
2011 bao gồm EU: 490 nghìn tấn, tăng 1,8% và chiếm 39% tổng lượng xuất khẩu
nhóm hàng này của Việt Nam; tiếp theo là Hoa Kỳ: 138,5 nghìn tấn, giảm 9,5%;
Nhật Bản: 50,7 nghìn tấn.
Cao su: Tính đến hết tháng 12 năm 2011, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng
này của cả nước đạt 817 nghìn tấn, tăng 4,4%, trị giá đạt 3,23 tỷ USD[3].
Nhờ những thành tựu trên, nông nghiệp phát triển, nông thôn đổi mới đã
góp phần quan trọng tạo ổn định chính trị, kinh tế và xã hội, mở đường thành
công và làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới đất nước. Trong những
giai đoạn khó khăn nhất của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, nông nghiệp,
nông thôn luôn là lĩnh vực tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế đất nước.
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của nông nghiệp nông
thôn
Trong nền kinh tế thị trường vai trò cuả tín dụng cũng thay đổi về bản chất
so với nền kinh tế tập trung trước kia. Tín dụng trong thời kỳ bao cấp được xem
như một công cụ cấp phát thay ngân sách. Còn trong nền kinh tế thị trường: Tín
dụng là tập trung huy động nhiều nguồn vốn, gắn liền với sử dụng vốn có hiệu
quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích luỹ vốn cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tín dụng thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích các
ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng thương mại dịch vụ ở cả
thành thị và nông thôn. Do đó tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế nông thôn và được thể hiện như:
- Góp phần thúc đẩy hình thành thị trường tài chính nông thôn.
- Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung
vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế nông thôn.
- Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao
động và tài nguyên thiên nhiên.
- Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông
dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề
mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn.
- Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất,
tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng.
- Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu qủa xã hội, nâng cao cuộc sống tinh thần
vật chất cho người nông dân[7].
3. Các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
2011-2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn[1]
Chính sách tài chính
Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, tăng đầu tư phát triển cho khu
vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước.
Thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư công để kịp thời điều chỉnh cơ
cấu đầu tư bám sát hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, bám sát thay đổi của thị
trường và bám sát các ưu tiên định ra từ chiến lược và kế hoạch dài hạn. Thực
hiện phương thức quản lý tài chính theo phương pháp khoán ngân sách theo kết
quả mục tiêu (PBB).
Căn cứ vào cam kết WTO và khả năng ngân sách, từng bước nâng mức hỗ
trợ trực tiếp cho nông nghiệp, chuyển từ hỗ trợ thu mua nông sản sang đầu tư
khuyến nông, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, phát triển
tiếp thị, xây dựng hệ thống phân phối, dành một phần phòng chống và khắc phục
hậu quả thiên tai.
Miễn giảm các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn, nông dân về
ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích nhân dân trên cơ sở thu nhập được
nâng cao và hoàn toàn tự nguyện đóng góp cho các công trình và hoạt động của
cộng đồng, tổ chức đoàn thể do nhân dân quản lý, trả phí cho các dịch vụ để phát
triển sản xuất và đời sống do tư nhân và kinh tế hợp tác cung cấp. Nhà nước và
địa phương, tùy theo khả năng ngân sách, sẽ từng bước hỗ trợ cho các hoạt động
này. Điều tiết ngân sách hỗ trợ cho các địa phương thuần nông, nhất là vùng
chuyên trồng lúa.
Phân cấp thu chi ngân sách cho địa phương, bao gồm cả cấp huyện và xã.
Áp dụng cơ chế tài chính nhằm tạo thu nhập cho chính quyền xã từ các nguồn
thuế, phí thu từ doanh nghiệp, hoạt động ngoài nông nghiệp, phí tài nguyên…
trên địa bàn để có điều kiện cung cấp dịch vụ công chất lượng tốt cho người dân
và đầu tư phát triển nông thôn. Tăng cường khả năng giám sát, quản lý và tham
gia của nhân dân vào quá trình ra quyết định sử dụng ngân sách xã. Thực hiện
rộng rãi cơ chế đấu thầu quyền khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gắn với
việc tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên.
Triệt để trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức sự nghiệp
công lập cung cấp dịch vụ công. Thực hiện khoán đến sản phẩm cuối cùng trong
các hoạt động khoa học công nghệ. Hoàn tất quá trình cổ phần hóa và sắp xếp lại
các doanh nghiệp nhà nước trong ngành. Hoàn tất quá trình sắp xếp lại các nông
lâm trường quốc doanh. Cải tiến Luật Ngân sách tạo điều kiện xã hội hóa các hoạt
động cung cấp dịch vụ công như đấu thầu rộng rãi hoạt động nghiên cứu khoa
học, ứng dụng công nghệ, khuyến nông,… khuyến khích các thành phần kinh tế
cùng tham gia kiểm tra chất lượng sản phẩm, cấp phép chất lượng sản phẩm, thú
y, bảo vệ thực vật,…
Nghiên cứu, tổng kết và xây dựng các chính sách chi trả dịch vụ môi
trường để sử dụng kinh phí từ mua bán phát thải carbon để đầu tư tái tạo rừng; sử
dụng kinh phí từ khai thác tổng hợp mặt nước (thủy điện, thủy sản, du lịch...) để
đầu tư phát triển thủy lợi.
Chính sách tiền tệ
Ngân hàng Đầu tư phát triển dành ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp nông
thôn, tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, công
nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo máy móc nông nghiệp, sản xuất vật tư nông
nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ, bảo lãnh và cho vay doanh nghiệp vừa và
nhỏ, bảo lãnh và cho hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân
vay mua thiết bị máy móc, tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Cộng đồng hóa các hoạt động tài chính phục vụ nông nghiệp nông thôn,
hình thành các tổ nhóm tín dụng nông dân do Hội nông dân, các hợp tác xã tổ
chức. Nhà nước hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng cho các tổ chức này hoạt động.
Từng bước hỗ trợ và tạo điều kiện để Hội nông dân và các tổ chức hợp tác xã
tham gia trực tiếp vào hoạt động tín dụng trong nông nghiệp nông thôn. Đa dạng
hóa thị trường tín dụng ở nông thôn.
Dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi để khuyến khích các ngân hàng thương
mại, định chế tài chính cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường hỗ
trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hoá. Từng bước hình thành cơ chế một lãi
suất giữa nông thôn và thành thị, có ưu đãi về cơ sở hạ tầng đầu tư ban đầu, thuế
cho các ngân hàng đặt trụ sở, chi nhánh ở nông thôn để thực hiện cơ chế này. Đa
dạng hóa hoạt động tài chính nông thôn, không chỉ cho vay mà cả bảo hiểm thiên
tai, bảo hiểm sản xuất. Tiếp tục trợ cấp hình thành các quỹ cho vay tín dụng theo
mục đích ở nông thôn như quỹ cho sinh viên nông thôn vay học tập, quỹ cho trí
thức trẻ về nông thôn lập nghiệp, quỹ cho trang trại mới thành lập, quỹ hỗ trợ lao
động mất đất chuyển sang công nghiệp, dịch vụ...
Áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản. Thường xuyên giám
sát, kịp thời ngăn chặn tình trạng cánh kéo giá nông sản, bảo đảm lợi ích của
người sản xuất nông nghiệp trong quan hệ so sánh với hàng công nghiệp, giải
quyết hài hoà lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.
Chương II. Thực trạng cho vay NNNT tại tỉnh Lâm Đồng trong thời gian
qua
1. Những kết quả đạt được
Mục tiêu của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là
đáp ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức
sống của người nông dân. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian qua, hoạt
động tín dụng nông nghiệp nông thôn đã có những bước phát triển nhất định, thể
hiện ở việc: (i) mạng lưới cho vay nông nghiệp, nông thôn ngày càng gia tăng; (ii)
doanh số cho vay và dư nợ tín dụng ngày càng tăng; (iii) đối tượng tiếp cận nguồn
vốn tín dụng ngày càng mở rộng.
- Theo số liệu thống kê năm 2010 của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Lâm
Đồng: Hệ thống tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có
37 đơn vị, bao gồm: 14 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh ngân hàng
Chính sách xã hội, 1 chi nhánh quĩ tín dụng nhân dân trung ương, 18 Quỹ tín
dụng nhân dân cơ sở và 3 phòng giao dịch của 2 chi nhánh Ngân hàng thương
mại cổ phần ngoài tỉnh. Tổng số nhân viên toàn ngành trên địa bàn là 1.892
người. Các định chế tài chính tham gia cung cấp tín dụng phục vụ nông nghiệp,
nông thôn ngày càng mở rộng với doanh số đạt trên 9.584 tỷ đồng, dư nợ đạt
7.926,7 tỷ đồng. Đặc biệt đối với ngành cà phê, các đơn vị ngân hàng đã tạo điều
kiện để ngành có thể tiếp cận vốn để phục vụ cho hoạt động trồng trọt, kinh
doanh và xuất khẩu. Đến cuối tháng 8/2010, doanh số cho vay thu mua cà phê đạt
1.142 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 1.380 tỷ với 2.239 khách hàng còn dư nợ[9].
- Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy
phát triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu. Nhờ có mạng lưới kinh
doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay theo nhóm, phối hợp với
những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính… đối tượng khách
hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, doanh nghiệp
cũng được mở rộng, phát triển khắp các vùng kinh tế của tỉnh. Với số vốn đầu tư
hàng ngàn tỉ đồng, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đã giúp hàng
ngàn hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo
mùa vụ và tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện
đời sống. Nhờ mở rộng đầu tư tín dụng cùng với vốn tự có và sức lao động đã
giúp họ có điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, từng
bước hình thành các vùng chuyên canh rau hoa ở Đà Lạt và cây công nghiệp có tỷ
suất hàng hóa cao như chè ở Bảo Lộc; cà phê ở các xã Xuân Thọ, Xuân Trường
và Trạm Hành của Đà Lạt.
- Đi đôi với việc đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi các ngân hàng đã mở
rộng cho vay phát triển ngành nghề tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Đối tượng cho vay không còn đơn lẻ như những năm trước, mà đã được mở rộng
như: cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông), cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay để mở rộng quy mô sản xuất.
- Nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng Trên địa bàn
nông thôn hiện nay, ngoài các nguồn vốn cho vay từ các định chế tài chính vi mô,
thì nguồn vốn tín dụng chủ lực phục vụ nông nghiệp nông thôn là nguồn vốn tín
dụng từ hệ thống ngân hàng, mà chủ lực là NHNo&PTNT, QTDND, NHCSXH.
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước tỉnh Lâm
Đồng, các TCTD đã đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Trong
quý I năm 2012, toàn ngành Ngân hàng Lâm Đồng đã bám sát sự chỉ đạo của
Ngân hàng nhà nước, đặc biệt là thực hiện chính sách trần lãi suất tiền gởi từ 14%
xuống còn 13%, từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho doanh nghiệp, tạo
bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đến cuối quý I,
doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn tại Lâm Đồng đạt 1.932 tỷ đồng, đưa
tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt gần 8.806 tỷ đồng, chiếm 45%/
tổng dư nợ. Riêng cho vay phục vụ xây dựng nông thôn mới 156 tỷ đồng, đưa
tổng dư nợ đạt trên 1.015 tỷ đồng với 24.633 hộ dân và doanh nghiệp vay vốn.
- Về thực hiện giảm lãi suất cho vay hầu hết các tổ chức tín dụng và ngân
hàng thương mại đã giảm trần lãi suất tiền gởi xuống còn 9 - 12%, đồng thời
giảm giải suất cho vay xuống mức 12,5 - 15% so với 17-20% khi chưa có chủ
trương giảm lãi suất[6].
2. Những hạn chế trong hoạt động tín dụng nông thôn hiện nay trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng
Hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn tuy đạt được những kết quả
nhất định, song so với mức tăng tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế còn thấp.
Điều đó cho thấy tín dụng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu
và mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả của tín dụng ngân hàng
đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chưa cao, chưa
gắn kết được giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ,
tiềm năng kinh tế đồi rừng và miền ven biển ở nhiều vùng chưa được khai thác
tốt.
Sở dĩ như vậy là do:
- Trong hoạt động sản suất nông nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro, do
diễn biến thời tiết phức tạp, khó lường, dịch bệnh, sâu bệnh luôn rình rập, thị
thường tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm chưa ổn định, một số mặt hàng
xuất khẩu thì phụ thuộc quá nhiều vào giá cả thế giới… Tất cả những điều đó đã
gây những khó khăn nhất định cho việc mở rộng đầu tư tín dụng của các định chế
tài chính.
- Thu nhập của các hộ nông dân còn thấp, cùng với việc xử lý quyền sử
dụng đất của người nông dân còn có những bất cập, nên việc cho vay các khoản
vốn lớn để mở rộng sản xuất của hộ gia đình nông thôn là rất hạn chế. Với chính
sách cho vay không có đảm bảo đến 100 triệu không đủ để thúc đẩy việc mở rộng
sản xuất của các hộ gia đình, để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, nông
thôn.
- Chính sách đất đai hiện nay cũng khó để tăng cường khả năng tích tụ
ruộng đất để mở rộng qui mô chuyên canh vật nuôi cây trồng theo mô hình các
trang trại, gia trại lớn như các nước phát triển khác. Điều này cũng hạn chế nhất
định nhu cầu vay vốn lớn để phát triển, tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu
nông nghiệp, nông thôn theo định hướng của chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới.
- Công nghệ ngân hàng cũng như mạng lưới viễn thông mới chỉ phát triển
ở các vùng đô thị, đông dân, còn tại vùng sâu, vùng xa vẫn chưa phát triển, hạn
chế cho việc tiếp cận tín dụng của người dân, cũng như các định chế tài chính khó
có thể mở rộng màng lưới của mình. Và điều đó cũng giải thích tại sao các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín
dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín
dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản
phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm…
- Bên cạnh đó, phần lớn người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là những xã
miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chưa tiếp cận được tiến bộ
khoa học kỹ thuật nên nếu như không có một sự đảm bảo, tư vấn về việc làm kinh
tế, phát triển sản xuất từ phía người cung cấp vốn thì chắc chắn họ sẽ hạn chế tiếp
cận với vốn vay. Ngoài ra, vì chưa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có
sự biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh… thì khả năng
trả nợ ngân hàng của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên các ngân
hàng chỉ cho vay nhỏ giọt và vay cầm chừng.
- Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của
người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Các tổ
chức tín dụng chính thức thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ
biến nhất là đất hay nhà có kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ít
nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất do huyện cấp, và đôi
khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phương. Tuy hầu hết các nông hộ
đều có đất, nhiều hộ không thể đem đất thế chấp cho ngân hàng để vay tiền vì
chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là “sổ đỏ”) hoặc để xin
được một giấy chứng nhận thì mất rất nhiều thời gian. Thủ tục phiền hà và quy
định rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp, và làm
nảy sinh những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi…
dẫn đến việc không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tư duy bao cấp trong hoạt động tín dụng đối với khu vực nông nghiệp,
nông thôn vẫn còn tồn tại làm tăng chi phí hoạt động của các định chế tài chính,
đồng thời tăng tính ỷ lại và bóp méo thị trường tài chính nông thôn.
- Chưa có chiến lược phát triển nông thôn phù hợp, quy hoạch vùng sản
phẩm nông nghiệp chưa rõ ràng, thị trường tiêu thụ chưa mở rộng và ổn định, nhà
nước chưa có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp kịp thời. Việc hỗ trợ kỹ thuật
cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi chưa đồng bộ, việc bao tiêu sản phẩm chưa có
kế hoạch, quy hoạch cụ thể, chắc chắn làm hạn chế mở rộng phát triển sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm dẫn đến hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Nhìn chung trong thời gian qua, hoạt động tín dụng tuy có những hạn chế
nhất định, nhưng vốn tín dụng ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vốn
trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã
kết hợp cho vay thông thường với cho vay theo các chương trình, dự án ưu đãi lãi
suất của Chính phủ, cho vay theo chính sách của Nhà nước, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo.
Chu o ng III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rọ ng cho
vay NNNT tại tỉnh Lâm Đồng.
Gia nhập WTO đã đem đến những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp Việt
Nam nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Thị trường cho
những mặt hàng xuất khẩu truyền thống sẽ được mở rộng, cơ sở pháp lý sẽ được
thay đổi theo hướng ổn định và minh bạch hơn, các nhà sản xuất Việt Nam có cơ
hội thâm nhập vào thị trường nông sản rộng lớn của cộng đồng thương mại quốc
tế một cách bình đẳng, tạo cơ hội cho nông dân Lâm Đồng thay đổi tư duy, tiếp
cận với các kiến thức sản xuất tiên tiến, thu hút được các nguồn vốn đầu tư của
nước ngoài…
Tuy nhiên, song hành với các cơ hội đó, nền nông nghiệp Lâm Đồng cũng
phải đối mặt với những thách thức to lớn do hội nhập mang lại, đó là cạnh tranh
về chất lượng, giá cả, thị trường các sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng; sự
bảo hộ của Nhà nước trong lĩnh vực này phải giảm do thực hiện các cam kết
WTO. Thêm vào đó, trong thời gian tới còn phải chịu ảnh hưởng mạnh của sự
biến đổi khí hậu toàn cầu…
Để vượt qua những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp
phần thực hiện thắng lợi đường lối kinh tế của Đảng về chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, nông thôn trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới, vấn đề đặt ra ở đây là
phải xác định được những nhân tố cơ bản thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Thực
tế cũng như theo kinh nghiệm một số nước cho thấy, trong bối cảnh hội nhập như
hiện nay, các yếu tố quan trọng thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, đó là:
- Vấn đề công nghệ sinh học cần phải được đẩy mạnh nghiên cứu để tạo ra
được những con giống, cây trồng mang lại năng suất chất lượng cao.
- Thị trường tiêu thụ nông, sản phẩm trong nước và quốc tế cần được mở
rộng
- Vấn đề về đất đai, liên quan đến quyền sử dụng đất, thuê đất tạo khả năng
tích tụ đất lớn và tạo sự yên tâm cho người sản xuất.
- Thuế và trợ cấp xã hội.
- Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
- Vấn đề y tế, giáo dục và bảo hiểm xã hội ở nông thôn
- Vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương…
Vậy, hoạt động tín dụng nông thôn cần phải có những thay đổi tích cực để
góp phần hạn chế những thách thức của hội nhập, theo đó cần hướng vào đầu tư
các yếu tố tạo nên sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Các giải pháp cụ thể:
1. Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các
định chế tài chính cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
Cần tăng vốn điều lệ cho các định chế tài chính, nhất là NHNo&PTNT,
QTDND, NHCSXH, có các chính sách hỗ trợ nhất định để tạo điều kiện cho các
định chế tài chính này có thể mở rộng hơn nữa mạng lưới cho vay ở các vùng sâu,
vùng xa nhằm tăng cường tính bền vững trong hoạt động của các định chế tài
chính nông thôn. Đối với các hợp tác xã tín dụng cần phải hoàn thiện công tác
quản lý tài chính, nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với
điều kiện thực tế của mình. Nghiêm chỉnh thực hiện theo Nghị định số
41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn[5].
2. Tiếp tục đổi mới trong hoạt động cho vay của các định chế tài chính
trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho phù hợp với các đặc điểm của tỉnh
Lâm Đồng
Xác định mức lãi suất phù hợp: người nghèo – đối tượng phục vụ chính
của các chương trình tín dụng nông thôn thường được cho là không đủ sức trả lãi
theo mức lãi suất thị trường. Do vậy, lãi suất cho vay thường được trợ cấp rất
nhiều (thấp hơn lãi suất phổ biến trên thị trường), và thường được ấn định ở mức
thấp hơn mức lạm phát, khiến cho lãi suất thực tế có giá trị âm. Xét về mặt lý
thuyết, ở mức lãi suất thực âm, nhu cầu tín dụng sẽ trở nên vô hạn, cung không
thể đáp ứng cầu, nguồn vốn cung ứng sẽ bị hạn chế. Và sự chênh lệch giữa giá áp
đặt giả tạo và giá thực tạo ra động lực tham nhũng của cơ chế xin cho. Do đó, tín
dụng có thể sẽ không đến được đúng đối tượng cần phục vụ, mà lọt vào tay những
người có thế lực hoặc có quan hệ tốt, và những người này lại đem tín dụng giá rẻ
cho vay lại với lãi suất cao hơn. Điều đó đã bóp méo ý nghĩa của các nguồn tín
dụng giá rẻ. Mặt khác, người được vay vốn giá rẻ có xu hướng xem tín dụng là
một hình thức trợ cấp nên dễ nảy sinh tâm lý chây ì, không có trách nhiệm đối với
việc hoàn trả vốn. Và nếu thực tế trên xảy ra thì các chương trình tín dụng sẽ
không thể tiếp tục hoạt động nếu không được bơm thêm vốn từ ngân sách nhà
nước.
Ngoài ra, kinh nghiệm tại nhiều nước cho thấy tín dụng được trợ cấp
không phải là chìa khóa cho thành công của tài chính ở cơ sở. Nhu cầu chính của
người đi vay là dễ dàng và nhanh chóng vay được được vốn, và chi phí giao dịch
thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền), chứ không phải tín dụng
giá rẻ. Do vậy, để bảo đảm khả năng phát triển bền vững về dài hạn, một chương
trình tín dụng cần phải áp dụng lãi suất đủ để trang trải chi phí hoạt động cũng
như bảo vệ giá trị thực của nguồn vốn.
Đa dạng hoá các đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng: Các số liệu
thống kê cho thấy, mặc dù nợ quá hạn của nông dân thường dưới mức 5%, thấp
hơn nhiều so với con số của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất
tiểu thủ công nghiệp. Thế nhưng các định chế tài chính chính thức không nhiệt
tình lắm trong việc cho các nông hộ vay. Một trong các lý do là các nông hộ thiếu
những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất manh
mún, như nuôi lợn, gà, trồng rau. Vì vậy các ngân hàng cần phải thay đổi quan
điểm “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ
cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính công bằng trong công tác tín
dụng nông thôn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nông thôn.
Hiệu quả của đồng vốn có thể được giải quyết bằng cách hoàn thiện việc thẩm
định dự án, đánh giá mức rủi ro của người đi vay.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông thôn một cách hợp lý về thời hạn,
cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn vay: cung cấp vốn đảm bảo khai thác
tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa,
vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản… có
giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh việc
tập trung vốn đầu tư vốn phát triển các ngành nghề sản xuất nông nghiệp nông
thôn, các định chế tài chính cũng cần xem xét mở rộng đầu vào lĩnh vực nghiên
cứu công nghệ sinh học, tạo ra các giống cây trồng mới.
Ngoài ra, cần chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và
nhỏ gắn với các dự án kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đã và đang được hình thành, tập trung những ngành thương mại dịch
vụ, chế biến thủy sản, cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may… đảm bảo cung
cấp đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất.
Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm
bớt các thủ tục phiền hà, bảo đảm hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ
dàng, thuận tiện, để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Ví dụ như đơn
giản hoá và rút ngắn thời hạn thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ xác nhận chủ quyền
đất, cải tổ luật giao dịch bảo đảm, giảm bớt quy định quản lý (nhất là những áp
đặt về lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng.
3. Có chính sách thu hút và mở rộng qui mô hoạt động của các tổ chức
tài chính
Việc thu hút và mở rộng qui mô của các tổ chức tài chính vi mô, nhất là
đối với các tổ chức nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng nguồn vốn
cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, nếu khai thác và phối hợp được
thế mạnh của hai khu vực này sẽ đảm bảo có được nhiều dòng tín dụng và có chất
lượng cao hơn cho người dân nông thôn, nhất là người nghèo. Khu vực chính
thức (hệ thống ngân hàng, QTDND, các tổ chức tài chính vi mô) có nguồn vốn
dồi dào hơn và có thể cho vay với lãi suất thấp; còn khu vực phi chính thức (quan
hệ vay mượn gia đình, bạn bè, người thân, hội, hụi…) có cơ chế hoạt động linh
hoạt, nhanh nhạy. Nhiều chương trình tín dụng nông thôn trên thế giới đã thành
công nhờ biết phối hợp cả hai khu vực trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho
nông thôn.
4. Xác định hợp lý mức độ can thiệp của Nhà nước trong các hoạt
động tín dụng nông thôn nhằm thực hiện các cam kết quốc tế
Do thị trường tín dụng nông thôn còn chưa phát triển, nên Chính phủ vẫn
có vai trò can thiệp nhất định để hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong
những trường hợp đặc biệt như khắc phục hậu quả thiên tai, hay tiến hành các
chương trình ưu tiên phục vụ vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc
thiểu số thì Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp. Tuy nhiên, can thiệp của Chính
phủ không nhất thiết là phải cung cấp tín dụng với số lượng nhiều và giá rẻ mà có
dưới nhiều hình thức khác; ví dụ như cung cấp vốn, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng
nông nghiệp, thực hiện các chương trình thí điểm rồi từ đó nhân rộng ra, đào tạo
cán bộ cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức cho vay lưu
động ở vùng khó khăn… Những biện pháp can thiệp theo cách tiếp cận cũ như áp
đặt lãi suất, hạn mức cho vay… có tác động không tích cực đối với sự tăng trưởng
của các tổ chức tín dụng, và cản trở bước phát triển của thị trường tín dụng nông
thôn.
5. Các giải pháp hỗ trợ khác
Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ
trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn, như tuyên truyền chính sách vay vốn đến
từng hộ gia đình, hỗ trợ cho hoạt động của các tổ cho vay lưu động của các ngân
hàng. Ở những địa phương có trình độ dân trí thấp, các tổ chức tín dụng chính
thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người dân cách sử dụng
đồng vốn hợp lý, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế
của địa phương, giúp người dân xây dựng phương án phù hợp để quản lý nợ và
rủi ro tránh việc để người dân vay được tiền nhưng không biết làm gì, mang bỏ
ống hoặc đi uống rượu như đã xảy ở một số vùng dân tộc thiểu số; tăng phạm vi
phục vụ, và những dịch vụ phụ trợ: cần tập trung hơn trong việc phục vụ những
xã ở các vùng xa xôi hẻo lánh và miền núi, nơi có tỉ lệ nghèo đói cao nhất. Tại
nhiều địa phương, nông dân muốn vay vốn phải đi rất xa, có khi phải mất gần nửa
ngày mới đến trụ sở ngân hàng nhưng không biết chắc là có vay được vốn hay
không.
Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư
vốn cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm,
và người dân ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện tiệp cận nguồn vốn ngân hàng và
tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Tạo ra một môi trường chính sách thuận lợi: đảm bảo tính ổn định kinh tế
vĩ mô, bãi bỏ (hoặc chí ít là hạn chế) những chính sách quá thiên vị cho thành thị,
tiến hành những cải cách tổng quát hơn đối với khu vực tài chính. Hoàn thiện các
thể chế luật pháp, nhất là luật đất đai, các chính sách về các giao dịch tài chính[2].
Trên đây là những đánh giá cơ bản về thực trạng tín dụng nông thôn hiện
nay, làm cơ sở đề ra những giải pháp mang tính định hướng phát triển tín dụng
nông thôn, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp
Chương V. Tài liệu tham khảo
[1] Công văn số 3310/BNN-KH ngày 12/10/2009 của Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc về việc báo cáo Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông
thôn đến năm 2020.
[2] Tạp chí ngân hàng số 3 năm 2009.
[3] Cục thống kê Lâm Đồng (2011). Niên giám thống kê Lâm Đồng 2010. NXB
Thống kê.
[4] Trần Đắc Dân (2012). Các bài giảng Phát triển nông thôn. Đà Lạt, lớp cao
học kinh tế nông nghiệp khóa 2011.
[5] Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách
tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
[6]
[7]
[8]
6&cn_id=498245
[9]
hidoanhnghiep.c-om/group.asp%3Fmenu%3Ddetail%26id%3D15351%26ngan-
hang-nha-nuoc-chi-nhanh-lam-dong+&cd=6&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- biacfbv_8111.pdf