Tiểu luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động huy đông vốn cua ngân hàng thương mại

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU . 4 PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Khái niệm về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1. Ba hình thức ký gửi tại ngân hàng thương mại 1.2.2. Nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại .6 1.2.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn: 1.2.2.2. Tiền gửi không kỳ hạn: 1.2.2.3. Tài khoản séc: 7 1.2.2.4. Tài khoản vãng lai: 1.2.3. Vốn tự tạo của ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng: 8 1.2.3.2. Dự trữ cho tiền gửi: 1.2.3.3. Sử dụng tài khoản séc để mở rộng tiền gửi và tiền cho vay: 1.2.4. Vốn đi vay của ngân hàng thương mại 10 1.2.4.1. Vốn vay của công chúng: 1.2.4.2. Vốn đi vay của ngân hàng trung ương 1.2.4.3. Vốn đi vay của các ngân hàng khác: KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 11 2.1. Thực trạng: 2.2. Những thuận lợi và khó khăn: 12 2.2.1. Thuận lợi 2.2.2 Khó khăn KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .13 CHƯƠNG 3 . 14 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG HUY ĐÔNG VỐN CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1. Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác 3.2. Cân đối nhu cầu và khả năng 3.3. Có quyết định đúng 15 3.4. Giữ quan hệ tốt với khách hàng 3.5. Tổ chức bộ máy kinh doanh có hiệu quả KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 16 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO .18

docx18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động huy đông vốn cua ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Khái niệm về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1. Ba hình thức ký gửi tại ngân hàng thương mại 1.2.2. Nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại ………………………….6 1.2.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn: 1.2.2.2. Tiền gửi không kỳ hạn: 1.2.2.3. Tài khoản séc: ……………………………………………………………7 1.2.2.4. Tài khoản vãng lai: 1.2.3. Vốn tự tạo của ngân hàng thương mại 1.2.3.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng: ……………………………………………8 1.2.3.2. Dự trữ cho tiền gửi: 1.2.3.3. Sử dụng tài khoản séc để mở rộng tiền gửi và tiền cho vay: 1.2.4. Vốn đi vay của ngân hàng thương mại…………………………………… 10 1.2.4.1. Vốn vay của công chúng: 1.2.4.2. Vốn đi vay của ngân hàng trung ương 1.2.4.3. Vốn đi vay của các ngân hàng khác: KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM……………………11 2.1. Thực trạng: 2.2. Những thuận lợi và khó khăn: ……………………………………………..12 2.2.1. Thuận lợi 2.2.2 Khó khăn KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………….............................13 CHƯƠNG 3……………………………………………………………………. 14 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG HUY ĐÔNG VỐN CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3.1. Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác 3.2. Cân đối nhu cầu và khả năng 3.3. Có quyết định đúng………………………………………………………..15 3.4. Giữ quan hệ tốt với khách hàng 3.5. Tổ chức bộ máy kinh doanh có hiệu quả KẾT LUẬN CHƯƠNG 3……………………………………………………………16 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI………………………………………………………………....17 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...18 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời đại hiện nay, việc kinh doanh, dịch vụ tiền tệ không còn là độc quyền của các ngân hàng.Bên cạnh ngân hàng và cùng với ngân hàng kinh doanh và làm dịch vụ tiền tệ còn có rất nhiều tổ chức có tên rất khác nhau như các công ty bảo hiểm các loại, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các quỹ hưu trí, các quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng¼ Các tổ chức này có tên gọi chung là các tổ chức tài chính. Cũng như các ngân hàng, các tổ chức này ra đời nhằm cung cấp lợi nhuận cho những người cho họ vay (gửi tiền), giúp những người vay vốn kinh doanh thu lợi nhuận, làm giàu cho bản thân họ và góp phần làm giàu cho đất nước. Nhưng bất cứ nước nào trên thế giới, đứng đầu các tổ chức tài chính vẫn là các ngân hàng thương mại - tổ chức tài chính lớn nhất, quan trọng nhất trong giới kinh doanh. Xét về bản chất ngân hàng thương mại chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, song nó đặc biệt ở chỗ là doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ vàng bạc, chứng khoán, các loại đá quý¼ Xét về chức năng, ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá như các doanh nghiệp thông thường, nhưng nó góp phần làm phát triển nền kinh tế xã hội. Tìm hiểu về ngân hàng thương mại là một lĩnh vực đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu và nghiên cứu một cách khoa học.Với đề tài Nội dung huy động vốn của ngân hàng thương mại em chỉ xin trình bày sơ lược những nội dung chính trong phạm vi hiểu biết có hạn của mình.Bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong sự góp ý của cô để bài viết của em hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại xét về bản chất chỉ là một doanh nghiệp đặc biệt trên thị trường, bởi nó cũng hoạt động kinh doanh như một doanh nghiêp bình thường, song hàng hoá nó kinh doanh là tiền tệ, vàng bạc, giấy tờ có giá, chứng khoán¼Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông hàng hoá như các doanh nghiệp thông thường, nhưng nó góp phần phát triển kinh tế - xã hội qua ba chức năng cơ bản của nó là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và làm dịch vụ tiền tệ, tín dụng, chứng khoán cho khách hàng. Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu không phải bằng vốn tự có của nó, mà chủ yếu bằng vốn của những người gửi tiền, bằng cách làm trung gian tín dụng, làm môi giới cho người cần vay ( các nhàđầu tư) và người có vốn cho vay (tích luỹ). Ngân hàng thương mại huy động vốn kinh doanh bằng cách thu hút khách hàng đến giao dịch với biện pháp ký gửi tài sản cho khách hàng. ¯ Nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản séc, tài khoản vãng lai. ¯ Nguồn vốn tự tạo: Vốn tự tạo của ngân hàng. ¯ Nguồn đivốn vay: Vay của dân cư, vay của ngân hàng TW, vay các ngân hàng khác. 1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.2.1. Ba hình thức ký gửi tại ngân hàng thương mại Một trong nhữngbiện pháp thu hút khách hnàg đến giao dịch của các ngân hàng thương mại là ngân hàng nhận ký gửi tài sản cho khách hàng. ü Các tài sản như vàng bạc, giấy tờ có giá, tài liệu mật được ký gửi theo hợp đồng thuê tủ sắt. ü Các loại chứng khoán ký gửi nhờ ngân hàng thu giúp lợi tức cổ phần hay lợi tức của trái khoán có phiếu lợi tức trả cho người sở hữu. ü Các khoản tiền mặt, tiền séc gửi vào tài khoản tiền gửi để chi tiêu theo yêu cầu của khách hàng, được gọi là tiền gửi ngân hàng, là một nguồn vốn kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng. 1.2.2. Nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Tiền gửi có kỳ hạn: Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi định kỳ với nhiều thời hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, một năm¼thời hạn càng dài thì lãi suất trả cho người gửi càng cao.Tuy số tiền gửi của mỗi người không nhiều, nhưng số lượng người gửi rất đông, nên tiền gửi tiết kiệm của hàng nghìn người thực sự là nguồn vốn kinh doanh quan trọng của ngân hàng. Số lượng tiền gửi tiết kiệm thu hút được nhiều hay ít tuỳ thuộc lãi suất danh nghĩa của nó cao hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát không.Lãi suất thực tế của tiền gửi tiết kiệm phải thấp hơn lãi suất thực tế của tín dụng ngân hàng, lãi suất thực tế của ngân hàng phải thấp hơn suất lợi nhuận bình quân thực tế. Suất lợi nhuận bình quân thực tế là căn cứ quan trọng để ngân hàng xác định lãi suất cho vay và lãi suất các loại tiền gửi. 1.2.2.2. Tiền gửi không kỳ hạn: Cũng giống tiền gửi có kỳ hạn khi khách hàng mang tiền đến gửi ngân hàng kiểm tra chữ ký, số chứng minh thư,địa chỉ, tên họ, mở tài khoản cho khách hàng, lấy mẫu chữ ký, ghi số chứng minh thư của người gửi hoặc người được uỷ quyền (nếu có).Sau khi khách hàng nộp tiền, ngân hàng phát cho khách hàng một sổ tiết kiệm có ghi số tiền gửi của khách. Số tiền gửi tiết kiệm nhiều hay ít phụ thuộc lãi suất danh nghĩa của nó có cao hơn lãi suất thực tế cộng với mức lạm phát không. Thí dụ: tỷ suất lợi nhuận bình quân thực tế: 6%/năm, lãi suất thực tế của tiền gửi tiết kiệm: 4%/năm, mức lạm phát 10%/năm, lãi suất danh nghĩa của tiền gửi tiết kiệm: 14%/năm, lãi suất thực tế của tín dụng ngân hàng: 5%/năm, lãi suất danh nghĩa của tín dụng ngân hàng: 15%/năm. 1.2.2.3. Tài khoản séc : Khách hàng đến gửi tiền xin mở tài khoản séc, ngân hàng kiểm tra chứng minh thư, nơi cấp, địa chỉ, họ tên, mẫu chữ ký và mở tài khoản séc cho khách hàng gửi tiền.Thay vì sổ tiết kiệm khách hàng được ngân hàng phát cho một quyển séc. Khi cần chi tiêu khách hàng chỉ việc điền đầy đủ nội dung vào séc. Séc được chia làm nhiều loại tuỳ theo từng tính chất và đặc điểm sử dụng. * Nếu căn cứ vào tính chất lưu chuyển, séc được chia làm 3 loại: Séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh. * Căn vào đặc điểm sử dụng, có thểđược phân biệt các loại séc: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc gạch chéo, séc bảo chi, và séc du lịch. 1.2.2.4. Tài khoản vãng lai : Ngân hàng càng thu hút được nhiều tài khoản vãng lai thì càng có nhiều vốn tiền gửi để kinh doanh.Tài khoản vãng lai khác tài khoản séc ở chỗ tài khoản này có tính chất vãng lai giữa ngân hàng và khách hàng.Lãi suất trong tài khoản vãng lai bao gồm lãi suất ngân hàng phải trả cho khách hàng khi tài khoản này dư có và lãi suất do chủ tài khoản phải trả cho ngân hàng khi tài khoản này dư nợ. 1.2.3. Vốn tự tạo của ngân hàng thương mại Quy mô tín dụng của ngân hàng thương mại lớn hay nhỏ phụ thuộc lượng tiền gửi không kỳ hạn nhiều hay ít. Ngân hàng làm dịch vụ và quản lý các tài khoản séc mà ngân hàng đã tạo ra được nguồn vốn mới để mở rộng kinh doanh kinh doanh. Số vốn tăng thêm này gọi là vốn tự tạo của ngân hàng thương mại. 1.2.3.1. Quản lý nguồn vốn tín dụng: Khi nhận được tiền gửi của khách hàng, ngân hàng đem số tiền gửi được cho vay để có thu nhập và trả lợi tức tiền gửi cho khách hàng gửi tiền, bùđắp các khoản chi của ngân hàng và nộp thuế cho Nhà nước. Trước khi cho vay ngân hàng phải tính toán xem khả năng cho vay tối đa là bao nhiêu thì hiệu quả nhất, an toàn nhất. Việc tính toán trước mỗi lần cho vay để xác định số tiền có thể cho vay gọi là công tác quản lý nguồn vốn tín dụng hay quản lý vốn. 1.2.3.2. Dự trữ cho tiền gửi : Mỗi khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng là một tài khoản của người gửi tiền, đồng thời là một khoản nợ của ngân hàng, ngân hàng phải trả bắt buộc không điều kiện cho người gửi tiền bất kỳ lúc nào họ yêu cầu (trả bằng séc hoặc bằng tiền mặt). Do đó, trước khi sử dụng tiền gửi để cho vay, ngân hàng phải dự trữ một phần để trả cho khách hàng mỗi khi họ yêu cầu. Khoản dự trữ này đểở hai nơi: quỹ tiền mặt của ngân hàng thương mại và tài khoản tiền gửi ở ngân hàng trung ương.Nếu dự trữ quá mức, ngân hàng thươngmại sẽ thiệt thòi vì giữ nhiều tiền không sinh lợi, nếu dự trữ quáít dưới mức quy định thì sẽ bị ngân hàng trung ương phạt bằng tiền. Ngân hàng trung ương có quyền thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong một mức độ nhất định mỗi khi nền kinh tếđòi hỏi phải có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. 1.2.3.3. Sử dụng tài khoản séc để mở rộng tiền gửi và tiền cho vay: Ví dụ: Một ngân hàng mới thành lập với vốn tự có là 5 tỷ đồng, trong đó vốn tiền mặt là 4 tỷđồng, còn lại 1 tỷđồng là giá trị của nhà cửa, thiết bị, tài sản khác. Hai ngày đầu trong tuần thứ nhất ngân hàng này đã làm một số việc: - Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng trung ương 900 triệu đồn - Mua tín phiếu kho bạc loại 3 tháng: 3 tỷđồng - Dự trữ tại quỹ nghiệp vụ: 100 triệu đồng - Nhận tiền gửi không kỳ hạn: 2 tỷđồng Cuối ngày thứ hai, một số khách hàng đến vay tiền.Nhận được các đơn xin vay, ngân hàng có thể tính toán số tiền có thể cho vay như sau: - Mức dự trữ bắt buộc theo luật : 10% x 2 tỷđồng = 200 triệu đồng - Quỹ tiền mặt: 100 triệu đồng - Tiền gửi ngân hàng trung ương: 100 triệu đồng - Khả năng cho vay lớn nhất: 2.800 triệu đồng Ngân hàng thương mại này quyết định cho vay cả 2.800 triệu đồng.Giả thiết sang tuần lễ thứ hai, sau khi nhậnđược số tiền vay 2.800 triệu đồng, những người vay nợ chuyển 800 triệu sang ngân hàng khác để trả cho các chủ nợ của họ, còn lại 2 tỷđồng, họ xin mở tài khoản séc để chi tiêu dần.Như vậy ngân hàng này lại cóthêm 2 tỷđồng tiền gửi mới (phát sinh từ một phần số tiền đã cho vay).Ngân hàng lại có khách hàng khác đến xin vay tiền để kinh doanh, ngân hàng lại tính toán khả năng cho vay lần thứ hai như sau: -Mức dự trữ của lần thứ hai: 200 triệu đồng - Khả năng cho vay cao nhất: 1.800 triệu đồng - Ngân hàng quyết định cho vay cả 1.800 triệu đồng Lại giả thiết rằng khách hàng mới này lại chuyển tiếp 800 triệu để trả cho các chủ nợ của mình ở ngân hàng khác, chuyển tiếp 800 triệu để trả cho chủ nợ của họ có tài khoản ở ngân hàng thương mại này (ngân hàng cho vay), còn 200 triệu khách hàng xin mở tài khoản ở ngân hàng này để chi tiêu. Do đó ngân hàng có thêm 100 triệu đồng tiền gửi mới (phát sinh từ lần cho vay thứ hai). Theo ví dụ trên ngân các hàng thương mại có khả năng mở rộng tiền gửi và cho vay cao nhất bằng bội số của dự trữ ban đầu, mà bội số này lại phụ thuộc vào mức dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương. Mức dự trữ bắt buộc thấp thì bội số càng lớn, khả năng cho vay càng nhiều, mức dự trữ bắt buộc càng cao thì khả năng cho vay càng ít. Ví dụ: Mức dự trữ bắt buộc là R, số dư dự trữ ban đầu của ngân hàng là P, khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn là C. Ta có công thức: C = P x 1/R - Nếu P = 1000 USD, R = 5% Þ C = 1000 x 1/0,05 = 20.000USD - Nếu P = 1000 USD, R = 10% Þ C = 1000 x 1/0,1 = 10.000 USD - Nếu P = 1000 USD, R = 20% Þ C = 1000 x 1/0,2 = 5000 USD 1.2.4. Vốn đi vay của ngân hàng thương mại 1.2.4.1. Vốn vay của công chúng: Ngân hàng phát hành tráí phiếu bán cho công chúng và khách hàng của mình để lấy vốn kinh doanh . Trái phiếu ngân hàng thường có ba loại: Trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung hạn, trái phiếu dài hạn. 1.2.4.2. Vốn đi vay của ngân hàng trung ương: Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn của ngân hàng trung ương khi thiếu tiền khẩn cấp để trả cho khách hàng, khi vay tiền của ngân hàng trung ương các ,ngân hàng thương mại phải trả lãi cho ngân hàng trung ương theo lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương quy định. 1.2.4.3. Vốn đi vay của các ngân hàng khác: Trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng thương mại có quan hệ vãng lai với nhau, trong quan hệ vãng lai, ngân hàng nào có dư nợ là bên vay nợ, ngân hàng nào có dư có là ngân hàng cho vay, số dư nợ mà các ngân hàng thương mại đi vay phải chịu theo lãi suất thị trường. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã khái quát chung về huy động vốn của ngân hàng thương mại: Khái niệm về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại: * Vốn tự tạo của ngân hàng thương mại * Vốn đi vay của ngân hàng thương mại Làm cơ sở nền tảng phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hang thương mạ CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng: Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại hình ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại là chi nhánh của ngân hàng nưc ngoài, ngân hàng thương mại liên doanh với nước ngoài¼Với hàng trăm, hàng nghìn cơ sở hoạt động ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tuy số lượng các ngân hàng thương mại không phải làít, song hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại này nhìn chung hiệu quả chưa cao, mà nguyên nhân chủ yếu nhất là thiếu vốn kinh doanh (vốn tiền gửi của khách hàng) và phân bổ nguồn vốn cho vay không hợp lý. Trong khi một số ngân hàng thương mại làm ăn có hiệu quả thì còn một số hoạt động rất không hiệu quả. Bên cạnh các doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh vay được vốn của ngân hàng, còn có rất nhiều các chủđầu tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có vốn vay để mở rộng và bước vào sản xuất kinh doanh hoặc vay được vốn với những điều kiện không dễ dàng do các ngân hàng đặt ra. So sánh với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, chính sách của các ngân hàng thương mại thông thoáng hơn và đơn giản hơn, nhưng hoạt động lại hiệu quả hơn rất nhiều.Các ngân hàng thương mại làđịa chỉ cung ứng vốn thuận lợi cho khách hàng cũng như là nơi cất giữ tài sản an toàn, có lợi nhất cho người gửi tiền. Họ rất linh hoạt trong quá trình nhận tiền gửi cũng như cho vay bằng hình thức thu hút khách hàng đến gửi tiền vàđáp ứng nhu cầu của khách đến vay, chứ không ngồi chờ người đến gửi, và khi khách đến vay lại yêu cầu họ làm theo các điều kiện của mình mới cho vay tiền. 2.2. Những thuận lợi và khó khăn: 2.2.1. Thuận lợi Mặc dù chưa là một nước có nền kinh tế phát triển.Song nước ta là một nước được xếp vào các quốc gia có tốc độ tăng trưởng vào loại hàng đầu thế giới trong những năm gần đây.Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh nước ta đang thu hút một số lượng lớn các nhàđầu tư vào nhiều các lĩnh vực khác nhau.Khi họ bắt tay vào ký kết hợp đồng đầu tư sản xuất kinh doanh không phải các nhà đầu tư nào cũng có đầy đủ vốn để hoạt động, do đó họ phải đi vay vốn của các ngân hàng thương mại.Bên cạnh đó mức thu nhập vàđời sống của người dân ngày càng cao, ai cũng muốn tương lai của con em vàđược đảm bảo nên nhu cầu về tiết kiệm là tất yếu.Họ mang tài sản sau khi trang trải cho các hoạt động đời sống đến gửi tại ngân hàng. Một yếu tố cũng góp phần quan trọng đối với các ngân hàng thương mại đó là khi nền kinh tế nước nhà bước vào giai đoạn phát triển cao, của hợp tác cùng phát triển đôi bên; nền kinh tế-xã hội trong nước và nước ngoài đang tạo ra rất nhiều các hình thức kinh doanh cho nhiều người, hàng loạt các thành phần kinh tế tư nhân vào cuộc.Họ vay vốn và ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian tài chính cho vay. Mặt khác ở nước ta chiếm phần đa số là các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp của nhà nước.Khi thành lập được Nhà nước cấp cho một nguồn vốn nhất định để hoạt động kinh doanh ban đầu. Tóm lại tất cả những điều kiện trên đã và đang tạo ra nhữn điều kiện thuận lợi trong quá trình huy động vốn của các ngân hàng thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh được tiến hành dễ dàng và có hiệu quả cao. 2.2.2 Khó khăn Với xu thế hội nhập để phát triển toàn diện.Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang mở cửa đón chào tất cả các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh từ trong và ngoài nước để hợp tác đôi bên (hợp tác đôi bên cùng có lợi).Do đó có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tiền tệ như các ngân hàng thương mại là chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng cổ phần¼đang tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Hơn nữa với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, việc tính toán giữa lãi suất tiền gửi và cho vay của ngân hàng thương mại đối với người gửi tiền và người đi vay là một bài toán không đơn giản.Nếu lãi suất tiền gửi thấp quá thấp hoặc không có người gửi tiền, ngân hàng không huy động được vốn, không có vốn để cho vay. Nếu lãi suất tiền gửi quá cao thì ngân hàng không cho vay được vì lãi suất cho vay bằng hoặc lớn hơn suất lợi nhuận bình quân thì không một doanh nghiệp nào chấp nhận vay (vì như thế họ không có khả năng trả cả lãi và vốn cho ngân hàng, họ không thể làm không công cho ngân hàng và người gửi tiền hưởng lợi được). Nền kinh tế thị trường vận động và biến đổi hàng ngày; thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, tỷ giá hối đoái, đầu tư, xuất nhập khẩu¼Đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có những phương án và giải pháp hữu hiệu đểđối phó kịp thời. Tình trạng thiếu năng động và trì trệ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước không phải là số nhỏ.Họ ngồi chờ người đến vay tiền,và khi có khách hàng đến vay tiền không đáp ứng theo nhu cầu khách hàng mà buộc người vay phải theo ý mình, không chấp nhận thì thôi. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã khái quát thực trạng huy động vốn của ngân hàng thương mại làm cơ sở nền tảng phân tích, đưa ra các gợi ý,chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG HUY ĐÔNG VỐN CUA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI Để hoạt động kinh doanh của mình diễn ra có hiệu quả cao các ngân hàng thương mại cần phải đáp ứng được các yêu cầu: Nắm bắt thông tin kịp thời chính xác – cân đối nhu cầu với khả năng – có quyết định đúng – giữ quan hệ tốt với khách hàng – tổ chức bộ máy hoạt động có hiệu quả. 3.1. Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác Ngân hàng thương mại kinh doanh trên địa bàn nào trước hết đòi hỏi phải am hiểu tường tận địa bàn đó như: tình hình kinh tế xã hội, lịch sử, hạ tầng cơ sở, tài nguyên, dân cư¼Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân vay vốn, gửi tiền, nhờ ngân hàng làm dịch vụ tài chính lại càng phải am hiểu hơn. Nền kinh tế thị trường vận động, biến đổi thường xuyên, phaỉ theo dõi kịp thời diễn biến của thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ, thị trường taì chính¼Sản lượng các sản phẩm chủ yếu của các ngành kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tưđể dự kiến các giải pháp đối phó, hay chuẩn bịđối phó trong thời gian tới. 3.2. Cân đối nhu cầu và khả năng * Cân đối nhu cầu thường xuyên: những nhu cầu xuất hiện hàng ngày mà ngân hàng có thể biết trước được: Số tiền bình quân phải trả hàng ngày cho các tài khoản tiền gửi, các đơn xin vay của khách hàng, vốn kinh doanh vàng bạc, đá quý, chứng khoán chi phí hoạt động ngân hàng. * Cân đối nhu cầu đột xuất và nhu cầu khủng hoảng: Dự phòng nhu cầu đột xuất và nhu cầu chống khủng hoảng phải có những tính toán tương đối chính xác.Nếu để quá nhiều thì không đủ vốn kinh doanh thường xuyên.Nếu để quá ít thì nhẹ nhất là mất thời cơ kinh doanh, nặng thì phá sản. * Nhu cầu dự trữ: Là số vốn ngân hàng bắt buộc phải dự trữ the pháp luật để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Số vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào số tiền gửi và tỷ lệ dự trữ nhà nước quy định. 3.3. Có quyết định đúng Để có những quyết định đúng cần phải có những thông tin chính xác về khách hàng, tính chất và đặc điểm công việc làm ăn của khách hàng, về môi trường kinh doanh của khách hàng¼ Khi lập kế hoạch cho vay, phải dự phòng những khả năng sẽ có một số khoản vay không thể trảđúng hạn thậm chí rủi ro mất vốn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. 3.4. Giữ quan hệ tốt với khách hàng Mục đích kinh doanh của ngân hàng không chỉ làm lợi cho mình mà còn làm lợi cho khách hàng.Càng phục vụ có hiệu quả làm lợi nhiều mặt cho khách hàng.Ngân hàng càng chiếm được lòng tin ở khách và làm cho số lượng khách đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều. Nếu phục vụ khách hàng không tốt như thanh toán chậm, thủ tục rườm rà, thái độ thiếu tôn trọng khách, trình độ nghiệp vụ yếu kém ¼Tất cả những sai xót nhỏcủa các nhân viện ngân hàng sẽ làm cho ngân hàng dần dầnmất khách, màđã mất khách thì cũng mất khả năng kinh doanh. 3.5. Tổ chức bộ máy kinh doanh có hiệu quả Trình độ phát triển của nước ta chưa cao, đặc điểm kinh tế của từng địa phương, quy mô hoạt động của từng ngân hàng khác nhau nên việc bố trí bộ máy kinh doanh có những đặc điểm khác nhau.Nhưng về cơ bản phải tổ chức thành 3 bộ phận chính: Trực tiếp kinh doanh - kế toán kho quỹ - kế hoạch kiểm tra. * Trực tiếp kinh doanh: Bộ phận lớn nhất và quan trọng nhất, cần phải bố trí các nhân viên có trình độ kĩ thuật nghiệp vụ cao, nhạy bén, am hiểu, năng nổ, để làm việc. *Kế toán kho quỹ: Bộ phận lớn thứ hai.Đây là bộ phận có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và lưu trữ toàn bộ nhiệm vụ kinh doanh và dịch vụ ngân hàng từ khi phát sinh, quá trình phát triên, kết thúc và tồn tại.Cần bố trí những nhân viên kế toán thành thạo về nghiệp vụ, cẩn thận, đủ trình độ. * Kế hoạch kiểm tra: Số nhân viên ít hơn hai bộ phận nhưng lại phải đòi hỏi họ có trình độ cao hơn về mọi mặt do tính chất của công việc đặc thù. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Đề ra một số gợi ý, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại gồm: Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác Cân đối nhu cầu và khả năng Có quyết định đúng Giữ quan hệ tốt với khách hàng Tổ chức bộ máy kinh doanh có hiệu quả KẾT LUẬN ĐỀ TÀI Huy động vốn là cả một quá trình thực hiện phức tạp, nhưng nó là một vấn đề mang tính chất sống còn đối với các tổ chức tài chính, ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.Mỗi khâu thực hiện bao gồm rất nhiều các bước đi có liên quan mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong các bước đi dù rất nhỏ trong quá trình thực hiện cũng có thể làm ảnh hưởng lớn tới các bước hoạt động trong kinh doanh. Với các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh cao, các nghiệp vụ từ nhận ký gửi tài sản cho khách hàng: ký gửi vàng bạc,chứng khoán, giấy tờ có giá; cho đến các phương thức huy động vốn vay: vay của dân cư, vay của ngân hàng trung ương, vay của các ngân hàng khác); vốn tự tạo: quản lý nguồn vốn tín dụng, dự trữ cho tiền gửi, sử dụng tài khoản séc để mở rộng tiền gửi và cho vay; vốn thu từ tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản séc, tài khoản vãng lai.Đều cần phải được chú trọng và nghiên cứu phát triển cho hợp lý, tránh những sai sót không đáng có xảy ra trong quá trình thực hiện.Thực hiện được thành công các mục tiêu các phương hướng đẫ nêu ra ở trên là chìa khoáđảm bảo cho sự thành công trọn vẹn trong hoạt động kinh doanh tài chính, tiền tệ cho các ngân hàng thương mại trong giai đoạn phát triển hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC QUẢN LÝ & KINH DOANH @ Khoa Tài chính – Kế toán TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG @ Hoàng Kim – Đại học kinh kế TP.HCM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NGÂN HÀNG @ Lê Khoa – Nxb. TPHCM TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG @ Lê vinh Danh – Nxb. CTQG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả họat động huy đông vốn cua ngân hàng thương mại.docx
Luận văn liên quan