Có rất nhiều việc phải làm để thị trường chứng khoán phát triển, nhưng ở thị
trường chứng khoán thứ cấp, việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường là quan
trọng hơn tất cả. Thị trường thiếu thanh khoản thì sẽ không hiệu quả vì dòng tiền
không được chuyển dịch dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Hệ lụy
kéo theo là rủi ro thanh khoản cao cho nhà đầu tư. Lúc đó thị trường sơ cấp muốn
phát triển cũng sẽ rất khó.
Chính vì chưa đặt tính thanh khoản lên hàng đầu của sự quan tâm nên trong
nhiều năm qua, cơ quan quản lý chưa có biện pháp rút ngắn thời gian giao dịch
xuống 1-2 ngày, thay vì 4 ngày như hiện tại. Các cấp quản lý hiện vẫn khá đật
nặng vấn đề biên độ giá để đảm bảo tính an toàn của thị trường, nâng cao tính
thanh khoản của thị trường khi mở rộng biên độ hoặc ngược lại. Trong khi đó việc
nâng cao tính thanh khoản cho thị trường bằng cách rút ngắn thòi gian thanh toán
vẫn chưa được đẩy mạnh.
Vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa giao dịch T+3 với thời gian thanh toán
T+3, trong khi đây là hai vấn đề độc lập với nhau. Kỳ hạn thanh toán T+3 song
hành với giao dịch T+1 hoặc T+0 hiện khá phổ biến trên thế giới. Lợi thế của thị
trường chứng khoán Việt Nam là phát triển sau, nên chúng ta kế thừa để lựa chọn
quy chế giao dịch và công nghệ phù hợp khá dễ dàng. Vì thế thay vì rút ngắn
xuông giao dịch T+2 thì Ủy ban Chứng khoán nên cho phép giao dịch T+1 ngay
35 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giải pháp rút ngắn quy trình giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được nhận hoặc giá trị các quyền kèm theo.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 9
Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại
được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày
tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.
Trong một số trường hợp cần thiết, SGDCK TP.HCM có thể áp dụng phương
thức xác định giá tham chiếu khác sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.
3.8.2. Xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu mới niêm yết
Việc xác định giá của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết trong ngày giao
dịch đầu tiên được quy định như sau:
- Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức
giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu
tiên.
- Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với
giá giao dịch dự kiến.
- Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho
ngày giao dịch kế tiếp.
- Nếu trong 3 ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới
niêm yết vẫn chưa có giá đóng cửa, tổ chức niêm yết sẽ phải xác định
lại giá giao dịch dự kiến.
Không cho phép giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong ngày giao
dịch đầu tiên.
Không quy định mức giá giao dịch dự kiến, biên độ dao động giá đối với trái
phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên.
3.9. Lệnh giao dịch
a. Lệnh giới hạn (LO)
Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt
hơn.
Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho
đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
b. Lệnh thị trường (viết tắt là MP):
Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng
khoán tại mức g iá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 10
Nếu sau khi so khớp lệnh theo trên mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường
vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức
giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị
trường.
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn sau khi giao dịch theo
nguyên tắc tiếp theo như trên không khớp được nữa thì lệnh thị trường sẽ được
chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một bước giá so với giá giao
dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một bước giá
so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua
hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành
lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
Các thành viên không được nhập lệnh thị trường vào hệ thống giao dịch khi
chưa có lệnh giới hạn đối ứng đối với chứng khoán đó.
Lệnh thị trường được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh
liên tục.
c. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (viết tắt là
ATO):
Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định
kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở
cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
d. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (viết tắt
là ATC):
Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.
Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ
để xác định giá đóng cửa và sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng
cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
3.10. Nội dung của lệnh giao dịch
Lệnh giới hạn nhập vào hệ thống giao dịch bao gồm các nội dung sau:
- Lệnh mua, lệnh bán
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 11
- Mã chứng khoán
- Số lượng
- Giá
- Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư
- Ký hiệu lệnh giao dịch theo quy định
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa của chứng khoán
nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn, nhưng không ghi mức
giá mà ghi là ATO.
Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa của chứng khoán
nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn, nhưng không ghi mức
giá mà ghi là ATC.
Lệnh thị trường nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn
nhưng không ghi mức giá mà ghi là MP.
3.11. Ký hiệu lệnh giao dịch
Các ký hiệu lệnh giao dịch đối với lệnh nhập vào hệ thống giao dịch bao
gồm:
Loại khách hàng Ký hiệu lệnh
- Thành viên giao dịch tự doanh P
- Nhà đầu tư trong nước lưu ký tại thành viên giao dịch C
- Nhà đầu tư nước ngoài lưu ký tại thành viên giao dịch,
tổ chức lưu ký trong nước hoặc tổ chức lưu ký nước
ngoài; Tổ chức lưu ký nước ngoài tự doanh
F
- Nhà đầu tư trong nước lưu ký tại tổ chức lưu ký trong
nước hoặc tại tổ chức lưu ký nước ngoài; Tổ chức lưu
ký trong nước tự doanh
M
3.12. Sửa hủy lệnh đối với giao dịch khớp lệnh
a. Trong thời gian khớp lệnh định kỳ:
Nghiêm cấm việc huỷ lệnh giao dịch được đặt trong cùng đợt khớp lệnh định
kỳ. Chỉ được phép huỷ các lệnh gốc hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được
thực hiện trong lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 12
Đại diện giao dịch được phép sửa lệnh giao dịch khi nhập sai lệnh giao dịch
của khách hàng nhưng phải xuất trình lệnh gốc và được SGDCK TP.HCM chấp
thuận. Việc sửa lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện
hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện. Việc sửa lệnh trong thời gian
giao dịch của thành viên phải tuân thủ Quy trình sửa lệnh giao dịch do SGDCK
TP.HCM ban hành.
b. Trong thời gian khớp lệnh liên tục:
Khi khách hàng yêu cầu hoặc khi thành viên nhập sai thông tin của lệnh gốc,
đại diện giao dịch được phép sửa, hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh
chưa được thực hiện, kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực
hiện ở lần khớp lệnh định kỳ trước đó.
c. Trường hợp sửa số hiệu tài khoản của nhà đầu tư, thứ tự ưu tiên của
lệnh vẫn được giữ nguyên so với lệnh gốc.
d.Trường hợp sửa các thông tin khác của lệnh giao dịch, thứ tự ưu tiên
về thời gian của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh đúng nhập vào
hệ thống giao dịch.
3.13. Quảng cáo giao dịch thỏa thuận
Trong thời gian giao dịch thỏa thuận, đại diện giao dịch của Thành viên được
nhập lệnh quảng cáo mua bán chứng khoán theo phương thức giao dịch thỏa thuận
trên hệ thống giao dịch.
Nội dung quảng cáo giao dịch thỏa thuận do đại diện giao dịch nhập trên hệ
thống giao dịch bao gồm:
- Mã chứng khoán.
- Giá quảng cáo.
- Khối lượng.
- Lệnh chào mua hoặc bán.
- Số điện thoại liên hệ.
3.14. Thực hiện giao dịch thỏa thuận
Trong thời gian giao dịch thoả thuận, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư được thực
hiện giao dịch theo lô lớn.
Giao dịch thỏa thuận cổ phiếu, chứng chỉ quỹ phải tuân theo quy định về biên
độ dao động giá trong ngày.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 13
Giao dịch thoả thuận do thành viên bên mua và bên bán nhập vào hệ thống
giao dịch theo Quy trình giao dịch thoả thuận do SGDCK TP.HCM ban hành.
3.15. Sửa, hủy giao dịch thỏa thuận
Giao dịch thỏa thuận trên hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ.
Trong trường hợp đại diện giao dịch nhập sai giao dịch thỏa thuận, đại diện
giao dịch được phép sửa giao dịch thỏa thuận nhưng phải xuất trình lệnh gốc của
khách hàng, phải được bên đối tác chấp thuận sửa và được SGDCK TP.HCM chấp
thuận việc sửa giao dịch thoả thuận. Việc sửa giao dịch thoả thuận của thành viên
phải tuân thủ Quy trình sửa lệnh giao dịch do SGDCK TP.HCM ban hành.
3.16. Sửa lỗi sau giao dịch
Sau khi kết thúc giao dịch, nếu thành viên phát hiện lỗi giao dịch do nhầm lẫn,
sai sót trong quá trình nhận lệnh, chuyển, nhập lệnh vào hệ thống giao dịch, thành
viên phải báo cáo SGDCK TP.HCM về lỗi g iao dịch và chịu trách nhiệm giải
quyết với khách hàng về lỗi giao dịch của mình. Việc sửa lỗi sau giao dịch của
thành viên phải tuân thủ Quy trình sửa lỗi sau giao dịch do SGDCK TP.HCM và
Trung tâm Lưu ký chứng khoán ban hành.
3.17. Xác lập và huỷ bỏ giao dịch
Giao dịch chứng khoán được xác lập khi hệ thống giao dịch thực hiện khớp
lệnh mua và lệnh bán theo phương thức khớp lệnh hoặc ghi nhận giao dịch theo
phương thức thỏa thuận, ngoại trừ có quy định khác do SGDCK TP.HCM ban
hành.
Thành viên bên mua và bên bán có trách nhiệm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán
đối với giao dịch chứng khoán đã được xác lập.
Trong trường hợp giao dịch đã được thiết lập ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi của các nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường, SGDCK
TP.HCM có thể quyết định sửa hoặc hủy bỏ giao dịch trên.
Trong trường hợp hệ thống giao dịch gặp sự cố dẫn đến tạm ngừng giao dịch,
SGDCK TP.HCM căn cứ tình hình khắc phục sự cố để quyết định công nhận hoặc
không công nhận kết quả giao dịch.
3.18. Kiểm soát giao dịch chứng khoán của người đầu tư nước ngoài
Hệ thống giao dịch kiểm soát và công bố khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua theo nguyên tắc:
a. Trong thời gian giao dịch khớp lệnh:
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 14
Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mua của nhà đầu tư nước ngoài
được trừ vào khối lượng còn được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực
hiện; khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư bán của nhà đầu tư nước ngoài
được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư còn được phép mua
ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch.
Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của nhà đầu
tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ tự động bị hủy nếu khối lượng cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ đầu tư còn được phép mua đã hết và lệnh mua được nhập tiếp vào
hệ thống giao dịch sẽ không được chấp nhận.
b. Trong thời gian giao dịch thỏa thuận:
Khối lượng chứng khoán còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
được giảm xuống ngay sau khi giao dịch thỏa thuận được thực hiện nếu giao dịch
đó là giữa một nhà đầu tư nước ngoài mua với một nhà đầu tư trong nước bán.
Khối lượng chứng khoán còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
được tăng lên ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch nếu giao dịch đó là
giữa một nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước mua
Khối lượng chứng khoán còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ
không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước
ngoài với nhau.
Hệ thống giao dịch hiển thị thông tin chào mua của nhà đầu tư nước ngoài đối
với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư theo nguyên tắc như sau:
- Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng mua
của toàn thị trường tại từng mức giá, từ mức giá có thứ tự ưu tiên cao
nhất đến mức giá có thứ tự ưu tiên thấp nhất, cho đến khi bằng khối
lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài.
- Các lệnh mua còn lại của nhà đầu tư nước ngoài không được hiển thị
vẫn nằm chờ trên sổ lệnh và sẽ tự động bị hủy khi khối lượng còn
được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài đã hết.
- Hệ thống giao dịch cập nhật thông tin chào mua của nhà đầu tư nước
ngoài và điều chỉnh việc hiển thị mỗi khi lệnh mua của nhà đầu tư
nước ngoài được nhập vào hệ thống hoặc bị hủy bỏ.
3.19. Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư
Nhà đầu tư chỉ được có một tài khoản giao dịch chứng khoán và chỉ được mở
tại một công ty chứng khoán. Tài khoản của nhà đầu tư phải tuân thủ quy định về
cấp mã tài khoản cho nhà đầu tư do SGDCK TP.HCM ban hành. Thành viên có
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 15
trách nhiệm lưu giữ chứng từ giao dịch, thông tin giao dịch chứng khoán của số tài
khoản đã cấp, thông tin về chủ tài khoản, ngày mở và đóng tài khoản.
Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại
cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong cùng một ngày giao dịch.
Khi đặt lệnh bán chứng khoán hoặc quảng cáo bán chứng khoán (khi đặt lệnh
mua chứng khoán hoặc quảng cáo mua chứng khoán), số dư chứng khoán (số dư
tiền) trên tài khoản của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng các điều kiện
về tỷ lệ ký quỹ chứng khoán (tiền).
3.20. Giao dịch cổ phiếu quỹ
Trong mỗi ngày giao dịch, tổ chức niêm yết giao dịch cổ phiếu quỹ chỉ được
phép đặt lệnh mua lại cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu quỹ với khối lượng tối thiểu
bằng 3% và khối lượng tối đa bằng 5% khối lượng xin phép trong đơn đăng ký gửi
SGDCK TP.HCM. Tổ chức niêm yết muốn giao dịch với khối lượng vượt quá 5%
khối lượng xin phép trong đơn hoặc thực hiện giao dịch lô lớn theo phương thức
giao dịch thỏa thuận phải được sự chấp thuận của SGDCK TP.HCM và SGDCK
TP.HCM phải báo cáo UBCKNN ít nhất một ngày trước ngày tổ chức niêm yết
thực hiện giao dịch. Trường hợp tổ chức niêm yết mua lại cổ phiếu quỹ, khối
lượng mua lại không được vượt quá 10% khối lượng giao dịch của cổ phiếu đó
trong ngày giao dịch liền trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch cổ phiếu quỹ.
Giá đặt mua lại cổ phiếu của tổ chức niêm yết trong ngày giao dịch không lớn
hơn giá tham chiếu cộng ba đơn vị yết giá. Giá đặt bán cổ phiếu quỹ trong ngày
giao dịch không được nhỏ hơn giá tham chiếu trừ ba đơn vị yết giá.
Trong những trường hợp đặc biệt, SGDCK TP.HCM sẽ xem xét và quyết định
việc giao dịch cổ phiếu quỹ trên cơ sở đề nghị của tổ chức niêm yết.
3.21. Các ký hiệu giao dịch không hưởng quyền
Vào các ngày giao dịch không hưởng quyền, SGDCK TP.HCM sẽ công bố các
ký hiệu giao dịch sau đây trên hệ thống giao dịch đối với các loại chứng khoán:
“XR”: Giao dịch không hưởng quyền đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu;
“XD”: Giao dịch không hưởng cổ tức của cổ phiếu và chứng chỉ;
“XA”: Giao dịch không hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu
tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong cùng một ngày.
“XI”: Giao dịch không hưởng lãi trái phiếu.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 16
4. QUY TRÌNH GIAO DỊCH
4.1. Quy trình giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
Ngày T:
Lệnh của nhà đầu tư được nhập vào hệ thống giao dịch của công ty chứng
khoán, chuyển qua hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM và khớp lệnh, báo
kết quả ngay sau khi kết thúc phiên giao dịch.
Sau khi kết thúc phiên giao dịch, Sở giao dịch chứng chuyển kết quả giao dịch
cho TTLK.
Thành viên thuộc Trung tâm lưu nhận Thông báo kết quả giao dịch trực tiếp
tại TTLK và ký nhận vào Sổ giao nhận báo cáo.
Ngày T+1:
Thành viên đối chiếu các giao dịch của mình, ghi nhận các sai sót (nếu có) để
thông báo cho TTLK.
Trường hợp phát hiện lỗi sau giao dịch, chậm nhất vào 10h00 ngày T+2, Thành
viên phải gửi cho TTLK hồ sơ đề nghị sửa lỗi theo quy định tại Điều 7 “Quy chế
hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán”
Ngày T+2:
Chậm nhất 10h sáng, các Thành viên gửi Thông báo xác nhận kết quả giao
dịch cho TTLK. Nếu sau 10h, TTLK chưa nhận được Thông báo xác nhận kết quả
giao dịch của Thành viên thì các giao dịch mặc nhiên được coi như đã chính xác
và đã được xác nhận.
• Từ 10h - 11h30:
TTLK lập các báo cáo thanh toán giao dịch chứng khoán theo phương thức
bù trừ đa phương, kết quả bù trừ chi tiết theo thành viên, gửi cho thành viên
“Thông báo kết quả bù trừ đa phương và thanh toán tiền theo thành viên”
và “Thông báo kết quả bù trừ đa phương và thanh toán chứng khoán theo
thành viên”
• Từ 13h00 – 15h00
TTLK thực hiện:
- Gửi cho Ngân hàng thanh toán (NHTT) Thông báo kết quả tổng hợp bù
trừ đa phương và thanh toán tiền và lưu Báo cáo kết quả tổng hợp bù trừ
đa phương và thanh toán chứng khoán
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 17
- Kết xuất số liệu thanh toán giao dịch cho NHTT dưới dạng file thông qua
đường truyền giữa TTLK và NHTT. Sau khi chuyển file kết xuất, TTLK
xác nhận kết quả chuyển file với NHTT.
Ngày T+3:
• Từ 08h:00 – 11h:00:
Thành viên chuyển tiền vào TK TG TTBT tại NHTT theo kết quả bù trừ
trên các chứng từ thanh toán do TTLK cung cấp.
• Từ 11h:00 – 11h:30:
NHTT thực hiện kiểm tra số dư tiền trên TK TG TTBT chứng khoán niêm
yết (số dư tổng cho việc thanh toán các giao dịch chứng khoán trên cả hai
thị trường) và gửi cho TTLK Báo cáo số dư TK TG TTBT của thành viên.
• Từ 13h:00 – 14h:00:
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, NHTT tự động trích chuyển số tiền
phải trả từ TK TG TTBT (tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh) vào TK
TTBT TV.
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, TTLK tự động trích chuyển số chứng
khoán phải giao từ TKCK GD TV (tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh)
vào TKCK TTBT TV.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương - từ TK TG TTBT sang TK TTBT TV
TTLK kiểm tra kết quả chuyển khoản tiền của NHTT và yêu cầu chỉnh sửa
nếu thấy không khớp với chứng từ thanh toán.
• Từ 14h:00 – 14h:30:
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHTT chuyển tiền (tổng thuần phải trả) từ
TK TTBT TV sang TK TG TTBT TTLK của TTLK.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương – từ TK TTBT TV sang TK TG TTBT TTLK
Căn cứ báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK thực hiện chuyển
chứng khoán (tổng thuần phải trả) từ TKCK TTBT TV của thành viên phải
giao sang TKCK TTBT TTLK.
TTLK và NHTT kiểm tra và đối chiếu số dư trên TKCK TTBT TTLK và
TK TG TTBT TTLK so với các chứng từ thanh toán.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 18
• Từ 14h:30 – 14h:45:
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHTT tự động chuyển tiền (tổng thuần
được nhận) từ TK TG TTBT TTLK sang TK TTBT TV của các thành viên
được nhận.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương - từ TK TG TTBT TTLK sang TK TTBT
TV.
Căn cứ báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK chuyển chứng khoán
(tổng thuần được nhận) từ TKCK TTBT TTLK vào các TKCK TTBT TV
của thành viên được nhận.
• Từ 14h:45 – 15h:00:
Căn cứ theo các chứng từ thanh toán, NHTT tự động phân bổ số tiền tương
ứng từ TK TTBT TV vào các TK TG TTBT (tài khoản môi giới và/hoặc tự
doanh) tại NHTT.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương – từ TK TTBT TV sang TK TG TTBT và
“Báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ tiền”
Căn cứ báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK phân bổ số chứng
khoán tương ứng từ TKCK TTBT TV vào TKCK GD TV của thành viên
(tài khoản tự doanh hoặc môi giới).
4.2. Quy trình giao dịch trái phiếu
Ngày T:
Kết quả mua bán trái phiếu thông qua phương thức thoả thuận được báo về
nhà đầu tư ngay sau phiên giao dịch.
Sau khi kết thúc phiên giao dịch, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
chuyển kết quả giao dịch cho TTLK.
Thành viên nhận Thông báo kết quả giao dịch đa phương trực tiếp tại
TTLK và ký nhận vào Sổ giao nhận báo cáo.
Thành viên đối chiếu các giao dịch của mình, ghi nhận các sai sót (nếu có)
để thông báo cho TTLK. Trường hợp phát hiện lỗi sau giao dịch, chậm nhất
vào 8h:00 sáng ngày T+1, Thành viên phải gửi cho TTLK hồ sơ đề nghị xử
lý lỗi.
Chậm nhất 14h:30, các Thành viên gửi Thông báo xác nhận kết quả giao
dịch cho TTLK. Nếu sau 14h:30, TTLK chưa nhận được Thông báo xác
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 19
nhận kết quả giao dịch của Thành viên thì các giao dịch mặc nhiên được coi
như đã chính xác và đã được xác nhận.
• Từ 14h:30 - 15h:30:
TTLK bù trừ và lập các thông báo thanh toán bù trừ đa phương.
• Từ 15h:30 – 16h:00:
TTLK thực hiện:
Gửi cho thành viên “Thông báo kết quả bù trừ đa phương và thanh
toán tiền theo thành viên” và “Thông báo kết quả bù trừ đa phương
và thanh toán chứng khoán theo thành viên”
Gửi cho Ngân hàng thanh toán thông báo kết quả tổng hợp bù trừ đa
phương và thanh toán tiền và lưu Báo cáo kết quả tổng hợp bù trừ đa
phương và thanh toán chứng khoán.
• Từ 16h:00 – 16h:30:
TTLK thực hiện:
TTLK kiểm tra số dư chứng khoán trên tài khoản chứng khoán giao
dịch (TKCK GD TV) của thành viên (môi giới và/hoặc tự doanh).
Trường hợp thiếu chứng khoán để giao, TTLK thông báo cho thành
viên liên quan đề nghị xác định giao dịch dẫn đễn thiếu chứng khoán
và tìm nguồn hỗ trợ.
Kết xuất số liệu thanh toán giao dịch cho NHTT dưới dạng file
thông qua đường truyền giữa TTLK và NHTT. Sau khi chuyển file
kết xuất, TTLK xác nhận kết quả chuyển file với NHTT.
Ngày T+1 (Ngày thanh toán)
• Từ 08h:00 – 9h:00:
Thành viên chuyển tiền vào Tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch
chứng khoán tại NHTT (TK TG TTBT) theo kết quả bù trừ trên các chứng
từ thanh toán do TTLK cung cấp.
NHTT thực hiện kiểm tra số dư tiền trên TK TG TTBT chứng khoán chưa
niêm yết và gửi cho TTLK Báo cáo số dư TK TG TTBT chứng khoán chưa
niêm yết của thành viên.
• Từ 9h00 -11h30:
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 20
Đối với các thành viên bị huỷ thanh toán do lỗi sau giao dịch hoặc các
thành viên bị thiếu chứng khoán/thiếu tiền nhưng không huy động đủ chứng
khoán/tiền để thanh toán, TTLK thực hiện:
+ Huỷ thanh toán đối với giao dịch lỗi hoặc giao dịch dẫn đến thiếu chứng
khoán/tiền;
+ Gửi Thông báo huỷ thanh toán giao dịch chứng khoán cho Thành viên
liên quan và TTGDCK;
+ Chuyển các thông báo thanh toán bù trừ đã điều chỉnh cho các Thành
viên liên quan và NHTT.
• Từ 13h:00 – 14h:00:
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, NHTT tự động trích chuyển số tiền
phải trả từ TK TG TTBT (tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh) vào Tài
khoản tiền thanh toán bù trừ ròng của thành viên (TK TTBT TV).
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, TTLK tự động trích chuyển số chứng
khoán phải giao từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên (TKCK
GD TV) (tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh) vào Tài khoản thanh toán bù
trừ chứng khoán giao dịch của thành viên mở tại TTLK (TKCK TTBT TV).
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương - từ TK TG TTBT sang TK TTBT TV.
TTLK kiểm tra kết quả chuyển khoản tiền của NHTT và yêu cầu chỉnh sửa
nếu thấy không khớp với chứng từ thanh toán.
• Từ 14h:00 – 14h:30
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHTT chuyển tiền (tổng thuần phải trả) từ
TK TTBT TV sang Tài khoản thanh toán bù trừ của TTLK mở tại NHTT
(TK TG TTBT TTLK).
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương – từ TK TTBT TV sang TK TG TTBT TTLK.
Căn cứ báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK thực hiện chuyển
chứng khoán (tổng thuần phải trả) từ TKCK TTBT TV phải giao sang Tài
khoản thanh toán bù trừ chứng khoán của TTLK (TKCK TTBT TTLK).
TTLK và NHTT kiểm tra và đối chiếu số dư trên TKCK TTBT TTLK và
TK TG TTBT TTLK so với các chứng từ thanh toán.
• Từ 14h30 - 14h45
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 21
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHTT tự động chuyển tiền (tổng thuần
được nhận) từ TK TG TTBT TTLK sang TK TTBT TV của các thành viên
được nhận.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương - từ TK TG TTBT TTLK sang TK TTBT TV.
Căn cứ báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK chuyển chứng khoán
(tổng thuần được nhận) từ TKCK TTBT TTLK vào các TKCK TTBT TV
của thành viên được nhận.
• Từ 14h:45 – 15h:00:
Căn cứ theo các chứng từ thanh toán, NHTT tự động phân bổ số tiền tương
ứng từ TK TTBT TV vào các TK TG TTBT (tài khoản môi giới và/hoặc tự
doanh) tại NHTT.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán bù trừ đa phương – từ TK TTBT TV sang TK TG TTBT và
“Báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ tiền”.
Căn cứ báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK phân bổ số chứng
khoán tương ứng từ TKCK TTBT TV vào TKCK GD TV (tài khoản tự
doanh hoặc môi giới).
4.3. Quy trình giao dịch cổ phiếu theo phương thức thoả thuận, thanh toán
trực tiếp (lô >100.000 đon vị)
Ngày T:
Sau khi kết thúc phiên giao dịch, TTGDCK chuyển kết quả giao dịch cho
TTLK.
Thành viên nhận Thông báo kết quả giao dịch trực tiếp trực tiếp tại TTLK
và ký nhận vào Sổ giao nhận báo cáo.
Thành viên đối chiếu các giao dịch của mình, ghi nhận các sai sót (nếu có)
để thông báo cho TTLK. Trường hợp phát hiện lỗi sau giao dịch, chậm nhất
vào 8h sáng ngày T+1, Thành viên phải gửi cho TTLK hồ sơ đề nghị xử lý
lỗi.
Chậm nhất 14h30, các Thành viên gửi Thông báo xác nhận kết quả giao
dịch cho TTLK. Nếu sau 14h30, TTLK chưa nhận được Thông báo xác
nhận kết quả giao dịch của Thành viên thì các giao dịch mặc nhiên được coi
như đã chính xác và đã được xác nhận.
• Từ 14h:30 - 15h:30:
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 22
TTLK lập các báo cáo thanh toán trực tiếp.
• Từ 15h:30 – 16h:00:
TTLK thực hiện:
Gửi cho thành viên “Thông báo thanh toán tiền trực tiếp theo thành
viên” và “Thông báo thanh toán chứng khoán trực tiếp theo thành
viên”.
Gửi cho NHTT Thông báo kết quả tổng hợp thanh toán trực tiếp tiền
và lưu Báo cáo kết quả tổng hợp thanh toán trực tiếp chứng khoán.
• Từ 16h:00 – 16h:30:
TTLK thực hiện:
Kiểm tra số dư chứng khoán trên TKCK GD TV của thành viên (môi
giới và/hoặc tự doanh). Trường hợp thiếu chứng khoán để giao,
TTLK thông báo cho thành viên liên quan đề nghị xác định giao dịch
dẫn đễn thiếu chứng khoán và tìm nguồn hỗ trợ.
Kết xuất số liệu thanh toán giao dịch cho NHTT dưới dạng file
thông qua đường truyền giữa TTLK và NHTT. Sau khi chuyển file
kết xuất, TTLK xác nhận kết quả chuyển file với NHTT.
Ngày T+1 (Ngày thanh toán)
• Từ 08h:00 – 09h:00:
Thành viên chuyển tiền vào TK TG TTBT tại NHTT căn cứ theo chứng từ
thanh toán do TTLK cung cấp.
Trường hợp có lỗi sau giao dịch, TTLK thực hiện xử lý lỗi theo quy định.
NHTT thực hiện kiểm tra số dư tiền trên TK TG TTBT chứng khoán chưa
niêm yết và gửi cho TTLK Báo cáo số dư TK TG TTBT chứng khoán chưa
niêm yết của thành viên.
• Từ 09h-11h30:
Đối với các thành viên bị huỷ thanh toán do lỗi sau giao dịch hoặc các
thành viên bị thiếu chứng khoán/thiếu tiền nhưng không huy động đủ chứng
khoán/tiền để thanh toán, TTLK thực hiện:
+ Huỷ thanh toán đối với giao dịch lỗi hoặc giao dịch dẫn đến thiếu chứng
khoán/tiền;
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 23
+ Gửi Thông báo huỷ thanh toán giao dịch chứng khoán cho Thành viên
liên quan và TTGDCK;
+ Chuyển các thông báo thanh toán bù trừ đã điều chỉnh cho các Thành
viên liên quan và NHTT.
• Từ 13h:00 – 14h:00:
Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, NHTT tự động trích chuyển số tiền
phải trả từ TK TG TTBT (tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh) vào TK
TTBT TV mở tại NHTT.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán trực tiếp - từ TK TG TTBT sang TK TTBT TV (Mẫu 06/PL-
TTBT).
TTLK kiểm tra kết quả chuyển khoản tiền của NHTT và yêu cầu chỉnh sửa
nếu thấy không khớp với chứng từ thanh toán.
• Từ 14h:00 – 14h:30:
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHTT chuyển tiền (tổng thuần phải trả) từ
TK TTBT TV sang TK TG TTBT TTLK tại NHTT.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán trực tiếp – từ TK TTBT TV sang TK TG TTBT TTLK.
• Từ 14h:30 – 14h:45:
Căn cứ vào chứng từ thanh toán, NHTT tự động chuyển tiền (tổng thuần
được nhận) từ TK TG TTBT TTLK sang TK TTBT TV của các thành viên
được nhận.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán trực tiếp - từ TK TG TTBT TTLK sang TK TTBT TV.
• Từ 14h:45 – 15h:00:
Căn cứ theo các chứng từ thanh toán, NHTT tự động phân bổ số tiền tương
ứng từ TK TTBT TV vào các TK TG TTBT của thành viên (tài khoản môi
giới và/hoặc tự doanh) tại NHTT.
NHTT gửi bằng file và văn bản cho TTLK Báo cáo kết quả chuyển tiền
thanh toán trực tiếp – từ TK TTBT TV sang TK TG TTBT và “Báo cáo
tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền”.
Căn cứ các báo cáo kết quả chuyển tiền của NHTT, TTLK chuyển và phân
bổ số chứng khoán phải trả từ TKCK GD TV của thành viên bên bán (tài
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 24
khoản môi giới và/hoặc tự doanh) vào TKCK GD TV của thành viên bên
mua (tài khoản môi giới và/hoặc tự doanh).
4.4. Lưu đồ tổng quát quy trình giao dịch, thanh toán bù trừ chứng khoán,
trái phiếu.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TPHCM
1. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1. Quy mô giao dịch
Sau 10 năm phát triền, hiện nay đã có 209 cổ phiếu công ty, 4 chứng chỉ quỹ
và 60 trái phiếu niêm yết tại Sơ Giao dịch chứng khoán TPHCM. Số liêu chi tiết
như sau:
Bảng 2.1 Quy mô niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM
Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ Trái phiếu Khác
Số CK niêm yết(1 CK) 273,00 209,00 4,00 60,00 0,00
Tỉ trọng (%) 100,00 76,56 1,47 21,98 0,00
KL niêm yết(ngàn CK) 10.669.230,32 10.302.372,95 252.055,53 114.801,84 0,00
Tỉ trọng(%) 100,00 96,56 2,36 1,08 0,00
GT niêm yết(triệu đồng) 117.024.468,30 103.023.729,50 2.520.555,30 11.480.183,50 0,00
Tỉ trọng (%) 100,00 88,04 2,15 9,81 0,00
Nguồn: Sổ giao dịch chứng khoán TPHCM
Nhận xét: chứng khoán giao dịch tại HOSE chủ yếu là cổ phiếu, chiếm đến
96,56% khối lượng niêm yết, còn lại trá i phiếu. Khối lượng niêm yết của chứngchỉ
quỹ hầu như không đáng kể trên thị trường.
1.2. Diễn biến thị trường
TTCK Việt nam trong thời gian qua đã dần phục hồi sau thời kỳ suy thoái của
năm 2008. VNIndex năm 2009 đã tăng 57% so với mức giảm 66% của năm 2008.
Nhìn lại cả năm 2009 thì TTCK Việt nam đã trải qua 5 giai đoạn chính (thể hiện
tại Biểu đồ 2.1 N8m giai đoạn của TTCK Việt Nam và các tác động) như sau:
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 26
1) Giai đoạn đầu năm từ 2/1 đến 24/2: là giai đoạn tiếp nối chuỗi giảm điểm
từ năm 2008 và mức đáy 234,66 của VNIndex đã thiết lập vào ngày 24/2.
Trong giai đoạn này, các biện pháp hỗ trợ kinh tế của Việt Nam mới thực
hiện từ cuối tháng 1 chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng. TTCK thế giới
vẫn bị bao trùm trong sự hoài nghi về con số thiệt hại mà các ngân hàng Mỹ
phải gánh chịu và nguy cơ phá sản của các ngân hàng vẫn còn rất lớn.
2) Giai đoạn phục hồi nhanh 25/2 – 10/6: VNIndex đã tăng 118% trong 72
ngày với 3 đợt sóng lên, các sóng càng về sau càng có tốc độ tăng nhanh.
NĐT trong nước, trong đó có phần quan trọng của các nhà đầu tư cá nhân,
đã mạnh dạn mua vào ở vùng đáy và giúp TTCK lấy lại được động lực.
Tiếp theo đó, các gói kích thích kinh tế quy mô lớn được chính phủ các
nước áp dụng đã làm tăng niềm tin của giới đầu tư. TTCK thế giới bắt đầu
phục hồi đã tiếp thêm đà cho TTCK Việt nam.
Tăng trưởng tín dụng và giải ngân vốn hỗ trợ lãi suất của Việt nam tăng
nhanh từ tháng 3 (tăng trưởng tín dụng tháng 4 và 5 là 4,8% và 4,2%).
Thời gian này chưa có sự kiểm tra chặt chẽ đối với việc sử dụng tín dụng
đúng mục đích nên nhiều khả năng một phần tín dụng mới đã làm tăng
luồng tiền cho TTCK (chỉ từ giữa tháng 6, NHNN mới có những văn bản
yêu cầu kiểm tra sát sao việc cho vay tiêu dùng, đầu tư bất động sản và
chứng khoán). Ban đầu nhiều NĐT tổ chức còn nghi ngại về xu hướng tăng
nhưng sau đó cũng đã bắt đầu vào cuộc. Trong thời gian này cũng xuất hiện
sự tham gia tích cực trở lại của NĐTNN với 2 đợt mua thấp bán cao rất
nhịp nhàng (xem chart mua-bán của NĐTNN).
3) Giai đoạn điều chỉnh từ 12/6-20/7: sau một thời gian tăng nóng, sự điều
chỉnh đến như một tất yếu. Tuy nhiên trong giai đoạn này không có nhiều
thông tin tiêu cực mà ngược lại, những biện pháp kích thích kinh tế đã bắt
đầu phát huy tác dụng. Sản xuất công nghiệp ước tính tăng 8,2% trong
tháng 6 (cao hơn 7,2% của tháng 7 và hơn hẳn mức 2,5% của quý 1), chỉ số
bán lẻ tăng 8,8% (cuối năm 2008 là 6,5%), ước tính GDP cuối 2009 được
điều chỉnh tăng lên so với trước (trong kịch bản lạc quan, GDP 2009 được
ước tính là 4,9%). Sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật của thị trường Việt
Nam trong khi TTCK thế giới lại tăng điểm khá mạnh đã tạo ra một sự kìm
nén đối với sức cầu. Và khi được giải tỏa, sức cầu đã làm VNIndex bật
mạnh trong những ngày cuối tháng 7 và sau đó là đợt sóng lên kéo dài 3
tháng.
4) Giai đoạn tăng điểm từ 22/7-22/10: nếu như đợt tăng điểm trong giai đoạn
đầu năm phần nào đền từ niềm tin và luồng tiền thì đợt tăng điểm lần này
có thêm sự hỗ trợ mạnh bởi các dấu hiệu hồi phục kinh tế trong nước và
quốc tế. GDP quý 2 của Đức và Pháp, 2 nền kinh tế lớn nhất Châu Âu tăng
trưởng dương 0,3% sau khi giảm 4 quý trước đó. GDP của Nhật tăng 0,9%
và Mỹ giảm -1%, thấp hơn so với dự báo -1,5%.
Đầu tháng 8 cũng đã có đề xuất cho gói kích thích kinh tế thứ 2 và nâng
hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 từ 27% lên 30%, điều này
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 27
thêm củng cố cho luồng tiền đổ vào TTCK. Các thông tin về KQKD và
chia thưởng cổ phiếu được tận dụng để nâng giá cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu
BĐS được chú ý từ cuối tháng 8 đã trở thành động lực kéo thị trường vào
tháng 9 trong bối cảnh thị trường BĐS khá khởi sắc so với đầu năm nhờ
luồng tiền từ gói kich thích kinh tế.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10 mặc dù thị trường điều chỉnh do đã tăng điểm
khá mạnh trong 2 tháng nhưng luồng tiền từ đòn bẩy tài chính trong tháng
10 đã một lần nữa làm tăng sức cầu và đẩy thị trường lên đỉnh cao mới.
Chính bởi lượng đòn bẩy lớn, TTCK trở nên rất nhạy cảm với các chính
sách vĩ mô và tiền tệ, đây chính là tiền đề để cho đợt điều chỉnh kéo dài cho
đến hết năm 2009.
Biểu đồ 2.1 Tình hình tăng trưởng tín dụng
Biểu đồ 2.2 tình hình vốn vay được hỗ trợ lãi suất
5) Đợt điều chỉnh từ 23/10 đến cuối năm: bắt đầu bằng phiên ngày thứ 6,
23/10 với KLGD kỷ lục thị trường bắt đầu chu kỳ điều chỉnh bởi nhiều
thông tin không tích cực từ chính sách vĩ mô và tiền tệ. Bên cạnh các tin
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 28
đồn về thắt chặt chính sách tiền tệ khiến thị trường nhiều lúc chao đảo, sự
căng thẳng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và diễn biến bất thường
của giá vàng, ngoại tệ cũng có những tác động lớn đến TTCK.
Nhưng tác động mạnh nhất đến thị trường phải kể đến việc NHNN bất ngờ
quyết định nâng lãi suất cơ bản vào cuối tháng 11. Sự điều chỉnh này thể
hiện sự thay đổi trong chính sách vĩ mô từ hỗ trợ tăng trưởng sang hướng
ổn định vĩ mô (kèm theo là hạn chế nới lỏng tín dụng) sau khi kỳ họp Quốc
Hội kết thúc.
Biêu đồ 2.3 Tình hình giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài
Tóm tắt diễn biến của TTCK Việt Nam và các nhân tố tác động qua biều đồ
sau:
Biểu đồ 2.4: Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 29
2. THỜI GIAN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
2.1. Tồn tại
1) Thời gian hoàn tất giao dịch: từ lúc khớp lệnh đến khi chứng
khoán/tiền về tài khoản của nhà đầu tư còn quá dài (T+4)
Hiện tại, Việt Nam đang thực hiện quy trình thanh toán bù trừ đa phương cho
cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Cụ thể, vào ngày giao dịch T+0, Trung tâm Lưu ký
chứng khoán (VSD) nhận kết quả kinh doanh từ hai Sở GDCK, dựa trên kết quả
này VSD in báo cáo, rồi chuyển cho các thành viên lưu ký (CTCK) sao khớp.
Thành viên lưu ký phải kiểm tra đối chiếu, xác minh chính xác giao dịch và
xác nhận với VSD chậm nhất vào ngày T+2, dựa trên đó Trung tâm xác nhận với
các thành viên ngày T+2. Ngày T+3, VSD kiểm tra tiền, xác định số chứng toán
trên tài khoản thành viên, có biện pháp khắc phục nếu thành viên để xảy ra tình
trạng thiếu tiền, chứng khoán và hoàn tất giao dịch vào 15h chiều ngày T+3. Như
vậy, về lý thuyết phải đến sáng ngày T+4, cổ phiếu mới về tài khoản và được bán
nếu NĐT đặt lệnh.
Tuy nhiên, việc bán CK trước khi về tài khoản rõ ràng là nhu cầu có thật và
đứng từ góc độ quyền sở hữu, việc cấm NĐT bán CK đã thuộc về mình là không
hợp lý. Sau khi NĐT thực hiện giao dịch mua và được Trung tâm lưu ký (TTLK)
xác nhận, CTCK đã phong tỏa tiền của khách hàng. Như vậy giao dịch đã hoàn
thành và NĐT đã có quyền sở hữu hợp pháp với tài sản đó. NĐT chỉ chưa chuyển
giao tiền và chưa nhận tài sản do phụ thuộc vào quy trình thanh toán của TTLK
mà thôi. Điều này cũng tương tự như một hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai
DN. Khi hợp đồng đã ký kết thì các bên đã có nghĩa vụ và quyền lợi tương ứng dù
tiền chưa thực trả và hàng chưa giao. Vì vậy hệ thống kế toán mới có tài khoản gọi
là “hàng mua đang đi đường” hay “tiền đang chuyển”.
Quy chế giao dịch hiện tại chỉ cấm bán khống, tức là bán CK mà NĐT không
sở hữu chứ không cấm bán CK đã mua nhưng chưa về đến tài khoản. Do đó cũng
không thể nói các CTCK cho phép khách hàng bán trước ngày T+3 là sai nếu đó là
CK NĐT thực sự đã mua. Thực tế ở một số thị trường, ví dụ bất động sản, NĐT
vẫn giao dịch bình thường. Khi chủ đầu tư xây xong phần hạ tầng là có thể bán tài
sản sẽ hình thành trong tương lai.
Một quyền nữa của NĐT đang bị tước đoạt là quyền bán CK đang thực sự sở
hữu, đã có trong tài khoản do quy định cấm cùng mua, cùng bán một loại CK
trong phiên. Ví dụ NĐT mua 1.000 CP A thì cùng trong phiên, không được bán
CP A đó nữa dù trong tài khoản đang có CP này (không phải hàng chưa về).
Việc đặt ra quy định này do lo ngại thao túng giá, nhưng rõ ràng như vậy NĐT
không còn toàn quyền sở hữu tài sản của mình. Đây cũng là một quy định lỗi thời
trong cơ chế giao dịch đã được thị trường chứng minh: NĐT có sử dụng hai tài
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 30
khoản để thực hiện quyền của mình và cơ quan quản lý muốn cấm cũng không
được.
2) Tình trạng lách quy định T + 3 của các công ty chứng khoán, bất lợi
cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ
Do thị trường biến động rất lớn đòi hỏi quyết định linh hoạt của NĐT, trong
khi VSD không quản lý chi tiết tới từng tài khoản của NĐT mà chỉ quản lý tài
khoản tổng thể hiện chứng khoán và tiền mặt thuộc sở hữu của toàn bộ NĐT mở
tài khoản tại các CTCK, nên nhiều CTCK đã áp dụng linh động các giải pháp hỗ
trợ khách hàng mua - bán chứng khoán ngay trong phiên, mua hôm nay bán ngày
T+l, T+2, T+3...
Tất nhiên, không phải bất cứ khách hàng nào mở tài khoản tại các CTCK đều
được mua bán thuận lợi như vậy và không phải bất cứ mã chứng khoán nào cũng
được linh hoạt đáp ứng nhu cầu của NĐT. Thông thường, CTCK có một danh sách
những cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, khách hàng có thể tham gia trathng T+1, T+2 và
danh sách này thay đổi từng ngày. Có nơi áp dụng khách hàng phải mua lô lớn từ
10.000 - 15.000 chứng khoán trở lên mới được T+1; 5.000 chứng khoán trở lên
mới được T+2, có nơi áp dụng mức thấp hơn...
Cũng vì danh sách chứng khoán được đặc cách, mỗi nơi mỗi khác như thế nên
nhiều NĐT lớn mở tới vài tài khoản tại vài CTCK để danh mục chứng khoán có
thể lướt sóng thêm phong phú. Cũng chính vì dịch vụ này quá phổ biến nên hiện
nay hiếm có mã chứng khoán nào tăng liên tục được nhiều phiên, bất kể có thông
tin tốt tới đâu, kỳ tăng điểm chỉ kép được 3 - 4 phiên đã là dài, phổ biến chỉ 1 - 2
phiên là đảo chiều. Diễn biến khó lường như vậy khiến những NĐT nhỏ lẻ chịu
chu kỳ T+4 thường thiệt thòi và gánh phần thua lỗ.
Chính vì các công ty chứng khoán áp dụng hình thức hỗ trợ “ngày T” khác
nhau, dẫn đến tình trạng rối loạn ngày thanh toán thực sự trên thị trường, cũng là
một trong những lý do khiến thị trường đồn đoán về cuộc chiến tranh giành thị
phần của những CTCK lớn trên thị trường. CTCK A đưa ra nhiều ưu đãi kẻo
khách VIP của CTCK B; để kéo lại khách, CTCK B còn ưu đãi mạnh tay hơn với
danh sách các mã chứng khoán phong phú hơn...
Tuy nhiên, thực tế từ thị trường cho thấy khó có thể ngăn chặn được hoàn toàn
hiện tượng này bằng mệnh lệnh hành chính, bản thân các CTCK vì cạnh tranh, lợi
ích sinh tồn buộc phải đưa ra dịch vụ mới để thu hút NĐT. Giải quyết tình trạng
này chỉ có thể bằng hai cách: hoặc rút ngắn thời gian thanh toán hoặc VSD quản lý
tài khoản 2 cấp, đến tận NĐT thay vì quản lý tài khoản tổng như hiện nay.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Quốc tế các ủy ban chứng khoán (IOSCO) và
Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), thời gian thanh toán của các thị trường càng
được rút ngắn càng tốt và chỉ nên tối đa là T+3. Tại một số các thị trường chứng
khoán ở Mỹ, Châu Âu, Châu Á, mặc dù trình độ công nghệ thông tin rất phát triển
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 31
nhưng vẫn áp dụng thời gian giao dịch T + 3 để bảo đảm tính an toàn cho quy
trình giao dịch.
2.2. Nguyên nhân
1) Nguyên nhân về nhận thức
Có rất nhiều việc phải làm để thị trường chứng khoán phát triển, nhưng ở thị
trường chứng khoán thứ cấp, việc đảm bảo tính thanh khoản của thị trường là quan
trọng hơn tất cả. Thị trường thiếu thanh khoản thì sẽ không hiệu quả vì dòng tiền
không được chuyển dịch dễ dàng, nhanh chóng với chi phí giao dịch thấp. Hệ lụy
kéo theo là rủi ro thanh khoản cao cho nhà đầu tư. Lúc đó thị trường sơ cấp muốn
phát triển cũng sẽ rất khó.
Chính vì chưa đặt tính thanh khoản lên hàng đầu của sự quan tâm nên trong
nhiều năm qua, cơ quan quản lý chưa có biện pháp rút ngắn thời gian giao dịch
xuống 1-2 ngày, thay vì 4 ngày như hiện tại. Các cấp quản lý hiện vẫn khá đật
nặng vấn đề biên độ giá để đảm bảo tính an toàn của thị trường, nâng cao tính
thanh khoản của thị trường khi mở rộng biên độ hoặc ngược lại. Trong khi đó việc
nâng cao tính thanh khoản cho thị trường bằng cách rút ngắn thòi gian thanh toán
vẫn chưa được đẩy mạnh.
Vẫn còn không ít người nhầm lẫn giữa giao dịch T+3 với thời gian thanh toán
T+3, trong khi đây là hai vấn đề độc lập với nhau. Kỳ hạn thanh toán T+3 song
hành với giao dịch T+1 hoặc T+0 hiện khá phổ biến trên thế giới. Lợi thế của thị
trường chứng khoán Việt Nam là phát triển sau, nên chúng ta kế thừa để lựa chọn
quy chế giao dịch và công nghệ phù hợp khá dễ dàng. Vì thế thay vì rút ngắn
xuông giao dịch T+2 thì Ủy ban Chứng khoán nên cho phép giao dịch T+1 ngay
2) Sự bất cập trong cơ chế quản lý
Việc rút ngằn thời gian giao dịch không phải do một cơ quan, một cấp thầm
quyền quyết định. Ủy ban Chứng khoán nếu muốn ban hành quy chế rút ngắn thời
gian giao dịch nhưng Bộ Tài chính mới là người ra quyết định rồi sau đó Trung
tâm Lưu ký chứng khoán lại phải đảm bảo hệ thống thanh toán bù trừ đáp ứng
được yêu cầu thực hiện thời gian theo quy định. Chính vì sự trông chờ, chưa xác
định rỏ ràng trách nhiệm nên phía cơ quan quản lý không đẩy mạnh trong việc cải
cách thủ tục.
3) Hệ thống công nghệ thông tin còn yếu kém
Hiện tại, hệ thống thông tin tại trung tâm lưu ký chứng khoán vẫn chưa đáp
ứng được tốc độ xử lý. Vì vậy khó có khả năng đáp ứng tốc độ bù trừ khi thời
gian giao dịch giảm xuống T+1, T+2. Việc nâng cấp hệ thống diễm ra khá chậm
chạp, hiện nay trung tâm mới thực hiện việc thanh toán bù trừ với thời hạn T + 1
cho giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu theo phương thức thoả thuận lô lớn
hơn 100.000 đơn vị.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 32
Hệ thống TTLK chưa phát hiện được các nhà đầu tư mở tài khoản tại nhiều
CTCK để có biện pháp ngăn chặn, xử lý các hiện tượng làm giá, đầu cơ chứng
khoán. Trong khi đó, các CTCK cũng chẳng muốn liên kết với nhau để kiểm soát
việc mở tài khoản của các nhà đầu tư do muốn sợ mất khách hàng, muốn tăng quy
mô tài khoản nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy, thực tế dù quy định có cấm
nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể mua bán trái phiếu cùng lúc trên hniều tài khoản,
gây nhiễu thông tin thị trường.
Hai sàn giao dịch tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều là đơn vị sự nghiệp có
thu 100% vốn nhà nước nhưng lại triển khai hai hệ thống công nghệ khác nhau. Sự
không tương thích về công nghệ gây khá nhiều phiền toáicho các công ty chứng
khoán vì phải đảm bảo kết nối với hai sở, thanh xác nhận bù trừ từ kết quả do hai
Sơ gủi tới trong cùng ngày.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 33
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP RÚT NGẮN THỜI GIAN GIAO DỊCH
1. VỀ PHÍA CƠ QUAN QUẢN LÝ
1.1. Tách biệt ngày thanh toán và ngày giao dịch
Để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động thanh toán bù trừ, tuy nhiên vẫn tạo
điều kiện cho nhà đầu tư nhanh chóng mua bán chứng khoán, qua đó UBCK cần
xây dựng quy định điều chỉnh ở cơ chế giao dịch để giúp nhà đầu tư trong các
ngày T+1, T+2, T+3 có thể bán chứng khoán đã khớp lệnh mua trong ngày T,
trong khi thời hạn thanh toán các chứng khoán đó vẫn ở thời điểm cuối ngày T+3.
UBNCK cần cho phép áp dụng chính thức cách thực hiện như sau: sau khi
trung tâm lưu ký chứng khoán đã chốt thanh toán, bù trừ với các thành viên vào
ngày T+2, coi như giao dịch đã hoàn tất thì nên cho phép NĐT giao dịch ngay trên
tài khoản, rút ngắn thời gian giao dịch thêm được một ngày.
Hiện nay, quy trình thanh toán T+3 là một quy trình chuẩn được hầu hết các
nước trên thế giới áp dụng, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống. Đối với Việt Nam,
quy trình thanh toán T+3 không phải là thời gian quá dài, nó nằm trong khuôn khổ
như nhiều thị trường chứng khoán quốc tế.
1.2. Kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều
Hiện nay, phiên giao dịch chỉ tiến hành từ 8.30 – 11.30 của ngày T. Trong khi
đó, việc thanh toán bù trự hoàn tất vào lúc 3 h chiều ngày T+3, vì vậy nhà đầu tư
phải đến sáng T+4 mới có thể bán chứng khoán.
Vì vậy, Trung tâm lưu ký chứng khoán cần đẩy nhanh thời gian thanh toán, từ
chiều T+3 rút ngắn xuống còn sáng T+3, và khi phiên giao dịch được kéo dài thêm
đến buổi chiều, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán ngay trong ngày T + 3, nhanh
chóng thu hồi vốn và tránh được sụ biến động của thị trường do thời gian giao
dịch quá dài.
1.3. Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý
Việc có rút ngắn được thời gian thanh toán hay không phụ thuộc lớn vào tiến
độ triển khai các dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ của Trung tâm lưu ký
chứng khoán, vào khả năng kết nối trực tuyến giữa Trung tâm lưu ký chứng
khoán, 2 Sở giao dịch và các CTCK. Khi đó, trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ
quản lý đến từng tài khoản của nhà đầu tư, kiểm soát đựoc các hiện tượng đầu cơ,
làm giá tốt hơn.
Các hệ thống công nghệ tbông tin của SGDCK, Trung tâm lưu ký và các công
ty chứng khoán, các thành viên lưu ký cần dựa trên một chuẩn chung, tốt nhất là là
do một nhà sản xuất phần mềm cung cấp để đảm báo tính đồng bộ. Điều này
trước mặt sẽ rất khó khăn do các công ty chứng khoán đã đầu cho hệ thống công
nghệ thông tin của mình, vì vậy việc thay thế sẽ rất tốn kém. Tuy nhiên, về mặt lâu
dài, khi hệ thống công nghệ thông tin giữa các bên liên quan đã đồng bộ, thời gian
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 34
giao dịch nhanh, thị trường chứng khoán có điều kiện để phát triển hơn, công ty
chứng khoán có nhiều thêm cơ hội đề tăng trưởng
1.4. Hợp thức hoá, cho phép các ngày giao dịch trước T+3
Việc hợp thức hóa các giao dịch T+2, T+3 đảm bảo công bằng cho tất cả các
NĐT đồng thời hạn chế rủi ro trong việc vận dụng lách quy định hiện tại của
CTCK.
Hiện tại, các công ty chứng khoán chỉ áp dụng các giao dịch trước ngày T+3
cho một số rất ít khách hàng VIP của mình, đây chủ yếu là các khách hàng lớn,
mua bán với số lượng lớn nên dễ làm biến động thị trường, trong khi đó các nhà
đầu tư nhỏ lẻ do phải đợi đến ngày T+4 để thực hiện giao dịch nên rất bị động và
thường chịu thiệt hại từ rủi ro thị trường. Vì vậy, việc áp dụng đồng bộ quy đinh
giao dịch trước ngày T+ 3 sẽ đảm bảo tính công bằng giữa các nhà đầu tư, thị
trường giảm bị ảnh hưởng từ sự đầu cơ, làm giá của các nhà đầu tư lớn.
1.5. Cho phép các nhà đầu tư mua bán trong cùng một phiên
Việc cho phép NĐT cùng mua, cùng bán một loại CK trong phiên, có một số
điều kiện nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán và ngăn chặn hành vi
thao túng giá. Cụ thể, NĐT chỉ được phép sử dụng một tài khoản tại một CTCK để
thực hiện cả lệnh mua và bán; chỉ được mua/bán một loại CK nếu lệnh bán/mua
của cùng loại CK trước đó đã được khớp; chỉ được bán CK đã có trên tài khoản
chứ không được bán số CK đã mua khi lệnh vừa mới được khớp. NĐT cũng
không được đồng thời đặt lệnh mua và bán cùng một loại CK trong từng lần khớp
lệnh trên cùng một tài khoản hoặc các tài khoản khác nhau cùng được NĐT đứng
tên.
Đặc biệt với NĐT, việc bán CK T+2, T+3 và cùng mua cùng bán CK trong
phiên không chỉ làm tăng cơ hội lợi nhuận mà còn tăng khả năng rào chắn rủi ro
nếu quyết định sai. Mặt khác, việc hợp thức hóa các quyền này giúp cả NĐT lần
CTCK đỡ phải mệt mỏi tìm cách lách luật, chia nhỏ tiềm lực tài chính của mình.
2. VỀ PHÍA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Theo quy trình thanh toán hiện nay, công ty chứng khoán được dành một
khoảng thời gian từ chiều ngày T đến 10 ha ngày T + 2 để kiềm tra, đối chiếu sai
sót với trung tâm lưu ký chứng khoán, khoản thời gian gần 2 ngày như vậy khá
dài. Vì vậy, để rút ngắn thời gian thanh toán chung trong giao dịch trái, các công
ty chứng khoán cần phải thực hiện:
1. Nâng cấp hệ thống thông tin đẻ kiềm soát tốt hơn nữa lệnh của nhà đầu
tư ngay từ khi nhập vào hệ thống giao dịch của công ty chứng khoán,
bảo đảm lệnh đúng theo quy định. Kiểm tra, đối chiếu số dự tiền mặt,
chứng khoán của nhà đầu tư để bảo đảm đủ tiền, chứng khoán thực hiện
giao dịch. Hạn chế tối thiểu việc sửa sai sót sau giao dịch bằng nguồn
chứng khoán tự doanh của công ty.
Nhóm 5 – NH Đ5 – K18 Trang 35
2. Trường hợp công ty cho phép khách hàng VIP mua chứng khoán khi dư
tiền mặt trên tài khoản chưa đủ, hoặc bán chứng khoán khi chứng khoán
chưa về, công ty chứng khoán cần đối chiếu, kiểm tra lượng tiền mặt,
chứng khoán tự doanh của công ty, phòng ngừa trường hợp phải thực
hiện thay cho nghĩa vụ thanh toán của khách hàng, tránh việc phải vay
tiền, chứng khoán theo cơ chế bắt buộc của UBCK để sửa lỗi sau giao
dịch.
Khi việc kiểm soát sai sót thực hiện tốt ngay từ phía các công ty chứng khoán,
việc sửa lỗi sau thời điểm khớp lệnh T sẽ giảm đi, rút ngắn được thời gian thanh
toán chung của thị trường.
--oo00oo--
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thị trường tài chính – NXB Thống kê 2009 – PGS.TS Bùi Kim
Yến; TS Nguyễn Minh Kiều – Trường Đại Học Kinh tế TPHCM.
2. Một số website:
www.hxn.vn
www.vsd.org.vn
www.caohockinhte.info
www.ssi.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tttc_nhom5_8172.pdf