Tiểu luận Giải quyết tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương

Thực tế hiện nay ở Tây nguyên, vấn đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với các đơn vị chủ rừng, là một vấn đề phổ biến, nhức nhối, nan giải, và rai rẳng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nguyên nhân chính là khi quy hoạch, giao đất cho các chủ rừng, cơ quan quản lý về lâm nghiệp và đất đai không quan tâm đến phong tục sản xuất rẫy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó chưa có văn bản nào quy định, hoặc hướng nào của Nhà nước hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp cụ thể này, nên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề này chưa thống nhất, chưa triệt để, chưa bền vững, còn mang nặng tính hình thức, áp đặt, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới mất rừng ở Tây ngyên.

doc15 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7074 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải quyết tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Giải quyết tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương ” LỜI NÓI ĐẦU            Vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh Gia lai đã  phối hợp Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức lớp bồi dưỡng thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính cho cán bộ quản lý của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Tỉnh, tại Trường chính trị tỉnh Gia lai (thời gian học từ 17/5 đến 16/8/2010).Qua thời gian ba tháng học tập, được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, được thầy, cô của Học viện Hành chính Quốc gia truyền đạt những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung:           -Nhà nước và pháp luật;           -Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính;           -Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Qua 27 chuyên đề về quản lý hành chính nhà nước đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà nước. Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ thầy cô, học viên áp dụng vào công tác của cơ quan mình, ngành mình, học viên nhận thức được : Rừng là cái nôi của loài người nguyên thủy, có tác dụng vô cùng to lớn đối với con người trong lĩnh vực phòng hộ, giữ cân bằng sinh thái, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh, Quốc phòng. Chính vì vậy Bác Hồ đã từng dạy: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói: Mất rừng là mất đất, mất rừng là mất nước, mất rừng là mất đất nước. Trong những năm qua ở Tây nguyên nói chung, ở Gia lai nói riêng, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng, chất lượng của rừng giảm đi nhanh chóng ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, đời sống của người dân, đặc biệt là người dân tộc địa phương. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng mất rừng nêu trên là vấn đề giải quyết không thỏa đang trong tranh chấp đất đai giữa các chủ rừng là các cơ quan được nhà nước giao quản lý, bảo vệ rừng với đồng bào dân tộc địa phương. Từ thực trạng trên, để thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, xóa bỏ mâu thuẫn giữa các chủ rừng là các cơ quan được nhà nước giao quản lý, bảo vệ rừng với đồng bào dân tộc địa phương đồng thời, giảm bớt tình trạng thiếu đất canh tác của  đồng bào dân tộc địa phương học viên thấy cần thiết phải thay đổi cách nhìn nhận trong việc giải quyết vấn đề  tranh chấp đất đai giữa các chủ rừng là các cơ quan được nhà nước giao quản lý, bảo vệ rừng với đồng bào dân tộc địa phương. Là một cán bộ quản lý đang công tác trong lĩnh vực BTTN, tôi tâm đắc với việc giải quyết tình huống : “Giải quyết tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương ” Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước lần này là bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản lý Nhà nước hiện hành, và đề xuất những kiến nghị cho việc giải quyết một tình huống cụ thể. Do kinh nghiệm bản thân có hạn, nên bài viết này chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn, để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây Học viên chân thành cảm ơn TS. Đào Đăng Kiên, GVC. Ths Phan Ánh Hè và các thầy cô trong học viện hành chính Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn cho học viên hoàn thành tiểu luận này. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG           Ngày 18 tháng 3 Năm 2004, UBND tỉnh Gia lai ra quyết định số 28/2004/QĐ-UB “ V/v thành lập khu BTTN Bà nà ”. Trong điều 2 quyết định này có nêu:                 Điều 2 : Nhiệm vụ cụ thể của Khu bảo tồn thiên nhiên Bà nà thực hiện theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên .           Ngày 16 tháng 5 Năm 2005 UBND tỉnh Gia lai ra quyết định số 70/2005/QĐ-UB “V/v giao đất lâm nghiệp cho khu BTTN Bà nà để quản lý bảo vệ” trong đó giao cho BQL khu BTTN Bà nà quản lý bảo vệ 15.900 ha đất Lâm nghiệp (Có bản đồ hiện trạng kèm theo), trong đó có:           + Đất có rừng tự nhiên: 15.480 ha           + Đất Lâm nghiệp chưa có rừng 298 ha.           + Đất nông nghiệp 62 ha.           + Sông suối 60 ha.           Căn cứ vào 2 quyết định nêu trên của UBND tỉnh Gia lai thì Khu BTTN Bà nà có 6 nhiệm vụ cụ thể là:   “1. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về QLBV, xây dựng và sử dụng khu BTTN Bà nà theo quy chế quản lý 3 loại rừng và các quy định khác của pháp luật; tổ chức quản lý bảo vệ 15.900 ha rừng của khu BTTN Bà nà; khôi phục và bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái; bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu BTTN Bà nà, gồm thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước, đồng thời phối hợp với các cấp chính quyền sở tại để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác thực hiên các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng phòng trừ sâu bệnh hại rừng ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến khu BTTN Bà nà. 2. Lập dự án bổ sung đầu tư xây dựng khu khu BTTN Bà nà đồng thời lập dự án chi phí hàng năm cho các hoạt động của đơn vị để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, quản lý sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. 3. Tổ chức thực hiện nội dung các dự án đầu tư của khu khu BTTN Bà nà đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức các hoạt động về hợp tác Quốc tế theo sự phân công của cơ quan có thẩm quyền và theo các qui định hiện hành của nhà nước về lĩnh vực này. 4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động của khu BTTN Bà nà theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản. 5. Định kỳ báo cáo cấp trên về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của khu BTTN Bà nà; 6. Tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa xã hội và du lịch sinh thái theo quy định của pháp luật.” Sau khi Khu BTTN Bà nà được thành lập, Giám đốc cùng CBCCVCC Khu BTTN Bà nà đã tìm hiểu thêm về lịch sử hình thành khu BTTN Bà nà thì được biết rằng : - Trước năm 1976 trong khu BTTN Bà nà có 2 làng Kon Chu và làng Kon Jrang của đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na với khoảng gần 100 hộ dân sinh sống, người dân tộc thiểu số Ba Na có tập quán canh tác nương rẫy theo phương thức luân canh, mỗi hộ thường canh tác khoảng 9 ha nương rẫy, nhưng chỉ có khoảng 3 ha đang trong chu kỳ sản xuất, còn 6 ha nương rẫy ở chu kỳ nghỉ, cứ mỗi năm họ lại bỏ hoang 1 ha nương rẫy có đất đã  bạc màu để phát thêm 1 ha nương rẫy mới (diện tích phát rẫy mới thường vào diện tích rẫy bỏ hoang của 9 năm về trước, chỉ phát lấn vào rừng khi gia đình có nhu cầu tăng diện tích rẫy khi có tách hộ, hoặc khi nhân khẩu trong gia đình tăng, ngược lại có khi nhu cầu nương rẫy của 1 hộ nào đó giảm do số nhân khẩu của hộ đó giảm, do đó có một số diện tích nương rẫy bị bỏ hoang lâu ngày thành rừng già nhưng theo tập tục của người Ba Na thì diện tích rẫy bỏ hoang thành rừng đó vẫn thuộc sở hữu của hộ đã từng làm rẫy ở đó nên không có tình trạng các hộ phát rẫy chồng lấn lên rẫy của hộ khác mặc dù diện tích rẫy đó đã bị bỏ hoang thành rừng già. Thời gian trước năm 1976 đời sống của người Ba Na trong vùng gặp rất nhiều khó khăn lại bệnh tật nhiều nên dân số tăng rất chậm, kéo theo diện tích rừng bị phá để làm rẫy không đáng kể so với tổng diện tích rừng trong vùng). -  Từ năm 1976 đến năm 2004, chính quyền địa phương đã cơ bản đưa toàn bộ các hộ dân định cư trong khu BTTN Bà Nà ra định cư tại vùng đệm, nhưng chưa hoàn thành định canh cho các hộ dân này tại vùng đệm, nên phần lớn các hộ dân vẫn canh tác nông nghiệp theo phương thức sản xuất nương rẫy luân canh trong khu BTTN Bà Nà, chính vì vậy từ năm 1976 cho đến khi thành lập và giao toàn bộ 15.900 ha đất lâm nghiệp cho BQL khu BTTN Bà Nà (Tháng 5 năm 2005) thì vẫn có trên 60 hộ dân canh tác khoảng 200 ha đất nông nghiệp trong khu BTTN Bà Nà, trong đó có khoảng 140 ha nương rẫy đang trong chu kỳ nghỉ. - Từ năm 2004 đến nay, sau khi BQL khu BTTN Bà Nà đi vào hoạt động (tháng 6 năm 2004) BQL khu BTTN Bà Nà đã phối hợp với chính quyền địa phương áp dụng nhiều biện pháp tích cực (trong đó có biện pháp vận động người dân không phá rừng làm nương rẫy mới, kể cả diện tích nương rẫy đã bỏ hoang thành rừng nằm trong khu BTTN Bà Nà cũng không được phát lại để làm nương rẫy, hay sản xuất nông nghiệp) nhằm QLBV tốt 15.900 ha đất Lâm nghiệp được giao, ngăn chặn hành vi lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, trồng cây công nghiệp và đã đạt được một số kết quả nhất định, như hầu hết các hộ dân không những không phá rừng làm nương rẫy, không phát lại rẫy cũ đã thành rừng để làm nương rẫy, mà còn tiếp tục bỏ hoang  một số diện tích nương rẫy, chính vì vậy chỉ trong 3 năm 2004 – 2008 đất nông nghiệp trong khu BTTN Bà Nà giảm trên 2/3 diện tích , độ che phủ của khu BTTN Bà Nà tăng 2,5 %, Tỷ lệ rừng giàu, rừng trung bình tăng 21 %, rừng non tăng 5,2 %, rừng ngèo giảm 23,7%. Tuy nhiên do nhiều hộ người dân tộc Ba Na ở thôn Điện Biên diện tích đất nông nghiệp còn có thể sản xuất được là quá ít, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, thu nhập từ diện tích đất nông nghiệp còn lại không đủ trang trải cuộc sống, nên có một số hộ đã quay lại khu BTTN Bà Nà phát lại diện tích rẫy cũ đã bỏ hoang từ lâu thành rừng để sản xuất nương rẫy trong khu BTTN Bà Nà. Ngày 3 tháng 4 năm 2008, trong khi tuần tra bảo vệ rừng, cán bộ bảo vệ rừng khu BTTN Bà Nà phát hiện tại tiểu khu 47 thuộc lâm phận của khu BTTN Bà Nà quản lý có 6 hộ người dân tộc Ba Na ở thôn Điện Biên đang phát rừng làm nương rẫy, tổng cộng đã phát được 2000 m2, trong đó mỗi hộ đã phát được 300 đến 350 m2 rừng non, cán bộ bảo vệ rừng khu BTTN Bà Nà tạm đình chỉ việc phá rừng làm nương rẫy của 6 hộ dân nói trên, lập biên bản về hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép của 6 hộ dân này, nhưng 6 hộ dân đang phát rẫy không đồng ý, với lý do diện tích 2000 m2 mà 6 hộ đã phát rẫy, nằm trong diện tích 6 ha rẫy cũ của 6 gia đình họ đã sản xuất từ rất lâu, theo phong tục tập quán du canh và luân canh của dân tộc họ, nên họ đã bỏ hoang từ 9 năm về trước, nay mọc thành rừng, bây giờ đến chu kỳ canh tác, vì vậy rẫy của họ có từ trước khi thành lập khu BTTN Bà Nà, nên họ coi hành vi của họ không phải là hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép mà chỉ là hành vi sản xuất nương rẫy luân canh thông thường như ông bà họ vẫn từng làm, khu BTTN Bà Nà mới là đơn vị chiếm đất của họ. Hiện 6 gia đình đang thiếu đất canh tác, hoặc có đất nông nghiệp nhưng đã bạc màu đồng bào không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp được nữa, nếu khu BTTN Bà Nà không cho 6 hộ dân này làm rẫy trên diện tích họ đã, đang phát rừng làm rẫy thì 6 hộ sẽ bị đói, buộc họ phải vào sâu trong rừng nguyên sinh để phá rừng làm nương rẫy mới nhằm đảm bảo cuộc sống của gia đình họ. Về phía khu BTTN Bà nà cho rằng diện tích rừng mà 6 hộ dân thôn Điện Biên đang phát làm nương rẫy tại tiểu khu 47 thuộc lâm phận quản lý của BQL khu BTTN Bà nà, đã được UBND Tỉnh Gia Lai giao theo quyết định số 70 /2005/QĐ-UB ngày 16 tháng 5 năm 2005 “V/v giao đất lâm nghiệp cho khu BTTN Bà nà để quản lý bảo vệ” có bản đồ hiện trạng kèm theo. Việc 6 hộ dân thôn Điện biên đang phá rừng làm nương rẫy ở tiểu khu 47 là vi phạm điều 12 luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 10 năm 2004 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004 thông qua. Việc BQL tạm đình chỉ và lập biên bản về hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép của 6 hộ dân thôn Điện Biên nói trên là đúng với  trách nhiệm của chủ rừng được quy định tại điều 37 luật Bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 10 năm 2004 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004 thông qua, và quyết định số 28/2004/QĐ-UB Ngày 18 tháng 3 Năm 2004 của UBND tỉnh Gia lai, “ V/v thành lập khu BTTN Bà nà ”. Vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp nói trên giữa khu BTTN Bà Nà và 6 hộ dân thôn Điện biên nói trên không thể giải quyết theo thông lệ là lập biên bản về hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng, phá rừng làm nương rẫy trái phép của 6 hộ dân thôn Điện Biên nói trên chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý theo Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng và quản lý lâm sản, vì những ý kiến của 6 hộ dân thôn Điện Biên nói trên cũng có những lý lẽ hợp lý nhất định, hơn nữa họ là đại diện cho gần 100 hộ dân người dân tộc Ba Na trong vùng đệm của khu BTTN Bà Nà, có hoàn cảnh tương tự, nên nếu xử lý không kiên quyết, cho 6 hộ dân thôn Điện Biên được phát lại rẫy cũ trong khu BTTN Bà Nà thì các hộ khác cũng vào phát lại hàng trăm ha rẫy cũ trong khu BTTN Bà Nà, không thể giữ được rừng, ngược lại nếu xử lý cứng nhắc, không thỏa đáng, sẽ gây phản ứng bất bình cho người dân Ba Na trong vùng, dễ bị bọn phản động lôi kéo xúi giục người dân tộc thiểu số chống lại chính quyền, đồng thời nếu xử phạt vi phạm hành chính 6 hộ dân thôn Điện Biên nói trên theo đúng Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng và quản lý lâm sản thì không khả thi, vì 6 hộ dân thôn Điện Biên nói trên quá ngèo không đủ ăn, không có tài sản gì đáng giá nên không thể có tiền để nộp VPHC cũng như khắc phục hậu quả. Để giải quyết thỏa đáng vụ việc này cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều nghành, nhiều cấp, nhiều cơ quan liên quan nên BQL khu BTTN Bà Nà đã lập văn bản báo cáo cụ thể lên UBND Huyện K (chính quyền địa phương sở tại), lên chi cục Kiểm lâm (là cơ quan chủ quản), lên UBND tỉnh Gia lai (cơ quan ra quyết định giao đất cho khu BTTN Bà Nà) để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết thỏa đáng vụ việc tranh chấp đất Lâm nghiệp nói trên. 2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 2.1 Mục tiêu phân tích tình huống           Tìm ra cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, nguyên nhân xảy ra tình huống, từ đó đánh giá hậu quả do tình huống tạo ra đối với xã hội, để làm cơ sở cho phần xử lý tình huống, và kiến nghị với Đảng, Nhà nước và cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản liên quan đến giải quyết tình huống đã chọn, và các tình huống tương tự. 2. 2. Cơ sở lý luận:           Những căn cứ pháp lý để phân tích tình huống: - Căn cứ Luật  Đất đai đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua năm 2003          - Căn cứ Luật  Bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004           - Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của chính phủ “V/v thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng ”; - Căn cứ Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng và quản lý lâm sản - Căn cứ quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 12/8/2006 của Thủ tướng chính phủ “V/v ban hành Qui chế quản lý  rừng ”; - Căn cứ quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ “Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp” - Căn cứ quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ “Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia giảm ngèo giai đoạn 2006 -  2010” - Căn cứ quyết định số 1174/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về việc thí điểm giao rừng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây nguyên” - Căn cứ quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 7/11/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về phê duyệt đề án thí điểm giao rừng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây nguyên” - Căn cứ quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo” - Căn cứ Quyết định Số: 28/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 3  năm 2004 của UBND tỉnh Gia lai  (V/V Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bà nà ) 2. 3 Nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình huống 2.3.1. Về khách quan do: + Sự bất cập trong hệ thống văn bản hành chính hay văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến tình huống đã chọn  (không có văn bản quy phạm pháp luật, hay văn bản hành chính nào quy định, hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người dân tộc thiểu số, khi nhà nước thu hồi, hoặc sử dụng rẫy luân canh của họ để quy hoạch, sử dụng cho các mục đích khác dẫn tới tình trạng toàn bộ diện tích rẫy luân canh của đồng bào đang thời kỳ nghỉ để phục hồi độ phì của đất đều vô tình bị thu hồi, coi là rừng, là đất lâm nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, nên khi giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân thì các cơ quan chức năng đều giao cả diện tích rẫy luân canh nằm trong vùng quy hoạch cho các chủ rừng, không tính đến tập tục canh tác rẫy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số, không cần thỏa thuận với những hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã canh tác trên diện tích đất lâm nghiệp nằm trong vùng quy hoạch đó, với lý do không thực tế là diện tích rẫy luân canh không có giấy tờ hợp pháp, thực tế cho đến nay hầu hết nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chưa được cấp quyền sử dụng đất). + Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số thấp, người dân ít hiểu biết về pháp luật.  Trình độ canh tác của người dân tộc Ba Na trong vùng còn thấp kém, đa số các hộ vẫn còn sử dụng phương thức sản xuất du canh, phát, đốt, chọc, tỉa, đồng thời đất đai trong vùng có độ dốc cao, mưa nhiều nên chỉ 3 năm là đất bạc màu họ không thể sản xuất nông nghiệp được nữa, tình trạng trên làm cho đồng bào có nhiều đất ( có một số hộ có thể có tới 2 đến 3 ha đất) nhưng vẫn thiếu đất sản xuất. + Những năm gần đây điều kiện sống cũng như công tác y tế trong vùng đã được cải thiện, trong khi nhận thức của người dân tộc Ba Na về kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế nên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng tăng cao (trên 3 % /năm), ngoài ra tình trạng di dân từ nơi khác đến cũng rất lớn (năm 1975 hầu như chỉ có người Ba Na trong vùng, hiện nay ngoài người Ba Na chỉ chiếm 35 % dân số trong vùng), dân di cư có trình độ canh tác cao hơn nên thường họ mua rẻ lại toàn bộ diện tích nương rẫy đã bạc màu, hoặc chưa bạc màu nhưng do người Ba Na thiếu tiền đem bán, càng làm cho tình trạng thiếu đất sản xuất của người dân tộc thiểu số Ba Na ngày càng nghiêm trọng dẫn tới việc đồng bào buộc phải phá rừng, lấn, chiếm đất rừng để làm nương rẫy mới. + Lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng mỏng chỉ có 10 người phải bảo vệ gần 16000 ha rừng, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật, chế độ đãi ngộ phục vụ cho công tác và sinh hoạt của cán bộ bảo vệ rừng còn nhiều thiếu thốn. 2.3.2. Về chủ quan do   Sự hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm, hiểu biết thực tế trong lĩnh vực QLBV rừng, hiểu biết về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số của những cán bộ làm công tác tham mưu cho chủ rừng cho các cấp chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, có thể do những cán bộ này chưa được đi tham quan, cùng ăn cùng ở cùng làm với đồng bào dân tộc thiểu số nên không hiểu phong tục tập quán, cũng như không thấu hiểu nỗi khổ của đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, nên chưa có kinh nghiệm trong việc tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương giải quyết quyền lợi chính đáng cho đồng bào khi thu hồi rẫy luân canh của họ. Công tác xử lý vi phạm hành vi lấn lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng, phá rừng làm nương rẫy trái phép chưa thống nhất, chưa nghiêm, xử lý mang tính hình thức, tính giáo dục, răn đe chưa cao. Các giải pháp kinh tế xã hội như khuyến nông, khuyến lâm, giao đất giao rừng, giải quyết thiếu đất sản xuất, tạo công ăn việc làm... cho các hộ người dân tộc nghèo, thiếu đất sản xuất chưa được triển khai đồng bộ, chưa phù hợp với đồng bào địa phương bào, nên kết quả chưa cao, chưa bền vững. 2.4 Hậu quả của Tình huống - Gây mâu thuẫn giữa cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chủ rừng với người dân tộc thiểu số tại địa phương, gây khó khăn cho chủ rừng thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Nếu xử lý vụ việc này không thỏa đáng sẽ làm giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong cộng đồng người dân tộc tiểu số tại địa phương, dễ bị kẻ thù lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trong vùng, bên cạnh đó còn có những kẻ xấu xúi giục người đồng bào phá rừng làm nương rẫy để bán lại cho chúng, càng làm cho công tác QLBV rừng gặp khó khăn thêm. - Tình trạng vốn rừng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái, gây ra hạn hán lũ lụt. - Sự giảm sút pháp chế XHCN, tạo ra một tiền lệ coi thườn trật tự kỷ cương pháp luật, lạm dụng chính sách ưu đãi của Đảng, và Nhà nước đối với người đồng bào dân tộc thiểu số. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 3.1. Mục tiêu xử lý tình huống: * Mục tiêu chung: Khu BTTN Bà Nà có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế về đa dạng sinh học, phòng hộ đầu nguồn cho 5 đập thủy điện và cả vùng hạ lưu sông Côn rộng lớn thuộc tỉnh Bình định, tình huống nêu trên chỉ là một ví dụ điển hình của hàng trăm vụ tranh chấp đất đai công khai, hay ngấm ngầm giữa đồng bào dân tộc thiểu số địa phương với các chủ rừng, nên cần phải được các ngành các cấp tập trung nghiên cứu giải quyết thỏa đáng, hợp tình hợp lý, nhằm gây dựng niềm tin với nhân dân, đối với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm để làm gương cho những người khác.   - Củng cố niềm tin của người dân tộc thiểu số đối với Đảng, và Nhà nước , đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân tộc thiểu số tại địa phương, thực hiện theo hướng xã hội hóa nghề rừng, thu hút người dân tộc thiểu số tham gia nghề rừng, tham gia QLBV rừng, BTTN, gắn liền công tác QLBV rừng, BTTN với giải quyết hài hòa giữa các lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. - Giải quyết tốt chính sách đất đai và việc làm, tăng thu nhập bền vững cho người đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng.           -Trên cơ sở xây dựng được các phương án giải quyết tình huống, đảm bảo được hết, hoặc một số nguyên tắc nêu trên, từ đó phân tích được các đặc trưng, ưu, nhược điểm, và điều kiện áp dụng của từng phương án, để chọn được phương án giải quyết tối ưu nhất cho khu BTTN Bà nà nói riêng, có kiến nghị với cấp trên, trong việc hoàn thiện chính sách về quyền lợi của người dân tộc thiểu số có diện tích nương rẫy luân canh. 3. 2 .Đề xuất, xây dựng phương án, giải pháp xử lý tình huống 3.2.1 Phương án 1: 3.2.1.1 Mục tiêu : - Giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm để làm gương cho những người khác.   3.2.1. 2. Nội dung chính: Xử phạt 6 hộ dân thôn Điện biên hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng, và phá rừng làm nương rẫy trái phép theo đúng Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng và quản lý lâm sản, cụ thể mức xử phạt VPHC (đã xét tình tiết giảm nhẹ): + Xử phạt VPHC đối với hành vi hành vi lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép - Phạt bằng tiền 1.200 đồng/m2 - Phạt bổ sung: Thu hồi toàn bộ diện tích lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép cúa 6 hộ dân thôn Điện biên. + Xử phạt VPHC đối với hành vi phá rừng làm nương rẫy trái phép - Phạt bằng tiền 2000 đồng/m2 - Phạt bổ sung: Buộc phải trồng lại rừng trên diện tích phá rừng làm nương rẫy trái phép cúa 6 hộ dân thôn Điện biên * Tổng hợp mức phạt: - Phạt bằng tiền 3.200 đồng/m2 - Phạt bổ sung: Thu hồi toàn bộ diện tích lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép, buộc phải trồng lại rừng trên diện tích phá rừng làm nương rẫy trái phép cúa 6 hộ dân thôn Điện biên. 3.2.1. 3 Nhu cầu tài chính cho thực hiện phương án 1 là: 0 triệu đồng. Thu nộp ngân sách: 6.400.000 đồng B. Phương án 2:   3.2.2.1 Mục tiêu : Củng cố niềm tin của người dân tộc thiểu số đối với Đảng, và Nhà nước , đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân tộc thiểu số tại địa phương, giải quyết  các quyền lợi chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng có diện tích rẫy luân canh trước đây bị thu hồi nhưng chưa được đền bù thì nay phải đền bù, trong điều kiện không có nhiều kinh phí chi cho việc giải quyết tranh chấp đất đai này. 3.2.2. 2. Nội dung chính: - Căn cứ điều 32 Luật  Đất đai đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua năm 2003, BQL khu BTTN Bà Nà phối hợp với chính quyền địa phương xác minh lại nguồn gốc lô đất tranh chấp, nếu đúng như 6 hộ đồng bào thôn Điện biên đã trình bày tức là: Diện tích 2000 m2 đất tranh chấp thực sự là rẫy cũ của 6 gia đình họ đã sản xuất từ rất lâu, theo phong tục tập quán du canh và luân canh của dân tộc họ, nên họ đã bỏ hoang từ 9 năm về trước, nay mọc thành rừng, bây giờ đến chu kỳ canh tác, vì vậy rẫy của họ có từ trước khi có luật đất đai năm 1993, thì quy hoạch khu đất nông nghiệp thích hợp để đền bù cho 6 hộ dân nói trên (đền bù cả công khai phá 2000 m2 rẫy) đồng thời thu hồi 2000 m2 đã bị 6 hộ dân thôn Điện biên phá rừng làm nương rẫy để trả lại cho khu BTTN Bà Nà tổ chức thực hiện nhiệm vụ BTTN.  B. 3. 2. 3. Nhu cầu tài chính cho thực hiện phương án 2 là 20 triệu đồng, trong đó: +Chi Khai hoang 2000 m2 là:                     3 triệu đồng +Chi quy hoạch 6 ha đât nông nghiệp:       17 triệu đồng C. Phương án 3:   3.2.3.1 Mục tiêu : - Giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm để làm gương cho những người khác.   - Củng cố niềm tin của người dân tộc thiểu số đối với Đảng, và Nhà nước , đảm bảo ổn định cuộc sống của người dân tộc thiểu số tại địa phương, thực hiện theo hướng xã hội hóa nghề rừng, thu hút người dân tộc thiểu số tham gia nghề rừng, tham gia QLBV rừng, BTTN, gắn liền công tác QLBV rừng, BTTN với giải quyết hài hòa giữa các lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng. - Giải quyết tốt chính sách đất đai và việc làm, tăng thu nhập bền vững cho người đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng. 3.2.3. 2. Nội dung chính: * Xử phạt 6 hộ dân thôn Điện biên hành vi phá rừng làm nương rẫy trái phép theo đúng Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng và quản lý lâm sản, cụ thể mức xử phạt VPHC (đã xét tình tiết giảm nhẹ): + Xử phạt VPHC đối với hành vi phá rừng làm nương rẫy trái phép - Phạt bằng tiền 2000 đồng/m2 - Phạt bổ sung: Buộc phải trồng lại rừng trên diện tích 2000 m2 phá rừng làm nương rẫy trái phép cúa 6 hộ dân thôn Điện biên (Nhà nước hỗ trợ giống cây bản địa để 6 hộ trồng rừng trên diện tích 2000 m2) * - Căn cứ Luật  Bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004           - Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của chính phủ “V/v thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng ”; - Căn cứ quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 12/8/2006 của Thủ tướng chính phủ “V/v ban hành Qui chế quản lý  rừng ”; - Căn cứ quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ “Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp” - Căn cứ quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ “Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia giảm ngèo giai đoạn 2006 -  2010” - Căn cứ quyết định số 1174/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về việc thí điểm giao rừng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây nguyên” - Căn cứ quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 7/11/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về phê duyệt đề án thí điểm giao rừng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây nguyên” - Căn cứ quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo” Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật trên chính quyền huyện K phối hợp với khu BTTN Bà Nà xây dựng 1dự án vùng đệm của khu BTTN Bà Nà với mục tiêu nêu ở phần 3.2.3.1, cụ thể rà soát lại tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu đói của người dân trong vùng (đối tượng quan tâm đặc biệt là người dân tộc thiểu số) để quy hoạch một vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm cấp đất sản xuất cho người dân thiếu đất, và chuyển đổi toàn bộ diện tích 20 ha đất mà người dân đang canh tác trong khu BTTN Bà Nà ra vùng đệm. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông khuyến lâm cho người dân, để người dân nâng cao thu nhập, đồng thời biết cách canh tác bền vững trên đất dốc, sản xuất thâm canh không còn tình trạng quảng canh, du canh. Tổ chức khoán Bảo vệ rừng cho các cộng đồng buôn làng người dân tộc thiểu số, kết hợp tuyên truyền vận động người dân thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực QLBV rừng. Mặt khác BQL khu BTTN Bà Nà cũng xây dựng dự án phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia hưởng lợi của người dân trong vùng, và phương án đồng quản lý, cùng hưởng lợi từ khu BTTN Bà Nà B. 3. 3. 3. Nhu cầu tài chính -Tổng nhu cầu tài chính thực hiện Phương án,  3  là: 2.000 triệu đồng + Chi đền bù giải tỏa đất trong khu BTTN Bà Nà   :                   400 triệu +Chi xây dựng thực hiện các dự án là                    :                 1.600 triệu đồng 3. 3. Lựa chọn phương án Bảng tổng hợp tìm ra ưu nhược điểm của từng phương án P.A Ưu điểm Khuyết điểm 1 - Giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm để làm gương cho những người khác.   - Không phải chi phí gì cho thực hiện phương án 1, thậm chí còn có thể thu được tiền phạt VPHC của 6 hộ người dân tộc thiểu số. - Tính khả không cao vì đồng bào quá nghèo không có thể thực hiện quyết định sử phạt VPHC  - Nguyên nhân tranh chấp do chính cơ quan quản lý Nhà nươc gây ra , nhưng không xử lý người có lỗi mà lại đi xử lý người bih hại, không bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người dân tộc thiểu số(đối tượng dễ bị tổn thương – cần phải bảo vệ) nên rất có thể gây mâu thuẫn giữa cơ quan quản lý nhà nước, và các đơn vị chủ rừng với người dân tộc thiểu số tại địa phương, gây khó khăn cho chủ rừng thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Làm giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong cộng đồng người dân tộc tiểu số tại địa phương, dễ bị kẻ thù lợi dụng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trong vùng. - Không giải quyết được vấn đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đòng bào với các đơn vị chủ rừng 2 - Giải quyết được mâu thuẫn giữa cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chủ rừng với người dân tộc thiểu số tại địa phương, - Lấy lại lòng tin của nhân dân, đặc biệt là cộng đồng người dân tộc tiểu số tại địa phương, không gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trong vùng. - Giải quyết triệt để được vấn đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đòng bào với các đơn vị chủ rừng -Không phải chi phí gì đáng kể cho thực hiện phương án 2. - Trật tự kỷ cương xã hội, pháp chế xã hội chủ nghĩa bị coi thường, việc xử lý không có tính răn đe, không những không làm gương cho kẻ khác, mà còn tạo ra tiền lệ xấu cho người dân tộc thiểu số đòi các diện tích đất trước đây đã quy hoạch phục vụ kinh tế xã hội. - Có thể xảy ra tình trạng một số hộ lấn chiếm rừng để làm rẫy, để một vài năm rồi đòi bồi thường. - Chưa giúp người dân bỏ được tập tục luân canh, quảng canh nương rẫy, nên chưa giải quyết bền vững được tình trạng tranh chấp đất lâm nghiệp giữa khu BTTN Bà Nà và 6 hộ dân thôn Điện biên. - Vô tình khuyến khích người dân phá rừng làm nương rẫy mới, và đòi đền bù hàng ngàn Ha rẫy cũ đã bỏ hoang thành rừng ở khu BTTN Bà nà từ hàng chục năm về trước. 3 Giải quyết được tất cả các yêu cầu đặt ra của tình huống như: - Giữ vững trật tự kỷ cương xã hội, đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm để làm gương cho những người khác - Giải quyết tốt chính sách đất đai và việc làm, tăng thu nhập bền vững cho người đồng bào dân tộc thiểu số, xóa đói giảm nghèo, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng. - Giải quyết triệt để được vấn đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đồng bào, với các đơn vị chủ rừng, Giải quyết được mâu thuẫn giữa cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị chủ rừng với người dân tộc thiểu số tại địa phương, - Lấy lại lòng tin của nhân dân, đặc biệt là cộng đồng người dân tộc tiểu số tại địa phương, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, Thực hiện khó, thực hiện lâu dài, các ngành, các cấp phải cùng phối hợp đồng bộ thì mới thực hiện được. Chi phí cho việc thực hiện phương án này rất tốn kém . Qua bảng tổng hợp tìm ra ưu nhược điểm của từng phương án, ta nhận thấy rằng: Cả 3 phương án đều có những ưu, khuyết điểm nhất định, nhưng đều đã  giải quyết được toàn bộ, hay một phần vấn đề đặt ra của tình huống, tuy nhiên, phương án 3 là phương án giải quyết vấn đề triệt để nhất, ít khuyết điểm, nhiều ưu điểm nhất, với tình hình kinh tế xã hội hiện nay của đất nước ta đã đủ sức thực hiện  phương án 3, vậy để giải quyết tình huống này nên chọn phương án 3. 4. KIẾN NGHỊ 4.1. Hoàn thiện công tác Quy hoạch Đối với nhân dân vùng núi nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số định cư ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia lai nói riêng, việc quy hoạch rõ ràng ranh giới đất Nông nghiệp và đất Lâm nghiệp là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi chính quyền địa phương, và cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần khẩn trương hoàn thiện công tác quy hoạch sát với nhu cầu thực tế tại địa phương, đảm bảo dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, tránh tình trạng quy hoạch hình thức, thiếu dân chủ, không quan tâm đến quyền lợi của một bộ phận người dân nào đó, nhất là những đối tượng dễ bị tổn thương như đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. 4.2. Đền bù giải tỏa đất sản xuất, đất ở cho người dân trước khi giao đất cho chủ rừng. Nhà nước nghiên cứu ban hành văn bản quy định trước khi quy hoạch đất đai, hoặc giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành công tác đền bù giải tỏa. Phải coi diện tích rẫy luân canh có từ trước khi ban hành luật đất đai tháng 10 năm 1993 là hợp pháp, từ đó mới có phương án đền bù thỏa đáng cho người dân. 4.3. Có chính sách cho người dân cùng hưởng lợi từ rừng đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, từ nhiều đời nay có cuộc sống gắn bó với rừng. Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành một chính sách cho phép người dân vùng rừng núi (Đặc biệt là người dân tộc thiểu số) được chia sẻ lợi ích từ rừng, với chủ rừng tại địa phương họ đang sinh sống. 4.4. Xây dựng dự án vùng đệm khu BTTN Bà Nà UBND Tỉnh Gia lai chỉ đạo cho Chính quyền địa phương huyện K phối hợp với Khu BTTN Bà Nà xây dựng, thực hiện dự án vùng đệm khu BTTN Bà Nà nhằm giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, và các chính sách xã hội khác cho nhân dân vùng đệm khu BTTN Bà Nà V. KẾT LUẬN: Thực tế hiện nay ở Tây nguyên, vấn đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đồng bào các dân  tộc thiểu số với các đơn vị chủ rừng, là một vấn đề phổ biến, nhức nhối, nan giải, và rai rẳng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nguyên nhân chính là khi quy hoạch, giao đất cho các chủ rừng, cơ quan quản lý về lâm nghiệp và đất đai không quan tâm đến phong tục sản xuất rẫy luân canh của đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó chưa có văn bản nào quy định, hoặc hướng nào của Nhà nước hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp cụ thể này, nên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề này chưa thống nhất, chưa triệt để, chưa bền vững, còn mang nặng tính hình thức, áp đặt, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới mất rừng ở Tây ngyên.      Bằng những kiến thức đã tiếp thu được từ thầy, cô của lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính và kinh nghiệm của bản thân học viên mạnh dạn đề xuất 3 phương án giải quyết tình huống vấn đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đồng bào các dân  tộc thiểu số với các đơn vị chủ rừng . Cả 3 phương án đều có những khuyết điểm nhất định, nhưng đều đã cơ bản giải quyết được một phần hoặc toàn bộ yêu cầu đặt ra của tình huống, tuy nhiên, phương án 3 là phương án giải quyết vấn đề triệt để nhất, ít khuyết điểm, nhiều ưu điểm nhất. Học viên cũng mạnh dạn đề nghị chính phủ sớm ban hành một số chính sách, văn bản, quy định nhằm tạo điều kiện cho các địa phương, các chủ rừng giải quyết thống nhất, triệt để vấn đề đề tranh chấp đất Lâm nghiệp giữa đồng bào các dân  tộc thiểu số với các đơn vị chủ rừng , đồng thời kiến nghị với UBND tỉnh Gia lai  chỉ đạo cho Chính quyền địa phương huyện K phối hợp với Khu BTTN Bà Nà xây dựng, thực hiện dự án vùng đệm khu BTTN Bà Nà nhằm giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, và các chính sách xã hội khác cho nhân dân vùng đệm khu BTTN Bà Nà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  Luật  Đất đai đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua năm 2003          2.Luật  Bảo vệ và phát triển rừng đã được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004           3. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của chính phủ “V/v thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng ”; 4.  Nghị định 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBV rừng và quản lý lâm sản 5. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 12/8/2006 của Thủ tướng chính phủ “V/v ban hành Qui chế quản lý  rừng ”; 6. Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng chính phủ “Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia giảm ngèo giai đoạn 2006 -  2010” 7. Quyết định số 1174/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về việc thí điểm giao rừng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây nguyên” 8. Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 7/11/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về phê duyệt đề án thí điểm giao rừng khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây nguyên” 9. Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng chính phủ “Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo” 10. Quyết định Số: 28/2004/QĐ-UB ngày 18 tháng 3  năm 2004 của UBND tỉnh Gia lai  (V/V Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Bà nà )   11. Bộ tài liệu học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính, của trường chính trị tỉnh Gia lai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_giai_quyet_tranh_chap_dat_3412.doc
Luận văn liên quan