Tiểu luận Giảm phát và bẫy thanh khoản

(1) Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không có định hướng tăng cung tiền để tăng GDP và việc làm mà mục tiêu chính của giai đoạn vừa qua chủ yếu là để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Do vậy không thể gọi là dính bẫy được vì thiếu yếu tố đầu tiên. (2) Nền kinh tế các nước Phương Tây phụ thuộc chủ yếu vào tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng tư nhân do năng lực sản xuất dư thừa. Người dân các nước Phương Tây chủ yếu tiêu dùng bằng tín dụng (Tiêu dùng trước trả nợ sau), do vậy khi nền kinh tế suy thoái, nguy cơ thất nghiệp tăng cao thì người dân tại các nước này có xu hướng phòng thủ chứ không tăng tiêu dùng. Trong khi đó, vấn đề của Việt Nam phải đối mặt là các khoản đầu tư công không hiệu quả, việc chi tiêu quá mức vào các hàng hóa xa xỉ, hàng lâu bền được trả góp và điều này đã đẩy lạm phát tăng cao trong khi lãi s uất danh nghĩa lại không tăng tương ứng khiến lãi s uất thực là số âm. Lãi suất thực âm làm cho các tài sản tài chính, tài sản thực trở nên kém hấp dẫn khiến các nhà đầu tư chuyển s ang nắm giữ các tài sản như vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh.

pdf35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giảm phát và bẫy thanh khoản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn giảm thuế cho người nghèo, cho người nghèo vay mua nhà trả góp với lãi suất ưu đãi, bồi hoàn thuế thu nhập cá nhân, giảm giá hàng tiêu dùng…. ở các nước đang phát triển, các giải pháp kích cầu tiêu dùng cũng rất đa dạng và thiết thực đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Trợ giá dân cư mua hàng hóa gia dụng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa  Về nhóm kích cầu sản xuất Tập trung mọi nguồn lực tài chính đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu Hỗ trợ lãi suất vốn vay trong chương trình kích cầu nên ưu tiên cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể tạo thêm nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động đang thất nghiệp hoặc lao động dư thừa ở khu vực nông thôn vốn đang thiếu việc làm nghiêm trọng do tác động trực tiếp của suy thoái k inh tế toàn cầu. Tập trung cao độ cho những ngành và lĩnh vực yếu thế nhưng còn nhiều tiềm năng phát triển toàn diện, tăng trưởng cao, hấp thụ vốn nhanh Để biến triển vọng thành hiện thực, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường đầu tư vốn, khoa học - công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản thông qua gói kích cầu của Chính phủ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 7 II. BẪY THANH KHOẢN: 1. Khái niệm bẫy thanh khoản: Bẫy thanh khoản (Liquidity trap) là hiện tượng khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng làm giảm lãi suất nhằm kích thích kinh tế nhưng khi lãi suất giảm liên tục đến rất thấp hoặc xấp xỉ bằng 0 lại khiến mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt nhiều hơn và chính sách tiền tệ trở nên bất lực – theo kinh tế học Keynes. Trong một thời gian dài, các nền kinh tế vĩ mô đã được quản lý bằng cách thay đổi lãi suất. Vì vậy, bẫy thanh khoản là một cú sốc cho các nhà hoạch định chính sách, vì họ được trải nghiệm một tình huống mà công cụ chính sách của họ không còn phát huy tác dụng. 2. Các nguyên nhân dẫn đến bẫy thanh khoản: Mong đợi giảm phát: Nếu xảy ra giảm phát hoặc mọi người mong đợi rằng thời gian tới sẽ xảy ra giảm phát (giá cả sẽ giảm đi). Lúc đó, dù có giữ tiền mặt thì trên thực tế số tiền đó của người đó vẫn tăng lên về giá trị trong tương lai tới Ưu tiên cho tiết kiệm: Bẫy thanh khoản xảy ra trong thời kỳ suy thoái và triển vọng về kinh tế ảm đạm. Người tiêu dùng, doanh nghiệp và các ngân hàng đang rất bi quan về tương lai, vì vậy họ xem xét việc tăng những khoản tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro và rất khó khăn để buộc họ chi tiêu. Sự gia tăng trong tiết kiệm này đồng nghĩa với tiêu dùng sẽ giảm sút. Ngoài ra, trong thời gian suy thoái, các ngân hàng càng ngần ngại vay vì sợ rủi ro đến từ các doanh nghiệp khách hàng phá sản, mất khả năng thanh toán. Thêm nữa, cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 0% không thể biến thành lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại thấp hơn, vì vậy các ngân hàng không muốn cho vay. Khủng hoảng tín dụng (Credit crunch): Các ngân hàng bị mất một khoản tiền đáng kể do mua nợ dưới chuẩn và vỡ nợ. Vì vậy, họ tìm nguồn để cải thiện bảng cân đối kế toán của họ. Họ không sẵn lòng cho vay nên ngay cả nếu như các công ty và người tiêu GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 8 dùng muốn tận dụng lãi suất thấp để vay, các ngân hàng sẽ không cho họ vay tiền. Ngân hàng không muốn chia sẻ lợi ích thu được từ việc NHNN hạ lãi suất chính sách, trần lãi suất huy động cho khách hàng vay tiền Sự không sẵn lòng nắm giữ trái phiếu: Nếu lãi suất thấp một cách bất thường, người ta sẽ kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trở lại. Khi đó, giá của trái phiếu sẽ sụt giảm đi (do giá trái phiếu tỷ lệ nghịch với lãi suất của trái phiếu). Vì thế, nhà đầu tư/ngân hàng muốn nắm giữ tiền mặt (cho những mục đích đầu tư khác) hơn là nắm giữ trái phiếu 3. Vì sao chính sách tiền tệ không hiệu quả? Khi nền kinh tế ổn định, lãi suất danh nghĩa bình thường, không quá thấp thì chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tiền là đáng kế. Khi đó, mọi người chỉ nắm giữ số tiền cần thiết cho nhu cầu giao dịch còn lại đầu tư vào tài sản tài chính để sinh lợi. Khi nền kinh tế xảy ra giảm phát, theo mô hình IS-LM chính sách tiền tệ mở rộng có tác dụng giảm lãi suất, kích thích tiêu dung đầu tư, tăng sản lượng. Tuy nhiên, khi xảy ra giảm phát lãi suất danh nghĩa đã rất thấp (xấp xỉ bằng 0) nên không thể giảm được nữa; khi đó, chi phí của việc giữ tiền bằng 0 nên NHTW cung tiền tăng bao nhiêu thì mọi người muốn nắm giữ bấy nhiêu. Do đó, không kích thích được chi tiêu và đầu tư. Chính sách tiền tệ trở nên không có tác dụng Khi xảy ra giảm phát thì gánh nặng nợ tăng lên, dù nghĩa vụ trả nợ với lãi suất i thấp nhưng phải trả vốn gốc với giá trị thực tăng lên, làm gia tăng tính dễ đổ vỡ của hệ thống tài chính - phá sản, vỡ nợ. Khả năng trả nợ của người đi vay ngày càng xấu; trước kia doanh nghiệp vay nợ để đầu tư cho sản xuất nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì khi xảy ra giảm phát, tổng cầu giảm, giá giảm, các doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức tối thiểu hóa lỗ, việc vay nợ không nhằm đầu tư vào sản xuất mà chủ yếu dùng để trả các khoản nợ trước đó. Khi đó, cả tiêu dùng và đầu tư đều giảm, tổng cầu giảm, nền kinh tế càng lún sâu vào suy thoái vì vậy việc NHTW tăng cung tiền để kích cầu hoàn toàn không có hiệu quả. 4. Biện pháp để thoát khỏi bẫy thanh khoản: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 9 Bẫy thanh khoản dẫn đến suy thoái giảm phát và trục trặc hệ thống tài chính vì vậy: Theo Paul Krugman: tạo ra lạm phát kì vọng sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi bẫy thanh khoản Theo các nhà kinh tế tiền tệ: thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng: tăng cung tiền, bơm thanh khoản vào nền kinh tế hoặc thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tăng cường mua các tài sản tài chính như trái phiếu dài hạn Theo quan điểm Keynes: thực hiện chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích vào tổng cầu. Chính sách tài khóa lú c thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện tượng lấn át (crowding out) thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng lấn át không còn (vì lãi suất thấp). III. QUAN HỆ GIỮA GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN: 1. Bẫy thanh khoản dẫn đến giảm phát: Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và kích thích đầu tư tư nhân dẫn tới tăng tổng cầu, thoát khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nếu việc giảm lãi suất là liên tục và xuống thấp quá mức thì, theo thuyết ưa chuộng tính thanh khoản (lãi suất chính là cái giá để người ta hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt), mọi người sẽ giữ tiền mặt chứ không gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào các tài sản tài chính. Hậu quả là đầu tư tư nhân khó có thể được thúc đẩy vì ngân hàng không huy động được tiền gửi thì cũng không thể cho xí nghiệp vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn. Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu. Tổng cầu tiếp tục giảm dẫn đến giảm phát. Gảm phát kéo dài kết hợp với lãi GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 10 suất quá thấp sẽ dẫn đến:  Vòng xoắn sản lượng đình đốn và suy thoái.  Kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực gia tăng ảnh hưởng đầu tư và hố cách suy thoái mở rộng. Theo phương trình Fisher i= r + e Với i là lãi suất danh nghĩa r là lãi suất thực e là tỉ lệ lạm phát kì vọng 2. Giảm phát dẫn đến bẫy thanh khoản: Suy thoái do giảm phát khác với suy thoái thông thường ở chỗ suy thoái giảm phát có %P 0. Giảm phát hầu hết trong các trường hợp là tác động của sụt giảm tổng cầu làm cho nền kinh tế suy thoái và gia tăng thất nghiệp. Giảm phát làm i tiến đến gần hay bằng zero – bẫy thanh khoản và tạo trục trặc cho nền kinh tế và chính sách. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 11 CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC I. NHẬT BẢN – MỘT THẬP NIÊN BỊ ĐÁNH MẤT: Thời kì trì trệ kinh tế kéo dài của Nhật Bản suốt thập kỷ 1990 hay thường được gọi với tên “Thập kỉ mất mát”. Sau khi bong bóng tài sản vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản thấp hẳn đi. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Nhật Bản lẫn tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người chỉ tăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến khác. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh qua từng năm. Thiểu phát và giảm phát trong thập niên mất mát GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 12 1. Ảnh hưởng của giảm phát đến nền kinh tế Nhật Bản: Nền kinh tế suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm mạnh so với thời kì trước. Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Nhật Bản trong thập niên mất mát so với các thời kỳ trước. Năng suất lao động giảm: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP trên đầu người của Nhật Bản giảm xuống mức thấp trong những năm 1990 có thể là do mức tăng của năng suất tổng nhân tố (TFP) giảm Sở dĩ mức tăng của TFP ở Nhật Bản thời kỳ 1991-2000 lại giảm mạnh là do chính sách hỗ trợ cácdoanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả. Việc này khiến cho các nhà sản xuất thiếu hiệu quả lại sản xuất được một phần sản lượng nhiều thêm. Chính sách này còn hạn chếđầu tư tăng năng suất. Từ khi Nhật Bản thực hiện Các biện pháptạm thời ổn định các ngành đặc biệt khó khăn vào năm 1988, ngay năm đó mức tăng TF chỉ ở mức vô cùng thấp 0,64%. Ba năm trước đó, mức tăng TF là 2,5%/năm, thế mà sáu năm sau đó, mức tăng chỉ còn là 2,18%/năm. Năng suấtlao động giảm còn có thể do phân bổnguồn lực giữa các ngành thiếu hợp lý - nghĩa là các ngành có tiềm năng tăng trưởng mạnh lại không được đầu tư đúng mức. Còn nguyên nhân khiến có sự không hợp lý trong phân bổ nguồn lực giữa các ngành là thị trường yếu tố sản xuất kém linh hoạt. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 13 Nợ đọng: Nợ đọng (bao gồm nợ khó đòi và nợ xấu) đã làm phương hại nền kinh tế Nhật Bản theo hướng làm cho việc phân phối nguồn lực bị bóp méo. Thêm vào đó, nợ đọng tự nó mang những nhân tố khiến cho tình trạng nợ kéo dài. Nợ đọng làm cho chức năng phân bổ nguồn lực bị bóp méo qua nhiều con đường. Cho vay thêm khiến cho nguồn tài chính bị điều chỉnh về khu vực không có hiệu suất, góp phần giữ lao động tại khu vực này, trong khi đó những khu vực có hiệu suất và những ngành nghề mới không được phân bổ đầy đủ nguồn lực tài chính và lao động nên gặp khó khăn trong phát triển hoạt động của mình. Tóm lại, nợ đọng vừa dẫn đến đầu tư quá mức ở các xí nghiệp hoạt động kém hiệu quả, vừa dẫn đến đầu tư không đủ ở các xí nghiệp có khả năng mở rộng sản xuất. Hai hiện tượng này che lấp lẫn nhau khiến cho tác hại của nợ đọng khó nhận ra được. Và đây là một nguyên nhân nữa khiến nợ đọng lại đẻ ra nợ động. Đầu tư tư nhân giảm: Nhu cầu đầu tư tư nhân giảm làm tổng cầu giảm có thể là nguyên nhân kinh tế suy giảm.Còn nguyên nhân khiến nhu cầu đầu tư tư nhân giảm là tình trạng đói tín dụng. Nợ xấu khiến cho các ngân hàng ngần ngại cho vay; và điều này ảnh hưởng đến đầu tư. Các xí nghiệp nhỏ, nhất là trong ngành chế tạo, phải đối mặt với tình trạng này nhiều hơn. 2. Nguyên nhân: Bẫy thanh Khoản: Nhà kinh tế học Hoa Kỳ đoạt giải Nobel năm 2008 là Paul Krugman cho rằng chính bẫy thanh khoản đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản trì trệ kéo dài.B y thanh khoản xảy ra khi năng lực sản xuất tương lai thấp hơn năng lực sản xuất hiện tại. Già hóa dân số và sinh ít khiến cho nhóm dân số trong độ tuổi lao động ở Nhật Bản giảm trung bình hàng năm 0,7% trong vòng 30 năm tới và giảm 1% trong vòng 25 năm sau đó. Khi lực lượng lao động giảm nhanh hơn dân số, thì năng lực sản xuất bình quân đầu người của tương lai được dự tính là sẽ giảm đi so với hiện nay. Mặt khác, vấn đề kinh tế dai dẳng của Nhật Bản là do người tiêu dùng muốn tiết kiệm nhiều hơn doanh nghiệp muốn đầu tư. Dự tính về lực lượng lao động trong tương lai giảm sẽ làm giảm lợi tức kỳ vọng của đầu tư. Ngoài ra, vấn đề nợ xấu của khu vực ngân hàng khiến cho họ khắt kh hơn trong GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 14 phê duyệt các khoản cho vay, nên sẽ có tác động tiêu cực đến đầu tư của xí nghiệp Kích cầu kém: Trong thập kỷ 1990, trước thực tế nền kinh tế trì trệ triền miên, một số biện pháp kích cầu đã được thực hiện nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản. Nhưng, nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ.Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chính sách kích cầu của Nhật Bản có phát huy tác dụng, nhưng mức độ hiệu quả lại thấp. Nguyên nhân khiến hiệu suất của chính sách kích cầu thấp có thể là:  Chi tiêu công cộng của Chính phủ đã hướng hết vào các công trình công cộng vô bổ.  Chính sách tài chính của Nhật Bản không được thiết kế với mục tiêu tối đa hóa tác động vĩ mô của nó. Đáng lẽ, các gói kích cầu phải chủ yếu dành cho chi tiêu vào mạng lưới an sinh xã hội và giảm thuế tiêu dùng, chứ không nên dựa vào chi cho câc công trình công cộng và giảm thuế chung chung như chính phủ Nhật Bản đã thực hiện.  Phần chi tiêu công cộng do các chính quyền địa phương triển khai không đủ mức đề ra do các chính quyền này đã dùng một phần gói kích cầu để bù đắp thâm hụt ngân sách địa phương. Các công trình công cộng địa phương đã không có tác dụng nâng cao năng suất của vốn đầu tư tư nhân.  Giá trị các gói kích cầu nhỏ, không đủ vực dậy nền kinh tế. Chính Sách Tiền Tệ Thiếu Hợp Lý: Ngân hàng Nhật Bản bị phê phán là đã chậm trễ trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ (giảm lãi suất).Đến khi quyết định giảm lãi suất, thì lại giảm không đủ mức; thậm chí còn vội vàng nâng lãi suất ngày khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi vào cuối năm 1993. Đến mùa hè và thu năm 1995, lãi suất ngắn hạn từ mức trên 2% xuống còn 0,4~0,5%. Khi kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái từ đầu năm 1997, Ngân hàng Nhật Bản đã không còn khả năng giảm lãi suất.Từ năm 1998, nền kinh tế chính thức rơi vào trạng thái GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 15 giảm phát. Khu vực tư nhân bắt đầu hình thành dự tính rằng xu hướng giảm phát sẽ tiếp tục (tức là dự tính lạm phát mang dấu âm).Hai điều này d n đến lãi suất thực tế tăng lên, vì lãi suất thực tế bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi dự tính lạm phát.Đầu tư và tiêu dung tư nhân bắt đầu giảm càng làm cho khoảng cách giữa tổng cầu và tổng cung càng tăng.Giảm phát càng nghiêm trọng hơn, và đây chính là "bẫy giảm phát" mà Nhật Bản mắc phải. Giảm phát làm cho gánh nặng nợ của xí nghiệp lớn thêm vì nợ quá hạn gia tăng, làm cho lợi nhuận của xí nghiệp giảm vì lãi suất thực tế và tiền công thực tế trở nên cao hơn. Do đó, xí nghiệp trở nên dè dặt trong đầu tư thiết bị khiến cho nhu cầu đầu tư tư nhân giảm làm tổng cầu giảm theo. 3. Ứng Phó Của Nhật Bản: Ban đầu, Ngân hàng Trung ương Nhật ứng phó với khủng hoảng bằng cách đưa ra một số chính sách tiền tệ thông thường đó là cắt giảm lãi suất tái chiết khấu. Ngoại trừ một lần ngắt quãng vào năm 1994, Ngân hàng Trung ương Nhật đều đặn hạ lãi suất trong khoảng giữa năm 1991 đến giữa năm 1995. Lãi suất đã được hạ đến 8 lần trong khoảng thời gian trên. Ngân hàng Trung ương Nhật sauđó chuyển mục tiêu sang lãi suất cơ bản, mức lãi suất mục tiêu là 0,5%. Năm 1997, việc một số tổ chức tài chính lớn sụp đổ cho thấy rõ hơn về quy mô khủng hoảng và cho thấy cần đưa ra thêm nhiều biện pháp để làm giảm căng thẳng điều kiện tín dụng. Môi trường kinh tế vĩ mô đi xuống nhanh chóng, điều kiện tín dụng thắt chặt. Tuy nhiên Ngân hàng Trung ương không còn có thể tiếp tục nới lỏng. Để tiếp tục hỗ trợ thanh khoản và đóng vai trò thay thế cho thị trường liên ngân hàng đang gặp khó khăn, Ngân hàng Trung ương Nhật mở rộng biên độ và sự linh hoạt của các công cụ tiền tệ: tăng bảo đảm trái phiếu doanh nghiệp, thương phiếu đảm bảo bằng tài sản và một số loại hình chứng khoán đảm bảo bằng tài sản khác, cung cấp thanh khoản trong dài hạn. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 16 II. ĐẠI KHỦNG HOẢNG MỸ (1930 – 1933): Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 đến hết các năm 1930 và lấn sang đầu thập kỷ 1940, bắt đầu sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Phố Wall vào 29 tháng 10 năm 1929 (còn được biết đến như Thứ Ba Đen tối). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ và nhanh chóng lan rộng ra toàn Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy cả các nước phát triển. Thương mại quốc tế suy sụp rõ rệt, từ thu nhập cá nhân, thuế, lợi tức đều bị ảnh hưởng và suy thoái. 1. Nguyên nhân: Ảnh hưởng của việc đầu cơ ồ ạt: Thập niên 1920 là thập niên tăng trưởng tại mỹ.Từ năm 1921 đến 1929, sản lượng công nghiệp tăng khoảng 40%( 50% tùy theo nguồn), nghành nông nghiệp bắt đầu đi vào hiện đại hóa, người nông dân vay mượn để đầu tư săn xuất, đưa sản lượng nông nghiệp đến tình trạng sản xuất thừa. Thập niên 1920 đưa nước Mỹ đến xã hội tiêu thụ, Ngân hàng phát triển tín dụng, cho phép người dân mua sắm hàng hóa tiêu dung lâu bền, x hơi, nhà ở. Đây cũng là thời kỳ thị trường chứng khoán phát triển mạnh . Đầu tư chứng khoán không phải là không có cơ sở, nó gắn liền với viễn tưởng phồn thịnh do nền kinh tế thực mang lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư nhanh chóng trở thành nhà đầu cơ: những cổ đông l c này không quan tâm đếncổ tức được chi trả bao nhiêu và chỉ quan tâm vào giá bán cổ phiếu được bao nhiêu. Và đầu cơ đẩy lên cao trào là vào năm 1929.Chỉ trong năm 1929, đã có một lượng cổ phần kỷ lục là 1,124,800,410 được giao dịch trên sàn NYSE. Từ đầu năm 1928 đến tháng 9 năm 1929, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng từ 191 điểm lên 38139 điểm. Không một nhà đầu tư nào có thể bỏ qua mức lợi nhuận như vậy. Nguy hiểm hơn, với sự tăng ổn định của giá cổ phiếu, người ta bắt đầu vay để mua chứng khoán. Chẳng hạn nhà đầu tưA có thể có 10 USD và vay 75 USD từ người môi giới của mình. Nếu anh ta bán cổ phiếu khi giá là 420$ ở thời điểm một năm sau, anh ta đã biến từ 10 USD đầu tư ban đầu thành 341.25 USD (420 trừ 75 và 5% lãi suất trả cho người môi giới).Tức là lợi suất lên GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 17 đến 3400%. Con số này càng thúc đẩy"cơn điên" cổ phiếu. Cho đến giữa năm 1929, tổng lượng cho vay đang lưu hành của những đơn vị môi giới là hơn 7 tỷ USD, ba tháng sau con số này là 8,5 tỷ USD. Lãi suất thanh toán cho các khoản vay này cũng tăng nhanh không kém, đạt mức 20% vào năm 1929. Cơn bùng nổ đầu cơ này hoàn toàn chỉ dựa trên những niềm tin vô căn cứ, và nó trái ngược với sự sụp đổ khủng khiếp vài tháng sau đó cũng chính ở cơ sở, sụp đổ bắt nguồn từ sự sợ hãi. Hầu hết nước Mỹ không thể quên cái ngày THỨ BA ĐEN TỐI, ngày 29 tháng 10 năm 1929 mở đầu một thập niên của tình trạng thất nghiệp tràn lan, nghèo túng và vật lộn chống lạm phát . Vào tháng 4/1929, lãi suất bắt đầu tăng dần, khiến lợi nhuận từ đầu cơ chứng khoán yếu đi, và kéo th o đó, nhũng người đi vay để đầu cơ mất dần khả năng trả nợ.Khi lợi nhuận từ việc đầu cơ vào cổ phiếu không còn, các nhà đầu cơ lần lượt báo tháo cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm mạnh trên thị trường. Hiện tượng ồ ạt bán cổ phiếu hàng loạt diễn ra từ ngày 18 đến 23/10/1929. Đến ngày 24/10 thì thị trường chứng khoán ở New York tuột dốc tự do, gây ra hoảng loạn. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã đẩy Mỹ vào suy thoái. Tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng trực tiếp. Người dân bắt đầu lo lắng về thu nhập, họ tiêu dung ít hơn trước. Các ngân hàng đua nhau phá sản nguyên nhân do người vay vốn đầu cơ không còn khả năng trả nợ, cổ phiếu đầu cơ không còn giá trị, còn những người gửi tiền lo lắng và rủ nhau ồ ạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng. Chỉ vài tháng sau, khủng hoảng chứng khoán biến thành khủng hoảng ngân hàng. Điều này khiến các công ty không thể tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư, khiến cho hoạt động kinh doanh sản suất bị đình trệ. Chính sách tiền tệ thiếu hợp lý: Thêm vào đó chính sách tiền tệ và chi tiêu đã làm cho sự việc thêm nghiêm trọng.Chính quyền mỹ l c đó chỉ quan tâm đến cân bằng ngân sách hơn việc chấp nhận thâm hụt ngân sách để duy trì việc làm và sản lượng. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 18 Duy trì tỉ giá cố định: Mặt khác, muốn duy trì bản vị vàng – một dạng của chính sách tỷ giá cố định, FED đã không thực hiện chính sách nới lỏng chính sách tiền tệ cần thiết.Chính sách nay đã góp phần gây ra giảm phát, mức giá chung trong giai đoạn 1929- 1933 giảm và dẫn đến tình trạng giảm phát nợ. Mức giá tiêu dung giảm đồng nghĩa với giá trị thực của nợ tăng. Các món nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên khiến các ngân hàng phải bán tài sản của họ. Điều này càng làm cho tình hình tài chính ở các ngân hàng càng trở nên tồi tệ.Tình trạng giảm phát nợ một mật đẩy các ngân hàng yếu ớt nhanh chóng sụp đổ, làm giảm lượng tín dụng, thu hẹp đầu tư và tiêu dung, một mặt vì không có lợi cho người đi vay nên cũng không kích thích vay để đầu tư. Tất cả tạo nên một ảnh hưởng dây chuyền mạnh mẽ làm tổng cầu sụt giảm nặng nề. Khủng hoảng ngân hàng đưa nước mỹ đến khủng hoảng kinh tế năm 1931 và đi vào đại suy thoái: sản lượng công nghiệp giảm 50%, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25% trong giai đoạn 1930 – 1932. 2. Ảnh hưởng của đại khung hoảng đến nền kinh tế Mỹ: Mỹ Anh Pháp Đức Sản xuất công nghiệp -46 -23 -24 -41 Giá Bán Buôn -32 -33 -34 -29 Mua bán ngoại thương -70 -60 -54 -61 Tỷ lệ thất nghiệp 607 129 214 232 Thay đổi chỉ số kinh tế 1929 – 1932 (đơn vị %) Giữa năm 1930, tỷ lệ lãi suất đã giảm xuống mức thấp. Tháng 5 năm 1930, doanh số bán hàng ô tô đã giảm dưới mức năm 1928 . Giá cả nói chung bắt đầu giảm,mặc dùmức lương vẫn ổn định vào năm 1930, nhưng sau đómột xoắn ốc giảm phát bắt đầu vào năm 1931 .Điều kiện được tồi tệ hơn trong khu vực nông nghiệp, giá cả hàng hóa giảm, và trong khai thác mỏ và khai thác gỗ trong khu vực, nơi tỷ lệ thất nghiệp cao và có ít việc làm GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 19 khác. Sự suy giảm trongnền kinh tế Mỹ là yếu tố kéo xuống hầu hết các nước khác lúc đầu, sau đó điểm yếu nội bộ hay sức mạnh ở mỗi nước điều kiện tồi tệ hơn hoặc tốt hơn .Đến cuối năm 1930, một sự suy giảm ổn định trong nền kinh tế thế giới đã thiết lập. Sản Xuất Nông Nghiệp: sản xuất công nghiệp của thếgiới trung bình giảm 38%, riêng Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản. Sản Xuất Công Nghiệp Mỹ (1928 – 1939) Tài chính: hàng ngàn ngân hàng đóng cửa, riêng ở Mỹ có 5000 ngân hàng phá sản chiếm 40% số ngân hàng thế giới. Tình trạng thất nghiệp: Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp trong tổng số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống của những người lao động hết sức cùng cực. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 20 Tỉ lệ thất nghiệp Mỹ 1910 –1960 ( Đơn vị %) 3. Giải pháp của Mỹ: Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản. Ở Mỹ, ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Roosevelt làm yên lòng người Mỹ rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt. Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm 1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp. Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, h trợ hay bảo vệ các khoản thế chấp. Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu) và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục. Sản lượng GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 21 sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu người đã tham gia vào quân ngũ. Vào lúc đỉnh cao, chính phủ Mỹ đã vay nợ một nửa tiền cần thiết để có tiền chi trả cho chiến tranh. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 22 CHƯƠNG III THỰC TRẠNG GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN Ở VIỆT NAM I. GIẢM PHÁT: 1. Giai đoạn giảm phát (từ 1999 đến 2002): Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Chỉ tiêu 10 10 7 7.8 10 6 5 5 Thựchiện 12.7 4.5 3.6 9.0 0.1 -0.6 0.8 4 Đây là giai đoạn xu hướng lạm phát đổi chiều thành giảm phát. Nếu như tỷ lệ lạm phát năm 1998 còn khá cao 9% thì sang các năm sau, con số giảm dần xuống con 0.1% vào năm 1999, -0.6% năm 2000; 0.8 năm 2001. Năm 2002, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, chỉ số giá chung cho 10 tháng đầu năm tăng 3.4% so với tháng 12/2001, tính đến cuối năm lạm phát ở mức 4% . Diễn biến lạm phát trong từng năm đều có đặc điểm riêng mà chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu sau đây. Từ tháng 3 đến 12/1999, tức là trong 8 tháng liên tục, chỉ số giá cả giảm. Tính riêng từng mặt hàng, có ảnh hưởng quan trọng đến chỉ số giá cả ở VN thì giá lương thực sụt giảm trong cả năm: chỉ số giá lương thực giảm 7.8% so với 12/1009, thậm chỉ giảm tới 10.5% ở thời điểm tháng 12/1999. Sự giảm sút giả lương thực là do được mùa lúa (sản lượng lương thực quy thóc đạt mức cao chưa từng có ở nước ta: 33.8 triệu tấn) và giá gạo xuất khẩu giảm 17.8% (so với 1998) dưới tác động của xu hướng đi xuống của giá gạo trên thị trường thế giới. Sang 2000, chỉ số giá liên tục giảm và tình trạng này kéo dài trong nhiều tháng ở quý 2 và 3, một số tháng CPI có nhích lên nhưng không đáng kể. So với tháng 12/1999, chỉ số giá giảm suốt từ tháng 3 cho đến tháng 12 và bình quân cả năm đã giảm 0.6%. Rõ rang thiểu phát đã xảy ra với tốc độ 0.6% vào 2000. Giá hàng lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục giảm. Trong cả năm này, giá lương thực giảm 9.5% giá thực phẩm giảm 2.3% so với năm 1999. Tuy các hàng hóa khác đều có giá tăng từ 1% đến 3% nhưng do trọng số của nhóm GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 23 lương thực thực phẩm trong rổ hàng hóa để tính CPI lớn (gần 50%) nên chỉ số giá chung cả năm bị kéo xuống thấp. Đến 2001, giá cả khá ổn định. Chỉ số trượt giá tháng 12/2001 so với cùng kỳ năm 2000 là 100.8% hay tỷ lệ lạm phát của năm đó là 0.8%. Nền kinh tế đã trải qua 5 tháng chỉ số giá tăng, 3 tháng chỉ số giá đứng và 4 tháng rơi vào thiểu phát. Tuy nhiên, biên độ dao động của chỉ số giá qua các tháng rất nhỏ, chưa đến 0.5%/tháng (trừ tháng 12/2001, mức giá chung tăng 1%). Trong năm 2001, giá hàng lương thực giảm mạnh, ở thời điểm tháng 6, 7/2001 chỉ bằng 94% so với tháng 12/2000. Với nhóm hàng thực phẩm, mặt bằng giá thị trường qua các tháng đều ở mức xấp xỉ 100% so với tháng 12/2000. Đến cuối năm, nhất là từ tháng 10, chỉ số giá của tất cả các nhóm hàng đều có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Vào tháng 10/2001, chỉ số giá vàng tăng cao hơn tháng 12/2000 là 6%. Giá lương thực đặc biệt tăng mạnh vào tháng 12, so với cùng kỳ tăng 6%. Xu hướng giá cả trong 10 tháng đầu năm 2002 cho thấy thị trường nước ta không còn tình trạng cung vượt cầu, giá cả liên tục giảm như vài ba năm vừa qua. Ngay từ những tháng đầu năm, giá hàng lương thực, thực phẩm (đặc biệt là giá thực phẩm tươi sống) tăng mạnh. Tốc độ trượt giá lương thực, thực phẩm qua 10 năm là 5.4%, riêng giá thực phẩm (nhất là thịt lợn) tăng 8.6%. Giá cả các nhóm hàng khác không phải là lương thực thưc phẩm tăng không đáng kể. Diễn biến tích cực của giá lương thực thực phẩm đã kéo theo chỉ số giá tiêu dùng của 10 tháng đầu năm 2002 lên 103.4% hay tỷ lệ lạm phát là 3.4%. Như vậy, trong gần 4 năm (1998-2002) , giá cả nói chung có chiều hướng giảm. Với từng nhóm hàng có thể là hàng lương thực thực phẩm thường xuống giá mạnh còn các hàng hóa khác lại tăng giá 1.1. Tác động đến nền kinh tế a) Tác động đến sản lượng và hiệu quả đầu tư Chỉ số giá tiêu dùng thấp phản ánh sức mua kém của xã hội. Điều này ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hàng hóa ế thừa, không tiêu thụ được, sản xuất cầm chừng ở nhiều doanh nghiệp đã khiến cho 66% doanh nghiệp quốc GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 24 doanh bị lỗ, trong đó có tới 16% thua lỗ triền miên (tính đến giữa năm 2000). Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 1999-2001 thấp hơn so với các giai đoạn trước khoảng 2%. Giai đoạn Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Ba năm đầu cải cách (1989 - 1991) 6,1% 10 năm đầu cải cách (1989 - 1998) 7,7% Từ bắt đầu cải cách đến nay 7,1% 10 năm vừa qua (1992 - 2001) 7,5% Ba năm vừa qua (1999 - 2001) 5,4% B3. Tăng trưởng bình quân ở Việt Nam theo giai đoạn Những biểu hiện cụ thể hơn của tình trạng suy giảm tốc độ tăng trưởng là hiệu quả sử dụng vốn giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Hệ số ICOR tăng nhanh: năm 1995 là 1,44 thì đến năm 2000 lên tới 3,48 và đến năm 2001 là 3,82. Điều này cũng có nghĩa là để tăng được một đồng GDP phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư hơn. b) Tác động đến việc làm Xét về tỷ lệ thất nghiệp năm 1999, tại Hà Nội, số người thất nghiệp so với tổng dân số trong độ tuổi lao động là 10,3%, ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,04%. Tính chung cho khu vực thành thị thì tỷ lệ thất nghiệp trong hai năm 1999 và 2000 ở mức cao hơn hẳn so với giai đoạn trước đó; với các con số tương ứng là 7,4% và 8,4%. Nếu xét trên toàn quốc, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp là 1,45 triệu người. Điều này một phần là do sự gia nhập lực lượng lao động của số người đến tuổi lao động (mỗi năm chiếm 2,9% dân số), một phần xuất phát từ tình trạng làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả nhiều doanh nghiệp trong điều kiện mức giá chung giảm, không kích thích sản xuất. c) Tác động đến thị trườn g ngoạ i hối Sự tăng giảm thất thường của tỷ lệ lạm phát trong những năm qua thể hiện sự thiếu ổn định của giá trị đồng tiền và do đó người ta không tin tưởng vào giá trị đồng nội tệ, dẫn đến hiện tượng đô-la hoá. Mức độ đô la hoá ở nước ta giai đoạn này là trên 30%, tỷ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 25 lệ tiết kiệm ngoại tệ lên đến 40% tổng tiền gửi tại các ngân hàng; ngoài ra còn một lượng USD khó xác định được trong dân chú ng và các tổ chức được dùng làm phương tiện cất trữ. Hiện tượng này làm giảm tác dụng của các chính sách lãi suất, chính sách điều hành tỷ giá hối đoái. 1.2. Nguyên nhân Giá nông sản giảm giá mạnh Giá lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long vào giữa năm 1998 là 2170 đồng/kg, năm 1999 là 1759 đồng/kg, đến năm 2000 chỉ còn 1300 đồng/kg. Giá các nông sản khác như cà-phê, hạt điều.... cũng diễn biến tương tự. Giá 1 kg cà- phê niên vụ 1998 - 1999 là 22.700 đồng, sang niên vụ 1999 - 2000 và 2000 - 2001, giá tương ứng chỉ còn 9000 đồng và 5000 - 8000 đồng. Tỷ trọng hàng nông sản, đặc biệt là lương thực trong cơ cấu hàng hoá tính chỉ số giá hàng tiêu dùng là lớn nên khi giá nông sản giảm mạnh thì chỉ số CPI cũng giảm đáng kể. Những bất cập về đầu tư Cơ cấu đầu tư thời gian này đã không đe m lại hiệu quả cao. Trong chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu song khi thực hiện, khu vực này chưa thực sự được ưu tiên đú ng mức. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào ngành nông nghiệp từ năm 1998 đến năm 1999 chỉ chiếm 3,6% tổng vốn FDI, trong khi chỉ tiêu này đối với công nghiệp là 9,5%. Nếu như công nghiệp tăng được xấp xỉ 2,7 lần thì nông nghiệp chỉ tăng khoảng 1,4 lần so với giai đoạn 1990-1998. Hơn nữa, sau cơn bão tài chính - tiền tệ Châu Á (1997 -1998), nguồn vốn FDI đăng ký vào nước ta giảm từ năm 1997 đến năm 1999, năm 2000 - 2001 tuy có tăng nhưng vẫ n thấp hơn năm 1997 (năm 1997 là 2.768 triệu USD, năm 2000 là 1.900 triệu USD, sơ bộ năm 2001 là 2.100 triệu USD; ước tính 8 tháng đầu năm 2002 chỉ ở mức 1.450 triệu USD). Về cơ chế, ch ín h s ách cũng như t rong quá t rìn h thực h iện đầu tư, v iệc cấp vốn chưa thỏa đáng cơ chế th ị t rường nên vốn dễ b ị thất thoát lớn ; đô i GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 26 kh i cấp vốn mà kh ông xem xét h iệu quả của dự án đầu tư, quan hệ cung cầu cũng như kh ả năng cung ứng nguyên liệu cho dự án . Các nguyên nhân khác Có thể kể ra nhiều lý do khác nữa dẫn đến tình trạng giảm phát vừa qua, như hiệu ứng lan tỏa của suy thoái và giảm phát ở khu vực và thế giới, ảnh hưởng của sự phá giá tiền tệ ở nhiều nước lân cân, mức thu nhập thấp của dân cư nông thôn. 2. Giai đoạn hiện tại (2011-3/2013): Chỉ số CPI cả nước qua các tháng từ năm 2010- 2013 T 1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 2010 1,36% 1,96% 0,75% 0,14% 0,27% 0,22% 0,06% 0,23% 1,31% 1,05% 1,86% 1,98% 2011 1,74% 2,09% 2,17% 3,32% 2,21% 1,09% 1,17% 0,93% 0,82% 0,36% 0,39% 0,53% 2012 1,00% 1,37% 0,16% 0,05% 0,18% -0,26% -0,29% 0,63% 2,20% 0,85% 0,47% 0,27% 2013 1,25% 1,32% -0,19% Trong giai đoạn từ 2003 đến nay lạm phát ở Việt Nam liên tục tăng và có nhiều biến động. Việt Nam phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao nhưng không vì thế mà gạt bỏ nỗi lo về giảm phát. Ta có thể xem xét cụ thể thực trạng qua các năm 2010-2013 như sau: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 27  NĂM 2011: Khởi đầu năm 2011, kinh tế vĩ mô trong nước phải đương đầu với những bất ổn lạm phát, tỷ giá… vốn đã khởi phát từ giai đoạn trước đó.Nến kinh tế Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó khăn do các chính sách thắt chặt, lãi suất cho vay ra nền kinh tế ở mức 20- 22%; các ngân hàng không thiếu thanh khoản nhưng chưa sẵn sàng cho vay ra nền kinh tế do chi phí vốn cao trong khi các doanh nghiệp lành mạnh không thể có lãi với chi phí lãi vay quá cao; khoảng 30% doanh nghiệp đã bị phá sản; chính sách tài khóa không hẳn là thắt chặt và do vậy chính sách tiền tệ sẽ vẫn được dùng là công cụ chính để điều tiết kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước các tháng đầu năm tăng liên tục lần lượt là 1.74%, 2.09%, 2.17%, 3.32% khá cao so với kỳ vọng. Lạm phát tiếp tục là thách thức đáng kể nếu không có những biện pháp hữu hiệu để kiềm chế. Cả CSTT và chính sách tài khóa đều được yêu cầu sử dụng triệt để các công cụ chính sách nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11/NQ-CP/2011 tháng 2/2011 với mục tiêu trung gian gồm dư nợ tín dụng tăng trưởng dưới 16%, M2 tăng dưới 20%. NHNN đã triển khai các chính sách cụ thể nhằm đạt mục tiêu này, gồm: -0.50% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 0 2 4 6 8 10 12 14 Tháng CPI cả nước qua các tháng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 28 (i) Yêu cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dụng, tập trung vốn phát triển sản xuất kinh doanh, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dư nợ xuống mức 22% đến 30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011. (ii) Lãi suất chiết khấu tăng từ 7%/năm lên 12->13%/năm, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 10- >11->12->13->14->15->16%/năm. (iii) Nghiệp vụ thị trường mở thực hiện nghiệp vụ hút tiền ròng trong phần lớn thời gian của năm 2011 (iv) Tuân thủ nghiêm ngặt giới hạn tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng với các chế tài xử phạt nghiêm khắc của nội bộ từng ngân hàng. (v) Xây dựng và triển khai chiến lược cấu trúc lại hệ thống ngân hàng từng bước nhằm nâng cao tính hiệu quả, giảm mức độ rủi ro và cải thiện sức mạnh cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Chủ trương này cũng nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên của tình trạng mặt bằng lãi suất cao (về phía ngân hàng) (vi) Triển khai đồng bộ các giải pháp đối với thị trường ngoại tệ, thị trường vàng nhằm mục tiêu giảm sự di chuyển vốn lòng vòng giữa tài sản được coi như tiền (money likes) - một trong các yếu tố gây áp lực lên lãi suất nội tệ, triệt tiêu tác động của CSTT. Kết quả là mức tăng M2 và tín dụng của cả năm 2011 đạt dưới 10% và trên 12%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trung bình của các năm trước. Ðây là mức thắt chặt thấp hơn đáng kể so với mức tăng định hướng đã nêu trong Nghị quyết 11 nhằm hướng tới giảm tổng cầu. Tuy vậy, sự quyết liệt trong giảm tổng cầu từ phía CSTT đã không đạt được kết quả mong muốn. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng đạt 5,89% thì tỷ lệ lạm phát vẫn tiếp tục GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 29 tăng tới mức kỷ lục gần 19% (mức tăng cao so với mục tiêu đã được điều chỉnh là 15% cho năm 2011). Các giải pháp cắt giảm chi tiêu công được đưa ra khá quyết liệt: Không kéo dài thời gian giải ngân, không ứng trước kế hoạch năm 2012 vốn ngân sách và trái phiếu chính phủ, giảm 32% vốn trái phiếu chính phủ, giảm 10% tín dụng đầu tư của nhà nước. Yêu cầu cắt giảm đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11 được coi là giải pháp quyết liệt và cần thiết để kiềm chế lạm phát. Đến quý 3/2011, lạm phát giảm tốc, chỉ số giá có giảm nhưng lạm phát vẫn ở mức cao (chốt năm 2011 lạm phát 18.13%), thời điểm này vẫn chưa có vấn đề gì phải quá lo ngại về vấn đề giảm phát.  NĂM 2012 Diễn biến CPI TP.HCM qua các tháng năm 2012 GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 30 Diễn biến CPI Hà Nội qua các tháng năm 2012 Qua các biểu đồ trên ta thấy, CPI tháng 7/2012 ở Hà Nội tiếp tục giảm 0,29% so với 6/2012. So với cùng kỳ, chỉ số này chỉ còn tăng 4,64% - một con số rất thấp. Tính theo tháng, năm 2012 CPI Hà Nội đã giảm 3 lần và tháng 7 có mức giảm mạnh nhất. Trong khi đó, ở TP. Hồ Chí Minh, CPI tháng 7 tiếp tục giảm 0,57% so với tháng 6/2012 (tháng 6/2012 giảm 0,43%). So với tháng 7/2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,3%. So với tháng 12/2011, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,47%. Ngoài hai thành phố lớn còn nhiều tỉnh thành khác cũng giảm như: Đồng Nai (- 0,25%), Đà Nẵng (-0,21%), Long An (-0,06%). Theo đó, Sau 40 tháng liên tục tăng ở ngưỡng dương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 6 đã bắt đầu giảm phát với mức âm 0,26% và là mức tăng thấp nhất so với các tháng 6 kể từ năm 2003 trở lại đây, đến tháng 7/2012 giảm 0.29% đây là tháng thứ 2 có sự giảm liên tục trong năm 2012. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 31 Đây là biểu hiện ban đầu của giảm phát, là cơ sở để dự báo tình trạng nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ có thể khẳng định nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát khi chỉ số CPI giảm liên tục trong nhiều tháng, thông thường là 3 tháng.  Nguyên nhân: Một là do 3 nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất gồm dịch vụ ăn uống (chiếm gần 40%); nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (chiếm trên 10%); giao thông (gần 9%) đều có mức giảm rõ rệt, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 4 lần liên tiếp với tổng mức giảm giá là 2.600 đồng/lít so với thời điểm cuối tháng 4 đã kéo nhóm giao thông giảm tới 1,64%; nhóm nhà ở - điện nước - chất đốt và vật liệu xây dựng giảm tới 1,21%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,23%; nhóm văn hóa - giải trí - du lịch cũng giảm tới 0,27%; Hai là do chính sách thặt chặt trước đó (2010-2011) Bên cạnh đó, do ngân sách eo hẹp, do thu nhập của người lao động giảm, thất nghiệp gia tăng... CPI giảm sẽ tạo một dư địa chính sách để Chính phủ có điều kiện để giảm lãi suất huy động và cho vay, đẩy mạnh bơm tiền vào nền kinh tế đồng thời, có điều kiện áp dụng các chính sách và các giải pháp cơ bản khác như: đẩy mạnh xây dựng cơ bản, giải ngân ODA và có điều kiện để làm giảm bớt sự đình trệ của thị trường bất động sản và các thị trường khác. Thực tế là đã chuyển đổi mục tiêu từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩy phục hồi kinh tế, sử dụng CSTT cho năm 2012. Tiêu biểu là thông qua ba lần cắt giảm lãi suất 300 điểm liên tiếp, đưa mức trần lãi suất xuống 11% từ 25/5/2012, liên tiếp hạ lãi suất chỉ đạo, áp trần lãi suất 15%/năm rồi giảm xuống 14%/năm cho 4 khu vực ưu tiên, cơ cấu lại nợ, giảm và hoãn thuế, gia hạn nộp thuế cũng được sử dụng. Theo đó, những người vững tin thì cho rằng, CPI giảm là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư lo ngại việc bơm tiền ào ạt ra lúc này sẽ khiến lạm phát có thể quay trở lại. Hơn thế, những nỗ lực cơ cấu lại kinh tế suốt 2 GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 32 năm qua có thể sẽ trở thành hư vô. Theo họ, việc điều hành cách chính sách kinh tế cần mượt mà hơn, tránh lúc thắt chặt quá rồi lại bung ra nhanh quá. Và để làm được điều này thì các dự báo chính xác của các cơ quan chức năng cần thiết hơn bao giờ hết.  NĂM 2013: Cụ thể, tại Thủ đô Hà Nội, CPI 3/2013 giảm 0,21% so với tháng 2/2013 và tăng 5,7% so cùng kỳ. Theo lý giải của Cục Thống kê Hà Nội, điều này là hợp với quy luật khi cứ thời điểm sau Tết Nguyên đán hàng năm, giá lương thực thực phẩm ổn định, dần quay lại mức giá như thời điểm trước Tết, khiến cho chỉ số giá nhóm thực phẩm giảm (giảm 1,36% so tháng trước). Đây cũng là nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ tính giá. Quí I năm nay, giá gạo trên thị trường khá ổn định kể cả thời điểm trước, trong và sau Tết. Nguyên nhân, do nguồn cung dồi dào và có sự chỉ đạo của thành phố về bình ổn giá. Giá các loại thịt gia cầm như vịt, ngan giảm nhẹ, giá gia cẩm khác như gà ta, gà công nghiệp giảm mạnh. Giá các loại rau tại Hà Nội giảm mạnh do thời tiết thuận lợi, rau sinh trưởng tốt, nên nguồn cung dồi dào. Tháng này nhóm ăn uống ngoài gia đình đã ổn định hơn do lương thực và thực phẩm giữ giá. Các nhóm khác có chỉ số tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Một số mặt hàng như quần áo, giầy dép giá đã ổn định hơn do đang trong giai đoạn chuyển mùa. Các mặt hàng khác như bát đĩa, xà phòng và một số đồ dùng gia đình thiết yếu khác tăng nhẹ. Một nguyên nhân đáng kể khác là từ 1/3, giá gas trong nước đồng loạt giảm. Ngoài rổ tính giá, chỉ số giá vàng tháng này giảm 1,38% và chỉ số giá USD tăng 0,42% so với tháng trước. Như vậy, với mức tăng CPI tháng 1 là 0,95%, tháng 2 là 1,3% và tháng 3 giảm 0,21%, sau 3 tháng, CPI của Hà Nội đã tăng 2,04% so đầu năm, đưa mức tăng bình quân quý I năm 2013 so cùng kỳ là 6,03%. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 33 Tại TPHCM, CPI tháng 3 giảm 0,29% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng có 6 nhóm hàng có mức giá giảm là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác (-0,62%); nhóm hàng lương thực, thực phẩm (-0,6%); nhóm đồ uống và thuốc lá (- 0,35%); nhóm giao thông (- 0,34%); nhóm văn hóa - giải trí - du lịch (-0,47%). Chỉ có 2 nhóm có mức giá tăng là nhóm nhà ở, điện nước và chất đốt (tăng 0,38%) và nhóm thiết bị đồ dùng gia đình (tăng 0,07%). Giá hàng lương thực giảm do hiện nay lượng hàng cung cho xuất khẩu bị hạn chế, lúa hàng hóa còn tồn động trong dân cần phải tiêu thụ nhiều lớn. Giá hàng thực phẩm giảm do mức tiêu thụ trên thị trường đã trở về mức trung bình trong năm, nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao so với đầu năm và cùng kỳ năm trước. So với tháng 3/2012, chỉ số CPI vẫn tăng 2,85% nhưng là tháng có mức tăng so với cùng kỳ thấp nhất tính từ năm 2003 đến nay. Còn nếu so với tháng 12 năm ngoái thì chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 1,15%. Không nằm trong rổ tính giá, giá vàng giảm 2,94% so với tháng trước, giảm 1,1 % so với tháng 3/2012. Chỉ số giá USD tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 1,65% so với tháng 3/2012. Với diễn biến giá tại hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước trong trạng thái giảm phát, CPI cả nước tháng 1 tăng 1.25%, tháng 2 tăng 1.32%, tháng 3 giảm 0.19%. Đây là điều kiện để giảm lãi suất huy động và cũng là cơ sở để hạ lãi suất cho vay. II. BẪY THANH KHOẢN: Trong thời gian qua đã có một số ý kiến lo ngại về việc Việt Nam có bị bẫy thanh khoản. Vì để giải quyết tình trạng mất thanh khoản của hệ thống trong giai đoạn cuối 2011, NHNN đã bơm lượng tiền khổng lồ vào hệ thống. Tuy nhiên, tín dụng vẫn trong tình trạng đóng băng, lãi suất cho vay không hạ ngay cả khi lãi suất liên ngân hàng, lãi suất huy động và lãi suất chính sách giảm mạnh. NHNN đã phải dùng các biện pháp hành chính để ép các NHTM giảm lãi suất cho vay, nhưng tình hình vẫn chưa có những biến chuyển rõ rệt. GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 34 Khác với thời gian trước đây, tín dụng tăng trưởng thấp do thanh khoản của hệ thống ngân hàng gặp khó khăn và mặt bằng lãi suất cao. Hiện, thanh khoản của hệ thống rất dồi dào. Thậm chí nhiều NHTM còn thừa vốn khả dụng nên đẩy mạnh mua vào trái phiếu Chính phủ và tín phiếu NHNN, đẩy lãi suất trái phiếu Chính phủ và tín phiếu NHNN giảm mạnh. Mặt bằng lãi suất cũng giảm mạnh sau nhiều giải pháp của NHNN. Thời gian qua, các NHTM cũng liên tục giảm lãi suất cho vay, song tín dụng vẫn không thể tăng trưởng. Thậm chí ngay cả những gói tín dụng với lãi suất rất ưu đãi, mà các NHTM triển khai thời gian qua cũng chưa giải ngân được hết. Đơn cử như Eximbank, trước khi NHNN áp trần lãi suất cho vay 15%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên, ngân hàng này đã có một gói tín dụng 1.500 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp thu mua lương thực, với lãi suất ưu đãi 14%/năm, nhưng cho đến giờ chỉ mới giải ngân được 600 tỷ đồng; các gói vay khác có lãi suất dao động từ 13,5-15%/năm cũng đã được triển khai nhưng doanh nghiệp vẫn không mặn mà. Tuy nhiên vấn đề của Việt Nam chủ yếu lại nằm ở khu vực sản xuất, với đặc trưng là khu vực doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công kém hiệu quả, không tạo ra được hàng hoá có mức giá cạnh tranh. Chi tiêu của người dân trong thời gian vừa qua giảm chủ yếu là do lãi suất cao, khiến người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động có xu hướng giảm thì tốc độ tiêu dùng đã tăng trở lại. Tiêu dùng của Việt Nam đang trở lại xu hướng tăng cho thấy tiềm năng tiêu dùng của Việt Nam rất lớn. Việt Nam có một thị trường tín dụng "đen" rộng lớn và tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao, khoảng 12 – 13% so với tổng huy động. Ngoài ra, nguồn vàng và USD ngoài hệ thống luôn là một ẩn số. Vì thế, nếu như bị kích thích, tiêu dùng có thể bật tăng mạnh bất cứ lúc nào. Khi lãi suất tiết kiệm hạ nhanh, sức hút với việc sinh lời từ tiết kiệm không còn, một phần tiền tiết kiệm sẽ nhiều khả năng dành cho các cơ hội chi tiêu khác. Đặc biệt, các NHTM Việt Nam do khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay vào lĩnh vực sản xuất đang tìm giải pháp ở phía người tiêu dùng, thậm chí còn khuếch đại sức mua mạnh hơn. Có thể thấy rất nhiều các sản phẩm cho vay tiêu dùng đang được thiết kế để thu GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 2013 NHÓM 13 – LỚP ĐÊM 3 KHÓA 22 UEH Page 35 hút khách hàng. ACB đang triển khai chương trình “Gắn bó dài lâu” dành cho khách hàng cá nhân sử dụng các bó sản phẩm tín dụng “Hỗ trợ an cư trọn gói” hoặc “Hỗ trợ kinh doanh trọn gói”. Eximbank đẩy mạnh hoạt động thẻ tín dụng Master card ngập tràn ưu đãi. Hay VP với sản phẩm thấu chi tiêu dùng… Như vậy có thể thấy rõ sự khác biệt của Việt Nam như sau: (1) Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không có định hướng tăng cung tiền để tăng GDP và việc làm mà mục tiêu chính của giai đoạn vừa qua chủ yếu là để đảm bảo thanh khoản cho các NHTM. Do vậy không thể gọi là dính bẫy được vì thiếu yếu tố đầu tiên. (2) Nền kinh tế các nước Phương Tây phụ thuộc chủ yếu vào tiêu dùng đặc biệt là tiêu dùng tư nhân do năng lực sản xuất dư thừa. Người dân các nước Phương Tây chủ yếu tiêu dùng bằng tín dụng (Tiêu dùng trước trả nợ sau), do vậy khi nền kinh tế suy thoái, nguy cơ thất nghiệp tăng cao thì người dân tại các nước này có xu hướng phòng thủ chứ không tăng tiêu dùng. Trong khi đó, vấn đề của Việt Nam phải đối mặt là các khoản đầu tư công không hiệu quả, việc chi tiêu quá mức vào các hàng hóa xa xỉ, hàng lâu bền được trả góp và điều này đã đẩy lạm phát tăng cao trong khi lãi suất danh nghĩa lại không tăng tương ứng khiến lãi suất thực là số âm. Lãi suất thực âm làm cho các tài sản tài chính, tài sản thực trở nên kém hấp dẫn khiến các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ các tài sản như vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh. Với việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ thặt chặt trong hơn 1 năm qua vừa qua đã giúp lạm phát quay trở lại mức 1 con số và lãi suất thực đã dương trở lại. Việc lạm phát giảm là do sự cắt giảm tổng cầu: (i) Lãi suất danh nghĩa cao đã cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả. (ii) Cắt giảm chi tiêu hàng hóa xa xỉ. (iii) Cắt giảm hoạt động đầu cơ vào các lĩnh vực bất động sản, vàng, ngoại tệ… Vì vậy, việc tăng trưởng giảm trong ngắn hạn do mức cầu giảm chứ không phải do tổng cung suy sụp. Như vậy, với việc lạm phát ổn định ở mặt bằng thấp như thời gian qua và lãi suất giảm xuống thấp hơn chỉ số ROIC thì lúc đó sức tăng trưởng sẽ bắt đầu hồi phục sẽ phục hồi trở lại khi đầu tư tư nhân sẽ được mở rộng. Tóm lại, các biểu hiện của nền kinh tế Việt Nam rõ ràng không phải là một quốc gia rơi vào tình trạng bẫy thanh khoản.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktvm_nhom_13_giam_phat_va_bay_thanh_khoan_final_v1_0_3738.pdf
Luận văn liên quan