So sánh nền giáo dục của Việt Nam và Malaysia để thấy rõ sự cần thiết xây dựng hệ
thống giáo dục mới ở Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệphóa.
Về mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam không lập lại mô hình công nghiệp hóa cổ điển
nào, cà công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu lẫn công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.
Do vậy việc nâng cao dân trí lúc này không đơn thuần là việc tăng số năm đi học trung
bình ( tức là tăng mặt bằng dân trí hiểu theo nghĩa thông thường) của người dân, mà về
cơ bản là thay đổi cơ cấu học vấn, cơ cấu tri thức và cơ cấu tay nghề của đội ngũ lao
động ,tổ chức học tập không phải là mục đích tựthân, mà là đ ể tăng cường hơn nữa chất
lư ợng đào tạo con người Việt Nam, là bộ phận không thể tách khỏi cuộc sống kinh tế ở
Việt Nam.Bởi vì “K ỹ thuật không biên giới có tiềm năng làm cho quan hệ giữa các quốc
gia và giữa các khu vực trở nên bình đẳng, bởi nó mở đường cho mỗi quốc gia truy cập
tri th ức và thông tin mộtcách tự do, bình đẳng. Trước mắt, khoảng cách giữa các nước
nghèo và các nước giàu vẫn rất lớn, nhưng biện pháp kinh tế và kỹ thuật để rút ngắn
khoảng cách này đã sẳn sàng”
25 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4202 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Giáo dục so sánh Việt Nam –Malaysia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 1
Tiểu luận
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 2
MỞ ĐẦU
Giáo dục so sánh là một lĩnh vực nghiên cứu, tập hợp của nhiều môn học khác nhau. Nó
thẩm định, đánh giá nền giáo dục của các nước đã phát triển cũng như đang phát triển.
Nó đánh giá vai trò của nền giáo dục ấy với sự phát triển của cả cá nhân và đất nước. Nó
cũng nghiên cứu các hệ thống giáo dục và thẩm định các giá trị xã hội ảnh hưởng đến hệ
thống giáo dục đó như thế nào. Nó đề cập đến vai trò, mục tiêu của một nền giáo dục và
hiệu quả của nó đối với xã hội. Đặc biệt khi nghiên cứu, chú ý nhiều tới các chính sách
và hoạch định cộng đồng của một nền giáo dục.
Với đặc điểm chung là: “Từ nền giáo dục thuộc địa tới độc lập, phát triển“, Việt Nam và
Malaysia có điểm xuất phát giống nhau.
Nhưng hiện nay, Malaysia là một trong những nước có trình độ phát triển KH- CN cao
trong khu vực ASIAN với chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất khẩu có hàm lượng
chất xám cao.
Ở Việt Nam, chưa lúc nào chất lượng giáo dục lại được đặt ra như một nhu cầu bức thiết
như hiện nay. Đổi mới là con đường duy nhất để giáo dục phát triển và phát triển bền
vững.
Chúng ta hãy xem xét thực trạng hệ thống giáo dục Việt Nam so với Malaysia là nước
trong khu vực, có cùng điểm xuất phát để từ đó đề xuất hướng phát triển hệ thống giáo
dục Việt Nam cho phù hợp với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC VIỆT NAM
1.1 Tình hình giáo dục :
Cả nước có khoảng 17,123 triệu học sinh, sinh viên , trong đó có 7,75 triệu học sinh
tiểu học và 6,62 triệu học sinh trung học cơ sở và khoảng 2,76 triệu học sinh trung học
phổ thông. Hàng năm khoảng 1,6 triệu học sinh vào học tiểu học, khoảng 1,4 triệu học
tốt nghiệp phổ thông cơ sở, khoảng 850.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông
(50% học sinh cùng độ tuổi) và khoảng 197.000 vào học đại học cao đẳng (12% thanh
niên cùng độ tuổi).
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 4
số học sinh, sinh viên hàng năm trong các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
0
5000
10000
15000
20000
25000
1995 -
1996
1996 -
1997
1997 -
1998
1998 -
1999
1999 -
2000
2000 -
2001
2001 -
2002
2002 -
2003
2003 -
2004
2004 -
2005
N
gì
n
họ
c
si
nh
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung học chuyên nghiệp Đại học cao đẳng
Tỉ lệ biết chữ ở Việt Nam tương đối cao (92% dân số). Trong số 8% dân số mù chữ thì
80% sống ở vùng nông thôn, trong đó 60% là phụ nữ.
Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng nhanh trong thời gian qua, chiếm khoảng
10% - 15% ngân sách nhà nước.
Ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo của khu vực tư nhân ước tính là trên 40% tổng
chi phí trực tiếp. Trong số đó nhiều nhất là chi cho cấp mẫu giáo và trung học cơ sở
(khoảng 60%) rồi đến tiểu học (dưới 50%), trung học chuyên ban (19%) và trung học
chuyên nghiệp và trung học nghề (12%).
Bên cạnh các thành tích đó, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam còn đang đứng
trước nhiều khó khăn. Trường lớp còn thô sơ, trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu, giáo trình
thiếu cập nhật, trình độ giáo viên chưa cao và chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt
hiện vẫn còn hàng triệu trẻ em không đến trường.
Trong thời điểm đất nước đang tiến hành đổi mới, cải cách giáo dục thì những con số
thống kê về giáo dục giai đoạn 2003-2005 sẽ phần nào nhìn nhận một cách khách quan
hơn về thực trạng trên.
Cả nước hướng tới xây dựng một xã hội học tập từ cơ sở. Ở một đất nước đang phát
triển, thu nhập GDP và bình quân USD/ người chưa cao, hơn 80 triệu dân, nhưng có tới
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 5
22 triệu người đi học - bình quân, cứ bốn người dân có hơn một người đi học. Vừa qua
được UNESCO xếp thứ 64/127 nước về phát triển giáo dục.
Như một quy luật tất yếu của mọi quốc gia đang phát triển, giáo dục nước ta đang dịch
chuyển từ giai đoạn tinh hoa sang giai đoạn phổ cập (giáo dục phổ thông) và đại chúng
(giáo dục đại học), dịch chuyển từ nền giáo dục 5% dân cư đi học, sang nền giáo dục
100% dân cư đi học. Không thể phủ nhận những thành quả ấy nhưng rõ ràng, nền giáo
dục Việt Nam đang đứng trước một thử thách lớn về mặt chất lượng ở tất cả các cấp học.
1.2 Mục tiêu và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo:
Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục:
Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ
cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện
phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Chính phủ đặt vào các mục tiêu sau:
- Hầu hết trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn, chuẩn bị vào lớp 1.
- Phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Phổ cập trung học cơ sở ở thành phố, vùng
kinh tế trọng điểm và nơi có điều kiện.
- Tính chung cả nước có 60% trẻ em độ tuổi 11-15 học trung học cơ sở. Mở rộng và nâng
cao chất lượng dạy kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học ở trường trung
học.
- Thanh toán nạn mù chữ cho những người trong độ tuổi 15-35, tất cả các tỉnh đạt tiêu
chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập tiểu học.
- Tăng qui mô học nghề bằng mọi hình thức lên khoảng 1 triệu người/năm, đạt 22%-25%
đội ngũ lao động được qua đào tạo.
- Nâng qui mô giáo dục đại học, cao đẳng với cơ cấu đào tạo hợp lý, theo sát cơ cấu lao
động và cơ cấu kinh tế.
- Mở rộng các hình thức học tập thường xuyên, đặc biệt là hình thức học từ xa, cụ thể
như:
- Giáo dục mầm non: đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng
những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên
15% năm 2005 và 18% năm 2010. Đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu
giáo từ 50% năm 2000 lên 58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010; riêng trẻ em 5 tuổi
tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào
năm 2005 và 95% vào năm 2010. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo
dục mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010.
- Giáo dục phổ thông: thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí , thể, mỹ. Cung cấp học
vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát
triển trong khu vực. Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm
2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010.
- Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết
ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, tạo
điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đạt chuẩn phổ cập
trung học cơ sở ở các thành phố , đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 6
nước 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80%
vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.
- Trung học phổ thông: Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ
38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.
- Giáo dục nghề nghiệp: nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật
lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo vói nhu cầu sử dụng, với việc làm
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động…
- Trung học chuyên nghiệp: thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học
chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010.
- Dạy nghề : thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6%
năm 2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010.
- Dạy nghề bậc cao: thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp
vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010. Trình độ công nhân kỹ
thuật đạt 22% năm 2005 và 28% năm 2010. Quy mô đào tạo nghề ở tất cả các trình độ
đào tạo đạt khoảng 1.5 triệu người vào năm 2010.
- Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ
118 năm học 2000-2001 lên 200 vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sỹ từ 11.727
học viên năm 2000 lên 38.000 năm 2010, nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000
vào năm 2010.
- Giáo dục không chính quy: củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn,
đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xoá
mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục
trung học cơ sở vào năm 2010.
- Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các
loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và
70% vào năm 2010.
Chính sách phát triển giáo dục:
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991.
Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua tháng 6/2005, có nội dung chủ yếu là:
Cấu trúc lại hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở
giáo dục và hệ thống văn bằng. Củng cố trường công, khuyến khích mở trường
bán công, dân lập; cho phép mở trường tư ở các cấp mầm non, chuyên nghiệp và
đại học. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục như: tập trung và không tập trung,
chính qui và không chính qui, học từ xa...
Xác định lại mục tiêu giáo dục đào tạo, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội
dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng cấp học, ngành học đáp
ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tăng cường hệ thống luật pháp trong giáo dục. Tăng dần tỉ trọng ngân sách giáo
dục. Huy động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ quốc tế, vay vốn nước
ngoài để phát triển giáo dục.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 7
Cải thiện đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Đổi mới quản lí giáo dục.
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo:
Chính phủ Việt Nam tập trung ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực:
- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về đào tạo kỹ năng trình độ cao, nhân lực thành thạo
chuyên môn thuộc những lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến và quản lý kinh doanh.
- Phát triển những ngành học và môn học cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và cần thiết cho sự hợp tác quốc tế.
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và trao đổi sinh viên,
thông tin, tài liệu và kinh nghiệm về giáo dục và khoa học.
1.3 Sơ đồ hệ thống và chứng chỉ giáo dục quốc dân
Sơ đồ hệ thống văn bằng, chứng chỉ
Bậc, cấp giáo dục
Thời gian
khung của
quá trình
GDĐT
Tuổi chuẩn
vào lớp đầu
Điều kiện học lực
để được vào học
lớp đầu
Văn bằng tốt nghiệp
1 2 3 4 5
I. GD mầm non
- Nhà trẻ
- Mẫu giáo
3 năm
3 năm
3-4 tháng
3 tuổi
II. GD phổ thông
- Tiểu học
- TH cơ sở
-Trung học
chuyên ban
5 năm
4 năm
3 năm
6 tuổi
11 tuổi
15 tuổi
có bằng tiểu học
có bằng trung học
cơ sở
Bằng tiểu học
Bằng trung học cơ sở
Bằng tú tài
III. GD chuyên
nghiệp
- Đào tạo nghề
sau tiểu học
- Đào tạo nghề
sau trung học cơ
sở
- Trung học
dưới 1 năm
1-2 năm
3-4 năm
3-4 năm
13-14 tuổi
15 tuổi
15 tuổi
15 tuổi
Có bằng trung học
cơ sở
Có bằng trung học
cơ sở
Có bằng trung học
cơ sở
Chứng chỉ nghề
Bằng nghề
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 8
chuyên nghiệp
- Trung học nghề
Bằng trung học chuyên
nghiệp
Bằng trung học nghề
IV. Bậc giáo dục đại học
- Cao đẳng 3 năm 18 tuổi
Có bằng tú tài
hoặc trung học
chuyên nghiệp
hoặc trung học
nghề
Bằng cao đẳng
- Đại học 4-6 năm 18 tuổi
Có bằng tú tài
hoặc trung học
chuyên nghiệp
hoặc trung học
nghề
Hoàn thành giai
đoạn1: chứng chỉ đại
học đại cương
Hoàn thành giai đoạn
2:Bằng cử nhân
- Cao học 2 năm Có bằng cử nhân Bằng cao học hoặc thạc sĩ
- Đào tạo tiến sĩ 4 năm
2 năm
Có bằng cử nhân
Có bằng cao học
Bằng tiến sĩ
CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC MALAYSIA
Malaysia gồm 2 phần bán đảo: Malaysia đông , nằm ở phìa trên Borneo, gồm hai bang
Sarawak và Sabah là vùng đồng bằng ven biển rộng lớn còn lại Sabah là vùng đồi núi.
Vúng bán đảo Malaysia nằm ở phía nam Thái Lan và bắc Singapor.
Malaysia có diện tích 329.750 km2 với khoảng 22 triệu dân. Dân tộc Malaysia 58%,
Trung Quốc 26%, Ấn Độ 7%. Còn lại các dân tộc khác.
Ngôn ngữ chính thức là tiếng Bahasa Melayu, ngoài ra còn có tiếng Anh, Trung Quốc,
Tamil. Tôn giáo: Đạo Hồi, đạo Phật, đạo Hindu và Thiên chúa giáo. Trước kia là thuộc
địa thực dân Anh. Malaysia độc lập vào tháng 7- 1957.
2.1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC.
Mục tiêu chung:
Phát triển trí tuệ, văn hóa, kinh tế, xã hội và tinh thần của mỗi cá nhân, tạo bản sắc dân
tộc và sự thống nhất đất nước trong một xã hội đa nguyên thông qua việc trau dồi lý
tưởng, giá trị và hoài bảo chung.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 9
- Giáo dục là quyển cơ bản của mọi công dân được pháp luật bảo vệ.
- Công dân có quyển bình đẳng về cơ hội giáo dục và giúp đỡ tài chính không phân biệt
giới tính, địa phương.
- Giáo dục tiểu học và trung học không phải trả tiền.
Các đạo luật giáo dục: Được xây dựng từ 1995.
- Đạo luật giáo dục 1996.
- Đạo luật hội đồng Quốc gia về các trường đại học 1996.
- Đạo luật về các trường đại học tư 1996.
- Đạo luật về hội đồng chứng nhận Quốc gia 1996.
- Đạo luật về các trường đại học, cao đẳng (bổ sung) 1997.
Tài chính:
Ngân quỹ giáo dục Malaysia chiếm 5,3% GNP ( 15,5% ngân sách quốc gia).
Tỷ lệ HS, SVphân bố theo dân tộc:
Bumiputera / Trung Quốc / Ấn Độ là 69/ 26/ 5.
2.2 HỆ THỐNG GIÁO DỤC
2.2.1 GD mầm non:
Số trường mầm non tăng nhanh từ 7.000 trường năm 1990 lên gần 10.000 trường năm
1997. Khu vực tư nhân chủ yếu đầu tư vào các trường mầm non ở thành thị còn nhà nước
đầu tư cho các trường ở vùng nông thôn và vùng núi. Khoảng 92% là các trường công
lập, chương trình mầm non được cải tạo thông qua việc chỉnh sửa, hướng dẫn chương
trình, mở rộng đào tạo giáo viên, xây dựng chuẩn tối thiểu, đa dạng hóa phương pháp
giáo dục, chú ý sử dụng thành thục tiếng địa phương và tiếng Anh đơn giản.
2.2.2 Tiểu học và trung học:
GD tiểu học được miễn phí cho tất cả trẻ em.
Ngôn ngữ được dùng trong các trường tiểu học là tiếng Phổ Thông ( Bahasa Melayu),
tiếng Trung Quốc ( Quan thoại) và tiếng Tamil. Năm 1999 số trường tiểu học công lập là
7152.
GD trung học trong 5 hoặc 6 năm được chia thành trung học cơ sở và trung học phổ
thông.
Năm 1997 chính sách giáo dục mở rộng từ 9 lên 11 năm và số học sinh đã tăng lên. Năm
1999 đã có 1586 trường trung học trong đó bao gồm các trường nội trú, dạy nghề, kỹ
thuật, tôn giáo và trường đặc biệt. Ngoài ra còn có 23 trường trung cấp MARA của bộ
phát triển nông thôn và Quốc gia.
Giáo dục trung học phổ thông gồm các ban: Văn chương, Khoa học, Kỹ thuật và dạy
nghề. Việc lựa chọn học sinh vào các ban dựa vào kết quả kỳ thi hết lớp 9. Kỳ thi tú tài
tổ chức cho học sinh hết lớp 11.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 10
Sau bậc trung học là chương trình lớp 12 và dự bị đại học. Lớp 12 chuẩn bị cho học sinh
chứng chỉ sau trung học phổ thông ( đây là một yêu cầu để HS được vào học ở các khóa
đào tạo ở các trường ĐH địa phương.
Ngoài ra giáo dục sau đại học còn có các trường MARA và bách khoa. Số học sinh sau
trung học năm 1997 là 173497 em chiếm 20% số thanh niên trong độ tuổi.
2.2.3 Giáo dục nghề và kỹ thuật:
Để tăng cường cung cấp lao động có kỹ năng, Malaysia đã thực hiện tăng cường đầu vào
cho học sinh các truờng dạy nghề và kỹ thuật. ( từ 31.000 em năm 1990 lên 48.000 em
năm 1995) HS tốt nghiệp trung học kỹ thuật có thể học tiếp lên cao trong khi tốt nghiệp
các trường trung học dạy nghề thì tham gia ngay vào thị trường lao động.
2.2.4 Cao đẳng và đại học:
Trường đại học đầu tiên của Malaysia thành lập năm 1949 tại Singapor.
Đến năm 1970 Malaysia đã có 10 trường đại học công lập cung cấp các chương trình đại
học và sau đại học.
Năm 1997 đã có 116376 sv trong 10 trường này. Đây là những trung tâm giáo dục chất
lượng cao của Malaysia. Năm 1996 luật sửa đổi về các trường đại học cao đẳng đã cho
phép các cơ sở GDĐH được tự chủ nhiều hơn trong quản lý, tài chính và đã phát huy tính
năng động tích cực của các trường. Năm 2002, Malaysia có 30 trường đại học bao gồm
16 trường công và 14 trường tư thục.
Hiện nay các chương trình học từ xa cũng đang được mở rộng đặc biệt là việc sử dụng
siêu hành lang đa phương tiện ( MSC )
Thời gian qua cũng bùng nổ các trường tư thục với các chương trình đào tạo đôi hiệu
quả. Giúp Malaysia tiếp cận và nhanh chóng các chương trình tiến bộ của phương tây
như Mỹ, Anh, Pháp…Các trường này đã thu hút được nhiều sinh viên nước ngoài vào
học và giảm sự thâm hụt về cán cân thanh toán cho Malaysia .
2.2.5 Đào tạo giáo viên :
Mục tiêu chính của đào tạo giáo viên hiện nay là tăng số giáo viên tiểu học và trung học
đạt chuẩn, đặc biệt với các môn toán, khoa học và tiếng Anh. Năm 2000 Malaysia có
99900 giáo viên trong đó có 37850 giáo viên có trình độ đại học (chiếm 73,5%giáo viên)
Malaysia đã cải thiện chính sách đãi ngộ và cơ sở vật chất như nâng lương , đề bạt, phụ
cấp cho giáo viên giảng dạy các môn quan trọng, làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh. Giáo
viên cũng có nhiều cơ hội để nâng cao trình độ giảng dạy và quản lý.
2.2.6 Hệ thống giáo dục đại học.
Lịch sử hình thành phát triển
Nền giáo dục đại học của Malaysia đã xuất hiện từ dưới thời thực dân Anh, năm 1786 ở
Malay Archipclago (British Straits). Từ đó trở đi nền giáo dục Malaysia chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi ngành giáo dục Anh quốc. Lịch sử phát triển được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: là thời kì mở đầu của nền đại học Malaysia.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 11
Năm 1905, trường cao đẳng hoàng gia Edward VII (y học) là trường đầu tiên của
Singapo. Năm 1929, thực dân Anh thành lập thêm một trường cao đẳng thứ hai gọi là
Raffles. Đây là những trường cao đẳng tinh hoa của cả Singapo và Malaysia. Sau đó hai
trường này hợp lại thành đại học Malaysia (MU), chính là trường đại học đầu tiên của
Malasia đặt tại Singapo (1949), 1962 chuyển vế Kuala Lumpur khi Malaysia và Singapo
tách riêng thành hai nước độc lập. Trường giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh.
- Giai đoạn hai: Từ 1970 -1980:
Năm 1969 đã xảy ra cuộc nổi dậy của những người thuộc các dân tộc thiểu số
Bumiputera (gốc Ấn Độ ) đòi quyền bình đẳng và một cuộc chiến đẫm máu đã xảy ra
làm cho các vấn đề dân tộc trở nên hết sức nhạy cảm. Hơn nữa trường đại học tinh hoa
MU do thực dân Anh lập nên không mang tính dân tộc của ngừoi Malaysia . Một phong
trào đòi “Malaysia hóa giáo dục “ rộng khắp. Nhà nước đã lập thêm 6 trường đại học
công lập với mục tiêu và tinh thần dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực,
tạo cơ hội học tập cho các nhóm dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ chính của nhà trường là
tiếng Bahasa Malaysia, các trường đại học Hồi Giáo dùng tiếng Ả rập và tiếng Anh .
- Giai đoạn 3: Sau 1980
Malaysia mở rộng thêm 9 trường công lập và bùng nổ hệ thống đại học tư thục cho đến
tận năm 2000. Việc phát triển nhanh chóng đại học tư thục (14 trường, năm 2002) do nhu
cầu tìm kiếm lợi nhuận trong việc thương mại hóa giáo dục đại học.
Bên cạnh đó chính phủ còn mở thêm nhiều trường cao đẳng tại các vùng khác nhau
nhằm đưa những chương trình thực hành, kinh nghiệm sản xuất và ứng dụng kĩ thuật vào
chương trình học . Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thiết thực cho từng vùng. Các trường
này tập trung nhiều ở vùng thung lũng Klang.
2.2.7 Các trường đại học công lập
Số lượng sinh viên Malaysia trong 10 năm gần đây tăng lên nhanh chóng.
Hiện nay có 679 SV /1 vạn dân
Năm 1980 1985 1990 1995 2000
Số SV 33969 64851 96590 142827 243106
Nguồn: Bộ GD Malaysia 2001
Số lương giảng viên tại các trường công lập là 10920 (năm 1999), trong đó 5,6% là giáo
sư, 18% là phó giáo sư.
Hội nhập để tạo thành các trường lớn chất lượng cao là xu hướng của các trường đại học
công lập.
Đại học Malaysia (MU).
Đại học Sain Malaysia ( USM)
Đại học Kebangsaan Malaysia ( UKM)
Đại học Technology Malaysia ( UTM)
Đại học Putra Malaysia (UPM)
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 12
Đại học Utara Malaysia (UUM)
Đại học Malaysia Sarawark (UNIMAS)
Đại học Malaysia Sabah (UMS)
Đại học Islam
Đại học Teranganu
Đại học Mara ( UITM)
Đại học Pendidikan Sultan Idris ( UPSI)
2.2.8 Hệ thống các trường đại học, cao đẳng tư thục
a. Sự hình thành:
Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, hệ thống các trường nhà nước quản lý đã tỏ ra mòn, cũ,
không đáp ứng được nhu cầu xã hội. hơn nữa phong trào dân chủ hóa các trường trung
học làm cho số lượng ứng cử viên vào đại học tăng cao.
b. Sự phát triển:
Thập niên 90 là thập niên bùng nổ của hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng tư thục.
Năm 1992 mới có 156 trường.
Năm 1996 lên đến 354 trường và năm 2002 đã có 497 trường… Số lượng sinh viên cũng
tăng từ 15000 (1985) lên 35600 (1900) và 127594 ( 1995).
Hầu hết các trường nằm trên vùng thung lũng Klang ( vùng công nghiệp) và Subang
Jaya (vùng quy hoạch giáo dục của chính phủ)
c. Loại trường:
- Có lợi nhuận: Được thành lập bởi các cá nhân, công ty tư nhân, tập đoàn kinh tế, công
ty nhà nước, liên doanh giữa chính phủ và tư nhân.
- Phi lợi nhuận: Được thành lập bởi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, cộng
đồng người hoa ( cao đẳng Tunku Abdul Rahman), tôn giáo.
d. Các loại chương trình:
- Chương trình nội địa để nhận được các bằng cấp trong nước
- Chương trình liên kết với nước ngoài.
Chương trình “đôi” là chương trình một phần thời gian sinh viên học ở Malaysia,
phần khác thời gian học ở trường nước ngoài. Tùy theo hợp đồng liên kết, có thể
theo phương án: 1+1, 2+1, 2+2. Trường nước ngoài cung cấp giáo trình, thi cử và
các điều lệ khác. Trong giai đọan đầu Malaysia đã có 80/ 122 chương trình liên
kết “đôi”.
Chương trình chuyển đổi Credit ( tín chỉ): Theo chương trình này, sinh viên có
thể tích lũy các thành tích học tập theo tín chỉ ở trường Malaysia, sau đó chuyển
sang liên kết nước ngoài để học tiếp.
Chương trình tập đoàn đại học: Các trường Malaysia nằm trong một tập đoàn đại
học với các trường nước ngoài. Sinh viên học 1-2 năm đầu trong nước, sau đó có
thể học tiếp bất kỳ trường nào của tập đoàn một cách liên thông. Không giống
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 13
chương trình “đôi”, giáo trình sử dụng là của các trường trong nước, được viết
theo yêu cầu của chương trình nước ngoài.
Chương trình đại lý: SV ghi tên học trực tiếp với các trường nước ngoài. Trường
trong nước chuẩn bị cơ sở vật chất như máy tính, TV, băng đĩa, in ấn tài liệu.
Đồng thời các trường trong nước chuẩn bị một đội ngũ phụ giảng để phụ đạo cho
sinh viên theo kiểu gặp mặt trực tiếp. Nội dung chương trình và bằng cấp hoàn
toàn theo nước ngoài.
Chương trình liên kết là chương trình do trường trong nước và trường nước ngoài
cùng thiết kế, biên sọan và thực hiện. Bằng cấp do cả hai bên cùng ký.
- Chương trình nâng cao.
e. Chính sách nhà nước: cùng với mở rộng trường công lập, nhà nước đã có chính sách
khuyến khích và kiểm soát các trường tư thục.
- Thành lập đạo luật: Các cơ quan giáo dục trên trung học quy định và hướng dẫn các
trường tư thục.
- Quy định các môn học bắt buộc cho tất cà các ngành: Malaysia học, Đạo Hồi ( cho
sinh viên theo đạo Hồi), Đạo đức học ( cho SV không theo đạo Hồi). Các môn học
này nhằm duy trì bản sắc dân tộc cho sinh viên.
- Đạo luật đánh giá chất lượng nhà nước để đánh giá và kiểm tra, giám sát bằng cấp
của các trường tư thục.
f. Xuất khẩu Đại học: Với số lượng các trường đại học như hiện nay, thị trường sinh
viên Malaysia đã quá bảo hòa. Mặt khác với mục tiêu trở thành trung tâm giáo dục cao
của cả vùng Asean, chính phủ đã đề ra chính sách xuất khẩu giáo dục theo hướng quản
cáo: Chương trình Âu Mỹ nhưng giá rẽ hơn nhiều.
Hiện nay ở Malaysia có khoảng 3000 SV nước ngoài, chủ yếu là Indonesia, Singapo,
Thailan, Việt Nam.
2.2.8 Hệ thống quản lý chất lượng.
a. Năm 1996 Malaysia thành lập hội đồng đánh giá chất lượng Quốc gia LAN với 2 chức
năng:
- Đảm bảo rằng tất cả các chương trình của các trường cao đẳng, đại học tư thục (PHEI)
phải đạt được chuẩn chất lượng tối thiểu.
- Chứng nhận các loại bằng cấp của các trường ĐH, CĐ.
b. 12/ 2001 vụ quản lý chất lượng ( QAD) của bộ giáo dục thảnh lập để kiểm tra chất
lượng của các trường đại học công lập theo 9 mặt sau:
- Tầm nhìn, sứ mệnh, đối tượng.
- Thiết kế chương trình, phương pháp dạy và học.
- Đánh giá SV.
- Hệ thống hỗ trợ SV.
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy
- Nguồn kinh phí giáo dục.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 14
- Đánh giá chương trình.
- Quản lý lãnh đạo.
- Phương hướng phát triển.
Việc đánh giá theo 2 mức độ: Mức tối thiểu và mức chất lượng
* Bộ giáo dục khuyến khích các trường tự đánh giá trước khi phải đánh giá qua LAN
hoặc QAD.
2.2.9 Cải cách giáo dục, tương lai và triển vọng
a. Ý nghĩa:
Malaysia có ước mơ xây dựng nền giáo dục chất lượng cao và là trung tâm giáo dục của
khu vực. Họ chủ trương GD trong tương lai sẽ hướng vào phát triển trí tuệ, tư duy và
sáng tạo. Với tầm nhìn 2020 Malaysia chủ trương cải cách giáo dục theo hướng thị
trường, nghĩa là các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến đại học phải chấp nhận mọi thách
thức của toàn cầu hóa
Bằng cách thay đổi chương trình, hệ thống giáo dục, tin học hóa nhà trường .
b. Nội dung :
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục mạnh:
Học sinh phổ thông được miễn học phí 11 năm. Việc dạy và học đạt chất lượng cao nhờ
một hệ thống trường lớp được thiết kế và xây dựng cẩn thận, có độ linh họat cao.
Đặc biệt các trường đại học cố gắng khai thác những lợi thế công nghệ của Malaysia như
công nghệ sinh học, điện tử, thông tin, năng lượng, chế tạo chính xác.
Đồng thời chính phủ cho phép thành lập 40 trường đại học chất lượng quốc tế. Mỗi
trường đại học phát huy những mặt mạnh của mình. Chương trình thay đổi nhạy bén theo
nhu cầu thị trường thế giới.
- Xây dựng kiến thức và kỹ năng cho thế kỹ XXI bằng cách xác định chất lượng của
nước ngoài để nhanh chóng “Quốc tế hóa”.
Bộ GD Malaysia chủ trương xây dựng một hệ thống giáo dục chất lượng với những mục
tiêu rõ ràng, tiêu chuẩn cao, giáo viên giỏi và chương trình tổ chức tốt. Chương trình
luôn điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu quốc gia. Hiện nay cải cách chương trình đang
hướng vào các môn khoa học và công nghệ.
Giáo dục nghề đóng vai trò quan trọng. Tăng cường số lượng, chất lượng cho các trường
dạy nghề và đưa kỹ năng nghề nghiệp vào các trường phổ thông.
Nền giáo dục Malaysia cũng đang có dịnh hướng vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội hướng
vào nền kinh tế tri thức.
Malaysia đang tích cực ứng dụng và mở rộng hệ thống công nghệ thông tin trong tất cả
các trường. Chính phủ khuyến khích học trên mạng, học từ xa.
Malaysia đang có triển vọng trở thành một xã hội có khả năng về công nghệ và khoa học
trong thiên niên kỷ mới trong đó ngành giáo dục đã đóng một vai trò rất quan trọng.
- Hình thành trung tâm GD khu vực mà nội dung chính là tăng cường tư nhân hóa giáo
dục, cho khu vực tư nhân vai trò quan trọng hơn trong giáo dục, đào tạo.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 15
Malaysia cũng đang tìm cách cân bằng hơn trong tài chính GD giữa nhà nước và tư nhân.
Tỷ lệ các trường tư nhân tăng lên nhanh chóng trong vài năm qua, 5 trường đại học của
các công ty đa quốc gia đã được thành lập như: Tenaga, Telecom, Malaysia, Petronas,
Multimedia…
Bộ giáo dục Malaysia, đã phê duyệt nhiều chương trình và cấp bằng nước ngoài.
Những trường 100% vốn nước ngoài cũng được phép thành lập.
Sự đa dạng hóa loại hình trường lớp đã nâng cao chất lượng các trường và giúp sinh viên
tiết kiệm tiền, của.
- Vấn đề tồn tại là :
Chính sách ưu tiên nhập học cho sinh viên người Bumiputera chưa thật thỏa đáng với
yêu cầu chất lượng chung.
Quyền tự do giáo dục còn hạn chế
Số lượng giáo viên có trình độ cao còn hạn chế.
CHƯƠNG 3: SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ MALAYSIA
Nếu tính theo sức mua tương đương ( PPP) thì mức chênh lệch về hưởng thụ giáo dục
của người dân Malaysia gấp 13,5 lần Việt Nam.
Chỉ số phát triển người HID của Việt Nam: HID = 0,691, xếp hạng 112/177 nước.
Nguồn: “ Báo cáo phát triển con người”, UNDP, 1995 – 2004
3.1 Tỷ lệ biết chữ trong dân cư từ 15 đến 24 tuổi.
MALAYSIA 87,3%
VIỆT NAM 95,4 %
Nguồn: tài liệu” Human Development report 2003”
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 16
3.2 Chỉ số phát triển giới.
Tuổi thọ
bình quân
Tỷ lệ người
lớn biết chữ
Tỷ lệ chung người
học cấp I, II, III
GDP bình
quân đầu
người Theo
PPP (USD)
Tên nước
Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam
Chỉ số
phát
triển
giới
Malaysia 74,5 70,1 82,0 90,7 66 64 4.501 11.674 0,762
Việt Nam 70 65,3 90,6 95,3 59 64 1395 1.991 0,668
( Theo báo cáo phát triển con người của UNDP 20000)
3.3. GDP theo đầu người và tỷ lệ đầu tư cho giáo dục từ GDP và ngân sách nhà
nước.
GDP theo đầu người Đầu tư cho giáo dục
Nước
Thứ hạng Thông lệ
( $ )
Theo sức mua
( $ )
Từ ngân sách
nhà nước ( %)
Từ GDP
( % )
Việt Nam 8 435 2300 15,6 2,3
Malaysia 3 3905 9120 20 7,9
Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới năm 2003. Ngân hàng thế giới.NXB Chính trị Quốc
gia 2003.
3.4.Thời lượng học tập của học sinh trung học cơ sở
Nước Số ngày học
( năm)
Số ngày học
( tuần)
Số tiết học
(tuần)
Số tiết học
(năm)
%
Việt Nam 198 6 30 900 100
Malaysia 204 5 40 1632 164,8
3.5.Thời lượng học tập của học sinh trung học phổ thông
Nước Số ngày học
(năm)
Số ngày học
(tuần)
Số tiết học
(tuần)
Số tiết học
(năm)
%
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 17
Việt Nam 198 6 30 900 100
Malaysia 204 5 30 900 164,8
So sánh tổ chức dạy học của một số nước(Tạp chí giáo dục số đặc biệt 6/ 2002)
3.6. So sánh thời lượng học tập tiểu học.
Nước Quy ra tiết học 40 phút %
Việt Nam 3990 100
Malaysia 8509 213,2
Nguồn: Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới, NXB Giáo dục- 2002
3.7. Chỉ số phát triển chung về giáo dục.
Nước Thứ hạng Biết chữ từ 15 tuổi
trở lên ( %)
Đi học từ 6 đến 24
tuổi ( %)
Chỉ số chung
Việt Nam 7 90,3 64 0,82
Malaysia 5 88,7 70 0,83
Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới năm 2003. Ngân hàng thế giới.NXB Chính trị Quốc
gia 2003.
3.8. Chi phí giáo dục bình quân theo đầu người/ năm.
Người dân hưởng thụ giáo dục
Nước
Thứ hạng Thông lệ ($ ) Sức mua ( $ )
Việt Nam 8 10,02 53
Malaysia 3 208,4 720,48
Báo cáo phát triển thế giới năm 2003. Ngân hàng thế giới.NXB Chính trị Quốc gia 2003.
3.9. Khung trình độ quốc gia trong hệ thống đào tạo nghề.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 18
VIỆT NAM MALAYSIA
Ngoài việc các cơ sở đào tạo nghề tổ chức
đào tạo và cấp bằng công nhận trình độ
tay nghề của người lao động còn được
thực hiện ở các doanh nghiệp. Hiện có
danh mục nghề do tổng cục thống kê ban
hành theoquyết định 114/1998/ QĐ-
TCTK ngày 29/3/1999 nhưng vẫn chưa sử
dụng danh mục này để xây dựng tiêu
chuẩn, Chưa có danh mục nghề thống
nhất theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về
nghề nghiệp ISCO- 88.
Do tiêu chí đánh giá trình độ tay nghề của
người lao động hiện nay là do các doanh
nghiệp tự đánh giá công nhận nên ít có giá
trị trong thực tiễn sử dụng và dịch chuyển
lao dộng.
Các tiêu chuẩn nghề hiện có chưa được
coi là chuẩn quốc gia, chưa có sự tham gia
của doanh nghiệp, các hiệp hội ngành
nghề trong xây dựng tiêu chuẩn nghề và
không thường xuyên bổ sung, sửa đổi nên
luôn lạc hậu so với yêu vầu phát triển của
nền kinh tế và càng không thể so sánh để
hội nhập trong khu vực.
Đang hoàn tất khung trình độ quốc gia,
khung trình độ đó được thiết kế trở thành
hệ thống hợp nhất về trình độ áp dụng
trên phạm vi toàn quốc đối với tất cả các
cơ sở giáo dục và đào tạo bao gồm các
trường đại học,cao đẳng ,trường dạy nghề,
các tổ chức nghề nghiệp ở cả khu vực nhả
nước và tư nhân cũng như đào tạo tại nơi
làm việc và những kiến thức, kinh nghiệm
tiếp thu được trong cuộc sống.
Đã có sự đồng nhất các năng lực công
việc quốc gia ở cấp quốc gia và đang đề
nghị các tổ chức phát triển tiêu chuẩn
năng lực. Hiện có 750 tiêu chuẩn trên
5000 theo kế hoạch dự kiến đã được hoàn
thành.
3.10. Hệ thống công nhận kỹ năng nghề.
VIỆT NAM MALAYSIA
Đang đề xuất mô hình hệ thống công nhận
kỷ năng nghề quốc qia dựa trên 2 khái
niệm: Loại công việc và tay nghề.
Để đảm bảo so sánh quốc tế, hệ thống
phân loại nghề quốc gia được chia thành 4
mức tay nghề tương ứng với các trình độ :
Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học.
Xây dựng khung trình độ quốc gia 4 cấp
Hội đồng đào tạo nghề quốc gia của
Malaysia ( NVTC) thuộc bộ nguồn nhân
lực Malaysia, là tổ chức quốc gia với
trách nhiệm được giao về xúc tiến phát
triển và điều phối họat động đào tạo kỹ
năng ở Malaysia. Vai trò chính của nó là
đảm bảo phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế
Malaysia. NTVC phối hợp và tạo điều
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 19
tương đương 4 loại văn bằng.
Phát triển bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia
thống nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá
công nhận trình độ nghề của người lao
động. Và có một cơ quan chính phủ độc
lập chịu trách nhiệm giám sát, lưu trữ các
thông tin liên quan đến tiêu chuẩn nghề.
Có hệ thống giám sát và điều chỉnh chất
lượng các tổ chức đào tạo.
Văn bàng chứng chỉ và tiêu chí tuyển việc
phải thống nhất với hệ thống công nhận
tay nghề. Hệ thống chất lượng đảm bảo
tính thống nhất của các tiêu chuẩn để
chứng nhận những kỹ năng đạt được, các
tiêu chí đảm bảo chất lượng phải được
định nghĩa rõ ràng
kiện thuận lợi cho đào tạo kỹ năng thông
qua một hệ thống tư vấn, giám sát và quản
lý chất lượng.Lembaga Akreditasi là cơ
quan có thẩm quyền kiểm định đối với hệ
thống các cơ sở đào tạo và chương trình
đào tạo. Cơ quan này được ra đời theo đạo
luật Lembaga Akreditasi Negara 1996
Dự thảo khung trình độ quốc gia Malaysia
( MQF) bao hàm một khung công nhận
các trình độ tay nghề cho cả lao động bản
địa và lao động nước ngoài và đề xuất
pháp lý cho việc phát triển kỹ năng gồm
các điều khoản khác nhau về công nhận
kỹ năng và trình độ. Hiện nay đã triển
khai xây dưng hệ thống tiêu chuẩn kỹ
năng và trình tự công nhận nhưng vẫn
chưa hoàn thành.
3.11. Sơ đồ hệ thống giáo dục Malaysia.
Funher education
& training
( Đào tạo bổ túc)
University degree level
(Cấp trình độ đại học)
Politechnic
(KT- CN)
Diploma
level
( Bằng)
4
3
2
1
13
12
3
1
2
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 20
3.12. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
ĐẠI HỌC
(4 – 6 năm)
2. GD PHỔ THÔNG 3. GD NGHỀ NGHIỆP
4. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC
CAO ĐẲNG
( 3năm )
CAO HỌC
( 2năm )
TIẾN SĨ
( 2 – 3 năm)
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 21
3.13. Hệ thống đào tạo nghề của Malaysia.
Hệ thống đào tạo nghề của Malaysia đang thực hiện 5 cấp trình độ đào tạo nghề từ ngắn
hạn đến đào tạo trình độ cao đẳng nghề hoặc đại học nghề.
Khung trình độ cho chứng chỉ quốc gia Malaysia.
PHÂN LOẠI
NGHỀ NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ
KIẾN THỨC
TRÌNH ĐỘ
KỸ NĂNG
Cấp
quản lý
DEGREE TRÌNH ĐỘ 5
( SKM )
Cao đẳng kỹ thật nâng cao
DIPLOMA TRÌNH ĐỘ 4
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 22
SKM: Chứng chỉ kỹ năng của Malaysia.
3.12. Hệ thống dạy nghề mới trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
CAO ĐẲNG
SAU ĐẠI HỌC
ĐẠI HỌC
TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP
TRUNG CẤP
NGHỀ ( từ 1 – 3 năm)
CAO ĐẲNG
NGHỀ ( max 3 năm)
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 23
KẾT LUẬN
Là nước đi lên từ nông nghiệp, năm 1994 Malaysia đã là nước thứ ba (sau Mỹ và Nhật)
về sản xuất các mạch tổ hợp điện tử bán dẫn. Malaysia cũng tăng trưởng nhanh nhờ chế
tạo máy điều hòa nhiệt độ, máy thu thanh và thu hình.
Con đường đi lên của Malaysia là kết hợp “ Thị trường tự do – Một nền giáo dục tốt”.
Xã hội học tập của Malaysia Thể hiện ở các d0iểm sau:
- Phổ cập xong giáo dục 11 năm.
- Đặc biệt chương trình đào tạo phi chính quy hết sức đa đạng cho người lớn.
- Ưu tiên phát triển kỹ năng tay nghề cho lao động nông thôn – nông nghiệp.
ĐÀO TẠO HÀN LÂM ĐÀO TẠO KỸ THUẬT THỰC HÀNH
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 24
- Các chương trình giáo dục có tên” Chương trình giáo dục cho gia đình”, “Chương
trình phát triển cộng đồng”, Chương trình giáo dục người lớn” của bộ nông
nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc học tập trong xã hội.
So sánh nền giáo dục của Việt Nam và Malaysia để thấy rõ sự cần thiết xây dựng hệ
thống giáo dục mới ở Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa.
Về mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam không lập lại mô hình công nghiệp hóa cổ điển
nào, cà công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu lẫn công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu.
Do vậy việc nâng cao dân trí lúc này không đơn thuần là việc tăng số năm đi học trung
bình ( tức là tăng mặt bằng dân trí hiểu theo nghĩa thông thường) của người dân, mà về
cơ bản là thay đổi cơ cấu học vấn, cơ cấu tri thức và cơ cấu tay nghề của đội ngũ lao
động ,tổ chức học tập không phải là mục đích tự thân, mà là để tăng cường hơn nữa chất
lượng đào tạo con người Việt Nam, là bộ phận không thể tách khỏi cuộc sống kinh tế ở
Việt Nam. Bởi vì “Kỹ thuật không biên giới có tiềm năng làm cho quan hệ giữa các quốc
gia và giữa các khu vực trở nên bình đẳng, bởi nó mở đường cho mỗi quốc gia truy cập
tri thức và thông tin một cách tự do, bình đẳng. Trước mắt, khoảng cách giữa các nước
nghèo và các nước giàu vẫn rất lớn, nhưng biện pháp kinh tế và kỹ thuật để rút ngắn
khoảng cách này đã sẳn sàng” 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Phạm Tất Dong, Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức.
2. Phạm Lan Hương, Giáo dục so sánh quốc tế.
3. Phan Văn Kha, Quản lý nhà nước về giáo dục.
1) Rojelo – Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới.
GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA GVHD: TS NGUYỄN VĂN TUẤN
HVTH: TRẦN THỊ HẠNH THẢO Trang 25
4. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ( 2005).
5. Phát triển nguồn lực con người, chính sách giáo dục và đào tạo – Viện chiến lược
và chương trình giáo dục.
6. Tài liệu bổ sung về tình hình giáo dục 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 123474_5082.pdf