Tiểu luận Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Bên cạnh những chính sách nhằm tăng cường việc thu hút dòng vốn FDI như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư về: luật pháp, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, trình độ quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai cũng như vào chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chiến lược này sẽ cho phép giải quyết các vấn đề như: quy hoạch tổng thể các ngành và vùng thu hút FDI, đặt ra các ưu tiên cho việc thu hút FDI, tránh được những vấn đề bất cập trong phân cấp đầu tư, tránh được sự manh mún và tản mạn trong xúc tiến đầu tư, kết hợp có hiệu quả dòng vốn ODA, vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) trong phát triển kinh tế. Thứ hai, cần đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FDI theo hướng tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn này chứ không phải đưa ra các hạn chế, các điều kiện dễ quản lý hơn như ta đã phạm sai lầm khi sửa đổi luật đầu tư nước ngoài năm 1996. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách thu hút nhiều hơn nữa đối với dòng vốn FDI, cần chú trọng đến chất lượng của dòng vốn này (công nghệ; thị trường; đào tạo nguồn nhân lực, tác động lan tỏa )

pdf17 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3055 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Hãy phân tích tác động tích cực và tiêu cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ‘ THÀNH VIÊN: 1. HOÀNG THỊ NGỌC 2. NGUYỄN THỊ THU HIỀN 3. BÙI THỊ NGỌC TRANG 4. ĐẶNG HOÀNG ANH 5. PHẠM VĂN THỊNH 6. NGUYỄN ĐỨC TÙNG 2 7. CHƯ ƠNG 1 . T ỔNG QUA N VỀ F DI I. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ( FDI) 1. Khái niệm và đặc điểm 1.1.Khái niệm về FDI. Khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. 1.2 Các đặc điểm của FDI - Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hang đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư - Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để dành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này - Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý 2. Phân loại 2.1.Phân theo tính chất dòng vốn a)Vốn chứng khoán Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty b)Vốn tái đầu tư 3 Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư them c)Vốn vay nội bộ hay giao dịch nội bộ Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau 2.2. Phân loại theo mục tiêu a) FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seek ing: Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có ở được đi đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các nước đang phát triển như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông Nam Á. b) FDI tìm kiếm thị trường Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có. c) Tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seek ing: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai. d) Tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, các công ty sản xuất và khai thác dầu mỏ có thể không cần trữ lượng dầu đó ở thời điểm hiện tại, nhưng vẫn phải tìm cách bảo vệ nó để không rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. 2.3. Nếu phân chia theo mục đích đầu tư thì FDI được chia làm 4 loại chính: a) Đầu tư mới - Greenfield Investment : nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy/dây chuyền hiện có. b) Mua lại và sáp nhập - Merger & Acquisition : Công ty đầu tư mua luôn tài sản của doanh nghiệp nước ngoài. c) Đầu tư theo chiều ngang - Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công nghiệp d) Đầu tư theo chiều dọc - Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm 3. Những nhân tố thúc đẩy FDI - Nhu cầu chu chuyển vốn: Chi phí sản xuất của các nước thừa vốn cao hơn các nước thiếu vốn. Vì vậy một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận -Chu kỳ sản phẩm: Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. 4 - Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài. Họ sãn sang đầu tư trục tiếp ra nước ngoài. Đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng…. - Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. - Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Vd: Làn song đầu tư ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. 4. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư 4.1.Các tác động tích cực của FDI a) Là nguồn hỗ trợ cho phát triển. FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động vv...Từ đó tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó FDI nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ. Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn.Vì vậy FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI. b) Chuyển giao công nghệ. Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu....(hay còn gọi là phần cứng) trí thức khoa học, bí 5 quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường ...(hay còn gọi là phần mềm.) Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhanh của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI còn mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. c) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển khoát ra khỏi các vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụngcủa các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng cao.Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư,nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao độngcũng tăng lên theo. Vì vậy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Nó là tiền đề, là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn trong nước nhằm phát triển nền kinh tế. d) Thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Thông qua các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao dộng quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư. Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ. e) Một số tác động khác. Ngoài những tác động trên đây, đầư tư trực tiếp nước ngoài còn có một sốtác động sau:Đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua 6 việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê đất ....Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước tiếpnhận đầu tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phát triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước đang phát triển. Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài nước. Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.Về mặt xã hội, đầu tư trục tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới,thu hút một khối lượng đáng kể người lao độngở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được. 4.2 Các tác động tiêu cực của FDI a) Chuyển giao công nghệ. Nước tiếp nhận đầu tư có thể sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nước nhận đầu tư như là - Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước nhận đầu tư thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận. - Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu - Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. b) Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đước chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban 7 đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia. c) Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp. - Chi phí của việc thu hút FDI: Để thu hút FDI, các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịch vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số lĩnh vực họ được Nhà nước bảo hộ thuế quan.... Và như vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tư có thể vượt lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. Thế mà, các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tưt hường tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tư khác xâm nhập vào thịtrường. Ngược lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn. Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ sảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được. - Sản xuất hàng hóa không thích hợp: Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dùng thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có ga thay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng vv II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM ( FDI). 1. Thực trạng quản lý hoạt động dòng vốn FDI ở Việt Nam Trong bối cảnh phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế thế giới, cũng như những khó khăn nội tại ở trong nước, trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…để thu hút đầu tư nước ngoài. Với phương châm của chúng ta là thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác đầu tư nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau. Bằng biện pháp cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng thể chiến lược phát triển và tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, GDP năm 2011 ước tăng trưởng 5,89%. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài (ĐTNN) được tăng cường và chấn chỉnh, đã có những chuyển biến và đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. 8 Vốn đầu tư nước ngoài lũy kế Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Về vốn đăng ký năm 2011 Tính đến 15/12/2011, vốn đăng ký mới và tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% so với năm 2010. Riêng vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, bằng 65% năm 2010 nhưng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Vốn đăng ký năm 2011 tập trung 76,4% vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, cao hơn hẳn tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực này năm 2010 (54,1%). Đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2011 chỉ chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký (trong khi năm 2010 lĩnh vực này chiếm 34,3% tổng vốn đăng ký). Vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 1,65 lần mức vốn đăng ký tăng thêm của năm 2010 (1,89 tỷ USD). Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có sự đánh giá tích cực về môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Về vốn thực hiện và kết quả hoạt động của doanh nghiệp FDI năm 2011 Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam năm 2011 ước đạt 11 tỷ USD, bằng với mức thực hiện của năm 2010 và đóng góp 25,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 54,5 tỷ USD, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 39,3% so với năm 2010, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 47,2 tỷ USD. Góp phần làm giảm gánh nặng cho cán cân thương mại. Nhập khẩu của khu vực FDI là 47,8 tỷ USD, tăng 29,3% so với năm 2010. Thu nội địa từ khu vực FDI năm 2011 khoảng 3,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2010 (3,04 tỷ USD). Thu từ dầu thô vượt dự toán năm gần 44% và ước đạt 4,8 tỷ USD. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhà nước. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư thế giới. Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2010-2012 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy Việt Nam đã thăng hạng 3 bậc, đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại của JETRO đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo Kinh doanh Nikkei, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản 9 xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan. Với tư cách là thị trường tiêu thụ, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia. Năm 2011, giải ngân dự án FDI đạt được những kết quả trên là do chúng ta đã chú trọng việc thúc đẩy tiến độ giải ngân dự án, phối hợp với các Bộ ban ngành, địa phương tiến hành rà soát, phân loại dự án và tập trung hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho nhà đầu tư. Đồng thời kiên quyết xử lý các dự án chiếm dụng đất lớn, nhà đầu tư chậm triển khai, tiến hành thu hồi đất và thu hồi giấy Chứng Nhận Đầu Tư. Một trong những điểm nổi bật của năm 2011 là xu hướng cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cho những dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất động sản, đã giảm hẳn. Nếu như năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức 71,7 tỷ USD, cao nhất trong 25 năm thực hiện thu hút FDI có đến 11 dự án có quy mô vốn đăng ký từ 1 tỷ USD trở lên với tổng vốn đăng ký của các dự án này là 45,7 tỷ USD (chiếm tới 64% tổng vốn đăng ký năm 2008) thì năm 2011, chỉ có 2 dự án có mức vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Hơn nữa, các dự án quy mô lớn của năm 2011 đều là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, dự án BOT điện lực Jak Hải Dương với quy mô vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, dự án sản xuất pin mặt trời First Solar tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Hoạt động xúc tiến đầu tư đã được đổi mới Năm 2011 đã đổi mới cách triển khai theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, thể hiện tính khu vực, liên vùng, liên ngành cao và mang tính chuyên đề; Bộ Kế Hoạch Đầu Tư đang cùng các Bộ, ngành soạn thảo đề án đối tác chiến lược, Danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết của Chính phủ về ban hành Quy định về quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới. Công tác quản lý nhà nước được tăng cường: - Công tác cấp phép đầu tư: Các cơ quan cấp phép trong năm qua nhìn chung đã xem xét kỹ hơn, chuyên sâu để hạn chế các dự án kém hiệu quả và các nhà đầu tư thiếu năng lực. Thời gian cấp phép và cơ chế phối hợp trong quá trình xem xét, cấp GCNĐT đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số những bất cập do luật pháp còn chưa đồng bộ, quy hoạch chưa rõ ràng. - Về quản lý sau cấp phép: Trong năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương tuy đã có cố gắng nhưng đôi khi còn quá tải, chưa chủ động nên chưa sâu sát tình hình triển khai thực hiện dự án. Năm qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cùng với các Bộ, ngành tiến hành một số cuộc kiểm tra trong lĩnh vực xi măng, bất động sản, chuyển giá; rà soát việc vay vốn trong nước... để nắm bắt tình hình thức tế, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp từ đó đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp. - Về công tác phối hợp giữa các cơ quan: Trong năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã triển khai công tác phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thông qua các cuộc giao ban định kỳ về ĐTNN; tiếp tục duy trì các cuộc 10 đối thoại chính sách với cộng đồng doanh nghiệp thông qua kênh diễn đàn doanh nghiệp, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, gặp mặt với một số Hiệp hội doanh nghiệp.. nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. - Về công tác thông tin: 1) Để tăng cường công tác quản lý, hệ thống thông tin quốc gia về ĐTNN đang được xây dựng. Các thông tư quy định về báo cáo thống kê; kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư đã được dự thảo, chuẩn bị ban hành. Làm tốt công tác này cũng sẽ phục vụ tốt cho việc phân tích xây dựng chính sách. Năm 2012 Bộ KHĐT sẽ triển khai hệ thống thông tin nối mạng với các địa phương để thực hiện tốt công tác báo cáo thông kê, từ đó có thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chính sách 2) Vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam cả năm 2009 ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD * Tình hình hoạt động: Trong năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm 2009 đạt 29,9 tỷ USD, bằng 86,6 % so với năm 2008 và chiếm 52,7 % tổng xuất khẩu cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực ĐTNN xuất siêu 5,03 tỷ USD. * Tình hình cấp GCNĐT năm 2009: Theo các báo cáo nhận được đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Theo lĩnh vực đầu tư: Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD 11 Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. Theo đối tác đầu tư: Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo địa bàn đầu tư: Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 24 tháng 12 năm 2009 Cục Đầu tư nước ngoài TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2009 PHÂN THEO NGÀNH Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009 TT Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1Dvụ lưu trú và ăn uống 32 4,982.6 8 3,811.7 8,794.2 2KD bất động sản 39 7,372.4 4 236.1 7,608.5 3CN chế biến,chế tạo 245 2,220.0 131 749.3 2,969.2 4Xây dựng 74 388.3 11 99.2 487.4 5Khai khoáng 6 397.0 0 0.0 397.0 6Nghệ thuật và giải trí 12 291.8 0 0.0 291.8 7Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 115 191.7 14 46.5 238.2 8Vận tải kho bãi 26 109.8 5 74.8 184.6 9SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 16 129.0 1 27.9 156.9 10HĐ chuyên môn, KHCN 148 89.0 7 10.9 99.9 11Thông tin và truyền thông 63 67.6 17 25.5 93.1 12 12Nông,lâm nghiệp;thủy sản 16 62.4 8 22.5 84.9 13Giáo dục và đào tạo 8 5.2 3 23.7 28.9 14Dịch vụ khác 22 14.9 5 7.9 22.7 15Cấp nước;xử lý chất thải 5 8.4 0 0.0 8.4 16Y tế và trợ giúp XH 6 7.4 1 0.9 8.3 17Hành chính và dvụ hỗ trợ 5 7.9 0 0.0 7.9 18Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 1 0.0 0 0.0 0.0 Tổng số 839 16,345.4 215 5,136.7 21,482.1 PHÂN THEO HÌNH THỨC Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009 TT Hình thức đầu tư Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1100% vốn nước ngoài 657 13,736.3 172 4,695.5 18,431.9 2Liên doanh 161 1,696.6 39 392.0 2,088.6 3Hợp đồng hợp tác kinh doanh 7 399.6 2 2.4 402.0 4Cổ phần 14 512.9 2 46.8 559.7 Tổng số 839 16,345.4 215 5,136.7 21,482.1 PHÂN THEO ĐỐI TÁC Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009 TT Đối tác Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1Hoa Kỳ 43 5,948.2 12 3,854.9 9,803.1 2Cayman Islands 3 2,016.5 1 2.4 2,018.9 3Samoa 3 1,700.6 1 0.8 1,701.4 4Hàn Quốc 204 1,597.7 43 63.3 1,661.0 5Đài Loan 53 1,355.7 22 57.3 1,413.1 6BritishVirginIslands 33 1,074.2 9 33.7 1,107.9 7Hồng Kông 39 742.2 10 155.7 897.9 8Singapore 98 469.1 23 250.2 719.3 9Nhật Bản 77 138.3 39 234.4 372.7 13 10Liên bang Nga 3 345.7 1 0.0 345.7 11Trung Quốc 48 180.4 6 28.8 209.2 12Luxembourg 2 1.1 2 186.7 187.8 13Malaysia 29 150.7 9 18.1 168.7 14Hà Lan 14 45.6 5 89.9 135.5 15CHLB Đức 15 110.8 2 1.2 112.0 16Pháp 32 87.9 6 16.5 104.4 17Australia 24 90.0 3 1.3 91.3 18Thái Lan 19 77.4 5 13.3 90.7 19Đan Mạch 12 11.3 2 69.5 80.7 20Isle of Man 1 35.0 1 20.0 55.0 21Italia 5 49.4 0 0.0 49.4 22Vương quốc Anh 8 40.6 4 2.7 43.3 23Canada 14 31.8 0 0.0 31.8 24New Zealand 0 0.0 1 23.3 23.3 25Brunei 16 18.4 2 4.0 22.4 26Tây Ban Nha 8 9.7 0 0.0 9.7 27Indonesia 1 2.1 1 7.0 9.1 28Cu Ba 0 0.0 0 0.0 0.0 29Philippines 3 4.9 0 0.0 4.9 30Bungary 1 0.9 1 1.5 2.4 31Ma rốc 2 2.0 0 0.0 2.0 32Thụy Sỹ 7 1.7 0 0.0 1.7 33ấn Độ 6 1.3 0 0.0 1.3 34Nigeria 5 1.2 0 0.0 1.2 35Bỉ 3 1.1 0 0.0 1.1 36Maurice 1 1.0 0 0.0 1.0 37Panama 0 0.0 1 0.5 0.5 38Cộng hòa Séc 2 0.3 0 0.0 0.3 39Na Uy 2 0.2 2 0.0 0.2 40Srilanca 1 0.2 0 0.0 0.2 41Uruguay 1 0.1 0 0.0 0.1 42Thụy Điển 1 0.0 0 0.0 0.0 43Belize 0 0.0 1 0.0 0.0 Tổng số 839 16,345.4 215 5,136.7 21,482.1 PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009 14 TT Địa phương Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1Bà Rịa-Vũng Tàu 12 2,857.5 5 3,879.6 6,737.1 2Quảng Nam 1 4,150.0 1 24.6 4,174.6 3Bình Dương 95 2,152.8 50 349.3 2,502.1 4Đồng Nai 16 2,299.9 10 68.3 2,368.2 6Phú Yên 1 1,680.0 1 50.0 1,730.0 7TP Hồ Chí Minh 318 984.4 70 401.2 1,385.6 8Hà Nội 219 413.9 43 242.9 656.7 9Dầu khí 4 395.8 0 0.0 395.8 10Ninh Bình 3 190.5 1 1.6 192.1 11Đà Nẵng 11 155.6 2 13.0 168.6 12Bình Thuận 11 134.8 0 0.0 134.8 13Ninh Thuận 6 112.7 0 0.0 112.7 14Bình Phước 3 100.5 0 0.0 100.5 15Tây Ninh 12 94.4 0 0.0 94.4 16Khánh Hòa 5 67.2 5 26.5 93.7 17Vĩnh Phúc 5 81.2 2 1.0 82.2 18Hà Tĩnh 1 70.0 0 0.0 70.0 19Hải Phòng 8 17.1 5 42.5 59.6 20Long An 20 28.9 9 21.4 50.3 21Lâm Đồng 9 32.6 0 0.0 32.6 22Hải Dương 7 29.3 0 0.0 29.3 23Quảng Ngãi 2 28.5 0 0.0 28.5 24Thừa Thiên-Huế 3 26.8 1 1.5 28.3 25Bắc Giang 7 25.1 3 2.7 27.8 26Cần Thơ 5 24.3 1 0.0 24.3 27Thái Nguyên 3 19.6 1 4.3 23.9 28Bắc Ninh 10 23.6 0 0.0 23.6 29Hưng Yên 12 20.1 2 0.0 20.1 30Quảng Ninh 4 19.0 0 0.0 19.0 31Đắc Lắc 1 18.0 0 0.0 18.0 32Tiền Giang 2 11.7 1 4.0 15.7 33Lào Cai 1 15.4 0 0.0 15.4 34Trà Vinh 6 14.8 0 0.0 14.8 35Phú Thọ 2 13.0 0 0.0 13.0 36Hà Nam 4 7.4 0 0.0 7.4 37Hòa Bình 1 6.5 0 0.0 6.5 15 38Quảng Bình 1 6.0 0 0.0 6.0 39Bình Định 1 6.0 0 0.0 6.0 40Thái Bình 1 3.0 0 0.0 3.0 41Bạc Liêu 1 2.0 1 1.0 3.0 42Cao Bằng 1 1.0 1 1.4 2.4 43Hậu Giang 1 1.0 0 0.0 1.0 44Đồng Tháp 1 0.2 0 0.0 0.2 45Hà Giang 2 3.4 0 0.0 Tổng số 839 16,345.4 215 5,136.7 21,482.1 Nguồn : www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/ 2 Một số biện pháp đề xuất nhằm thu hút hiệu quả Bên cạnh những chính sách nhằm tăng cường việc thu hút dòng vốn FDI như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư về: luật pháp, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, trình độ quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai cũng như vào chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chiến lược này sẽ cho phép giải quyết các vấn đề như: quy hoạch tổng thể các ngành và vùng thu hút FDI, đặt ra các ưu tiên cho việc thu hút FDI, tránh được những vấn đề bất cập trong phân cấp đầu tư, tránh được sự manh mún và tản mạn trong xúc tiến đầu tư, kết hợp có hiệu quả dòng vốn ODA, vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) trong phát triển kinh tế. Thứ hai, cần đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FDI theo hướng tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn này chứ không phải đưa ra các hạn chế, các điều kiện dễ quản lý hơn như ta đã phạm sai lầm khi sửa đổi luật đầu tư nước ngoài năm 1996. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách thu hút nhiều hơn nữa đối với dòng vốn FDI, cần chú trọng đến chất lượng của dòng vốn này (công nghệ; thị trường; đào tạo nguồn nhân lực, tác động lan tỏa…) Thứ ba, hướng dòng vốn FDI vào khu vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao. Điều này vừa phù hợp với xu hướng quốc tế vừa giúp Việt Nam xây dựng được một khu vực dịch vụ hoạt động hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao. Một khu vực dịch vụ như vậy sẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hóa, bảo vệ môi trường, phát triển cân đối giữa các vùng miền, đào tạo được nguồn nhân lực kỹ năng cao, 16 thúc đẩy cải cách hành chính và qua đó tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho thu hút FDI. Thứ tư, bên cạnh việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, Châu Âu Và Nhật Bản. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và mục tiêu hóa đầu tư để thu hút FDI từ những TNC hàng đầu thế giới. Vì: (1) Công nghệ mà các nước này sử dụng và chuyển giao là công nghệ cao (mặc dù có thể không mới nhất) và ít gây ô nhiễm môi trường; (2) Các TNC giúp đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng cao; (3) Các TNC có thể giúp Việt Nam kết nối mạng lưới sản xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; (4) Các TNC thường thực hiện những dự án với giá trị vốn lớn; (5) Các TNC sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh đang diễn ra trên toàn cầu… Thứ năm, phối kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch nhằm xây dựng một hình ảnh quốc gia chung với tầm nhìn, chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, cùng những nét đặc thù độc đáo và riêng biệt của đất nước. Việc phối kết hợp này sẽ khiến cho công tác xúc tiến đầu tư được tiến hành theo một hướng thống nhất, tránh việc lãng phí do chồng chéo cũng như tiết kiệm được nguồn lực. Bên cạnh đó cần tiến hành việc mục tiêu hóa các ngành, các lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư để đề ra các chiến lược xúc tiến phù hợp từ các TNC lớn và trong những trường hợp cần thiết cần thực hiện việc xúc tiến ở cấp nguyên thủ quốc gia. Sau khi xúc tiến đầu tư thành công nên có công tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần trở thành thành viên của tổ chức xúc tiến đầu tư thế giới (WAIPA) nhằm nắm bắt được những xu hướng phát triển mới nhất của FDI trên thế giới và học hỏi các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xúc tiến đầu tư. Thứ sáu, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ các công ty xuyên quốc gia (TNC) lớn bằng cách xây dựng chiến lược tham gia vào chuỗi giá trị của các công ty này trên thị trường thế giới cũng như trong nước với tư cách là nhà thầu phụ, nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao…Chính phủ cũng cần có những chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kể cả trong việc liên doanh với nước ngoài. Thứ bảy, cùng với quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, những lĩnh vực được bảo hộ mạnh như ô tô, xe máy… sẽ được tự do hóa và nhiều doanh nghiệp FDI có thể phải chuyển hướng kinh doanh hoặc ngừng hoạt động, do đó Việt Nam cần nghiên cứu sâu hơn về hình thức M&A để có thể áp dụng tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của dòng vốn FDI. Tóm lại, với việc bảo đảm môi trường chính trị, xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của mọi thành phần kinh tế, trong đó có đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách phát triển bền vững cùng những biện pháp nêu trên sẽ góp phần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Việt Nam sẽ là điểm đến ngày càng 17 hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi họ cảm thấy yên tâm và hứa hẹn có đồng tiền lợi nhuận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_7_7887.pdf
Luận văn liên quan