Tiểu luận Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về lãnh đạo trong cơ quan nơi anh chị làm việc
Và c ái lớn nhất là anh muốn những người lao động, nh ững công
nhân của anh có cuộc sống đang hoàng, cũng như anh muốn góp những
viên gạch nhỏ cho xây d ựng đất nước.
Hi vọng với một người “thuyền t rưởng” có tâ m, có tà i và dày dạn
kinh ngh iệ m như TGĐ Trần Văn Cường, cùng với n ăng lực và sự tận tâ m
của đội ngũ CBN V, con thuyền Nacime x ngày càng vững chã i rẽ sóng ra
khơi.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2519 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất bại) về lãnh đạo trong cơ quan nơi anh chị làm việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Hãy viết về một bài học (thành công hoặc thất
bại) về lãnh đạo trong cơ quan nơi anh chị làm việc
Họ và tên: Đặng Thanh An
Lớp: K19QTKD2
2
Bài làm:
Trải qua hơn 27 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Nam Cường
Hà Nội đã có những bước phát triển không ngừng. Kể từ khi được thành
lập với tên ban đầu là Tổ hợp dịch vụ Vận tả i vật tư nông nghiệp & xây
dựng Xuân Thủy năm 1984. Sau năm lần đổi tên từ ngày 20/12/2007 công
ty chính thức hoạt động theo mô hình Tập đoàn với tên mới là Công ty
TNHH Tập đoàn Nam Cường và đến tháng 8/2009 công ty đổi tên giao
dịch thành Công ty CP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội.
Với t iêu chí “Chữ tín” làm phương châm phát triển, Tập đoàn Nam
Cường Hà Nội luôn phấn đấu trở thành đối tác tin cậy và hiệu quả trên mọi
lĩnh vực từ đầu tư xây dựng dân dụng công nghiệp, khu đô thị mới đến lĩnh
vực thương mại du lịch. Thông qua v iệc xây dựng các công trình hạ tầng,
các khu đô th ị phát triển và thịnh vượng, các công trình du lịch hiện đại,
xứng tầm quốc gia và quốc tế, Tập đoàn Nam Cường Hà Nội nỗ lực đóng
góp vào sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa , h iện đại hóa đất
nước.
Với những thành công đã đạt được của Tập đoàn không thể không
nhắc đến người lãnh đạo đã vượt qua mọi khó khăn, bằng ý t rí và lòng
quyết tâm của mình, từ lúc khởi nghiệp với hai bàn tay t rắng cũng nh ư lúc
đã là người đứng đầu Tập đoàn Nam Cường (Nacimex), Chủ tịch HĐQT,
Tổng Giám đốc Trần Văn Cường - Doanh nhân Việt Nam t iêu biểu 2007.
Nghiệp thuyền trưởng
Năm 1976, Trần Văn Cường được HTX cử đi học lớp thuyền trưởng
nên trong "hành trang bằng cấp" của mình, anh có duy nhất Chứng chỉ
thuyền trưởng tàu vận tải t rọng tải nhẹ. Để bù lại sự thiệt thòi này, Anh
luôn chú tâm học hỏi từ thực tế cuộc sống, từ bạn bè và đồng nghiệp. Suốt
10 năm trời lênh đênh trên các bến sông, Trần Văn Cường đã tích trữ cho
3
mình kinh nghiệm và vốn sống, nhưng quan trọng nhất là anh đã nhận thức
ra những khả năng , những giá trị đích thực về mình.
Cuối năm 1984, sau nhiều đêm không ngủ để cân nhắc, t ính toán
thận trọng và bài bản, Anh quyết định thành lập Tổ dịch vụ Vận tải Xuân
Thuỷ, khởi đầu cho hoạt động doanh nghiệp sau này. Với phương châm
cạnh tranh bằng giá cả hợp lý và làm ăn trung thực, sau những ngày đầu
gian nan, tổ hợp tác của Anh ngày càng đông khách. Khi ký được những
hợp đồng lớn, anh nhượng lại một ít cho các cơ sở vận tải khác để hưởng
hoa hồng.
Có vốn, Trần Văn Cường bắt đầu chinh phục thương trường bằng
những kế hoạch làm ăn lớn: khách sạn Thúy Quỳnh, khách sạn Tray 4 sao
(Hải Phòng), và chính những dự án này đã gắn anh với biệt danh “Cường
TRA Y”. Khách sạn là n iềm tự hào của người Hải Phòng, và tư duy “làm
ăn lớn” của anh đã thể h iện khi “bạo tay” thuê ng ười Thái Lan, người
Singapore làm giám đốc với mức lương 2.000 USD/tháng.
Lao vào những dự án
Không làm nghề vận tải nữa, nhưng cái máu thuyền t rưởng đã ngấm
sâu trong con người anh. Vị thuyền t rưởng ngày nào luôn sục sôi tìm kiếm
những cơ hội kinh doanh. Anh quan niệm: “Sóng yên bể lặng thì làm gì có
cá lớn”. Vậy là, con thuyền Nacimex do Trần Văn Cường dẫn dắt rẽ sóng
lao vào những dự án lớn...
Lên Hà Nội, anh gom t iền mua được hai miếng đất vốn là một ao
muống ở phường Cống Vị, quận Ba Đình (nay là đường Linh Lang), cho
lấp hai miếng đất, một bên xây hai cái nhà cho Tây thuê, một bên xây một
cái K S 20 phòng. Xây xong, anh lên Sở Du lịch "đặt hàng", xin đăng ký
tour. Bà phụ t rách hỏi KS của anh ở đâu , bao nhiêu sao, có bao nhiêu
phòng xong rồi... cười ngất. Lần này không ức, nhưng anh cứ suy nghĩ
mãi, hay là mình ngu thật?. "Bí quá, không cách thoát th ì phải tìm cách
chiến đấu". Anh về lục tung số đ iện thoại, hỏi 108 xin tất cả số điện thoại
4
của... các hãng taxi và... xin tiền vợ in một lúc cả trăm hộp card. Mỗi đêm
1 triệu đồng, cứ làm hết việc là anh bắt đầu gọi taxi. Lên xe, bất kỳ xe nào
anh cũng chỉ có một "bài" : "Anh lái xe lâu chưa? Biết Khách sạn Thuý
Quỳnh không? Trời ạ, lá i xe taxi mà không biết Khách sạn Thuý Quỳnh"...
Sau đó là dúi hàng đống card cho bác tài. Đi hết tiền thì về, có khi đến nửa
đêm thậm chí đến 2, 3 g iờ sáng hôm sau anh mới mò về đến nhà. Cứ taxi
nào chở khách tới Khách sạn Thuý Quỳnh là được hưởng hoa hồng... Vậy
mà rồi nhiều người cũng biết đến Khách sạn của anh thật, dù nó nằm ở mãi
trong mấy cái " xuyệc" mà cho đến bây g iờ nói tới còn thấy như... đánh đố.
Đến lúc đó, thấy Khách sạn cũng bắt đầu có khách, anh mới chấm dứt
hành trình đi tiếp thị và chuyển tổ hợp của mình thành công ty .
Những năm 2000, đang thời điểm nhiều địa phương mở cửa thúc
đẩy phát triển kinh tế, anh nghĩ làm được khách sạn 4 sao thì nhất đ ịnh
phải làm được khách sạn 5 sao. Muốn xây khách sạn th ì phải có đất "đẹp",
không có đất thì chỉ còn cách đón đầu chủ t rương "đổi đất lấy cơ sở hạ
tầng". Chỗ đầu t iên anh nghĩ tới là mảnh đất Nam Định , nơi mình s inh ra
lớn lên, nhưng ở t ỉnh bàn t ính mãi vẫn chưa quyết đ ịnh được, nản quá anh
đành rút .
Làm việc nhiều với kiến trúc sư, lúc đó anh cũng nhìn thấy trước vị
thế của Hải Dương. Được vài người ủng hộ, nhưng để thuyết phục được cả
Thường vụ tỉnh, Anh về nhà thức mấy đêm liền để viết một bản tường
trình 10 trang g iấy thuyết minh cho những dự án của mình.
Lao vào đầu tư ở Hải Dương, đối mặt với nhiều khó khăn và dư
luận, nhưng cuối cùng Nam Cường cũng được Chính phủ giao đầu tư hai
khu đô thị Đông và Tây thành phố, với tổng đầu tư dự án lúc đó lên đến
3.200 tỷ đồng.
Dự án bắt đầu khởi động tốt đẹp thì t ỉnh Nam Định lại gọi anh về để
"gật đầu" cho dự án khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất ... Và dự án
cứ nối tiếp dự án...
5
Với quan niện mỗi người s inh ra t rên đời này không chỉ b iết lo cho
đời sống của mình và gia đ ình mà phải biết sống có nghĩa t ình, b iết t rả ơn
người có công, b iết đền đáp cho quê hương đất nước. Ra biển phải nhớ về
sông, uống nước phải nhớ nguồn. Đó là đạo lý sống của con người. Bởi
vậy ngoài những công trình đã làm ở Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định…
“tôi mơ ước làm một công trình gì đó ở thủ đô Hà Nội”, với tài “thao lược”
và ý chí tiến thủ của mình, chỉ một thời gian ngắn Tập đoàn Nam Cường
Hà Nội đã tiến về Hà Nội với tư thế của một nhà đầu tư đầy đủ năng lực
vốn liếng, kỹ thuật và uy tín về đảm bảo t iến độ thi công và chất lượng
công trình. Bước đầu tập đoàn xây dựng khu đô th ị mới Dương Nội, Hà
Đông, dự án t rục đường phát triển phía Bắc quận Hà Đông nối liền với
đường Lê Văn Lương kéo dài và khu đô thị mới Phùng Khoang – một khu
đô thị xanh hiện đại. Còn một số công trình nữa t rên địa bàn Hà Nội đang
được triển khai. Điều đó chứng tỏ tầm vóc của Nam Cường đã khỏe lên
nhiều và đang đứng vững t rên địa bàn Hà Nội.
Học tập trên đất nước bạn
Để có được những công trình xây dựng tầm cỡ thế giới th ì cần phải
học hỏi từ các nước khác, CTHĐQT Trần Văn Cường đã th ường xuy ên tổ
chức chuyến công tác cho các kỹ sư của Công ty sang Malaysia học hỏi.
Mỗi lần sang đất nước bạn lại bắt gặp một điều mới lạ từ quốc gia
giống người Việt hệ máu đỏ da vàng này. Hình như mỗi đời Thủ tướng họ
lại làm được một điều vĩ đại. Năm trước họ dựng một cây cột cờ cao nhất
thế giới. Năm sau họ xây toà tháp đôi đẹp nhất , cao nhất thế giới. Năm sau
nữa, họ làm một khu vu i chơi g iải trí lớn nhất thế giới. Còn bây giờ thì
công tác quản lý hành chính, không phân biệt người nông thôn hay thành
phố, núi rừng h ay hải đảo của họ cũng lại nhất thế giới. Công dân của Thủ
đô Kuala Lumpur ch ỉ mang t rên mình một tấm th ẻ g iống chứng minh
nhân dân như ở ta là họ có thể đi khắp quốc gia mà không cần mang theo
tiền mặt. Tấm “cạc” của họ là một con chíp điện tử trong đó lưu trữ đầy đủ
6
danh tính, tiền bạc, tiểu sử của chủ nhân. Công chức của Malaysia không
tập trung đông đúc uống rượu bia. Họ chỉ xả láng trong những ngày nghỉ
cuối tuần với gia đình và bè bạn.
Vấn đề mà Cty Nam Cường đang quan tâm học hỏi ở Malaysia là
việc quy hoạch không gian đô th ị. Hơn ta ở chỗ, họ quy hoạch tổng thể
quốc gia sau đó quy hoạch chi tiết cho từng bang, từng phố phường. Bản
đồ quy hoạch được gửi đến từng người dân để xin ý kiến . Hệ thống đường
giao thông cao tốc được chú trọng xây dựng đầu tiên trong chiến lược phát
triển đã làm cho các bang của Malaysia trở thành một khối. Người dân ở
Malaysia không phân biệt họ là người nông thôn hay thành th ị. Xu thế họ
thích sống ở xa Thủ đô, nhà ở chìm trong thiên nhiên cỏ cây . Những người
giàu có mới thực hiện được tâm nguyện này.
Để xoá khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, Ch ính phủ
Malaysia rất khôn ngoan. Họ cung cấp quy hoạch và b iếu không đất cho
nhà đầu tư. Nhà đầu tư gặp khó khăn có thể được Chính phủ xem xét hỗ
trợ tài chính. Cao nguyên Genting vốn là vùng rừng núi hoang dã. Sau
chưa đầy 10 năm giao cho một tư nhân nơi đây đã biến thành một khu vui
chơ giải trí khổng lồ toàn thế g iới biết đến. Mỗi khách du lịch một lần đến
cao nguyên ch i phí trung bình kho ảng 100 đô la Mỹ. Mỗi tháng cao
nguyên đón khoảng 50 ngàn khách. Vậy số thuế mà quốc gia thu được là
bao nhiêu? Doanh nghiệp Malaysia không có chuyện nhầm lẫn hay t rốn
doanh thu bởi hệ thống quản lý điện tử t inh vi của Chính phủ. Doanh
nghiệp mạnh thì nguồn ngân sách quốc gia mạnh . Đầu tư cho doanh
nghiệp cũng ch ính là đầu tư để tăng ngân sách quốc gia. Tôi rất tâm đắc
điều này.
Nhìn bạn mà nghĩ về mình thấy buồn. Đường giao thông còn trong
quy hoạch vừa thông báo chuẩn bị th i công, chính quyền xã đã cấp đất cho
con cháu bám sát mặt đường để làm ăn buôn bán. Bao giờ chúng ta có
những con đường cao tốc thực sự đây?
7
Cái tâm để lại
TGĐ Trần Văn Cường là một “thuyền trưởng” tài hoa. Với nhiều
nhà đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề nan giải nh ưng với
Nam Cường thì không khó khăn lắm. Theo những người dân Hải Dương,
thì TGĐ Cty N am Cường biết đối nhân xử thế , sống có trước có sau, nên
chiếm được cảm t ình của nhân dân. Cụ thể , khi làm khu đô thị mới phía
Tây thành phố Hải Dương, Công ty phải di chuyển tới 10.000 ngôi mộ. Để
công việc diễn ra nhanh chóng Công ty tổ chức gặp mặt bà con có mộ phần
để chọn khu đất đẹp nhất, sau đó tổ chức để họ đi tham quan một số nghĩa
trang, từ đó th iết kế, xây dựng một nghĩa t rang mới khang trang hợp lòng
dân.
Hôm quy tập các mộ, Ban Giám đốc Công ty mời nhà sư và cử
người tới thắp nhang cho hương hồn những người đã khuất, khiến bà con
rất cảm động. Cứ thế, t iếng lành đồn xa, Tập đoàn triển khai công trình nào
cũng thuận buồm xuôi g ió. Với dân thì như vậy, còn với nhân viên trong
Tập đoàn, anh Cường như một tấm gương để anh em học tập và gắn bó hết
mình. Có lần họp bàn chuyện tặng quà cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng,
TGĐ Cường nhắc anh em rằng, bây giờ chúng ta có chăm sóc thế nào cũng
chưa xứng với sự hi sinh của các bà mẹ, nên uống nước phải nhớ nguồn!
Đó là nghĩa cử đẹp , biểu hiện cái tâm của anh nên chinh phục được lớp t rẻ.
Trong công tác quản lý , anh luôn quan tâm động viên anh em phát
huy trí tuệ sáng tạo, t ính độc lập tự chủ, có cơ chế thỏa đáng với những ai
làm việc tốt, nên anh chị em gắn bó hết mình với Tập đoàn. Anh còn
thường xuyên cử đội ngũ cán bộ quản lý tham gia các khóa học trong nước
và nước ngo ài để nâng cao t rình độ...
Bài học cho bả n thân
- Ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống
Sinh ra trong một gia đ ình nghèo, cuộc sống vô cùng khó khăn, và
tấm bằng duy nhất là bằng lá i thuyền nhưng bằng nghị lực vượt qua cái
8
khó anh luôn chú tâm học hỏi từ thực tế cuộc sống, từ bạn bè và đồng
nghiệp. Suốt 10 năm trời lênh đênh t rên các bến sông, Anh Cường đã tích
trữ cho mình kinh nghiệm và vốn sống, nhưng quan trọng nhất là anh đã
nhận thức ra nh ững khả năng, những giá trị đích thực về mình.
Dám nghĩ, dám làm
Đã từng làm anh chống thuyền chở lợn của Hợp tác xã đi làm nghĩa
vụ giao nộp sản phẩm; Đã từng kiếm sống bằng nhặt nhạnh, buôn bán phế
liệu, từ đó tích lũy sắm tàu vận tải mở mang dịch vụ … đến khi anh xây
được khách sạn đầu tiên th ì lại gặp khó khăn cho việc thu hút khách, và rồi
anh đã tự mình gọi taxi đ i và marketing cho khách sạn mình dần dần khách
đã tới nhiều hơn. Sau đó Anh đã thực hiện các dự án khách sạn tạ i Hải
Phòng, Hải Dương, Nam Định…
Ngoài ra anh còn có những ý tưởng lớn chưa thực hiện:
Thứ nhất , đó là anh muốn đầu tư xây dựng ở phía Tây TP Hà Nội
một tháp đôi hiện đại hơn tháp đôi ở Malaysia, nhưng lại mang vóc dáng
của Việt Nam. Ở đó không chỉ có văn phòng cho thuê, còn có khách sạn,
khu nghỉ dưỡng, thăm quan du lịch, và đặc biệt còn có nhiều lớp học miễn
phí về nghề cho con em gia đình nghèo…
Thứ hai, anh muốn xây dựng một thành phố ven biển ở Giao Thủy,
Nam Định, biến khu Cồn Lu, Cồn Ngạn thành khu dân cư và du lịch; cải
tạo, nâng cấp đ ường nối từ quốc lộ 1 về Giao Thủy; xây dựng đường v en
biển Hải Phòng – Giao Thủy và khi g ià về sống ở khu đô thị ven biển
này…
- Mong muốn làm giàu cho xã hội
“Tôi nghĩ mỗi người sinh ra trên đời này không chỉ biết lo cho đời
sống của mình và gia đ ình mà phải biết sống có nghĩa tình , biết trả ơn
9
người có công, b iết đền đáp cho quê hương đất nước. Ra biển phải nhớ về
sông, uống nước phải nhớ nguồn. Đó là đạo lý sống của con người”
Và cái lớn nhất là anh muốn những người lao động, những công
nhân của anh có cuộc sống đang hoàng, cũng như anh muốn góp những
viên gạch nhỏ cho xây dựng đất nước.
Hi vọng với một người “thuyền t rưởng” có tâm, có tài và dày dạn
kinh ngh iệm như TGĐ Trần Văn Cường, cùng với năng lực và sự tận tâm
của đội ngũ CBNV, con thuyền Nacimex ngày càng vững chãi rẽ sóng ra
khơi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hanh_an_984.pdf