Tiểu luận Hiện trạng du lịch và đề xuất giải pháp phát triển DLBV cho Di tích lịch sử văn hóa Nhà tù Phú Quốc

Ngày nay Ph ú Quốc đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoà i nước. Nhà t ù Phú Quốc là một điểm du lịch không t hể t hiếu t rong chươn g trình tour du lịch. Nhà tù lịch sử này được x em như là địa ngục trần gian,. T ừ thời thực dân P háp tiếp đến thời Mỹ-Ngụy, Nhà tù Ph ú Q uốc đã tồn tại 20 năm (1953 - 1973). Đây là n ơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây kẻ thù tự do đặt ra nhiều kiểu hành hạ con người một cách dã m an. Quản tù là những tên khát m áu hành hạ tra tấn tù binh, v ì t hế hơn 4.000 n gườ i đã hy sinh tron g t ù. Với ý chí kiên cườn g, dũng cảm , mưu trí, anh em t ù binh đã đối phó lại chún g bằng nh iều hình thức đấu tranh t ừ thấp đến cao, phân hóa hàn g n gũ địch, diệt ác ôn, tổ chức nh iều cuộ c vượt ngục .vv Nhà tù Ph ú Q uốc thực sự là một bằn g chứn g xác t hực ghi dấu tội ác vô cùn g dã man của bọn xâm lược, đồng t hời nói lên tinh t hần bất khuất đấu t ranh kiên cườn g của các ch iến sĩ c ách mạn g.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hiện trạng du lịch và đề xuất giải pháp phát triển DLBV cho Di tích lịch sử văn hóa Nhà tù Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Hiện trạng du lịch và đề xuất giải pháp phát triển DLBV cho Di tích lịch sử văn hóa Nhà tù Phú Quốc Nhà Tù Phú Quốc– Kiên Giang là di t ích lịch sử cấp quốc gia được công nhận n ăm 1993 đã thu hút một lượng lớn du khách đến thăm quan. Chính v ì thế di tích này đang nhận những lợi ích đồn g thời cũng nhận những thách thức, những khó khăn mà du lịch mang lại. 1. Sơ Lược về Kiên Giang Kiên Giang thuộc vùng đồn g bằng sôn g Cửu Lon g, nằm ở phía tây Nam của Việt Nam, diện t ích đất tự nhiên 6.346 km2. Dân số 1.705.539 người, mật độ dân số 268 người/ km2, nguồn lao độn g dồi dào 1.121.000 người. Tỉnh có 143 hòn đảo lớn nhỏ bao gồm người Kinh, người Hoa và n gười Khmer đang sinh sốn g với những n ét văn hóa độc đáo và nhân văn đa dạng, phong phú… Kiên Giang ở trong vùng vịnh Thái Lan, gần các nước Đồng Nam Á (ASEAN) như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philip ine; có địa hình đa dạng, bờ biển dài, có nh iều sôn g n úi và hải đảo, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cầu nố i các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên n goà i. (1) Kiên Giang là một t ỉnh có cả đồng bằng, rừng, núi, biển và hải đảo; điều kiện về tài nguyên, đất đai, khí hậu tạo cho Kiên Giang có nhiều lợi thế về ph át triển nông n gh iệp, đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư phát t riển du lịch với nhiều loại h ình du lịch phon g phú, đa dạng. Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quan trọng. Theo thống kê của n gành văn hóa, toàn tỉnh Kiên Giang có hàng trăm di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 22 di tích cấp quốc gia và 13 di t ích cấp tỉnh được phân bố khắp các huyện, thị mà tập trung nhất là ở Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, U Minh Thượng…Do có vị trí tự nhiên thuận lợi, là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, Kiên Giang đủ điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt đảo Ph ú Quốc sẽ được tập t rung đầu tư thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo ch ất lượng cao của khu vực . Những n ăm qua lĩnh v ực du l ịch được quan tâm khai thác, nhiều khu du lịch đã được tổ chức quy hoạch, nhiều dự án du l ịch được mở rộng và đầu tư mới, cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện và hệ thống đường giao thông tới các khu du lịch trong tỉnh được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho khách đếm tham quan. Tổng lượt khách tham quan du lịch đến Kiên Giang 2 tháng đầu năm 2011 là 1.039.374 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 47.481 lượt. Tổng doanh thu du l ịch 2 tháng tăng 37,8% so với cùng kỳ 2010, doanh thu khách quốc tế tăng 20,6% so với cùng kỳ.(2) 2. Phú Quốc và tiềm năng phát triển du lịch Quần đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang gồm hơn 37 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vùng biển Tây Nam có tổng diện tích 600km². Trong số này, Phú Quốc là đảo lớn nhất, có hình dáng như một con cá khổng lồ, miệng há rộn g ở phía Bắc (cách thị xã Hà Tiên, Kiên Giang khoảng 50km) đuôi nằm về phía Nam (cách thành phố Rạch Giá 120km) (3). Phú Quốc là một huyện đảo có vị trí quan trọn g về k inh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh, đối ngoại của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất trong chín huyện đảo của cả n ước. Phú Quốc được thiên nhiên ưu đãi đề phát triển kinh tế , nhất là du lịch sinh thái. Nó được gọi là “Hòn đảo Ngọc” v ì nó vừa mang lại t iềm năng kinh tế to lớn, vừa có nh iều cảnh đẹp với một chuỗi 37 hòn đảo lớn nhỏ. Rừng núi chiếm ¾ diện tích đảo, núi đồi xen lẫn các đồng bằng nhỏ hẹp phân bậc. Khí hậu nơi đây ôn hòa hầu như quanh năm đều mát mẻ, có nhiều tài nguyên thiên nhiên ,các bãi biển xanh trong như Bãi Trường, Bãi Khem…,đặc sản : nước mắm, ngọc trai, hả i sản..cùng hàng hàn g loạt các di tích lịch sử :Khu Tượng, Cửa cạn là khu căn cứ của ông Nguyễn Trung Trực…Vườn quốc gia Phú Quốc còn trên 5000ha rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng. Và đặc biệt là Nhà Tù Phú Quốc – một di tích lịch sử khôn g thể bỏ qua khi đến hòn đảo này. Phú Quốc hội tụ đầy đủ các yếu tố lý tưởng đề phát triển nhiều loại hình du lịch như n ghĩ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái, du l ịch MICE, du l ịch về n guồn…. Cùng với những thuận lợi để ph át triển du lịch ở Phú Quốc thì Nhà n ước nó i chung cũng như Tỉnh Kiên Giang đã có những kế hoạch đầu tư và kêu gọi những nhà đầu tư trong và ngoà i nước vào du lịch Phú Quốc. Đến n ay đã có 39 dự án được cấp phép đầu tư. Mặt khác xây dựng cơ sở vật chất ,kỹ thuật, mở ra nh iều phương tiện để thuận lợi cho lưu thông như có thêm nhiều chuyến tàu cao tốc mỗi ngày, mở đường bay : Tp. HCM – Cần Thơ – Phú Quốc , Quý II /2010 Cảng An Thới đi vào hoạt động và sắp tới là mở đường bay quốc tế… Do chỉ mới đưa vào hoạt động du lịch cách đây không lâu, nên các hoạt động du lịch ở đây còn hạn chế nhiều. Đa số khách du lịch đến đây chỉ nghe hướng dẫn viên giới thiệu về nhà tù và tự tham quan là chủ yếu. Vẫn chưa khai thác hết t iềm năng của khu di tích trong hoạt động du l ịch. Khoảng 30% dân số của Đảo là tỷ phú trẻ, nhưng là thiên về các ngành đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất ngọc trai và nước mắm. Ngành du lịch ở đây còn rất trẻ, và thiếu nhiều kinh nghiệm cũng như cở sở vật chất, nhân sự mặc dù nơi đây tiềm năng phát triển du lịch không thiếu. 3. Nhà tù Phú Quốc _ Căng cây Dừa Đi về phía nam đảo, Di tích lịch sử nhà lao Cây Dừa, tức nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại thị t rấn An Thới, h uyện Phú Quốc. Nhà lao này được xây dựng từ thời Pháp, thuộc xóm Cây Dừa trước đây nên m ới có tên gọi như vậy. Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhà lao Cây Dừa được mở rộng trở thành trại giam lớn nhất đương thời với tên gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc. Tháng 9/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Phú Quốc. Địch chọn Phú Quốc để lập nhà t ù lớn nhất Đông Nam Á, giam cầm các chiến sĩ cách mạn g, v ì hòn đảo này có vị trí quân sự chiến lược, xa đất liền, xa các cơ quan báo chí ngôn luận để chúng dễ bề đàn áp tù nhân. Giữa năm 1953, Pháp dùng doanh trại của đám tàn quân Quốc Dân đảng để xây dựng nhà tù, gọi là Căng Cây Dừa. Nhà tù có diện tích khoảng 40 ha, hình chữ nhật, chia làm bốn trại A, B, C, D. Toàn Căng có hàn g rào thép gai dày bao quanh, phía trên mắc dây điện t rần và đèn bảo vệ. Chòi canh thường xuyên có lính gác. Mỗi cổng lại có một tiểu đội lính tuần tiễu được trang bị tiểu liên và súng trường. Vành ngoài có công sự chiến đấu. Số lượng tù binh thời kỳ này có khoảng 6.000 người. Đến tháng 4/1954 thì có khoảng 14 nghìn tù nhân đều là nam giới. Ch i bộ trong Nhà lao Cây Dừa đã lãnh đạo tù nhân đấu tranh, viết nội san bí mật, tổ chức nhiều cuộc v ượt ngục thành côn g. Chỉ tính từ tháng 7/1953 - 9/1953 đã có 5 cuộc vượt ngục lớn. Hiệp định Giơnevơ được ký kết (7/1954) Pháp trao trả cho ta số tù binh ở Nhà t ù Phú Quốc. Thời Mỹ - Ngụy, năm 1956 chính quyền Sài Gòn cho sửa sang “Căn Cây Dừa” cũ lập nên trại “Huấn chính Cây Dừa” để giam giữ t ù binh cộng sản. Năm 1967, lại cho xây dựng trại giam Tù Binh Cộn g Sản Việt Nam. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam. Giam giữ gần 40.000 tù binh, tron g đó có 4.000 người đã hy sinh tại đây. Năm 1972, Trại giam có tất cả là 12 khu được đánh số từ khu 1 đến khu 12, mỗi khu lại được chia thành nhiều phân kh u, thường có khoảng 4 phân khu trong 1 khu. Mỗi khu trại giam có khả năng chứa khoảng 3.000 tù nhân. Một phân khu chứa được 950 tù nhân. Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sỹ quan tù binh có cấp bậc lớn nhất là Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Bao quanh mỗi khu nhà lao là tầng tầng lớp lớp hàng rào kẽm gai 10 – 15 lớp ken dày, mắc dày đặc bóng đèn điện. Bên cạnh bộ máy cai ngục, lúc cao nh ất tới bốn tiểu đoàn lính gác trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện cơ động, canh giữ, t uần tiễu ngày đêm. Ngoài biển có lúc một hải đoàn h ải quân t uần tiễu vòng ngoà i… Cuối năm 1972, xây thêm khu 13, 14. Đến đầu năm 1973 thì Hiệp định Paris ký kết. Trại giam không còn ho ạt động nữa. Ngày nay nhà giam gần như hoang phế, chỉ còn lại đồng cỏ tranh mênh mông với vài trụ xi măng xiu vẹo và nền gạch loang lỗ, xa xa vài căn nhà mới mọc lên. Năm 1996, Nhà lao Cây Dừa được côn g nhận là khu di t ích lịch sử cấp quốc gia và đang được trùng tu tái tạo để đón tiếp du khách. Ngày 17-04-2009, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch quyết định đầu tư hơn 19 tỷ đồng t u bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di t ích nhà lao Cây Dừa nhằm mở rộng v iệc trưng bày hiện vật, đáp ứng nh u cầu tham quan, t ìm hiểu lịch sử… của du khách trong và n goài nước khi đến thăm Phú Quốc. Theo đó, từ nay đến hết năm 2009 sẽ tôn tạo và ho àn thành, đưa vào phục vụ các hạng mục: khu B2, cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh, nhà và cổng Ban chỉ h uy trại giam… Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Kiên Giang làm chủ đầu tư tôn tạo, t rùng tu di tích lịch sử này. (4) Nhà tù này từng được coi như “ Địa ngục trần gian” với những màn hành hạ, tra tấn tù binh dã man bằng mọi cực h ình, côn g khai bắn giết một lúc hàng trăm người,“đóng kim”, Chuồn g cọp Catso, Chuồng cọp kẽm gai , “ăn cơm nhạt”, “lộn v ỉ sắt”, “ gõ thùng”, “đục răng” v à “bẻ răng”, “roi cá đuố i”, “đóng đinh”…. Những màn hành h ạ, đánh đập nhằm làm suy giảm khả năn g chiến đấu của các chiến sĩ cộng sản ngoài ra quân độ i Mỹ còn dùng mọi thủ đoạn để dụ dỗ tù binh đi theo con đường bán n ước, hại dân với âm m ưu là t iêu diệt cả ý ch í lẫn tinh thần cách mạng của tù binh. Nhưng không phải trong vòng kẽm gai với vũ khí được trang bị đến tận chân răng thì chúng muốn gì cũng được. Những người tù binh cũng tự tổ chức thành từng nhóm, đoàn kết với nhau đấu tranh để tồn tại, để bảo vệ phẩm chất của n gười chiến sĩ cách mạn g. Có biết bao nhiêu cuộc vượt ngục, cuộc đấu tranh và cũng có rất nhiều t ù binh đã ngã xuống, nhưng cuối cùng Cách mạng cũng đã thành côn g. Di tích nhà t ù Phú Quốc đã phản ánh sự ác liệt của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, tính chất độc ác và tàn bạo của chúng, đồng thời phản ánh phẩm chất kiên cường bất khuất của các cán bộ chiến sĩ cách mạng. Nó góp phần chứng minh rằng một đế quốc lớn, giàu mạnh cũng không thể nào khuất phục được một dân tộc kiên cường, quyết đấu tranh đến c ùng để dành lại độc lập, tự do, hạnh phúc. 4. Thực trạng du lịch Khu di tích Nhà tù ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và kh u trưng bày ngoài trời nh ững hiện vật nguyên gốc và hầu như nguyên vị trí. Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan. Nhà lao Cây Dừa đã đi vào v ăn học qua cuốn ký sự lịch sử của nhà văn Chu Lai. Di tích này là một địa điểm tham quan không thề thiếu trong các chương trình tour du lịch của các công ty lữu h ành. Khách du lịch đến Phú Quốc đa số là nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái kết hợp tham quan những danh lam , di t ích lịch sử. Trong các tour du lịch đến Phú Quốc, Di tích Nhà tù Cây Dừa là một điểm đến quan trọn g. Du khách đến đây sẽ được nghe thuyết minh về “Địa ngục trần gian” và những chiến tích lẫy lừng n ơi đây. Vì thế mà n goà i những tour đượu yêu cầu thiết kế riêng thì hầu như tất cả khách du lịch đến đây đều được tham quan di tích này. Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi t iếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước n goài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và l ịch sử đấu tranh của dân tộc. Theo thống kê, năm 2010, “đảo ngọc” này đón 235.000 lượt du khách tăng 8% so với cùng kỳ năm 2009, t rong đó có trên 62.500 lượt khách quốc tế, tăng 17% so với cùng kỳ (5). Trong điều kiện kinh tế quốc tế năm 2010 vẫn còn gặp nhiều khó kh ăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách đến Phú Quốc vẫn t ăng đáng kể. Ðiều đó đã thể hiện Phú Quốc đang là điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách tron g và n goài nước.. Hiện Phú Quốc có 72 cơ sở lưu trú với gần 1. 500 buồng có năng lực ph ục v ụ cho trên 2000 lượt khách đến lưu trú trong ngày. Riêng Khu di tích lịch sử văn hóa nhà tù Phú Quốc năm 2010 đón 120 đoàn với gần 70.000 lượt khách đến tham quan. (6) Để nâng cao chất lượng phục vụ, hiện các nhà hàng, khách sạn trên đảo cũng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các phương tiện, dịch v ụ ăn uống v à mua sắm, cũng như dịch vụ lặn ngắm san hô, câu cá khám phá trên biển đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách kh i đến đảo. Nhiều ngôi chùa, đình, đền hay c ác vườn tiêu trên đảo cũng được địa phương tổ chức các tour tham quan. Theo cán bộ thuyết minh khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc cho biết, mỗi ngày có 100 - 150 khách du lịch tham quan khi di tích, còn những ngày lễ, tết thì có 300 - 400 khách tham quan. Bắt đầu từ tháng 12 hàng năm đến dịp Tết Âm lịch là mùa cao điểm của ngành du lịch Phú Quốc, vì thời tiết trên đảo mùa này tương đố i đẹp, biển ít sóng gió, thuận lợi cho du kh ách đến tham quan nghỉ dưỡng, đặc biệt là khách quốc tế, đến nhiều từ các nước Nga, Anh, Pháp, Thụy Sỹ... Nhiều n gôi chùa, đình thần hay các vườn tiêu trên đảo cũng được địa phương đưa vào chương trình du lịch để thu hút khách. 5. Tác động của Du lịch Du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế cúa Phú Quốc nói riêng, của Tỉnh Kiên Giang nói ch ung. Thu nhập bình quân đầu n gươi tăng lên nhờ hoạt độn g dịch vụ thay vì đa sồ người dân nơi đây sống bằng nghề đánh bắt thông thường. Khi du lịch bắt đầu được khai thác tại di tích Nhà tù, di t ích này nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương trong việc tôn tạo, tu bổ di t ích này. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch t ỉnh Kiên Giang đã thi công côn g trình tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc. Công trình này gồm 12 hạng mục như nhà ăn, nhà bếp, nhà ban chỉ huy trạm giam, nhà ban chỉ huy quân cảnh, hàng rào kẽm gai, nhà giam giữ, ch uồn g cọp kẽm gai… Sau hơn một năm rưỡi thi công, đến nay các hạng mục đã ho àn thành theo đúng với thiết kế. Giai đoạn 1 có tổng số vốn đầu tư là 9,8 tỷ đồn g. Trong dự án này ch ỉ ph ục dựng lại 1 phân khu B2 (trong tổng số 12 khu) gồm 12 nhà giam tù binh, 2 nhà bếp, 2 nhà quân cảnh, 2 nhà ăn và một số công trình hạng mục khác. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, đơn vị thi công sẽ tiếp tục thi côn g 2 gói thầu còn lại gồm xây dựng cơ sở h ạ tầng và lắp đặt các tượng bên trong. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn tất giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là xây dựng lại phòng trưng bày bảo tàng lịch sử và phòng chiếu phim cho du khách, tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ đồng. (7) Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Ph ú Quốc đến năm 2030. Mục tiêu của việc điều ch ỉnh nhằm xây dựng đảo phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng biển và hải đảo. Du lịch là một trong những định hướng phát triển chính của đảo Phú Quốc. Trong hệ thống các khu du lịch, quy hoạch có 15 khu du lịch sinh thái. Các côn g trình xây dựng được khống chế thấp tầng, các khách sạn không được vượt quá 8 tầng. Các khu nghỉ dưỡng hỗn hợp t ùy theo vị trí mà bố trí một hoặc nhiều khách sạn. Theo dự báo, đến năm 2020 Phú Quốc sẽ đón khoảng 2-3 triệu khách/năm, đến năm 2030 khoảng 5-7 triệu khách/năm. Nhiều một dự án gồm 12 dự án thành phần được đề ra nhằm phát t riển một khu phức hợp du lịch - giải trí cao cấp như: Khu khách sạn, Casino 5 sao (tiêu ch uẩn LasVegas), 2 khách sạn 4 sao, 1 khách sạn 3 sao, 2 khu nghỉ dưỡng/ Condominiums, khu shoppin g cao cấp, khu phức hợp chiếu ph im và giải trí, công viên nước, khu nhà hàng khách sạn và mua sắm, bệnh viện Quốc t ế, hệ thống nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống 3 sân golf tiêu chuẩnQuốc tế, khu dịch vụ sân bay v à các hạng mục hỗ trợ,… (8) Việc mở cửa di tích, đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc trùng tu và phục dựng lại di tích. Phí tham quan cũng như những đóng góp của du khách góp phần tăng k inh phí tôn tạo cho di t ích. Du lịch tại các di tích l ịch sử văn hóa đã tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia, giới thiệu văn hóa Việt với bạn bè quốc tế. Những cựu chiến Mỹ, Pháp quay trở lại với chiến trường xưa hay những du khách quốc tế đến đây vẫn không khỏi ngỡ ngàng trước “địa ngục trần gian” và trên hết là ý chí của dân tộc Việt Nam, kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước nồn g nàn của các thế hệ. Vẫn cảm giác nh ư thế đối v ới người Việt Nam, đối với các thế h ệ trẻ khi đến đây. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ n ước ta, đồng thời, giới thiệu cho khách tham quan hiểu rõ hơn lịch sử đấu tranh giành tự do, độc l ập của dân tộc ta là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác thăm quan di tích đã nâng cao lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm gìn giữ nh ững di t ích quý giá của người Việt Nam. Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch cũng như những du khách trong và ngoài nước, đã được đào tạo chuyên nghiệp hơn từ kiến thức lịch sử- văn hóa- xã hội cũng như ngoại ngữ cần có. Người dân địa phương cũng đã tự nâng cao trình độ văn hóa của bản thân để có thề kinh doanh phụ vụ du lịch. Du lịch đã làm góp thêm phần thu nhập cho người dân ở Đảo Ph ú Quốc nói chung ,và người dân quanh di tích Nhà t ù nói riêng. Tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đồn g thời cũng kích thích thái độ quý trọng, gìn giữ, phát h uy các giá trị văn hóa – các di tích lịch sử của dân tộc. Ngoài những tác động tích cực mà du lịch mang lại cho di tích này thì đầu tiên phải kể đến du lịch đã làm thay đổi ít nhiều đến môi trường và cảnh quan nơi đây. Ngoài yếu tố khách quan là khí hậu, thời gian hay sự thoái hóa của các chất liệu thì kinh doanh du lịch cũng đã làm giảm tuổi thọ của di tích.Các dự án khai thác du l ịch đã gây ra nhiều ý kiến dư luận phẫn nộ. Ví dụ như UBND tỉnh Kiên Giang quyết định triển khai đề án cho thuê 8.710,42 ha rừng Phú Quốc để làm du lịch sinh thái và cho phép sử dụng 400 ha rừng để xây dựng (9) . Đề án này đã không nhận được sự đồng tình của người dân và cán bộ đất đảo. Vấn đề này đã làm không ít người dân địa phương phẫn nộ, vì đề án này họ chưa biết nhưng lại được thi hành “ xẻ rừng” cho các doanh nghiệp thuê làm du lịch, đã phá hủy cảnh quan v à môi trường sinh thái nơi đây. Việc bảo vệ môi trường xung quanh khu di tích cũng chưa được chú trọng. Rác thải n gày càng nh iều cách xử lí rác vẫn còn kém. Khi mà người dân kinh doanh lại không có ý thức bảo vệ môi trường hay xây dựng lấn chiếm khuôn viên di tích; và t ình trạng sử dụng sai mục đích di tích như ở một số nơi, người trực tiếp quản lý đã cho sử dụng mặt bằng để mở dịch v ụ kho chứa hàng, buôn bán, sản xuất ngay tron g khuôn viên di tích. T ình trạng xâm hại di tích vừa nghiêm trọng vừa kéo dài. Từ khi mở cửa đón khách tại khu di tích nhà tù đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến di tích khi mà con n gười vẫn chưa có những dự án thích hợp, v i phạm luật di sản đã làm cho di tích x uống cấp trầm trọng để n ay lại ph ải tôn tạo lại. Mặc khác, vì quá chú trọng đến kinh tế du lịch mà quên mất việc gìn giữ và bảo tồn, khai thác không có kế hoạch, mất kiểm soát . Các dự án bảo v ệ di tích thì thiếu t ính chọn lọc, không có trọng điểm càng làm cho các di tích x uống cấp nhanh chóng. Du lịch có tính chất mùa vụ. Du khách đến với Phú Quốc đa số là vào các dịp lễ, tết và mùa hè vì thế mà thu nhập của n gười dân nơi đây cũng không ổn định. Vì nh u cầu ở và k inh doanh của người dân địa phương đã tự ý tháo gỡ gần hết những nhà tôn nhốt tù nhân xưa mà không có giấy phép của chính quyền địa phương. Ngày nay trong công trình tôn tạo lại phải dựng lại những ngôi nhà tôn xưa mà chưa ch ắc đã giống hoàn toàn. Mặt khác giá trị lịch sử của Nhà tù Phú Quốc đã bị mất không ít. Các hoạt độn g du lịch như bán hàng lưu niệm, cũng chưa được h ướng dẫn, mà chủ yếu là tự phát của người dân địa phương nên giá cả có phần chênh lệch r ất nhiều, kh iến khách du lịch đến đây rất bối rối và sợ mua nhầm, gián t iếp đã làm ảnh hưởng đến du l ịch Phú Quốc. 6. Một số đề xuất p hát t riển d u lịch bền vững Đẩy mạnh công tác tôn tạo di tích và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Mới đây Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang vừa tổ chức n ghiệm thu giai đoạn 1 của công trình tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sừ nhà tù Phú Quốc. Hiện t ại công trình đang bước vào giai đoạn 2 và nhận được sự quan tâm của ch ính quyền địa phương cũng như người dân. Mặc khác cần có một qui hoạch tổng thể về khai thác và ph át triển du lịch cho khu di tích lịch sử để và có thể bảo tồn và khai thác phát triển bền vững di tích quí giá này. Đầu tư xây dựng một số công trình phục vụ cho khách tham quan : các điểm dừng chân và một số mô hình của di tích lịch sử, m ô hình chuyển độn g tạo lại những cuộc vượt ngục v ĩ đại của các tù binh để phục v ụ các hoạt độn g du lịch về nguồn, tìm hiểu l ịch sử. Đầu tư n âng cấp hệ thống hạ tầng dịch vụ đường, điện, cơ sở lưu trú, thông tin l iên lạc, phương tiện vận chuyển khách... tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến với Nhà t ù Phú Quốc.Phát huy được giá trị về di tích lịch sử - văn hóa và t ạo mối liên kết cộng đồng trong việc bảo tồn và khái thác ph át triển bền vững khu di t ích. Tạo thêm nguồn thu nhập từ du lịch góp phần nâng cao đời cộn g đồng dân cư vùng lân cận, tạo n guồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ Khu di t ích Nhà tù Phú Quốc. Xây dựng chương trình mở rộng kha i thác tour du lịch tham quan, du lịch về nguồn nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bảo tồn di tích lịch sử và quảng bá du lịch Kiên Giang trong chương trình phát triển chung ngành du lịch của tỉnh. Chương trình nhằm mục đích giới thiệu nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, lịch sử - văn hóa của khu di tích nói r iêng v à Phú Quốc - Kiên Giang nói chung; góp phần tạo thêm một sản phẩm du lịch đặc thù của Kiên Giang; góp phần duy trì và nâng cao hình ảnh của Phú Quốc - Kiên Giang như một điểm du lịch văn hóa, sinh thái có sức hấp dẫn m ới lạ nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế vốn đầu tư và góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế. Chương trình sẽ xây dựng hệ thống tuyên truyền về việc bảo tồn di tích, bảo vệ rừng và quảng bá thông tin du lịch với nhiều h ình thức trong tỉnh và trên các phương tiện thông tin đại chúng quốc gia và quốc tế; góp phần giáo dục ý thức cộng đồng trong việc phát triển kinh tế du lịch. Thu hút mạnh các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước đến với Phú Quốc và Kiên Giang. Tạo điều kiện cho nhân dân và khách tham quan tìm hiểu lịch sử - văn hóa và vui chơi giải trí. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước: Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức đoàn thể và tôn giáo đối với Khu di t ích. Xây dựng cơ chế tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, n gành, UBND các cấp (huyện, xã) và các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, đối với việc quản lý di tích. Thực hiện các kế hoạch tăng cường năng lực cho UBND cấp huyện và cấp xã để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo tồn di t ích ở địa phương được xây dựng v à thực thi. Thiết lập các đội ngũ kiểm tra công tác bảo tồn và giám sát các công trình tôn tạo theo đúng kế hoạch và thời gian thi côn g. Cần có sự lãnh đạo, ch ỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện, Cục Kiểm lâm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trên địa bàn huyện, tỉnh và m ột số tỉnh thành trọng điểm du lịch của cả nước để tuyên truyền mở rộng khai thác tour du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử dân tộc t ại Nhà tù Phú Quốc. Thực hiện các họat động quản lý nước để đảm bảo môi trường thích hợp cho khu di tích, duy trì được những cảnh quan và môi trường của các sinh cảnh tự nhiên, bảo v ệ hệ sinh thái rừng tại Nhà t ù. Tăng cường công tác giáo dục truyền thông về bảo tồn di tích l ịch sử. Mở một số lớp tập huấn nâng cao kiến thức cho người tham gia hoạt độn g khai thác du lịch tại khu di t ích và n âng cao kiến thức bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Nâng cao vai trò, quyền lợi và n ghĩa vụ của cộn g đồng dân cư về bảo tồn di tích, di sản. Tổ chức chương trình giáo dục truyền thông về bảo tồn di tích, di sản, xây dựng chương trình giáo dục truyền thông giá t rị các di sản, để nâng cao nhận thức về việc bảo tồn và tôn tạo các giá trị tinh thần, giá trị văn hóa – nh ân văn của dân tộc. Hàng năm tổ tổ chức các hội thảo, hội nghị cho cán bộ quản lý cấp tỉnh, huyện, các xã và các cộng đồng về các công trình bảo tồn và tôn tạo di tích. Tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật về cung cấp dịch vụ cho du khách, hướng dẫn du lịch và giám sát đánh giá tác động môi trường từ các ho ạt động du lịch. Biên soạn và phát hành các tài liệu tập huấn và tham khảo phục vụ cho các nhà quản lý, cán bộ làm côn g tác bảo tồn và du lịch. Kết luận Ngày nay Phú Quốc đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhà tù Phú Quốc là một điểm du lịch không thể thiếu trong chương trình tour du lịch. Nhà tù lịch sử này được xem như là địa ngục trần gian,. Từ thời thực dân Pháp tiếp đến thời Mỹ-Ngụy, Nhà tù Phú Quốc đã tồn tại 20 năm (1953 - 1973). Đây là n ơi tập trung điển hình về tội ác của chế độ thực dân, đế quốc. Ở đây kẻ thù tự do đặt ra nhiều kiểu hành hạ con người một cách dã man. Quản tù là những tên khát máu hành hạ tra tấn tù binh, v ì thế hơn 4.000 người đã hy sinh tron g tù. Với ý chí kiên cường, dũng cảm, mưu trí, anh em tù binh đã đối phó lại chúng bằng nh iều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hóa hàng n gũ địch, diệt ác ôn, tổ chức nh iều cuộc v ượt ngục .vv… Nhà tù Phú Quốc thực sự là một bằng chứng xác thực ghi dấu tội ác vô cùng dã man của bọn xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các ch iến sĩ cách mạn g. Nhà Tù Phú Quốc l à một t rong những di t ích lịch sử mới được đưa vào hoạt động du lịch trong thơi gian gần đây nhưng những lợi ích cũng như những tác độn g tiêu cực mà du lịch mang lại đang hiện lên n gày một rõ ràng. Du lịch là ngành khá nhạy cảm, nó có thể mang lại ngoại tệ cao nhưng đồng thời cũng du nhập không ích những cái xấu cho đất nước. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ nước ta, đồng thời, giới thiệu cho khách tham quan hiểu rõ hơn lịch sử đấu tranh giành tự do, độc lập của dân tộc ta là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọn g. Để bảo vệ di tích ,các cấp lãnh đạo,chính quyền kết hợp với người dân địa phương phải có biện pháp hữu hiệu để di tích nhà tù được bảo tồn một các tốt nhất. Qua đề tài này, có thể phát thảo rõ nét hơn nhà tù Phú Quốc mang giá trị lịch sử văn hóa to lớn v à là tiềm năng khai thác du lịch. Mặc khác việc khai thác du lịch cũng có tác động không ít đến di tích – lịch sử này. Qua đó đưa ra một vài kiến nghị nhằm tận dụng những tác động tích cực và giảm thiểu những tiêu cực mang lại từ du l ịch. Chú thích: (1). Đặc điểm ch ung về tỉnh Kiên Giang (2) Kết quả hoạt độn g du lịch các tháng trong năm 2011 ?pageid=1741&topicid=77&pagenum=1 (3) Phú Quốc đảo n gọc d=newsdetails&id=70 (4) Nhà tù Phú Quốc hay nh à lao cây Dừa /2010/03/01/nha-t u-ph u-quoc-hay-nh a-lao-cay-dua/ (5) Du lịch Kiên Giang khởi sắc ?topicid=69&pageid=1568 (6) Đảo ngọc Phú Quốc – điểm đến hấp dẫn du khách g.vn/index.php?category=20&itemid=8540 (7) Sắp hoàn tất việc t u bổ, tôn tạo di tích nhà tù Phú Quốc. u- phu-quoc.html (8) Sẽ có một khu phức hợp du lịch - giải trí cao cấp tại Phú Quốc gocphuquoc.com/ (9) Ai cho phép tàn phá 400ha rừng Phú Quốc để xây dựng goc.com/vn/Doi-Net-Dao-Ngoc/Du-an-dau-tu-quy-hoach/Trang-11.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdlbv_2745.pdf
Luận văn liên quan