Tiểu luận gồm 6 phần:
I.Lời mở đâu
II.Sơ lược về quân chủng phòg không không quân Việt Nam
III.Lịch sử phát triển của quân chủng phòng không không quân Việt Nam
IV.Truyền thống vẻ vang và các mục tiêu quân chủng phòng không không quân VN trong thời kì mới
V.Phát huy sực mạnh tổng hợp chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không khác
VI.Kết luận
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hiểu biết về quân chủng phòng không không quân, tại sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài
Hiểu biết về quân chủng phòng không không quân. Tại sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không khác.
Tiểu luận gồm 6 phần:
I.Lời mở đâu
II.Sơ lược về quân chủng phòg không không quân Việt Nam
III.Lịch sử phát triển của quân chủng phòng không không quân Việt Nam
IV.Truyền thống vẻ vang và các mục tiêu quân chủng phòng không không quân VN trong thời kì mới
V.Phát huy sực mạnh tổng hợp chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không khác
VI.Kết luận
I.Lời mở đầu
Trong lịch sử Việt Nam,chúng ta đã phải đương đầu với rất nhiều các cuộc chiến tranh ác liệt.Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc đã chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch, "đánh cho Mỹ cút”, tiến tới “đánh cho ngụy nhào”, giành toàn thắng trong Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối. Để đương đầu và đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, quân và dân ta đã phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc,đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi thứ vũ khí. Chúng ta đã chú trọng phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự của tổ tiên, kinh nghiệm chiến đấu trong kháng chiến, đồng thời ra sức học tập có chọn lọc kinh nghiệm tác chiến của Liên Xô, Trung Quốc để đánh địch ngày một hiệu quả hơn. Chúng ta đã đánh địch bằng cách đánh sở trường và ở khu vực mà ta lựa chọn để hạn chế điểm mạnh của địch. Chúng ta vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích để tiêu hao và căng kéo địch, đồng thời rất coi trọng đẩy mạnh tác chiến tập trung của các binh đoàn chủ lực. Trên cơ sở thế trận chiến tranh nhân dân, ta đã tổ chức thành công các chiến dịch quy mô lớn, chiến đấu hiệp đồng giữa các sư đoàn bộ binh, các trung đoàn, lữ đoàn pháo binh, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo cao xạ, đặc công…..và đặc biệt là lực lượng không quân.Nếu nói đến những thành tích và công sức đóng góp cho chiến thắng của đất nước ta thì không thể không kể đến lực lượng phòng không không quân ,một trong số những lực lượng nòng cốt góp phần giải phóng Việt NamTừ thực tiễn chiến đấu hết sức ác liệt và vẻ vang cho đến nay, lực lượng phòng không không quân của quân đội ta đã liên tục có bước phát triển hết sức phong phú, sáng tạo trở thành một lực lượng vũ trang quan trọng trong mọi thời đại
II Sơ lược về quân chủng phòng không không quân Việt Nam
1.Khái quát về quân chùng phòng không không quân Việt Nam
Phòng không-Không quân Việt Nam là một trong ba quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời trên lãnh thổ Việt Nam.
Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam có hai lực lượng chính là Bộ đội Phòng không và Bộ đội Không quân.
Bộ đội Phòng không bao gồm các binh chủng:
Binh chủng Tên lửa Phòng không :Thành lập ngày 24 tháng 3 năm 1967. Ngày truyền thống: 24 tháng 7 năm 1965 (ngày ra quân bắn rơi một tốp 3 chiếc máy bay F-4C của Mỹ).
Sư đoàn: 361, 363, 367.
Binh chủng Ra-đa Phòng không : Được xây dựng từ năm 1956. Ngày truyền thống: 1 tháng 3 năm 1959 (ngày phát sóng ra đa lần đầu tiên)
Binh chủng Pháo Phòng không
Bộ đội Không quân có các binh chủng:
Binh chủng Không quân tiêm kích
Sư đoàn 371 (Đoàn B71 hay Đoàn Thăng Long), thành lập ngày 24 tháng 3 năm 1967.
Sư đoàn 372 (Đoàn B72)
Sư đoàn 370 (Đoàn B70) đóng quân tại sân bay Tân Sơn Nhất - TPHCM
Binh chủng Không quân tiêm kích-bom
Binh chủng Không quân vận tải
Binh chủng Không quân trinh sát
2.Các cơ quan và đơn vị trực thuộc
Bộ Tham mưu
Cục Chính trị
Bảo tàng Không quân. Địa chỉ: 86 đường Trường Chinh, Hà Nội. Hoạt động từ ngày 3 tháng 4 năm 1985.
Bảo tàng Phòng không. Địa chỉ: 176 đường Trường Chinh, Hà Nội. Ra đời ngày 25 tháng 12 năm 1959 với tên gọi Nhà truyền thống Bộ Tư lệnh Phòng không, mở cửa tại 176 đường Trường Chinh từ ngày 1 tháng 4 năm 1979.
Cục Hậu cần
Cục Kỹ thuật
Cục Phòng không Lục quân. Là cơ quan tham mưu giúp Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam và Bộ Quốc phòng chỉ đạo tác chiến, huấn luyện, xây dựng lực lượng phòng không 3 thứ quân. Thành lập ngày 5 tháng 6 năm 1968 với tên gọi Phòng Cao xạ dã chiến; đến ngày 10 tháng 7 năm 1979 đổi thành Cục Phòng không dã chiến; từ 25 tháng 8 năm 1988 mang tên gọi như hiện nay.
Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương
Học viện Phòng không - Không quân. Thành lập năm 1986.
Trụ sở chính: Sơn Tây, Hà Tây;
Cơ sở 2: Đường Trường Chinh, Hà Nội.
Viện Kỹ thuật Phòng không- Không quân. Trụ sở: Đường Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Trường Sĩ quan Không quân (chuyên đào tạo phi công). Trụ sở: Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa
Công ty Xây dựng Công trình Hàng không
Công ty sửa chữa máy bay A32
Công ty Sửa chữa máy bay A41
Công ty sửa chữa máy bay A42
Công ty Thiết bị điện tử A45
III.Lịch sử phát triển của lực lượng phòng không không quân Việt Nam
Nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam, đội quân viễn chinh Pháp chỉ mới có tàu chiến và vũ khí chiến đấu trên bộ. Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp. Nó được chủ nghĩa tư bản sử dụng ngay vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện một máy bay của Pháp1. Bảy năm sau, những chiếc máy bay này bắt đầu tham gia công cuộc của nước Đại Phápđi đánh phá Việt Nam Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương,sau đó liên tục tổ chức đánh quân dân ta bằng không quân.
Sau một thời gian dài nghiên cứu tình hình,tìm tòi phương thức chống lại cách đánh trên của địch, Bộ Tư lệnh Phòng không được thành lập theo Nghị định 047/NĐ ngày 21 tháng 3 năm 1958 và Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 24 tháng 1 năm 1959.Và đến ngày 22 tháng 10 năm 1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân, Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam được thành lập.
Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam được thành lập đánh dấu bước ngoặt lớn cho các trung đoàn không quân truớc đó.Có thể kể đến các mốc thời gian sau :
Ngày 21 tháng 3 năm 1958, thành lập Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Đến tháng 9 năm 1960 đổi thành Trung đoàn ra đa tình báo 300, từ tháng 5 năm 1961 mang tên Trung đoàn ra đa 291 (còn gọi là "Đoàn Ba Bể"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 365.
Ngày 22 tháng 6 năm 1958, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 230 ("Đoàn Thống Nhất"), trang bị pháo 57 mm đầu tiên của quân đội. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367.
Ngày 25 tháng 4 năm 1959, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 280 ("Đoàn Hồng Lĩnh"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 1 tháng 5 năm 1959, thành lập Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên: Trung đoàn 919.
Sau khi Quân chủng PK_KQ ra đời. để đẩy mạnh các chiến dịch không quân,chúng ta đã tiêp tục cho ra đời những trung đoàn thế mạnh khác.Cụ thể là:
Ngày 3 tháng 2 năm 1964, thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên số hiệu 921 ("Đoàn Sao Đỏ") với 32 chiếc máy bay chiến đấu MiG-17, 4 chiếc máy bay MiG-15. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21.
Ngày 7 tháng 1 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên: Trung đoàn 236 ("Đoàn Sông Đà"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 3 tháng 4 năm 1965, Không quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu, bắn rơi 2 máy bay F-8 của Mỹ.
Ngày 22 tháng 4 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa tầm trung 238 ("Đoàn Hạ Long"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 363.
Ngày 19 tháng 5 năm 1965, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 363).
Ngày 4 tháng 8 năm 1965, thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 ("Đoàn Yên Thế"), gồm 2 đại đội, 17 phi công, sử dụng máy bay MiG-17.
Ngày 13 tháng 11 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa 257 ("Đoàn Cờ Đỏ"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng không.
Ngày 30 tháng 5 năm 1966, thành lập 3 trung đoàn tên lửa phòng không 261 ("Đoàn Thành Loa"), 263, 267, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367.
Ngày 15 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4.
Ngày 21 tháng 6 năm 1966, thành lập Sư đoàn phòng không 367. Tiền thân là trung đoàn pháo cao xạ 367, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953, chuyển thành Đại đoàn pháo cao xạ 367 ngày 21 tháng 9 năm 1954, trước đây thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, sau này tách ra đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không (1958).
Ngày 23 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc, đến 16 tháng 3 năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn phòng không 365.
Ngày 23 tháng 3 năm 1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Tên lửa Phòng không và Không quân.
Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 1 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4.
Ngày 27 tháng 5 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 377.
Tháng 3 năm 1972, thành lập Trung đoàn không quân thứ 3, Trung đoàn 927 ("Đoàn Lam Sơn").
Ngày 29 tháng 3 năm 1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị-Thiên.
Trong thời gian từ 16 tháng 5 năm 1977 đến 3 tháng 3 năm 1999, Quân chủng Phòng không-Không quân tách ra thành hai Quân chủng Phòng không và Không quân riêng biệt. Từ tháng 3/1999, sáp nhập lại thành Quân Chủng Phòng Không Không quân.
IV.Truyền thống vẻ vang và các mục tiêu của quân chủng phòng không không quân trong thời kì mới
1.Truyền thống vẻ vang và những mục tiêu đã thực hiện được của quân chủng PK_KQ
Ngay sau khi thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944), Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy, hiện đại, có đầy đủ các lực lượng chủ chốt là Hải, Lục, Phòng không - Không quân. Thực hiện chủ trương đó, ngày 9-3-1949, tại chiến khu Việt Bắc, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn khó khăn, ác liệt, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng và Bác Hồ, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân. Ngày 1-4-1953, Trung đoàn 367 - trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên của quân đội ra đời và trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch, Trung đoàn 367 đã bám sát, yểm trợ các đơn vị bộ binh tiến công, dùng hỏa lực phòng không bao vây không phận, cắt đứt cầu hàng không - con đường vận tải, tiếp tế duy nhất của địch ở Điện Biên Phủ, bắn rơi 52 máy bay, bắn bị thương 117 chiếc khác, làm cho quân địch hoàn toàn bị cô lập, tạo điều kiện thuận lợi cho các đại đoàn bộ binh bao vây, áp sát, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Khi đế quốc Mỹ trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng thực dân Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam, Đảng và Bác Hồ đã sớm nhìn rõ dã tâm xâm lược, bản chất cực kỳ hiếu chiến, tàn bạo và âm mưu của đế quốc Mỹ muốn chia cắt lâu dài đất nước ta. Sau ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta chú trọng chăm lo phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong đó có lực lượng Phòng không - Không quân. Các đơn vị pháo cao xạ, không quân, ra-da, tên lửa lần lượt được thành lập, hình thành lên Quân chủng Phòng không - Không quân có đủ 4 binh chủng hiện đại làm nòng cốt trong tác chiến. Đây là sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân đội ta và của bộ đội Phòng không - Không quân.
Đảng bộ Quân chủng đã quán triệt sâu sắc, chấp hành nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện các mặt công tác, đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao. Qua đó, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng được củng cố, giữ vững và nâng lên. Một số mục tiêu, nhiệm vụ hoàn thành tốt như: sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay, xây dựng hệ thống văn kiện tác chiến, tham gia diễn tập, bay nhiệm vụ, bay trinh sát - tuần tiễu, bắn tên lửa không đối hạm, điều chỉnh cơ động năng lượng, xây dựng thế trận phòng không nhân dân...
Công tác huấn luyện bay biển, bay chuyển loại, bay đêm, đào tạo phi công, xử lý các tình huống bất trắc của chỉ huy bay và phi công có nhiều tiến bộ. Huấn luyện phòng không, huấn luyện chiến sỹ mới, tổ chức hội thao, hội thi, bắn đạn thật, kiểm tra toàn diện các cấp chặt chẽ, đạt kết quả tốt, an toàn. Huấn luyện đêm, huấn luyện cơ động lực lượng, huấn luyện chuyển loại vũ khí, thiết bị khí tài mới có tiến bộ. Mua sắm, cải tiến vũ khí, thiết bị khí tài đúng kế hoạch, bảo đảm chặt chẽ, đúng quy chế, nguyên tắc.
Thực hiện 3 chương trình công tác kỹ thuật có hiệu quả, nhất là khai thác sử dụng theo trạng thái thực chất hơn. Các đề tài, dự án, sáng kiến cải tiến kỹ thuật có tính khả thi và được áp dụng trong thực tế hiệu quả hơn. Công tác bảo đảm hậu cần có nhiều cố gắng, nhất là bảo đảm xăng dầu, xây dựng cơ bản, bảo đảm đời sống... đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất. Lao động sản xuất làm kinh tế đúng hướng, đúng pháp luật, hiệu quả, đời sống bộ đội và người lao động ổn định. Công tác đảng, công tác chính trị luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thực hiện Nghị quyết số 51 - NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nghiêm túc, đạt hiệu quả thiết thực, góp phần giữ vững ổn định về chính trị tư tưởng, niềm tin của bộ đội vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ tiếp tục được củng cố vững chắc hơn.
Công tác xây dựng Đảng luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu mà Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII đã xác định, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đảng bộ Quân chủng ổn định về chính trị, cán bộ đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, tuyệt đại đa số giữ gìn tốt đạo đức, lối sống; tính đảng, tính nguyên tắc được đề cao trong thực hiện nhiệm vụ, sức chiến đấu có tiến bộ, đoàn kết thống nhất được tăng cường, nguyên tắc tập trung dân chủ được chấp hành nghiêm. Đảng bộ thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo đối với Quân chủng.
Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị - khóa IX, Nghị quyết số 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết số 170 của Đảng ủy Quân chủng về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam và trong đảng bộ, bước đầu đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng, hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị và hiệu lực của chế độ một người chỉ huy, bảo đảm cho Quân chủng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.
2.Các yêu cầu đặt ra trong tình hình mới
Tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục diễn biến rất đa dạng và phức tạp. Các hoạt động của nước ngoài ở khu vực biển Đông, Trường Sa, Tây Hoàng Sa vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định dễ dẫn đến xung đột vũ trang trên biển, đảo. Các thế lực thù địch vẫn ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ, lợi dụng vấn đề "dân tộc", "dân chủ", "nhân quyền", các vấn đề "tự do tôn giáo" hòng đẩy nhanh quá trình "chuyển hóa" Việt Nam, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ Đảng Cộng sản ở nước ta. Quán triệt sâu sắc đường lối quân sự của Đảng và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII, Đảng ủy Quân chủng xác định các nội dung, biện pháp chủ yếu sau:
Một là, tập trung lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vật tư, quản lý hoạt động bay. Củng cố vững chắc, nâng cao một bước về trình độ khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng. Tăng cường lãnh đạo và tiến hành tốt công tác giáo dục tình hình nhiệm vụ, thông tin định hướng tư tưởng làm cho bộ đội nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn về đối tượng, đối tác, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, đề cao cảnh giác, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ chức trách được giao trong tình hình mới. Nắm chắc và đánh giá đúng tình hình, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trên các hướng, nhất là nội dung liên quan đến nhiệm vụ của Quân chủng. Quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, đặc biệt là trên hướng biển và các địa bàn trọng điểm. Thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác phòng không lục quân, phòng không nhân dân, góp phần xây dựng thế trận phòng không ngày càng vững chắc.
Hai là, xây dựng đơn vị mạnh về chính trị làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp của Quân chủng. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, giáo dục khoa học xã hội và nhân văn cho các đối tượng; chủ động và kịp thời định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức về tình hình nhiệm vụ, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; giữ vững và tăng cường trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân chủng. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quy định số 57-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X về công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Ba là, lãnh đạo thực hiện tốt công tác tổ chức xây dựng lực lượng theo hướng tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hướng phát triển lâu dài theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX. Nâng cao chất lượng huấn luyện quân sự, chính trị sát với yêu cầu nhiệm vụ tác chiến. Quán triệt phương châm huấn luyện: "Cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm" và các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện. Nghiên cứu, đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp, chỉ đạo thống nhất, đồng bộ và chuyên sâu, sát với tình huống, phương án tác chiến, đối tượng tác chiến, tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ, địa bàn hoạt động.
Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hoàn thành với chất lượng cao, đúng tiến độ các đề tài nghiên cứu, các dự án, chương trình, ứng dụng vào thực tế kết quả nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu đổi mới công nghệ, sửa chữa, khôi phục, nâng cao tính năng, hiệu quả của các loại vũ khí thiết bị khí tài hiện có, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo vật tư phụ tùng thay thế, chế tạo nhiên liệu tên lửa, mục tiêu bay. Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm về giáo dục và đào tạo đã nêu trong các nghị quyết của Đảng, Nghị quyết số 93/ĐUQSTW về "Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy". Hoàn thành đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình, chương trình, nội dung đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của Quân chủng, hệ thống chương trình khung đào tạo của các cấp, các ngành bảo đảm đủ điều kiện hòa nhập với hệ thống giáo dục trong và ngoài quân đội. Tiếp tục kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ học vấn, năng lực sư phạm và kinh nghiệm thực tiễn.
Năm là, tập trung lãnh đạo, tạo sự chuyển biến căn bản, vững chắc về quản lý kỷ luật, xây dựng chính quy, xây dựng đơn vị vững mạnh toàndiện và chấp hành an toàn giao thông. Tăng cường các hoạt động thanh tra pháp chế.
Nâng cao năng lực, trình độ tổ chức và đề cao trách nhiệm của chỉ huy các cấp, nhất là cấp phân đội trong quản lý đơn vị. Xử lý nghiêm các vi phạm kỷ luật theo đúng Quyết định số 2530/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng. Có biện pháp kiên quyết, đồng bộ làm chuyển biến vững chắc tình hình kỷ luật, giảm các vụ việc thông thường, tai nạn giao thông, giải quyết dứt điểm các vụ việc nghiêm trọng.
Tăng cường chất lượng hoạt động của công tác thanh tra pháp chế. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của các cơ quan pháp chế, hội đồng phối hợp giáo dục pháp luật, ban chỉ đạo 138 trong phòng, chống và xử lý các trường hợp vi phạm kỷ luật, đấu tranh chống tham nhũng, tham ô, hối lộ, lãng phí. Xử lý kịp thời, triệt để đơn, thư khiếu nại, tố cáo. Lãnh đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy chế đối ngoại quân sự. Thực hiện nghiêm quy chế, điều lệ công tác văn thư ở tất cả các cấp, các ngành. Đẩy mạnh cải cách hành chính với 3 nội dung cơ bản là: cải cách thủ tục hành chính; chấn chỉnh cơ cấu tổ chức và kiện toàn đội ngũ cán bộ, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính.
Sáu là, tiếp tục thực hiện tốt 3 chương trình công tác kỹ thuật, nâng cao chất lượng vũ khí, thiết bị khí tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tăng cường giáo dục cho bộ đội tạo sự chuyển biến vững chắc về nhận thức và hành động đối với nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay. Tiếp tục triển khai có hiệu quả 3 chương trình hành động thực hiện nghị quyết chuyên đề về công tác kỹ thuật của Quân chủng và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX. Đẩy mạnh cuộc vận động "Quản lý, khai thác vũ khí thiết bị khí tài tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông". Phấn đấu bảo đảm kịp thời về số lượng, chủng loại, chất lượng và đồng bộ vũ khí thiết bị khí tài cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện.
Bảy là, phát huy mọi nguồn lực bảo đảm tốt công tác hậu cần, tài chính cho hoạt động của Quân chủng. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Ngành hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy" gắn với hoàn thành chỉ tiêu công tác hậu cần trong nhiệm kỳ. Hoàn chỉnh hệ thống văn kiện, tổ chức bảo đảm đầy đủ, kịp thời nhu cầu hậu cần cho các nhiệm vụ của Quân chủng. Bảo đảm đầy đủ, kịp thời quân trang, ổn định đời sống bộ đội, chú trọng các đơn vị lẻ ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn. Phấn đấu có trên 90% bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt. Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nâng cao khả năng khám, chữa bệnh ở cơ sở, tổ cấp cứu cơ động, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu quân số khỏe đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện (96,5% đối với phi công, 98,5% với các đối tượng khác). Lãnh đạo chặt chẽ nhiệm vụ lao động sản xuất làm kinh tế, bảo đảm sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Thực hiện tốt các nội dung đổi mới, phát triển doanh nghiệp của giai đoạn 2007 - 2010.
Tám là, tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng các cấp ủy trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới, bằng việc tiếp tục quán triệt, nắm vững các quan điểm trong Nghị quyết Đại hội X của Đảng, các nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân chủng lần thứ VII, nghị quyết đại hội Đảng các cấp. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận, pháp luật, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, của Quân chủng.
V. Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không và hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng phòng không khác.
1.Tổng quan về các lực lượng phòng không
Mặt trân đối không là mặt trân chiến đấu trên không.Về mặt tổ chức,bộ đội chiến đấu trên không bao gồm :Phòng không quốc gia,phòng khôg lục quân,phòng quân hải quân,phòg không địa phương.
Trong quá trình học quân sự giai đoạn 2,chúng e được tìm hiểu về phòng không quốc gia bao gồm:
-Bộ đội tên lửa phòng không
-Bộ đội Pháo phòng không
-Bộ đội Rada phòng không
-Bộ đội tác chiến điện tử
-Bộ đội không quân tiêm kích
a.Bộ đội tên lửa phòng không
Bộ đội tên lửa phòng không là binh chủng cơ bản của bộ đội phòng không quốc gia có nhiệm vụ hiệp dồng chặt chẽ với các quân binh chủng đánh trả các cuộc tập kích đường không cảu địch một cách có hiệu quả nhằm bảo vệ vững chắc mục tiêu được giao.Bộ đội tên lửa phòg không đồng thời cũng có thể tham gia vào việc đập tan các cuộc tiiến công trên bộ của dịch bằng cách yểm bộ cho bộ binh ,không quân hoạt động trên chiến trường.
Trong thời bình,nhiệm vụ cơ bản của bộ đội tên lửa phòng khôgn là không cho phương tiện tiến công đường không của địch xâm phạm vùng trời dất nước với mục đích trinh sát hoặc khiêu khích và luôn sẵn sàng có thể đánh trả các cuộc tập kích đường không bất ngờ của địch.Khi chiến tranh,nhiệm vụ cua r bộ đội tên lửa phòng không phụ thuộc và tình hình chiến đấu đã hình thành.
b.Bộ đội rada phòng không
Bộ đội ra đa phòng không là 1 binh chủng bảo đảm chủ yếu cho tác chiến phòng kgông và phòg tránh địch trên không của quân chủng phòng không,của quân đội và phòng không nhân dân trong cả nước.
Chức năng chủ yếu chủa bộ đội rađa phòng không la quản lý chặt chẽ vùng trời của Tổ quốc,kịp thời phát hiện mọi hoạt động trên không đặc biệt là thời điểm tập kích dường không của địch,không dể Tổ quốc bất ngờ trong mọi tình huống
c.Bộ dội pháo phòng không
Bộ đội pháo phòng khôg có nhiê vụ hiệp đồng với không quân tiêm kích,tên lửa phòng không,rađa phòng không cũng như cac phươg tiện phòng không khác bảo vệ vững chăc vùng trời tổ quốc.Tiêu diệt các mục tiêu trên không từ tầng trung trở xuống. ĐỒng thời bảo vệ bộ đội hợp thành trong các hình thức tác chiến
Pháo phòng không là lực lượng cơ bản để xây dựng lực lượng phòng không tại chỗ ,tầng thấp là rộng khắp.
d.Bộ đội không quân tiêm kích
Nhiệm vụ không quân tiêm kích là:
-Tiêu diệt các loại máy bay và phương tiện khác cảu đich ở trên không ,bảo vệ mục tiêu đựoc giao
-Bảo đảm cho các đơn vị khôgn quân khác hoạt động
-Chống vận chuyển và đỏ bộ đường không
-Thực hiện trinh sát trên không
e.Bộ đội tác chiến điện tử phòng không
Tác chiến điện tử là một bộ phận hợp thành của chiến tranh vô tuyến điện tử ,chủ yéu thực hiện chưcs năng chiến thuật
Tác chiến điện tử là tập hợp các biện pháp chiến thuật ,chiến kĩ thuật dữa tren cơ sở cac phương tiệ và hiết bị vô tuyến điệnt ử hiện có nhằm đạt tới mục đích cuối cùng của chiến tranh vô tuyến điện tử nhằm giành thế chủ đọng trên chiến trường.
2.Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trân đối không và hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng phòng không khác
Phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không có nghĩa là phải tìm hiểu,phát huy tất cả các mặt bao gồm:Kinh tế,chính trị,xã hội,chính sách..nhằm tạo điều kiện phát triển toàn bộ mặt trận đối không Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn.
Hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không có nghĩa là phải kết nối tất cả các cơ quan các bộ phận phòng không mọt cách khăng khít nhất để bổ sug trong các hoạt động tác chiến bất kể thời bìh hay thời chiến.
Như đã phân tích ở trên,ta thấy được,mỗi một bô phận phòng không đều có những tính chất và chức năng khác nhau, Ở mỗi bộ phận lại là một sự chuyên môn hoá 1 mặt trong tác chiến trên không.
Tuy nhiên tất cả các bộ phạn phòng không tuy có những chưc năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có chung 1 mục đích chung duy nhát là bảo đảm an toàn vùng trời Tổ quốc.Vậy nên để thực hiện 1 mục đích chung cao nhất đo,thì không cách gì khac là tẩt cả các bộ phận phòng không phải hiêp đồng chặt chẽ với nhau,bổ sung cho nhau ,bảo vệ cho nhau để có hiệu quả tốt nhất.
Khi nắm vững và thực hiện quan điểm”Phát triển sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trân đối không và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng phòng không khác” thì chúng ta sẽ:
-Tạo thành một khối thống nhất từ trong ra ngoài. Điều này là điều cơ bản của một đất nước vì “trong có vững,thì ngoài mới bền”,,nội bộ rời rạc tất sẽ có những bất lợi lớn.
-Thúc đẩy hoàn thiện các mặt của mặt trân đối không,nhanh chóng băt kịp khoa học quân sự, nâng cao khả năng quân sự của mặt trân đối không nsoi riêng hay toàn bộ quan đội nhân dân nói chung
-Bảo vệ vững bền vùng trời Tổ quốc
-Bổ sung,khăc phục cá khuyết điểm của các bộ phạn đơn lẻ,tạo thành thể thông nhất hoàn thiện
Với nhũng ưu điểm trên thì ta thấy,việc “phát triển sức mạnh tổng hợp của chién tranh nhân dân trên mặt trâ đối không và hiệp đồng chặ chẽ jữa các lực lượng phòng không” là thực sự cần thiết,cần thiết cho quân đội,cho quân chủng phòng không nói riêng và cho toàn dân,toàn đất nước nói chung.
VI.Kết luận.
Với ý chí quyết tâm "dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng", bộ đội Phòng không - Không quân đã cùng quân và dân cả nước đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, đỉnh cao là chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tổng kết cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, Quân chủng Phòng không - Không quân đã bắn rơi 2.635 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái; hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc tế cao cả bằng việc giúp xây dựng lực lượng, đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ, sát cánh chiến đấu, góp phần mang lại độc lập - tự do cho không những Việt Nam mà còn hai nước bạn Lào và Cam-pu-chia
Cho đến nay,quân chủng phòng không không quân vẫn luôn cung các lực lượng vũ trang khác,sát cánh với nhân dân cùng bảo vệ đất nước hoà bình ổn định,xây dưng dựng đất nước ngày càng phồn vinh giàu mạnh hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiểu biết về quân chủng phòng không không quân Tại sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không và hiệp đồng c.doc