So với năm 2001 Tổng công ty đã có những thay đổi mạnh mẽ, năng lực quản
lý, điều hành cho đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân
viên đều có những bược tiến rõ rệt. Do đó mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có
nhiều khó khăn, thách thức nhưng EVN vẫn đạt kết quả tốt ở tất cả các mặt hoạt
động, các lĩnh vực và đặc biệt là hoàn thành chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm(
2001-2005) trước thời hạn 1 năm.
29 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3455 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hiệu quả đầu tư phát triển của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
z
Luận văn
Đề tài “Hiệu quả đầu tư phát triển
của Tổng Công ty Điện Lực Việt
Nam '
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
LỜI MỞ ĐẦU
Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
khởi xướng và lãnh đạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về
nhận thức và định hướng phát triển kinh tế .Hệ thống kinh tế đã có sự chuyển
hướng rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ giao
thông vận tải đến thương mại dịch vụ .
Với định hướng đúng đắn ấy, Nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà
nước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,thực hiện xây
dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đát nước thông qua việc hình thành các tổng
công ty lớn .Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam được thành
lập theo Quyết định số 562/TTg và Điều lệ hoạt động của Tổng công ty được
Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị địng số 14/CP ngày 27/01/1995.
Kể từ khi thành lập,Tổng công ty đã thể hiện được vị trí quan trọng của mình
trong phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Công ty đã thực hiện nhiều dự án quan
trọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt cho người dân.Trong quá trình đầu tư phát triển, Tổng công
ty đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu về
điện. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn còn những tồn tại như: tiến độ xây dựng các
nhà máy thủy điện vẫn còn chậm, vẫn tình trạng thiếu điện vào mùa khô, mạng
lưới truyền tải điện chưa hợp lý dẫn đến thất thoát điện năng …Để đứng vững và
phát triển hơn nữa đòi hỏi Tổng công ty phải có những giải pháp thiết thực để
khắc phục những tồn tại này. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này em chọn đề tài:
“Hiệu quả đầu tư phát triển của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam
(EVN)”.Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên em chỉ viết
trong phạm vi những vấn đề thực hiện các dự án phát triển nguồn điện và lưới
điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam hiện nay.Em xin chân thành cảm ơn
Cô Đinh Ngọc Quyên đã hướng dẫn thực hiện bài viết này.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
I.Tổng quan về hoạt động đầu tư:
1. Khái niệm về đầu tư:
Hiện nay có nhiều định nghĩa về đầu tư nhưng một định nghã tổng quát nhất
là: đầu tư là việc sư dụng các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ
ra để thu được các kết quả đó.Các nguồn lực đó có thể là tài chính, tài nguyên
thiên nhiên,sức lao động và trí tuệ.Các nguồn lực này được sử dụng một cách
hợp lý để tạo ra các kết quả tốt với một chi phí thấp nhất.Các kết quả đạt được
có thể là sự tăng thêm của các tài sản tài chính,tài sản vật chất ,tài sản trí tuệ và
nguồn nhân lực cao hơn có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao
hơn trong nền sản xuất xã hội.
Trong đầu tư có ba loại đầu tư chính .Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó
người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi sất
định trước hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
phát hành .Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ tăng
tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư .Đàu tư thương mại là loại đầu tư
trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán lại với giá cao hơn
nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán .Loại đầu tư này cũng
không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ tăng tài sản tài chính của người
đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa
người bán và người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ .Đầu tư phát
triển trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài
sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực cho nền sản xuất kinh doanh và mọi
hoạt động xã hội khác là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống
của mọi người dân trong xã hội .Nói một cách cụ thể hơn đầu tư phát triển là
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
việc bỏ tiền ra để xây dựng,sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm
trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực,
thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở đang
tồn tại và đào tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội .
Do phạm vi nghiên cứu liên quan nên ở đây chỉ quan tâm đến loại đầu tư phát
triển .Đầu tư phát triển rất đa dạng và phong phú bao gồm các hoạt động đầu tư
phát triển hoạt động sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng_kỹ thuật, đầu tư
phát triển văn hóa …xuất phát từ đặc trưng kỹ thuật của các hoạt độnh trong mỗi
xông cuộc đầu tư, đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động chuẩn bị đầu tư, mua
sắm các yếu tố đầu vào của quá trình đầu tư, thi công xây lắp công trình, tiến
hành các công tác xây dựng cơ bản và xây lắp cơ bản khác có liên quan đến sự
phát huy tác dụng sau này của công cuộc đầu tư phát triển .
2. Phân loại hoạt động đầu tư:
*Theo bản chất của các đối tượng đầu tư: hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư cho
các đối tượng vật chất (đầu tư cho tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà
xưởng, máy móc thiết bị …); đầu tư tài sản tài chính như mua cổ phiếu, trái
phiếu và các chứng khoán khác…và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất khác.
*Theo cơ cấu tái sản xuất có thể phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư chiều
rộng và đầu tư chiều sâu .Trong đó đầu tư theo chiều rộng cần vốn lớn, thời gian
thực hiện đầu tư và thời gian hoạt động để thu hồi vốn lâu, tình chất kĩ thuật
phức tạp, độ mạo hiểm cao .Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi khối lựợng vốn ít,
thời gian thực hiện không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều
rộng .
*Theo phân cấp quản lý ,dự án đầu tư đựơc chia làm ba nhóm A, B và C tùy
theo tính chất và quy mô của dự án,trong đó nhóm A do Thủ tướng Chính phủ
quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc chính phủ,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định .
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
*Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, có thể chia
thành đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học ki thuật,
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng …
*Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi vốn, có thể chia
thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
*Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, có thể chia thành:
- Đầu tư gián tiếp: Trong ngừoi bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành
thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Đó là việc các cính phủ thông qua các
chương trình tài trợ không hoàn lại hoặcn có hoàn lại với lãi suất thấp cho các
chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội …
- Đầu tư trực tiếp: Trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều
hành quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư.
*Theo nguồn vốn:
+ Vốn huy động trong nước: vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp,
tiết kiệm của dân cư.
+ Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư
trực tiếp.
Ngoài ra còn có thể phân dự án đầu tư theo vùng lãnh thổ, phân chia theo quan
hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu thức khác nữa.
II. Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá:
1. Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư:
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết
quả kinh tế-xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có
các kết quả đó trong một thời kì nhất định.
Để đáp ứng nhu càc quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu
tư theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả kĩ thuật hiệu quả quốc phòng.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án,
từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội .Hiệu
quả tài chình là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp
còn hiệu quả kinh tế-xã hội là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi
toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và hiệu
quả gián tiếp.
-Theo cách tình toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối .Hiệu quả
tuyệt đối là hiệu quả được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Còn hiệu
quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư :
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư :
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của
người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu
tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kì khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức
chung .
Etc được coi là hiệu quả khi Etc >Etc0.
Trong đó:
Etc0 – chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đạt
được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả tài chính chúng ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu.
Mỗi một chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và sử dụng trong những
điều kiện nhất định. Các chỉ tiêu này được xét trên hai phương diện khác nhau là
đối với dự án đầu tư và đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư.
* Đối với dự án đầu tư:
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư bao gồm :
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
+1 Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi
nhuận thuần tình cho từng năm của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động
trong từng năm của đời dự án. Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt
động của toàn bộ công cuộc đầu tư .Các chỉ tiêu này phải được tính chuyển về
mặt bằng tiền tệ theo thời gian.
+2 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư:
0
ipv
v
i
I
WRR
Trong đó :
RRi là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i
Wipv là lợi nhuận năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại .
Iv0 là vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (tại thòi điểm dự án bắt đầu hoạt động)
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn
đầu tư (1000đ, 1000000đ,…).
v0I
NPVnpv
Trong đó:
NPV - là thu nhập thuần tính về thời điểm hiện tại .
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần tính cho một đơn vị vốn đầu tư.
+3 Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)
Chỉ tiêu này cho biết thời gian ma dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư
đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm . Dự án có hiệu quả khi
T T định mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng
cao.
+4 Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) :
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để
tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR r giới hạn .Tỷ suất giới
hạn được xác định căn cứ vào cấc ngườn vốn huy động của dự án .Chẳng hạn
dự án vay vốn đầu tư thì tỷ suất giới hạn là lãi suất vay; nếu sử dụng vốn tự có
để đầu tư thi tỷ suất giới hạn là mực chi phí cơ hội của vốn; nếu huy động vốn từ
nhiều nguồn, tỷ suất giới hạn là tỷ suất bình quân từ các nguồn huy động v.v…
* Đối với doanh nghiệ thực hiện đầu tư:
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được tính như sau:
+1 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư:
Tính cho từng năm:
i
m
j
n
j
Vhd
ij
vevrvb
ij
i
I
W
III
W
RR
11
Trong đó:
Wi là lợi nhuận thuần của dự án j
(
m
j
jW
1 ) với j=1,2,…,m là tổng lợi nhuận thuần của các dự án hoạt động năm i .
Ivb là vốn đầu tư thực hiện trong năm i của doanh nghiệp .
Ivr là vốn đầu tư thực hiện chưa phát huy tác dụng ở cuối năm của doanh
nghiệp.
Ive là vốn đầu tư phát huy tác dụng ở cuối năm i.
Tình bình quân:
vhdpv
pv
I
WRR
Trong đó:
vhdpvI là vốn đầu tư được phát huy tác dụng bình quân năm thời kì nghiên cứu
tính theo mặt bằng với lợi nhuận thuần .
pvW là lợi nhuận bình quân năm của thời kì nghiên cứu tính theo giá trị ở mặt
bằng hiện tại của tất cả các dự án hoạt động trong kì .
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
+2 Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm kì nghiên cứu (t) so với kỳ trước
(t-1):
0)( 1 KTTT tt
K là hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư.
+3 Chỉ tiêu mức tăng năng suất lao động của từng năm hoặc bình quân năm
thời kì so trước thời kỳ do đầu tư:
0)(
0)(
1
1
KEEE
KEEE
LtLtLt
LiLiLi
Trong đó:
LtE là mức tăng năng suất lao động bình quân năm thời kỳ t so với thời kỳ t-1.
LiE là mức tăng năng suất lao động năm i so với năm i-1.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội:
+1 Giá trị gia tăng thuần túy ký hiệu là NVA (Net value added):
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế -xã hội của hoạt động đầu
tư .NVA là mức chêng lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính
toán như sau:
vIMIONVA
Trong đó
NVA lá giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư mang lại .
O(Output) là giá trị đầu ra của dự án .
MI(Material input) là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và dịch vụ mua
ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên .
Iv là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị …
NVA bao gồm 2 yếu tố:chi phí trực tiếp trả cho người lao động ký hiệu là
Wg(wage) (tiền lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp ).Và thặng dư xã hội ký hiệu là
SS (social surplus).Thặng dư xã hội thể hiện thu nhập của xã hội từ dự án thông
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
qua thuế gián thu, trả lãi vay, lãi cổ phần, đóng bảo hiểm, thuê đấtm, tiền mua
phát minh sáng chế …
Đối với các dự án có liên quan đền các yếu tố nước ngoài (liên doanh, vay vốn
từ bên ngoài, thuê lao động nước ngoài ), thì giá trị gia tăng thuần túy quốc gia
(tíng cho cả đời dự án (NNVA) được tính như sau :
n
i
n
i
vipvipv IMIONNVA
1 1
0PR)(
Trong đó:
PR là giá tri gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài.
+2 Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án:
Ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động
có việc làm ở các dự án khác được thực hiện do do đòi hỏi của sự án đang được
xem xét. Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án
mới cũng có thể làm cho một số lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh khác
bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án mà
phải thu hẹp sản xuất. trong số những lao động của dự án, có thể có một số là
người nước ngoài .Do đó số lao động của đất nước có việc làm từ việc sẽ chỉ bao
gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao
động mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự
án.
+3 Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư:
Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc
vùng lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này trước hết phải xác định nhóm dân cư
hoặc vùng được phân phối giá trị tăng thêm (NNVA) của dự án. Sau đó xác định
phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ thu
được .Cuối cùng tình chỉ tiêu tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc
mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt đọng bình
thường của dự án.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
III.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư:
1.Những nhân tố thưộc về môi trường vĩ mô :
* Những yếu tố thuộc về tiến bộ khoa học kỹ thuật :
Các hoạt động đầu tư phải đi theo trào lưu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế. Do đó sự tiiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể tạo ra nhiều thuận lợi cho
quá trinh thực hiện và vận hành dự án nhưng cũng có thể gây ra những rủi ra cho
dự án chẳng hạn như:nếu đối thủ của doanh nghiệp tiếp cân với tiến bộ khoa học
kỹ thuật trước thì họ có khả năng cạnh tranh vè giá cả và chất lượng sản phẩm từ
đó đưa đến những rủi ro cho dự án về mặt giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm.
* Những yếu tố kinh tế:
Những nhân tố kinh tế có thẻ ảnh hưởng đến dự án bao gồm: khả năng tăng
trưởng GDP-GNP trong khu vực thực hiện dự án; tiònh trạng lạm phát; tiền
lương bình quân; tỷ giá hối đoái; những lợi thế so sánh của khu vực so với
những nơi khác. Sự thay đổi của một trong những nhân tố này dù ít hay nhiều
cũng tác động đến dự án. Do đó trước lúc đầu tư chủ đầu tư phải đánh giá một
cách tỷ mỉ những yếu tố này để đảm bảo chức năng sinh lời và bảo toàn vốn của
dự án.
Qua việc xem xét, đánh các yếu tố trên ta mới sơ bộ nhận định được hiệu quả
kinh tế của dự án cũng như các yếu tố rủi ro có thể xảy ra để đưa ra biện pháp
phòng ngừa .
* Những yếu tố thuộc về chính sánh của nhà nước:
Chiến lược đầu tư có sự chi phối từ các yếu tố về chính trị và chính sánh của
Nhà nước. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt động đầu tư đều phải bám sát theo
những chủ trương và sự hướng dẫn của Nhà nước: cần chú trọng đến các mối
quan hệ quốc tế đặc biệt là các nhân tố tù sự hội nhập ASEAN và bình thường
hoá quan hê Việt Mỹ, các chủ trương chính sách của nhà Nước về thực hiện
công cuộc đổi mới và mở cửa xem đó là những nhân tố quyết định đến chiến
lược đầu tư dài hạn của chủ đầu tư.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
* Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên :
Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư không thể không chú
trọng đến các điều kiện tự nhiên nơi mà các dự án đi vào hoật động bởi vì trên
thực tế, các dự án đầu tư tại đây đều chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Nếu
các điều kiện tự nhiên ở tại dự án không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi
công của dự án điều đó có thể gây rủi ra cho khả năng thu hồi vốn. Ngược lại,
nếu các điều kiện thuận lợi thì khả năng thu hồi vốn đầu tư là rất lớn.
* Những nhân tố thuộc về văn hoá-xã hội:
Khía cạnh văn hoá-xã hội từ lâu đã có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
công cuộc đầu tư : chẳng hạn như khi dự án được triển khai và đi vào hoạt động
thì nó phải được xem xét là có phù hợp với phong tục tập quán văn hoá nơi đó
hay không, các điều lệ và quy định xã hội có chấp nhận nó hay không. Đây là
một yếu tố khá quan trọng, ảnh hưởng nhiều và lâu dài đối với dụ án. Do đó cần
phân tích một cách kĩ lưỡng trước khi đầu tư để tối ưu hoá hiệu quả đầu tư.
2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô của doanh nghiệp:
+ Khả năng tài chính: đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.
Năng lực tài chính mạnh ảnh hưởng đến vốn, nguyên vật liệu, máy móc… cấp
cho dự án và do đó ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án. Năng lực tài
chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn đầu tư tư
các thành phần kinh tế khác.
+ Năng lực tổ chức: có thể coi đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng nhiều
nhất đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Nếu năng lực tổ chức tốt sẽ nâng
cao chất lượng dự án, tiết kiệm chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Chất lượng nhân lực: mọi sự thành công của doanh nghiệp đều được quyết
định bởi con người trong doanh nghiệp. Do đó chất lượng của lao động cả về trí
tuệ và thể chất có ảnh hưởng rất quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh
nói chung và kết quả hoạt động đầu tư nói riêng .
+ Trình độ khoa học-công nghệ: xe máy thi công hiện đại có ảnh hưởng lớn đến
tiến độ và chất lượng của dự án, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Ngoài ra
nó cũng ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trong việc thu hút vốn đầu tư và
đấu thầu để có các dự án.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
PHẦN 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
I.Giới thiệu về Tổng công ty Điện Lực Việt Nam:
Tổng công ty Điện Lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động
trong các lĩnh vực chính là sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện năng. Được
thành lập ngày 10/10/1994 theo Quyết định số 562/TTg và Điều lệ tổ chức hoạt
động của Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị
định số 14/CP ngày 27/01/1995. Với sơ đồ tổ chức của như sau :
Đến cuối năm 2002, Tổng công ty Điện Lực Việt Nam đã có nhiều nhà máy
điện mới vào vận hành, ngoài 14 nhà máy điện có công suất vừa và lớn , hàng
chục trạm diesel và thuỷ điện nhỏ trong năm 2001, bổ sung thêm 633MW công
suất cho hệ thống, nâng tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam lên
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
tới 8.860 MW. Sản lượng điện năm 2002 đạt 35.801 triệu kWh, thủy điện chiếm
50.80%, nhiệt điện than chiếm 13.60%, nhiệt điện dầu khí chiếm 29.40% và
nguồn Diezel và IPP chiếm 6,2%.
Hiện có 7 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó có 3
công ty điện lực vùng và 4 Công ty Điện lực thành phố: Công ty Điện lực 1, 2,
3; Công ty Điện lực Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố HCM, Đồng Nai.
Ngoài các hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh điện năng, các hoạt động
trên các lĩnh vực khác của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam cũng rất đáng kể.
Có 5 đơn vị thực hiện chức năng tư vấn: Viện Năng lượng, Công ty Tư vấn điện
1, 2, 3, 4. Các dịch vụ tư vấn bao gồm: Tổng sơ đồ phát triển ngành điện, qui
hoạch phát triển lưới điện khu vực và tư vấn cho khách hàng như khảo sát, thiết
kế, giám sát thi công các công trình nguồn điện (thuỷ điện, nhiệt điện, tuabin
khí, diesel...), các công trình lưới điện (cấp điện áp tới 500 KV).
II.Thực trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư của Tổng công ty Điện Lực
Việt Nam:
1.Những thành tựu đạt được
1.1.Tổ chức lại sản xuất:
Sau 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập
đoàn kinh tế mạnh của đất nước, tiếp tục phát huy truyền thống, EVN tổ chức lại
sản xuất phù hợp yêu cầu nhiệm vụ mới. Đến nay, Tổng công ty có 56 đơn vị
thành viên, phục vụ điện lực trên phạm vi toàn quốc. EVN đã bảo toàn và phát
triển được vốn kinh doanh của Nhà nước giao, sản xuất, kinh doanh luôn có lãi
và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. So với năm 1995, nguyên giá
tài sản cố định năm 2004 tăng 3,77 lần, đạt 105.617 tỷ đồng, vốn kinh doanh
tăng 1,64 lần, đạt 32.339 tỷ đồng. So với khi mới thành lập Tổng Công ty, điện
sản xuất tăng gấp ba lần (từ 14,6 tỷ kWh tăng lên 44 tỷ kWh), tổng công suất
nguồn điện tăng gần hai lần (từ 4.549,7 MW tăng lên 8.843 MW).
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về việc xây dựng Tổng công Điện lực Vlệt
Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, EVN sẽ nắm 100% vốn đối với các đơn vị
thành viên hạch toán phụ thuộc, các nhà máy điện pbục vụ đa mục tiêu như
chống lũ, tưới tiêu, đẩy mặn, giao thông vận tải, phát điện, để bảo đảm phát huy
hiệu quả tổng hợp của nhà máy theo thiết kế, bảo đảm an ninh năng lượng quốc
gia, điều hòa thị trường điện và tạo sức mạnh về tài chính cho công ty mẹ trong
Tập đoàn Điện lực sau này. Các nhà máy do EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn
bao gồm: Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện YaLy, Thủy điện Trị An. Trong tương
lai sẽ có thêm một số nhà máy mới đã và sẽ xây dựng như các nhà máy thủy
điện Tuyên Quang, Bản Vẽ, Sơn La và Nhà máy điện nguyên tử... EVN còn nắm
giữ 100% vốn dưới hình thức công ty thành viên hạch toán độc lập Nhà máy
điện Phú Mỹ là một trung tâm điện lực lớn, tiêu thụ khí để ổn định thị trường
tiêu thụ khí và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia...
Công tác đào tạo cũng được lãnh đạo Tổng công ty hết sức quan tâm, hiện nay
Tổng công ty có bốn trường, trong đó có một trường cao đẳng, một trường trung
học và hai trường công nhân kỹ thuật, hàng năm đào tạo hàng nghìn cán bộ kỹ
thuật và công nhân có trình độ và tay nghề cao. Tổng công ty cũng có quy chế
để hằng năm tài trợ cho hàng chục học sinh là con em cán bộ, công nhân, viên
chức, lao động trong ngành đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi
trong nước đưa ra nước ngoài đào tạo để trở thành những kỹ sư tài năng, những
nhà quản lý giỏi sau này trở về phục vụ trong ngành.
1.2.Đầu tư đồng bộ nguồn và lưới điện:
Điện bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ cuối thập niên 70 của thế kỷ thứ
19 nhưng đến năm 1975, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
nước nhà, tổng công suất các nguồn điện trong cả nước mới đạt 1.326,3MW;
tổng sản lượng điện đạt 2,95 tỷ kWh. Trong đó miền Bắc đạt 1,271 tỷ kWh,
miền nam có 1,614 tỷ kWh và miền Trung chỉ có 65 triệu kWh. Cả nguồn và
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
lưới điện của nước ta ở thời điểm đó còn quá thấp, chưa kết nối thành hệ thống
điện thống nhất, luôn phải đối mặt với sự thiếu điện nghiêm trọng và khó khăn.
Để thực hiện thành công tổng sơ đồ phát triển điện lực đã được Chính phủ phê
duyệt, ngành điện đã đồng tâm, hợp lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, đẩy
mạnh tiến độ xây dựng các nhà máy điện: Phả Lại, Hòa Bình, Trị An, Thác Mơ,
Vĩnh Sơn, tua-bin khí hỗn hợp Bà Rịa. Ngành điện cũng khẩn trương xây lắp và
đưa vào vận hành các tuyến đường dây và trạm đồng bộ với các nhà máy điện
mới như đường dãy 220 kV Vinh -Đồng Hới, đường dây 110 kV Đồng Hới -
Huế - Đà Nẵng, đồng thời cải tạo nâng cấp một loạt hệ thống lưới điện cũ từ 66
kV lên 110 kV. Đặc biệt, sau hai năm khẩn trương xây dựng, ngày 27-5-1994,
hệ thống điện cao áp 500 kV Bắc Nam mạch 1, dài 1.487 km chính thức đi vào
hoạt động, đánh dấu bước ngoặt lịch sử phát triển của điện lực Việt Nam: Kể từ
thời điểm này, hệ thống điện cả nước Việt Nam chính thức hợp nhất và được
chỉ huy điều độ từ một trung tâm điều khiển Trung tâm điều độ Hệ thống điện
quốc gia. Hệ thống điện 500 kV xuyên Việt còn là nền tảng để hệ thống điện
Việt Nam có khả năng kết nối với hệ thống điện của các nước Đông-Nam Á và
tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực. Từ đây, vị thế của
EVN không ngừng được tăng cao trong tiến trình hội nhập một cách đầy đủ thị
trường khu vực và quốc tế. Hệ thống vận 500 kV Bắc Nam vận hành ổn định, an
toàn liên tục trong hơn 10 năm qua đã tăng cường hỗ trợ giữa các hệ thông điện
ở cả ba miền của đất nước, nhất là việc duy trì mức công suất dự phòng hợp lý
toàn hệ thống điện quốc gia tùy theo mùa và từng thời điểm cụ thể trong năm;
nâng cao sự ổn định và tin cậy của các hệ thống điện miền do tổ máy tăng lên,
kết lưới mạnh hơn, kể cả trong trường họp bình thường và khi có sự cố; đồng
thời tăng cường tính kinh tế của cả hệ thống.
Nhằm bảo đảm cung ứng điện năng cho nhu cầu ngày càng cao của các ngành
kinh tế xã hội, an ninh-quốc phòng và đời sống của nhân dân, EVN đã và đang
tiếp tục phát huy nội lực thực hiện tổng sơ đồ phát triển điện lực giai đoạn IV và
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
giai đoạn V hiệu chỉnh, cho đến giữa năm 2005 Tổng công ty Điện Lực Việt
Nam đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ:
(Tính đến tháng 08 năm 2005 )
Sản lượng điện cung cấp cho nền
KTQD đạt
29,456 tỷ kWh
Trong đó: Công nghiệp-Xây dựng
chiếm: 45,36%
Quản lý-tiêu dùng dân cư chiếm: 42,2%
Khách hàng trực tiếp mua điện 7.793.721
(Số liệu đến hết ngày 30 tháng 06 năm 2005)
Số huyện có điện lưới quốc gia: 525/536 (97,95%)
Số xã có điện lưới quốc gia: 8.619/9.024 (95,51%)
Số hộ có điện lưới quốc gia: 11.767.358/13.235.380 (88,91%)
Số xã có giá điện trên 700 đ/kWh: 100 (1,16%)
Không còn xã có giá điện trên 900 đ/kWh
Phấn đấu năm 2005 đạt sản lượng điện phát ra 53 tỷ kWh, đến năm 2010 đạt 93
tỷ kWh và năm 2020 đạt hơn 2000 tỷ kWh. Để đạt mục tiêu này, trong 3 năm
(2001-2003) ngành điện xây dựng xong và đưa vào vận hành sáu nhà máy có
tổng công suất 3.100 MW, khởi công xây dựng bảy nhà máy có tổng công suất
2.200 MW, trong năm năm tới (2006-2010) xây dựng và mở rộng thêm 32 nhà
máy với tổng công suất 7.547 MW. Vốn đầu tư cho ngành điện cần tới 20.000
đến 30.000 tỷ đồng/năm (lớn hơn doanh thu hàng năm của ngành đoàn), trong
khi tỷ lệ vốn tích lũy tái đầu tư chỉ đáp ứng được 30%, còn lại phải vay nước
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
ngoài và huy động vốn trong Chủ động khắc phục tình trạng này, EVN đã thực
hiện phương châm Nhà nước và nhân dân, trung ương và đa phương cùng làm
nhằm phát huy cao nhất nội lực, đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tăng khả
năng vay vốn các nước và tổ chức quốc tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài và huy
động các thành phần kinh tế trong nước đầu tư phát triển nguồn điện. Được Thủ
tướng Chính phủ cho phép, EVN đã thành lập Công ty cổ phần và liên doanh với
các doanh nghiệp ngoài EVN để đầu tư xây dựng các nhà máy điện chạy than
Hải Phòng, Qủang Ninh và nhà máy nhiệt điện chạy khí ở Ô Môn, tỉnh Hậu
Giang. Tổng công ty đang kêu gọi liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy thủy
điện Kanak An Khê và Sêrêpok3.
Trong bốn năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3, EVN đã đầu tư xây dựng 15 công
trình nguồn điện trọng điểm với tổng số vốn dự toán 72.500 tỷ đồng. Các công
ty trong nước liên doanh với ngành điện hoặc đầu tư theo phương thức BOT xây
dựng hàng chục nhà máy thủy điện quy mô nhỏ và vừa. Tính đến cuối năm
2004, tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện trong toàn hệ thống điện Việt
Nam đã đạt 11.197 MW, trong đó có 9.868 MW là của các nhà máy thuộc EVN,
còn lại thuộc các thành phần kinh tế khác. Để đồng bộ với nguồn điện, toàn
ngành đã xây dựng gần 200 nghìn km đường dây cao thế và hạ thế cùng với các
trạm biến áp có tổng công suất 51.655 MVA, tăng gấp 2,8 lần so với năm 1995.
Nhằm bảo đảm cung cấp điện liên tục, an toàn và ổn định, ngoài việc phát huy
các nguồn điện mới, huy động tối đa nguồn điện của mình và mua ngoài, EVN
còn chú trọng tăng cường năng lực truyền tải điện của các cấp điện áp, đẩy
nhanh tiến độ thi công, đưa vào vận hành sớm đường dây 500 kV Phú Mỹ-Nhà
Bè-Phú Lâm và hệ thống đường dây 500 kV Bắc Nam mạch 2, đoạn PLây Cu -
Dốc Sỏi - Đà Nẵng. Hệ thống truyền tải điện 500 kv mạch 2 hoàn thành và chính
thức hoạt động sẽ tăng cường độ an toàn ổn định và tin cậy của toàn hệ thống
điện quốc gia, nâng cao chất lượng điện cho cả hệ thống trên cả 3 miền của đất
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
nước, tạo điều kiện khai thác một cách hiệu quả và tối ưu các nguồn điện hiện
có.
1.3.Làm chủ kỹ thuật tiên tiến hiện đại:
Một trong những thành công nổi bật nhất của EVN là quán triệt sâu sắc
đường lối đổi mới của đảng và chính sách mở cửa của Nhà nước, nhanh chóng
tổ chức học tập nâng cao trình độ, mạnh dạn tiếp cận nền khoa học - kỹ thuật
tiên tiến, hiện đại của ngành điện thế giới để từng bước nắm chắc và làm chủ
trong quá trình đầu tư phát triển theo hướng hiện đại, đi tắt, đón đầu công nghệ
mới nhất. Hiện nay, toàn Tổng công ty có một đội ngũ đông đảo cán bộ, công
nhân đạt trình độ cao, trong đó có 18.525 người tốt nghiệp đại học và trên đại
học. Nhờ đó, từ chỗ chỉ quản lý, vận hành những nguồn điện và hệ thống đường
dây nhỏ lẻ, lạc hậu, phân tán đã vươn lên nắm vững quy trình, quy phạm, quản
lý, vận hành hiệu quả, an toàn các nhà máy điện lớn hiện đại và hệ thống đường
dây siêu cao áp 500 kV đầu tiên dài gần 2.000 km, ngang tầm của thế giới.
Công tác tư vấn xây dựng điện là khâu hết sức quan trọng, quyết định nhiều
đến hiệu quả đầu tư xây dựng điện. EVN đã chỉ đạo các công ty tư vấn tập trung
xây dựng chiến lược phát triển từ đào tạo nhân lực đến trang thiết bị, áp dụng
công nghệ và tiến bộ kỹ thuật mới. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ khảo sát, thiết kế các
công trình nhỏ, cấp điện áp thấp, kỹ thuật không phức tạp và làm tư vấn phụ cho
cồng ty nước ngoài, đến nay các công ty tư vấn đã vươn lên trở thành nhà tư vấn
chính, đảm đương các công tác khảo sát, thiết kế các công trình lớn, kỹ thuật
phức tạp như hệ thống đường dây 500 kV, các nhà máy thủy điện YaLy, Tuyên
Quang, AVương... hiện đang tư vấn thiết kế công trình thủy điện Sơn La có độ
phức tạp và quy mô rất lớn.
Ngành cơ khí điện lực cũng đã có bước phát triện mạnh, không những làm tốt
công tác đại tu, sửa chữa, phục hồi các cơ sở điện lực, mà đã nghiên cứu thiết
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
kế, chế tạo thành công nhiều thiết bị kỹ thuật điện đạt tính năng kỹ thuật cao
thay hàng trước đây ta phải nhập khẩu. Đặc biệt, lần đầu tiên, EVN đã thiết kế
chế tạo thành công máy biến áp có cấp điện áp 220 kV với dung lượng 125
MVA mở ra triển vọng mới tự sản xuất máy biến áp lớn trong nước tiết kiệm
vốn đầu tư và ngoại tệ cho đất nước. Nếu như hệ thống đường dây siêu cao áp
500 kV Bắc Nam mạch 1, chúng ta phải nhập khẩu toàn bộ vật tư kỹ thuật và
thiết bị, công nghệ, thì hệ thống đường dây 500 kV xuyên Việt mạch 2, cũng
như các đường 500 kV khác, chúng ta đã tự sản xuất được toàn bộ dây cáp điện
và nhiều phụ kiện khác.
2.Những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển của Tổng công ty:
Mặc dù vậy, công cuộc đầu tư của EVN vẫn còn những yếu điểm trong việc
thu hút vốn đầu tư, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đang còn chậm,vẫn còn
tình trạng thiếu điện vào mùa khô, lượng điện nhập khẩu từ nước ngoài còn lớn ,
giá điện khá cao…
2.1.Thiếu vốn đầu tư :
Cho đến cuối năm 2005, EVN đang thiếu khoảng 45.000 tỷ đồng cho 14 dự
án xây dựng dở dang và chuẩn bị khởi công trong năm nay. Hiện EVN còn 13
dự án mới ký được cam kết tài trợ, nhưng chưa ký được hợp đồng với giá trị
45.000 tỷ đồng, trong đó có tới 9 dự án đang triển khai là A Vương, Buôn Kuốp,
Buôn Tuasrah, Sê San 4, Serêpok 3, Bản Vẽ, Đồng Nai 3&4 và Sơn La.
Việc huy động vốn trong nước gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ của
các dự án. Việc cân đối vốn trong nước từ các ngân hàng, quỹ hỗ trợ cũng
vướng do khối lượng đầu tư quá lớn, lại diễn ra trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, các ngân hàng bị hạn chế, không được cho vay quá 15% vốn tự
có. Mặt khác, các nhà máy điện chuyển sang hạch toán độc lập, khấu hao cơ bản
sẽ được giữ lại để đầu tư khiến nguồn vốn này của EVN huy động ngày càng
hạn chế.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
Đến nay Tổng công ty mới ký được 4 hợp đồng vay cho các dự án Uông Bí mở
rộng, Sê San 3, Quảng Trị, Pleikrông với tổng giá trị 188 triệu USD và 4.553 tỷ đồng.
2.2.Tiến độ thực hiện các dự án đang còn chậm:
Việc lập các thủ tục đầu tư, triển khai công tác đấu thầu dự án một số Ban
quản lý dự án và một số ban của Tổng công ty xử lý chậm nên thực hiện kéo dài.
Điển hình là Báo cáo nghiên cứu khả thi Trạm 110 kV Bầu Xéo, TKKT đường
dây 110 kV Thạnh Hưng - Cao Lãnh của Ban QLDA điện miền Nam đã thẩm
tra 7 tháng, đường dây 220 kV An Khánh- Sở Thú trình Tổng công ty tháng
9/2003 đến nay chưa duyệt, chậm 3-6 tháng. Công tác xét thầu chậm dẫn đến
một số dự án như Nhà máy Điện Ô Môn không khởi công được theo kế hoạch.
Vẫn còn 63 công trình lưới điện đưa vào vận hành chậm, thậm trí có công trình
chậm 9 - 13 tháng như đường dây 110 kV Nam Định - Lý Nhân chậm 9 tháng,
Trạm biến áp 110 kV Khu công nghiệp Mỹ Xuân A chậm 11 tháng, đường dây
110 kV Bà Rịa - Xuyên Mộc chậm 13 tháng… Một số công trình đường dây và
trạm truyền tải xây dựng mới vào không đúng tiến độ đã làm ảnh hưởng không
nhỏ tới việc cung cấp điện an toàn, vận hành kinh tế hệ thống điện và cải thiện
điện áp cho một số khu vực như các đường dây 220 kV Phả Lại - Hoành Bồ,
đường dây 220 kV Nam Định - Thái Bình và trạm 220 kV Thái Bình, đường dây
500 KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm, đường dây 220 kV Phú Mỹ - Cát Lái -
Thủ Đức…
Năm 2005, không có một dự án nào đưa vào vận hành. Toàn bộ 16 dự án xây
dựng nhà máy thuỷ điện (có tổng công suất 3.328 MW) đều đang có trục trặc
làm ảnh hưởng đến tiến độ phát điện. Theo kế hoạch, Nhà máy thuỷ điện Sêsan
3 vơi công suất 260 MW, đến tháng 12 năm 2005, tổ máy số 1 sẽ phát điện,
nhưng phải lùi tiến độ tới tháng 6/2006. Đây là dự án thực hiện tổng thầu
EPC,thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán đã duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 2002
nhưng hợp đồng EPC vẫn chưa được ký kết.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
PHẦN III: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
I. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Thứ nhất, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động đầu tư
tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đơn giản hoá các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt các dự án để
từ đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án của chủ đầu tư .
+ Thứ hai, cần có các chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư về đất đai, giải phóng
mặt bằng, giảm lãi suất vốn vay, giảm thuế …hỗ trợ về vốn, tư vấn cho họ về
các chiến lược phát triển của ngành, địa phương …Cho họ thấy được lợi ích của
mình khi tiến hành đầu tư.
+ Thứ ba, Nhà nước cần hỗ trợ cho chủ đầu tư các thông tin về chiến lược phát
triển của nghành, địa phương, về khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ,
các thông tin về thị trường …Để chủ đầu tư có đầy đủ các cơ sở đưa ra được các
quyết định đúng đắn từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư.
II. Đối với Tổng công ty Điện Lực Việt Nam :
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả đầu tư trong hiện tại và tương lai Tổng công ty
cần thực hiện những giải pháp thiết thực bao gồm :
1. Về tổ chức và cơ chế :
- Bổ sung và hiệu chỉnh Luật Điện lực trình Quốc hội thông qua năm 2004 làm
cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
kiểm soát và điều phối thị trường điện lực. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các
khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện lực cạnh
tranh.
- Xây dựng lộ trình cải cách cơ cấu tổ chức nghành công nghiệp điện lực theo
địh hướng chiến lược đã đề ra.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
2. Giải pháp đầu tư phát triển:
+ Xây dựng cơ chế, chính sánh trng đó có chính sánh đa dạng hoá phương thức
đầu tư để phát huy mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu phát triển nghành điện và
yêu cầu phát triển của đất nước.
+ Tính toán xây dựng các phương án nhập khẩu điện hợp lý từ các nước Lào,
Campuchia và Trung Quốc.
+ Tổng công ty Điện Lực Việt Nam phải thực hiện vai trò chủ đạo trong bảo
đảm đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triẻn kinh tế-xã
hội của đất nước, phù hợp với năng lực tài chính và khả năng trả nợ của Tổng
công ty.
+ Công bố công khai các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện,
đặc biệt là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên cơ sở thu hút vốn từ thị
trường cho đầu tư.
+ Xây dựng cơ chế đầu tư cho phù hợp theo hướng cải cách các thủ tục hành
chính, giải quyết nhanh vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến
độ các công trình đầu tư điện lực.
+ Cần triển khai nhanh, chính xác và chặt chẽ hơn nữa các giai đoạn trong quá
trình quản lý dự án đâu tư như: tiền khả thi, khả thi, thực hiện dự án …
3.Tài chính và huy động vốn:
+ Cần đa dạng hoá phương thức huy đông vốn và các nguồn vốn. Các nguồn
vốn chủ yếu là từ vốn ngân sách Nhà nước, từ Quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA
và các nguồn vốn vay song phương của nước ngoài .
+ Cổ phần hoá các đơn vị thành viên, các công trình mà nhà nước không cần giữ
100% vốn. Thí điểm phát trái phiếu công trình và phát hành cổ phiếu ra thị
trường chứng khoán. Liên doanh liên kết trong đầu tư các công trình điện.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
4. Về khoa học-công nghệ:
- Tăng cường đầu tư khoa học-công nghệ và quả lý để tiếp tục phấn đấu giảm
tổn thất điện năng, tăng năng lực thi công các công trình, tăng năng suất lao
động …từ đó làm cơ sở thắng lợi trong đấu thầu các dự án điện lực.
- Sử dụng công nghệ thông tin để bảo đảm vận hành tối ưu hệ thống điện. Áp
dụng công nghệ thích hợp trong nghành để nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt
động sản xuất kinh doanh.
5. Về nguồn nhân lực:
+ Coi trọng việc đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ có trình chuyên
môn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển của Tổng công
ty.
+ Chú trộng đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về năng lượng hạt nhân để chuẩn
bị cho việc xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
KẾT LUẬN
Những năm gần đây, nhờ đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự hỗ trợ kịp
thời về chủ trương chính sách, quyết định của Chính phủ , Bộ Công nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi để EVN vượt qua trở ngại, từng bước khẳng định
mình và đến nay phát triển rất mạnh mẽ.
So với năm 2001 Tổng công ty đã có những thay đổi mạnh mẽ, năng lực quản
lý, điều hành cho đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân
viên đều có những bược tiến rõ rệt. Do đó mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế có
nhiều khó khăn, thách thức nhưng EVN vẫn đạt kết quả tốt ở tất cả các mặt hoạt
động, các lĩnh vực và đặc biệt là hoàn thành chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm(
2001-2005) trước thời hạn 1 năm. Trong đó, quá trình đầu tư cũng đạt được rất
nhiều kết quả cao: Tổng công ty đã thắng thầu nhiều dự án quan trọng, thực
hiện thành công nhiều dự án cả thuỷ điện và nhiệt điện và hiện đang thực hiện
nhiều dự án lớn của đất nước .Trong tương lai sẽ đáp ứng một cách tốt nhất nhu
cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt .
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện các dự án Tổng công ty vấn còn những tồn
tại như: tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, việc huy đọng vốn đầu tư chưa
hiệu quả …Những tồn tại này có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan
nhưng bắt buộc Ban lãnh đạo của EVN phải có những giải pháp thích hợp nhằm
khắc phục khó khăn hiện nay và nâng cao hiệu quả đầu tư. Đặc biệt theo Phó
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, EVN cần tập trung đẩy mạnh: thứ nhất, nâng cao
năng lực tư vấn, kiện toàn tốt các ban quản lý dự án, vì đây là các khâu quyết
định chất lượng và tiến độ những công trình. Thứ hai, phải tính toán chiến lược
lâu dài để bảo đảm vốn cho sự phát triển bền vững.
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư
2. Giáo trình lập dự án đầu tư
PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt
3.Thẩm định tài chính Dự án đầu tư
ThS. Đinh Thế Hiển
4. Tạp chí năng lượng (số 1,2,3,4,5)
5. Tạp chí điện lực (số 1,2)
6. Quy hoạch, chiến lược phát triển nghành .
Chương trình ưu tiên trong chiến lược phát triển nghành kinh tế- xã hội
Việt Nam và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện.
7. Các bài viết từ trang Web của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam .
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................ 1
Phần I: Những vấn đề chung về đầu tư và hiệu quả đầu tư.......................... 2
I. Tổng quan về hoạt động đầu tư ....................................................................... 2
1. Khái niệm về đầu tư ....................................................................................... 2
2. Phân loại đầu tư.............................................................................................. 3
II. Hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá ........................................................ 4
1. Khái niệm và phân loại hiệu quả đầu tư.......................................................... 4
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư ............................................................. 5
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư ........................... 5
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội............................................. 8
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư ............................................... 10
1. Những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô ................................................... 10
2. Các yếu tố thuộc về môi trường vi mô của doanh nghiệp ............................. 11
Phần II: Thực trạng đầu tư phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.. 12
I. Giới thiệu về Tổng công ty Điện lực Việt Nam ............................................. 12
II. Thực trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư của Tổng công ty Điện lực Việt Nam 13
1. Những thành tựu........................................................................................... 13
1.1. Tổ chức lại sản xuất................................................................................... 13
1.2. Đầu tư đồng bộ nguồn và lưới điện............................................................ 14
1.3. Làm chủ kỹ thuật tiên tiến hiện đại............................................................ 18
2. Những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển của Tổng công ty................. 19
2.1. Thiếu vốn đầu tư........................................................................................ 19
2.2. Tiến độ thực hiện các dự án đang còn chậm .............................................. 20
Phần III: Giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư của Tổng công ty Điện lực
Việt Nam ......................................................................................................... 21
I. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.......................................................... 21
II. Đối với Tổng công ty Điện lực Việt Nam .................................................... 21
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
1. Về tổ chức và cơ chế .................................................................................... 21
2. Giải pháp đầu tư phát triển ........................................................................... 22
3. Tài chính và huy động vốn ........................................................................... 22
4. Về khoa học - công nghệ .............................................................................. 23
5. Về nguồn nhân lực ....................................................................................... 23
Kết luận........................................................................................................... 24
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 25
§Ò ¸n m«n häc Khoa qu¶n trÞ kinh doanh
GVHD: PGS.TS. §inh NGäc Quyªn SVTH: §ång ThÞ ThuËn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài : Hiệu quả đầu tư phát triển của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam
(EVN)
Sinh viên: Lê Đình Quyết
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Kế Tuấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận- Hiệu quả đầu tư phát triển của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam.pdf