Tiểu luận Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty giày, dép Biti’s Hà Nội

Theo phương pháp tính giá sản phẩm dở dang.theo giá thàn chế biến bước trước thì sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL chính, phân bổ cho nó trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất làm cho định mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm do đó chi phí NVL chung trong sản phẩm là rất ít.còn chi phí nhân công và chi phí khác nhiều.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty giày, dép Biti’s Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra trong một thời kỳ nhất định để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để sản xuất thì cần ba yếu tố cơ bản đó là: -Tư liệu lao động (TLLĐ) -Đối tượng lao động (ĐTLĐ) -Sức lao động (SLĐ) Khi sử dụng ba yếu tố cơ bản này vào quá trình sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải bỏ ra các khoản chi phí do chúng bị tiêu hao dần và cấu thành giá trị sản phẩm. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và cơ chế hạch toán kinh doanh mọi chi phí đều được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Vì vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cũng được biểu hiện bằng tiền. Như vậy nếu xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố là: + Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã chi ra trong một thời kỳ nhất định + Giá của tư liệu sản xuất đã tiêu hao và tiền lương lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất. Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp còn thực hiện như hoạt động bán hàng, đầu tư tài chính, hoạt động mang tíng chất hành chính sự nghiệp... những chi phí sử dụng trong các hoạt động này không được coi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất phát sinh thường xuyên trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.trong việc quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất (cpsx) phải được tính toán tổng hợp cho từng thời kỳ: hàng tháng hàng quý hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mụch đích và yêu cầu của công tác quản lý.tuy nhiên về mặt hạch toán CPSX thường được phân theo cá tiêu thức sau: 4 1.2.1. Phân loại theo yếu tố chi phí. Theo quy định hiên hành ở Việt Nam thì toàn bộ chi phí được chia làm bẩy yếu tố sau: - Yếu tố nguyên, nhiên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ... - Sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị không hết nhập kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố nguyên liệu, nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cáp lương: phản ánh toàn bộ số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên chức. - Yếu tố khấu hoa tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất và kinh doanh trong kỳ. - Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài:phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh - Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa được phản ánh vào các yếu tố dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng rất lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố CPSX chiếm trong tổng số nhằm giúp cho công tác phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX của doanh nghiệp. 1.2.2. Phân loại theo khoản mụch chi phí trong giá thành sản phẩm: Theo quy định hiện hành, giá thành công xưởng sản phẩm ở Việt Nam bao gồm ba khoản mụch chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí về tiền công tiền trích quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, cá tổ đổi sản xuất gồm(các khoản chi phí nhân viên phân xưỏng, chi phí vật liệu cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định sử 5 dụng trong phân xưởng, chi phí mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho sản xuất chung ở doanh nghiệp. Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành sản phẩm toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. 1.2.3. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phảm hoàn thành. - Chi phí khả biến (biến phí ):là những chi phí thay đổi về tổng số và tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số so vối khối lượng công việc hoàn thành. 1.2.4. Phân loại theo phương thức tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Tóm lại, có rất nhiều loại chi phí sản xuất.Mỗi mỗi một cách có một tác dụng riêng, đồn thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bổ xung cho nhau và nhằm mục đích chung là quản lý tốt CPSX và giá thành sản phẩm. 1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất : Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất nó giúp cho việc kế toán đạt hiệu quả cao.tuỳ theo cơ cấu tổ chức theo yêu cầu hạch toán kinh doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hay từng giai đoạn, từng phân xưởng, từng tổ đội sản xuất. Như vậy xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là phát hiện nơi phát sinh và chịu chi phí: cơ sở để xác định đối tượng chịu tập hợp chi phí là: - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: quy trình công nghệ giản đơn và và phức tạp. - Loại hình sản xuất: có đơn chiếc hàng loạt lớn, hàng loạt nhỏ. - Tính chất của sản phẩm: sản phẩm có tính thường xuyên liên tục và sản phẩm có tính độc đáo cá biệt - Yêu cầu về trình độ quản lý trình độ tổ chức sản xuất. 6 2-/ Giá thành sản phẩm và các loại tính giá thành sản phẩm và đối tƣợng tính giá trị. 2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hoá có liên quan đến khối lượngcông tác, sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành hay giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm đã hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp huặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái tạo sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần phải phân biệt rõ chi phí sản xuất và giá trị sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tìm mọi cách để tối thiểu hoá chi phí bỏ ra để hạ giá thành sản phẩm.về bản chất giá thành sản phẩm là sự dịch chuyển giá trị của các. yếu tố chi phí vào những sản phẩm nhất định đã hoàn thành. Giá tri sản phẩm có hai chức năng chủ yếu: Chức năng thước đo bù đắp chi phí và chức năng lập giá. Thông qua giá bán sản phẩm mà đánh giá mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả chi phí. 2.2. Các loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu của việc quản lý, hach toán và kế họach hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều pham vi góc độ khác nhau. 2.2.1. Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành gồm: - Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh. - Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. - Giá thành thực tế : được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế trong kỳ. 2.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán gồm: - Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi 7 phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành, giá thành sản xuất là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.Bao gồm giá trị sản phẩm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm được tiêu thụ, nó là căn cứ để xác định tính toán lãi trước thuế của doanh nghiệp. 2.3. Đối tượng tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, lao vụ, công việc cho doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính tổng giá trị và giá trị đơn vị.Cơ sở để xác định đối tượng tính giá thành dựa vào: - Đặc điểm của cơ cấu tổ chức sản xuất quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất. - Đặc điểm tính chất của sản phẩm. - Yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện ở chỗ:đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể phù hợp hoàn toàn với đối tượng tính gá thành.cũng có thể một đối tượng tập hợp CPSX liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành và cũng cố thể một đối tượng tính giá thành liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.chính vì vậy cần phân biệt rõ đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. III-/ CƠ Sở LựA CHọN PHƢƠNG PHáP Và Tổ CHứC CÔNG TáC Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT. A-/ Cơ sở lựa chọn phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất (CPSX). 1-/ Đối với phƣơng pháp kê khai tài khoản. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất và cá đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn, luôn theo dõi phản ánh một cách thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Do đó các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh sổ hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hoá.Vì vậy vật tư hành hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể được xá định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán với độ chính xác cao mặc dù khối lượng tính toán lớn. 8 Cuối kỳ kế toán căn cứ vào khối lượng kiểm kê thực tế vật tư hành hoá tốn kho sánh đối chiếu với số liệu vật tư hàng hoá tồ kho trên sổ kế toán, về nguyên tắc số tồn kho thực tế luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp sử lý kịp thời. Như vậy khi áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.doanh nghiệp theo dõi được, tài khoản tình hình biến động của vật tư hàng hoá tồn kho, đồng thời có những biện pháp sử lý kịp thời, đối với các trường hợp sai lệchđể từ đố đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn và khối lượng công việc kế toán được thực hiện một cách đều đặn khôngbị dồn lại vào cuối kỳ. 2-/ Đối với phƣơng pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp này được hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế đẻ phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá đã xuất ra trong kỳ. Do vậy khi áp dụng phương pháp này mọi biến động vật tư hàng hoá không được theo dõi phản ánh trên các tài khoản tồn kho.giá trị vật tư hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên một tài khoản riêng (tài khoản mua hàng).còn tài khoản hàng tồn kho chỉ được sử dụng đầu kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ), và cuối kỳ hạch toán (để kết chuyển số dư cuối kỳ). Vì vậy áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho rất đơn giản, khối lượng công việc kế toán được giảm nhẹ nhưng độ chính xác về mặt vật tư hàng hoá xuất dùng cho các mục đích khác nhau bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho quầy bãi. Do đó phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách mẫu mã rất khác nhau giá trị thập và được xuất thường xuyên. B-/ Tổ chức công tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất. 1-/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 1.1-/ Khái niệm và cách thức tập hợp phân bổ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vậtliệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.Đối với nhưng vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đén từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán tực tiếp cho đối tượngđó.trường hợp vật xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì 9 phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan.Tiêu thức phân bổ có thể là: - Đối với chi phí nguyên vật liệu chính thì tieu thức phân bổ là: + Chi phí định, mức + Chi phí kế hoạch - Đối với chi phí vật liệu phụ thì tiêu thức phân bổ ngoài hai loại trên còn được phân bổ theo chip phí nguyên vật liệu chính thực tế, khối lượng sản phẩm được sản xuất ra... 1.2-/ Tài khoản sử dụng : Tài khoản 621-chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên có: - Giá trị nguên vật liệu xuất dùng không hết - Kết chuyển chi phí nguên vật liệu trực tiếp - Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư - Ngoài ra có các tài khoản liên quan:tài khoản 152, 153, 111, 112... 1.3-/ Phương pháp hạch toán : Để tính toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần chú ý xác định số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dung hết và giá trị phế liệu thu hồi(nếu có)để loại ra khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ sơ đồ 1: sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152(611) TK 621 TK 154(331) (1) (3b) (4) TK 111, 112, 331 (2) TK 133 10 (1) - Trị giá nvl xuất dùng thực tế để trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm. (2) - Trường hợp mua NVL không nhập kho mà sử dụng ngay vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiênj lao vụ dịch vụ. (3a) - Cuối tháng phản ánh số NVL chưa dùng hết nhập lại kho. (3b) - Trường hợp có NVL chưa dùng hết nhưng để lại ở nơi sản xuất huặc ở phân xưởng (không nhập lại kho)phải ghi bút đỏ). (4) - Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí NVL trực tiếp cho đối tượng. 2-/ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: 2.1-/ Khái niệm : Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Khoản mụch chi phí này bao gồm: - Tiền lương và cá khoản có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Các khoản trích theo lương công nhân sản xuất mà theo quy chế tài chính doanh nghiệp phải nghánh chịu 19% trong đó : bảo hiểm xã hội(15%), bảo hiểm y tế (2%), cpcđ(2%). - Trích trước tiền lương công nhân sản xuất theo dự án. Chi phí NCTT thường được phân bổ trực tiếp vào giá thành từng loại sản phẩm.trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành khác nhau thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để tính toán số chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí. Tiêu chuẩn để phân bổ có thể là: Chi phí tiền công định mức, tiền lương sản phẩm... 2.2-/ Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp Bên nợ chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. Bên có kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản 622 không có số dư Đồng thời sử dụng các tài khoản liên quan khác như: Tài khoản 334, 338, 335... 11 Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (1) Tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. (2) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiên lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Các khoản (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. (4) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng. 3-/ Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. 3.1-/ Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bao gồm các khoản mục sau: Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương và các khoản tính theo lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung (bộ phận sản xuất phân xưởng, tổ đội sản xuất). TK334 4444433 44 TK154(631) TK334 4444433 444443344 TK622 4444433 44 TK335 TK338(3382, 3383, 3384) (1) 44 44 43 34 4 (2) 44 44 43 34 4 (4) 44 44 43 34 4 (3) 12 Chi phí khấu hao tài sản cố định: gồm khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, nhà xưởng, các phương tiện vận tải...Dùng trong quá trình sản xuất. Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm tất cả các chi phí mua ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất như thuê ngoài để sửa chữa tài sản cố định, tiền điện nước... Chi phí bằng tiền khác: Là tất cả các loại chi phí phải trả bằng tiền liên quan đến chi phí sản xuất trong năm. Chi phí sản xuất chung của phân xưởng hoặc tổ đội sản xuất nào kết chuyển, tính vào giá thành sản phẩm, công việc của phân xưởng đó. Trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiềuloại sản phẩm công việc thì phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm, công việc. Tiêu chuẩn để phân bổ có thể là: Theo tiền lương công nhâ sản xuất, theo giờ máy, theo chi phí trực tiếp, chi phí định mức... 3.2-/ Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 chi phí sản xuất chung Bên nợ: chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí sản phẩm hay lao vụ, dịch vụ. Tài khoản này không có số dư và được chi tiết theo từng khoản mục. Đồng thời có các tài khoản liên quan như TK 334, 338, 111, 112.. Chú thích sơ đồ 3 (sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất) trang 13 (1) Tiền lương phải trả và các khoản tính theo lương của công nhân viên phân xưởng (6217) (2) Giá trị thực tế của vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất. (3) Giá trị thực tế của công cụ dụng cụ cho công tác quản lý ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. (4a) Trị giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ (loại phân bổ nhiều lần). (4b) Trong kỳ phân bổ chi phí tính vào công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất chung (5a) Trích khấu hao tài sản cố định ở các phân xưởng (6274) 13 (5b) Đồng thời ghi tăng nguồn và khấu hao. (6) Chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác (6277) (7) Các khoản giảm chi phí sản xuất chung (phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết...) (8) Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các đối tượng chịu chi phí sơ đồ 3: hạch toán tống hợp chi phí sản xuất TK 334, 338. TK 627 TK 111.112, 152... (1) (8) TK 152(661) (2) TK 154(631) TK 153(611) (3) TK1421 (9) (4a) (4b) TK 009 TK 214 (5b) (5a) TK 311, 112, 331... (6) TK 335 14 (7) 4-/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp. Cuối cùng sau khi tập hợp tất cả các loại chi phí phát sinh trong kỳ, kết chuyển các chi phí đó về tài khoản tổng hợp, tài khoản 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để xác định giá thành thực tế sản phẩm nhập kho. Tài khoản 154 chi phí kinh doanh dở dang Bên nợ: Tập hợp các chi phí sản xuất trong kỳ Bên có: Các khoản ghi ghiảm chi phia sản phẩm Tổng ghía thành sản phẩm thực tế Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. Sơ đồ 4 - Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. TK621 TK154 TK155 (1) (4) TK622 TK157 (2) (5) TK632 (6) TK 627 TK152 (3) (7) TK1381 (8) TK1388 (9a) TK334 (9) (9b) 15 TK821 (9c) 16 Chú thích : (1) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVLTT để tính giá thành (2) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành. (3) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí SXC để tính gía thành (4) : Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho (5) : Giá thành sản phẩm tiêu thụ gửi bán không qua kho chưa được tiêu thụ (6) : Giá thành sản phẩm tiêu thụ bán thẳng không qua kho (7) : Giá trị phế liệu thu hồi (8) : Sản phẩm hỏng ngoài định mưc không sửa chữa được (9) : Giá thang sản phẩm thiếu hụt bất thường tr\ong sản xuất (9a) : Giá trị bbồi thường VC (9b) : Giá trị bồi thường trừ vào lương (9c) : Giá trị thiệt hại tính vào chi phí bất thường. Chú thích sơ đồ 5: Hạch toán CPSX theo phƣơng pháp kiểm kê định kỳ. (1) : Kết chuyển chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ (2) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL TT để tính tổng sản phẩm. (3) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí NC TT. (4) : Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung. (5) : Giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ. (6) : Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm dịch vụ hoàn thành nhập kho gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp. 17 Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng TK 631 - "giá thành sản phẩm" để tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp. C-/ Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến những công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những sản phẩm, công việc đang còn sản xuất dở dang nữa. Vì thế, đánh giá sản phẩm dở dang là một công việc cần thiết. Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý có ý nghĩa quyết định đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Để đánh giá sản phẩm dở dang phải tiến hành kiểm kê, xác định số lượng sản phẩm làm dở thực tế. TK 621 TK 631 TK 154 TK 622 TK 632 TK 627 (4) (3) (2) (1) (5) (6) 18 Doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau đây: 1-/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí NC TT và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm theo công thức sau: Dck = Error! Dck, Ddk: Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. Cn: Chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ. Stp: Số lượng thành phẩm Sd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo từng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tập hợp chi phí NVL trực tiếp thành các khoản mục chi phí người ta chỉ tính chi phí NVL chính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí NVL chính còn sản phẩm dở dang từ giai đoạn 2 trở đi chỉ tính chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Cách tính toán của phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít nhưng độ chính xác không cao. Phương pháp này áp dụng thích hợp ở những doanh nghiệp có chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và không biến động nhiều so với đầu kỳ. 2-/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng. Phương pháp này dựa vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để đánh giá. Kế toán sau khi tính ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, lần lượt tính toán từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo công thức: Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ như chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính trực tiếp sản xuất: Dck = Error! Đối với chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung bỏ dần vào quá trình sản xuất: Dck = Error! S'd = Sd x M% 19 Cn: Chi phí sản xuất trong kỳ S'd: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương M%: Mức độ hoàn thành (chế biến) Phương pháp này cho kết quả có mức độ chính xác cao, hợp lý nhưng khối lượng tính toán lớn, phức tạp, nó thích hợp với các sản phẩm có tỷ trọng chi phí NVL trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Đối với doanh nghiệp có những sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây truyền sản xuất tương đối đồng đều nhau có thể vận dụng tỷ trọng hoàn thành chung của sản phẩm dở dang là 50% để tính phương pháp này còn gọi là phương pháp tính 50%. 3-/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức: Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm để tính chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang của từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm. Công thức tính: - Đối với chi phí NVL trực tiếp: Dck = Error! - Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Dck = Error! đmi: Định mức chi phí sản xuất thứ i Qdj: Khối lượng sản phẩm dở dang của giai đoạn j Q'dj: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của giai đoạn j Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã thực hiện phương pháp tính công thức theo định mức. D-/ Cơ sở lựa chọn và trình tự hạch toán các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm. Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ cũng như vào đối tượng hạch toán chi phí. Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu: 1-/ Phƣơng pháp tính giá thành đơn giản (Phƣơng pháp trực tiếp) 20 Theo phương pháp này. Chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp vào sổ chi phí. Sổ này được mở chung cho cả quá trình công nghệ và chi phí phát sinh được tập hợp theo từng khoản mục. Cuối kỳ căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp, giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và sản lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức: Z = Đđk + Cn - C 'n + Dck  = Error! Z: Tổng giá thành theo khoản mục C'n: Phát sinh giảm chi phí. : Giá thành đơn vị theo khoản mục. Q: Sản lượng sản phẩm hoàn thành. Đồng thời kế toán mở thẻ tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành. Thẻ giá thành một mặt phải thể hiện được các chỉ tiêu cần thiết để tính giá thành đồng thời phải thể hiện được các khoản mục chi phí trong tổng giá thành và giá thành đơn vị. Bảng 01 - Thẻ tính giá thành sản phẩm - Số lƣợng sản phẩm Đơn vị: đồng Chỉ tiêu CP NVL TT (621) CPN CTT CP SXC Tổng cộng VLC VLP 1. Giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ 2. Chi phí phát sinh trong kỳ 3. 1 + 2 4. Phát sinh giảm chi phí 5. Giá trị sản phẩm dở dang trong kỳ 6. Tổng giá thành 7. Gt đơn vị Phương pháp này thường được áp dụng trong những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng... Đơn giản, dễ hạch toán nhưng không áp dụng được trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp, quy mô lớn. 21 2-/ Phƣơng pháp hệ số. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà được tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Hay nói cách khác, phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm với điều kiện doanh nghiệp đã xây dựng được hệ số của từng loại sản phẩm dựa trên một tiêu thức thích hợp như theo trọng lượng, theo kích thước. Theo phương pháp này kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm gốc. Từ đó, dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. Trình tự được hạch toán như sau: - Xác định tổng giá thành các loại sản phẩm Z = Đđk + Cn - C 'n - Dck - Xác định sản lượng sản phẩm chuẩn. Qc = Qi x hi Qc: Sản lượng sản phẩm chuẩn. Qi: Sản lượng thực tế của sản phẩm i hi: Hệ số của sản phẩm i. - Xác định giá thành một sản phẩm chuẩn. Z1SPC = Error! - Xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Z1SPi = Z1SPC x hi - Xác định tổng giá thành từng loại sản phẩm. Zi = Z1SPi x Qi 3-/ Phƣơng pháp tỷ lệ. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau, như may mặc dệt kim, đóng giầy... Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán trưởng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Hay nói cách khác phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà một đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng TG với điều kiện doanh nghiệp đã xây dựng được tương đối chính xác giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm. 22 Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Trình tự được hạch toán như sau: - Xác định tổng giá hành thực tế các loại sản phẩm. Ztt = Dđk + Cn - C'n - Dck - Xác định tổng giá thành kế hoạch các loại sản phẩm. ZKH = Qi x Ki Ki: Giá thành kế hoạch của sản phẩm i - Xác định tỷ lệ điều chỉnh. T = Error! - Xác định giá thành thực tế của sản phẩm i Zi = ZKHi x T 4-/ Phƣơng pháp tổng cộng chi phí. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn hoá cao. Đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Phương pháp này chỉ áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm, may mặc... Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm: Z = Z1 + Z2 + ... + Zn 5-/ Phƣơng pháp loại trừ. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà cùng một quá trình sản xuất vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ như trong các doanh nghiệp chế biến đường, bia, rượu... Nên để tính giá sản phẩm chính một cách chính xác kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo nhiều phương pháp như: giá ước tính, giá kế hoạch, giá vật liệu ban đầu... Zc = Dđk + Cn - C'n - Dck - Zp. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như: - Phương pháp tính giá thành theo định mức. - Phương pháp liên hợp. E-/ Các hình thức tổ chức sổ kế toán đƣợc áp dụng. 1-/ Hình thức nhật ký chung (NKC) Hình thức này được áp dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp có quy mô khác nhau, (quy mô lớn, vừa và nhỏ), có trình độ kế toán khác nhau (thấp, cao). 23 Đặc trưng của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ NKC theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ. Nên thuận lợi đối chiếu kiểm tra chi tiết theo từng chứng từ gốc và tiện cho việc sử dụng máy tính nhưng có sự trùng lặp trong quá trình ghi sổ. Trình tự hạch toán. 2-/ Hình thức nhật ký sổ cái (NK - SC) Hình thức này chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ trình độ kế toán thấp không đồng đều nhưng không được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa, hoạt động phức tạp. Đặc trưng của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ NK SC. Nên đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít với nội dung đơn giản. chứng từ gốc nhật ký chung NK mua hàng Sổ, thẻ, kế toán chi tiết 152, 153 sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết vật tƣ BCTC, BC tổng hợp N - X - T vật tƣ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 24 Trình tự hạch toán. 3-/ Hình thức chứng từ ghi sổ (G - GS) Được áp dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp có quy mô khác nhau trình độ kế toán khác nhau. Đặc trình của hình thức này là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải căn cứ vào chứng từ gốc, lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào các sổ kế toán (sổ đăng ký chứng từ, sổ (thẻ) kế toán chi tiết...) Nên dễ làm, dễ kiểm tra, công việc kế toán được phân đều trong tháng, thuận lợi cho việc sử dụng máy vi tính, nhưng việc ghi chép bị trùng lặp nên dễ dẫn đến nhầm lẫn. chứng từ gốc NK - sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ Các sổ (thẻ) kế toán chi tiết 152, 153 Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính 25 Trình tự hạch toán 4-/ Hình thức nhật ký - chứng từ (NK - CT). Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô khá lớn nhưng chưa có điều kiện thực hiện kế toán bằng máy, tay nghề kế toán khá đồng đều nhưng không phù hợp với các đơn vị có quy mô nhỏ ít nghiệp vụ với trình độ kế toán yếu không đồng đều. Đặc trưng là tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng. chứng từ gốc nk, xk, bb Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ chi tiết 152, 153 Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái TK 152, 153 chứng từ - ghi sổ sổ đăng ký ct - gs Bảng cân đối số PS BCTC, BC tổng hợp N - X - T vật tƣ 26 Trình tự hạch toán. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh với quy mô khác nhau và trình độ kế toán khác nhau mà kế toán vận dụng các hình thức ghi sổ cho phù hợp để nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý. Chứng từ nhập NKCT - số 5 sổ cái Chứng từ nhập NKCT - 1, 2, 6 Bảng kê số 3 NKCT - số 7 Chứng từ xuất Bảng phân bổ số 2 Bảng kê số 4, 5, 6 27 Chương II Một số ý kiến về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất I-/ đánh giá thực trạng công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường cá hoạt động sản xuất kinh doanh, rất đa dạnh dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó số lượng cá nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng lớn, công tác kế toán trong đó cá doanh nghiệp rất được coi trọng và được thực hiện mội cách thuận lợi nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý bên cạnh đó các công tác kế toán được thực hiện một cách nề nệp và khoa hoạ đúng với quy định của pháp lệnh kế toán thống kê. Trên cơ sở cá hình thức sổ kế toán như hình thức nhât ký chung, chứng từ- ghi sổ... được cá doanh nghiệp thực hiện một cách linh họat, có thay đổi để phù hợp với điều kiện đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. đồng thời cũng có sự phát triển của KHKT, hầu hết cá doanh nghiệp đã thực hiện công việc kế toán bằng máy vi tính nhằm giảm bớt số lượng nhân viên kế toán và công việc kế toán ghi chép tính toán cồng kềnh để dáp ứng kịp thời đầy đủ, nhanh chóng chính xác thông tin kế toán. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một phần hành kế toán rất được cá doanh nghiệp chú trọng. Hệ thống tài khoản sổ sách được mở chi tiết. Chi phí được xắp xếp mã hoá chi tiết thuận lợi cho việc theo dõi và hạch toán chi tiết. Bên cạnh các ưu điểm công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành còn có một số tồn tại nhất định: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất chỉ diễn ra vào cuối tháng mà số lượng chứng từ nhập xuất kho các loại nguyên vật liệu thì rất nhiều, dẫn tới tình trạng công việc kế toán dồn dập váo thời điểm cuối tháng do đó dễ nhầm lẫn, không đáp ứng kịp thời cho kế toán tính giá thành Việc phân bổ CPNCTT, CPSXC, lấychi phí NVLTT làm tiêu thức phân bổ là hợp lý nhưng CPNCTT, CPSXC chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành, không liên quan đến bộ phận CPNVLTT còn tồn tại dưới dạng sản phẩm dở dang cuối kỳ dẫn đến giá thành không phản ánh đúng chi phí bỏ ra. Ngoài ra còn có nhiều chi phí phát sinh như chi phí sửa chữalớnTSCĐ, tiền lương phải trả công nhân sản xuất nghỉ phép... khi phát sinh kế toán tâp hợp trực tiếp cho giá thành trong tháng làm giá thành các tháng không ổn định đối 28 với công tác kế toán tính giá thành chỉ tiêu giá thành được tính toán tỷ mỉ, phản ánh trung thực chi phí song trong kết cấu bảng tính giá thành ta chỉ mới theo dõi được chỉ tiêu khôí lượng, mà không theo dõi được tỷ trọng cá khoản chi do đó khó sánh được với giá thành kế hoach, khó trong việc đáng giá tình hiònh thực hiện giá thành. II-/ Một số ý kiến đóng góp cho công tác tập hợp chi phí. 1-/ Thời điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hiện nay, ở nước ta áp dụng hệ thống kế toán chi phí thực tế.với hệ thống này việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được thực hiện vào cuối kỳ dựa trên cá chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Nên rất chính xác phù hợp với bất kỳ một DN nào. Nhưng trong môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh hiện nay, nhà quản ký luôn yêu cầu kế toán phải cung cấp nhan chóng thônh tin chi phí sản xuất và giads thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào để ra quyết định kinh doanh kịp thời, vì vậy kế toán không thể đợi đến cuối kỳ mới đưa ra thông tin chi phí này. Để đáp ứng yêu cầu trên chúng ta cần áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất thông dụng và hệ thống kế toán định mứ. Vì hai hệ thống kế toán này có thể cho ta thông tin để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào. Đối với hệ thống kế toán chi phí sản xuất thông thườnh chưa được thực hiện với chi phí NVLTT và chi phí NCTT-hai loại chi phí này có thể tính ngay được cho các chứnh từ nội bộ của cônh ty cung cấp. Còn chi phí sản xuất chung được ước tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành mà đề án yêu cầu. trên cơ sở đó ta có thông tin nhanh về giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào, đến cuối kỳ nhân viên kế toán tập hợp dầy đủ chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế sau đó điều chỉnh lại giá thành cho đúng.điều này rất phù hợp với doanh nghiệp, sản phẩm nhập kho tiêu thụ xen kẽ nhau. Đối với hệ thống kế toán chi phí sản xuất định mức, được thực hiện dựa trên cá loại chi phí định mức (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC) phù hợp với cács doang nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có định mức kinh tế kỹ thật tiên tiến chính xác, giá thành định mức là thông tin chẩn để nhằm phát hiện nhanh sự thay đổi định mức, đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp để có biện pháp sử lý kịp thời., cuối kỳ kế toán xử lý cá khoản biến động chi phí thực tế so với chi phí đinhj mức để tính đúng tính đủ vào gí thành sản phẩm. 29 2-/ Phƣơng pháp tập hợp chi phí: Có hai phương pháp là phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. mổi phương pháp này lại liên quan đến thời điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cuối kỳ là hợp lý. nhưng đối với phương pháp kiểm kê thường xuyên thì mọi sự biến động tăng giảm chi phí đều phải đựơc hạch toán kịp thời thường xuyên chứ không đợi đến cuối kỳ theo chế độ kế toán hiện nay, TK154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhưng chỉ đến cuối kỳ mới được phép tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm điều này không phù hợp với nội dung của phương pháp kế toán, do đó cần phải mở rộng thời điểm hạch toán cho tài khoản bằng cách bổ xung thêm hệ thống kế toán chi phí sản xuất thông dụng và địng mức. Mặt khác theo phương pháp kiểm kê định kỳ. giá trị nguyên vật liệu xuất dùng phải dựa vào kết quả kiểm kê cuối kỳ có được tính như các phương pháp tính giá trị hàng xuất kho hay không, điều này không phải như vậy. do đó cần quy định nội dung thống nhất phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho, không có sự phân biệt cho trường hợp kế toán bán hàng tồn kho thao phươnh pháp kê khai thường xuyên và kê khai định kỳ, có thể hạch toán trên tài khoản như sau: TK liên quan TK mua hàng TK NVL (111.112...) (661) TK hàng hoá 152, 155 (1) (2) 3-/ Thiệt hại trong sản xuất. Có hai loại đó là thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại về ngừng sản xuất thường được theo đõi trên các tài khoản 154, 127, 142, 138... Việc phản ánh như vậy không phản ánh được tình hình thiệt hại của doanh nghiệp. do vậy làm cho các nhà quản lý không tìm ra đúng bản chất nguyên nhân của thiệt hại để có biện pháp khắc phục giảm thiệt hại trong tương lai, vì nếu hạch toán và tài khoản 154 thì không được vì nội dung của tài khoản này là tài khoản tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.hạch toán vào tài khoản 267cũng không phù hợp, một bên là CPSXC một bên là chi phí trực tiếp cho 30 những loại sản phẩm thực tế phát sinh sản phẩm hỏng.còn dựa vào tài khoản 142(1) cũng không đúng, vì tài khoản chi phí phí trước là loại chi phí đã được xác định trước đối tượng phải chịu chi phí nhưng vì khi phát sinh có mức độ sử dụng phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất nên ghi vào tài khoản này để phân bổ dần vào cá kỳ sản xuất tiếp theo, còn sản phẩm hỏng thuộc kỳ sản xuất phải xử lý hết ngay kỳ đó, không thể đưa vào TK142(1)để phân bổ dần được. Do vậy để khắc phục tình trạng hạch toán trên và để dễ nhận diện ngay loại chi phí này từ khi phát sinh, đản bảo ho công việc tính gía thành sản phẩm được chính xác, kịp thời xử lý những thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh.để không ngừng quản lý đạt hiệu quả kinh tế cao.theo em trong giá thành sản phẩm phải có một khoản mục “thiệt hại trong sản xuất “ và một tài khoản để phán ánh, chính xác kịp thời mọi thiệt hại trong sản xuất, có như vậy công việc kế toán mới thực sự rõ ràng, dể làm dễ hiểu, dễ kiểm tra. 4-/ Phƣơng pháp đấnh giá sản phẩm dở dang: Theo phương pháp tính giá sản phẩm dở dang.theo giá thàn chế biến bước trước thì sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí NVL chính, phân bổ cho nó trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất làm cho định mức tiêu hao nguyên vật liệu giảm do đó chi phí NVL chung trong sản phẩm là rất ít...còn chi phí nhân công và chi phí khác nhiều. nên nếu áp dụng phương pháp này để tính giá trị sản phẩm dở dang thì sẻ dẫn tới chi phí phân bổ cho sản phẩm hoàn thành không chính xác và dẫn tới giá thành sản phẩm bị sai lệch đó cần phải loại bỏ phương pháp này và thay vào đó là tính giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính tương đương. 5-/ Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm. Theo chế độ kế toán hiện hành.có rất nhiều phương pháp để tính gía thành sản phấm được áp dụng cho mọi loại hình sản xuất khác nhau.dẫn tới tình trạng có nhiều doanh nghiệp không lựa chon đúng phương pháp tính giá thành phù hợp với các đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để làm cho việc tính giá thành không được chính xác, không phản ánh được chi phí đã bỏ ra, từ đó thông tin về chi phí và giá thành cung cấp cho các nhà quản lý thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến quyết định quản lý. Mặt khác làm cho việc xác định giá không phù hợp với chất lượng của sản phẩm.và cuối cùng là ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.vì vậy theo emm nên ban hành pháp lý cụ thể quy định rõ loại hình sản xuất như thế nào thì được aps dụng phương pháp tính giá thành đó. để tiện cho việc quản lý và có sự thống nhất. 31 32 Kết luận Kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng giữ vai trò là công cụ có hiệu lực nhất trong công tác điều hành và quản lý công việc.với chức năng là “ngôn ngữ kinh doanh” kế toán phản ánh thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, có quan hệ trực tiếp với lợi ích của người lao động, doanh nghiệp nhà nước! Qua bài viết này em có đề cập đến một số nội dung sau: - Cơ sở lựa chọn các phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Cơ sở lựa chọn cá phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Trình tự hạch toán phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính gí thành sản phẩm. - Đánh giá tình hình thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Những ý kiến đề xuất ở chươnh II không phải là những phát hiện mới mà chỉ là những ý kiến tham khảo để bổ xung cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin tài chính kế toán kịp thời trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên ddây là mội đề tài rộng và phức tạp, nên bài viết của em chưa thể bao quát hết các vấn đề, mà chỉ mới tiếp cận những vấn dề chủ yếu về công tác CPSX và tính GT. Mặt khác do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, nên bài viết còn nhiều sai xót, em rất mong được sự giúp đỡ hướng dẫn của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô trong khoa. 33 mục lục Lời nói đầu ....................................................................................................................... 1 Chƣơng I Cơ sở lý luận nghệp vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất I-/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác là một yêu cầu của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất...................................................................... 2 II-/ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. ............................................................................... 2 1-/ Chi phí sản xuất, phân loại và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp.......... 3 2-/ Giá thành sản phẩm và các loại tính giá thành sản phẩm và đối tượng tính giá trị. ......... 6 III-/ Cơ sở lựa chọn phƣơng pháp và tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất . 7 A-/ Cơ sở lựa chọn phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất (CPSX). ...................................... 7 1-/ Đối với phương pháp kê khai thường xuyên. ......................................................................... 7 2-/ Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ: ................................................................................... 8 B-/Tổ chức công tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất................................................................ 8 1-/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ................................................................. 8 2-/ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: ...................................................................... 10 3-/Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. ........................................................... 11 C-/ Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:........................................ 17 1-/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính. ........................................................ 18 2-/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. ...... 18 3-/ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức:........................................... 19 D-/Cơ sở lựa chọn và trình tự hạch toán các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm. ..... 19 1-/ Phương pháp tính giá thành đơn giản (Phương pháp trực tiếp) ....................................... 19 2-/ Phương pháp hệ số. ................................................................................................................ 21 3-/ Phương pháp tỷ lệ. .................................................................................................................. 21 4-/ Phương pháp tổng cộng chi phí. ........................................................................................... 22 E-/ Các hình thức tổ chức sổ kế toán đƣợc áp dụng. ............................................................... 22 1-/ Hình thức nhật ký chung (NKC) ............................................................................................ 22 2-/ Hình thức nhật ký sổ cái (NK - SC) ....................................................................................... 23 3-/ Hình thức chứng từ ghi sổ (G - GS) ...................................................................................... 24 4-/ Hình thức nhật ký - chứng từ (NK - CT). .............................................................................. 25 Chƣơng II Một số ý kiến về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất I-/ đánh giá thực trạng công tác kế toán tâp hợp chi phí sản xuất vá tính giá thành sản phẩm ............................................................................................................. 27 II-/ Một số ý kiến đóng góp cho công tác tập hợp chi phí. ....................................................... 28 1-/ Thời điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. ...................................... 28 2-/ Phương pháp tập hợp chi phí: ............................................................................................... 29 3-/ Thiệt hại trong sản xuất. ......................................................................................................... 29 Kết luận .................................................................................................... 32

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTiểu luận- Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty giày, dép Biti’s Hà Nội.pdf
Luận văn liên quan