NHNN nên đưa ra m ột lộtrình cụthể(khoảng 2 -3 năm) đểcác ngân hàng đ ủthời gian
xây dựng hệthống kiểm toán nội bộchuyên nghi ệp, đủ mạnh đảm bảo thực hiện tốt mọi
chức năng và nhi ệm vụcủa kiểm toán nộibộ. Khi đ ủđiều kiện, các NHTM ph ải thiết lập mô
hình tổchức của hệthống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộphù hợp với thông l ệtốt
nhất, tức là tập trung vềmột mối hệthống kiểm toán nội bộ, không còn b ộphận kiểm tra,
kiểm soát nội bộchuyên trác h.
Bổsung quy đ ịnh vềsốnăm công tác trong l ĩnh vực quản lý tài chính, k ếtoán và s ố
năm kinh nghi ệm trong ngành Ngân hàng đ ối với cán bộlàm kiểm toán nội bộnói chung.
Đặc biệt với các chức danh Trư ởng, phó kiểm toán nội bộ, nên tăng s ốnăm kinh nghi ệm(tối
thiểu phải 5 năm) làm vi ệc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Đểnâng cao tính chuyên nghi ệp của hoạt động kiểm toán nội bộ, NHNN c ần nghiên
cứu ban hành các chu ẩn mực vềkiểm toán nội bộ; Kết hợp với BộTài chính tổchức các
khoá đào tạo đểcấp chứng chỉkiểm toán viên nội bộ.
NHNN cần quy định sốgiờđào tạo bồi dưỡng nghiệp vụtối thiểu trong năm đ ối với
kiểm toán viên nội bộ, nhằm liên tục trang bịcác kiến thức và kỹnăng mới cho mỗi cán b ộ
kiểm toán nội bộ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
40 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời điểm cần kiểm tra;
- Sổ phụ kế toán về dư nợ vay của doanh nghiệp
- Hồ sơ tín dụng (Tham chiếu phụ lục 8A và 9A - sổ tay tín dụng Ngân hàng ĐT&PT Việt
Nam )
Yêu cầu: Hồ sơ tín dụng phải đầy đủ theo quý định của ngân hàng; giữa sao kê, sổ phụ, cân đối
tài khoản phải khớp đúng về tên khách hàng, tài khoản, số tiền. Sự khớp đúng này sẽ tránh được hiện
tượng những khoản vay xấu, những khoản vay có vấn đề nhưng đơn vị được kiểm toán không xuất
trình hoặc xuất trình không đủ các khoản dư nợ thực tế còn lại.
b/ Kiểm tra việc sắp xếp, lưu trữ hồ sơ của cán bộ tín dụng (tham chiếu chương VI quý trình
cho vay và quản lý tín dụng - sổ tay tín dụng ngân hàng- mục quản lý tín dụng).
Thông qua việc kiểm tra hồ sơ vay vốn và quản lý hồ sơ của cán bộ tín dụng để dẫn chiếu về
chất lượng tín dụng tại chi nhánh
2. Kiểm to¸n viÖc tu©n thñ trình tự cho vay: Khi thùc hiÖn cần lưu ý:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các lọai hồ sơ theo các văn bản pháp luật hiện hành trong
trường hợp luật doanh nghiệp có thay đổi thì trong quá trình kiểm tra phải xem xét cho phù hợp với
những bổ sung sửa đổi đó.
- Cần tham chiếu chi tiết các loại quý trình thẩm định dự án, quý trình cho vay, quý trình thao
tác nghiệp vụ theo sổ tay tín dụng, quý trình ISO và dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh
toán của NHTM.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -19-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Các nội dung dẫn chiếu trong báo cáo kiểm toán được thể hiện tại báo cáo kiểm toán chi tiết
khoản vay (MẪU M- 2 TD) đính kèm sổ tay này
Bước 1. KiÓm tra về trình tự thẩm định
Kiểm tra trình tự thẩm định của cán bộ chi nhánh gồm các nội dung sau:
- Báo cáo thẩm định có đúng mẫu quý định không?
- Nội dung báo cáo thẩm định đã phân tích đầy đủ các yếu tố về khách hàng và dự án theo quý
trình thẩm định và sổ tay tín dụng chưa?
- Chất lượng thẩm định có tốt không (liên hệ với các khoản vay khác và kết hợp với quá trình
thu nợ thu lãi và xử lý các vấn đề phát sinh để đánh giá về khách hàng, tài sản thế chấp và hiệu quả của
khoản vay)
Bước 2. Kiểm tra trình tự phê duyệt tín dụng:
Thực hiện theo quý trình thẩm định và sổ tay tín dụng gồm các nội dung chính như sau:
- Cán bộ tín dụng tập hợp hồ sơ, nghiên cứu thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình kèm
hồ sơ trình truởng phòng tín dụng
- Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và ghi trực tiếp ý kiến đánh giá, đề
xuất cho vay hay không cho vay vào tờ trình cán bộ tín dụng lập
- Ý kiến tham gia của các phòng chức năng (thẩm định, nguồn vốn)
- Ý kiến của hội đồng tín dụng (nếu có)
- Ý kiến quyết định của Lãnh đạo chi nhánh trên tờ trình của phòng tín dụng
- Văn bản trả lời của Hội sở chính NHTM (đối với các khoản vay vượt mức phán quyết)
Bước 3. Kiểm tra trình tự cho vay
1/ Néi dung kiÓm tra: Nhân viên kiểm toán thực hiện kiểm tra các nội dung sau theo quy trình
cho vay và sổ tay tín dụng:
- Hoàn thiện hồ sơ vay vốn theo quyết định của cấp có thẩm quyền
- Ký hợp đồng tín dụng; hợp đồng Bảo đảm tiền vay;
- Đăng ký giao dịch đảm bảo
- Quá trình giải ngân
- Quá trình thu nợ gốc và lãi
- Xử lý các phát sinh, điều chỉnh gia hạn nợ, cơ cấu lại nợ, chuyển nợ quá hạn.
- Kiểm tra tài sản đảm bảo
2/ C¸c bíc tiÕn hµnh
a/ Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục:
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -20-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Các tài liệu cần thiết khác: bổ xung đủ, đúng quý định, đúng mẫu?
- Hồ sơ tài sản đảm bảo: đầy đủ, đúng quý định, đúng mẫu?
b/ Ký HĐTD; HĐ cầm cố thế chấp:đúng quý định, đúng mẫu?
c/ Thực hiện giao dịch bảo đảm: đầy đủ, đúng quý định?
d/ Kiểm tra quý trình giải ngân (Tham chiếu quý trình ISO; quý trình giải ngân trong sổ tay
tín dụng)
- Kiểm tra hồ sơ giải ngân và chứng từ thanh toán
- Kiểm tra các căn cứ phát tiền vay theo quý định và tờ trình giải ngân có phê duyệt của lãnh
đạo, địa chỉ chuyển tiền…
- Kiểm tra việc hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác trong sổ kế toán ngân hàng bảo đảm có đủ
thẩm quyền của người giải ngân, người kiểm soát, người duyệt.
đ/ Kiểm tra việ thu nợ, thu lãi:
- Khách hàng có trả nợ đúng cam kết không? tỷ lệ việc thu nợ gốc/nợ lãi có đúng quy định
không?
- Kiểm tra việc phân loại nợ quá hạn theo thời gian có chính xác hay không?
- Lãi suất áp dụng có đúng không?
- Kiểm tra việc tính và thu lãi có đúng, đầy đủ hay không?
- Miễn giảm lãi thực hiện theo đúng quy chế miễn giảm lãi hay không?
e/ Kiểm tra việc xử lý các vấn đề phát sinh:
- Chuyển nợ quá hạn
- Gia hạn nợ
- Phân loại nợ
- Bổ sung, chỉnh sửa HĐTD, tài sản và hồ sơ thế chấp …
Khi kiểm tra Nhân viên kiểm toán cần lưu ý thời điểm xử lý các vấn đề phát sinh; các căn cứ
xử lý và các tồn tại chưa được xử lý. Cán bộ tín dụng, kế toán có thực hiện đúng quy trình chuyển nợ
quá hạn theo quý định không (hồ sơ, thủ tục chuyển nợ quá hạn có kịp thời không? có đúng phạm vi,
thẩm quyền không? Nguyên nhân, lý do không thu đủ, đúng số nợ gốc và lãi?)
Đánh giá việc đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn, thu lãi (Các thông báo nhắc nợ, có các biện
pháp kiên quyết đối với nợ quá hạn ...);
Đánh giá việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quý định
f/ Kiểm tra tài sản đảm bảo
Kiểm tra việc nhập, quản lý số liệu và lưu trữ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố:
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -21-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Khi kiểm tra, Nhân viên kiểm toán căn cứ sổ tay tín dụng quý định về quý trình quản lý và lưu
trữ hồ sơ theo quý định của NHTM để đánh giá trên các mặt:
- Hồ sơ vay vốn do bộ phận nào quản lý? Có đúng quy định hay không?
- Quy trình bảo quản, xuất nhập hồ sơ có đúng trình tự quy định không?
- Quản lý hồ sơ và quy trình nhập xuất tài sản thế chấp, cầm cố có đúng trình tự quy định
không? bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố? mở sổ theo dõi đầy đủ hay không? So sánh số liệu của kế
toán và của kho quỹ (Ngày xuất nhập tài sản, giá trị tài sản xuất nhập; Mỗi lần xuất nhập tài sản có ghi
sổ) có khớp không? Việc xuất nhập tài sản có đúng quy trình, quy định không? Có kiểm kê tài sản thế
chấp, cầm cố theo quy định không?…
Các biên bản kiểm tra tài sản định kỳ, đột xuất: Đối chiếu với sổ sách, chứng từ kế toán đang
lưu giữ tại ngân hàng.
Lưu ý: các trường hợp thế chấp để vay vốn dài hạn tại ngân hàng có được đánh giá lại định kỳ,
hàng năm hoặc đánh giá lại theo quý định của Nhà nước không?
Bước 4. Kiểm tra về việc tất toán HĐTD, giải chấp tài sản đảm bảo: có đúng thời gian và
theo yêu cầu của khách không
C. KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU TRỰC TIẾP VỚI KHÁCH HÀNG VAY VỐN:
- Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm tra; Nhân viên kiểm toán chỉ được thực
hiện khi được sự chấp thuận của Trưởng đoàn kiểm tra vì đây là một việc rất tốn công sức, đồng thời
cũng là một việc rất tế nhị. Cán bộ đối chiếu phải vừa phỏng vấn khách hàng để thu thập đủ các thông
tin, tài liệu theo yêu cầu công việc, vừa tránh để khách hàng có ấn tượng không tốt về ngân hàng.
- Thông qua đối chiếu trực tiếp hồ sơ vay vốn để chứng tỏ được vốn vay có hiệu quả hay
không, chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không. Việc đối chiếu phải đạt được yêu cầu: đối chiếu dư
nợ, tình hình trả nợ, lãi của người vay (giữa hạch toán tại sổ sách ngân hàng với các căn cứ của người
vay); xem xét hiệu quả sử dụng vốn, xem xét tài sản thế chấp, đồng thời qua đối chiếu trực tiếp cũng
có thể rút ra được những mặt được, chưa được, những vướng mắc của người vay để phản ánh với các
cấp có thẩm quyền. Ngoài ra những vụ việc tiêu cực thuờng chỉ được phát hiện thông qua đối chiếu
trực tiếp với người vay.
3.1. Xác nhân nợ vay ( PHỤ LỤC - MẪU. 1TD)
- Căn cứ vào tài liệu đang lưu giữ tại ngân hàng (sao kê kế ước, sổ kế toán cho vay, các khế
ước đang còn dư nợ đối với doanh nghiệp), để xác định số tiền doanh nghiệp đang còn nợ ngân hàng
bao gồm dư nợ: Ngắn, trung, dài hạn (nội, ngoại tệ).
- Yêu cầu doanh nghiệp ký xác nhận số tiền đang còn nợ ngân hàng. Trong trường hợp có
chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân.
3.2. Kiểm tra viêc sử dụng tiền vay
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -22-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Kiểm tra sử dụng tiền vay cửa doanh nghiệp có đúng mục đích xin vay không.
- Cần làm rõ: Tiền vay được chuyển trả cho ai? để thanh toán cho hợp đồng kinh tế nào? có
phù hợp với mục đích vay vốn ghi trong hồ sơ tín dụng không?
- Trong quá trình kiểm tra cần xem các tài liệu sau:
+ Chứng từ chuyển tiền (nếu vay bằng chuyển khoản) hoặc phiếu chi (nếu vay bằng tiền mặt,
ngân phiếu).
+ Hợp đồng kinh tế liên quan.
+ Hoá đơn bán hàng của người bán.
+ Phiếu nhập kho, thẻ kho.
- Phải kiểm tra thực tế tài sản được hình thành từ tiền vay ngân hàng tại doanh nghiệp.
3.3. Kiểm tra thực trạng tài sản làm đảm bảo nợ vay
- Kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố làm đảm bảo tiền vay. Qua đó đánh giá thực trạng
tài sản đảm bảo tiền vay có đúng như trong hồ sơ thế chấp, cầm cố làm đảm bảo nợ vay đang lưu giữ
tại ngân hàng không.
- Cần làm rõ những vấn đề sau:
+ Tình trạng hiện tại của tài sản (ai đang sử dụng? chất lượng tài sản . . .).
+ Giá trị tài sản đánh giá lại từng kỳ (Nếu thấy bất hợp lý có thể xem xét thêm về chất lượng
của việc định giá giá trị của tài sản thế chấp xem có phù hợp với giá trị của tài sản ghi trong hồ sơ thế
chấp tài sản).
Đối với tài sản đảm bảo là nhà và đất cần lưu ý
- Đối với tài sản đảm bảo là đất:
+ Kiểm tra diện tích thuộc quyền sử dụng đất của doanh nghiệp (hoặc diện tích đất thuê của
doanh nghiệp) so với diện tích đất trong hợp đồng đảm bảo tiền vay.
+ Kiểm tra giá trị đất của doanh nghiệp (trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh, TP quy định).
- Đối với tài sản đảm bảo là nhà trên đất:
+ Kiểm tra vị trí ngôi nhà (mặt đường, trong ngõ, trong làng...) có đúng như trong hồ sơ đảm
bảo nợ vay không.
+ Kiểm tra diện tích xây dựng, diện tích sử dụng (so với diện tích nhà trong hợp đồng đảm bảo
tiền vay).
+ Kiểm tra giá trị nhà của doanh nghiệp trên cơ sở khung giá về xây dựng do UBND tỉnh, TP
quý định tại các thời diểm (so vơí giá trị nhà trong hợp đồng đảm bảo tiền vay).
* Cần chú ý đến giá cả thị trường tại thời điểm đánh giá tài sản thế chấp. Nếu giá cả thị trường
cao hơn giá quy định thì giá trị tài sản thế chấp lấy theo giá quy định, ngược lại nếu giá cả thị trường
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -23-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
thấp hơn giá quy định thì giá trị tài sản thế chấp lấy theo giá cả thị trường. Những tài sản bắt buộc phải
mua bảo hiểm thì không cho vay vượt quá giá trị được bảo hiểm và ngân hàng phải giữ giấy tờ bảo
hiểm.
- Đối với đảm bảo bằng hàng hoá: cần chú ý kiểm tra chế dộ quản lý kho và kiểm tra thực tế
hàng hoá trong kho. Việc nhập xuất hàng hoá phải đảm bảo đúng nguyên tắc và chỉ được xuất hàng
hoá khi dược sự đồng ý của ngân hàng cho vay; Việc thu tiền bán hàng phải được quản lý chặt chẽ để
thu nợ. Ngoài ra cán bộ kiểm tra cần xem xét cấu trúc của kho để xác dịnh độ an toàn và khả năng bảo
đảm chất lượng của hàng hoá trong kho.
3.4. Kiểm tra hiệu quả dự án và trả nợ của doanh nghiệp
Việc phát huy hiệu quả kinh tế của dự án được thể hiện trên các mặt: tình hình tài chính, tình
hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi kiểm tra tình hình tài chính, đặc
biệt chú ý các khoản công nợ đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác (có thể phải phân tích
kỹ các nhóm công nợ); kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ đánh giá được về
năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp; Khả năng tiêu thụ sản phẩm (thị trường, giá cả...), khả
năng trả nợ của doanh nghiệp khi tới hạn trả nợ cho NHTM.
* Tình hình tài chính của doanh nghiêp: .
Cần xem các tài liệu: Báo cáo quyết toán hoặc cân đối kế toán kỳ gần nhất; sổ sách kế toán,
hợp đồng kinh tế và các chứng từ liên quan để làm rõ các vấn đề sau:
- Doanh nghiệp hiện đang lãi hay lỗ?
- Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp: Có sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn
không? Nếu có thì doanh nghiệp dự kiến lấy nguồn nào để bù dắp.
- Tình trạng công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu (cần xem chi tiết các khách nợ, chủ nợ), có
các khoản nợ phải thu khó đòi không? Doanh nghiệp có các khoản nợ đến hạn - quá hạn nhưng không
có khả năng thanh toán không.
* Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Cần xem các tài liệu:
- Các hợp đồng kinh tế đầu ra của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp các kỳ gần nhất (xem báo cáo bán hàng, tài khoản
doanh thu bán hàng).
* Kiểm tra thực tế trả nợ của doanh nghiệp:
- Cần đối chiếu giữa HĐTD, khế ước, thông báo nhắc nợ…của ngân hàng với các chứng từ
lưu giữ tại doanh nghiệp
- Cần xem xét về nguồn thu từ dự án và các nguồn thu khác của doanh nghiệp với thực tế trả
nợ của doanh nghiệp để đánh giá thêm về chất lượng công tác thẩm định dự án của ngân hàng
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -24-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
VIII. Lập và gửi báo cáo kiểm toán tín dụng.
1. Nguyên tắc lập báo cáo kiểm toán:
Lập và gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng là một công việc rất quan trọng của kiểm
toán nội bộ. Báo cáo rõ ràng chính xác từ mỗi cuộc kiểm toán giúp cho việc thiết lập một tập hợp các
thông tin chính xác về hoạt động tín dụng giúp cho công tác điều hành của lãnh đạo có được những
quyết sách đúng đắn điều chỉnh những sai sót và phát huy những lợi thế của HĐ tín dụng, không
ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Khi kết thúc một cuộc kiểm toán phải kịp thời lập báo cáo kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán phải trình bầy rõ nội dung đã kiểm toán, cụ thể đã tiến hành kiểm toán
hoạt động tín dụng tại chi nhánh nào? Thời gian kiểm toán, thực hiện việc kiểm tra trên những hồ sơ
nào? chọn mẫu những đơn vị nào?
- Nội dung Báo cáo yêu cầu chính xác, rõ ràng để tránh hiểu nhầm, tránh những tữ khó hiểu,
thuật ngữ và tránh những chi tiết không cần thiết để đảm bảo tác dụng của Báo cáo. Phản ánh sự thật,
không thiên vị và những phát hiện trong báo cáo không mang tính thành kiến và bóp méo. Báo cáo
cần mang tính xây dựng, giúp đỡ đối tượng kiểm toán và với những kiến nghị, đề xuất các biện pháp
sửa chữa và khắc phục sai phạm, cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức tín dụng nếu
có. Không mang tính cá nhân và cảm tính. Báo cáo về những phát hiện mang tính thủ tục và kiểm soát
chứ không mang tính chất của phát hiện đơn lẻ. Những sai sót đơn lẻ không mang lại giá trị và có thể
có những tác động ngược lại đối với bản báo cáo.
- Toàn bộ những phát hiện trong báo cáo cần được trích dẫn đến những hồ sơ, báo cáo kiểm
toán chi tiết từng khoản vay và cần được trao đổi với giám đốc/Phụ trách bộ phận tín dụng. Trong
trường hợp phụ trách bộ phận tín dụng chậm trễ trong việc xử lý các phát hiện, cần đưa ra một thời
gian chính thức để bộ phận này giải đáp vấn đề và cần thông báo rằng trong trường hợp không thực
hiện yêu cầu sẽ bị nêu trong báo cáo.
2. Những nội dung sau đây cần được nêu trong báo cáo:
- Phạm vi công việc kiểm toán -Mẫu M3-TD (kiểm toán toàn bộ hoạt động tín dụng hay một/
một nhóm đối tượng tín dụng cụ thể).
- Đánh giá môi trường kiểm soát
- Những điểm mạnh cụ thể và những phát hiện mang tính tích cực.
- Những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng và những sai sót được phát hiện (có
các bằng chứng kèm theo).
- Giải trình của đối tượng kiểm toán về những sai sót.
- Kết luận về nội dung kiểm toán.
- Khuyến nghị và đề xuất chỉnh sửa khắc phục sai sót.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -25-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Khuyến nghị cải tiến thủ tục trong quá trình cho vay thu nợ.
- Khuyến nghị khác.
Điều quan trọng và cũng là mục tiêu của báo cáo kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng
là cần đảm bảo rằng từng điểm quan trọng trong báo cáo kiểm toán phải được đối tượng kiểm toán
hiểu rõ. Do vậy báo cáo dự thảo cần có sự xác nhận thông qua trao đổi với lãnh đạo của bộ phận được
kiểm toán trước khi thông báo với giám đốc đối tượng kiểm toán;
3. Gửi báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng:
Báo cáo kiểm toán được gửi đến 4 nơi sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Trưởng ban kiểm soát Hội đồng quản trị
- Ban Lãnh Đạo Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
- Đơn vị được kiểm toán.
4. Theo dõi sau kiểm toán.
- Xem xét báo cáo khắc phục của đối tượng kiểm toán.
- Tiến hành kiểm tra lại tại đối tượng kiểm toán về các hoạt động sửa chữa, khắc phục
và các kết quả hay hiện trạng liên quan đến các phát hiện kiểm toán quan trọng. Thời gian
thực hiện việc kiểm tra này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các vấn đề và các điều
kiện có liên quan.
- Phương pháp kiểm tra bao gồm phỏng vấn, quan sát trực tiếp, thử nghiệm và kiểm
tra bằng chứng của các hoạt động sửa đổi; công việc kiểm tra này cũng được lập hồ sơ như
các công việc kiểm toán khác.
- Đánh giá lại các rủi ro trong hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên các điều kiện đã
được sửa đổi hoặc dựa trên những giải pháp mà đối tượng kiểm toán cho biết là đã hoặc sẽ
thực hiện.
- Lập báo cáo theo dõi sau kiểm toán.
5. Mẫu biểu kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng: (Phụ lục )
M-1TD - Thư yêu cầu xác nhận
M-2TD - Báo cáo kiểm toán chi tiết khoản vay
M-3TD - Tổng hợp kiểm tra chọn mẫu
M-4TD - Báo cáo kiểm toán hoạt động tín dụng tại hội sở chính
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -26-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
II. Những sai phạm trong hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam hiện nay
2.1 Đối với bên đi vay thế chấp, cầm cố các thủ đoạn gian lận gồm:
Thông đồng với các cơ quan chức năng ở địa phương để lập hồ sơ bất động sản giả
hoặc bằng cách photocopy và công chứng giả để đưa đi thế chấp;
Dùng một tài sản để thế chấp, cầm cố ở nhiều ngân h àng khác nhau;
Thuê nhà của chủ sở hữu khác để đưa đi thế chấp hoặc lừa mượn tài sản của người
khác để cầm cố;
Sử dụng giấy tờ nhà thuê của nhà nước đem thế chấp vay vốn ngân h àng, sau khi vay
được vốn rồi thì thực hiện hành vi lừa đảo;
Sử dụng giấy tờ, con dấu của c ơ quan, doanh nghiệp đã giải thể móc nối với cán bộ
tín dụng để làm thủ tục vay vốn;
Quay vòng các tài sản thế chấp, cầm cố bằng cách rút tài sản ở chỗ này đưa đi chỗ
khác để thế chấp vay ngân hàng này trả cho ngân hàng khác, vay cửa hàng cầm đồ với
lãi suất cao để trả cho ngân hàng;
Thực hiện nghiệp vụ vay đáo nợ, d ùng khoản vay sau thanh toán cho khoản vay trước
đã đến hạn thanh toán
Thông đồng để thế chấp, cầm cố tài sản đang bị cơ quan pháp luật tạm giữ hoặc đang
có sự tranh chấp;
Lập các chứng từ vận chuyển hàng hoá giả để đưa đi cầm cố vay tiền;
Tạo ra các kho hàng bằng thủ thuật chất đầy cửa kho, thực chất phí a trong và sau
không có hàng để lừa cầm cố, như các kho chứa hàng hoá, vật liệu…
Thế chấp bằng hồ sơ bất động sản và động sản như ô tô, xưởng sản xuất… thuộc sở
hữu của mình nhưng sau đó lén lút đem bán;
Cầm cố kho hàng thật nhưng sau đó rút ruột bán hết hàng;
Bán hàng cầm cố nhưng không trả cho ngân hàng theo cam kết tại hợp đồng mà
chiếm dụng và sử dụng vào việc khác;
Cơ quan hoặc tổ chức vay tiền ngân hàng về cho nhân viên vay lại để lấy lãi suất,
nhân viên lại cho người ngoài vay không trả nợ được;
Một số công ty môi giới trong và ngoài nước quảng cáo việc vay vốn nước ngoài với
lãi suất thấp nhưng với điều kiện phải có bảo lãnh của ngân hàng và ứng trước một
khoản tiền để chi phí giao dịch, với mục đích khi nhận đ ược khoản phí giao dịch này
là bỏ trốn;
Vay ngân hàng để kinh doanh bất động sản rồi khai khống giá trị bất động sản l ên
nhiều lần, sau đó tiếp tục thế chấp v à vay nhiều hơn;
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -27-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Khai khống giá trị tài sản, lập quyết toán từ lỗ thành lãi để được vay nhiều hơn;
Khai khống giá trị tài sản, lập quyết toán từ lỗ thành lãi để được vay nhiều;
Lập dự án đầu tư và phương án kinh doanh gi ả để vay tiền;
Làm giả giấy chuyển tiền, séc, tín phiếu kho bạc; đổi ngoại tệ giả;
Làm giả hộ chiếu, séc du lịch, thẻ Master card để đổi tiền lừa đảo;
Dùng khoa học kỹ thuật hiện đại để tạo ra các tờ phiếu kho bạc giả bằng cách sửa
chữa tăng mệnh giá gấp nhiều lần để thees chấp vay vốn ngân h àng…
Hối lộ cán bộ ngân hàng để vay với khối lượng tiền lớn hoặc cho vay khi hồ s ơ thế
chấp không đủ, có nghi vấn.
Một số doanh nghiệp lợi dụng việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công
nghệ… vay tiền ngân hàng để nhập thiết bị cũ, lạc hậu hoặc nâng giá thiết bị dẫn đến
kinh doanh không hiệu quả, nợ không có khả năng trả.
Nhiều doanh nghiệp báo cáo khống vốn, c ơ sở sản xuất, năng lực , hiệu quả kinh
doanh, ký các hợp đồng kinh tế với nước ngoài để xin vay nhưng thực tế sử dụng trái
mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc đứng l àm môi giới để kinh doanh
tiền tệ gây thất thoát.
Các công ty môi giới quảng cáo việc vay vốn của n ước ngoài với lãi suất thấp nhưng
phải có sự bảo lãnh của ngân hàng và trích tỷ lệ % hoặc ứng trước một khoản tiền để
chi phí giao dịch, sau khi lấy được tiền chúng chiếm đoạt luôn.
Vay tiền để sản xuất kinh doanh nhưng thực chất là sử dụng vào việc cá nhân như:
buôn bán hàng cấm, chơi hụi hoặc trốn ra nước ngoài…
2.2 Đối với các NHTM
2.2.1 Các gian lận phổ biến ở đây đa số phải có sự thông đồng, móc ngoặc giữa cán bộ
tín dụng, đại diện cho NH cấp tín dụng, thiếu tinh thần trách nhiệm, l àm ngơ
trước những vi phạm của khách hàng, cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh
tế của ngân hàng, lợi dụng những kẽ hở của pháp luật… Vi phạm phổ biến của
cán bộ ngân hàng trong hoạt động thế chấp, cầm cố được biểu hiện gồm:
- Nhận hồ sơ thế chấp không đúng thủ tục nh ư: không phải bản chính mà là bản
sao chụp;
- Cho vay không có tài sản thế chấp mà bằng tín chấp đối với các công ty
TNHH, không cần tài sản cầm cố, thế chấp;
- Không sâu sát kiểm tra thực tế tài sản thế chấp, cầm cố; một tài sản thế chấp
cho vay nhiều món;
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -28-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Thẩm định hồ sơ, dự án, phương án, phương án kinh doanh và tài s ản thế chấp,
cầm cố qua loa, đại khái, thậm chí khi phát hiện đ ược sai sót cũng làm ngơ, bỏ
qua;
- Quản lý kho hàng cầm cố không chặt chẽ để khách h àng rút ruột bán hết hàng
không biết;
- Sử dụng giấy tờ của ngân hàng này đến vay ngân hàng khác để lừa đảo;
- Thông đồng để cho khách hàng thế chấp hàng dởm;
- Đánh tráo hàng thế chấp (hàng thật – hàng giả)…
- Lập chứng từ khống, sửa chữa chứng từ, hoá đ ơn để rút tiền.
- Nhân ngày lễ, ngày nghỉ việc bàn giao niêm phong kho quỹ không cẩn thận để
lợi dụng mở khoá kho két lấy tiền.
- Thu nợ, lãi về không nộp quỹ mà sử dụng vào việc cá nhân như đánh đề, chơi
hụi, đánh bạc, cho vay nóng lấy l ãi cao…
- Biển thủ tiền, vàng trước khi đưa kho, két trên đường vận chuyển.
- Dùng khoa học kỹ thuật hiện đại để sửa chữa sổ tiết kiệm, sổ l ưu để rút tiền.
- Đánh tráo rút ruột tiền.
- Thông đồng với nhau lấy tiền ngân hàng cho cán bộ công nhân viên đem cho
vay lấy lãi suất cao.
- Tiếp nhận tài sản không được phép cầm cố, thế chấp như: đã đem đi thế chấp,
cầm cố ở đơn vị tín dụng khác, đã bị cơ quan điều tra tạm giứ, đang còn tranh
chấp hoặc tài sản phát sinh bởi các món vay ngân h àng…
- Định giá tài sản thế chấp tuỳ tiện, có lợi cho khách h àng, không tính đến những
yếu tố biến đổi giá cả thị trường và khả năng phải thu hồi cả gốc, lãi và phạt về
sau.
- Khi cưỡng chế tài sản thế chấp, cầm cố bán hoá giá để thu hồi vốn vay t ìm
cách xà xẻo, bớt xén hoặc bán đổ, bán tháo, bán phá giá, chi phí bừa b ãi… gây
thất thoát lớn và mất khả năng thanh toán…
- Cán bộ tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong hoạt
động tín dụng, làm trái các nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính trong quá trình
thẩm định, bảo lãnh cho vay, như: không lưu giữ giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản thế chấp hoặc chỉ giữ bản photoco py để tạo cơ hội cho đối tượng
tiếp tục đem giấy tờ, tài sản đó thế chấp vay vốn các ngân h àng khác nhưng
làm ăn thua lỗ, không trả nợ được gây thất thoát tài sản của ngân hàng.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -29-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
- Cho vay không có tài sản thế chấp, tài sản thế chấp có giá trị thấp nh ưng lại
đánh giá cao hơn nhiều lần hoặc không kiểm tra t ài sản thế chấp, một tài sản
thế chấp cho vay nhiều món, đến khi đối t ượng vay không có khả năng trả nợ
thì bỏ trốn.
- Việc giám sát, quản lý tài sản thế chấp cầm cố không chặt chẽ, thiếu kiểm tra
thường xuyên dẫn đến tình trạng tài sản thế chấp là hàng dởm như: đánh tráo
vàng dởm hoặc tài sản thé chấp bị đối tượng vay đem bán hết mà không phát
hiện được.
- Trong thanh toán, thủ đoạn thường thấy là cán bộ ngân hàng nhận séc, giấy
chuyển tiền, ngân phiếu, các chứng từ thanh toán có dấu hiệu sai với quy định
mà vẫn cho thanh toán.
- Cán bộ tín dụng hợp lý hóa hồ sơ vay vốn bằng thủ đoạn phối hợp với đối
tượng vay xây dựng phương án kinh doanh giả, xác nhận tài sản thế chấp giả
để vay vốn ngân hàng.
2.2.2 Những ví dụ sau đây về những sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của một số
NHTM cho thấy việc KTNB không chặt chẽ sẽ ảnh h ưởng đến hoạt động của NH
và gây ra những hậu quả nghiêm trọng
Sai phạm trong hoạt động cho vay hỗ trợ l ãi suất
Ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi
suất cho các tổ chức, cá nhân để sản suất, kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng
hoá, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm, trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Mức hỗ trợ lãi suất là 4% một năm tính
trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009.
Tuy nhiên, các NHTM đã lợi dụng chính sách ưu đãi này để cho vay hỗ trỡ lãi suất
không đúng đối tượng và mục đích sử dụng. Qua kết quả thanh tra của Chính Phủ về việc
chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2009
tại 5 ngân hàng thương mại cổ phần đã có nhiều sai phạm, gây thất thu ngân sách Nhà nước
khoảng 160 tỷ đồng.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -30-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB),
Thanh tra Chính phủ đã kết luận VIB
mắc phải những sai phạm: hỗ trợ lãi
suất không đúng đối tượng; hỗ trợ lãi
suất vượt thời gian sử dụng vốn vay
thực tế; hỗ trợ lãi suất cho các khoản
vay để thanh toán mua hàng hóa nhưng
thực tế không có hàng hóa mua bán;
cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng
mục đích. Tính đến ngày 31/12/2009,
toàn hệ thống VIB đã thực hiện cho vay có hỗ trợ lãi suất là hơn 25,8 triệu tỷ
đồng, trong đó số tiền hỗ trợ lãi suất là hơn 260 nghìn tỷ đồng. NHNN đã chuyển
tiền tạm ứng hỗ trợ lãi suất cho VIB số tiền là hơn 230 nghìn tỷ đồng. Thanh tra
Chính phủ (TTCP) đã kiểm tra 78 hồ sơ với tổng doanh số cho vay có hỗ trợ l ãi
suất là hơn 9.000 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 35,6%). Số tiền hỗ trợ l ãi suất cho khách
hàng được kiểm tra là hơn 98 tỷ đồng (chiếm 38,4%); số tiền hỗ trợ l ãi suất không
đúng quy định phải thu hồi là gần 31 tỷ đồng. Kết luận Thanh tra Chính phủ chỉ r õ
một số nguyên nhân chủ quan từ phía VIB và các doanh nghiệp vay vốn khi chưa
tuân thủ các quyết định về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách
hàng. Chịu trách nhiệm về các khuyết điểm, sai phạm n êu trên thuộc Chủ tịch Hội
đồng Quản trị (HĐQT) và Tổng Giám đốc VIB cùng những cá nhân trực tiếp thẩm
định, quyết định cho vay, kiểm tra, kiểm soát trong quá tr ình sử dụng vốn vay, cho
vay hỗ trợ lãi suất không đúng đối tượng, không đúng thời hạn cho vay, không bảo
đảm tính pháp lý của hồ sơ.
Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương VN (Techcombank), ki ểm tra
89 hồ sơ cho vay hỗ trợ lãi suất với số
tiền 14.400 tỉ đồng, TTCP phát hiện
tổng số tiền cho vay có sai phạm trên
9.777 tỉ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất
không đúng quy định trên 55 tỉ đồng.
Theo TTCP, các khuyết điểm, sai phạm
này thể hiện rõ khi Techcombank
không thẩm định chính xác tình hình kinh doanh c ủa khách hàng để xác định thời
gian cho vay phù hợp; chưa tăng cường chỉ đạo công tác thẩm định trước khi cho
vay.
Qua kiểm tra, xác minh, Thanh tra Chính phủ phát
hiện VIB hỗ trợ lãi suất không đúng quy định phải
thu hồi trên 30 tỷ đồng.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -31-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Theo TTCP, hồ sơ vay vốn để được hưởng hỗ trợ lãi suất của hai của Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu Công Chính và Công ty TNHH xu ất nhập khẩu Thái Nguyên
không đảm bảo theo quy định. Chẳng hạn, trong các năm 2008-2009 Công ty
Công Chính lỗ đến trên 23 tỉ đồng nhưng báo cáo thẩm định của Techcombank
vẫn nhận định công ty kinh doanh có hi ệu quả, có lãi. Từ kết quả này,
Techcombank cho Công ty Công Chính vay gần 1.300 tỉ đồng với số tiền được
hưởng hỗ trợ lãi suất trên 12 tỉ đồng. Tương tự, Công ty TNHH xuất nhập khẩu
Thái Nguyên được vay vốn trên 496 tỉ đồng và được hưởng hỗ trợ lãi suất gần 4,5
tỉ đồng.
Tại Techcombank, hai dạng sai phạm chính trong hoạt động cho vay có hỗ trợ lãi
suất là quay vòng hóa đơn và việc thẩm định hồ sơ gian dối dẫn đến hỗ trợ lãi suất
với số tiền lớn, trên 55 tỷ đồng. Điển hình là Công ty TNHH Trường Ngân (trụ sở
tại Hà Nội) đã sử dụng chính hóa đơn mua hàng đã vay tại VIB để vay có hỗ trợ
lãi suất tại Techcombank trên 4,3 tỷ đồng. Công ty CP PRIME Đại Lộc (trụ sở tại
Quảng Nam) đã sử dụng hóa đơn vay tiền tại Habubank để vay trên 6,5 tỷ đồng có
hỗ trợ lãi suất tại Techcombank...
Bên cạnh đó, qua kiểm tra hồ sơ vay đối với Công ty CP xuất nhập khẩu Công
Chính, Thanh tra Chính phủ phát hiện việc đánh giá thẩm định sai sự thật. Công ty
Công Chính kinh doanh thua l ỗ hàng chục tỷ đồng trong các năm 2008, 2009
nhưng Techcombank vẫn cho vay 1.793,9 tỷ đồng với số tiền hỗ trợ lãi suất trên
17 tỷ đồng. Ngoài ra, Thanh tra Chính ph ủ cũng chỉ rõ, Techcombank đã hỗ trợ lãi
suất cho nhiều khoản vay không đủ chứng từ hợp lệ. Techcombank cũng không
tính đến các sổ tiết kiệm có lãi suất tiền gửi cao mà các doanh nghiệp này thế chấp
để vay vốn...
Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Th ương tín (Sacombank) với hai sai sót là
thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra, kiểm soát việc cho vay của khách hàng
không chặt chẽ, Sacombank đã hỗ trợ lãi suất sai quy định gần 30 tỷ đồng. Đặc
biệt, Sacombank đã cho một số doanh nghiệp được vay vốn có hỗ trợ lãi suất để
các doanh nghiệp này đem gửi tiết kiệm hưởng lãi...
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ki ểm tra 48% số tiền cho vay hỗ trợ lãi
suất, thanh tra đã phát hiện 83 hồ sơ cho vay có khuyết điểm, sai phạm. Có 14/83
doanh nghiệp được vay vốn lưu động lớn hơn nhu cầu thực tế hoạt động kinh
doanh và đã sử dụng vốn vay để gửi tiết kiệm, gửi có kỳ hạn, hưởng lãi trong thời
gian được hưởng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước. Tổng số tiền hỗi trợ lãi
suất sai quy định tại ACB là hơn 22,7 tỷ đồng.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -32-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Thủ tướng cũng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo Chủ tịch HĐQT,
TGĐ các ngân hàng MB, VIB, Techcombank, ACB, Sacombank th ực hiện nghiêm túc các
kết luận của Thanh tra Chính phủ; tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm đối với tập thể, cá
nhân có sai phạm; tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động cho vay hỗ trợ
lãi suất; chấn chỉnh kịp thời và tuân thủ nghiêm các quy trình cho vay theo Quy ch ế cho vay
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Tại Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình
Ngày 17/12, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đ ã có quyết định khởi tố bắt tạm giam
và khám xét đối với Nguyễn Trọng Luân (50 tuổi) - cán bộ Phòng kiểm tra nội bộ Ngân hàng
NN&PTNT Việt Nam (Agribank), khu vực miền Nam về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng”.
Theo kết quả điều tra, từ tháng 11/2005
đến tháng 12/2007, nhóm cán bộ Ngân
hàng Agribank (chi nhánh Tân Bình) g ồm:
Nguyễn Tám - Giám đốc, Phạm Việt Văn
- Phó giám đốc, Đặng Thị Duyên Nghĩa -
Trưởng phòng tín dụng, Đỗ Giao Toàn -
Phó Phòng tín dụng đã ký hồ sơ cho Công
ty TNHH Cát Phương Nam vay 100 t ỷ
đồng với hình thức cho vay không đảm
bảo tài sản.
Văn phòng đại diện khu vực miền Nam của ngân h àng đã hai lần thành lập đoàn thanh
tra các hồ sơ tín dụng này. Luân là người trực tiếp được phân công nhiệm vụ kiểm tra hồ s ơ
vay tiền trong cả hai đợt. Nhưng nhân viên này đã không thực hiện hết trách nhiệm, không
kiến nghị những sai phạm của chi nhánh n ày để ngăn chặn kịp thời, dẫn đến gâ y thiệt hại đặc
biệt lớn cho Nhà nước.
Cũng theo cơ quan điều tra, nếu trong đợt kiểm tra đầu ti ên, Luân có kiến nghị về những sai
phạm xảy ra tại đây th ì thiệt hại xảy ra chỉ khoảng 30 tỷ đồng. Agribank Tân B ình sẽ không
thể giải quyết tiếp cho Công ty TN HH Cát Phương Nam vay ti ền theo hai hợp đồng tiếp theo
để rồi thiệt hại lên đến 100 tỷ đồng.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -33-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Trong đợt kiểm tra thứ 2, dù đã phát hiện sai phạm nhưng Luân vẫn không kiến nghị xử lý,
nhằm kịp thời thu hồi vốn vay cho Nh à nước, dẫn đến thất thoát số tiền lớn .
Trước đó, nhóm các bộ chi nhánh ngân h àng trên đều đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi
“vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Liên quan đến Agribank, ngày 15/12, cơ quan công an cũng đã khởi tố, bắt tạm giam Giám
đốc Phòng Giao dịch Thanh niên, chi nhánh Hùng Vương của ngân hàng này để điều tra về
hành vi liên quan trong vụ lừa đảo 30 tỷ đồng.
Ngày 19 và 20-4, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế v à chức vụ -
Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Ngô Đức T ài (Phó phòng Tín
dụng), Võ Đức Hùng (nguyên Trưởng phòng Thẩm định) cùng về tội “Vi phạm các quy định
về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, Nguyễn Minh H òa (nguyên cán bộ
kiểm tra nội bộ Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam – Văn phòng đại diện khu vực miền Nam)
về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghi êm trọng”.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy: Theo chỉ đạo của Nguyễn Tám (Giám đốc), V õ Đức Hùng
đã không kiểm tra hồ sơ vay vốn, không kiểm tra tính chính xác, tr ung thực và đầy đủ của hồ
sơ vay nhưng vẫn ký báo cáo thẩm định, duyệt đề xuất giải quyết cho Công ty TNHH Cát
Phương Nam và Công ty TNHH Trư ờng Phát Đạt vay 43 tỷ đồng, dẫn đến số tiền n ày bị
chiếm đoạt. Ngô Đức Tài được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ s ơ giải quyết cho ông T.H.T. (cha
của Trần Huỳnh Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Cát Ph ương Nam, Chủ tịch HĐQT Công
ty TNHH Trường Phát Đạt, hiện Nghĩa đã bị bắt) vay tiền.
Mặc dù hồ sơ vay vốn không đầy đủ, tài liệu làm phương án vay vốn là hợp đồng kinh tế
giữa Công ty Trường Phát Đạt với một công ty v à cổ phiếu làm tài sản đảm bảo là giả mạo
nhưng Tài không những không thẩm định, kiểm tra tính xác thực của các t ài liệu này mà lại
hướng dẫn sửa chữa một số nội dung để l àm cơ sở lập báo cáo thẩm định đề xuất cho va y 10
tỷ đồng. Số tiền trên đến nay không còn khả năng thanh toán. Nguyễn Minh H òa là thành
viên trong đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh năm 2005 của Ngân h àng NN-PTNT chi
nhánh Tân Bình. Vào thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Cát Ph ương Nam chỉ mới được
Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình giải quyết cho vay 21 tỷ đồng. Thấy r õ việc cho
vay tiền không có tài sản đảm bảo của Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình đối với
Công ty TNHH Cát Phương Nam là sai quy đ ịnh về cho vay nhưng Hòa không kết luận, đề
nghị đình chỉ việc cho vay, thu hồi vốn v à kiến nghị, đề nghị xử lý đối với những cá nhân
giải quyết cho vay sai quy định.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -34-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Việc làm thiếu trách nhiệm, không kiến nghị xử lý nghi êm minh của Hòa không chỉ đã khiến
không kịp thời ngăn chặn, thu hồi vốn vay m à còn tạo điều kiện cho các lãnh đạo, cán bộ
Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Tân Bình tiếp tục cho Công ty TNHH Cát Ph ương Nam vay
tiền không đảm bảo tài sản, gây thiệt hại cho Nhà nước 120 tỷ đồng.
III. Những hạn chế trong công tác kiểm toán nội bộ tại NHTM Việt Nam:
Từ ví dụ về những sai phạm đã xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng có thể phần nào
phản ánh một thực tế là các ngân hàng ở Việt Nam nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết, tác
dụng của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ n ên chất lượng hoạt động của công tác này
trong các NHTM chưa được phát huy, hiệu qủa còn hạn chế. Thể hiện:
Thứ nhất, chức năng kiểm soát nội bộ bị đồng nhất với chức năng kiểm toán nội bộ
Chưa phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo đối với hệ thống kiểm soát nội
bộ; Công tác tự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện và bị xem
nhẹ; Hơn nữa, công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán nội bộ không đảm
bảo tính độc lập, khách quan, dẫn đến kết quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội
bộ trong suốt thời gian qua mới chỉ dừng lại ở công tác hậu kiểm, những vấn đề phát hiện
thường là những sai phạm đã xảy ra, chưa có tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa, quản
lý rủi ro và nhất là tư vấn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có.
Ngày 01/8/2006, NHNN Việt Nam đã ban hành 2 quyết định: Quyết định số
36/2006/QĐ-NHNN về “Ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD” và Quyết
định số 37/2006/QĐ-NHNN về “Quy chế kiểm toán nội bộ của TCTD”. Bằng việc ban hành
riêng 2 quyết định, NHNN đã phân biệt rõ thế nào là kiểm soát nội bộ, thế nào là kiểm toán
nội bộ. Đặc biệt NHNN đã rất coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập, tính khách
quan của kiểm toán nội bộ: tại khoản 1 Điều 7 trong Quyết định 37 nói trên quy định cụ thể
về bộ máy của kiểm toán nội bộ được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc,
trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát; Và tại Điều 4, Điều 5 trong quy
định này cũng đã đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan. Phần
lớn việc xây dựng các quy định trong 2 Quyết định này đã áp dụng thông lệ quốc tế. Tuy
nhiên, ở 2 quyết định này vẫn còn một số những hạn chế:
Xét về thông lệ: Nếu các TCTD vẫn tổ chức bộ phận kiểm soát nội bộ chuyên trách
trực thuộc Tổng giám đốc (Giám đốc) như hiện nay là không phù hợp với thông lệ tốt nhất
trên thế giới vì:
Một là, theo chức năng nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ: việc kiểm tra tính tuân thủ,
kiểm tra và đánh giá tính phù hợp, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ
trong DN… là các chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Mặt khác, Kiểm toán nội bộ
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -35-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
có thể tiến hành bất cứ cuộc thanh tra, kiểm tra nào theo yêu cầu của HĐQT hay của Tổng
giám đốc. Và các báo cáo kiểm toán bao giờ cũng được sao gửi một bản cho Tổng giám đốc.
Hai là, khi TCTD đã thiết lập và duy trì được hệ thống kiểm soát tốt, bao gồm các
chính sách, thủ tục rõ ràng và đầy đủ cho mỗi quy trình kinh doanh, đi kèm với các tiêu chí
đánh giá kết quả hoạt động rõ ràng, thì ngân hàng có th ể quản lý tốt hoạt động và các rủi ro
liên quan. Việc tự kiểm tra, kiểm soát thường xuyên là một phần của kiểm soát nội bộ, do đó,
không cần thiết phải thành lập bộ phận chuyên trách.
Ba là, bộ phận kiểm tra, kiểm soát chuyên trách không đ ảm bảo tính độc lập, khách
quan nên kết quả sẽ bị hạn chế (điều này đã thể hiện trong thực tế thời gian qua). Hơn nữa,
việc song song tồn tại hai bộ phận có những chức năng và nhiệm vụ trùng nhau dễ bị chồng
chéo gây lãng phí nguồn lực, kém hiệu quả.
Như vậy, về mô hình tổ chức, các ngân hàng gần như giữ nguyên về mô hình tổ chức của bộ
phận kiểm tra, kiểm soát chuyên trách. Và ch ỉ tăng cường thêm hệ thống Kiểm toán nội bộ
dọc từ trụ sở chính đến các khu vực; cho thấy tính hiệu lực, hiệu quả của 2 quyết định chưa
cao.
Thứ hai, về tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ tại Điều 8
Quyết định 37/2006/QĐ-NHNN, không quy định về số năm kinh nghiệm đối với cán bộ làm
kiểm toán nội bộ nói chung, riêng với Trưởng, Phó Kiểm toán nội bộ quy định tối thiểu là 3
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng là chưa có tính kh ả thi. Ngay trong Quyết định số
832/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính, tại khoản 3 Điều 12 quy định tiêu chuẩn chung đối với
kiểm toán viên nội bộ trong tất cả các DNNN là: “Đã công tác thực tế trong lĩnh vực tài
chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được
giao nhiệm vụ”. Còn trên thế giới, dù không đưa ra tiêu chuẩn ngành nghề, nhưng thông
thường, các kiểm toán viên nội bộ xuất thân từ các công ty kiểm toán độc lập, có bằng cử
nhân tài chính, luật hay quản trị và chứng chỉ kiểm toán viên công chứng (CPA) hay kiểm
toán viên nội bộ (CIA). Như vậy, quy định tại Quyết định 37 của NHNN đối với hoạt động
kinh doanh ngành ngân hàng mang tính đ ặc thù cao, lĩnh vực hoạt động rộng lớn và phức
tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ứng dụng công nghệ hiện đại, nếu Trưởng kiểm toán nội bộ chỉ 3
năm kinh nghiệm trong ngành khó có thể am hiểu sâu được mọi lĩnh vực hoạt động của ngân
hàng; khó có thể chỉ đạo điều hành công việc một cách có hiệu quả.0
Thứ ba, NHNN chưa đề cập đến yêu cầu về áp dụng chuẩn mực kiểm toán, chứng
chỉ kiểm toán nội bộ, số giờ đào tạo tối thiểu trong một năm. Nguyên nhân làm cho hiệu
quả của các bộ phận này của các NHTM còn nhiều hạn chế bởi chưa được cơ quan quản lý
nhà nước (NHNN hoặc cơ quan khác) giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB
một cách bài bản theo các chuẩn mực nghề nghiệp đã được ban hành, thực tế các NHTM rất
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -36-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
lúng túng về xây dựng bộ máy và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
kiểm tra, KTNB tại đơn vị mình.
Thứ tư, các NHTM chưa đánh giá đúng vai tr ò của KTNB: Chưa quan tâm nhiều
đến vị trí vai trò của công tác này cũng như nguồn nhân lực (về bố trí nhân sự, về chính sách
đãi ngộ, về cơ chế hoạt động…) do vậy có thể đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm
tra, KTNB của NHTM hiện nay nhìn chung vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn
nghiệp vụ và chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp…nên kết quả hoạt động chưa cao, đôi
khi hoạt động còn mang tính hình thức, né tránh, ngại va chạm, không phát hiện, ngăn chặn
kịp thời các sai sót khi tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động của
ngân hàng…
Tóm lại, mặc dù tại các NHTM đã có thành lập bộ phận kiểm tra, KTNB (có thể tên gọi bộ
phận KTNB của các NHTM không giống nhau), song kết quả hoạt động không cao, không
tham mưu được nhiều cho Ban lãnh đạo trong việc ngăn ngừa ngững sai sót trong hoạt động
của NHTM hoặc đề xuất xửa đổi cơ chế hoạt động theo chế độ hiện hành…Chính vì vậy, các
NHTM cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNB cũng như bổ sung sửa đổi qui chế,
qui trình nghiệp vụ phù hợp với chế độ hiện hành, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận
kiểm tra, KTNB…
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -37-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
Phần III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM
TOÁN NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
I. Giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước
NHNN nên đưa ra một lộ trình cụ thể (khoảng 2 - 3 năm) để các ngân hàng đủ thời gian
xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp, đủ mạnh đảm bảo thực hiện tốt mọi
chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ. Khi đủ điều kiện, các NHTM phải thiết lập mô
hình tổ chức của hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với thông lệ tốt
nhất, tức là tập trung về một mối hệ thống kiểm toán nội bộ, không còn bộ phận kiểm tra,
kiểm soát nội bộ chuyên trách.
Bổ sung quy định về số năm công tác trong l ĩnh vực quản lý tài chính, kế toán và số
năm kinh nghiệm trong ngành Ngân hàng đối với cán bộ làm kiểm toán nội bộ nói chung.
Đặc biệt với các chức danh Trưởng, phó kiểm toán nội bộ, nên tăng số năm kinh nghiệm (tối
thiểu phải 5 năm) làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Để nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động kiểm toán nội bộ, NHNN cần nghiên
cứu ban hành các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ; Kết hợp với Bộ Tài chính tổ chức các
khoá đào tạo để cấp chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ.
NHNN cần quy định số giờ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu trong năm đối với
kiểm toán viên nội bộ, nhằm liên tục trang bị các kiến thức và kỹ năng mới cho mỗi cán bộ
kiểm toán nội bộ, đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
II. Giải pháp từ phía Ngân hàng thương mại
Một là, cần có nhận thức đúng về vai trò quan trọng và những lợi ích của hệ thống
này trong công tác quản trị kinh doanh.
- Đối với HĐQT và Ban điều hành, cần quan tâm, ưu tiên nguồn lực một cách thích đáng cho
việc hình thành, hoàn thiện và phát triển của hệ thống này.
- Đối với các bộ phận, phòng ban trong ngân hàng, c ần phải hiểu rằng: kiểm toán nội bộ hỗ
trợ trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về kiểm soát nội bộ và trao đổi thông tin về
các sáng kiến kinh doanh và các thông lệ tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu đề ra để có sự
phối hợp tốt trong công việc.
Hai là, xây dựng lộ trình càng sớm càng tốt để hình thành một mô hình tổ chức của
hệ thống KTNB theo thông lệ tốt nhất đó là: không còn bộ phận kiểm tra, kiểm soát chuyên
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -38-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
trách mà tập trung sức mạnh cho hệ thống kiểm toán nội bộ cũng như thiết lập được hệ thống
kiểm soát nội bộ hoàn thiện.
Ba là, xây dựng và ban hành điều lệ kiểm toán nội bộ, với những yêu cầu cơ bản:
- Chỉ ra mục tiêu và phương pháp tiến hành kiểm toán nội bộ.
- Xác định rõ nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
- Xác định các nguyên tắc tiến hành kiểm toán.
- Cho phép kiểm toán viên tiếp cận với các tài liệu, cũng như những người có liên quan đến
hoạt động kiểm toán nội bộ.
Bốn là, xây dựng các chính sách, quy chế, quy trình, kế hoạch kiểm toán nội bộ cụ
thể theo sát với chuẩn mực. Đặc biệt là các chế tài, trong đó cần quan tâm đến cơ chế động
lực: lương, phụ cấp, và các chế độ đãi ngộ khác thoả đáng để bù đắp áp lực công việc đối với
kiểm toán viên nội bộ.
Năm là, kiểm toán viên nội bộ phải thành thạo công việc và được đào tạo thường
xuyên, mỗi kiểm toán viên phải được học tập tối thiểu 80 giờ trong một năm; ngoài ra họ
phải tự học hỏi để không ngừng nâng cao năng lực của mình.
Sáu là, phải xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo luôn duy trì quy tắc
đạo đức nghề nghiệp.
Bảy là, quy định về trang thiết bị phương tiện làm việc thuận lợi cho cán bộ làm
công tác kiểm toán nội bộ.
Tám là, quy định cho các kiểm toán viên nội bộ được quyền truy cập cơ sở dữ liệu,
các phần mềm quản trị điều hành.
Chín là, cải cách hoạt động kiểm soát kiểm toán nội bộ phải tiến hành một cách
đồng bộ với: cải cách công tác quản lý rủi ro, cải cách áp dụng các chuẩn mực trong công tác
kế toán tài chính, ứng dụng kế toán quản trị…
Tóm lại: Công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và bộ phận
kiểm toán nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành DN; là cơ sở nền tảng, điều
kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Do đó, các ngân hàng c ần
thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, gia tăng giá trị cho
các ngân hàng.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TM Việt Nam
GVHD: PGS.TS.Trầm Thị Xuân Hương Trang -39-
Thực hiện: Nhóm 16 –Lớp CH Ngân hàng đêm 4-K19
KEÁT LUAÄN
Có thể khẳng định rằng kiểm toán nội bộ là nhu cầu hoạt động tất yếu của mỗi tổ
chức tín dụng nói chung và của mỗi Ngân hàng TM nói riêng. Đi ều này ngày càng được
khẳng định rõ nét đối với các nước vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường như ở nước
ta hiện nay. Yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng các thông tin, đặc biệt là thông tin về
kết quả hoạt động kinh doanh của một đơn vị trong nền kinh tế là động lực cho sự phát triển
của kiểm toán nội bộ.
Mặc dù kiểm toán nội bộ mới được áp dụng ở Việt Nam khoảng 10 năm nhưng nó đã
đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, giúp các ngân hàng bảo
đảm được sự an toàn trong hoạt động của mình – Bên cạnh đó, việc hoàn thiện công tác này
trong họat động Ngân hàng cũng cần phải được thực hiện liên tục đặc biệt là trong hoạt động
tín dụng- hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro cao tại Ngân hàng TM Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nh4ch19_de_tai_16_kiem_toan_noi_bo_230611_8195.pdf