Tiểu luận Học phần môn học: tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Áp dụng nền hành chính thống nhất thông suốt, trên cơ sở của phân cấp
phân quyền triệt để trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Đề cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức chính quyền các cấp trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, thiết lập một trật tự hành chính phù hợp với việc tăng
cường kỷ luật, kỷ cương của nền hành chính.
Trên đây là những khuyến nghị đối với Việt Nam; những vấn đề có thể
áp dụng, vận dụng đối với Việt Nam từ nội dung của chương 3, chương 4 của
cuốn sách phục vụ và duy trì: “Cải thiện hành chính công trong một thế giới
cạnh tranh” của Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Châu Á, do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 mang tính chủ quan của cá nhân
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Học phần môn học: tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHU VỰC MIỀN TRUNG
----------
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
MÔN HỌC: TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
GIÁO VIÊN: PGS.TS Võ Kim Sơn
HỌC VIÊN: PHAN THỊ CẨM CHI
LỚP: CHHCC 16M
Huế, tháng 8 năm 2012
Căn cứ vào yêu cầu của giáo viên về việc viết bài tiểu luận môn học Tổ
chức Bộ máy Hành chính Nhà nước của PGS.TS Võ Kim Sơn, xin phép được
nêu ra những khuyến nghị đối với Việt Nam; và những vấn đề có thể ứng dụng,
vận dụng được đối với Việt Nam như sau:
Những khuyến nghị:
- Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đây là nhiệm vụ mới mẻ, vừa khó khăn, vừa nặng nề. Bản thân bộ máy
Nhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy hành chính Nhà nước) nếu không
đổi mới tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì
không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
- Việt Nam nên nhanh chóng đổi mới về tổ chức và hoạt động của tổ chức bộ
máy hành chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến tình hình và tốc
độ phát triển của Thế giới.
- Việt Nam đang tồn tại một nền hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh
lệnh và xin – cho. Nền hành chính như vậy chưa thể đảm nhiệm vai trò khai
thông các nguồn lực trong mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội để phát triển đất nước
nên cần phải xoá bỏ. Trước yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, nên chuyển từ
nền hành chính truyền thống sang nên hành chính phát triển.
Chuyển sang nền hành chính phát triển nhằm nỗ lực từng bước tách dần các
chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể các chức
năng hành chính với tổ chức sự nghiệp. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề để bộ máy
hành chính hoàn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp. Còn có
chức năng sản xuất và lưu thông hàng hoá, chức năng dịch vụ công sẽ chuyển
giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà nước uỷ quyền theo hướng xã hội
hoá.
Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân thực
hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định
rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trước công
dân, không nên xem cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền
lợi cho công dân; công chức nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiền
hà cho dân, mà phải coi dân là khách hàng, cơ quan hành chính là người phục
vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai.
- Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, theo hướng
khắc phục những chồng chéo, trùng lắp. Một số loại công việc trước đây do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, nên chuyển cho các Bộ, ngành
Trung ương và phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện; phân định rõ
thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan hành chính nhà nước với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công…
- Phân cấp quản lý giữa Trung ương – địa phương. Quá trình triển khai phân
cấp Trung ương – địa phương nên được đẩy mạnh với việc thực hiện nghị quyết
số 08/2004/NĐ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà
nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Việc thực hiện phân cấp quản lý sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong
hoạt động các Bộ ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương. Quá trình
thực hiện phân cấp sẽ gắn với cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà và
giải quyết nhanh gọn hơn các yêu cầu của công dân.
- Nên sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành Trung
ương và chính quyền địa phương các cấp.
Những vấn đề có thể vận dụng, áp dụng đối với Việt Nam:
- Vận dụng nguyên tắc tổ chức cơ quan Nhà nước quản lý đa ngành, đa
lĩnh vực vào bố trí cơ cấu tổ chức của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và
chính quyền địa phương các cấp nhằm giảm đáng kể đầu mối các cơ quan
chuyên môn thuộc Chính phủ và UBND các cấp.
- Áp dụng phương thức quản lý theo cơ chế “một cửa” ở tất cả các cấp, ở
tất cả các bộ ngành Trung ương nhằm tạo ra sự thống nhất hành chính.
- Triển khai cơ chế công khai tài chính, quy chế dân chủ cơ sở và trong
cơ quan hành chính Nhà nước…sẽ có tác dụng tích cực góp phần đổi mới mối
quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành
chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện công việc và thực thi
công vụ.
- Chính phủ, các bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện vai trò chức
năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với các nội dung hoạch định chiến lược , quy hoạch, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội; xây dựng và ban hành thể chế, chính sách; hướng dẫn việc tổ
chức thực hiện; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Kiên quyết thực hiện việc
chuyển giao mạnh các chức năng, nội dung công việc không thuộc chức năng
của hệ thống hành chính cho các tổ chức xã hội, tổ chức Phi chính phủ, tổ chức
sự nghiệp dịch vụ công, tổ chức doanh nghiệp, tư nhân đảm nhiệm ngày càng
nhiều hơn theo hướng đầy mạnh xã hội hoá.
Chính phủ, các bộ thực hiện quản lý vĩ mô trong phạm vi cả nước đối với
các lĩnh vực kinh tế - xã hội; tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp quản lý tổ chức
bộ máy hành chính giữa Trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa
phương một cách đồng bộ trên từng ngành, lĩnh vực; quy định rõ thẩm quyền
quyết định và chịu trách nhiệm đối với những vấn đề phân cấp để các địa
phương chủ động tổ chức thực hiện được sát thực, nhanh chóng, kịp thời, có
hiệu quả. Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước sau phân cấp của các bộ,
ngành Trung ương để đảm bảo tính thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực.
- Tiếp tục xoá bỏ triệt để hơn “cơ chế chủ quản đối với doanh nghiệp nhà
nước” bằng cách cải cách cả cơ quan hành chính, cơ quan chủ quản và cải cách
doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở tách hẳn giữa quản lý hành chính nhà nước
với quản lý sản xuất – kinh doanh, tiến hành cổ phần hoá mạnh doanh nghiệp
nhà nước và Công ty hoá doanh nghiệp nhà nước để hoạt động theo luật Doanh
nghiệp. Đây là giải pháp căn bản nhất để loại bỏ cơ chế chủ quản và cơ quan
chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước và đế chống tham nhũng từ cơ chế
sinh ra.
- Nhằm thực hiện được mục tiêu làm cho bộ máy nhà nước tinh gọn, có
hiệu lực, hiệu quả thì trên cơ sở đã kết luận rõ nội dung chức năng quản lý nhà
nước và phân cấp mạnh để làm tốt quản lý vĩ mô, cần phải có quyết tâm cao
trong việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy Chính phủ, các bộ, cơ quan hành chính địa
phương các cấp để đạt tới mô hình “Nhà nước nhỏ nhưng mạnh và xã hội to“ để
phát triển theo xu hướng cải cách chung của các nước trên thế giới nói chung và
Châu Á nói riêng.
- Đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào
quản lý hành chính của Nhà nước, hình thành từng bước “Chính phủ điện tử” để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chỉ đạo, điều hành, tập trung, thống nhất của Chính
phủ và hệ thống hành chính các cấp.
- Áp dụng thể chế hành chính dân chủ-pháp quyền, có sự tham gia tích
cực của người dân vào quá trình quản lý nền hành chính hiệu lực – hiệu quả.
- Áp dụng chế độ công vụ chuyên nghiệp, đảm bảo triệt để tính trách
nhiệm, tính công khai minh bạch của hoạt động công vụ. Có sức đề khác cao
với tệ quan liêu bao cấp, tham nhũng.
- Áp dụng nền hành chính thống nhất thông suốt, trên cơ sở của phân cấp
phân quyền triệt để trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Đề cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức chính quyền các cấp trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, thiết lập một trật tự hành chính phù hợp với việc tăng
cường kỷ luật, kỷ cương của nền hành chính.
Trên đây là những khuyến nghị đối với Việt Nam; những vấn đề có thể
áp dụng, vận dụng đối với Việt Nam từ nội dung của chương 3, chương 4 của
cuốn sách phục vụ và duy trì: “Cải thiện hành chính công trong một thế giới
cạnh tranh” của Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Châu Á, do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2003 mang tính chủ quan của cá nhân./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_thi_cam_chi_9521.pdf