Tiểu luận Hợp đồng gia công quốc tế và tổ chức thực hiện hợp đồng

Về quản lý và phân bổ hạn ngạch : Trong những năm qua Nhà nước đó có thay đổi rất nhiều trong vấn đề quản lý và phân bổ hạn ngạch. Mặc dù với cách phân bổ hiện nay của Bộ thương m ại đó có nhiều tiến bộ nhưng vấn đề phân bổ hạn ngạch vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần giải quy ết. Thực tế hiện nay số lượng sản phẩm sản xuất để xuất khẩu bao giê còng lớn hơn số lư ợng trong h ạn ngạch. Do vậy công ty liên tục bị thiếu hạn ngạch và luôn phải lo lắng xin hạn ngạch bổ sung hoặc tìm các doanh nghiệp khác để xuất khẩu u ỷ thác. Điều này làm chi phí sản xuất gia công tăng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong vấn đề xin hạn ngạch.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hợp đồng gia công quốc tế và tổ chức thực hiện hợp đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước thành bãi thải công nghệ. Việc công nghệ nào được sử dụng – Công nghệ cao hay công nghệ thấp là do hiệu quả kinh tế quyết định, và không phải lúc nào sử dụng công nghệ cao cũng có hiệu quả hơn dùng công nghệ thấp. Nếu nói công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng hoặc gây ô nhiễm môi trường, thì đó không phải là hậu quả mang lại của nền kinh tế gia công, mà là do sơ hở trong qui hoạch, quản lý của các cơ quan chức năng, hoặc do lỗi của các đơn vị sản xuất vì lợi ích cá nhân đã nhắm mắt làm lơ, sản xuất không đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. III.3 Kinh tế gia công không đảm bảo tốt đời sống vật chất cho người lao động Thường có quan điểm cho rằng nền kinh tế gia công là nền kinh tế thâm dụng lao động, lương trả cho công nhân chỉ đủ sống ở mức tằn tiện… nhận định như vậy là đã lộn ngược vấn đề, lấy nguyên nhân làm hệ quả. Về bản chất, gia công không đương nhiên đồng nghĩa với thâm dụng lao động. Mức độ thâm dụng lao động phụ thuộc vào giá nhân công của nước sở tại ở mỗi giai đoạn nhất định. Ví dụ cụ thể nếu Việt Nam thuê doanh nghiệp Đức sản xuất linh kiện xe hơi, hoặc lắp ráp hàng điện tử, họ sẽ dùng công nghệ hiện đại đòi hỏi rất ít lao động sống. Đó là do nhân công của Đức đắt đỏ, nên dùng máy móc sẽ có lợi hơn. Với các nước kém phát triển thì ngược lại, dùng lao động nhân công có lợi hơn dùng lao động máy móc. Do giá nhân công ở đây rẻ nên các nước khác phát triển sẽ thường chủ động giao công đoạn đòi hỏi nhiều sức lao động cho các nước này thực hiện. Như thế giá lao động rẻ là cái có trước, còn cách thức gia công thâm dụng lao động là cái có sau. Nhưng người ta rất hay bị hiện tượng đánh lừa, cứ nghĩ rằng gia công là thâm dụng lao động. Do có thể trả lương thấp và áp lực của Việc cạnh tranh nên các doanh nghiệp có xu hướng giảm giá gia công tới mức tối thiểu, miễn sao đạt mức lợi nhuận trung. Điều này khiến người ta tưởng lầm rằng vì giá gia công thấp mà lương công nhân thấp. Nếu quả thực tiền lương phụ thuộc vào giá gia công, thì giá gia công do cái gì quyết định? Tại sao phía nước ngoài không thể ép giá gia công xuống đến mức tối thiểu, mà chỉ có thể xuống đến một “ngưỡng kháng cự” nào đó? “Ngưỡng kháng cự” này chính là do giá lao động quyết định. Từ những phân tích trên có thể kết luận nói “Kinh tế gia công không đảm bảo tốt đời sống vật chất cho người lao động?” là sai. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 11 III.4 Hiệu quả và hậu quả của gia công xuất khẩu Gia công không gây ra nhập siêu, không biến đất nước thành bãi thải công nghệ, không phải là thủ phạm khiến đời sống công nhân khốn khó…Vậy tại sao lại có quan điểm cho rằng Việt Nam rơi vào “bẫy gia công” ? Nhiều người nghĩ rằng công đoạn may, hay lắp ráp sản phẩm cuối cùng, tạo ra “giá trị gia tăng” thấp, cần chuyển sang công đoạn khác có “giá trị gia tăng” cao hơn. Ví dụ như trong thiết kế mẫu mã gia công: một nữ công nhân may không thể thay thế một chuyên gia thiết kế; nếu hàng trăm ngàn công nhân bỗng chốc biến thành chuyên gia thiết kế hết, thì cũng chẳng có ai cung cấp đủ đơn hàng cho hàng trăm ngàn chuyên gia đó. Nhìn một cách thực tế, nếu bỏ qua những ám ảnh về “cất cánh” chi phối, thì con đường phát triển của Việt Nam có thể được hình dung như sau: Khu vực nông nghiệp nói chung chỉ cần vài ba % số lao động là đủ đảm trách (Ví dụ ở Mỹ là 1%). Việt Nam có tới 70% dân số sống ở nông thôn, tức là mỗi người nông dân chỉ sử dụng 1/10 năng lực của mình, còn phần lớn thời gian là thất nghiệp. Cứ mỗi người lao động ly nông và chuyển sang khu vực phi nông nghiệp thì sản lượng nông nghiệp không vì thế mà giảm đi, trong khi một lượng giá trị mới lại được tạo ra trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, bổ sung vào GDP của đất nước. Nền kinh tế nhờ đó phát triển, đất nước giàu dần lên. Quá trình này sẽ còn tiếp diễn cho đến khi số lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ còn chiếm vài %, kéo theo thu nhập đầu người của nông dân tăng lên cả chục lần so với hiện nay. Quá trình đó đòi hỏi vốn đầu tư; vốn đầu tư tạo ra phương tiện sản xuất (nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu…) để người lao động có thể sử dụng sức lao động của mình và tạo ra giá trị mới. Với những nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam thì phát triển phải dựa trên vốn đầu tư và lao động là điều đương nhiên và tất yếu. Hơn nữa, đây là con đường hợp lý, vì nó tạo ra Việc làm, giảm thất nghiệp ở nông thôn, chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết đồng thời cả vấn đề kinh tế lẫn xã hội. Dư địa cho cách thức phát triển kiểu này của Việt Nam còn rất lớn, không như những ý kiến cho rằng Việt Nam đã đến lúc chấm dứt phát triển dựa trên đầu tư và lao động. Việc sử dụng vốn đầu tư sao cho hiệu quả lại là chuyện khác, không nên lẫn lộn. Thoạt tiên, những người lao động mới chân ướt chân ráo từ đồng quê tìm tới các khu công nghiệp kiếm Việc làm, họ sẵn sàng nhận đồng lương rất thấp – dù sao vẫn cao hơn so với thu nhập ở quê và có thể chấp nhận được với mức sống hiện tại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống trung bình được nâng lên, người công nhân bắt đầu không chấp nhận mức lương như cũ. Họ yêu sách đòi tăng lương. Cứ sau mỗi dịp Tết là các doanh nghiệp lại đau đầu với vấn đề nhân sự. Giới chủ buộc phải nhượng bộ, tăng lương cho công nhân. Cứ như thế tiền lương của công nhân tăng dần lên. Nhân công dần đắt đỏ buộc chủ doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ sang loại tiên tiến, ít thâm dụng Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 12 lao động hơn, đồng thời không chấp nhận giá gia công rẻ như trước nữa. Các nước khác do đó bớt cơ hội tận dụng được nguồn nhân công rẻ của Việt Nam so với trước. Quá trình đó cứ thế tiếp diễn, dẫn tới công nghệ ngày một hiện đại hơn, lương công nhân ngày một cao hơn, Việc gia công dần chuyển sang những công đoạn ít thâm dụng lao động hơn, giá gia công cao hơn. Quá trình này diễn ra từ từ, kéo dài hàng chục năm. Bản thân các nước phát triển cũng phải mất hàng trăm năm mới được như ngày nay. Những trường hợp hóa rồng sau một thời gian ngắn như Hàn Quốc, Đài Loan là hết sức hãn hữu. Nói vậy không phải để tự an ủi bản thân, làm thui chột ý chí phấn đấu, mà để có cái nhìn thực tế hơn đối với sự phát triển của đất nước. Tóm lại, cần nhìn nhận sâu xa vấn đề và từ bỏ quan điểm cho rằng gia công chính là nguyên nhân gây ra những yếu kém cho nền kinh tế Vệt Nam. IV. THỰC TRẠNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU DỆT MAY Ở VIỆT NAM QUA THỜI GIAN Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, có thể nói ngành dệt may với mức độ thâm dụng lao động cao đã và đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu, thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2012 Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 13 Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các năm Nguồn: nam.gplist.288.gpopen.176789.gpside.1.gpnewtitle.kim-ngach-xuat-khau-hang-det-may-cua- Vet-nam-nam-2009-giam-nhe-0-6-so.asmx Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 12/2009 đạt 881,13 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt măy cả năm 2009 lên gần 9,07 tỷ USD (giảm nhẹ 0,6% so năm 2008). Thị trường Hoa Kỳ, Nhật bản vẫn là thị trường chủ đạo cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2009. là 490,4 triệu USD, cả năm đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 55,1% tổng kim ngạch; đứng thứ 2 là kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản tháng 12/2009 đạt gần 96 triệu USD, tính chung cả năm đạt 954,1 triệu USD, chiếm 10,52%. Năm 2010, ngành Dệt May Việt Nam đã có những bước tăng trưởng khả quan: Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009. Trong đó, thị trường Mỹ đạt hơn 6 tỷ USD, tăng 22%; EU đạt 1,8 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản 1,2 tỷ USD, tăng 20%. Riêng Tập đoàn Dệt May Vệt Nam, trong năm 2010 đã đánh dấu những bước phát triển mới với các chỉ tiêu tăng trưởng đạt và vượt kế hoạch đề ra, như: Doanh thu đạt 30.600,2 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009, vượt 17% so với kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2009, vượt 12% so với kế hoạch; lợi nhuận đạt 911,2 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2009, vượt 10% so với kế hoạch; doanh thu nội địa đạt 15.364,6 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2009, vượt 8% so với kế hoạch. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa năm 2010 đạt 49%, tăng 2% so với năm 2009. 9.07 11.2 13.8 15.1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may qua các năm (tỷ USD) Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 14 Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu trên 20% gồm, các Tổng công ty: Phong Phú, Việt Thắng, Nhà Bè, May 10, Dệt May Nam Định; các công ty Dệt: Dệt kim Đông Xuân, Sợi Phú Bài. Doanh thu nội địa trên 1.000 tỷ đồng, bao gồm các Tổng công ty: Phong Phú (2.175 tỷ đồng), Dệt May Hà Nội (1.410 tỷ đồng), Việt Thắng (1.199 tỷ đồng); các công ty: TNHH MTV TM thời trang Dệt May Việt Nam (1.350 tỷ đồng), Sản xuất XNK (1.125 tỷ đồng). Nguồn: Năm 2011, toàn ngành phấn đấu tăng trưởng từ 10% - 20%, trong đó, giá trị SXCN tăng 14%, doanh thu tăng 18%, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%; thu nhập bình quân tăng 10% và phấn đấu tạo công ăn việc làm cho 10.000 đến 15.000 người lao động. Cũng trong năm 2011: kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 13,8 tỷ USD, xuất khẩu tơ sợi các loại ước đạt 1,8 tỷ USD. Tổng cộng kim ngạch xuất khẩu của dệt may và tơ sợi đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 38% so với năm 2010. Với kết quả đó, ngành tiếp tục giữ vị trí số 1 trong hoạt động xuất khẩu của cả nước. Điểm nổi bật về hoạt động ngoại thương của ngành dệt may năm 2011, đó là đã suất siêu 6,5 tỷ USD. Nguồn: nam.gplist.294.gpopen.211144.gpside.1.gpnewtitle.det-may-mat-hang-co-kim-ngach-xuat- khau-lon-nhat-nam-2012.asmx 1%BB%91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,5 % so với năm 2011, chiếm trên 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 là điện thoại các loại và linh kiện tới 2,38 tỷ USD. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 15 Trong năm 2012, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Vệt Nam. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Biểu đồ 2: Trong đó, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 49,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đồng thời trong số các nhóm hàng của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì hàng dệt may dẫn đầu với tỷ trọng chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê mới nhất của Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA), năm 2012 thị phần hàng dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 7,6%. Trong năm qua, Hoa Kỳ nhập khẩu hàng dệt may từ tất cả các nước trên thế giới giảm nhẹ (0,4%) nhưng nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam vẫn tăng hơn 8% so với năm trước. Trong 4 thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may Vệt Nam, EU là thị trường duy nhất có mức suy giảm nhẹ trong năm 2012, đạt 2,5 tỷ USD, giảm 3,8% so với năm 2011. Ba thị trường Hoa Kỳ (đạt 7,5 tỷ USD), Nhật Bản (đạt 2,0 tỷ USD) và Hàn Quốc (đạt 1,1 tỷ USD) đều có mức tăng cao hơn mức tăng chung (7,5%) của nhóm hàng này, lần lượt là 8,7%, 22,2% và 17,6%. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 16 Biểu đồ 3 : Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng dệt may năm 2012 Từ nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu).Năm 2012, tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất gia công chiếm 75,3%, xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21,2%. Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2012 theo mã HS Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 17 và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái (HS 6204 và HS 6104), bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho nam giới và trẻ em trai (HS6203); các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê (HS6110); áo phông, áo may ô và loại áo lót khác (HS6109)..... Dự kiến trong năm 2013 ngành dệt may sẽ xuất khẩu từ 18,8-19,2 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ và tiếp tục chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu ngành gia công xuất khẩu. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ  Theo kinh nghiệm của những quốc gia đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động gia công quốc tế cho thấy: Gia công quốc tế không chỉ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu cho đất nước mà còn giúp nước nhận gia công có thêm máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, học tập được kinh nghiệm quản lý tiên tiến, làm quen với thị trường thế giới…Để khai thác triệt để những lợi ích của gia công quốc tế, khi chọn đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng gia công cần chú ý:  Định mức nguyên liệu ( định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, định mức chung) và tiền gia công cho một đơn vị sản phẩm: đây là nội dung chủ yếu của hợp đồng gia công, nên cần nghiên cứu kỹ, đàm phán giỏi để khách hàng ký hợp đồng với giá thích hợp ( ta không bị thua thiệt).  Cần chọn ngành có triển vọng lâu dài, ổn định cho nền kinh tế.  Chọn nước đặt gia công để thu hút được kỹ thuật mới, vốn đầu tư, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được hưởng các ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác…  Hợp đồng gia công quốc tế thường phức tạp, bao gồm hợp đồng khung và nhiều phụ lục/ đơn hàng đính kèm vì vậy khi nghiên cứu hợp đồng gia công cần thận trọng, kỹ lưỡng. V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU NGÀNH MAY V.1 Những kiến nghị đối với công ty may Trong những năm tới, hoạt động gia công may mặc ở Việt Nam còn tiếp tục được áp dụng, đó là xu thế thời đại, là một tất yếu trong quá trình phân công lao động quốc tế. Ngoài lợi ích kinh tế, hoạt động gia công may mặc xuất khẩu còn giải quyết việc làm cho một số lớn lực lượng lao động ở các thành phố còng như ở các vùng sâu vùng xa. Có thể nói, tăng cường hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc là một bước chuẩn bị quan trọng để thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu trong quá trình hội nhập. Bên cạnh Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 18 những thành tựu đó đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. V.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường Thị trường là tấm gương phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nghiên cứu thị trường là rất cần thiết, qua nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty:  Nắm bắt được sự biến động của cầu mà nhu cầu thị trường về sản phẩm may mặc hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu và có tính thời vụ.  Nghiên cứu và dự đoán thị trường sẽ giúp công ty nắm được tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng may mặc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí, từ đó mà dự báo được từng nhóm khách hàng có thể. Giúp công ty xác định được các mục tiêu và các biện pháp có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế hiện đại, công tác Marketing được coi là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường sẽ đem đến các thông tin làm cơ sở cho công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp mạnh gắn liền với khả năng Marketing mạnh, do đó cần phải có cái nhìn mới về Marketing đặc biệt là Marketing quốc tế, phải nhận thức được tầm quan trọng của Marketing như là một công cụ hàng đầu của quản trị kinh doanh. Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường:  Công việc quan trọng nhất là tạo dùng được một đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trường.  Tổ chức một phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại.  Liên kết chặt chẽ với tổng công ty dệt may Việt Nam và các tổ chức xúc tiến thương mại ( phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài). Khi có điều kiện tiến tới mở các văn phòng ở các thị trường trọng điểm. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 19  Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trương, tham gia các hội chợ thương mại, các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc. V.1.2 Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết Việc mở rộng mối quan hệ với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần chú trọng đến các mối liên kết sau:  Liên kết kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp may Tạo dùng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trên nhiều phương diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp công ty ngày càng bám sát hơn đến tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong sản xuất , nghiệm thu sản phẩm kịp thời và xây dựng khung giá hợp lý tạo sức mạnh và ổn định về kinh doanh trên thị trường quốc tế. Mặt khác hiện nay nhiều công ty ở các thị trường lớn thường đặt những đơn hàng rất lớn mà khả năng của công ty không thể đáp ứng được thì liên kết giữa các công ty lại với nhau để đáp ứng các đơn đặt hàng như vậy là rất cần thiết.  Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài trên cơ sở đồng hợp tác kinh doanh Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mỗ sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nước ngoài sẽ góp vốn, máy mục thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công ) và tiêu thósản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận được phân chia theo thoả thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nước ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. V.1.3. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng, bởi vì nó giúp cho công ty cụ thế hơn trong tình hình thị trường có sự cạnh tranh ngày một gay gắt. Đầu tư trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, sẽ giúp cho khách hàng ngày một an tâm, tin tưởng hơn vào khả năng của công ty để đáp ứng các yêu cầu của họ. Để đầu tư trang thiết bị Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 20 nâng cao chất lượng sản phẩm thì cần phải có nguồn vốn lớn, vậy nguồn vốn này lấy từ đâu ra đây là vấn đề rất nan giải. Thực tế trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc công ty còn thiếu một số thiết bị máy mục chuyên dùng để sản xuất ra các mặt hàng có chất lượng cao. Khi thiếu trang thiết bị để thực hiện các hợp đồng gia công công ty phải đi mượn hoặc thuê từ một số cơ sở khác, hoặc từ khách hàng đặt gia công. Đây là vấn đề rất phiền toái vì nó làm cho quá trình thực hiện hợp đồng gia công mất sự chủ động. Mặt khác khi khách hàng muốn đặt hàng gia công thì họ còng phải kiểm tra trang thiết bị sản xuất để chứng tỏ rằng công ty sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu mà họ đặt ra. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, công ty còng phải đào tạo được đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề cao và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường lực lượng lao động của công ty thường bị xáo trộn nên công ty thường xuyên phải đào tạo và tuyển chọn thêm những lao động từ bên ngoài vào. Công ty cần phải có chiến lược nhân sự có thể nhằm tuyển chọn những lao động có tay nghề cao còng như mạnh dạn sa thải những lao động có tay nghề quá thấp. Để làm được điều này công ty cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám trong lực lượng lao động. Mặt khác khi có trang thiết bị hiện đại rồi công ty cần phải lập kế hoạch toàn diện hơn nữa tránh tình trạng đứt chuyền làm giảm năng suất của người lao động. V.1.4. Phát triển các quan hệ đối tác Quan hệ đối tác có thể coi là một tài nguyên vô hình của một doanh nghiệp. Công nghiệp ty chính sách thể phát triển được hay không là nhê vào hai mặt: Thực lực của công ty và các quan hệ đối tác mà công ty đó tạo dùng được. Để giữ vững được các quan hệ đó, công ty luôn phải giữ chữ tín đối với đối tác, có thể đó là thái độ sòng phẳng hoặc là chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh. Muốn cho hoạt động gia công phát triển hơn nữa, công ty cần phải có các giải pháp đối với đối tác như sau:  Quan hệ trực tiếp với các đối tác gia công Công ty cần tạo cho được các quan hệ trực tiếp này tức là phải bá qua được khâu trung gian bởi hầu hết các hoạt động gia công ký kết qua các công ty trung gian đều dẫn tới là lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích của công ty bị hạn chế. Nếu bỏ qua khâu trung gian, Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 21 công ty quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn làm được điều này công ty cần phải:  Tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường. Đây chính là cơ sở để bên nước ngoài đặt gia công. Phía nước ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mó do công ty tạo ra để đánh giá được trình độ sản xuất, thể hiện chất lượng cóđáp ứng được yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao.  Mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nước hay nhiều nước khác nhau nhau, vấn đề này đó tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng gia công. Bởi vậy nếu như công ty chỉ có một số lượng khách hàng ít ái thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do vậy ngoài việc công ty phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới. Trong những năm tới việc Việt Nam đó ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bởi vì đây là thị trường có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và cơ cấu thị trường rất đa dạng. V.1.5. Tạo dùng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dùng uy tín trên thương trường thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rừ ràng. Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn những người có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thể tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường làm cho công ty tránh được các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nước ngoài, có khả năng phân tích đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp cho công ty. Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dùng một đội ngũ vững mạnh về quản trị Marketing, quản lý công tác xuất nhập khẩu và cán bộ có khả năng tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Công ty có thể lựa chọn một trong các phương án sau:  Tổ chức cho các cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay tại các trường đại học trong nước. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 22  Gửi các cán bộ cónăng lực ra nước ngoài học tập.  Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ. Với chương trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. V.1.6 Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam hiện nay thực hiện gia công đơn thuần là chủ yếu, điều này đó làm giảm lợi nhuận và làm chậm quá trình thâm nhập mặt hàng của mình vào thị trường thế giới. Gia công xuất khẩu, đặc biệt là phương thức gia công đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh tạm thời trong giai đoạn trước mắt, trong tương lai công ty cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Muốn làm được điều này thì ngay bây giờ công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn đây là tiền đề để công ty chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn sẽ giúp công ty tìm được những nhà cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín và chất lượng ổn định. Mặt khác gia công theo hình thức này làm cho công ty luôn phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường điều này giúp cho cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao được trình độ cũng như bản lĩnh kinh doanh trên thương trường quốc tế. Vì vậy gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn vừa làm nâng cao được lợi nhuận vừa tạo tiền đề cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp. V.2. Những kiến nghị với nhà nước Dưới đây là một số kiến nghị với nhà nước nhằm thúc đẩy gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Vệt Nam. V.2.1. Đầu tư phát triển ngành dệt, có sự cân đối giữa ngành dệt và may Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp may gia công thì gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải sao cho cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số côm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 23 phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Vệt Nam, muốn làm được điều này Nhà nước cần phải:  Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may.  Có chính sách khuyến khích về tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt.  Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. V.2.2 Cải cách các thủ tục hành chính Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước còn rất rườm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà công ty may Chiến Thắng cũng nằm trong số đó. Hiện nay, yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông qua hải quan. Vẫn biết rằng hải quan họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của họ nhưng vấn đề ở chỗ là thủ tục rất rườm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của Nhà nước như thuế vụ, hải quan, ngân hàng…cần đổi mới quy chế và cách thức làm việc, xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với mọi ngành mọi cấp. V.2.3 Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công Nước ta là một nước có nền kinh tế có xuất phát điểm rất thấp, các doanh nghiệp thường đi sau trong quá trình hội nhập vì vậy Nhà nước cần phải có những chính sách nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Có thể là:  Về lãi vay ngân hàng: Hiện nay ngành may mặc của nước ta các máy móc sản xuất đa phần là các máy móc lạc hậu, một số máy móc vẫn còn mới nhưng trình độ công nghệ không cao do vậy chất lượng sản phẩm không cao. Để đầu tư cho sản xuất thì nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được, do vậy cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước cần phải có sự hỗ trợ về mặt tín dụng như đơn giản các thủ cho vay vốn, giảm lãi vay… Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 24  Về quản lý và phân bổ hạn ngạch : Trong những năm qua Nhà nước đó có thay đổi rất nhiều trong vấn đề quản lý và phân bổ hạn ngạch. Mặc dù với cách phân bổ hiện nay của Bộ thương mại đó có nhiều tiến bộ nhưng vấn đề phân bổ hạn ngạch vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Thực tế hiện nay số lượng sản phẩm sản xuất để xuất khẩu bao giê còng lớn hơn số lượng trong hạn ngạch. Do vậy công ty liên tục bị thiếu hạn ngạch và luôn phải lo lắng xin hạn ngạch bổ sung hoặc tìm các doanh nghiệp khác để xuất khẩu uỷ thác. Điều này làm chi phí sản xuất gia công tăng, đồng thời tạo ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong vấn đề xin hạn ngạch. V.2.4 Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về công nghệ và thị trường công nghệ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy Nhà nước phải có các dự án nhằm cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp. Tổng công ty dệt may Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngoài thông tin công nghệ và thị trường công nghệ, hệ thống còn cung cấp các thông tin khác về thị trường hàng may mặc. Thông tin bao gồm thông tin nóng và thông tin tĩnh. Thông tin tĩnh có giá trị cố định trong thời gian dài hàng năm thậm chí vài năm, còn thông tin nóng chỉ cógiá trị trong thời gian ngắn vài tháng thậm chí từng ngày, từng giờ. V.2.5 Thành lập trung tâm xúc tiến thương mại Thị trường tiêu thụ trên thế giới luôn biến động và tương đối phức tạp, nhưng hiện nay các thông tin về thị trường vẫn còn thiếu và độ chính xác chưa cao. Vì vậy, Nhà nước sớm thành lập trung tâm xúc tiến thương mại để trợ giúp các nhà sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Chức năng của trung tâm này là cung cấp thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại, tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài. Trung tâm này sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về các thị trường nước ngoài. Trong thời gian trước mắt, khi mà chưa thành lập được trung tâm xúc tiến thương mại, Bộ thương mại cần phải thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để nghiên cứu theo dõi tình hình thị trường nước ngoài và thường xuyên đứng ra tổ chức và bảo trợ cho các đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 25 Kinh nghiệm một số nước cho thấy, ngoài việc xây dựngvà thực hiện chiến lược phát triển hợp lý ngành dệt may, các nước đóđó thực hiện những biện pháp chiếm lĩnh thị trường hữu hiệu đó có thể coi là kinh nghiệm quý báu đối với Vệt Nam. Ví dụ: Ấn Độ, Indonêsia đó thành lập kho hàng của mình ngay tại cảng Châu Âu (như cảng Rotterdam) để bám sát lịch giao hàng. Indonêsia đó thành lập trung tâm mậu dịch và phân phối của mình ở Rotterdam, trung tâm cóquan hệ chặt chẽ với cảng biển, sân bay và giữ vai trò “cửa mở” vào Châu Âu của mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này, trung tâm còn đứng ra lo liệu địa điểm cho các cuộc trưng bày triển lãm và các mục đích thương mại khác. Đây là vấn đề tối cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ khác. VI. HỢP ĐỒNG GIA CÔNG NGÀNH MAY MẶC. 1. Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu thường có dạng: PROCESSING CONTRACT No:…. Date:…. Between: Name: Address:….. Fax:….. E_mail:…. Hereinafter called as “THE CONSIGNOR” And: Name:… Address:….. Fax:….. Telex: ….. E_mail:…. Hereinafter called as “THE CONSIGNEE” Both parties have agreed to sign this contract under the following terms and conditions: 1. Object of the contract: 2. Commodity, price and amount:  Commodity:  Style No:  Quantity: Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 26  Price ( CMT, CPM, CMPQ…)  ETA SGN of material and accessories.  ETA SGN of products.  Total amount: 3. Delivery terms:  Fabric and accessories:  Delivery term:  Shipping documents:  Finish garment:  Delivery term:  Shipping documents: 4. Technical stipulation and quality: 5. Payment: 6. Inspection: 7. Claim: 8. Arbitration: 9. General conditions: FOR THE CONSIGNOR FOR THE CONSIGNEE Trong hợp đồng gia công hàng may mặc cần nắm vững một số thuật ngữ thường được sử dụng như: CMT: Cut - Make - Trimming Có nghĩa là giá gia công gồm công cắt, may, ủi, hoàn tất sản phẩm, xếp vào thùng. Riêng chi phí bao bì do người đặt gia công lo. CMP: Cut - Make - Packing Giá gia côn gồm: công cắt, may hoàn tất và đóng gói ( chi phí bao bì do người nhận gia công lo) CMP + Q: Cut - Make - Packing + Quota Giá này gồm giá CMP cộng phí Quota CMA + Q: Cut - Make - Accessories + Quota Theo giá này bên đặt gia công chỉ cung cấp nguyên liệu, còn bên nhận gia công lo phần cắt, may, phụ liệu, phí Quota. CMT + Thr( threat) + Q Giống như giá CMT, ngoài ra bên Nhận gia công còn lo them chỉ và phí Quota. Master sample: Mẫu chủ Approval sample: Mẫu đối Consumption rate: Định mức sử dụng. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 27 1. Hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty Việt Thắng. PROCESSING CONTRACT NO. 61YS/092001 Between: CHIEN THANG GARMENT COMPANY NO. 10 THANH CONG STR HA NOI, VET NAM Tel: 8.312074/78. Fax : 8.312208/312278 Represented by Md. DOI THI THU THUY – General Director Herein after called as “Party A” And : YOUNG SHIN TRADING CO., LTD 3RD. FLOOR YOUNG SHIN BLDG. NO. 790 – 10 YOUKSAM – DONG KANGNAM- GU SEOUL KOREA Herein after as “Party B” The two Parties have agreed to sign this contract for processing garments in Party A’s factories with following terms and condition: 1. OBJECT OF CONTRACT -Party A undertakes to make garment in conformity with the requirements specified in technical documents & counter samples approved by both parties. - Party B undertakes to supply free of charge & completely all materials and accessories together with the techical HỢP ĐỒNG SỐ 61YS/092001 Bên A: CÔNG TY DỆT MAY CHIẾN THẮNG Địa chỉ: Số 10, đường Thành Công, hà Nội, Vệt Nam Điện thoại: 8.312074/78. Fax : 8.312208/312278 Do bà : Đới Thị Thu Thủy Chức vụ: Tổng giám đốc là đại diện Bên B: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI YOUNG SHIN Địa chỉ: 3RD. FLOOR YOUNG SHIN BLDG. NO. 790 – 10s YOUKSAM – DONG KANGNAM- GU SEOUL KOREA Hai bên đồng ý ký hợp đồng gia công quần áo tại nhà máy của bên A kèm theo các điều khoản sau: 1. Đối tượng hợp đồng Bên A sẽ thực hiện gia công quần áo theo mẫu đối và tài liệu kỹ thuật đã được quy định rõ ràng và được thừa nhận bởi cả hai bên - Bên B sẽ cung cấp tất cả nguyên liệu, phụ liệu cần thiết cùng với các tài liệu kỹ thuật cho Việc gia công thành phẩm và trả tiền cho công cắt, may, đóng gói và các chi phí khác Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 28 documents and necessary condition for garment production and pay the cutting, making, packing & other extra charges related to importing the materials & acc. & exporting the goods (if any) for party A. 2. COMODITY ORDER NO., QUANTITY, UNIT-PRICE & SHIPMENT TIME - Commodity : MENS AND LADIES WEAR - Quantity : 200.000 PCS (+,- 10%) - Unit-price : About USD. 3.50- 4.00/PC (detail see annex) - Amount : About USD. 800.000 (detail see annex) - Delivery date of finished garments : (See annex) 3. QUALITY : The quality of all fabrics & accessories should be good &in comformity with the quality garments required. Party A will make the finished goods in comformity with the counter samples and technical documenrs confirmed by both parties. 4. DELIVERY TERMS : - All materials and accessories will be supplied by Party B free of charge on basic of C. I. F HAIPHONG PORT OF HANOI AIRPORT and must be arrived at Party A’ s warehouse at least 15 days before liên quan đến Việc nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phẩm (nếu có) cho bên A 2. Sản phẩm, số lượng, đơn giá và thời hạn giao hàng - Sản phẩm: áo quần nam, nữ - Số lượng: 200.000pcs (+,- 10%) - Đơn giá: USD. 3.50-4.00/PC (chi tiết xem phụ lục) - Giá thành: USD. 800.000 (chi tiết xem phụ lục) - Ngày giao thành phẩm: (xem phụ lục) 3. Chất lượng: Chất lượng của tất cả nguyên phụ liệu đều tốt và phù hợp với chất lượng hàng thành phẩm được yêu cầu. Bên A sẽ làm ra thành phẩm giống với mẫu và tài liệu kỹ thuật đã được thừa nhận bởi cả hai bên. 4. Điều khoản giao hàng: - Tất cả nguyên phụ liệu được cung cấp miễn phí bởi bên B dựa theo CIF HAIPHONG PORT OF HANOI AIRPORT và phải được chuyển đến nhà kho của bên A ít nhất 15 ngày trước khi tiến hành sản xuất và 40 ngày trước khi giao hàng cùng với Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 29 production time or 40 days before delivery time together with original samples, paper pattern and technical documents, ect….necessary for production (all documents should be in English). - Consumption rate of fabrics and accessories is based on necessary consumption plus 3%(ssome item of material and accessory will be decided by both parties for wastage during production). In case, that such rate can not cover the wastage and damages during production and/or defect parts of fabrics or accessories, party B will send further instruction i.e either send the additional quantity or reduce the quantity of products to be delivered. After this contract finished, all of remaining materials and Acc. Will be transferred to the next contract or reexported. - Right after shipping out materials and accessories party B should send a full set of shipping documents including original invoice, packing list, B/L, C/O, together with samples of material and accessoyies (2 sets/ each) and consumption of each item for each style to party A by courier serVce. In order to do all import formalities quickly, party B should fax the invoice, packing list and Bill of lading of the shipped goods before sending documents. mẫu gốc, mẫu giấy và các tài liệu kỹ thuật, v.v… cần thiết cho Việc sản xuất (tất cả các tài liệu là tiếng Anh). - Định mức tiêu hao của vải, phụ liệu dựa trên định mức cần thiết cộng thêm 3% (một số nguyên phụ liệu sẽ được quy định mức tiêu hao giữa hai bên trong quá trình sản xuất). Trong trường hợp định mức tiêu hao nhỏ hơn mức tiêu hao thực tế thì bên B sẽ gửi thêm nguyên phụ liệu hoặc giảm số lượng thành phẩm lại. Sau khi hợp đồng này kết thúc tất cả nguyên phụ liệu còn lại sẽ được chuyển giao cho hợp đồng tiếp theo hoặc sẽ được trả về lại nhà cung cấp. - Ngay sau khi gửi nguyên phụ liệu, bên B phải gửi bộ chứng từ đầy đủ gồm original invoice, packing list, B/L, C/O cùng với mẫu nguyên phụ liệu ( mối loại gồm 2 mẫu) và mức tiêu hao mỗi loại cho từng kiểu sản phẩm cho bên A thông qua dịch vụ vận chuyển. Để nhanh chóng làm thủ tục nhập khẩu, bên B nên gửi fax invoice, packing list và Bill of lading của sản phẩm trước khi gửi chứng từ. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 30 - If the shipping documents are sent to party A late or documents are wrong, the storage fee or fine(if any ) must be on party B’s account. Party A will ship the finished garments as scheduled. If materials and accessories arrive at party A’s warehouse later than the schedule mentioned in the annex attached, the delivery time will be re-discussed & re- agreed basing on factual situation of party A at that time. Delivery time of materials and acc. : from Jan, 2001 to Jan, 2002 Delivery time the finished goods from Feb, 2001 to the March, 2002 on basic FOB Haiphong Port or Noibai Airport. 5. PAYMENT : By L/C to the account no. 001.1.37.0078389 at the bank foreign trade of Vetnam(Vetcombank-Hanoi) 23 Phan Chu Trinh street, Hanoi. Vetnam before shipment dates at least 5 days for each export consignment. All Banking fees, commission outside Vetnam will be on party B ’s account. 6. SHIPPING DOCUMENTS : - Within 2 days after shipping materials Party B has to send to Party A by DHL following shipping documents: + B/L-original : 01 fold - Nếu như bên A gửi chứng từ trễ hoặc sai chứng từ, phí lưu kho hoặc tiền phạt (nếu có) sẽ do bên B chịu. Bên A sẽ gửi thành phẩm theo như kế hoạch. Nếu nguyên phụ liệu được chuyển đến kho bên A trễ thì kế hoạch giao hàng sẽ được đề cập trong phụ lục đính kèm, thời gian giao hàng sẽ được thảo luận lại và được bên A chấp nhận dựa trên điều kiện tế lúc đó. Thời gian gửi nguyên phụ liệu : từ 01/2001 đến 01/2002 Thời gian giao thành phẩm: từ 02/2001 đến 03/2002 dựa theo FOB cảng Hải Phòng hoặc sân bay Nội Bài. 5. Thanh toán: Thanh toán bằng L/C theo số tài khoản 001.1.37.0078389 tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vetcombank-Hanoi) 23 đường Phan Chu Trinh, Hà Nội, Việt Nam trước ngày giao hàng ít nhất là 5 ngày cho mỗi lần giao hàng. Tất cả chi phí giao dịch ngân hàng bên ngoài Việt Nam, sẽ do bên B chịu. 6. Gửi chứng từ: - Trong vòng 2 ngày sau khi gửi nguyên phụ liệu, bên B phải gửi cho bên A bộ chứng từ như sau bằng DHL: + B/L-original : 01 bản Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 31 + P/L : 01 fold + C/O : 01 fold + Invoice :01 fold - Within 5 days after shipping garments, Party A has to send to Party B’s representative following shipping documents : + B/L-copy : 03 fold +C/O&E/L :01 fold + P/L : 03 fold +Invoice : 03 fold 7. INSPECTION : Party B’s authorized representative or expert should give technical assistance while starting and during production to solve all problems occurred during production in order to keep production continuosly. Upon receipt of materials and accessories, Party A will check all of them. If there is any discrepancy in quantity or quality. Party A should notify Party B so that Party B can settle the problem without delay. Party A shall guarantee to keep all materials and finished goods under good conditions from losses and damages from receiVng mat. & acc. At the port/airport until shipping the finished goods. Party A have to make garments in conformity with the requirements specified in technical documents and other notes given by party B + P/L : 01 bản + C/O : 01 bản + Invoice :01 bản - Trong vòng 5 ngày sau khi giao thành phẩm, bên A phải gửi cho đại diện bên B bộ chứng từ giao hàng như sau: - B/L-copy : 03 bản - C/O&E/L :01 bản - P/L :03 bản - Invoice : 03 bản 7. Kiểm tra: Đại diện được thừa nhận hoặc chuyên gia của bên B sẽ hỗ trợ kỹ thuật khi bắt đầu và trong khi sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo Việc sản xuất được liên tục. Bên A sẽ kiểm tra tất cả các nguyên phụ liệu theo như giấy tờ bên B gửi. Nếu như có bất kỳ sự không thống nhất về số lượng và chất lượng, bên A sẽ thong báo cho bên B để giải quyết. Bên A đảm bảo cất trữ nguyên liệu và thành phẩm trong điều kiện tốt nhằm tránh mất mát, hư hại từ khi nhận hàng tại cảng/ san bay đến khi xuất hàng. Bên A làm ra thành phẩm đáp ứng yêu cầu với tài liệu kỹ thuất và các yêu cầu khác được thừa nhận bởi bên b trước khi sản xuất. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 32 before production. 8. CLAIM, ARBITRATION : Shortage claim of materials and accesoories with Vetnam Insurance Company’s survey report if shortage is discovered in damaged packages and with factory’s report if shortage discovered in original packages. All disputes which may arise between the parties shall be settle amicably through negotiations between the parties. If negotiations should fail, then such disputes shall be settle by the Vetnam Internation Arbitration Centre attached to the Chamber of commerce & Industry of S.R. Vetnam and his award shall be final and binding upon all the parties of this contract. The fees for arbitration and/or other charges shall be borne by the losing party, unless otherwise agreed. 9. FORCE MAJEURE : Neither party shall be liable to the other failure or delay in the performance of its obligations under this contrac for the time en to the extent such failuresor delay caused by weather, war, strikes, “Acts of God “ i.e storms, fires … Writen notice of occurance of Force Majeure shell be given by the affected party to the other with reasonable promptness in order to 8. Khiếu nại_ Trọng tài: Khiếu nại về nguyên phụ liệu với bản điều tra của công ty bảo hiểm Việt Nam nếu sự thiếu hụt NPL là do bao bì hư hỏng và với biên bản nhà máy là do thiếu hụt từ đầu. Các tranh chấp nên được giải quyết giữa các bên liên quan thông qua đối thoại. Nếu đàm phán thất bại, các tranh chấp sẽ được phân xử bởi VAC thuộc phòng công nghiệp và thương mai Việt Nam (VCCI) và phán quyết này là phán quyết cuối cùng cho các bên trong hợp đồng. Chi phí phân xử và/hoặc các chi phí khác sẽ do bên thua chịu. 9. Trường hợp bất khả kháng: Không bên nào phải chịu trách nhiệm cho Việc không hoàn thành hay chậm trễ trong Việc thực hiện so với hợp đồng với các nguyên nhân như: thời tiết, chiến tranh, đình công hay những thiên tay vượt quá khả năng khỗng chế của con người như bão, hõa hoạn… Văn bản thông báo sự Việc bất khả kháng được đưa ra bởi bên bị ảnh hưởng để bên đặt gia công biết và không quy trách nhiệm của bên gia công phải thực hiện theo điều khoản hợp đồng. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 33 be released from his resposibility. 10. TRADE MARK. Party B must be fully resposible for all trade marks attached on garments produced in party A’s factories. - The party B have to commit to full posibility in using the trade marks, the name of commodity and solVng all disputes are involVng. - In the case of the trade marks and the name of commodity orgin are cocided with what have been registed in VetNam, must have a certificate of industrial property of VietNam. 11. OTHER CONDITION. 11.1 Sample : Counter samples – Before starting production of any styles, party A shoulh make the counter samples (1 piece per style ) fow party B’s approval. 11.2 Sending : Counter samples & shiping documents will be given by party A to party B’s representative or expert in HaNoi. If there is any special request of party B, party A will send the samples & shipping documents to the assigned address, but the sending charge will be on party B’s account. 11.3 Party A is obliged to deliver the finished goods with quality in full conformity with the countersample accepted, technical documentation and instruction given by party B. 10. Nhãn hiệu: Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm cho các nhãn hiệu đính trên quần áo được sản xuất ở nhà máy của bên A. - Bên B phải ủy thác Việc sử dụng nhãn hiệu, tên sản phẩm và giải quyết các khiếu nại liên quan. - Trong trường hợp nhãn hiệu, tên sản phẩm bị sao chép đã đăng ký ở Việt Nam, phải có giấy chứng nhận là tài sản công nghệ của Việt Nam. 11. Các điều kiện khác: 11.1 . Mẫu: Mẫu đối _trước khi bắt đầu sản xuất nhiều kiểu, bên A nên làm mẫu đối ( một mẫu cho 1 kiểu) cho bên B duyệt. 11.2 . Gửi đi: Bên A gửi mẫu chủ cho đại diện bên B hoặc chuyên gia ở Hà Nội. Nếu có những yêu cầu đặc biệt của bên B, thì bên A sẽ gửi Mẫu và chứng từ vận chuyển theo địa chỉ được ấn định và chi phí thì bên B chịu. 11.3 . Bắt buộc bên A phải giao thành phẩm với chất lượng như mẫu đã được chấp nhận, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn được bên B cung cấp. Quản trị xuất nhập khẩu- TS. Bùi Thanh Tráng 34 - Follow the material consumption rate given in the technical documentation. Every charges must be accepted by Party B or his expert. - FOB, FCA are to be understood according to incoterms 1990. - Any amendment of the contract is only valid in written from and duly confirmed by both paties. This contract is made in 4 copies in English of equal value amd valid until Mar.31st2002 Each Party Kepps 2 copies of equal value. Done in HaNoi on .1st. Jan., 2001 CHIEN THANG GARMENT CO.. YOUNG SHIN TRADING CO..,LTD YOUNG SHIN TRADING CO..,LTD TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Đới Thị Thu Thuỷ S. P . EXE.MANAGING DIRECTOR Định mức sử dụng nguyên liệu trong tài liệu kỹ thuật. Mọi phí tổn cần được bên B hay chuyên gia của họ chấp nhận. FOB, FCA thì dựa theo INCOTERMS 1990. Việc sửa đổi hợp đồng chỉ có giá trị trong văn bản và hợp lệ được xác nhận bởi cả hai bên. Hợp đồng này được làm thành 4 bản bằng tiếng Anh có giá trị tương đương AMD giá trị đến 31 /03/2002. Mỗi Bên giữ 2 bản có giá trị như nhau. Done in HaNoi on .1st. Jan., 2001 CHIEN THANG GARMENT CO.. YOUNG SHIN TRADING CO..,LTD YOUNG SHIN TRADING CO..,LTD TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY Đới Thị Thu Thuỷ S. P . EXE.MANAGING DIRECTOR

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_7_hop_dong_gia_cong_quoc_te_3479.pdf
Luận văn liên quan