Ngay trong khoảng thời gian dãy nhà tr ọ đang trong quá trình hoàn thiện, chúng
tôi sẽ tiến hành quảng bá và giới thiệu về nhà trọ của chúng tôi tới các bạn học sinh –
sinh viên bằng cách phát tờ rơi, đăng thông báo cho thuê trên internet để mọi người biết
đến. Nếu có người đến thuê hay đặt trước thì sẽ lưu lại thông tin và nhận tiền cọc phòng
để đảm bảo rằng họ sẽ thuê.
Và khi dãy nhà trọ được hoàn thành, bắt đầu ngay vào việc cho thuê. Vì lượng cầu
nhiều và chất lượng phòng tốt, đảm bảo nên chúng tôi hoàn toàn tự tin vào số lượng
phòng sẽ được thuê.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5885 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kế hoạch “Xây dựng nhà trọ dành cho học sinh – sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Kế hoạch “Xây dựng nhà trọ
dành cho học sinh – sinh viên
2
LỜI NÓI ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố tập trung đông các trường
đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Trên địa bàn thành phố hiện
nay có khoảng 95 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp bao gồm đầy đủ các
loại hình đào tạo từ công lập, bán công, dân lập, các trung tâm liên kết đào tạo… Theo
báo cáo của các trường đại học, cao đẳng, trên địa bàn thành phố, hiện có khoảng gần 1
triệu sinh viên, một số lượng chiếm tỷ lệ cao trong kết cấu dân cư của thành phố. Điều
này đã tạo ra một sức ép rất lớn trong việc giải quyết điều kiện ăn ở cho sinh viên.
Đối với sinh viên nói riêng, vấn đề nhà ở, nơi ở không chỉ gắn với các hoạt động
sống đơn thuần mà còn là nơi diễn ra quá trình tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện nhân
cách của sinh viên. Học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên, sau thời gian học tập trên
giảng đường, sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu để trau dồi tri thức và rèn luyện đạo
đức. Điều kiện nơi ở tốt sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết khả năng của mình.
Đồng thời giải quyết vấn đề nhà ở cho sinh viên, thực chất là xây dựng lối sống văn hóa
sinh viên.
Tuy nhiên, về nhà ở cho sinh viên, kể cả ký túc xá và nhà trọ đang tồn tại nhiều
bất cập: đó là ký túc xá luôn trong tình trạng thiếu thốn, xuống cấp trầm trọng, không
đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, học tập của sinh viên; các nhà trọ ra đời tự phát, thiếu sự
quản lý, kiểm soát của các cấp chính quyền, dù giá cả đắt đỏ, nhưng điều kiện ăn ở lại
chật chội, thiếu an ninh.… Sinh viên vừa trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã
hội của thành phố, đem ánh sáng văn minh, khoa học kỹ thuật, văn hóa lan tỏa trong đời
sống xã hội đồng thời cũng là lực lượng nhạy cảm, dễ tiếp nhận những thói hư, tật xấu,
các tệ nạn xã hội… Chính những điều đó đã tác động tiêu cực đến đời sống, học tập và
sức khỏe của sinh viên, đồng thời đó là môi trường thuận lợi để những thói hư tật xấu
phát sinh, dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội khác.
Chính vì vậy, kế hoạch “Xây dựng nhà trọ dành cho học sinh – sinh viên” được ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách trên. Với phương châm : “Mang lại cảm giác như
chính ngôi nhà của bạn”, chúng tôi hy vọng nhận được sự quan tâm ủng hộ, và đóng góp
của các bạn.
Chân thành cảm ơn!
NHÓM THỰC HIỆN
3
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ KẾ HOẠCH ......................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 4
2. Phạm vi và đối tượng. ........................................................................................... 4
3. Mục tiêu của kế hoạch .......................................................................................... 5
4. Phương pháp thực hiện kế hoạch. ........................................................................ 5
5. Tính thiết yếu của kế hoạch. ................................................................................. 5
II. KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ......................................................... 6
1. Khảo sát thị trường ............................................................................................... 6
2. Phân tích thị trường. ............................................................................................. 7
3. Cơ hội và thách thức ............................................................................................. 8
a. Cơ hội: .................................................................................................................. 8
b. Thách thức: ........................................................................................................... 8
4. Điểm mạnh và điểm yếu: ...................................................................................... 9
a. Điểm mạnh ............................................................................................................ 9
b. Điểm yếu ............................................................................................................. 10
III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT: ....................................................................................... 10
1. Cấu trúc phòng trọ .............................................................................................. 10
2. Định giá ................................................................................................................ 11
a. Dự trù kinh phí cho dự án kinh doanh ................................................................. 11
b. Định giá sản phẩm .............................................................................................. 11
c. Tính thời gian thu hồi vốn ................................................................................... 11
3. Phân phối:............................................................................................................ 12
4. Xúc tiến ................................................................................................................ 12
IV. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP PHẢI............................................................... 13
V. NHỮNG BIỆN PHÁP BỔ TRỢ ........................................................................... 13
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 18
4
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG NHÀ TRỌ DÀNH CHO HỌC SINH – SINH VIÊN
I. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ VỀ KẾ HOẠCH
1. Lý do chọn đề tài.
Như đã trình bày ở Lời nói đầu, theo con số của bộ GDĐT năm 2011 hàng năm có
hơn mười ngàn tân sinh viên của các trường đại học cao đẳng chủ yếu tập trung ở Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó số lượng sinh viên từ các tỉnh thành trong nước đến
học tập tại thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Số lượng sinh viên này tập trung rải rác
khắp các quận ở thành phố gần các trường đại học các khu dân cư. Phần lớn sinh viên có
nguyện vọng sống trong kí túc xá tuy nhiên số lượng phòng thường có hạn nên không thể
đáp ứng hết được, phần còn lại thường sống trong các khu nhà trọ, phòng cho thuê, nhà
nguyên căn hoặc là chung cư.
Với những khu nhà trọ cũ, xuống cấp trầm trọng, nhà nguyên căn cũng không đáp
ứng hết lượng cầu ngày một nhiều, chúng tôi quyết định cùng nhau thực hiện kế hoạch
này.
2. Phạm vi và đối tượng.
Mỗi năm lượng sinh viên đều nhiều lên vì tân sinh viên đến học tập tại thành phố
và các sinh viên sau khi ra trường đa số có nguyện vọng ở lại thành phố để làm việc. Mặc
dù ngày càng có nhiều nhà trọ được xây lên nhưng vần chưa đáp ứng được hết nhu cầu về
chổ ở về điều kiện sinh hoạt, an ninh..cho các bạn sinh viên.Nắm bắt được nhu cầu ngày
càng cao về chỗ ở của các bạn sinh viên chúng tôi đã cùng nhau lên ý tưởng và đề ra kế
hoạch “Xây dựng phòng trọ dành cho sinh viên”.
Chúng tôi chọn đối tượng hướng tới là các bạn sinh viên đang học tập và các bạn
tân sinh viên ở các trường đại học tại quận Thủ Đức vì đây là nơi tập trung khá nhiều
trường Đại học, Cao đẳng như ĐH Ngân Hàng TP.HCM ,ĐH Cảnh Sát, ĐH Sư phạm kỹ
thuật TP.HCM, CĐ Xây dựng số 2, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Nghề Thủ Đức… ngoài
ra còn gần với CĐ tài chính hải quan Học viện Bưu chính viễn thông - quận 9, khu vực
làng Đại học Quốc gia TP.HCM với số lượng sinh viên rất đông nếu xây dựng được
phòng trọ điều kiên tốt có thể thu hút được các bạn sinh viên thuê trọ.
5
3. Mục tiêu của kế hoạch
Xây dựng được các khu nhà trọ mới, sạch sẽ ,an ninh ,giải quyết được các vấn đề
về điện nươc, giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở cho các bạn sinh viên để
các bạn có thể tập trung học tập tốt hơn.
4. Phương pháp thực hiện kế hoạch.
Để có thể thực hiện được kế hoạch thành công cần phải điều tra khảo sát nhu cầu
về nhà trọ của sinh viên về những bất cập mà sinh viên gặp phải khi ở trong các khu nhà
trọ hiện tại để đưa ra hướng giải quyết khắc phục những hạn chế đó. Ngoài ra phải điều
tra về số lương các khu nhà trọ hiện có ,nơi tập trung chủ yếu, tình hình kinh doanh nhà
trọ của các đơn vị xung quanh đó… để đưa ra bản kế hoạch chi tiết nhất và có khả năng
thành công nhất để thực hiện…Việc điều tra nghiên cứu được tiến hành bằng phương
pháp khảo sát lập bảng câu hỏi, thu thập số liệu.
5. Tính thiết yếu của kế hoạch.
Đây là một kế hoạch thiết thực có tính khả thi khi hoàn thành có thể đáp ứng được
nhu cầu về chỗ ở cho học sinh – sinh viên, một trong những vấn đề bức thiết của xã hội
trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra còn khắc phục được những vấn đề về sinh hoạt tạo
điều kiện cho các bạn sinh viên yên tâm học tập và sinh sống.
Có một chỗ trọ sạch đẹp, an toàn là mong muốn của hầu hết mọi người thuê trọ
6
II. KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Khảo sát thị trường
Trong khoảng thời gian từ ngày 29/09/2011 đến ngày 25/10/2011, chúng tôi có
thực hiện một cuộc khảo sát với quy mô vừa phải tại trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM,
trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM… về nhu cầu cần nhà trọ và mức độ quan tâm của
các bạn sinh viên về vấn đề nhà trọ với mẫu khảo sát dưới đây:
Câu 1: Chỗ trọ hiện tại của bạn là?
A. Ký túc xá
B. Nhà nguyên căn
C. Phòng trọ riêng (trong khu trọ tập thể)
D. Ở với chủ nhà
Câu 2: Vui lòng cho biết mức độ quan tâm của bạn khi thuê phòng trọ về các tiêu chí
sau theo thứ tự từ 1 đến 8 vào ô trống
Tiền thuê phòng hàng tháng.
Điện - nước.
Không gian phòng trọ.
An ninh khu trọ.
Nơi để xe máy, xe đạp.
Giao thông đi lại thuận tiện.
Sự thoải mái, tiện nghi.
Khác……………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Hãy đánh dấu x vào mức độ hài lòng của bạn đối với phòng trọ hiện tại qua các
tiêu chí:
Mức độ
Tiêu chí
Rất ko
hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài lòng Rất hài
lòng
Tiền thuê phòng hàng tháng
Tiền điện nước
Không gian phòng trọ
An ninh khu trọ
Nơi để xe máy, xe đạp
Giao thông đi lại thuận tiện
Sự thoải mái, tiện nghi
Khác:…………………................….
7
Câu 4: Bạn có thể thuê phòng với giá bao nhiêu 1 tháng ứng với diện tích
A. 1 triệu - 12m2 B.1,2 triệu – 15m2
C. 1,5 triệu – 16m2 D. 2 triệu – 20m2
Câu 5: Bạn muốn dùng nước giếng khoan hay nước máy?
A. Nước giếng khoan B. Nước máy
Câu 6: Bạn muốn phòng có gác lửng hay không gác? Và nếu có thì gác rộng bao nhiêu
so với phòng?
A. Không gác B. 1/2 C. 1/3 D. 2/3
Câu 7: Giờ khoá cổng khoảng mấy giờ là thích hợp?
A. 22h30 B. 23h00 C.23h30 D. Không giới hạn giờ giấc.
2. Phân tích thị trường.
Nhà ở là nơi con người hoạt động khoảng hai phần ba thời gian trong ngày, là nơi
con người tái tạo sức lao động đã mất đi cho các hoạt động sống hàng ngày, đồng thời
nhà ở chính là nơi giao tiếp và hưởng thụ các dạng văn hóa tinh thần thoải mái nhất và
thuận tiện nhất. Đối với sinh viên nói riêng, vấn đề nhà ở, nơi ở không chỉ gắn với các
hoạt động sống đơn thuần mà còn là nơi diễn ra quá trình tự học, tự nghiên cứu và rèn
luyện nhân cách của sinh viên. Học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên, sau thời gian
học tập trên giảng đường, sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu để trau dồi tri thức và rèn
luyện đạo đức. Vì thế, nhu cầu về nơi ở của sinh viên cũng có những đặc trưng riêng.
Nhà ở sinh viên không chỉ bó hẹp trong một khoảng không gian sống sau bốn bức tường
mà cần phải mở rộng ra cả môi trường xung quanh, bao gồm cả khu nhà, mạng lưới dịch
vụ và các công trình văn hóa phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, học tập của sinh viên như
các câu lạc bộ học tập, các thư viện, các hoạt động văn hóa - xã hội, câu lạc bộ thể thao....
Điều kiện nơi ở tốt sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phát huy hết khả năng của mình. Đồng
thời giải quyết vấn đề nhà ở cho sinh viên, thực chất là xây dựng lối sống văn hóa sinh
viên.
Chúng ta đều biết quận Thủ Đức còn là một quận ngoại thành, chưa phát triển
mạnh mẽ, có diện tích đất trống lớn để xây dựng khu nhà trọ mà giá đất cũng không quá
mắc so với các quận khác trên thành phố ngoài ra mức sống ở đây còn thấp phù hợp với
các bạn sinh viên từ tỉnh lẻ lên học tập và sinh sống tại các trường ĐH, CĐ trong khu
vực. Nhưng hiện nay, số lượng nhà trọ không đủ để đáp ứng nhu cầu bức thiết ấy. Trong
khi còn rất nhiều sinh viên hay người lao động phải sống trong những nhà trọ tồi tàn, lụp
xụp, không đáp ứng được chỗ ăn, nghỉ, sinh hoạt như mong muốn. Theo như kết quả
khảo sát chúng tôi thực hiện, hầu hết các bạn sinh viên đều mong muốn có một chỗ trọ
tốt, thoải mái để phục vụ tốt hơn cho việc ăn ở và học tập.
8
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu đấy, chúng tôi đã thực hiện kế hoạch Xây dựng
nhà trọ nhưng đối tượng chúng tôi muốn hướng đến ở đây là các bạn học sinh – sinh viên
tại Thủ Đức. Tuy nhiên chúng tôi chú trọng cho khu vực phường Linh Trung và Linh
Chiểu, Thủ Đức vì ở đây gần khu dân cư, gần chợ và nhiều tuyến xe bus đi qua và cũng
là nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ trong khi, tại đây số lượng nhà trọ vẫn còn ít, chưa
đáp ứng đủ.
3. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội:
Thứ nhất, Sinh viên phải ở trọ ngoài do ký túc xá không đủ chỗ và chưa kịp thời
xây trong thời gian tới. Cụ thể như: trường ĐH Ngân hàng hiện tại chỉ có 2.600 chỗ
trong kí túc xá trong khi lượng sinh viên chính quy học tại trường là khoảng 10.000,
trường CĐ xây dựng số 2 chỉ chứa được 760 chỗ trong kí túc xá, mới bằng 1/10 số sinh
viên theo hoc và bằng 1/5 số sinh viên co nhu cầu nhà trọ, trường ĐH sư phạm kĩ thuật
TP.HCM khiêm tốn hơn chỉ có được 600 chỗ trong khi lượng sinh viên chính quy của
trường lên tới hơn 10.000…
Thứ hai, ở trọ co nhiều sự thoải mái hơn ở trong ký túc xá của trường như: không
bị giới hạn về giờ giấc, đời sống riêng tư đảm bảo hơn, được thoải mái nấu ăn…
Thứ ba, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày được nâng cao. Mức
sống của sinh viên tăng so với trước đây dẫn đến sinh viên có điều kiện để chi trả cho
việc ở trọ.
Cùng với đó là số lượng người lao động từ các tỉnh đổ về thành phố (các khu công
nghiệp ở Thủ Đức) cũng có nhu cầu khá lớn về nhà ở trọ.
Thứ năm, số lượng phòng trọ quanh khu vực cũng đáp ứng phần nào nhu cầu về
chỗ ở cho sinh viên nhưng số lượng lớn phòng trọ được xây từ lâu, nhiều thiết kế trong
phòng chưa hơp lý và đa số phòng đã xuống cấp, cũ kĩ…Vì vậy nhu cầu về chỗ ở mới
sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo sức khỏe…là rất khá lớn.
b. Thách thức:
Xã hội luôn luôn phát triển, nhu cầu con người về vật chất và tinh thần ngày càng
cao. Với nhà trọ mới xây dựng xong thì trong tương lai gần, sẽ có sự xuống cấp hay trở
nên cũ đi.
9
Mặt khác các trường đai học cao đẳng cũng đang rất quan tâm tới chỗ ở cho sinh
viên, cụ thể là có nhiều mô hình kí túc xá với quy mô lơn đang chuẩn bi được xây dựng,
nếu xây dựng xong sẽ thu hút lượng lớn sinh viên vô ký túc xá ở cũng như sự tăng thêm
về số lượng nhà trọ khi những nhà đầu tư khác quan tâm đến vấn đề này.
Tại thời điểm hiện tại sinh viên số đông đã ổn định chổ ở của mình ở các khu trọ
được xây dựng trước và thường có tâm lý ngại chuyển chổ ở tuy nhiên điều đó cũng
không ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch của chúng tôi vì đối tượng chúng tôi hướng tới
có các bạn tân sinh viên sắp tới.
4. Điểm mạnh và điểm yếu:
a. Điểm mạnh
Chúng tôi có thể học hỏi được những kinh nghiệm trong cách xây dựng phòng trọ
sao cho hợp lí tiết kiệm và tận dụng được diện tích, biết được những nhược điểm mà các
khu trọ ra đời trước gặp phải trong xây dựng để khắc phục như là:vấn đề điện nước, bố trí
góc nhà vệ sinh ,kệ bếp nấu ăn,chỗ để xe, hướng nhà…
Hiện tại các phòng trọ có diện tích khoảng 12m2 là nhiều mà nhu cầu của sinh
viên về số người ở như muốn ở chung với bạn bè với anh chị là đa dạng có thể từ 4 đến 5
người nên cần những phòng trọ rộng hơn hay như những bạn sinh viên muốn ở một mình
thì chỉ cần những phòng nhỏ hơn với giá cả vừa phải.Chúng tôi xây dựng nhiều loại
phòng để các bạn sinh viên có thể lựa chọn phù hợp với số lượng người ở, phù hợp với
khả năng kinh tế. Khi kế hoạch hoàn thành sẽ có được những phòng trọ mới, sạch đẹp
,giải quyết được các vấn đề nêu trên sẽ thu hút được lượng lớn sinh viên đến đây thuê.Vì
hiện tại các khu nhà trọ xây trước đó thường cũ kĩ và xuống cấp,cơ sơ vật chất bị hao
mòn nhiều.Ngoài ra về giá cả sẽ không chênh lệch so với giá phòng hiện tại nhiều mà lại
giải quyết được các bất tiện trong sinh hoạt về điện nước,chỗ phơi đồ,chỗ để xe,an
ninh…
Nghiên cứu thị trường cho thấy đa số các khu trọ được xây dựng mà không qua
khảo sát tìm hiểu về nhu cầu mong muốn của người ở nên có những hạn chế nhất định
gây phiền toái trong sinh hoạt .Chúng tôi có sự tìm hiểu nghiên cứu về nhu cầu của sinh
viên, về thị trường và tình hình các khu nhà trọ hiện tại sau đó mới lập bảng kế hoạch nên
sẽ lợi thế hơn các khu nhà trọ khác về nhiều mặt như điều kiện phòng ở,sinh hoạt,cơ sở
vật chất sao cho phù hợp với nhu cầu của các bạn sinh viên… Ngoài ra có kế hoạch cụ
thể và chi tiết sẽ giúp tiết kiệm được các khoản chi phí không đáng trong quá trình xây
dựng giúp quản lí thi công xây dựng đúng tiến độ và đúng với kế hoạch đưa ra.
10
Có một thực tế là bây giờ tìm phong trọ rất khó khăn số lượng người cần thuê
phòng thì nhiếu mà số lượng phòng cho thuê lại hạn chế vậy nên các khu nhà trọ hiện tại
chủ trọ thường không quan tâm đến sự thoải mái của người thuê phòng đến những bất
tiện trong sinh hoạt của người thuê mà chỉ để ý đến tiền thuê phòng hàng tháng.Chúng tôi
có những người quản lí trẻ tuổi năng động có năng lực và hiếu được những nhu cầu mong
muốn của các bạn sinh viên luôn đặt sự hài lòng của các bạn khi thuê phòng của chúng
tôi lên hàng đầu nên chúng tôi tin chắc rằng sẽ thu hút được số lượng lớn các bạn sinh
viên đến với chúng tôi.
Điều quan trọng hơn hết đó là chúng tôi đã có mảnh đất trống rộng 450m2 tại
phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Đây là mảnh đất thổ cư, có bìa đỏ đầy đủ và được
coi như là phần góp vốn của 1 thành viên. Nhờ vậy, chúng tôi không phải bỏ ra một
khoản tiền lớn để mua đất nền, tổng chi phí ban đầu sẽ được tiết kiệm.
b. Điểm yếu
Chúng tôi với những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lí và
kinh doanh. Ngoài ra còn hạn chế các mối quan hệ với các ngân hàng, nhà đầu tư để có
thể huy động thêm nguồn vốn.
III. KẾ HOẠCH CHI TIẾT:
1. Cấu trúc phòng trọ
Chúng tôi dự định xây dựng 20 phòng trọ cho thuê và 1 phòng dành người quản lý
khu trọ với diện tích mỗi phòng trung bình khoảng 15m2. Chiều cao của phòng khoảng từ
5 đến 6m. Hành lang dãy trọ rộng khoảng 2m và có giá treo đồ ở phía trên, trước mỗi
phòng.
Trong phòng gồm:
1 nhà tắm + vệ sinh với diện tích khoảng 3m2 : trong đó có đầy đủ về la bô
rửa mặt, bồn vệ sinh, 2 vòi nước và 1 vòi tắm hoa sen.
1 bếp nấu ăn diện tích khoảng 1m2 có bồn và vòi rửa chén bát.
1 gác lửng với diện tích khoảng 10m2
Phòng đầy đủ tiện nghi về dây mạng internet, dây cáp TV, các ổ cắm điện tại
nơi thích hợp
Mái tôn được làm bằng tôn lạnh và có 1 mái tôn nhựa.
Có đồng hồ điện - nước được lắp mới và riêng cho từng phòng.
Nơi để xe thì để trước phòng, mỗi phòng để được 2 xe máy.
Nền nhà lát gạch bông 40x40, không tráng xi măng.
11
2. Định giá
a. Dự trù kinh phí cho dự án kinh doanh
Dựa vào việc tham khảo giá cả thị trường xây dựng thì chi phí để xây dựng một
phòng trọ là 25 triệu đồng. Vậy chi phí cho việc xây 20 phòng sẽ là 500 triệu đồng.
Chi phí mắc điện và đường ống nước : 10 triệu.
Chi phí phát sinh: 50 triệu đồng.
Vậy tổng chi phí cho dự án kinh doanh la: 560 triệu đồng.
b. Định giá sản phẩm
Theo khảo sát thị trường thì đa số chấp nhận mức giá thuê là 1,2 triệu
đồng/tháng (39%) với diện tích phòng là 15m2. Chính vì vậy chúng tôi quyết định mức
giá cho thuê là 1.2 triệu đồng/ tháng.Vào ngày 01/01 hàng năm thì sẽ tăng giá thuê lên
khoảng 100.000 đồng. Từ năm thứ 5 trở đi, có thể giữ giá hoặc tăng lên tùy vào tình hình
kinh tế, lạm phát…
Cũng theo khảo sát thì có 75% chấp nhận sử dụng nước máy và chúng tôi quyết
định giá nước là 15.000 đồng/ m3, điện là 2.000 đồng/kW (Giá điện sẽ theo giá nhà nước)
c. Tính thời gian thu hồi vốn
Theo như định giá ở trên thì ta có thể tính thời gian hoàn vốn như sau: ta tính trung
bình là luôn có 18 phòng được thuê.
Năm 1: giá mỗi phòng là 1,2 triệu đồng.
Tổng doanh thu năm 1: 1,2*18*12=259,2 triệu đồng
Năm 2: giá mỗi phòng là1,3 triệu đồng.
Tổng doanh thu năm 2: 1,3*18*12=280.8 triệuđồng
phần trăm %
a. 1 triệu - 12m2
b. 1.2 triệu -15m2
c. 1.5 triệu- 16m2
d. 2 triệu -20m2
12
Mục tiêu phải đạt được ở năm 3 để hòa vốn là: 560-259,2-280,8= 20 triệuđồng.
Năm 3: giá mỗi phòng là 1,4 triệu đồng
Tổng doanh thu năm 3: 1,4*18*12=302,4 triệuđồng
Để hòa vốn thì sau: 20/(302,4/12)= 0,79 tháng
Vậy theo như tính toán nếu không gặp rủi ro thì sau 2 năm 1 tháng là chúng tôi có
thể thu hồi được vốn của mình đã chi ra.
3. Phân phối:
Ngay trong khoảng thời gian dãy nhà trọ đang trong quá trình hoàn thiện, chúng
tôi sẽ tiến hành quảng bá và giới thiệu về nhà trọ của chúng tôi tới các bạn học sinh –
sinh viên bằng cách phát tờ rơi, đăng thông báo cho thuê trên internet…để mọi người biết
đến. Nếu có người đến thuê hay đặt trước thì sẽ lưu lại thông tin và nhận tiền cọc phòng
để đảm bảo rằng họ sẽ thuê.
Và khi dãy nhà trọ được hoàn thành, bắt đầu ngay vào việc cho thuê. Vì lượng cầu
nhiều và chất lượng phòng tốt, đảm bảo nên chúng tôi hoàn toàn tự tin vào số lượng
phòng sẽ được thuê.
4. Xúc tiến
Đối với những phòng trọ chưa có người thuê: chúng ta đăng bảng có phòng trọ cho
thuê, thông qua internet, gián tờ rơi giới thiệu về phòng tro. Đặc biệt là dựa vào chính
những sinh viên hiện đang thuê phong trọ mình quảng bá thu hut thêm nhiều khách hàng
từ bạn bè của họ. Đây là khách hàng tiềm năng của chung tôi.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm tạo ra sự
thoải mái, hài lòng cho khách hàng bằng một số biện pháp sau:
Thường xuyên dọn vệ sinh khu vực chung:sân, đường đi... nhằm tạo cho phòng
trọ thông thoáng, sạch sẽ.
Giúp đỡ giải quyết tận tình những trục trặc xảy ra trong quá trình thuê phòng
cũng như là hỗ trợ những vật dụng hư hỏng trong phòng.
Thỉnh thoảng, vào các dịp lễ hay ngày nghỉ thì tổ chức liên hoan trong dãy trọ
như nấu bún riêu, đổ bánh xèo... nhằm tăng sự gắn kết, thân thiết giữa mọi
người tạo nên không khí vui tươi trong dãy trọ.
Có thể mở một tạp hóa ngay trong dãy trọ bán: đồ ăn,rau, gạo... và các vật
dụng cần thiết cho sinh hoạt để thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian chi phí đi lại
cho khách trọ
13
Hàng năm tu bổ ,sơn sửa lại phòng trọ nhằm nâng cao chất lượng phòng trọ
hơn, tăng sự hài lòng của khách trọ.
Nếu nhu cầu thuê trọ của thị trường cao và kế hoạch này đạt được những kết quả
tốt thì có thể mở rộng quy mô của phòng trọ để đáp ứng nhu cầu đó.
IV. NHỮNG RỦI RO CÓ THỂ GẶP PHẢI
Nhà trọ xây dựng xong, trong quá trình sử dụng có thể bị hư hỏng hay trục trặc
về vật dụng, ví dụ như: cháy bóng đèn, nghẹt bồn cầu, tắc cống, dột hay tường thấm
nước, nứt tường (do thi công)… Hay tình trạng cúp điện, cúp nước do lỗi khách quan.
Cho thuê nhà trọ cũng rất phức tạp trong việc quản lý vì người thuê trọ gồm
nhiều thành phần phức tạp, và đến từ nhiều nơi khác nhau. Chúng ta không biết họ là
người như thế nào, đã đang và sẽ làm gì….. Vì vậy, chúng tôi mới hướng đến đối tượng
chủ yếu là học sinh – sinh viên, đây là tầng lớp trí thức trẻ, có nhận thức và lối sống
tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng xấu đội lốt học sinh – sinh viên, gây
mất trật tự an ninh khu trọ, chúng tôi sẽ để ý và giải quyết mạnh nếu có tình trạng này.
Trong quá trình cho thuê, có thể sẽ gặp trường hợp người thuê phòng trọ đóng
tiền phòng quá trễ hoặc quỵt tiền trọ rồi chuyển chỗ trọ khác.
Ngoài ra, an ninh khu trọ cũng là vấn đề phải đặc biệt quan tâm. Tâm lý ai
cũng muốn sống thoải mái và không phải lo lắng, luôn luôn phải đề phòng kẻ gian. Hiện
nay, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, xã hội nước ta ngày càng phát triển nhưng
kéo theo đó cũng là những hệ lụy: suy thoái đạo đức, tệ nạn xã hội ngày càng tăng…
Trên thông tin đại chúng hàng ngày vẫn đưa tin về vấn đề trộm cắp tài sản, côn đồ đánh
nhau, giết người…xuất hiện ngày một nhiều mà đối tượng chủ yếu lại là thanh, thiếu
niên. Đặc biệt, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, vấn đề này lại càng là
mối lo ngại lớn của xã hội.
V. NHỮNG BIỆN PHÁP BỔ TRỢ
Về vấn đề hư hỏng về vật chất, phòng ở, chúng tôi sẽ tu sửa theo định kỳ và khi
phòng nào có yêu cầu sửa chữa về bóng đèn, bồn cầu, hay ống nước…chúng tôi sẽ có
người sửa chữa ngay và miễn phí khi những thứ bị hư hỏng là do khách quan. Còn nếu đó
là lỗi chủ quan, do khách thuê trọ làm hư hỏng thì họ sẽ phải chịu thì sửa chữa.
14
Chúng tôi cũng sẽ có một bồn nước dự trữ 1000 lít để đề phòng khi cúp nước, đảm
bảo mọi người có nước xài tạm thời cho việc sinh hoạt.
Đưa ra nội quy về dãy trọ, yêu cầu chấp hành đúng để đảm bảo được an ninh - trật
tự khu trọ.
Quản lý khu nhà trọ, nắm bắt thông tin của người thuê trọ. Khi có người đến thuê
trọ, yêu cầu xác định thân thế rõ ràng để làm giấy tạm trú. Cùng với đó, phối hợp chặt
chẽ với Công an phường và dân phòng để đảm bảo được an ninh dãy trọ cũng như khu
vực.
15
16
17
18
PHỤ LỤC
XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Dựa vào những số liệu mà nhóm chúng tôi đã khảo sát trên 100 bạn sinh viên,
chúng tôi đã tổng hợp, xử lý đwocj những kết quả sau:
Câu 1:
Tỷ lệ %
A. Ký túc xá 21%
B. Nhà nguyên căn 15%
C. Nhà trọ 53%
D. Ở ghép với chủ 11%
Câu 2:
Thứ tự quan
tâm Tiêu chí Điểm
1 A 220
2 D 263
3 C 342
4 B 444
5 F 458
6 G 479
7 E 575
8 H 790
Câu 3:
Tiêu chí Mức độ hài lòng(5đ)
A 3.28
B 3.03
C 3.22
D 3.38
E 3.56
F 3.31
G 3.04
H 2.88
Câu 4:
Tỷ lệ %
A. 1 triệu - 12m2 35%
B. 1.2 triệu -15m2 39%
C. 1.5 triệu- 16m2 17%
D. 2 triệu -20m2 9%
Câu 5:
phần trăm
A. Nước máy 75%
B. Nước giếng khoan 25%
Câu 6:
phần trăm
A. Không gác 11%
B. 1/2 52%
C. 1/3 10%
D. 2/3 27%
Câu 7:
phần trăm
A. 22h30 18%
B. 23h00 35%
C. 23h30 22%
D. không giới hạn giờ
giấc 25%
19
CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU:
Câu 1,4,5,6,7: dùng hàm countif để đếm số đáp án và chia cho 100
Ví dụ: câu 1 đếm số đáp án a và đưa về phần trăm:
COUNTIF(B$6:B$105,"a")/100
Câu 2 và 3: các tiêu chí đặt như sau
A_ tiền thuê phòng hàng tháng
B_tiền điện nước
C_không gian phòng trọ
D_an ninh phòng trọ
E_nơi để xe máy, xe đạp
F_giao thông đi lại thuận tiên
G_sự thoải mái, tiện nghi
H_khác
Câu 2: lấy số thứ tự làm số điểm của mỗi tiêu chí
Sau đó dùng hàm SUM để tính tổng số điểm mà tiêu chí đó có được, tiêu
chí nào có tổng điểm càng thấp, càng được quan tâm.
Ví dụ: tính số điểm của tiêu chí A: SUM(C6:C105)
Tiếp theo xếp thứ tự quan tâm của các tiêu chí
Câu 3: đặt các mức độ hài lòng với những mức điểm:
Rất không hài lòng…..1đ
Không hài lòng…………2đ
Bình thường…………….3đ
Hài lòng……………………4đ
Rất hài lòng……………..5đ
Dùng hàm sum tính tổng điểm và chia cho 100 để được điểm trung bình của
từng tiêu chí.
Ví dụ: tính điểm trung bình của tiêu chí A: SUM(K6:K105)/100
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vanluong_blogspot_com_nhatro_9986.pdf