Tiểu luận Kế toán các khản phải trả khác

Trong nềm kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải biết phát huy những khả năng tiềm tàng bên trong cũng như khai thác tối đa những cơ hội mà lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp cho nhà quản trị có thể khai thác triệt để mọi tiềm năng của doanh nghiệp đó là công tác kế toán, không thể không thể kể đến công tác kế toán các khoản phải trả phải nộp khác vì thông qua công tác kế toán này mà doanh nghiệp có thể xác định được nhũng khoản phải trả phải nộp với người lao động và cơ quan nhà nước, bên cạnh đó doanh nghiệp có thế xác định được các khoản doanh thu chưa thực hiện cũng như tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân cần xử lý ra sao như thế nào cho hợp lý.

doc31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3006 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kế toán các khản phải trả khác, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Kế toán các khản phải trả khác LỜI MỞ ĐÂU Nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn thực hiện các chính sách đổi mới nhằm tạo ra những bước chuyển mạnh mẽ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN thì nền kinh tế cần phát triển ổn định, vững chắc, phấn đấu đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế kế hoạch đã đề ra. Do đó nhà nước ta thực hiện chính sách kinh tế mở cửa và hội nhập để tồn tại trong nền kinh tế hiện nay thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao vị thế của mình để có thể tồn tại và phát triển. Để có thể đứng vững trước những cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về hình thức, quy mô lẫn hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng dù có phát triển đến mức nào, ở loại hình doanh nghiệp đi chăng nữa thì doanh nghiệp cũng phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh đó là điều cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong hoạt động kinh doanh thì nợ phải trả là bộ phận cấu thành nên nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản lý và hạch toán đúng đắn từ đó có biện pháp thanh toán các khoản nợ đúng hạn là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải trả quan trọng bởi vì chúng có liên quan chặt chẽ tới mục tiêu lợi nhuận và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc đạt được mức độ thích hợp về các khoản nợ quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Một công ty có quá ít các khoản nợ có thể không đạt được tối đa các tiềm năng của mình. Tuy nhiên, có quá nhiều các khoản nợ cũng có thể khiến công ty phải chịu những rủi ro quá mức. Thông thường các khoản nợ phải trả thường chiếm 75% trên tổng tài sản, trong đó các khoản nợ ngắn hạn thường chiếm từ 25 – 50 % tổng tài sản. Trong các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp thì nợ phải trả khác có một vị trí khá quan trọng, nó là một phần trong nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải theo dõi chi tiết đối tượng và thời hạn các khoản nợ phải trả khác nhằm đảm bảo việc hạch toán duy trì tốt các mối quan hệ với tổ chức cá nhân. Để hiểu rõ hơn về nội dung các khoản mục thuộc nợ phải trả khác của doanh nghiệp, nắm vững nguyên tắc ghi nhận các khoản nợ phải trả khác, nắm được các chứng từ, tài khoản, trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ chủ yếu và sổ sách kế toán liên quan đến các khoản nợ phải trả khác của doanh nghiệp nhóm đã quyết định chọn đề tài: “kế toán các khản phải trả khác”. I. Những quy định chung về kế toán nợ phải trả 1.1. khái niệm về kế toán nợ phải trả Trong các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh sản xuất kinh doanh luôn phát sinh các giao dịch với các đối tác. Các giao dịch này dẫn đến doanh nghiệp nhận về một tài sản, một loại dịch vụ, tham gia một cam kết hợp đồng hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý tạo ra khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với các đối tác. -Khái niệm: Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. -Điều kiện ghi nhận: +Thanh toán nghĩa vụ hiện tại bằng tiền, tài sản khác, chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu. +Giá trị khoản nợ phải được xác định hoặc ước tính một cách đáng tin cậy. +Các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: Nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho nhà nước, phải trả cho người lao động… 1.2. Phân loại kế toán nợ phải trả Căn cứ vào nội dung kinh tế nợ phải trả trong doanh nghiệp được chia thành: -Nợ phải trả vay: Là các khoản nợ phải trả phát sinh trên cơ sở các hợp đồng, khế ước vay giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân, đơn vị bên trong và ngoài doanh nghiệp như: Vay ngắn hạn, vay dài hạn, trái phiếu phát hành… -Nợ phải trả trong thanh toán: Là các khoản nợ phải trả phát sinh từ những giao dịch mua bán, trao đổi, sử dụng dịch vụ,.. mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm như: Phải trả người bán, Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, phải trả, phải nộp khác,… -Các khoản dự phòng phải trả: Là các khoản chi trả mà thực tế chưa phát sinh nhưng được tính trước vao chi phí kinh doanh trong kỳ. Bao gồm: Chi phí phải trả, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Dự phòng phải trả. Căn cứ theo thời hạn thanh toán, nợ phải trả doanh nghiệp được chia thành: -Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp gồm: Vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người lao động, phải trả người bán ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí phải trả ngắn hạn, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác -Nợ dài hạn: Là khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vay dài hạn, nợ dài hạn, trái phiếu phát hành, chi phí phải trả dài hạn, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, thuế thu nhập hoãn lại phải trả, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng phải trả, phải trả dài hạn khác. 1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nợ phải trả Theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách kịp thời đầy đủ và chính xác các khoản nợ phải trả,phải nộp khác và tình hình thanh toán các khoản đó, qua đó kiểm tra kiểm soát tình hình quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức kế toán chi tiết và các khoản nợ phải trả, phải nộp khác theo từng đối tượng cho từng khoản chi tiết: BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn, tài sản chờ giải quyết, các khoản doanh thu chưa thực hiện, các khoản phải trả về cổ phần hóa, nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn, phải thu phải nộp khác. Cung cấp kịp thời( thường xuyên, định kỳ) những thông tin về tình hình các khoản phải trả khác : tình hình hiện có và sự biến động của các khoản nhận ký quỹ ký cược của các cá nhân, tổ chức, đơn vị khác; và phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả phải nộp khác. 1.4. Các quy định về kế toán phải trả khác Kế toán các khoản phải trả khác phải tuân thủ các qui định chung của kế toán các khoản phải trả khác: Kế toán nhận ký quỹ ký cược và kế toán khoản phải trả phải nộp khác. -Phải tổ chức theo dõi chi tiết từng đối tượng, theo nội dung, theo thời hạn thanh toán. Phải theo dõi chi tiết chỉ tiêu giá trị hiện vật. -Khi nhận và hoàn trả tiền, hiện vật ký quỹ ký cược của các đơn vị cá nhân. -Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân chờ giải quyết. -Số tiền trích thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ. -Doanh thu chưa thực hiện: thu trước của khách hàng về cho thuê tài sản, khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm trả góp, các khoản lãi vay. -Các khoản phải trả khác cho cá nhân tập thể theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, các khoản khấu trừ vào tiền kương của công nhân viên. -Phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đối chiếu cáckhoản nợ phải trả khác trong doanh nghiệp II. Kế toán các khoản phải khác 2.1. Kế toán các khoản phải trả khác - Tài khoản 338 Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 337). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịchvụ đã cung cấp cho khách hàng, chênh lệch đánh giá lại các tài sản đưa đi góp vốn liên doanh và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động. 2.2. Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: 1. Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. 2. Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biến bản xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân. 3. Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. 4. Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí toà án, các khoản thu hộ, đền bù. . .). 5. Các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn. Trường hợp nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán (TK 003 : Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược). 6. Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông. 7. Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời. 8. Các khoản tiền nhận từ đơn vị uỷ thác xuất, nhập khẩu hoặc nhận đại lý bán hàng để nộp các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu. 9. Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng (Gọi là doanh thu nhận trước). 10. Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay. 11. Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ. 12. Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính. 13. Phần lãi hoàn lại do đánh giá lại tài sản đưa đi góp vốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát tương ứng với phần lợi ích của bên liên doanh. 14. Số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào gia trị doanh nghiệp. 15. Khoản chênh lệch giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính. 16. Khoản chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động. 17. Các khoản phải trả, phải nộp khác. 2.3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 338 – phải trả phải nộp khác 2.3.1. Bên nợ - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. - Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. - Số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào doanh thu tài chính. - Số phân bổ chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh. - Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) và chi phí tài chính. Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. - Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. - Kết chuyển số chênh lệch giữa giá giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá đưa đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh được ghi tăng thu nhập khác khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số vật tư, hàng hoá cho bên thứ ba. - Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền thu hồi nợ phải thu đã thu được và tiền thu về nhượng bán, thanh lý tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước. - Các khoản đã trả, đã nộp khác. 2.3.2. Bên có - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (Chưa xác định rõ nguyên nhân) - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (Trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. - Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh; - Trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khấu trừ vào lương của công nhân viên. - Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể. - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù. - Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán. - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (trường hợp lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính. - Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay. - Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính. - Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động. - Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh. - Số tiền phải trả về toàn bộ số tiền thu hồi nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán, thanh lý tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác định giá để cổ phần hoá doanh nghiệp. - Công ty cổ phần phản ánh số tiền phải trả về tổng số tiền thu được về tiền thu hộ nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước (Được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp). - Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước. - Các khoản phải trả khác. 2.3.4. Số dư bên có - Số tiền còn phải trả, còn phải nộp. - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết. - Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời điểm cuối năm tài chính. - Số chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý hoặc giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại chưa kết chuyển. - Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát chưa kết chuyển. - Phản ánh số tiền còn phải trả về số tiền thu hộ các khoản nợ phải thu và số tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp đến cuối kỳ kế toán. - Phản ánh số tiền công ty cổ phần còn phải trả về tiền thu hộ các khoản nợ phải thu và tiền thu từ nhượng bán tài sản giữ hộ Nhà nước đến cuối kỳ kế toán. - Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước còn phải trả đến cuối kỳ kế toán. 2.3.5. Số dư bên nợ Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả cho công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. 2.3.6. Tài khoản cấp 2 của tài khoản 338 Tài khoản 3381 : Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. (Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 338 (3381)). Tài khoản 3382 : Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. Tài khoản 3383 : Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị. Tài khoản 3384 : Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định. Tài khoản 3385 : Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, tiền thu hộ các khoản phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và các khoản phải trả khác theo qui định. Tài khoản 3386 : Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Phản ánh số tiền mà đơn vị nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài đơn vị với thời gian dưới 1 năm, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản 3387 : Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay; Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần; Khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn liên doanh tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh; không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. 2.2.Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 1. Trường hợp TSCĐ phát hiện thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết ghi: Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình (Nguyên giá) Có TK 214 : Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3381) (Giá trị còn lại). Đồng thời, căn cứ hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ. 2. Trường hợp vật tư, hàng hoá, tiền mặt tại quỹ phát hiện thừa qua kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết, ghi: Nợ TK 111 : Tiền mặt Nợ TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ Nợ TK 155 : Thành phẩm Nợ TK 156 : Hàng hoá Nợ TK 158 : Hàng hoá kho bảo thuế Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3381). 3. Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3381) Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh; hoặc Có TK 441 : Nguồn vốn đầu tư XDCB Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3388) Có TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp. 4. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 622 : Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 : Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 : Chi phí bán hàng Nợ TK 642 : Chi phí quản lý doanh nghiệp . . . Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384). 5. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội trừ vào lương của công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 : Phải trả người lao động Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3384). 6. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác Có các TK 111, 112,. . . 7. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản. . ., ghi: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 : Phải trả người lao động. 8. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383) Có các TK 111, 112,. . . 9. Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi: Nợ TK 111 : Tiền mặt Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác. 10. Hạch toán nhận ký quỹ, ký cược: Khi nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn của các đơn vị khác bằng tiền, ghi: Nợ các TK 111 (1111, 1113), 112,. . . Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3386). Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với doanh nghiệp bị phạt theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế, đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký quỹ, ký cược của người ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3386) (Đối với khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn) Có TK 711 : Thu nhập khác. Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3386) (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có) Có TK các TK 111, 112,. . . 11. Khi xác định số lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông theo quyết định của đại hội cổ đông, ghi: Nợ TK 421 : Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác (3388). 12. Hạch toán doanh thu chưa thực hiện về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động TSCĐ, BĐS đầu tư: Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế: Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê TSCĐ, BĐS đầu tư trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu chưa thực hiện theo giá chưa có thuế GTGT, ghi: Nợ các TK 111, 112, . . . (Tổng số tiền nhận trước) Có TK 3387Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (33311). Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117). Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi: Nợ TK 3387Doanh thu chưa thực hiện (Giá cho thuê chưa có thuế GTGT) Nợ TK 3331Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê TSCĐ không được thực hiện) Có các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền trả lại). Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về cho thuê tài sản trong nhiều năm, kế toán phản ánh doanh thu nhận trước theo tổng số tiền đã nhận, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận trước). Khi tính và ghi nhận doanh thu của từng kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117). Kế toán phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117) Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (33311). Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản không được thực hiện phải trả lại tiền cho khách hàng, ghi: Nợ TK 3387Doanh thu chưa thực hiện Có các TK 111, 112,. . . (Số tiền trả lại). 13. Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: Đối với hàng bán trả chậm, trả góp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào Tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi: Nợ các TK 111, 112,131,. . . Có TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT) Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331). Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính. Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 131 : Phải thu của khách hàng. Đối với hàng bán trả chậm, trả góp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp: Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện, ghi: Nợ các TK 111, 112,131,. . . Có TK 511Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả ngay có thuế GTGT) Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay có thuế GTGT). Đối với ghi nhận giá vốn hàng bán: +Nếu bán sản phẩm, hàng hoá ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,. . . +Nếu thanh lý, bán BĐS đầu tư, ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư) Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ (2147) (Số hao mòn luỹ kế) Có TK 217 : BĐS đầu tư. Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi: Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331). Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính. Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 131 : Phải thu của khách hàng. 14. Trường hợp bán và cho thuê lại TSCĐ là thuê tài chính có giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại: Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng giá thanh toán) Có TK 711Thu nhập khác (Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. Đồng thời ghi giảm TSCĐ: Nợ TK 811 : Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại) Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) (Nếu có) Có TK : TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ) Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn (lãi) giữa giá bán và giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp thời gian thuê tài sản, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có các TK 623, 627, 641, 642,. . . 15. Kế toán kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) của hoạt động đầu tư, nếu TK 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có số dư bên Có được tính ngay vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi: Nợ TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái) (Nếu phải phân bổ dần). Phân bổ lãi tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư XDCB vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính. 16. Khi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng TSCĐ có giá đánh giá lại cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, doanh nghiệp ghi nhận số thu nhập vào TK 711 “Thu nhập khác” phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh và ghi nhận vào TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh, ghi: Nợ TK 222 : Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá) Nợ TK 214 : Hao mòn TSCĐ (2147) (Số khấu hao đã trích) Có các TK 211, 213 (Nguyên giá) Có TK 711 : Thu nhập khác (Phần chênh lệch giữa giá đánh giá và giá trị còn lại tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh) Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá đánh giá và giá trị còn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh). Định kỳ, căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, phân bổ số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện Có TK 711 : Thu nhập khác. 17. Kế toán nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: 17.1. Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá để bán, ghi: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Có TK 155 : Thành phẩm; hoặc Có TK 156 : Hàng hoá. Đồng thời căn cứ vào giá trị thực tế bán sản phẩm, hàng hoá để phản ánh doanh thu bán hàng, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán của thành phẩm, hàng hoá bán cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát) Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp (33311). Trường hợp bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi giảm TSCĐ khi nhượng bán, ghi: Nợ TK 811 : Chi phí khác (Giá trị còn lại) Nợ TK 214 : Hao mòn tài sản cố định (Giá trị hao mòn TSCĐ) Có các TK 211, 213 (Nguyên giá). Đồng thời ghi nhận thu nhập khác do bán TSCĐ theo giá bán thực tế cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Có TK 711 : Thu nhập khác Có TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (33311). Cuối kỳ, bên góp vốn liên doanh căn cứ vào các tài sản cố định, thành phẩm, hàng hoá đã bán cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có lãi nhưng trong kỳ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán tài sản cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện phần lãi do bán TSCĐ, thành phẩm, hàng hoá tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh: Trường hợp bán thành phẩm, hàng hoá, ghi: Nợ TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phần lãi hoãn lại do bán thành phẩm, hàng hoá tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh) Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện. Trường hợp bán TSCĐ, ghi: Nợ TK 711 : Thu nhập khác (Phần lãi hoãn lại do TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh) Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện. Trong kỳ kế toán sau, khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán thành phẩm, hàng hoá cho bên thứ ba độc lập, bên tham gia góp vốn liên doanh, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh) Có TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đối với TSCĐ, định kỳ bên tham gia góp vốn liên doanh phân bổ dần phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng, ghi: Nợ TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh còn lại chưa bổ vào thu nhập khác) Có TK 711 : Thu nhập khác. 17.2. Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát: Khi mua tài sản từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ hoá đơn chứng tư liên quan kế toán ghi nhận tài sản, hàng hoá mua về như mua của các nhà cung cấp khác. 18. Kế toán khoản phải trả về thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước: Từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm DNNN chính thức chuyển sang công ty cổ phần, nếu thu được các khoản nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp, kế toán phản ánh toàn bộ số tiền thu được phải nộp hộ vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 3385 : Phải trả về cổ phần hoá. Đồng thời hạch toán vào bên Có TK 002 “Vật tư, hành hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán) giá trị về vật tư, hàng hoá, tài sản giữ hộ Nhà nước được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp đã bán được. Khi nộp tiền thu hồi các khoản nợ phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 3385 : Phải trả về cổ phần hoá Có các TK 111, 112,. . . Khi bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước cho các cổ đông, ghi: Nợ các TK 111, 112,. . . Có TK 3385 : Phải trả về cổ phần hoá. Khi kết thúc quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp phải báo cáo và thực hiện quyết toán chi phí cổ phần hoá với cơ quan quyết định cổ phần hoá. Tổng chi phí được trừ (-) vào tiền thu từ bán cổ phần thuộc phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, kế toán kết chuyển chi phí cổ phần hoá đã được duyệt, ghi: Nợ TK 3385 : Phải trả về cổ phần hoá (Chi tiết tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước) Có TK 1385 : Phải thu về cổ phần hoá (Chi tiết chi phí cổ phần hoá) Khi nộp tiền chênh lệch giữa tổng số thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước lớn hơn so với chi phí cổ phần hoá vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 3385 : Phải trả về cổ phần hoá Có các TK 111, 112,. . . 2.3. Chứng từ, sổ kế toán 2.3.1. Kế toán nhận ký quỹ, ký cược - Chứng từ kế toán: Kế toán nhận ký quy, ký cược trong doanh nghiệp sử dụng các chứng từ bao gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, báo Có, biên bản bàn giao tài sản,… - Sổ kế toán: + Sổ kế toán tổng hợp: Sổ kế toán nhận ký quỹ, ký cược tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. Hình thức nhật ký chung: Sử dụng các sổ nhật ký chung, nhật ký thu tiền, sổ cái tài khoản 344, 111, 112 Hình thức nhật ký chứng từ: Sử dụng các sổ nhật ký chứng từ số 10, số 1, số 2, bảng kê số 1, số 2, sổ cái tài khoản 344, 111, 112 + Sổ chi tiết: Kế toán nhận ký quỹ, ký cược tại đơn vị, chi tiết theo từng lần phát sinh, từng lần thanh toán. 2.3.2. Kế toán các khoản phải trả phải nộp khác - Chứng từ kế toán: + Biên bản kiểm kê tài sản + Hợp đồng, khế ước vay + Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, báo Có… -Sổ kế toán: + Sổ kế toán tổng hợp: Sổ kế toán tổng hợp sử dụng trong kế toán khoản phải trả, phải nộp khác tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng. Hình thức nhật ký chung: Sử dụng các sổ nhật ký chung, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ cái tài khoản 338. Hình thức nhật ký chứng từ:Sử dụng các sổ nhật ký chứng từ số 10 ghi có tài khoản 338, nhật ký chứng từ số 7 phần I, bảng kê số 4, bảng kê số 5, sổ cái TK 338, 627, 641, 642, 241… + Sổ chi tiết: Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi chi tiết từng nội dung các khoản phải trả, phải nộp khác. Phần II. Liên hệ thực tế các khoản phải trả khác tại công ty xây dựng Mỹ Đà 2.1. Giới thiệu chung về công ty xây dựng Mỹ Đà 2.1.1. Sơ lược quá trình xây dựng và phat triển của công ty. Công ty xây dựng Mỹ Đà là công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Được thành lập theo quyết định của sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nam ngày 10 tháng 4 năm 2002, đăng ký thay đổi lần 4 ngày 10/10/2006, ĐKKD số 0700209462 Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng Mỹ Đà. Tên giao dịch: Công ty xây dựng Mỹ Đà. Tên viết tắt: Công ty XD Mỹ Đà. Địa chỉ trụ sở chính: xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Điện thoại: 03513876933. Di động: 0913381593 Số tài khoản tại ngân hàng NN&PTNT huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam: 4211.010311. Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Trụ - Lý Nhân – Hà Nam. Số điện thoại: 03513.870.018 Vốn điều lệ: 9.500.000.000 đồng. 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh Xây dựng dân công trình dụng, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi, san lấp mặt bằng. Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 35KV trở xuống Sản xuất đồ gỗ và các sản phẩm kim loại,cho thuê phương tiện vận tải và máy móc thiết bị Khoan phụt vữa bê tông, gia cố đê, xử lý nền móng công trình. Hiện nay công ty chủ yếu thực hiện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. 2.1.3. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng vật tư cơ khí Đội xây lắp số 1 Đội xây lắp số 2 Đội xây lắp số 3 Đội xây lắp số 4 Đội xây lắp số 5 Đội thi công cơ kh í Các tổ sản xuất trực tiếp trực thuộc các đơn vị trực tiếp quản lý (toàn công ty có 20 tổ sản xuất) 2.1.4. Tình hình hoạt động của công ty năm 2010 B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n Ngµy 25/ 12/ 2010 §VT: đồng Tài sản M· sè ThuyÕt minh Sè cuèi n¨m Sè ®Çu n¨m A.TSng¾n h¹n (100=110+120+130+140+150) 100 5.652.769.126 5.543.031.376 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 2.292.374.766 1.854.621.733 1.Tiền 111 V.01 1909.924.801 502.528.906 2.Các khoản tương đương tiền 112 1.782.449.965 1.352.092.827 III.C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 130 3.115.226.481 3.531.163.875 1.Ph¶i thu cña kh¸ch hµng 131 3.112.802.264 3.526.431.752 5.C¸c kho¶n ph¶i thu kh¸c 135 V.135 5.024.217 4.732.123 6.Dù phßng ph¶i thu NH khã ®ßi 139 (12.600..000) (12.600.000) IV.Hµng tån kho 140 314.468.879 169.845.768 1.Hµng tån kho 141 V.04 237.528.700 169.845.768 2.ThuÕ GTGT ®îc khÊu trõ 152 76.939.179 B.TS dµi h¹n (200=210+220 +230+240+250+260) 200 2546272926 2574099503 II.Tµi s¶n cè ®Þnh 220 2546272926 2574099503 1.Tµi s¶n cè ®Þnh h÷u h×nh 221 V.08 1.615.060.423 1.717.888.783 Nguyªn gi¸ 222 2.131.561.143 2.210.102.233 Gi¸ trÞ hao mßn luü kÕ 223 (516.500.720) (498.213.490) 4.Chi phi XDCB dở dang 931212503 856210720 Tæng TS(270=100+200) 270 8199042052 8117130879 Nguån vèn A.Nî ph¶i tr¶ (300=310+330) 300 5.650.481.513 5.885.562.076 I. Nî ng¾n h¹n 310 5.650.481.513 5.885.562.076 1.Vay vµ nî ng¾n h¹n 311 V.15 4.852.306.953 5.076.120.660 2.Ph¶i tr¶ ngêi b¸n 312 701.686.869 803.525.450 4.ThuÕ vµ c¸c kho¶n ph¶i nép NN 314 V.16 86.665.061 5.Ph¶i tr¶ ngưêi lao ®éng 315 5.502.630 2.152.426 B.Nguån vèn chñ së h÷u (400=410+430) 400 I.Vèn chñ së h÷u 410 V.22 2463725931 2154843574 1.Vốn đầu tư từ CSH 1525612426 1318785430 7.Qũy đâù tư phát triển 85314254 52416328 11.Nguồn vốn đầu tư XDCB 852799251 783641816 II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 84834608 76725229 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 6421356 4156325 3.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCD 78413252 72568904 Tổng nguồn vốn 440=300+400 440 8199042052 8117130879 2.1.5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty xây dựng Mỹ Đà Phòng kế toán là bộ phận tham mưu giúp giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ bộ máy công tác kế toán, tài chính thống kê, cung cấp thông tin kinh tế và và hạch toán kinh tế trong công ty, thu chi đúng pháp luật của nhà nước và quy định của ngành đề ra cụ thể. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán của toàn công ty được đặt tại trụ sở chính của công ty: Nhân Mỹ-Lý Nhân-Hà Nam. Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: -Kế toán trưởng: Là người tham mưu cho giám đốc về tài chính, sổ sách, văn bản pháp lý cần thiết của công ty. Phụ trách tổng hợp các công việc phòng kế toán, có nhiệm vụ hướng dẫn, phân công công việc cho các kế toán viên thực hiện các chế độ chính sách, cơ chế quản lý và chế độ ghi chép sổ sách kế toán, tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Định ký hàng quý, tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và lên bảng tính thuế thu nhập tạm tính theo quý nộp giám đốc và cơ quản quản lý thế trực thuộc. -Kế toán tổng hợp: nhiệm vụ tập hợp tất cả các sổ kế toán chi tiết hàng tháng do các kế toán viên lập hàng ngày như: sổ quỹ tiền mặt (TK111); sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán (TK131, TK331); sổ chi tiết các chi phí phát sinh trong kỳ (TK621, TK622, …) tình hình nhập – xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (TK152, TK153), kiểm kê tài sản cố định…. . Khi khối lượng công việc hoàn thành hoặc công trình thi công hoàn thành tính giá thành sản phẩm. Từ các sổ chi tiết này, đối chiếu với sổ nhật ký chung được ghi chép hàng ngày sau đó vào sổ cái các tài khoản. Từ các sổ cái lên bảng cân đối tài khoản nộp kế toán trưởng để lập báo cáo tài chính. -Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ cập nhật chứng từ hàng ngày, theo dõi các khoản thu, chi phát sinh trong công ty, đưa vào các sổ chi tiết TK111, TK131, TK331 đồng thời lập phiếu thu, chi theo mỗi khoản phát sinh. Cuối tháng tổng hợp vào bảng kê, bảng phân bổ đối chiếu với thực tế, thường xuyên đối chiếu với ngân hàng và với các đối tác. Phát hiện kịp thời sai sót, nhầm lẫn để có biện pháp xử lý. Theo dõi công nợ và các khoản phải trả để có kế hoạch thu chi hợp lý. -Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi, tổng hợp các chứng từ để ghi sổ về vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất trong tháng theo từng công trình và tình hình sử dụng tài sản cố định, tăng giảm tài sản cố định trong kỳ (nếu có). Thường xuyên, kiểm kê vật liệu, công cụ dụng cụ có trong kho đồng thời quản lý, theo dõi về mặt giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất trong tháng và vào sổ chi tiết TK152, TK153. Hàng tháng trích khấu hao tài sản cố định, theo dõi giá trị còn lại của các tài sản đó. Chịu trách nhiệm về vật tư và tài sản cố định hiện có. -Kế toán tiền lương: Hàng ngày có nhiệm vụ thống kê và chấm công nhật cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Theo dõi các khoản thưởng phạt, chế độ ốm đau thai sản … với mỗi cán bộ công nhân viên. Tính lương hàng tháng và các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên và lương trả nhân công thuê thời vụ theo bảng chấm công từ công trường chuyển về. -Thủ quỹ: Có nhiệm vụ lập phiếu thu, chi cụ thể cho mỗi lần lưu chuyển tiền mặt. Theo dõi, bảo quản tiền mặt của Công ty giao dịch với ngân hàng, với đơn vị mua và đơn vị bán. Thường xuyên trao đổi, đối chiếu sổ sách với kế toán thanh toán. Hàng tháng trích trả lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty và lương của nhân công thuê thời vụ ngoài công trường theo bảng lương của kế toán tiền lương đã lập. Tổ chức bộ máy kế toán được khái quát theo sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán tiền lương Thủ quỹ ….. Nhân viên thống kê đội 2.1.6. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ sách kế toán Nhật ký chung. -Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán các nghiệp vụ đó). Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. -Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách chủ yếu sau: +Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt +Sổ Cái +Sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ: theo hình thức Nhật ký chung Chøng tõ kÕ to¸n Sæ nhËt ký chung Sæ c¸i Sæ, thÎ kÕ to¸n chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Sæ nhËt ký chuyªn dïng B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Ghi chó Ghi hµng ngµy: Ghi cuèi th¸ng: §èi chiÕu, so s¸nh: Hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng C«ng ty sö dông hÖ thèng tµi kho¶n kÕ to¸n ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 15/2006/ Q§-BTC ngµy 20/03/2006 cña bé Tµi chÝnh 2.2. Một số nghiệp vụ các khoản phải trả khác của công ty xây dựng Mỹ Đà trong tháng 12/2010. ( Đơn vị: Nghìn đồng) Ngày 1/12/2010: Nhận ký quỹ , ký cược ngắn hạn của đơn vị khác bằng tiền mặt trị giá 30000. Hết hạn hợp đồng công ty xây lắp Mỹ Đà hoàn trả khoản nhận ký quỹ, ký cược. Do công ty ký quỹ, ký cược vi phạm cam kết nên bị phạt trừ vào tiền ký quỹ, ký cược15 000. Nợ TK 111 : 30 000 Có TK 3386: 30 000 Nợ TK 3386 : 15 000 Có TK 711: 15 000 Nợ TK 3386 : 15 000 Có TK 111: 15 000 Ngày 3/12/2010: Nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn của công ty Mỹ Đà bằng TGNH 50 000. Hết hạn hợp đồng công ty Tây Đô hoàn trả khoản nhận ký quỹ, ký cược cho công ty xây dựng Mỹ Đà .công ty Mỹ Đà bị phạt do vi phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cược 30 000. Nợ TK 112 : 50 000 Có TK 344: 50 000 Nợ TK 344 : 30 000 Có TK 711: 30 000 Nợ TK 344 : 20 000 Có TK 112: 20 000 Ngày 4/12/2010: Công ty Nghi Sơn nhận tiền ký quỹ, ký cược dài hạn của công ty Mỹ Đà bằng hiện vật trị giá 60000. Hết hạn hợp đồng công ty Nghi Sơn hoàn trả khoản nhận ký cược, ký quỹ của công ty Mỹ Đà. Khi nhận tài sản ký quỹ ký cược bằng hiện vật: Nợ TK 003: 60000 Khi trả tài sản ký quĩ ký cược : Có TK 003: 60000 Ngày 6/12/2010: Nhận kí cược, kí quỹ dài hạn của công ty xây dựng số 2 Hà Nội số tiền là 100000 Nợ TK111 :100000 Có TK334 : 100000 Ngày 11/12/2010Công ty hoàn trả tiền kí cược, kí quỹ dài hạn cho công ty Nam Bình bằng chuyển khoản Nợ TK 334 :30000 Có TK 112 : 30000 Ngày 13/12/2010: Nhập kho nguyên vật liệu mua từ tháng trước tổng giá thành là 40000, hóa đơn GTGT 10%. Khi kiểm nhận phát hiện thừa một số nguyên vật liệu trị giá 3000 chưa rõ nguyên nhân. Công ty đã lập biên bản và nhập kho theo thực nhận. Nợ TK 152: 40000 Có TK 151 : 40000 Nợ TK 152: 3000 Có TK 3381 : 3000 Ngày 17/12/2010: Tính tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 30000, cho nhân viên quản lý phân xưởng 7000 Nợ TK 622 : 30000 Nợ TK 627 :7000 Có TK 334 : 37000 Ngày 20/12/2010: Trích các khoản BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định Nợ TK 622 : 7200 Nợ TK 627 : 1680 Nợ TK 334 : 3515 Có TK 3382: 740 Có TK 3383 :8880 Có TK 3384:1665 Có TK 3389: 1110 Ngày 21/12/2010: Kinh phí công đoàn chi vượt mứa,được cấp bù bằng tiền mặt 5000 Nợ TK: 111: 5000 Có TK 3382: 5000 Ngày 22/12/2010: Doanh nghiệp bán cổ phần thuộc vốn nhà nước cho các cổ đông 100000. Tiền bán thu bằng tiền mặt. Nợ TK 111: 100000 Có TK 3385 : 100000 Ngày 23/12/2010: Doanh nghiệp xuất quỹ tiền mặt để mua 100 cổ phiếu, mệnh giá 5000 /1CP, giá mua 6 000 /1CP , thời hạn 3 năm, lãi suất 9%/năm, lãi nhận trước.(đv:1 000đ) Nợ 2281: 600000 Có TK 111: 465000 Có TK 3387:135000 Giả sử một kì là một năm thì định kì, phân bổ lãi, kế toán ghi: Nợ TK 3387:45000 Có TK 515: 45000 Ngày 26/12/2010: Xuất quỹ tiền mặt để mua 50 trái phiếu, có mệnh giá 3.000.000đ trên 1 trái phiếu, thời hạn 3 tháng, lãi suất 0,8%/tháng, lãi nhận trước. Nợ TK 121: 150.000.000 Có TK 111: 146.400.000 Có TK 3387: 3.600.000 Nhận xét: Công ty xây dựng Mỹ Đà đã có một bộ máy rất chặt chẽ. Đặc biệt trong đó là mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác như quản lý và thi công…Bộ phận kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trách nhiệm của mình và đã làm đúng theo những quy định và chuẩn mực kế toán. KẾT LUẬN Trong nềm kinh tế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu, do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải biết phát huy những khả năng tiềm tàng bên trong cũng như khai thác tối đa những cơ hội mà lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp cho nhà quản trị có thể khai thác triệt để mọi tiềm năng của doanh nghiệp đó là công tác kế toán, không thể không thể kể đến công tác kế toán các khoản phải trả phải nộp khác vì thông qua công tác kế toán này mà doanh nghiệp có thể xác định được nhũng khoản phải trả phải nộp với người lao động và cơ quan nhà nước, bên cạnh đó doanh nghiệp có thế xác định được các khoản doanh thu chưa thực hiện cũng như tài sản thừa chưa xác định được nguyên nhân cần xử lý ra sao như thế nào cho hợp lý. Toàn bộ những ký luận trên cũng như những nghiệp vụ thực tiễn đã được đề cập đến trong bài thảo luận cũng đã chứng minh được ý nghĩa, vai trò quan trọng của công tac kế toán các khoản phải trả phải nộp khác. Mặc dù nhóm em đã cố gắng hết mình song do thời gian còn hạn hẹp nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất định. Vậy nên nhóm em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docke_toan_tai_chinh_hoan_chinh_1198.doc
Luận văn liên quan