Các Ngân hàng Trung ương phản ứng nhanh bằng việc cắt giảm lãi suất chưa từng có và
các biện pháp bơm thanh khoản lớn cho thị trường để bảo đảm dòng tín dụng bình thường và
khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Tất cả các Ngân hàng Trung ương đều triển
khai nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản rộng rãi đối với các ngân
hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng linh hoạt các thể thức tái
cấp vốn, mở rộng phạm vi các loại tài sản cầm cố, áp dụng các kỳ hạn cho vay tới 6 tháng đến
1 năm.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3240 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hành
động theo kiểu ăn theo hoặc đi theo xu thế chung của thị trường.
Tính lan truyền thể hiện tác động lan tỏa khủng hoảng tiền tệ từ các nước phát sinh khủng
hoảng trong khu vực do các mối liên kết thương mại, tài chính, đầu tư. Nó cũng lý giải tại sao
các nước có quan hệ thương mại và tài chính trong khu vực rất dễ bị tác động lan truyền
khủng hoảng.
2.2.3/ Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ III:
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 21
Các mô hình cảnh báo thế hệ thứ ba được xây dựng sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền
tệ Châu Á 1997 - 1998. Theo Kaminsky và Reinhart (1999), mô hình cảnh báo thế hệ thứ ba
là mô hình cảnh báo về khủng hoảng kép, gắn kết giữa khủng hoảng ngân hàng và khủng
hoảng tiền tệ thông qua một khu vực tài chính mong manh dễ đổ vỡ. Theo họ, nợ xấu trong hệ
thống ngân hàng thường là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng ngân hàng nhưng
thường đi trước khủng hoảng tiền tệ. Khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra thì sẽ nhanh chóng tác
động làm trầm trọng khủng hoảng ngân hàng, kết quả là nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kép.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các nước Đông Á năm 1997 đã cho thấy trước khủng hoảng,
các nước Châu Á có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt như tăng trưởng GDP cao, thất
nghiệp thấp, lạm phát và chi tiêu ngân sách được kiểm soát, thâm hụt tài khoản vãng lai ở
mức thấp, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào mạnh mẽ, chính trị và kinh tế ổn định. Tuy
nhiên, đằng sau bức tranh sáng sủa đó là những vấn đề của hệ thống ngân hàng như nợ xấu từ
người vay trong nước với những khoản vay ngoại tệ ngắn hạn từ nước ngoài không dùng
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Đặc trưng của khủng hoảng theo mô hình thứ ba này là sự khủng hoảng kép (twin crisis),
đó là sự song hành giữa khủng hoảng tiền tệ (currency crisis) với khủng hoảng ngân hàng
(banking crisis).
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 22
2.2.4/ Mô hinh khủng hoảng tiên tệ thế hệ thứ IV:
Nhìn chung, ba thế hệ về mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ đều phản ánh các yếu tố
kinh tế như: chỉ số CPI, tăng trưởng kinh tế, thâm hụt ngân sách, cán cân thanh toán, cung
tiền, tín dụng trong nước và các yếu tố phi kinh tế như: kỳ vọng, hành vi bầy đàn và tính lan
truyền là cơ sở cho việc xây dựng mô hình cảnh báo sớm tiền tệ. Tuy nhiên, Breuer (2004) đã
đặt ra câu hỏi về vai trò của các yếu tố thể chế như khung pháp luật, luật bảo vệ quyền sở
hữu, quy định tài chính... trong mô hình cảnh báo. Chính vì vậy, mô hình thế hệ thứ 4 về cảnh
báo khủng hoảng tiền tệ đã ra đời trên cơ sở kết hợp các yếu tố của thế hệ mô hình thứ 1, 2 và
3 và bổ sung thêm yếu tố thể chế vào mô hình.
CHƯƠNG 2: CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIÊU BIỂU
Đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra từ trước đến nay, chúng ta cùng nhau
tóm tắt lại, và dành sự phân tích đặc biệt cho các cuộc khủng hoảng là: Đại suy thoái 1929 –
1933 và khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 – 200. Các cuộc khủng hoảng này được ví von có
sự ảnh hưởng nghiêm trọng như nhau, đó chính là lí do chúng ta tách riêng các cuộc khủng
hoảng này để phân tích sau cùng mà không theo tiến trình về thời gian như các cuộc khủng
hoảng khác sẽ được phân tích dưới đây.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 23
I/ Tóm tắt các cuộc khủng hoảng tiền tệ tiêu biểu.
1/ Cơn sốt hoa Tulip ở Hà Lan 1637.
Charles de l'Écluse, một nhà thực vật học làm việc tại Đại học Leiden, đã trồng những
củ hoa tulip đầu tiên vào khoảng năm 1593 tại vườn thực vật học Hortus Acedemicus. Các
củ hoa tulip này có nguồn gốc từ Thổ Nhỉ Kỳ do Đại sứ của Hoàng đế Ferdinand I (Đế quốc
La Mã Thần thánh) tại Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Các giao dịch tương lai (futures) được thực hiện để đặt mua trước những bông hoa
tulip vào cuối mùa thu hoạch bất chấp sắc lệnh cấm bán khống năm 1610 (được nhắc lại năm
1621, 1630, 1636). Tuy nhiên, đến năm 1936, Hà Lan đã cho thành lập một dạng thị
trường tương lai, cho phép bán trước các củ tulip trước mùa vụ. Dù vậy, các hợp đồng tương
lai này không đòi hỏi phải ký quỹ và cũng không điều chỉnh theo giá thị trường (mark-to-
market), và các hợp đồng được thực hiện một cách riêng lẻ giữa các cá nhân thay vì qua sàn
giao dịch. Các nhà giao dịch gặp nhau tại quán rượu và người mua phải trả một khoản phí
gọi là “wine money” 2,5% giá trị giao dịch, tối đa 3 florins một giao dịch.
Năm 1634, các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia thị trường. Năm 1635, một thương vụ bán
40 búp hoa tulip giá 100.000 florin. Ở thời điểm này 1 tấn bơ có giá 100 florin; lương của
một lao động có kỹ năng 150 f/năm; 8 con heo béo có giá 240 florins. Năm 2002, 1florin có
sức mua tương đương khoảng 10 EUR. Giá củ tulip tiếp tục tăng suốt năm 1636 và các hợp
đồng giao dịch chỉ còn được trao đổi bằng miệng (wind trade) bởi vì không có một búp hoa
tulip nào thực tế được trao tay.
Mackay (1841) mô tả hành vi của những nhà giao dịch là “điên loạn”. Điều gì đến
cũng phải đến. Vào tháng 2 năm 1637, nhà giao dịch đã không thể tìm được người mua mới
có thể sẵn sàng trả giá cao hơn cho những củ tulip của mình. Từ đây, nhu cầu hoa tulip hầu
như không còn nữa, mức giá tulip giảm thảm hại và bong bóng đầu cơ nổ tung.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 24
Hình: Giá hoa Tulip thời kỳ 1634 – 1637
Nguồn: Thompson, Earl (2007), "The tulipmania: Fact or artifact?"
2/ Khủng hoảng Công ty Nam Dương ở Anh 1720.
Công ty Nam Dương là một công ty cổ phần của Anh Quốc được thành lập năm 1711
và được trao độc quyền giao thương với vùng thuộc địa Bắc Mỹ thuộc Tây Ban Nha
(một phần của Hiệp ước trong chiến tranh với Tây Ban Nha). Đổi lại, Công ty phải gánh lấy
khoản nợ phát sinh trong thời kỳ chiến tranh của chính phủ Anh.
Do điều lệ của Ngân hàng Anh (Bank of England) quy định nó là ngân hàng cổ phần
duy nhất. Cho nên Công ty Nam Dương được thành lập trên danh nghĩa là một công ty
thương mại nhưng thực tế như một ngân hàng hoặc một công ty tài chính hoạt động để tài
trợ cho các khoản nợ của chính phủ Anh.
Công ty cho chính phủ vay 10 triệu bảng với lãi suất 6% và chính phủ sẽ trả lãi mãi mãi
(perpetual annuity) £576,534/năm. Chính phủ nghĩ rằng họ có thể thanh toán được các khoản
lãi này từ quyền đánh thuế lên các hàng hóa được mang về từ Nam Mỹ. Năm 1717, Công ty
đón nhận thêm £2 triệu nợ công. Năm 1719, Công ty đề xuất kế hoạch đổi hơn một nửa nợ
của chính phủ Anh (£30,981,712) lấy cổ phần mới, và một lời hứa rằng nợ sẽ chuyển sang lãi
suất thấp hơn, 5% cho đến 1727 và 4% sau đó. Tổng nợ của chính phủ Anh năm 1719 là
£50 triệu, trong đó riêng Công ty Nam Dương nắm giữ £11,7 triệu.
Thông tin công ty được hưởng đặc quyền kinh doanh và khoản tín dụng £70 triệu, cùng
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 25
lời đồn thổi về giá trị tiềm năng của Tân Thế giới, lại được hỗ trợ bởi làn sóng đầu cơ điên
cuồng đã đẩy giá cổ phiếu tăng từ £128 vào tháng Giêng năm 1720, lên £175 vào tháng Hai,
£330 vào tháng Ba, và sau khi kế hoạch được chấp nhận thì giá cổ phần của công ty đã lên
đến £550 vào cuối tháng Năm. Năm 1720, Luật bong bóng (Bubble Act) được thông qua
cấm các công ty cổ phần khác được thành lập đẩy giá cổ phiếu lên £890 vào đầu tháng Sáu,
đến đầu tháng Tám giá lập đỉnh £1.000.
Thỏa thuận về châu Mỹ thất bại, cùng với sự cộng hưởng bởi nhiều yếu tố khác làm giá
cổ phiếu giảm xuống còn £150 vào cuối tháng 9/1920. Sự sụp đổ này trùng hợp với sự sụp đổ
của Kế hoạch Mississippi của John Law ở Pháp.
Khi được hỏi về khả năng tiếp tục tăng giá cổ phiếu, Isaac Newton trả lời rằng "Tôi có thể
tính toán được sự chuyển động của các vì sao, nhưng không thể tính được sự điên loạn của
con người”. Theo cháu gái của Newton, Catherine Conduitt, Newton có thể đã thu lỗ khoảng
£20.000.30 Con số này ước tính khoảng £3 triệu theo thời giá bây giờ.
3/ Thỏa thuận Bretton Woods 1944 – 1971.
- Năm 1944 tại Bretton Woods, 44 nước thành viên thỏa thuận:
- Hoa Kỳ duy trì giá trị đồng USD ở mức $35/1 ounce vàng (bản vị vàng). Hoa Kỳ sẵn
sàng hoán đổi USD và vàng ở mức giá cố định này.
- Các nước khác cố định giá trị đồng tiền của mình với đồng USD với biên độ dao động
1%. Tất cả các nước thành viên can kết sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ
giá trị đồng tiền của mình.
- Các nước thành viên dùng USD làm ngoại tệ dự trữ. Trong khi đó, Hoa Kỳ giữ vàng.
Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods
- Từ nửa cuối thập niên 60, Hoa Kỳ bắt đầu có thâm hụt cán cân vãng lai ở mức cao và
tiếp diễn năm này qua năm khác. Nói cách khác, Hoa Kỳ dùng đồng USD của mình để nhập
siêu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài.
- Các nước đối tác thương mại tích lũy USD và một số đổi USD lấy vàng.
- Cuối thập niên 60, nợ với mệnh giá USD của Hoa Kỳ đã vượt xa mức dự trữ vàng, tạo
nên phỏng đoán rằng tỷ giá USD/vàng sẽ bị thay đổi.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 26
- Đứng trước khả năng suy giảm niềm tin vào hệ thống bản vị vàng, Chính phủ Hoa Kỳ
quyết định chấm dứt khả năng chuyển đổi thành vàng của USD vào tháng 8/1971
Thỏa thuận Smithsonianvà việc thả nổi tỷ giá từ 1973
- Tháng 12/1971, IMF cố gắng thiết lập lại chế độ bản vị vàng với mức tỷ giá được nâng
từ $35/ounce lên $38/ounce (tương đướng mức phá giá 8,6% của đồng USD).
- Biên độ dao động tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của một nước thành viên với
USD được tăng lên 2,25%.
- Áp lực đối với USD vẫn tiếp diễn và tháng 2/1973 Hoa Kỳ buộc phải tăng tỷ giá USD-
vàng lên $42,22/ounce (tương đương mức phá giá 11,1%.)
- Tuy nhiên, đầu cơ (bán hoặc vay USD để mua vàng) vẫn không chấm dứt.
- Tháng 3/1973, các nước công nghiệp phát triển đều từ bỏ chế độ tỷ giá cố định và thả nổi
đồng tiền của mình.
4/ Khủng hoảng nợ các nước Châu Mỹ La Tinh thập niên 1980.
- Trong thập niên 1970, các nước Mỹ la tinh vay một lượng lớn vốn từ bên ngoài để
phát triển cơ sở hạ tầng.
- Nợ nước ngoài tăng từ 75 tỷ đô-la vào năm 1975 lên 315 tỷ đô-la vào năm 1983, bằng
50% GDP của các nước này.
- Phần nợ gốc và lãi vay phải trả năm 1982 lên đến 66 tỷ đô-la, tăng từ 12 tỷ đô-la năm
1975.
- Tháng 08/1982, Mexico tuyên bố không trả được nợ.
- Các ngân hàng không cho các nước Mỹ la linh gia hạn nợ hay quay vòng vốn vay
- Đồng tiền mất giá, lãi suất thực tăng.
- Hệ quả: các nước Mỹ la tinh bỏ chiến lược thay thế nhập khẩu.
Bảng: Nợ nước ngoài một số nước châu Mỹ La tinh (The World Factbook, 2006)
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 27
5/ Ngày thứ hai đen tối 1987
Ngày 19/10/1987 được xem là ngày thứ Hai đen tối khi thị trường chứng khoán trên
toàn thế giới sụp đổ với sự sụp giảm mạnh giá chứng khoán chỉ trong thời gian ngắn. Vụ
sụp đổ bắt đầu tư Hong Kong, sau đó lan sang châu Âu rồi tác động thị trường chứng khoán
Hoa Kỳ. Chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) giảm 508 điểm, còn 1737,74 điểm (giảm
22,61%). Đây được xem là một trong những mức giảm mạnh nhất của chỉ số DJIA trong một
ngày trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Các thị trường chứng khoán khác cũng không
khá hơn. Vào cuối tháng 10, thị trường chứng khoán ở Hong Kong giảm 45,5%, Úc giảm
41,8%, Anh giảm 26,45%, Canada giảm 22,5%.
Nguồn: Dẫn lại từ Wik ipedia (
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 28
6/ Khủng hoảng Mexico 1994 -1995.
- Dòng vốn nước ngoài tăng đột ngột làm giá trị thực của đồng peso tăng 40% trong
vòng 5 năm từ 1988 đến 1993.
- Thâm hụt cán cân thương mại từ mức 2,6% GDP vào giữa năm 1989 lên 5% vào năm
1993. Tăng trưởng kinh tế liên tục từ 5,1% năm 1990 xuống còn 3,6% năm 1992 và 2% năm
1993.
- Đến năm 1994: Dòng vốn nước ngoài chảy vào suy giảm; Nhiều khoản nợ nước ngoài
đáo hạn vào năm 1995; Dự trữ ngoại tệ giảm dần để bù đắp thâm hụt cán cân thương mại;
Ngân hàng trung ương quyết định là ngưng tác động của việc mất dự trữ bằng cách tăng tín
dụng nội địa; Tháng 3/1994, tấn công đầu cơ xảy ra; Đồng peso sụp đổ vào cuối năm 1994.
7/ Khủng hoảng Đông Á 1997 -1998.
- Những yếu kém trong hệ thống tài chính và mất cân đối vĩ mô khiến các nhà đầu tư tính
tới khả năng các đồng nội tệ ở Đông Á có thể bị phá giá.
- Những hoạt động đầu cơ tiền tệ trong từ giữa năm 1996 tại Thái Lan khiến dự trữ
ngoại tệ giảm một phần và lãi suất tăng lên. Lãi suất tăng làm giảm giá bất động sản, dẫn tới
sự sụp đổ của nhiều công ty tài chính.
- Những người vay ngoại tệ trước đây tin rằng tỷ giá hối đoái được cố định thì nay bắt
đầu lo ngại và cũng mua đô la vào để đảm bảo có đô la để trả nợ khi đáo hạn. Chính phủ
Thái Lan ban đầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng không có khả năng duy
trì được lâu. Đồng baht được thả nổi vào đầu tháng 7 năm 1997 và ngay lập tức mất giá 10%,
rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sau đó.
- Khủng hoảng nhanh chóng lan ra Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia
Khủng hoảng kép
- Đi liền với khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời
gian chính phủ bảo vệ tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đối tượng vay vốn lâm vào
tình thế khó khăn.
- Khi đồng nội tệ bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản nợ
nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 29
- Cả các nhà đầu tư đều muốn chuyển vốn ra. Ngân hàng đòi lại vốn cho vay, từ chối đảo
nợ và ngưng cho vay mới; còn các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra
ngoại tệ và chuyển ra ngoài. Riêng trong năm 1997, hơn 20 tỷ USD ròng được đưa ra khỏi 5
nước Đông Á chịu khủng hoảng, trong khi trong năm 1996 vẫn còn nhận được gần 66 tỷ
USD.
Hình: Sự phá giá tiền tệ và sụt giảm GNP một số nước (lấy từ Wikipedia)
8/ Khủng hoảng ở Argentina 2001 -2002.
- Tỷ giá được cố định và nợ chính phủ tăng cao
- Khoản nợ chính phủ 155 tỷ USD không có khả năng chi trả
- Người dân đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng; chính phủ ra lệnh đóng băng tài khoản
tiền gửi và đặt mức tối đa tiền được rút là 1000$/tháng
- Nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản
- Cơ chế hội đồng tiền tệ được xóa bỏ; đồng peso bị phá giá từ 1 peso/USD lên 4
peso/USD
- Tăng trưởng kinh tế suy giảm làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về khả năng trả nợ
của chính phủ Argentina
- Khủng hoảng nợ chính phủ và khủng hoảng tiền tệ đồng thời
- Chính phủ tìm nguồn tài trợ khác?
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 30
II/ Cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 -2009.
1/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Đại suy thoái 1929 – 1933 được bắt đầu sau một thời kỳ phát triển kinh tế cực thịnh, khi
kinh tế thế giới đã vượt qua những hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Khủng
hoảng kinh tế bắt đầu ở nước Mỹ với sự sụp đổ của hệ thống tài chính mà nền tảng là thị
trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng trên toàn quốc gia. Nước Mỹ đã bất ngờ rơi vào
tình trạng tồi tệ nhất về kinh tế mà hoàn toàn không có bất cứ một sự chuẩn bị nào, và phải
mất 1 thời gian dài sau đó, nước Mỹ mới đưa ra được những chính sách hiệu quả không phải
để đối phó với suy thoái mà khắc phục những hậu quả mà nó để lại.
Không lâu sau khi suy thoái diễn ra ở Mỹ, nó nhanh chóng lan sang châu Âu và
những khu vực còn lại trên thế giới mà trong đó ở châu Âu, tình trạng khủng hoảng
lànghiêm trọng nhất. Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và chínhtrị sau
cuộc Đại chiến, vẫn còn rất nhiều vấn đề trong nội tại của từng quốc gia vànhững hệ quả mất
cân bằng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, vừa trải qua mộtquá trình khó khăn trong
công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng nền kinh tế, ổn địnhchính trị và trả nợ chiến tranh, và
rất nhiều trong số đó phụ thuộc hay có mối quan hệmật thiết với nền kinh tế Mỹ. Các quốc gia
châu Âu ở những mức độ khác nhau đềuchịu tác động mạnh và lâu dài của Đại suy thoái. Các
quốc gia ở châu Á, châu Phi ởthời điểm này là những quốc gia thuộc địa của các nước
phương Tây chịu tác độnglớn về kinh tế, bị bóc lột nặng nề và tác động đáng kể tới chính trị.
Đại suy thoái diễn ra nhanh và bất ngờ, hầu như trước đó không ai có thể dự đoán được
nó, và mãi cho tới sau khi Đại suy thoái kết thúc, người ta mới đi tìm lại những nguyên nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân được đặt ra để lý giải cho khủng hoảng ở mỗi nước nhưng nhìn
chung có 3 nguyên nhân chính: Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thị trường chứng khoán,
Chính sách tiền tệ và chế độ bản vị vàng . Cũng chính vì những diễn biến không lường trước
này, các quốc gia đã gặp rất nhiều khó khăn và hoàn toàn thiếu kinh nghiệm trong việc đưa ra
các chính sách trong việc chống lại đạisuy thoái. Mỗi nước lại đưa ra những cách thức khác
nhau chủ yếu trong việc khắc phục những hậu quả kinh tế và xã hội trầm trọng mà Đại suy
thoái đem lại. Tiêu biểu nhất phải nói tới là Chính sách kinh tế xã hội mới của Tổng thống
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 31
Mỹ Rooservelt với nhiều điểm quan trọng cải tiến, và một số chính sách có giá trị cho tới
ngày hôm nay.
1.1/ Nguyên nhân
- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (Deft Deflation): Khi nợ bị đánh giá khó đòi, việc bán ra
số lượng lớn với giá rẻ, làm cho tài sản nhìn chung lại càng mất giá, khiến các khoản nợ còn
tồn lại càng giảm chất lượng (do tài sản thế chấp bị giảm giá). Vòng xoáy này như quả bóng
tuyết càng ngày càng to, đẩy cả thị trường nợ và tài sản xuống, làm cho các thể chế tài chính
và cá nhân trên thị trường vỡ nợ. Khi vỡ nợ nhiều quá, đẩy sản xuất và lợi nhuận xuống thấp,
đầu tư đình trệ, việc làm mất và dẫn tới bẫy đói nghèo.
- Sự bất công bằng trong giàu nghèo và thu nhập: Sự bất công bằng trong giàu nghèo
được Waddill Catchings và William Trufant Foster cho là nguyên nhân của Đại Khủng
Hoảng. Sản xuất ra quá nhiều hơn khả năng mua của thị trường (vốn đa số là người nghèo).
Lương tăng chậm hơn so với mức tăng năng suất, dẫn tới lợi nhuận cao, nhưng lợi nhuận lại
bị rót vào thị trường chứng khoán, mà không phải đưa tới cho người tiêu dùng. Do thị trường
chứng khoán tăng nhanh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, FED lại để mức lãi xuất cho
vay rất thấp, làm đẩy mạnh đầu tư quá mức. Nền kinh tế tăng nóng trong một thập kỷ, đến
mức khả năng sản xuất quá cao so với mức hiệu quả và so với mức cầu. Như vậy, nguyên
nhân của khủng hoảng là do đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp nặng thay vì vào
lương và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền kinh tế tăng quá mức hiệu quả và lạm phát quá cao.
- Cấu trúc thể chế tài chính: Các ngân hàng bị cho là quá rủi ro, khi dự trữ quá ít, đầu tư
quá nhiều vào thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro. Khối nông nghiệp thì quá rủi ro
khi giá đất tăng quá cao, hiệu suất nông nghiệp thấp, trong khi nông dân đi vay quá nhiều để
sản xuất, khi lãi suất đột ngột tăng cao thì họ lâm vào phá sản vì không thể sản xuất để trả lãi
vay cao. Một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân có thể là từ bẫy thanh khoản (khi các chính
sách tiền tệ như giảm lãi suất và tăng cung tiền không thể thúc đẩy nền kinh tế).
- Chế độ bản vị Vàng: Để chống lạm phát, các nước sau Thế chiến thứ nhất áp dụng bản
vị vàng (đồng tiền gắn chặt với một lượng vàng nhất định). Cú sốc bắt đầu từ vụ sụp đổ của
thị trường chứng khoán Mỹ, nhưng vì chế độ bản vị vàng mà khủng hoảng từ Mỹ lan rộng ra
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 32
Lượng cung tăng
Y
P
P1
Dư Thừa
Đường cầu
dịch chuy ển
khắp thế giới. Chính vì các chính phủ tiếp tục giữ chế độ bản vị vàng, họ không thể đưa ra các
chính sách tiền tệ nới lỏng để chữa khủng hoảng. Những nước nào thoát khỏi bản vị vàng
sớm chính là những nước khôi phục kinh tế sớm.
- Sụp đổ thương mại quốc tế: Do các nước châu Âu sau Thế chiến Thứ nhất nợ Mỹ
nhiều, họ phải trả nợ hàng năm. Họ cũng xuất khẩu sang Mỹ để lấy ngoại hối trả nợ, đồng
thời họ cũng nhập khẩu hàng từ Mỹ cho nhu cầu. Đến cuối thập kỷ 1920, nhu cầu nhập hàng
Mỹ giảm do khủng hoảng và do thiếu tiền để trả nợ. Đồng thời khi hàng rào thuế quan của
Mỹ tăng cao theo Luật Thuế quan Smoot–Hawley, xuất khẩu vào Mỹ giảm, dẫn tới các nước
trên thế giới càng gặp khó khăn, thương mại quốc tế đình trệ càng làm cho khủng hoảng kinh
tế năm 1930 thêm tồi tệ.
1.2/ Diễn biến
- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản
lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%,
11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh
mẽ.
- Ngày 24/10/1929, còn được gọi là ngày thứ năm đen tối tại Mĩ, sau đó nhanh chóng lan
ra các nước châu Âu.Khủng hoảng đã gây nên một hậu quả nặng nề ở hầu hết các nước tư
AS
AD
Y1
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 33
bản, nhất là tại Mĩ: Hàng nghìn ngân hàng phải đóng cửa, rất nhiều nhà tư bản bị phá sản vì lỗ
nặng.Tuy nhiên, Liên Xô (cũ) lại không chịu ảnh hưởng gì.
- Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả
nghiêm trọng ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị.
Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết
sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng. Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư
bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50%, thép cũng sụt gần 50%,
thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930 và kéo dài đến
năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập
quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan,
Ý, Ru-ma-ni, Nhật... đều có khủng hoảng kinh tế.
- Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá:
cà phê, sữa, lúa mì, thịt.v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.
Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933 có 3,5 triệu công
nhân tham gia bãi công.
1.3/ Hậu quả
- Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây
là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
- Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % , riêng
Mĩ giảm 46%, Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.
- Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa. Riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản
chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.
- Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá. Riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá
sản, người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây
nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 34
- Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp. Ở Mỹ, năm 1929 có 3% thất nghiệp trong tổng
số người lao động, đến năm 1933 đã lên tới 25%. Hàng triệu nông dân bị phá sản, đời sống
của những người lao động hết sức cùng cực. Số người có việc làm thì bị giới chủ tăng ngày
làm việc, giờ làm và bị giảm lương. Hệ quả của điều đó là sự phản kháng của họ và làm bùng
nổ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
- Từ năm 1929 - 1932: trong 15 nước tư bản đã có tới 18 nghìn cuộc bãi công của công
nhân với sự tham gia của 8,5 triệu người.
- Đối với các nước có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Mĩ thì tìm cách đưa hàng sang các
nước thuộc địa hoặc rút vốn đầu tư ở các thuộc địa.
- Đối với các nước có ít thuộc địa như Đức, Nhật thì tìm cách phát xít hóa bộ máy chính
quyền, tăng cường chạy đua vũ trang gây lại Chiến tranh thế giới (ở Đức năm 1933, Hít-le lên
cầm quyền thiết lập chế độ phát xít. Ở Nhật năm 1936 chính quyền phát xít cũng được thiết
lập). Sự ra đời của trục phát xít Berlin - Roma-Tokyo đã làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa đế
quốc ngày càng gay gắt làm bùng nổ nguy cơ của cuộc đại chiến thế giới thứ hai.
- Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng thừa, là một cuộc đại khủng hoảng
trong lịch sử thế giới và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại chiến thế giới thứ 2.
1.4/ Giải pháp
- Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nền thống trị của chủ nghĩa tư bản ở các nước vì vậy đòi
hỏi các nước phải tìm con đường để giải quyết hậu quả của khủng hoảng kinh tế.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh
thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước
trợ cấp cho các nhà tư bản.
- Ở Mỹ. ban đầu, các nhà hoạch định chính sách cố gắng khôi phục lòng tin cho thị trường
bằng các bài phát biểu trấn an người dân, tổng thống Herbert Hoover làm yên lòng người Mỹ
rằng kinh tế nước này vẫn tiến triển tốt.
- Mọi thứ chỉ thay đổi sau khi tổng thống Franklin D Roosevelt lên làm tổng thống năm
1932, chính phủ can thiệp vào để khởi động lại chương trình trợ cấp thất nghiệp cho người
dân, ổn định thị trường bằng cách hạn chế sản xuất, khuyến khích phát triển chương trình an
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 35
sinh xã hội. Tuy nhiên, chính quyền của ông Roosevelt không có nhiều thành công trông hồi
phục tăng trưởng kinh tế và lòng tin người tiêu dùng vẫn ở mức thấp.
- Cuộc Đại Khủng Hoảng kéo dài bất chấp một loạt các biện pháp mới nhằm giảm nhẹ
thiệt hại cho người dân, cụ thể là cung cấp thêm việc làm mới, hỗ trợ hay bảo vệ các khoản
thế chấp. Mãi đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, khi chính phủ Mỹ áp dụng lý thuyết kinh
tế học Keynes với trọng tâm chính là nêu bật vai trò tăng trưởng tiền lương (để tăng tổng cầu)
và vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế, nền kinh tế mới hồi phục.
- Sản lượng sản xuất tăng gấp đôi trong chiến tranh, tình trạng thất nghiệp biến mất khi
phụ nữ và người da đen được kêu gọi tham gia vào lực lượng lao động thay cho hàng triệu
người đã tham gia vào quân ngũ.
- Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
2/ Khủng hoảng tài chính ở Mỹ 2007 – 2009
2.1/ Các giai đoạn trước khủng hoảng
Giai đoạn 1: Dưới thời của cựu tổng thống Bill Clinton (1992 - 2000). Đây được coi là
thời kỳ hoàng kim của Mỹ, với tiến bộ công nghệ và hiệu quả kinh tế cao, thặng dư ngân
sách, và tỷ lệ nợ nước ngoài thấp. Nhưng ngay vào cuối thời kỳ này đã xuất hiện hai sự kiện
đáng chú ý:
Vỡ bong bóng chứng khoán (dotcom bubble). Điều này làm ảnh hưởng đến
sự giàu có của tầng lớp trung lưu của Mỹ, tức là làm giảm khả năng thế chấp cho
các khoản vay để đầu tư vào nhà cửa, bất động sản, và các hoạt động kinh doanh
khác.
Tự do hóa tài chính (unregulated finance). Năm 1999, dưới áp lực của các nhóm
đặc quyền tài chính, Bill Clinton đã ký đạo luật mới (Gramm-leach-Bliey), khai tử
đạo luật Glass-Steagal (1933). Điều này cho phép các ngân hàng thương mại tham
gia vào các hoạt động đầu tư rất rủi ro (chủ yếu là trong lĩnh vực bất động sản), làm
khởi đầu bong bóng nhà đất ngay từ năm 2000.
Giai đoạn 2: Thời kỳ của cựu tổng thống George Bush (2001 - 2008), với điểm nổi bật là
mất cân đối vĩ mô ngày càng trầm trọng, thể hiện:
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 36
Mỹ chịu gánh nặng của hai cuộc chiến tranh tại Iraq và Afganistan (sau sự kiện
11 tháng 9). Điều này trực tiếp làm tăng thâm hụt ngân sách;
Thâm hụt cán cân thương mại và nợ nước ngoài của Mỹ (nhất là với Trung Quốc)
đã tăng trong suốt 3 thập kỷ, nhưng nhanh nhất là đến cuối năm 2008. Nợ ròng đầu
tư nước ngoài của Mỹ (America’s net international investment position) vào 2008
là 3.47 ngàn tỷ USD, tăng 1.33 ngàn tỷ, hay 62% so với cuối năm 2007. Đó là mức
tăng cao nhất kể từ năm 1976.
Nếu xét tổng số nợ của Mỹ so với GDP, thì bức tranh cho thấy sự bấp bênh về tài chính rõ
hơn nhiều. Trong thập kỷ 80, dưới thời Regan, tổng số nợ của Mỹ so với tỷ lệ của GDP (US
total debt as % of GDP) bị đẩy từ 150% lên đến xấp xỉ 240%. Con số này tăng lên rất ít
trong suốt 2 nhiệm kỳ của Clinton, tới gần 250%. Nhưng nó lại bị đẩy lên dưới thời của
Bush, đạt tới 350% vào năm 2008, vượt xa đỉnh cao trong lịch sử là 300%, khi xảy ra cuộc
đại khủng hoảng 1929-1930.
Như đã nói, khi việc mất cân đối vĩ mô trở nên nghiêm trọng, thì bong bóng đầu cơ dễ
dàng làm cho khủng hoảng nổ ra. Hãy nhìn lại những diễn biến chính đưa đến khủng hoảng:
Năm 2000, sau cuộc vỡ bong bóng chứng khoán (dotcom bubble), Fed hạ thấp lãi suất cơ
bản nhằm thực hiện mục tiêu kép:
Kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nước;
Làm giảm giá trị của đồng USD so với các đồng ngoại tệ mạnh khác, nhằm kích
thích xuất khẩu, cho phép giảm thâm hụt ngoại thương và kiềm chế nợ nước
ngoài. Về dài hạn, sự kích thích đầu tư, đẩy mạnh tiến bộ công nghệ và tăng năng
suất lao động sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh quốc tế và sức mạnh của đồng USD
Mỹ. Điều đó dẫn đến kỳ vọng về một sự thịnh vượng dài hạn của đất nước và
người dân Mỹ.
“Hiệu ứng phụ” của việc giảm lãi suất cơ bản của Fed là giảm lãi suất vay, do đó, làm
tăng tổng số cho vay đầu tư vào bất động sản (mortgages). Điều này được thúc đẩy bởi niềm
tin của người dân vào sự giàu có ngày càng tăng của Mỹ; vào dân số tiếp tục tăng; và giới
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 37
hạn của đất đai; nên giá bất động sản sẽ chỉ có tăng. Nói một cách khác, bong bóng bất động
sản bắt đầu hình thành.
Bong bóng nhà đất đã kích thích các ngân hàng thương mại (commercial banks) tham gia
vào các hoạt động đầu cơ rủi ro cao (chủ yếu trên lĩnh vực bất động sản). Điều này trước đây
bị cấm, do rủi ro trong đầu cơ bất động sản được coi là vượt quá khả năng đảm bảo an toàn
của các ngân hàng thương mại. (Xem lại hiệu ứng adverse selection, moral hazard, mà Stiglitz
- Weiss đã chỉ ra). Tuy nhiên, bây giờ họ lại được phép làm, nhờ đạo luật mới, Gramm-
leach-Bliey.
Tuy nhiên, để đối phó với rủi ro cao, các ngân hàng thương mại, như Freddie Mac và
Fannie Mae, đã chứng khoán hóa những khoản cho vay đầu tư bất động sản.
Điều này trên thực tế có nghĩa là: những cá nhân hay tổ chức cho vay đầu tư bất động sản
(originators) bán các khoản cho vay của họ (mortgages) cho các ngân hàng thương mại
(như Freddie, Fannie). Các ngân hàng này “bó” các khoản vay nợ đó lại, ứng với từng mức
rủi ro, rồi phân nhỏ ra để làm tăng tính thanh khoản, sau đó bán ra như chứng khoán
cho công chúng, thông qua các ngân hàng đầu tư (securitization).
Khi công chúng hay những nhà đầu tư phổ thông mua các khoản cho vay nợ được chứng
khoán hóa này, họ thường mua luôn bảo hiểm (mortgage backed securities) để chống lại rủi
ro do khoản vay nợ được chứng khoán hóa đó có thể không trả được (default).
Vì vậy, quá trình này cho phép những cá nhân, tổ chức cho vay đầu tư vào bất động sản
(originators) trút được gánh nặng rủi ro sang cho tổ chức khác gánh chịu, và thu về khoản
tiền bán ra những tài sản cho vay được chứng khoán hóa đó. Họ giàu lên nhanh chóng, nên
được các công ty xếp hạng (rating companies) đánh giá cao (AAA). Do vậy, các nhà đầu tư
phổ thông trên thị trường vốn càng hưng phấn, và giá bất động sản càng bị bốc lên cao.
Cho tới hết nhiệm kỳ đầu tiên của cựu tổng thống Bush (2004), bong bóng bất động sản
không tạo ra lo ngại. Lý do là nền kinh tế về cơ bản vẫn vững vàng: tốc độ tăng năng suất và
tiền lương thực tế vẫn tiếp tục được giữ ở mức cao; cân đối vĩ mô vẫn nằm trong tầm kiểm
soát.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 38
Với một số lượng rất lớn các dự án đầu tư vào bất động sản, các tổ chức bảo hiểm, như
AIG, có thể xác định được chính xác một tỷ lệ % khá nhỏ, rằng đầu cơ có thể bị thất bại
(default). Tức là, họ xác định được tỷ suất sinh lợi của mỗi đồng vốn cho vay (profit net of
default), cũng như phí bảo hiểm (risk premium) cho rủi ro bị nợ xấu. Nhờ đó, họ có thể định
giá chính xác các khoản cho vay nợ được chứng khoán hoá theo mức rủi ro của nó. Vì vậy,
trong điều kiện cân bằng vĩ mô được duy trì, các tổ chức này hoạt động rất có lãi nhờ bong
bóng nhà đất.
Vào sau quý I/2005, thâm hụt ngân sách, thâm hụt ngoại thương, và nợ nước ngoài của
Mỹ thể hiện ra ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất - động lực của
tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế - vẫn còn đang ở mức khá sung sức. Fed thay đổi chính
sách của mình và đẩy lãi suất cơ bản lên 0.25 % trong mỗi lần điều chỉnh. Mục đích là nhằm
thu hẹp cầu cơ; hạn chế bong bóng nhà đất; và lái vốn đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao
có hiệu quả dài hạn hơn.
Nếu vốn đầu tư được chuyển mạnh vào lĩnh vực công nghệ cao, cho phép tăng năng suất
và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ và gánh nặng hai cuộc chiến tranh không tăng vọt, thì
cân đối vĩ mô sẽ được cải thiện. Trên thực tế, bong bóng nhà đất không hề giảm và nợ nước
ngoài ngày càng tăng. Một trong các lý do là các ngân hàng kiếm lãi nhanh hơn nhờ bong
bóng nhà đất; và không quan tâm đáng kể tới đầu tư vào công nghệ cao, đòi hỏi thời gian đầu
tư lâu để sinh lãi. Thêm vào đó, chiến tranh ngày càng trở nên tốn kém. Hệ quả là mất cân đối
vĩ mô trở nên nghiêm trọng, buộc Fed phải mạnh tay hơn.
Fed liên tiếp đẩy lãi suất cơ bản lên 0.25% trong mỗi lần điều chỉnh cho tới hết năm 2006,
và duy trì nó ở mức cao tới cuối 2008.
Hệ quả là, lãi suất cho vay để đầu cơ vào bất động sản (mortgage interest rates) tăng lên
gấp bội và không ngừng bị đẩy lên. Số đông tầng lớp trung lưu, đang vay nợ để đầu tư vào
nhà đất, lúc này không còn chịu đựng nổi gánh nặng lãi suất, dẫn đến bong bóng nhà đất vỡ.
Vào cuối 2008, hàng loạt người vay nợ buộc phải trả lại nhà cửa, bất động sản mua bằng
tiền vay không có thế chấp cho ngân hàng để trừ nợ. Giá bất động sản sụt giảm nhanh chóng.
Tài sản cho vay được chứng khoán hoá bị bán ra ào ạt, khiến cho giá của chúng sụt giảm
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 39
mạnh trên thị trường chứng khoán. Điều mà các ngân hàng (như Freddie và Fannie), và tổ
chức bảo hiểm (như AIG), không kỳ vọng xảy ra, thì nay đã trở thành thực tế. Cùng một lúc,
hàng loạt con nợ bị vỡ nợ với quy mô lớn, khiến cho vốn của các ngân hàng bị bốc hơi nhanh
chóng.
Sự hoảng loạn từ thị trường nhà đất, lan sang thị trường chứng khoán, rồi lan sang hệ
thống ngân hàng (bank panics), khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra.
2.2/ Diễn biến & nguyên nhân.
- Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng
không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ
phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi
khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và
buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can
thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ của Bear Stern đã
đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.
- 1/7/2008, Bank of America mua lại Countrywide Financials (một trong những tổ chức
bán mortgage backed securities lớn nhất).
- 11/7/2008, ngân hàng IndyMac bị đặt dưới quyền kiểm soát của Fed và sau đó tuyên bố
phá sản.
- 8/9/2008, Freddie Mac and Fannie Mae bị quốc hữu hoá (với tổng tài sản hơn 5 ngàn tỷ
USD).
- 15/ 9/2008, Lehman đệ đơn phá sản (tài sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ: 600 tỷ USD).
- 15/9/2008: Đây là ngày tồi tệ nhất tại Phố Wall kể từ khi thị trường này mở cửa trở lại
sau vụ khủng bố 2 toà tháp đôi tại Mỹ vào tháng 9 năm 2001. Lehman Brothers sụp đổ đánh
dấu vụ phá sản lớn nhất tại Mỹ; Merrill Lynch bị Bank of America Corp thâu tóm; American
International Group (AIG) - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới mất khả năng thanh toán do
những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố.
- 16/9/2008, Fed buộc phải cứu AIG với 85 tỷ USD cứu trợ (Tài sản của
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 40
nó hơn 1 ngàn tỷ USD).
- 25/9/2008: Washington Mutual Inc. (WaMu), một trong những ngân hàng
lớn nhất Mỹ đã sụp đổ cũng do đã đánh cược rất lớn vào thị trường cho vay
thế chấp. Với 307 tỷ USD tổng tài sản, WaMu đã trở thành ngân hàng bị phá
sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
- 29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ.
- 10/2008: Thượng viện Mỹ thông qua bản kế hoạch giải cứu 780 tỷ USD
Lý do là các tổ chức này mất khả năng thanhtoán. Sự vỡ nợ của một loạt tổ chức trong
lĩnh vực tài chính, địa ốc làm một số lượng lớn nhân viên làm việc thuộc lĩnh vực này bị
sa thải. Sự sụt giảm mạnh giá địa ốc, chứng khoán, làm tài sản của giới trung lưu - trụ cột
của sức tiêu thụ của nền kinh tế Mỹ bị giảm mạnh, dẫn đến sự co thắt về tổng cầu tiêu dùng
hàng hóa cao cấp và lâu bền như xe hơi, cũng như các dịch vụ giải trí. Điều này cũng làm
các công ty xe hơi lớn như GM và một số lớn các nhà thầu phụ của chúng bị phá sản. Nhiều
trung tâm giải trí lớn như Las vegas cũng vắng khách. Việc rất nhiều các công ty tài chính và
phi tài chính bị phá sản làm tăng số người thất nghiệp, kéo theo sự co hẹp tổng cầu về tiêu
dùng và đầu tư, diễn ra theo đường xoáy ốc đi xuống. Do Mỹ là trung tâm tài chính, thị
trường tiêu thụ, và là con nợ lớn nhất thế giới; khủng hoảng tài chính và kinh tế của Mỹ đã
lan nhanh ra các nền kinh tế khác, dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Như chúng ta đã thấy, một trong các hệ quả của đạo luật cho phép sự tự do hóa của hoạt
động ngân hàng (Gramm-leach-Bliey) là sự xuất hiện các hình thức giao dịch phái sinh trên
thị trường cho vay đầu tư bất động sản (subprime mortgage market). Cụ thể là quá trình
chứng khoán hóa các khoản cho vay nợ trên thị trường (securitization), đi kèm với các
hình thức mua bảo hiểm rủi ro (mortgage backed securities).
Trong điều kiện cân bằng vĩ mô được duy trì, các dự án vay đầu tư vào bất động sản
là khá an toàn, theo nghĩa, rủi ro bị vỡ nợ là nhỏ; khả năng vỡ nợ là biệt lập nhau (dự án
này bị phá sản (default) không kéo theo dự án khác bị phá sản theo; có một số lượng lớn các
dự án đang sinh lãi cao. Khi đó, ngân hàng và các công ty bảo hiểm không kỳ vọng có một số
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 41
lượng rất đông những người vay nợ sẽ bị vỡ nợ hàng loạt, trên quy mô lớn, và vào cùng một
thời điểm. Trong điều kiện đó, hoạt động bảo hiểm là rất có lãi. Như đã nói, các công ty bảo
hiểm (như AIG), có thể xác định được hầu như chính xác tỷ lệ trung bình số dự án bị vỡ nợ
(và con số % bị “tai nạn” đó là nhỏ). Vì vậy, bảo hiểm cho việc mua các khoản vay nợ được
chứng khoán hóa là một hình thức phái sinh rất có lãi, khi giá nhà đất đang có chiều hướng
tăng ổn định. Mặt khác, về phía ngân hàng, việc bán ra các khoản cho vay được chứng
khoán hóa (securitization) là một hình thức phái sinh khá “thông minh” để các tổ chức này đa
dạng hóa gánh nặng rủi ro.
Điều mà các nhà kinh tế học thể chế như Stiglitz (2008), và cả những người theo chủ
thuyết tự do, như Mc Kinnon (1991), muốn nhấn mạnh ở đây là: khi rủi ro mang tính hệ
thống như vậy, với (i) sự giám sát tài chính lỏng lẻo; (ii) các tổ chức tài chính ngầm cho rằng
Nhà nước đứng sau bảo hiểm cho mọi rủi ro, vì không thể để hàng loạt các tổ chức tài chính,
công nghiệp cùng một lúc bị đổ vỡ. Khi đó, các tổ chức tài chính có thể thực hiện những
hành vi trục lợi rất vô trách nhiệm (moral hazard in bank, theo cách nói của Kane, 1985). Ví
dụ, ngân hàng có thể thực hiện hàng loạt các giao dịch cho vay rất mạo hiểm, có lúc lên tới
110% giá trị thị trường của tài sản nhà cửa, mà không cần thế chấp (Selten, 2008). Với sự bất
ổn vĩ mô tạo nên rủi ro hệ thống (giống như rủi ro sắp xảy ra động đất lớn), việc cho vay ào ạt
và đầy mạo hiểm sẽ đem lại lợi nhuận kếch sù cho ngân hàng nếu bong bóng bất động sản
vẫn tiếp tục tăng và các nhà tài phiệt bỏ lại đằng sau cho Chính phủ và xã hội gánh chịu tổn
thất khổng lồ (nếu bong bóng vỡ;), với hàng loạt dự án bị vỡ nợ, giá trị tài sản bị suy sụp trên
quy mô lớn và xảy ra cùng một lúc, như sau một cơn hỏa hoạn hay động đất lớn.
Tóm lại, tự do hóa tài chính (unregulated finance) luôn dẫn đến bong bóng. Bất ổn vĩ mô
luôn gây ra rủi ro hệ thống. Khi hai yếu tố này tác động đồng thời, chúng làm xuất hiện sự
may rủi trên quy mô lớn, luôn kích thích lòng tham và hành vi vô trách nhiệm của các tổ chức
tài chính không bị giám sát (moral hazard in bank). Chính sự tham lam không bị kiểm
soát đó là nguyên nhân chính về thể chế, đã đẩy nền kinh tế hùng mạnh như của Mỹ tới
khủng hoảng.
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 42
2.3/ Hệ quả.
2.3.1/ Đối với Mỹ:
- Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái
từ tháng 12 năm 2007. NBER dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm 2008, có
84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm, trong vòng 8 tháng có 605.000 người
lao động mất việc làm, đẩy tỉ lệ thất nghiệp từ 6,2% lên 9,7%, cao nhất trong 5 năm trở lại
đây.
- Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị
phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó, tình trạng đói tín
dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải
lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến
thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán
được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3
nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các
nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không
thành công. Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy
của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của
nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát. Các ngân hàng
hàng đầu của Mỹ điêu đứng vì khủng hoảng, hoặc bị sáp nhập, hoặc bị mua lại, tùy thuộc vào
Chính Phủ.
- Đồng USD xuống giá khoảng 20% so với đồng euro cũng trong vòng năm qua.
2.3.2/ Đối với thế giới:
Trong các nước phát triển, Đức và Nhật Bản là những nước mà GDP giảm mạnh nhất.
Cả hai đều là những nền kinh tế hướng vào xuất khẩu và bị tác động tiêu cực nghiêm trọng.
Nhiều thể chế tài chính của Đức tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở Hoa Kỳ khiến cho
khu vực tài chính của Đức bị rối loạn. Tuy khu vực tài chính của Nhật Bản vẫn vững vàng,
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 43
nhưng việc có nhiều công ty Hoa Kỳ phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khoán Tokyo
đã khiến cho thị trường chứng khoán của Nhật Bản bị chao đảo và ảnh hưởng tới khả năng
huy động vốn của các công ty Nhật Bản. Hậu quả là cả hai nước đều lâm vào suy thoái từ quý
II năm 2008. Năm 2009, GDP của Đức giảm 6,2%; và dự báo sẽ còn giảm trong năm 2010.
Còn GDP của Nhật Bản năm 2009 cũng giảm tới 6%. Thống kê cho thấy Nhật Bản đã bị giảm
kim ngạch xuất khẩu và giảm sản lượng sản xuất ở mức kỷ lục. Những nước phát triển lớn
khác bị giảm GDP là Anh, Canada, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. Cả khu vực đồng euro nói chung
giảm 4,8% trong năm 2009, phục hồi nhẹ vào năm 2010-2011 và trở lại suy thoái năm 2012.
Trong các nước OECD, chỉ có Hy Lạp, Hàn Quốc, Ba Lan, Slovaky là không bị rơi vào
suy thoái kinh tế (theo cách xác định suy thoái là hai quý liên tục tăng trưởng dưới 0), song
vẫn bị suy giảm tốc độ tăng trưởng.
Các nước công nghiệp hóa mới châu Á đều là những nền kinh tế theo định hướng xuất
khẩu. Suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới đã làm GDP của các nước này đang từ chỗ tăng
tới 5,1% trong năm 2007 giảm xuống chỉ còn tăng 1,5% trong năm 2008, giảm 5,2% trong
năm 2009 Các nước và lãnh thổ lâm vào suy thoái là Hồng Kông và Singapore (từ quý IV
năm 2008).
Ấn Độ, Brasil và Trung Quốc bị suy giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2008 nhưng đã
nhanh chóng trở lại tăng trưởng nhanh trong năm 2009. Nga bị khủng hoảng tài chính trong
năm 2008 với giá chứng khoán sụt giảm mạnh, đồng rúp mất giá, một số ngân hàng bị đổ vỡ.
Nguyên nhân khủng hoảng tài chính ở Nga là do những bất an từ phía các nhà đầu tư liên
quan đến căng thẳng chính trị-quân sự Nga-Georgia, liên quan đến việc giá dầu thế giới giảm
mạnh, sự chỉ trích của Thủ tướng Putin đối với tập đoàn Mechel. Kinh tế Nga lâm vào suy
thoái từ đầu năm 2009.
Kết quả tăng trưởng kinh tế được xem là tốt so với các nước phát triển đã giúp cho BRIC
có tiếng nói hơn trong G-20 Các nước này đều cố gắng đàm phán để tăng tỷ lệ phiếu bầu của
mình ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Các nước đang phát triển khác
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 44
Trong các nước đang phát triển, những nước thuộc SNG bị tác động nghiêm trọng. Các
nước này bị đồng thời nhiều cú sốc: những rối loạn tài chính khiến cho các nước này trở nên
khó tiếp cận các nguồn tài chính nước ngoài (các nước này vốn đi vay nước ngoài nhiều để
đầu tư phát triển kinh tế trong nước), nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm do kinh tế
các nước và các khu vực trên thế giới xấu đi, giá nguyên liệu-năng lượng giảm, kiều hối giảm
do thu nhập của người lao động xuất khẩu của các nước này giảm. Các nước Belarus,
Ukraine, Armenia đã phải xin IMF giúp đỡ tài chính. Thống kê của IMF cho thấy GDP của
Ukraine năm 2009 giảm tới 8% và của Armenia giảm tới 5%. Các nước SNG khác có GDP
giảm là Kazakhstan, Belarus và Mondova. Các nước còn lại tuy vẫn tăng được GDP nhưng
với tốc độ không cao bằng thời gian trước.
Các nước đang phát triển châu Á hầu hết đều bị giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chi có
nước còn tăng trưởng âm. Các nước Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Việt Nam vốn có mức
tăng trưởng trên dưới 6% trong các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng trưởng
trên dưới 3%. Các nước Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc độ -3,0% và -3,5% trong
năm 2009.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh vốn có độ mở cao và phụ thuộc vào vốn nước ngoài và xuất
khẩu nguyên liệu-năng lượng. Vì thế, các nước trong khu vực này bị suy giảm tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở mức độ khác lớn. Mexico bị suy giảm nhiều nhất do nền kinh tế này gắn kết
chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ. GDP của Mexico giảm tới 3,7% trong năm 2009. Những nước
lớn khác có GDP giảm là Argentina, Ecuador và Venezuela.
Tất cả các nước ở Trung Đông đều bị suy giảm kinh tế. Những nước Trung Đông xuất
khẩu nhiều dầu lửa là Ả Rập Saudi, UAE và Kuwait còn bị giảm GDP. Kinh tế Israel cũng bị
giảm 1,7% trong năm 2009. Nền kinh tế này vốn phụ thuộc khá cao vào xuất khẩu trong khi
kinh tế toàn cầu lại rơi vào suy thoái và suy giảm tăng trưởng.
Kinh tế các nước châu Phi gặp khó khăn chủ yếu do xuất khẩu của họ bị giảm (do lượng
cầu thế giới giảm và do giá nguyên liệu-năng lượng giảm) và kiều hối bị giảm. Các nước
Ghana, Kenya, Nigeria, Nam Phi và Tunisia bị giảm nguồn vốn nước ngoài (FDI và đầu tư
gián tiếp). Angola, Guinea Xích đạo và Nigeria bị tác động mạnh bởi lượng dầu xuất khẩu và
ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG
NHÓM 14 – ĐÊM 3 – K22 Page 45
giá dầu giảm. Tuy nhiên, kinh tế Côte d’Ivoire và Kenya không những không bị suy giảm mà
lại còn tăng tốc.
III/ Biện pháp đối phó khủng hoảng
1/ Chính sách tiền tệ hỗ trợ:
Các Ngân hàng Trung ương phản ứng nhanh bằng việc cắt giảm lãi suất chưa từng có và
các biện pháp bơm thanh khoản lớn cho thị trường để bảo đảm dòng tín dụng bình thường và
khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng. Tất cả các Ngân hàng Trung ương đều triển
khai nới lỏng chính sách tiền tệ và các biện pháp hỗ trợ thanh khoản rộng rãi đối với các ngân
hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng linh hoạt các thể thức tái
cấp vốn, mở rộng phạm vi các loại tài sản cầm cố, áp dụng các kỳ hạn cho vay tới 6 tháng đến
1 năm.
2/ Chính sách tài khóa hỗ trợ:
Ở các nước phát triển, chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo trong việc kích thích kinh
tế và đối phó với suy thoái kinh tế. Thâm hụt ngân sách của các nước phát triển dự kiến tăng
thêm khoảng 6% GDP. Chính sách tài khóa được nới lỏng hơn ở các nước phát triển phản ánh
quy mô Chính phủ ở các nước này lớn hơn và vai trò to lớn của chính sách tài khóa trong việc
bình ổn kinh tế thông qua các chi tiêu Chính phủ, thuế, chuyển giao (phúc lợi và trợ cấp thất
nghiệp) và các chương trình hỗ trợ, giải cứu tài chính.
3/ Hỗ trợ khu vực tài chính:
Bên cạnh những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương, Chính phủ cũng can thiệp mạnh vào
hệ thống tài chính để giảm bớt quan ngại về sự đổ vỡ mang tính hệ thống và tái lập niềm tin.
Các biện pháp được áp dụng bao gồm:
+ Bảo đảm tiền gửi và các khoản nợ tại ngân hàng.
+ Xử lý các khoản nợ xấu của các định chế tài chính.
+ Tái cấp vốn cho các định chế tài chính.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- macro_nhom_14_khung_hoang_tai_chinh_5794.pdf