Tiểu luận Khủng hoảng vùng vịnh

Yêu cầu thực hiện việc chấp nhận tất cả 12 nghị quyết và đặc biệt Iraq a, chấm dứt ngay lập tức các hành động nhằm mục đích kiểm soát Kuwait b, chấp nhận về cơ bản những nghĩa vụ pháp lý theo luật quốc tế cho bất kỳ sự mất mát, thiệt hại hay thương vong nào đối với Kuwait và các quốc gia thứ ba, cũng như liên minh của họ, như là hậu quả của hành động xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp của Iraq với Kuwait . c, Ngay lập tức phóng thích các công dân Kuwait và các quốc gia thứ 3 bị bắt giữ bởi Iraq và hoàn trả thi thể của bất cứ người Kuwait hay người của quốc gia thứ 3 nào dưới sự bảo trợ của cộng đồng quốc tế như hội chữ thập đỏ, d, Ngay lập tức hoàn trả ngay tất cả những tài sản của Kuwait bị chiếm bởi Iraq, và phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3107 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng vùng vịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Khủng hoảng vùng vịnh Ngày 2 tháng 8 năm 1990,quân đội Iraq vượt qua biên giới Kuwait và chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ nước này. Sự việc này là hệ quả của việc Iraq không hài lòng về việc Kuwait vi phạm hạn ngạch sản xuất dầu của OPEC và hàng loạt cuộc đàm phán không thành công về việc Iraq buộc tội Kuwait khai thác và bán dầu của Iraq. Thêm vào đó, Iraq đã không thuyết phục được K xóa hết các khoản nợ mà Iraq còn nợ nước này trong suốt cuộc chiến tranh Iran- Iraq những năm 80. Iraq cũng khẳng định những cáo buộc về lãnh thổ đối với K. Mặc dù vậy, một số người quan sát cho rằng mục đích chính của Iraq là kiểm soát đảo Bubiyan và Warbah ở phía Bắc vịnh Ba Tư. Những đảo này trấn giữ đường đi tới căn cứ cảng biển và quân sự của Iraq ở Umm Qasr. Tổng thống Bush đã ngay lập tức lên án hành động của Iraq là xâm lược công khai, cho tàu chiến bắt đầu hướng về vịnh ba Tư và biển đỏ, đồng thời cho đóng băng 30 tỉ đô trị giá các tài khoản của K và I tại Mỹ. Liên đoàn Arab đã có cuộc họp khẩn cấp và đưa ra một tuyên bố lên án hành động xâm lược K của I nhưng chỉ 1/3 số quốc gia thành viên đã không bỏ phiếu cho tuyên bố này. 12 thành viên của cộng đồng Châu Âu đã áp dụng lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ I và K và tuyên bố rằng các thành viên của mình sẽ ngừng bán vũ khí cho I. Chỉ trong vài ngày, một lực lượng liên quân và hải quân, bao gồm cả lính Arab đã được dàn trận xung quanh I và K. Sau khi tuyên bố siết chặt K, I đã tăng cường lực lượng quân đội ở đây. I cũng hạn chế sự đi lại của người nước ngoài tại I và K. I thậm chí còn cho phép rất nhiều người ở các nước thuộc thế giới thứ ba, một số phụ nữ, trẻ em và người ốm, người già là công dân các nước phương Tây rời khỏi khu vực này. Theo các nguồn tin thì I đã cấm người nước ngoài đi lại hoặc tới gần các cứ điểm quân sự và công nghiệp, đồng thời lệnh cho các đại sứ quan nước ngoài đóng cửa, khi một số đại sứ quán, trong đó có đsq Mỹ bất chấp lệnh trên, I đã cho cắt điện và nước ở những đại sứ quán này. Ngay khi Mỹ biết được hành động xâm lược này của I, nước này đã nỗ lực thuyết phục HĐBA hành động ngay lập tức, và chưa đầy 1 ngày sau cuộc xâm lược, HĐBA đã nhóm họp và thông qua nghị quyết đầu tiên về cuộc khủng hoảng này, đó là nghị quyết 660. 1. Nghị quyết 660: a. Căn cứ: điều 39 và 40 của Hiến chương LHQ. - Điều 39:”HĐBA xác định thực tại mọi sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra kiến nghị hoặc các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.” - Điều 40:”Để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, HĐBA có thẩm quyền, trước khi đưa ra những kiến nghị hoặc áp dụng các biện pháp ghi ở điều 39, yêu cầu các bên đương sự thi hành các biện pháp tạm thời mà hội đồng xét thấy cần thiết hoặc nên làm….Trong TH các biện pháp tạm thời ấy không được thi hành, HĐBA phải lưu ý thích đáng việc không thi hành những biện pháp tạm thời ấy.” b. Nội dung: - Lên án hành động xâm lược Kuwait của Iraq. - Yêu cầu I rút quân ngay lập tức và vô điều kiện khỏi K - Kêu gọi I và K tiến hành đàm phán để giải quyết bất đồng giữa hai bên, đồng thời ủng hộ mọi nỗ lực được triển khai nhằm đạt được mục đích này, đặc biệt là những nỗ lực của Liên đoàn các quốc gia Arab. c. Hiệu quả: - Nghị quyết này đã thể hiện việc HĐBA xác định được hành động xâm lược của I là nguy cơ đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế ( Điều 39) và đưa ra các biện pháp tạm thời (rút quân, đàm phán) để hai bên thực hiện trước khi đưa ra các biện pháp cụ thể (điều 40). - Tuy nhiên, I đã ngang nhiên không tuân thủ nghị quyết này, HĐBA đã bắt đầu đưa ra những biện pháp mạnh mẽ hơn. Ngày 6/8 HĐBA đã thông qua nghị quyết 661 với 13 phiếu thuận, không có phiếu chống và 3 phiếu trắng (Cuba và Yemen), quyết định cấm vận Iraq. 2. Nghị quyết 661: 2.1. Căn cứ trên cơ sở chương VII của hiến chương LHQ 2.2. Nội dung chính: 1. Xác định rằng Irag đã không tuân thủ đoạn 2 của nghị quyết 660 và đã chiếm đoạt quyền lực của chính phủ hợp pháp Kuwait 2. Do đó quyết định tiến hành các biện pháp sau nhằm bảo đảm sự tuân thủ đoạn 2 nghị quyết 660 của Irag và khôi phục lại quyền lực cho chinh phủ hợp pháp Kuwait 3. Quyết định rằng tất cả các quốc gia sẽ a. hạn chế xuất nhập khẩu mọi sản phẩm sơ cấp và tất cả các hàng hóa khác kể từ sau ngày ra nghị quyết này. b. ngăn cản bất cứ hoạt động nào của các quốc gia hoặc trên lãnh thổ của họ để xúc tiến hoặc có ý định xúc tiến xuất khẩu hay trao đổi bất kể hàng hóa, sản phẩm nào từ Iraq hay Kuwait đồng thời ngăn cản bất kể những thỏa thuận / giao dịch của quốc gia họ, những tàu lớn có cờ của quốc gia họ hay trên lãnh thổ của họ nhằm trao đổi hàng hóa hay sản phẩm xuất khẩu từ Irag hay Kuwait tính từ ngày ra nghị quyết này, bao gồm bất kể sự chuyển tiền nào sang Irag hay Kuwait nhằm mục đích hoạt động, giao dịch như trên. c. ngăn cản việc bán và cung cấp bởi quốc gia họ hay từ lãnh thổ của họ hoặc sử dụng tàu thủy có cờ, những hàng hóa, sản phẩm bao gồm vũ khí, các thiết bị quân sự khác có hay ko có xuất xứ trong lãnh thổ của họ ngoại trừ những khoản trợ cấp hoàn toàn phục vụ mục đích y tế, nhân đạo, lương thực cho bất cứ người nào ở Irag,Kuw hay cho bất cứ ai vì mục đích công việc/ kinh doanh đã được xúc tiến hay hoạt động từ Irag hay Kuw; đồng thời ngăn cản bất cứ hoạt động nào của họ hay trên lãnh thổ họ nhằm xúc tiến hay có ý định xúc tiến việc bán hay cung cấp những mặt hàng như vậy. 4. quyết định rằng các quốc gia sẽ không tạo điều kiện/ mở cửa cho chính phủ Irag hay bất kể công việc thương mại, công nghiệp, dịch vụ công cộng nào ở Irag va Kuw, bất kể quỹ hay nguồn tài chính, kinh tế nào và sẽ ngăn cản các quốc gia và các cá nhân trong lãnh thổ không di rời khỏi lãnh thổ của họ hay tạo điều kiện cho chính phủ đó, các công việc và nguồn tài chính đồng thời không chuyển bất cứ nguồn quỹ nào khác tới cho người dân ở Irag hay Kuw trừ những khoản trợ hỗ trợ hoàn toàn vì mục đích y tế, nhân đạo và lương thực. 5. kêu gọi các quốc gia bao gồm cả các quốc gia ko phải thành viên của LHQ tuân theo đúng các điều khoản của nghị quyết hiện thời, bất chấp mọi khế ước đã đc kí kết hay giấy phép đã đc công nhận trước ngày nghị quyết hiện thời có hiệu lực. 6. Theo quy định 28 về thủ tục của Hội Đồng Bảo An, quyết định thành lập một Ủy ban của HĐBA bao gồm tất cả thành viên của Hội đồng để đảm trách các nhiệm vụ sau đây và báo cáo những theo dõi và kiến nghị của họ cho Hội đồng, bao gồm: a. Kiểm tra các báo cáo về tiến trình thực thi nghị quyết hiện thời b. Tìm kiếm thêm các thông tin từ tất cả các quốc gia về hành động của họ liên quan đến sự thực thi có hiệu quả các điều khoản đề ra trong nghị quyết hiện thời 2.3. Bình luận: - Điều 39, 41 chương VII đã được áp dụng để đưa ra nghị quyết trên. Điều 41: “Hội đồng BA có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan đến việc sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt hay đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.” - Như vậy biện pháp phi quân sự theo điều 41 đã đc HĐBA áp dụng và đề nghị các QG tuân theo. Các biện pháp này ràng buộc tất cả các quốc gia, kể cả các quốc gia không phải là thành viên của LHQ, theo như khoản 6, điều 2 Hiến chương:”LHQ sẽ đảm bảo rằng các quốc gia không phải thành viên LHQ cũng phải hành động phù hợp với các nguyên tắc này nếu đó là cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. LHQ là chủ thể có quyền năng đặc biệt, vì vậy các bp mà tổ chức này đưa ra có thể ràng buộc các quốc gia không phải là thành viên của nó, mặc dù theo điều 35 công ước viên thì một nghĩa vụ từ một điều ước phát sinh với quốc gia thứ 3 khi qg này đồng ý bị ràng buộc bởi điều ước và sự đồng ý đó được thể hiện bằng văn bản. 3. Nghị quyết 665: Ngày 27/8/1990, HĐBA đưa ra nghị quyết 665 cho phép các quốc gia hợp tác với nhà nước K lưu vong và có lực lượng hải quân trong vùng vịnh triển khai kế hoạch phong tỏa đường thủy nhằm buộc I tuân thủ lệnh cấm vận đối với nước này.=> lệnh cấm vận hàng hải đối với I, được sự hỗ trợ của nghị quyết này đã đem lại hiệu quả. 4.Nghị quyết 670 ngày 25/9/1990:quyết định dựa trên những yếu tố cần thiết để đảm bảo áp dụng nghiêm chỉnh và trọn vẹn những giải pháp của nghị quyết 661. a. Căn cứ : điều 103 Hiến chương, chương VII hiến chương Điều 103:”Trong trường hợp có sự xung đột giữa những nghĩa vụ của các thành viên LHQ, chiếu theo hiến chương này và những nghĩa vụ chiếu theo bất cứ một hiệp định quốc tế nào khác, thì những nghĩa vụ chiếu theo hiến chương phải được coi trọng hơn.” c. Nội dung: - Kêu gọi các quốc gia thi hành các nghĩa vụ của mình để đảm bảo tính thực thi nghiêm chỉnh và trọn vẹn đối với nghị quyết 661 và khoản 3, 4, 5 của nghị quyết này. - Điều 3 : Tất cả các quốc gia, bất chấp những quyền và nghĩa vụ đã cam kết trong bất cứ thỏa thuận quốc tế hay hợp đồng nào được kí kết trước khi nghị quyết này được đưa ra sẽ không cho phép bất cứ máy bay nào cất cánh từ lãnh thổ của mình nếu máy bay đó chở hàng hóa đến hoặc từ I và K , trừ TH viện trợ nhân đạo. - Điều 4: Quyết định thêm rằng các quốc gia sẽ từ chối cho phép bất cứ máy bay nào đi đến vùng đất ở Irac hay Kuwait, dù số đăng ký thuộc bất cứ quốc gia nào (its State of registration), được bay qua lãnh thổ của quốc gia đó, trừ trường hợp: (a). Máy bay hạ cánh tại sân bay nằm ngoài lãnh thổ Irac hay Kuwait do quốc gia đó chỉ định, đồng ý cho nước đó kiểm tra để đảm bảo rằng không có hàng hóa trên chuyến bay đó vi phạm nghị quyết 661 (1990) hay nghị quyết hiện hành, và vì lý do này, máy bay đó có thể bị giữ lại nếu cần thiết, hoặc (b) Chuyến bay đó được sự đồng ý của Ủy ban giám sát được thành lập bởi nghị quyết 661 (1990); hoặc (c) Chuyến bay đó được LHQ chứng nhận với mục đích duy nhất cho UNIIMOG; - Điều 5: Quyết định rằng mỗi quốc gia sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết đề đảm bảo rằng bất cứ máy bay nào đăng ký trong vùng lãnh thổ của quốc gia đó hay được điểu khiển bởi người mà đang làm việc tại nước này hay cư trú lâu dài tại lãnh thổ nước này tuân theo các điều khoản của nghị quyết 661 (1990) và nghị quyết hiện hành; - điều 7: Kêu gọi các quốc gia hợp tác trong việc thực hiện những biện pháp cần thiết, phù hợp với luật quốc tế, bao gồm Hiệp định Chicago, để đảm bảo tính hiệu quả của việc thực thi các điều khoản của nghị quyết 661 (1990) hay nghị quyết hiện hành; c. Bình luận: - căn cứ vào khoản 3 của nghị quyết và điều 103 hiến chương, có thể thấy rằng giả sử như một thành viên của LHQ đã ký một hiệp ước song phương về dịch vụ hàng không với Iraq, cho phép máy bay chở hàng hóa đến I được sử dụng sân bay và khoảng không của nước này thì nghị quyết 670 sẽ thay thế cho hiệp ước này và quốc gia đó sẽ phải bất chấp hiệp ước đã kí để thực hiện các nghĩa vụ trong nghị quyết 670. Câu trả lời cũng tương tự với các quốc gia không phải là thành viên LHQ (all States), bởi việc thực thi lệnh cấm vận này là biện pháp để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, vì vậy LHQ sẽ đảm bảo nghĩa vụ này được cả các qg không phải là thành viên của mình thực hiện, như nguyên tắc được ghi nhận trong điều 2, khoản 6 hiến chương. - một vấn đề được đặt ra đối với nghị quyết này nữa là trong TH một máy bay bay qua lãnh thổ nước thành viên để đến K hoặc I mà không nằm trong bất kì Th ngoại lệ nào được quy định tại khoản 4 thì quốc gia đó có được dùng vũ khí để đối phó hay không? Điều 7 của nghị quyết có nhắc đến “các biện pháp cần thiết” ( nescessary measures) và phù hợp với luật QT, trong đó nhắc đến hiệp ước Chicago. Ý nghĩa của điều khoản này tức là bất cứ một sự ép buộc nào hay “những biện pháp cần thiết” khác đều phải tránh việc sử dụng vũ khí chống lại những máy bay dân sự; quy tắc này là một phần trong luật quốc tế thông thường chung và được công nhận một cách rõ ràng trong Điều 3 lần thứ hai của Hiệp ước Chicago. Nếu vậy thì phải làm thế nào để lệnh cấm vận hàng không có hiệu lực? - Nghị quyết 670 liên quan đến việc cấm vận hàng không nhưng khoản 8 liên quan đến lệnh cấm vận hàng hải thì những câu hỏi tương tự như Th ở trên có thể được trả lời tương tự? Giả sử một thành viên của LHQ ký một hiệp ước song phương với Irac cho phép cập và rời khỏi cảng của mình đối với những tàu đăng ký ở Irac. Nếu quốc gia này ngăn cản tàu của Irac theo khoản 8, thì liệu quốc gia này có xâm phạm nghĩa vụ mà quốc gia đó phải làm với Irac theo hiệp ước kia không? 5. Nghị quyết 678 ngày 29/11/1990 : cho phép can thiệp vũ trang vào Iraq. Tại đoạn 2 của nghị quyết, chiểu theo chương VII hiến chương, tất cả các QG hợp tác với chính phủ K được sử dụng mọi phương tiện cần thiết để đảm bảo thực thi các NQ trước đó của HĐBA, đặc biệt là nghị quyết 660, trong Th I không rút quân khỏi K trước 15/11/1991. “Cụm từ mọi phương tiện cần thiết” (all nescessary means) đương nhiên nhằm ám chỉ việc sử dụng vũ lực do Liên quân tiến hành dưới sự bảo trợ của Mỹ sẵn sàng tấn công I. 6.Ngày 2/3/1991, HDBA đưa ra nghị quyết số 686, nghị quyết đầu tiên của mình sau khi chiến tranh vùng VỊnh kết thúc. Cơ sở pháp lí: chương VII hiến chương 2. Yêu cầu thực hiện việc chấp nhận tất cả 12 nghị quyết và đặc biệt Iraq a, chấm dứt ngay lập tức các hành động nhằm mục đích kiểm soát Kuwait b, chấp nhận về cơ bản những nghĩa vụ pháp lý theo luật quốc tế cho bất kỳ sự mất mát, thiệt hại hay thương vong nào đối với Kuwait và các quốc gia thứ ba, cũng như liên minh của họ, như là hậu quả của hành động xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp của Iraq với Kuwait. C, Ngay lập tức phóng thích các công dân Kuwait và các quốc gia thứ 3 bị bắt giữ bởi Iraq và hoàn trả thi thể của bất cứ người Kuwait hay người của quốc gia thứ 3 nào dưới sự bảo trợ của cộng đồng quốc tế như hội chữ thập đỏ, … d, Ngay lập tức hoàn trả ngay tất cả những tài sản của Kuwait bị chiếm bởi Iraq, và phải hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. 3. những yêu cầu sâu xa hơn với Iraq: a, ngừng mọi hoạt động thù địch và khiêu khích bởi những lực lượng của Iraq để chống lại các quốc gia thành viên, bao gồm các cuộc tấn công tên lửa và các cuộc không chiến. b, sắp xếp việc phóng thích các công dân Kuwait và các quốc gia thứ 3 bị bắt giữ bởi Iraq và hoàn trả thi thể của bất cứ người Kuwait hay người của quốc gia thứ 3 nào dưới sự bảo trợ của cộng đồng quốc tế như hội chữ thập đỏ theo nghị quyết 678. Bình luận: Khoản b của điều 2 nghị quyết này quy định việc I phải chịu trách nhiệm với những hậu quả phát sinh do cuộc chiến tranh mà mình gây ra. Chương VII hiến chương không có quy định nào về trách nhiệm bồi thường chiến tranh, vì vậy khoản 2 này đã đặt ra tiền lệ đầu tiên cho việc chịu trách nhiệm về hậu quả chiến tranh. *)Ngoài ra còn nghị quyết 687, 688, 706, 719, 986 về các vấn đề hậu chiến như vấn đề nhân đạo, chương trình đổi dầu lấy lương thực…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhung_hoang_vung_vinh_resolutions_4208.pdf
Luận văn liên quan