Tiểu luận Kiểm tra bán lẻ
Theo khảo sát của ACNielsen Việt Nam thì có các kênh phân phối hiện đại sau:
8 thương hiệu siệu thị trong đó: có 50 siêu thị Co.op Mart, 13 siêu thị Intexmex, 14 siêu thị Big C, 15 siêu thị Citimart, 13 siêu thị Metro, 2 siêu thị Lotte Mart, 15 Fivi mart, 5 siêu thị Maximark,
3 thương hiệu cửa hàng thực phẩm: 16 cửa hàng Co.op Food, 3 cưa hàng Hapro Food, 101 cửa hàng Fresh Mart.
6 thương hiệu cửa hàng tiện lợi: 21 cửa hàng Circle K, 22 cửa hàng Hapro Mark, 5 cửa hàng FamilyMart, 44 cửa hàng Shop & Go,7 cưa hàng của Citi Mark, 3 cửa hàng WELLCOM
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3556 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kiểm tra bán lẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM
KHOA TOÁN – THỐNG KÊ
-----&-----
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Kiểm tra bán lẻ”
I. CÁC LOẠI HÌNH BÁN LẺ:
Bán lẻ là gi? Bán lẻ là hoạt động bán các sản phẩm hoàn chỉnh và dịch vụ cho người tiêu thụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình. Nói cách khác, bán lẻ gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh.Người bán lẻ là các cá nhân hay tổ chức làm công việc bán lẻ thông qua các hình thức đa dạng như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại, bán hàng qua internet…
Việt Nam được đánh giá là 1 trong những thị trường bán le hấp dẫn nhất thế giới. Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã tổ chức Diễn đàn "Toàn cảnh phân phối - bán lẻ Việt Nam năm 2011". Theo đánh giá chung, năm 2010 vừa qua, kinh tế thế giới và trong nước vẫn chịu nhiều hậu quả và tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng thị trường Việt Nam vẫn sôi động, có tốc độ tăng trưởng gần 25%.
Tuy nhiên Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn đầu tư. Theo đó, Việt Nam từ chỗ giữ vị trí số 1 năm 2008 đã xuống vị trí số 6 năm 2009 và số 14 năm 2010.
Trong thị trường bán lẻ các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ:
Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hoá và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. Các địa điểm bán hàng này tuỳ theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng mà người ta phân loại ra các loại cửa hàng khác nhau. Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau: chợ, siêu thị, các của hàng bách hóa…
Siêu thị đây là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xuất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh doanh không linh hoạt như giá cả tại chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho... Quy định này tuỳ thuộc vào cơ quan quản lý.
Chợ: Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hoá khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
Cửa hàng: gồm các loại của hàng như của hàng bách hóa, của hàng đại lý hoặc là của hàng chuyên doanh…
Bán lẻ không qua cửa hàng: Theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng…
Điện thoại:
Internet:
Bán lẻ dịch vụ: Tức là, ở đây hàng hoá là dịch vụ chứ không phải là hàng hoá đơn thuần. Các loại hình bán lẻ dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện…
Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ ngày càng phổ biến. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điện tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống ... tăng lên kéo theo các loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng.
II. CHỌN MẪU VÀ ĐÁP VIÊN:
Kiểm soát bán lẻ (Retail Audit):
Đây là phương pháp nghiên cứu dạng kiểm soát cửa hàng bán lẻ. Phương pháp này thông qua các dữ liệu trong quá khứ và cả dữ liệu hiện tại để theo dõi xu hướng của ngành hàng, sản phẩm.
Từ đó biết được ai đang dẫn đầu, cũng như là phân khúc và diễn biến của thị trường như thế nào? Ngoài ra, còn phải theo dõi chu kỳ sống của sản phẩm, mức độ đào thải của thị trường... do đó phương pháp “Retail audit” có ưu điểm giúp cho các nhà marketer biết ai là đối thủ, sản phẩm của mình đi đâu và về đâu.
Những điều mà kiểm soát bán lẻ mang lại và không mang lại:
Những điều kiểm soát bán lẻ cung cấp
Đo lường độc lập liên tiếp các nhân tố:
+ Doanh số bán lẻ từ người tiêu dùng
+ Sự phân phối trong mạng lưới bán lẻ
+ Mức độ hàng tồn trong kho và ngoài kho
+ Giá cả
Để đo lường được các yếu tố này thì công việc điều tra phải đi từ trên xuống đưới, đến tấc cả các kênh phân phối, từ NSX tới các chi nhánh và các đơn vị hàng tồn kho.
Một cái nhìn chắc chắn về sự phát triển của các kênh phân phối, trung tâm thương mại
Sự thấu hiểu về kinh doanh, marketing và quản lý hàng đầu về xu hướng của thị trường
+ Về chiến lược (phân tích dài hạn):
tăng trưởng danh mục hàng hóa,mức độ quan trọng của các kênh bán hàng
phân tích về phân khúc thị trường
báo cáo thường niên
những quyết định tung sản phẩm ra thị trường hoặc thâm nhập vào 1 phân khúc thị trường.
+ Về chiến thuật (phân tích ngắn hạn)
giá cả,
lợi ích phân phối,
cơ hội tiềm năng,
sự thành công của chiến lược tung ra sản phẩm mới.
Những điều kiểm soát bán lẻ không cung cấp:
Sự thấu hiểu của khách hàng ( ví dụ: không thể trả lời tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm đó, thể loại và nơi mua sản phẩm của khách hàng, cũng như là động cơ và sở thích của khách hàng) .
Kiểm soát bán lẻ không theo một khuôn mẫu mà phải tùy vào quyết định.
.Kiểm soát bán lẻ nên dùng giống như công cụ để làm giảm rủi ro trong ra quyết định.
5 bước của kiểm soát bán lẻ là:
Xác định đối tượng tổng thể:Xác định loại cửa hàng, những thông tin về số lượng và doanh thu cửa hàng .
Thiết kế mẫu đại diện: với mỗi loại của hàng, ta cần xác định tổng thể mẫu dựa trên sai số chuẩn kỳ vọng.
Thu thập dữ liệu: Thiết lập hệ thống thu thập dữ liệu tốt nhất.
Mở rộng thống kê: từ mẫu để hình thành tổng thể.
Phân tích và giải thích: Bán cáo kết quả.
Loại hình này đã được ACNielsen sử dụng trong thời gian qua. ACNielsen đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp chính xác, sẵn sàng báo cáo và quyết định bảo hiểm của một mảng rộng trong các kênh bán lẻ, bao gồm:
Siêu thị là của hàng bán lẻ lớn bán rất nhiều loại hàng hóa, gồm thựu phẩm, đồ dùng trong nhà, vật dụng cá nhân. Đặc điểm cơ bản của chúng là:
Dịch vụ tự phục vụ, vì vậy mà hàng hóa được sắp xếp trên những kệ mở và các xe hoặc giỏ hàng phục vụ cho sự tiện lợi của khách hàng.
Có ít nhất 50% diện tích trưng bày dành cho các sản phẩm hàng tiêu dùng.
Có ít nhất 3 quầy tính tiền cố định và thường trực, 1 quầy ở nhà hàng hoặc 1 quầy ăn nhẹ và được điều hòa không khí.
Một cửa hàng thực phẩm thì nhỏ hơn siêu thị mặc dù nó bán những dòng sản phẩm tương tự. Nó bán nhiều mặt hàng thực phẩm hơn các dòng hàng khác. Khách hàng phải tự phục vụ và có 1 hoặc 2 quầy tính tiền.
Một cửa hàng sari-sari là một cửa hàng nhỏ bán rất nhiều loại thực phẩm hoặc không phải thực phẩm theo đơn vị nhỏ nhất. Nó không tính tiền theo hóa đơn và cũng không tự phục vụ. Nó thường bán các sản phẩm đóng gói. Có 4 phân loại phụ thuộc vào bảng kiểm kê bán hàng theo khu vực.
Một kiosk là 1 cửa hàng sari-sari nằm bên trong chợ hay chu vi chợ.
Một trung tâm thương mại gắn liền với việc bán hiều dòng sản phẩm không phải là thực phẩm như là quần áo may sẵn, mỹ phẩm, giày dép… Những dòng sản phẩm này thông thường được xếp tách từng loại. Mỗi khu vực có máy tính tiền riêng. Không giống như siêu thị, trung tâm thương mại không tự phục vụ.
Một cửa hàng tạp hóa thì nhỏ hơn trung tâm thương mại. Nó có thể bán nhiều loại sản phẩm như vật dụng gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm… Không giống trung tâm thương mại, nhân viên bán hàng không phụ trách những gian hàng riêng.
Thành lập một cửa hàng hóa mỹ phẩm đủ tiêu chuẩn về luật quy định đối với bán lẻ và các giao dịch ngoài y học. Nó có thể bao gồm các loại thường có liên quan như mỹ phẩm, các vật dụng khi tắm và các sản phẩm mới lạ. Nó bao gồm 2 loại: một chuỗi với ít nhất 2 thương hiệu và một thương hiệu độc lập với một cửa hàng duy nhất.
Chọn mẫu:
Thiết lập tổng thể:
Ưu tiên thiết lập bảng điều khiển kiểm soát bảng lẻ trước sau đó thiết lập bảng tổng thể.
Hầu như là không có thống kê có sẵn đáp ứng được định nghĩa và những yêu cầu đề ra.
Thiết kế mẫu đại diện:
Bảng điều khiển bản lẻ này được lựa chọn như là tập con của tổng thể , nó như là một cách để phản ánh toàn bộ đặc tính của tổng thể.
Thiết kế mẫu là chọn mẫu từ những của hàng dựa trên chỉ số bán lẻ được tiến hành qua các bước sau:
Xác định kích thước tổng thể mẫu ( với sai số chuẩn là 4%).
+ Xác định kích thước mẫu trên mỗi kênh phân phối và mỗi vùng khác nhau (với sai số chuẩn là 10%).
+ Thiết lập bảng điều khiển cửa hàng theo những kênh phân phố ở những vùng khác nhau.
Phân loại cửa hàng sao cho phù hợp với từng loại mẫu.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lựa chọn mẫu.
Không có sự ưu tiên trong việc chọn cửa hàng trong việc chọn mẫu.
Các cửa hàng mẫu này được ACNielsen tạo nên dựa trên các khuôn mẫu có được từ việc thống kê các cửa hàng bán lẻ trong các khu vực được chọn trên phạm vi toàn quốc.
Theo cuộc điều tra của ACNielsen được tiến hành điều tra rộng khắp trên toàn quốc tất cả cá hệ thống bán lẻ bao gồm siêu thị, cửa hàng thực phẩm ,cửa hàng tiện lợi,.
Theo khảo sát của ACNielsen Việt Nam thì có các kênh phân phối hiện đại sau:
8 thương hiệu siệu thị trong đó: có 50 siêu thị Co.op Mart, 13 siêu thị Intexmex, 14 siêu thị Big C, 15 siêu thị Citimart, 13 siêu thị Metro, 2 siêu thị Lotte Mart, 15 Fivi mart, 5 siêu thị Maximark,
3 thương hiệu cửa hàng thực phẩm: 16 cửa hàng Co.op Food, 3 cưa hàng Hapro Food, 101 cửa hàng Fresh Mart.
6 thương hiệu cửa hàng tiện lợi: 21 cửa hàng Circle K, 22 cửa hàng Hapro Mark, 5 cửa hàng FamilyMart, 44 cửa hàng Shop & Go,7 cưa hàng của Citi Mark, 3 cửa hàng WELLCOM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm tra bán lẻ.doc