Sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa, tương ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, là sự phủ định thứ nhất đối với cái chế độ tư hữu chỉ dựa trên lao động độc lập
và cá thể. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tự nó đẻ ra sự phủ định bản thân nó
một cách tất yếu như tính tất yếu chi phối những sự biến hóa của tự nhiên. Đó là phủ
định cái phủ định. Sự phủ định cái phủ định này không lập lại chế độ tư hữu của người
lao động, mà là lập lại chế độ sở hữu cá nhân của người lao động, một chế độ sở hữu cá
nhân xây dựng trên cơ sở những thành tựu của thời địa tư bản chủ nghĩa, trên sự hiệp
tác và sự sở hữu chung về tất cả những tư liệu sản xuất, kể cả ruộng đất.
Muốn biến tài sản tư hữu và phân tán, đối tượng của lao động cá nhân, thành tài
sản tư bản chủ nghĩa, thì dĩ nhiên là đã phải tốn nhiều thời gian, nhiều cố gắng và gian
khổ hơn là biến tài sản tư bản chủ nghĩa là tài sản thực ra đã dựa trên một phương thức
sản xuất tập thể, thành tài sản xã hội. Một đằng là vấn đề một số ít kẻ tiếm đoạt tước
đoạt quần chúng; một đằng lại là quần chúng tước đoạt một số ít kẻ tiếm đoạt".
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7552 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế chính trị Mác - Lênin phần kinh tế tư bản chủ nghĩa :Tích lũy tư bản chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Kinh tế chính trị Mác - Lênin phần kinh tế tư bản chủ nghĩa
Đề bài:
Tích lũy tư bản chủ nghĩa
Phần nội dung
Khi nói đến tích luỹ ta thấy nó gắn liền với tái sản xuất mở rộng. Do đó, xét
một cách cụ thể, thì tích luỹ tư bản chẳng qua chỉ là tái sản xuất ra với quy mô ngày
càng mở rộng.
I. Tái sản xuất
1. Khái niệm tái sản xuất
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và đổi mới không ngừng.
C.Mác: "Dù cho hình thái xã hội của quá trình sản xuất là như thế nào chăng nữa, thì
bao giờ quá trình đó cũng phải có tính chất liên tục, hay cứ từng chu kỳ một, phải
không ngừng trải qua cùng những giai đoạn ấy. Xã hội không thể ngừng tiêu dùng, thì xã
hội cũng không thể ngừng sản xuất. Vì vậy, xét trong mối liên hệ không ngừng và trong
tiến trình của nó, mọi quá trình sản xuất xã hội đồng thời cũng là quá trình sản xuất".
(Trích: C.Mác bộ "Tư bản", quyển I, tập III, tr.8).
2. Tái sản xuất giản đơn
Khái niệm: Tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản
xuất với quy mô như cũ. Toàn bộ giá trị thặng dư đã được nhà tư bản tiêu dùng hết cho
cá nhân.
"Nếu như thu nhập đó chỉ được dùng làm quỹ tiêu dùng cho nhà tư bản hay nếu
nó cũng được tiêu dùng theo từng chu kỳ giống như người ta đã kiếm được nó, thì trong
những điều kiện khác không thay đổi, sẽ chỉ diễn ra có tái sản xuất giản đơn thôi. Và
mặc dù tái sản xuất này chỉ là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô không thay đổi,
nhưng sự lặp đi lặplại giản đơn ấy, hay tính chất liên tục ấy, cũng đem lại cho quá trình
những nét mới hay nói cho đúng hơn, nó xóa bỏ những nét có vẻ như là đặc trưng của
quá trình đó khi chỉ là một hành vi cá biệt".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, tr.9-10).
Quá trình sản xuất mở đầu với việc mua sức lao động cho một thời gian nhất
định, và việc mở đầu ấy thường xuyên lắp lại một khi cái thời hạn mua lao động chấm
dứt, và đồng thời một thời kỳ sản xuất nhất định.
Quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình tái sản xuất ra của cải (tư
liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng) dưới hình thức tư bản. Là quá trình tái sản xuất ra lao
động làm thuê, và là quá trình tái sản xuất ra quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa - quan
hệ bóc lột của giai cấp tư bản đối với giai cấp công nhân dưới hình thái giá trị thặng dư.
"Những người công nhân thì chỉ được trả công sau khi sức lao động của người
đó đã phát huy tác dụng và đã thực hiện được giá trị của bản thân nó, cũng như giá trị
thặng dư năm ở trong các hàng hóa. Như thế là người công nhân đã sản xuất ra cả số
giá trị thặng dư mà chúng ta tạm thời coi như là quỹ tiêu dùng của nhà tư bản, lẫn cái
quỹ dùng để trả công cho chính mình, tức là tư bản khả biến, trước khi tư bản khả biến
trở về tay anh ta dưới dạng tiền công, và anh ta chỉ có việc làm chứng nào anh ta còn
không ngừng tái sản xuất ra tư bản khả biến ấy".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C21, tr.9-10).
3. Tái sản xuất mở rộng
Tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất theo quy
mô lớn hơn trước, với sự tư bản lớn hơn trước.
"Là một kẻ cuồng tín việc làm tăng thêm giá trị, nhà tư bản thẳng tay cưỡng
bức loài người phải sản xuất để sản xuất, do đó hắn cưỡng bức họ phải phát triển những
lực lượng sản xuất xã hội và tạo ra những điều kiện sản xuất vật chất, mà chỉ một mình
những điều kiện này mới có thể hình thành cái cơ sở hiện thực của một hình thái xã hội
mà nguyên tắc cơ bản là mọi cá nhân đều được phát triển đầy đủ và tự do".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.55).
"Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho sự tăng thêm không
ngừng của số tư bản bỏ vào một xí nghiệp công nghiệp trở thành một sự tất yếu và cạnh
tranh làm cho những quy luật bên trong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở
thành những quy luật bên ngoài có tính chất cưỡng chế đối với nhà tư bản cá biệt. Cạnh
tranh buộc nhà tư bản không ngừng mở rộng, tư bản để giữ được tư bản, và hắn chỉ có
thể mở rộng tư bản của mình bằng cách tích luỹ ngày càng nhiều hơn mà thôi".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.55).
II. Tích luỹ tư bản
1. Khái niệm
Tích l ũy tư bản là sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay tư bản hóa giá trị
thặng dư.
"Sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản, hay chuyển hóa giá trị thặng dư trở lại
thành tư bản thì gọi là tích luỹ tư bản".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.32).
Tích luỹ tư bản khác về bản chất với tích luỹ nguyên thủy. Nó gắn liền với quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, gắn với quá trình bóc lột của tư bản đối với lao
động làm thuê. Tích luỹ tư bản gắn liền với tái sản xuất mở rộng. Do đó xét một cách
cụ thể thì tích luỹ tư bản chẳng qua chỉ là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng
mở rộng. Như vậy thực chất của tích luỹ tư bản là quá trình tăng cường bóc lột giá trị
thặng dư với quy mô ngày càng lớn, tăng cường bóc lột lao động không công của công
nhân làm thuê.
2. Điều kiện của tích luỹ tư bản
Theo C.Mác; muốn tiến hành tích luỹ để tái sản xuất mở rộng phải có hai điều
kiện.
- Một là: Phải có một phần sản phẩm thặng dư chuyển hóa thành tư bản. Nhưng
phần sản phẩm này phải đảm bảo cho quá trình sản xuất và nuôi sống công nhân, tức là
phải bao hàm cả tư liệu sản xuất lẫn tư liệu tiêu dùng.
"Muốn tích luỹ, cần phải biến một sản phẩm thặng dư thành tư bản. Nhưng nếu
không phải là có phép lạ thì người ta chỉ có thể biến thành tư bản những vật phẩm có
thể nuôi sống công nhân, tức là những tư liệu sinh hoạt. Do đó một phần lao động thặng
dư hàng năm phải dùng để sản xuất thêm một số tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt
ngoài số cần thiết để hoàn lại tư bản đã ứng ra. Nói tóm lại, sở dĩ giá trị thặng dư có thể
biến thành tư bản là chỉ vì sản phẩm thặng dư - mà giá trị của nó là giá trị thặng dư, đã
bao gồm sẵn những yếu tố vật thể của một tư bản mới rồi".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.35).
- Hai là: phải có lao động phụ thêm. Chính nhờ có lao động mới làm cho các
yếu tố đó được thực sự hoạt động với tư cách là tư bản. Lao động phụ thêm có thể thực
hiện được bằng hai cách: hoặc là kéo dài thời gian lao động hoặc tăng cường độ lao
động của số công nhân hiện có hoặc phải tuyển thêm lao động mới.
"Nhưng muốn làm cho các yếu tố đó thực sự hoạt động với tư cách là tư bản,
thì giai cấp các nhà tư bản cần có thêm một số lao động. Nếu việc bóc lột những công
nhân đang làm việc không thể tăng thêm bằng cách kéo dài thì giờ hay nâng cao cường
độ, thì phải tuyển thêm sức lao động".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.35).
3. Những kết luận C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất mở rộng
Những kết luận mà C.Mác rút ra từ việc nghiên cứu tái sản xuất giản đơn vẫn
biểu hiện đầy đủ trong tái sản xuất mở rộng. Song nghiên cứu tái sản xuất mở rộng
C.Mác còn rút ra một số kết luận sau:
Sự phân tích trên đã chỉ rõ tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư chuyển hóa thành
tư bản, là sản phẩm của chính bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác
chỉ rõ; đối với tư bản phụ thêm "đó là giá trị thặng dư được tư bản hóa. Ngay từ lúc
mới ra đời, không một nguyên tử giá trị nào của nó mà lại không phải do lao động
không công của người khác tạo ra".
Hơn nữa tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản, trái lại
tư bản ứng trước chiếm một tỷ lệ ngày càng nhro bé, không đáng kể, chỉ là "một giọt
nước trong dòng sông ngày càng lớn của tích luỹ".
Như vậy, toàn bộ sự giàu có của giai cấp tư sản đều là kết quả chiếm đoạt lao
động thặng dư do lao động không công của giai cấp công nhân tạo ra.
"Hơn nữa là tư bản không làm giàu theo tỷ lệ với lao động cá nhân của hắn hay
tỷ lệ với sự không tiêu dùng của cá nhân hắn như người trữ của, mà làm giàu theo tỷ lệ
với khối lượng sức lao động của người khác mà hắn bòn rút được và tỷ lệ với mức hy
sinh mọi sự hưởng thụ trong cuộc sống mà hắn bắt công nhân phải chịu".
Và "đặc biệt họ làm giàu được rất nhiều bằng cách ăn cắp của những người cha
mẹ đem gửi con cho họ làm thợ học việc và phải trả tiền rất đắt cho việc dạy nghề, tuy
những trẻ học nghề đó phải ăn đói. Mặt khác lợi nhuận chung bình bấy giờ còn thấp, và
việc tích luỹ đòi hỏi phải tiết kiệm rất nhiều. Họ sống như những kẻ trữ của, và thậm
chí cũng không dám tiêu dùng đến những lợi tức do tư bản của họ kiếm được".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.59).
4. Những nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản
Quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư và sự phân
chia khối lượng giá trị thặng dư thành quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản. Nếu tỷ
lệ đó không đổi thì quy mô tích luỹ phụ thuộc vào những nhân tố quyết định quy mô của
khối lượng giá trị thặng dư.
"Nếu tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản và thu nhập đã có sẵn thì rõ
ràng là đại lượng của tư bản tích luỹ sẽ do đại lượng tuyệt đối của giá trị thặng dư
quyết định".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.66).
a. Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động
- Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công:
C.Mác giả định rằng người công nhân nhận được tiền công đúng giá trị sức lao động
của mình. Nhưng trong thực tế nhà tư bản còn cắt xén một phần tiền công để tăng tích
luỹ tư bản.
"Nhưng trong thực tế việc cướng ép hạ tiền công xuống thấp hơn giá trị sức lao
động đóng một vai trò quá quan trọng, khiến cho chúng ta không thể không nói qua đến
vấn đề ấy. Trong những giới hạn nhất định, việc đó thực tế đem biến quỹ tiêu dùng cần
thiết của công nhân thành quỹ tích luỹ của tư bản".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.69).
Và "nhưng nếu như công nhân có thể sống bằng không khí thì người ta không
thể mua họ bằng bất cứ giá nào. Do đó, lao động không mất tiền là một giới hạn theo
nghĩa toán học. Không bao giờ có thể đạt tới giới hạn đó tùy rằng bao giờ cũng có thể
tiến đến gần nó. Xu hướng thường xuyên của tư bản là muốn học tiền công xuống tới
điểm hư vô đó".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.69).
Vậy nhà tư bản không chỉ chiếm đoạt lao động thặng dư mà còn chiếm đoạt cả
một phần lao động tất yếu của công nhân, biến một phần quý tiêu dùng của công nhân
thành tích luỹ tư bản.
Nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và
kéo dài ngày lao động. Việc tăng cường độ lao động rõ ràng làm tăng thêm giá trị thặng
dư, do đó làm tăng bộ phận giá trị thặng dư tư bản hóa, tức là làm tăng tích luỹ. Số
lượng lao động tăng thêm mà nhà tư bản chiếm không do tăng cường độ lao động và
kéo dài ngày lao động không đòi hỏi phải tăng thêm tư bản một cách tương ứng. Hơn
nữa tư bản sẽ được hoàn vốn nhanh, tránh được hao mòn vô hình, giảm được chi phí
bảo quản, sớm cải tiến kỹ thuật. Để mở rộng quy mô bóc lột nhà tư bản có thể tăng thời
gian sử dụng máy móc, thiết bị trong ngày, tức nâng cao hệ số sản xuất mà không cần
đầu tư thêm nguyên liệu, vật liệu một cách tương ứng. Điều đó có lợi cho nhà tư bản vì
khấu hao nhanh hơn, thời gian thay thế thiết bị sẽ sớm hơn. Mặt khác nhà tư bản bắt
công nhân hiện đang có việc phải tăng cường độ lao động, hoặc kéo dài thời gian lao
động để tăng khối lượng giá trị thặng dư. C.Mác chỉ rõ: "Số lao động phụ thêm dó ức
lao động khẩn trương hơn tạo ra, có thể làm tăng thêm sản phẩm thặng dư, tức là thực
thể của tích luỹ, mà không cần phải tăng thêm phần tư bản bất biến một cách tương
ứng".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.75).
Trong ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp hầm mỏ, đối tượng lao
động là tặng vật của thiên nhiên, cho nên ở đây tư bản bất biến hầu như chỉ có thiết bị;
vì vậy nhà tư bản càng quan tâm sử dụng các thủ đoạn trên để tăng thêm quy mô tích
luỹ mà không cần tăng thêm tư bản ứng trước.
"Tư bản bất biến ở đây hầu như hoàn toàn chỉ gồm có những tư liệu lao động có
thể chịu đựng được rất tốt việc tăng thêm số lượng lao động (ví dụ bằng cách đặt ca
ngày và ca đêm)".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.75).
Trong ngành nông nghiệp cũng vậy, khi đã có một số tư bản ứng ra nhất định,
chỉ cần tăng thêm sự tác động của lao động đối với ruộng đất cũng đủ làm tăng thêm sự
phì nhiêu của ruộng đất lên một cách kỳ diệu.
C.Mác nhấn mạnh: "... một khi nắm được hai nguồn gốc đầu tiên tạo ra của cải
là sức lao động và đất đai, thì tư bản có một số sức bành trướng cho phép nó tăng
những yếu tố tích lũy của nó lên quá những giới hạn dường như được quy định bởi đại
lượng của bản thân tư bản".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.76-77).
b) Nâng cao năng suất lao động xã hội:
- Năng suất lao động cao làm cho giá cả hàng hóa giảm. Do đó, với một khối
lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể mua được tư liệu sản xuất và
sức lao động phụ thêm nhiều hơn, mặt khác phần dành cho tiêu dùng của nhà tư bản có
thể giảm để tăng tích luỹ mà không ảnh hưởng đến tiêu dùng của họ.
"Sức sản xuất của lao động mà tăng lên thì khối lượng sản phẩm, biểu hiện một
giá trị nhất định, và do đó biểu hiện một đại lượng giá trị thặng dư nhất định cũng tăng
lên. Với một tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi, hay thậm chí với một tỷ suất giá trị
thặng dư đang giảm xuống, thì khối lượng sản phẩm thặng dư vẫn tăng lên, miễn là tỷ
suất giá trị thặng dư giảm xuống chậm hơn mức tăng của sức sản xuất của lao động.
Với một tỷ lệ phân chia sản phẩm thặng dư thành thu nhập và tư bản phụ thêm không
thay đổi, sự tiêu dùng của nhà tư bản vẫn có thể tăng lên mà không cần giảm tích luỹ".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.77).
- Sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật sẽ tạo ra nhiều yếu tố phụ thêm
cho tích luỹ. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì các máy móc, thiết bị... được thay
thế bằng những máy móc mới tiến bộ hơn, có hiệu quả cao hơn, năng suất lao động cao
hơn, do đó quy mô tích luỹ cũng như hiệu quả tích luỹ sẽ cao hơn. Năng suất lao động
cao thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn.
"Cũng vẫn là một giá trị tư bản khả biến ấy lại vận dụng được nhiều sức lao
động hơn, và do đó nhiều lao động hơn. Cũng vẫn một giá trị tư bản bất biến ấy lại biểu
hiện thành một lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn, tức là nhiều tư liệu lao động, vật liệu
lao động và vật liệu phụ hơn, do đó cung cấp nhiều yếu tố tạo ra sản phẩm, cũng như
nhiều yếu tố tạo ra giá trị hơn hay nhiều yếu tố hấp thụ lao động hơn. Vì vậy, giá trị của
tư bản phụ thêm không thay đổi hay thậm chí giảm xuống, tích luỹ cũng vẫn được đẩy
nhanh".
Và "mỗi một sự tiến bộ trong lĩnh vực hóa học đều không những làm tăng thêm
số lượng những chất có ích và công dụng của những chất đã biết, và do đó mở rộng
phạm vi đầu tư tư bản cùng với sự tăng lên của tư bản. Sự tiến bộ của hóa học cũng còn
dạy cho người ta đưa những vật thải ra của quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng
quay trở lại vòng tuần hoàn của quá trình tái sản xuất và do đó tạo ra một chất mới cho
tư bản mà trước đó không cần phải chi phí tư bản".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.79).
"Bẩm tính của lao động sống là bảo tồn được giá trị cũ trong khi tạo ra giá trị
mới. Vì vậy cùng với sự tăng thêm hiệu lực, quy mô và giá trị của tư liệu sản xuất, tức
là cùng với sự tăng tích luỹ, diễn ra cùng với sự phát triển sức sản xuất của lao động thì
lao động cũng bảo tồn và duy trì vĩnh viễn một giá trị tư bản không ngừng tăng lên
dưới những hình thức luôn luôn mới".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.81).
Như vậy, năng suất lao động cao là biểu hiện tổng hợp tính ưu việt của nền sản
xuất lớn hiện đại, là đòn bẩy mạnh mẽ nhất của tích luỹ.
c) Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
- Tư bản sử dụng là toàn bộ khối lượng giá trị máy móc, thiết bị, nhà xưởng,
sức vật kéo... mà trong quá trình sản xuất thường lặp đi lặp lại với toàn bộ quy mô hiện
vật của chúng nhằm đạt tới một hiệu quả nhất định.
- Tư bản tiêu dùng là bộ phận giá trị của những tư liệu lao động hao mòn dần
trong quá trình sản xuất và được chuyển từng phần vào sản phẩm mới.
Trong quá trình sản xuất, tất cả các bộ phận cấu thành của máy móc đều hoạt
động. Chỉ có sự hoạt động của toàn bộ máy móc thì mới tạo ra được sản phẩm, nhưng
chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản
phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất
dần giá trị như vậy nhưng trong suốt thời gian hoạt động máy móc vẫn có tác dụng như
khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến giá trị của máy móc chuyển dần vào sản
phẩm trong từng thời gian thì máy móc phục vụ không công cho nhà tư bản.
"Tư bản tăng lên thì sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và tư bản tiêu
dùng cũng tăng lên". Và:
"Vì các tư liệu lao động ấy được dùng làm những cái tạo ra sản phẩm nhưng lại
không nhập thêm giá trị vào sản phẩm, nghĩa là vì chúng được sử dụng toàn bộ nhưng
chỉ bị tiêu dùng từng phần thôi, cho nên, như đã nhắc tới trên kia, các tư liệu đó phục
vụ không công giống như: nước, hơi nước, không khí,... Những sự phục vụ không công
đó của lao động quá khứ, được lao động sống làm nắm lấy và làm sống lại, đang được
tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.82-83-84).
Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển, khối lượng tư bản ngày càng nhiều,
cùng với nó khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại máy móc ngày càng tinh vi thì sự
chênh lệch giữa tư bản tiêu dùng và tư bản sử dụng ngày càng lớn. Do đó, tích luỹ tư
bản ngày càng cao.
d) Quy mô của tư bản ứng trước
Với mức độ không đổi thì khối lượng giá trị thặng dư do số lao động công nhân
bị bóc lột quyết định. Do đó, quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả
biến càng lớn thì giá trị thặng dư bóc lột được và quy mô tích luỹ càng lớn. Như vậy,
khi đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô sản xuất càng mở rộng, kỹ thuật
sản xuất càng hiện đại, do đó các động lực thúc đẩy sản xuất giá trị thặng dư càng có
tác động mạnh.
"Tư bản càng tăng lên bao nhiêu nhờ những sự tích luỹ liên tiếp, thì tổng số giá
trị được chia thành quỹ tiêu dùng và quỹ tích luỹ cũng càng tăng lên bấy nhiêu. Nhà tư
bản có thể nhờ đó mà sống xa hoa hơn và đồng thời lại "hy sinh" được nhiều hơn. Và
cuối cùng quy mô sản xuất càng mở rộng hơn cùng với khối lượng tư bản ứng trước, thì
tất cả động lực thúc đẩy sản xuất lại càng tác động mạnh mẽ hơn".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C22, tr.85).
Tóm lại, để tăng quy mô tích luỹ tư bản, các nhà tư bản phải sử dụng nhiều
nhân tố: nâng cao trình độ bóc lột sức lao động, nâng cao năng suất lao động xã hội, sử
dụng triệt để công suất và hiệu quả của máy móc thiết bị, tăng quy mô của tư bản ứng
trước để mở rộng sản xuất và đổi mới kỹ thuật, công nghệ.
III. Quy luật chung của tích luỹ tư bản
1. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày
càng tăng
Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tư bản chẳng những tăng lên về
quy mô mà còn không ngừng biến đổi trong cấu tạo. Nghĩa là mối quan hệ về tỷ lệ của
việc kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động sử dụng tư liệu sản xuất đó trong quá
trình sản xuất. Để phản ánh các mối quan hệ này C.Mác dùng các khái niệm cấu tạo kỹ
thuật, cấu tạo giá trị và cấu tạo hữu cơ của tư bản.
"Những nhân tố quan trọng nhất của sự nghiên cứu là kết cấu của tư bản và
những sự thay đổi của kết cấu đó trong quá trình tích lũy.
Kết cấu của tư bản có thể hiểu về hai mặt. Về mặt giá trị, thì kết cấu đó là cái tỷ
lệ theo đó tư bản phân ra thành tư bản bất biến, hay giá trị của tư liệu sản xuất, và tư
bản khả biến, hay giá trị sức lao động, tức là tổng sốtiền công. Xét về mặt vật thể hoạt
động trong quá trình sản xuất, thì mọi tư bản đều chia thành tư liệu sản xuất và sức lao
động sống, kết cấu đó được quyết định bởi tỷ lệ giữa một bên là khối lượng các tư liệu
sản xuất được sử dụng, với bên kia là số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu
đó. Tôi gọi cái tên là kết cấu giá trị của tư bản, cái thứ hai là kết cấu kỹ thuật của tư
bản. Giữa hai cái đó có mối quan hệ qua lại chặt chẽ; mối quan hệ đó là kết cấu giá trị
của tư bản là kết cấu hữu cơ của tư bản, trong chừng mực mà kết cấu giá trị ấy được
quyết định bởi kết cấu kỹ thuật của tư bản và phản ánh những sự thay đổi của kết cấu
kỹ thuật này".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C23, tr.92-93).
2. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày
càng tăng
a) Tích tụ tư bản:
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư. Như vậy, tích tụ tư bản là kết quả trực tiếp của tích luỹ. Tích tụ tư bản làm
cho tư bản cá biệt và tư bản xã hội đều tăng. Tích tụ tư bản biểu hiện trực tiếp quan hệ
giữa tư bản và lao động làm thuê.
"Mỗi tư bản cá biệt bao gồm trong tư bản xã hội đều đại biểu trước hết cho một
sự tích tụ nào đó của những tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt của lao động vào tay
một nhà tư bản, và tư bản càng tích luỹ thì sự tích tụ này càng mở rộng. Như vậy là
trong khi làm tăng thêm những yếu tố tái sản xuất của cải thì đồng thời tích luỹ cũng
làm tăng thêm sự tích tụ những yếu tố ấy trong tay những nhà tư bản tư nhân. Tuy
nhiên, loại tích tụ này là hậu quả tất nhiên của tích luỹ, lại vận động trong những giới
hạn ít nhiều chật hẹp".
(Trích: C.Mác bộ"Tư bản", quyển I, tập 3, C23, tr.92-92).
Tích tụ tư bản bị một xu hướng ngược lại cản trở, đó là xu hướng phân tán của
tư bản. Xu hướng này biểu hiện ở chỗ: hoặc tư bản mới tích luỹ không nhập vào tư bản
cũ mà tách ra thành một tư bản mới hoạt động độc lập, hoặc một tư bản cũ bị phân chia
thành nhiều tư bản nhỏ, như trong trường hợp chia gia tài... Nhưng xu hướng này lại bị
xu hướng tập trung tư bản cản trở và lấn át. Tích tụ tư bản là một yếu tố tất yếu, bởi vì
một mặt đó là yêu cầu của quyluật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản của cạnh tranh
và của tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác trình độ bóc lột và khối lượng giá trị thặng dư bóc lột
được ngày càng tăng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản là điều kiện vật
chất làm cho khả năng tư bản hóa giá trị thặng dư biến thành hiện thực tích luỹ tư bản.
"Như vậy là sự vận động tích tụ không những cũng phân tán trên bấy nhiêu
điểm, giống như tích luỹ mà tình trạng chia nhỏ tư bản xã hội thành vô số những tư bản
độc lập với nhau lại được củng cố chính bởi vì mỗi tư bản cá biệt đều hoạt động như
trung tâm tích tụ tương đối. Vì tổng số các món lợi nhuận mà tích luỹ đem tăng thêm
cho các tư bản, cá biệt là chừng nào thì đều làm cho tư bản xã hội lớn lên chừng ấy, cho
nên sự tích tụ tương đối mà tất cả các tư bản cá biệt biểu hiện ra một cách trung bình,
không thể tăng lên nếu như không có sự đồng thời tăng lên của tư bản xã hội tức là của
của cải xã hội dành cho tái sản xuất. Đó là giới hạn thứ nhất của sự tích tụ, mà sự tích
tụ này chẳng qua chỉ là hậu quả tất nhiên của tích luỹ".
"Cuối cùng, có những tư bản lớn, do tích luỹ dần dần mà có được, đến một lúc
nào đó thì chia nhỏ ra thành nhiều tư bản cá biệt, chẳng hạn thì vào dịp chia gia tài
trong những gia đình tư bản. Như vậy là sự tích tụ vừa bị cản trở bởi sự phân chia tư
bản cũ. Như vậy trong sự vận động của tích luỹ xã hội, ta thấy một mặt là sự tích tụ
ngày càng nhiều những yếu tố tái sản xuất của của cải vào trong tay những nhà tư bản
tư nhân, mặt khác là sự phân tán và tăng thêm những trung tâm tích luỹ và tích tụ tương
đối, những trung tâm ấy xô đẩy lẫn nhau ra khỏi những quỹ đạo riêng biệt của chúng".
(Sách đã dẫn, tr.93)
b) Tập trung tư bản
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
nhiều tư bản cá biệt sẵn có thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.
"Đến một điểm nào đó của sự tiến bộ kinh tế, thì sự chia cắt tư bản xã hội thành
vô số những tư bản cá biệt như thế, hay là sự vận động xô đẩy lẫn nhau của các bộ phận
cấu thành của tư bản xã hội sẽ bị cản trở bởi một sự vận động, theo chiều đối lập, của
sự thu hút lẫn nhau của chúng. Đây không phải là sự tích tụ bị lẫn lộn làm một với tích
luỹ nữa, mà là một quá trình khác hẳn về căn bản, tức là sự thu hút làm cho những
trung tâm tích luỹ và tích tụ khác nhau hợp nhất lại với nhau, và sự tích tụ của những tư
bản đã hình thành, là sự hỗn hợp một số lớn tư bản thành một số nhỏ hơn, nói tóm lại,
là sự tập trung theo đúng nghĩa của nó".
(Sách đã dẫn, tr.94).
"Quy mô mở rộng của các xí nghiệp bao giờ cũng vẫn sẽ là điểm xuất phát cho
một sự tổ chức một cách rộng lớn hơn của lao động tập thể, cho một sự phát triển một
cách rộng rãi hơn của những thủ đoạn vật chất c ủa lao động, nói tóm lại là điểm xuất
phát cho sự chuyển biến dần dần từ những quá trình sản xuất xã hội kết hợp và xếp đặt
một cách khoa học. Nhưng hiển nhiên là tích luỹ, tức là sự tăng lên dần dần của tư bản
nhờ tái sản xuất theo hình xoáy trôn ốc, chỉ là một phương pháp chậm chạp so với
phương pháp tập trung là phương pháp trước nhất chỉ làm thay đổi sự bố trí về lượng
của bộ phận cấu thành của tư bản xã hội. Nếu như phải nhờ đợi đến lúc những tư bản cá
biệt nhờ tích luỹ mà lớn lên đủ để có thể đảm nhiệm được việc xây dựng các đường sắt
chẳng hạn, thì thế giới sẽ chưa thể có được hệ thống các đường sắt. Sự tập trung tư bản
thông qua các Công ty cổ phần đã làm được việc đó, có thể nói là trong chốc lát. Trong
khi làm cho những tác dụng của tích luỹ trở nên rộng lớn hơn và mau chóng hơn như
vậy, sự tập trung mở rộng và đẩy nhanh thêm những sự biến đổi trong cấu thành kỹ
thuật của tư bản, những sự biến đổi làm tăng thêm bộ phận bất biến của tư bản bằng
cách lấn sang bộ phận khả biến của nó, hay là tạo nên một số sự giảm sút trong số cần
tương đối về lao động. Những tư bản lớn do tập trung tạo nên một cách mau chóng,
cũng tự tái sản xuất ra bản thân như các tư bản khác, nhưng nhanh hơn và do đó, chúng
lại trở thành những đòn bẩy mạnh mẽ của tích luỹ xã hội. Chính trên ý nghĩa đó mà khi
nói đến sự tăng lên của tích luỹ xã hội, người ta đã ngụ ý, nói bao hàm cả những tác
dụng cho tập trung tạo ra".
(Sách đã dẫn, tr.96-97).
(Kinh tế - chính trị Mác - Lênin (trích tác phẩm kinh điển) Nhà xuất bản Sách
giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1978, tr.266).
3. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình hình thành đội quân thất nghiệp
(nhân khẩu thừa)
"... hậu quả tất nhiên của quy luật về sự giảm sút tương xứng của tư bản khả
biến và về sự giảm sút tương đương trong số cầu tương đối về lao động là: tư bản khả
biến tăng lên tuyệt đối theo một tỷ lệ ngày càng thấp, và cuối cùng, cái bổ sung cho quy
luật đó là: sự sản sinh ra một số nhân khẩu thừa tương đối, bởi vì nhân khẩu đó không
phải là kết quả của một sự tăng thực tế của nhân khẩu công nhân làm cho nhân khẩu
công nhân vượt quá những giới hạn của của cải đang được tích luỹ, mà trái lại, nó là
kết quả của một sự tăng lên mau chóng c ủa tư bản xã hội khiến cho tư bản này không
cần đến một bộ phận lớn hay nhỏ trong số công nhân của nó. Vì số nhân khẩu thừa này
chỉ tồn tại đối với những nhu cầu nhất thời của sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, nên nó có
thể phình ra và co lại một cách đột ngột.
Như vậy là trong khi giai cấp làm thuê tạo ra sự tích luỹ tư bản, và theo chừng
mực mà nó thành công trong việc đó thì giai cấp làm thuê chính mình lại cũng tạo ra
những công cụ để sa thải mình hay biến mình thành số nhân khẩu thừa tương đối. Đó là
quy luật nhân khẩu".
"... nhân khẩu thừa là sự biểu hiện không thể chối cãi được của một mối mâu
thuẫn (cũng như sản xuất thừa và tiêu dùng thừa), là kết quả tất nhiên của tích luỹ tư
bản chủ nghĩa, đồng thời là một yếu tố cần thiết trong guồng máy tư bản chủ nghĩa. Đại
công nghiệp càng phát triển, thì nhu cầu về nhân công càng có những biến động tùy
theo các thời kỳ khủng hoảng hay thịnh vượng trong toàn bộ nền sản xuất quốc dân hay
trong mỗi ngành kinh tế riêng rẽ của nền sản xuất đó; những biến động ấy là nền sản
xuất của tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất này không thể tồn tại được nếu không có nhân
khẩu thừa (tức là số nhân khẩu cao hơn mức nhu cầu trung bình về sức lao động trong
chủ nghĩa tư bản) để có thể cung cấp nhân công bất cứ lúc nào cho bất cứ ngành công
nghiệp nào hay xí nghiệp nào. Sự phân tích một cách khoa học đã chứng minh rằng:
trong tất cả các ngành công nghiệp mà chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập vào, đều có nhân
khẩu thừa, trong nông nghiệp cũng đúng hệt như trong công nghiệp; rằng nạn nhân
khẩu thừa tồn tai dưới nhiều hình thức".
(Trích V.I.Lênin, toàn tập, tập 2, tr.219-220).
"... Những lợi ích bảo thủ mà Man - tuýt phụng sự, đã ngăn cản không cho ông
ta thấy rằng việc kéo dài quá đáng ngày lao động cộng thêm sự phát triển lạ thường của
máy móc và sự bóc lột ngày càng tăng đối với lao động của phụ nữ và trẻ em, tất sẽ làm
cho phần lớn giai cấp công nhân trở thành "dư thừa" một khi chiến tranh đã kết liễu và
nước Anh mất quyền độc chiếm thị trường thế giới. Giải thích nạn nhân khẩu thừa ấy
bằng những quy luật vĩnh viễn của thiên nhiên chứ không phải bằng những quy luật
lịch sử của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, như thế tất nhiên là tiện hơn và thích hợp
hơn với lợi ích của các giai cấp cầm quyền, mà Man-tuýt đã sùng bái với tư cách là
mục sư chính cống).
(C.Mác "Bộ Tư bản", quyển 1, tập 2, tr.287).
4. Quy luật chung của tích luỹ tư bản
"Của cải xã hội càng nhiều, tư bản được sử dụng càng lớn, quy mô và năng lực
tích luỹ của tư bản càng lớn và cũng do đó số lượng tuyệt đối của giai cấp công nhân và
năng lực sản xuất của lao động của họ càng lớn, thì đạo quân công nghiệp trừ bị càng
động. Cũng vẫn những nguyên nhân đã phát triển sức bành trướng của tư bản thì đồng
thời cũng gây ra tình trạng sa thải sức lao động, và đạo quân công nghiệp trừ bị như
vậy là phải tăng lên cùng với những tiềm lực của của cải. Nhưng đạo quân trừ bị càng
lớn lên so với đạo quân lao động tại ngũ thì nhân khẩu thừa thường xuyên cũng càng
lớn lên, mà sự cùng khổ của số nhân khẩu thừa này thì theo tỷ lệ nghịch với lao động
mà họ bị bắt buộc phải làm. Sau hết cái lớp những người đi ăn xin này của giai cấp làm
thuê càng tăng thêm thì lớp người bần cùng được các nhà chức trách chính thức công
nhận cũng càng tăng thêm. Đó là quy tắc chung của tích luỹ tư bản chủ nghĩa...
... Nhưng tất cả những phương pháp giúp vào việc sản xuất ra giá trị thặng dư,
cũng đều tạo điều kiện thuận lợi cho tích luỹ và mọi sự mở rộng của tích luỹ, đến lượt
nó, đều lại làm cho những phương pháp nói trên phát triển lên. Kết quả là mặc dầu
định nghịch tiền công cao hay thấp như thế nào, nhưng tư bản càng tích luỹ lại thì tình
cảnh của người lao động nhất định càng tồi tệ hơn trước...
Chính cái quy tắc ấy dựng lên một mối tương quan không thể tránh khỏi giữa
tích luỹ tư bản và tích luỹ sự nghèo khổ, thành thử tích luỹ của cải ở một cực này có
nghĩa là tích luỹ sự nghèo nàn, đau khổ, dốt nát, đần độn, trụy lạc về tinh thần, nô lệ ở
cực đối lập, tức là ở ngay phía giai cấp sản xuất ra tư bản".
(C.Mác "Bộ Tư bản", quyển 1, tập 3, tr.123-126).
5. Quá trình tích luỹ tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp công nhân
"Một ngôi nhà có thể to hay nhỏ, nhưng chừng nào những ngôi nhà xung quanh
cũng đều nhỏ cả, thì ngôi nhà đó thỏa mãn được tất cả mọi yêu cầu xã hội mà người ta
đề ra cho một ngôi nhà. Nhưng nếu bên cạnh ngôi nhà nhỏ lại mọc lên một tòa lâu đài,
thế là ngôi nhà nhỏ đó tụt xuống hạng túp lều... Và trong quá trình văn minh, ngôi nhà
đó có thể cứ lớn hơn mãi lên, nhưng nêu tòa lâu đài bên cạnh cũng lớn lên nhanh như
thế nhiều thì kẻ ở ngôi nhà tương đối nhỏ sẽ ngày càng thấy không thoải mái, không
được thỏa mãn, thấy chật chội trong bốn bức tường nhà mình".
(C.Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, tr.99).
"Bất cứ người quan sát vô tư nào cũng đều trông thấy hoàn toàn rõ ràng tư liệu
sản xuất càng tập trung lên một quy mô lớn thì những người lao động càng ở chồng
chất trong một khoảng không gian chật hẹp; rằng tích lũy tư bản càng nhanh chóng thì
nhà ở của công dân càng trở nên khốn nạn. Thật thế, hiển nhiên là những sự sửa sang
và làm cho đẹp các thành phố. Kết quả của sự tăng thêm của của cải như phá hủy các
khu phố kiến trúc xấu, xây dựng lâu đài cho các ngân hàng, kho tàng... mở rộng phố xá
cho tiện sự giao thông thương mại và sự đi lại của các xe cộ sang trọng, xây dựng các
con đường sắt trong nội thành... đều luôn luôn xua đuổi những người nghèo vào các xó
xỉnh ngày càng bẩn thỉu và hại vệ sinh. Mặt khác mọi người đều biết rằng tiền thuê nhà
lại theo tỷ lệ nghịch với phẩm chất của các nhà ấy".
(C.Mác "Bộ Tư bản", quyển 1, tập 3 tr.142-143)
... "Như thế vậy chế độ lao động làm thuê, là một chế độ nô lệ, thật ra là một
chế độ nô lệ càng khổ cực hơn khi sức sản xuất xã hội của lao động càng phát triển, dù
cho tiền công mà công nhân nhận được cao hay hạ cũng thế".
(C.Mác - Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập II, trang 28).
6. Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản
"Quá trình tiêu hủy của phương thức sản xuất đó (phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa) biến nhưng tư liệu sản xuất cá nhân và phân tán thành những tư liệu sản
xuất tập trung về mặt xã hội, biến quyền sở hữu nhỏ bé của số đông thành quyền sở hữu
to lớn của một vài người, cái việc tước đoạt nhân dân lao động một cách đau đớn, ghê
sợ như thế, đấy chính là những nguồn gốc của tư bản, là sự phát sinh của tư bản. Sự
phát sinh này được tiến hành bằng cả một loạt những phương pháp bạo lực, mà chúng
ta chỉ mưói xét những phương pháp nổi bật nhất, dưới cái tên là những phương pháp
tích luỹ nguyên thủy.
Việc tước đoạt những người sản xuất trực tiếp đã được tiến hành bằng một lối
phá hoại tàn nhẫn được sự kích thích của những động cơ ty tiện nhất, của những dục
vọng nhỏ nhen bẩn thỉu nhất và đáng ghét nhất. Chế độ tư hữu dựa trên lao động cá
nhân, cái chế độ tư hữu dựa trên lao động cá nhân, cái chế độ tư hữu có thể nói là nó
gắn liền với người lao động cá thể và độc lập vào những điều kiện bên ngoài của lao
động, sẽ bị thay thế bởi chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa dựa trên sự bóc lột lao động của
người khác trên chế độ làm thuê.
Khi quá trình biến chuyển ấy đã phân hóa xã hội cũ một cách đầy đủ và triệt để
khi những người sản xuất biến thành vô sản và những điều kiện lao động của họ biến
thành tư bản, và cuối cùng khi chế độ tư bản chủ nghĩa, đứng vững được chỉ là nhờ có
độc lực lượng kinh tế của các sự vật, thì khi ấy, sự xã hội hóa sau này của lao động và
việc biến dần ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác thành những tư liệu sản xuất do xã
hội sử dụng, thành những tư liệu sản xuất chung, tóm lại là việc tước đoạt quyền tư hữu
sau này, sẽ mang một hình thái mới. Bấy giờ kẻ bị tước đoạt không phải là người lao
động độc lập nữa mà là nhà tư bản, người điều khiển một đoàn quân hay một tốp người
làm thuê.
Sự tước đoạt đó được hoàn thành bởi tác dụng của những quy luật nội tại của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, những quy luật này dẫn đến sự tập trung các tư bản. Đi
song song với việc tập trung đó, với việc số đông nhà tư bản bị một số ít tước đoạt, thì
cũng phát triển trên một quy mô ngày càng lớn, việc áp dụng khoa học vào kỹ thuật,
việc khai thác ruộng đất một cách có kế hoạch và tập thể, việc biến các công cụ lao
động thành những công cụ mạnh mẽ (mạnh mẽ, chỉ là do chỗ đem sử dụng chung), như
thế tức là cũng phát triển trên một quy mô ngày càng lớn sự tiết kiệm những tư liệu sản
xuất, sự kết hợp giữa tất cả các dân tộc trong hệ thống thị trường thế giới, do đó mà có
tính chất quốc tế của chế độ tư bản. Con số những tên trùm tư bản chiếm đoạt và lũng
đoạn tất cả những ưu lợi của thời kỳ tiến triển xã hội đó càng giảm bớt đi, thì sự nghèo
đòi, áp bức, nô dịch, thoái hóa, bóc lột càng tăng lên, nhưng đồng thời sức phản kháng
của giai cấp công nhân - giai cấp đang không ngừng đông đúc thêm và ngày càng được
chính ngay cơ cấu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa rèn luyện, thống nhất và tổ chức
lại - cũng tăng lên. Sự lũng đoạn của tư bản trở thành một trở ngại đối với các phương
thức sản xuất đã lớn lên và thịnh vượng lên cùng với sự lũng đoạn đó và nhờ sự lũng
đoạn đó. Sự xã hội hóa lao động và sự tập trung các phương tiện vật chất của lao động
đã đi đến chỗ khiến sự xã hội hóa và tập trung đó không còn có thể nằm vừa trong cái
vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng được nữa. Cái vỏ này phải vỡ tung ra từng mảnh. Chế
độ sở hữu tư bản chủ nghĩa đã đến giờ tận số. Đến lượt những kẻ đi tước đoạt lại bị
tước đoạt.
Sự chiếm hữu tư bản chủ nghĩa, tương ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, là sự phủ định thứ nhất đối với cái chế độ tư hữu chỉ dựa trên lao động độc lập
và cá thể. Nhưng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tự nó đẻ ra sự phủ định bản thân nó
một cách tất yếu như tính tất yếu chi phối những sự biến hóa của tự nhiên. Đó là phủ
định cái phủ định. Sự phủ định cái phủ định này không lập lại chế độ tư hữu của người
lao động, mà là lập lại chế độ sở hữu cá nhân của người lao động, một chế độ sở hữu cá
nhân xây dựng trên cơ sở những thành tựu của thời địa tư bản chủ nghĩa, trên sự hiệp
tác và sự sở hữu chung về tất cả những tư liệu sản xuất, kể cả ruộng đất.
Muốn biến tài sản tư hữu và phân tán, đối tượng của lao động cá nhân, thành tài
sản tư bản chủ nghĩa, thì dĩ nhiên là đã phải tốn nhiều thời gian, nhiều cố gắng và gian
khổ hơn là biến tài sản tư bản chủ nghĩa là tài sản thực ra đã dựa trên một phương thức
sản xuất tập thể, thành tài sản xã hội. Một đằng là vấn đề một số ít kẻ tiếm đoạt tước
đoạt quần chúng; một đằng lại là quần chúng tước đoạt một số ít kẻ tiếm đoạt".
(C.Mác "Bộ Tư bản", quyển 1, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.287-290).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_6899.pdf