Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong vụ án thừa kế những vấn đề lý luận và thực tiễn

Căn cứ vào Điều 679 thì : Hàng thừa kế thứ nhất của ông Trung gồm: Mẹ đẻ của ông Trung, bà Phụng và Phượng ( con gái củia ông Trung với bà Phụng). Riêng về người con nuôi của ông Trung và bà Thu là cháu Từ Tấn Tài có phải là người thuộc diện thừa kế thứ nhất của ông Trung? Vấn đề này có rất nhiếu quan điểm khác nhau: Quan điểm 1: Vì quan hệ hôn nhân giữa bà Thu và ông Trung là quan hệ hôn nhân không hợp pháp nên việc đăng ký nhận con nuôi chung giữa hai người cũng không hợp pháp. Vì vậy Từ Tấn Tài không thể được coi là con nuôi của ông Trung, nên không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của ông Trung. Quan điểm 2 : Tuy quan hệ hôn nhân giữa ông Trung và bà Thu là QHHN trái pháp luật, nhưng việc đăng ký nhận nuôi con nuôi là hợp pháp. Vì vậy căn cứ vào Điều 72 luật HNGĐ năm 2000 thì Điều luật không đưa ra điều kiện “ Chỉ chấp nhận là bố mẹ nuôi khi hai người có quan hệ vợ chồng. Hoặc nếu người nhận nuôi không có quan hệ vợ chồng thì họ không phải là bố mẹ nuôi của người con nuôi “. Như vậy dù ông Trung và bà Thu với một bên là cháu Tà. Do đó Từ Tấn Tài là con nuôi hợp pháp của ông Trung, căn cứ vào Điều 679 BLDS thì Tài thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Trung.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong vụ án thừa kế những vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 Tiểu luận KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang2 LỜI MỞ ĐẦU - Xã hội – kinh tế Việt Nam càng phát triển, khối lượng tài sản thuộc sở hữu tư nhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luật pháp công nhận và bảo vệ - vấn đề thừa hưỡng tài sản đó (thừa kế) luôn là một trong những các vấn đề gây tranh cãi do xung đột quyền lợi giữa các bên tham gia quan hệ và vấn đề này luôn là đề tài nóng cần tìm hiểu, xử lý khéo léo vì các quan hệ này có một đặc trưng đó là hầu hết các đối tượng tham gia quan hệ thừa kế đều có một điểm chung là ít nhiều có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng. - Việc phải cân nhắc giữa giá trị vật chất và giá trị đạo đức là một trở ngại lớn cho các luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng tham gia quan hệ này khi phát sinh tranh chấp. - Thực tế không ít trường hợp ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng tranh giành cãi vả thậm chí xung đột nặng nề khi giành quyền sở hữu một khối lượng tài sản nào đó mà theo ý chủ quan của cá nhân họ là thuộc về mình, chỉ có mình mới có quyền thừa kế. - Với các quy định cụ thể - rõ ràng - chặt chẽ của hệ thống pháp luật Việt Nam về thừa kế Bộ luật dân sự năm 2005 - Luật Hôn nhân Gia đình năm 2002 ít nhiều cũng đã giải quyết tốt vấn đề này tuy nhiên không ít những trường hợp phát sinh khiến các cơ quan tham gia giải quyết phải đau đầu do các quan hệ này khá phức tạp và ít nhiều do nhận thức của người dân về pháp luật cũng như việc hiểu biết các quy định này còn thấp và một phần do giá trị đạo đức của người Á Đông theo truyền thống cũng ngăn cản không ít đến việc giải quyết các vấn đề có liên quan. - Với tiểu luận này tôi hy vọng có thể tóm tắt và cụ thể hoá được một số vấn đề chính trong việc áp dụng pháp luật và kĩ năng riêng của cá nhân để giải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang3 KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ TRONG BLDS: Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật dân sự Việt Nam. Hơn nữa trong những năm gần đây, số vụ việc tranh chấp về thừa kế luôn chiếm tỷ trọng trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp cao. Bởi vậy, việc nghiên cứu và nắm rõ các quy định pháp luật về thừa kế là một đòi hỏi cơ bản khi luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khác hàng. Nhìn chung, những nội dung cơ bản của chế định thừa kế được thể hiện qua các vấn đề sau: 1.1. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế Theo qui định tại Điều 636 Bộ Luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết. Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tòan bộ hoặc phần lớn di sản. Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của quan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Đồng thời việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vai trò quan trọng khi xác định việc từ chối nhận di sản có hợp pháp hay không. Theo quy định Điều 645 BLDS “ việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; Người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng nhà nước hoặc UBND xã , phường, thị trấn KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang4 nơi có địa điểm mở thừa kế ề việc từ chối nhận di sản”. 1.2. Người thừa kế Để xác định được người thừa kế của người chết vào thời điểm người này chết, cần phải xác định được là người chết có để lại di chúc hay không. Nếu có di chúc thì người thừa kế sẽ được xác định theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không phát sinh được hiệu lực pháp luật thì người thừa kế sẽ được xác định theo quy định của pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a. Hàng thứ nhất: vơ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi ,me nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. b. Hàng thứ hai : ông nội, bà nội, ônng ngọai, bà ngọai, anh ruột,chi ruột, em ruột của người chết. c. Hàng thứ ba : cụ nội, cụ ngọai của người chết ; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruộc của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chồi nhận di sản ( Điều 679 ). Tuy nhiên trong một số trường hợp kể cả thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật, thì những người sau đây không có quyền được hưởng thừa kế: Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế nhằm hưởng một phần hoặc tòan bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tòan bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản. Nhưng những người có hành vi này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang5 Như vậy, người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Trường hợp người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì cơ quan , tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 638 Bộ Luật Dân Sự). 1.3. Di sản thừa kế Theo quy định tại Điều 637 di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại phần thứ năm của BLDS. Một thực tế hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về di sản, dẫn đến tình trạng các vụ án thừa kế phải xét xử lại do xác định di sản không chính xác. Vậy hiểu thế nào mới chính xác và đầy đủ? Tại Điều 172 BLDS quy định “ tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản ”. Như vậy, quyền tài sản đã nằm trong khái niệm tài sản. Cho nên cần phải hiểu khái niệm di sản còn bao gồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước. Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia theo di chúc hay quy định của pháp luật. Theo đó, nghĩa vụ của người chết được thực hiện như sau: Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế sẽ có trác nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã nhận. Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo đúng thỏa thuận của những người thừa kế. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang6 Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc, thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. - 1.4. Di chúc Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không htể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Trong trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa đối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Nội dung di chúc không phải trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng không phải là những người sau: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc gồm tất cả các hàng thừa kế theo Điều 679 BLDS. Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang7 Người chưa đủ 18 tuổii, hoặc đủ 18 tuổi nhưng người đó bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. - 1.5. Thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế Theo qui định tại Điều 648 Bộ Luật Dân Sự : “thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ ngày mở thừa kế”. Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế của mình, truất quyền thừa kế của người khác. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và do đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kềt thúc ngày tương ứng 10 năm sau. Tuy nhiên phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết,… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế. Như vậy, thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người sau khi người này chết cho những người khác theo qui định của pháp luật. Việc chuyển giao này có thể thực hiện theo di chúc, nếu người có tài sản đã lập di chúc trước khi chết. Trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không phát sinh được hiệu lực pháp luật, thì việc chuyển giao tài sản sẽ thực hiện theo pháp luật. Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản thừa kế thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Qua quá trình phân tích những nội dung cơ bản của chế định thừa kế, chúng ta có thể nhận thấy các vụ án tranh chấp về thừa kế có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Quan hệ pháp luật về thừa kế là một quan hệ pháp luật mang tính chất đặc thù. Vì những người tham gia vào quan hệ pháp luật này là những bên có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau như: cha, mẹ, con, anh, em v.v…hoặc quan hệ hôn nhân như: vợ chồng, và quan hệ nuôi dưỡng như: con nuôi. Chính vì vậy, để giải quyết các vụ tranh chấp về quyền thừa kế người Luật sư không những phải nắm vững và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về thừa kế mà còn phải có trách nhiệm nhằm giữ vững tình yêu thương, đòan kết trong gia đình khách hàng của mình. Thứ hai: Lọai án về thừa kế là lọai án phức tạp đặc biệt trong việc thu thập đầy đủ chứng cứ. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang8 Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự ( BLTTDS) thì “ Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định” (Điều 6). Nhưng thực tế thì phần lớn các vụ án tranh chấp về thừa kế, nguyên đơn không thể có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh để xuất trình cho Tòa án. Trong khi phía bị đơn (thường là những người trực tiếp quản lý khối di sản và nắm giữ các tài liệu quan trọng), họ không chịu xuất trình cho Tòa án,không tạo điều kiện cho Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ; hoặc do thời gian đã quá lâu , các tài liệu liên quan đến vụ án đã bị thất lạc. Đặc biệt đối với bất động sản thì các tài liệu lưu trữ tại cơ quan nhà nước cũng không thể hoặc có cũng không đầy đủ, ghi chép sơ sài, do đó vấn đề xác định di sản do người chết để lại rất khó khăn. Đồng thời cũng do thời gian đã quá lâu, khối di sản đã bị biến động nhiều ( có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan ) nên việc xác định chính xác, cụ thể khối di sản không dễ dàng. Chính vì vậy điều tra xác minh như: đo đạc, xem xét thực tế và định giá khối di sản thừa kế v.v… là vô cùng khó khăn, phức tạp. Mặt khác, do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên người dân thường lập di chúc không tuân theo quy định của pháp luật ( di chúc miệng không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản lại chưa phù hợp với pháp luật nhiều trường hợp còn ghi quá sơ sài, không rõ nghĩa, nên để xác định đúng thực chất ý chí của người để lại di sản cũng khó khăn. Việc nhận con nuôi cũng chỉ đơn thuần xuất phát từ tình cảm chứ không tuân theo một thủ tục pháp lý nào, nên căn cứ để Tòa án xác định một người là con nuôi chủ yếu là xác định con nuôi thực tế. Cho nên, đối với các tranh chấp về thừa kế là luật sư nhất thiết phải nắm vững các vấn đề sau: + Tòa án có thẩm quyền thụ lý + Thẩm quyền khởi kiện của khách hàng + Thời điểm, địa điểm mở thừa kế. + Thời hiệu khởi kiện + Đối tượng được quyền hưởng thừa kế + Các vấn đề liên quan đến di chúc. + Khối di sản hiện tại ra sao. 2. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ 2.1. Kỹ năng của Luật sư trước khi tham gia phiên tòa: 2.1.2. Tiếp xúc với khách hàng: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang9 Khi khách hàng tìm đến yêu cầu luật sư giúp đỡ, luật sư phải chú ý nghe để chắt lọc vấn đề, trao đổi các thông tin khách hàng cung cấp nhằm làm rõ nội dung đang có tranh chấp, quan hệ pháp luật của vụ kiện. Từ đó luật sư có thể hiểu được yêu cầu của khách hàng, xác định khả năng của Luật sư có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không? Đồng thời luật sư sẽ xác định được thời gian hiệu khởi kiện, tư cách người đi kiện, các vấn đề liên quan đến thẩm quyền và việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Sau đó luật sư phân tích cho khách hàng biết những điểm mạnh và điểm yếu của họ, giúp khách hàng cân nhắc xem có nên khởi kiện hay không và dự liệu những rủi ro của việc khởi kiện hay không khởi kiện . Trên cơ sở phân tích, đánh giá, nội dung sự việc theo quy định của pháp luật, khách hàng sẽ quyết định khởi kiện hay không khởi kiện. Trong trường hợp đương sự quyết định khởi kiện ra trước Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế thì Luật sư cần hướng dẫn khách hàng của mình một số vấn đề sau: - Khởi kiện ra trước tòa án nào? Vì theo quy định của pháp luật thì: + Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án thừa kế là Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của bị đơn. Nếu di sản thừa kế là bất động sản (nhà đất) thì Tòa án nơi có khối di sản(là bất động sản giải quyết). + Nếu vụ án thừa kế có đương sự hoặc di sản ở nước ngòai hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngòai, cho Tòa án nước ngòai thì thụôc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc. - Về thời hiệu khởi kiện: Tùy thuộc vào thời điểm mở thừa kế của vụ án mà khách hàng yêu cầu, luật sư trao đổi với khách hàng về thời hiệu khởi kiện. - Tính mức án phí cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng tìm hiểu các điều kiện để khách hàng làm đơn xin miễn giảm án phí. - Giải thích cho khách hàng bíêt trình tự, thủ tục giải quyết vụ án, thời gian tối đa luật định để xem xét và giải quyết vụ án này là bao lâu. Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những gì để tham gia tố tụng được tốt. 2.1.2. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện a. Hướng dẫn đương sự viết đơn khởi kiện Luật sư phải hướng dẫn khách hàng viết đơn khởi kiện đúng hình thức và KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 0 nội dung theo quy định tại Điều 164- BLTTDS. + Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện. + Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện. + Họ, tên, tuổi, chổ ở của người khởi kiện và người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng(nếu có). + Nội dung vụ kiện. + Thời điểm, địa điểm mở thừa kế. + Mối quan hệ huyết thống. + Phải đưa ra chính xác, đầy đủ các thông tin liên quan đến khối di sản đang có tranh chấp và hiện nay khối di sản đó đang do ai quản lý. + Nêu rõ yêu cầu của nguyên đơn. Nếu yêu cầu của mình hưởng di sản bằng hiện vật hoặc bằng tiền cũng phải nêu rõ. Trong thực tế khi viết đơn khởi kiện, đương sự thường không đảm bảo quy định về nội dung và hình thức. Cho nên khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, luật sư nên trực tiếp viết đơn khởi kiện tránh tình trạng đơn khởi kiện bị Tòa án trả lại. b. Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ Những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án khách hàng phải tự thu thập như: bản di chúc, giấy tờ chứng nhận là con nuôi, con đẻ, các tài liệu chứng minh nguồn gốc di sản v.v…Nhưng Luật sư phải hướng dẫn cho khách hàng biết chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét và giải quyết vụ án, trên cơ sở đó khách hàng thu thập, sắp xếp theo chỉ dẫn của luật sư. Đối với những chứng cứ là bản gốc duy nhất luậ sư cần hướng dẫn các khách hàng photo công chứng lại các bản gốc. Bước tiếp theo sau khi thu thập được các chứng cứ cần thiết,Luật sư cần hướng dẫn khách hàng cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Về nguyên tắc thì chứng cứ sẽ được cung cấp lần lượt cho Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Tuy vậy, cung cấp chứng cứ nào và vào thời điểm nào là một quyết định mang tính chất chiến lược. Trong giai đọan chuẩn bị xét xử, bên cạnh các chứng cứ do bên mình cung cấp còn có các chứng cứ do phía bên kia cung cấp. Do đó để làm rõ yêu cầu của mình và phản bác các yêu cầu của đối phương, luật sư cần hướng dẫn khách hàng chỉ cung cấp cho Tòa án các chứng cứ với mục đích trên. Những chứng cứ chưa thực sự cần thiết phải cho đối phương biết thì khuyên khách hàng chưa nên cung cấp cho phía đối phương vội. Bởi vì nếu cung cấp thì phía đối phương sẽ tìm mọi cách để phản bác lại. Sau khi thực hiện các vấn đề trên, luật sư giúp khách hàng sắp xếp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của khách hàng thành tập hồ sơ khởi kiện gửi lên Tòa án. Thông thường hồ sơ khởi kiện gồm: + Đơn khởi kiện. + Các tài liệu chứng minh quyền được hưởng thừa kế của khách hàng. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 1 + Các tài liệu chứng minh yêu cầu của khách hàng. + Các văn bản pháp luật có liên quan. 2.1.3. Kỹ năng của Luật sư trong giai đọan chuẩn bị xét xử Trong giai đọan này luật sư phải tự mình thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Có thể thu thập chứng cứ ở ngòai thựctế, ví dụ : Thu thập chứng cứ từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xác nhận con nuôi, con đẻ,v.v…Nghiên cứu hồ sơ vụ án một cách tòan diện, có hệ thống, khách quan theo trình tự sau: Thứ nhất, Nghiên cứu đơn khởi kiện của nguyên đơn (nếu là Luật sư của bị đơn) vì đơn khởi kiện của nguyên đơn chứa đựng các yêu cầu của nguyên đơn, đó là đối tượng xem xét và giải quyết của Tòa án. Kèm theo đơn kiện là hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn, Luật sư cần phải nghiên cứu kỹ tập hồ sơ này. Nghiên cứu các tài liệu của bị đơn ( nếu là luật sư của nguyên đơn) vì thông thường tài liệu của phía bị đơn cung cấp có thể bao gồm các tài liệu mà bị đơn dùng để phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp vụ án có di chúc thì luật sư cần xác định xem di chúc đó có hợp pháp hay không? Để xác định chia theo di chúc hay chia theo pháp luật. Xác định ai là người được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc. Có ai bị truất quyền thừa kế không. Xác định di sản thừa kế gồm những gì? Có hợp pháp hay không? Có thuộc sở hữu chung với ai không?... Thứ hai, Nghiên cứu đến tập tài liệu do Tòa án xác minh, thu thập được. Đây là một phần rất quan trọng trong tòan bộ hồ sơ vụ án. Thông qua tài liệu này có thể bổ sung cho các tài liệu của khách hàng. Từ các tài liệu khác nhau nếu biết kết hợp sẽ giúp luật sư đánh giá chứng cứ của tổng thể vụ án được tốt hơn. Thứ ba, Luật sư nghiên cứu các lời khai của những người tham gia tố tụng, kể cả lời khai của thân chủ mình. Việc nghiên cứu các lời khai này giúp Luật sư tìm ra các lời khai mâu thuẫn nhau để phản bác lại lời khai đó, nhằm khẳng định hoặc bác bỏ chứng cứ đó. Thứ tư, Nghiên cứu các tài liệu khác có trong hồ sơ, điều đó sẽ giúp luật sư tìm ra những chứng cứ có lợi cho khách hàng của mình. Như vậy, Luật sư phải tập trung vào các vấn đề cụ thể sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án thừa kế: Quan hệ huyết thống? Thời điểm mở thừa kế? Nguồn gốc di sản? Di sản KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 2 thừa kế gồm những gì? Tổng giá trị khối di sản? Người quản lý di sản? Có việc lập di chúc không? Di chúc được lập khi nào? Có người làm chứng không? Xác định chia di sản theo di chúc hay theo pháp luật? Trường hợp có người thừa kế là con nuôi thì phải làm rõ người đó được nuôi từ bao giờ? Thủ tục nhận nuôi? Quá trình nuôi dưỡng? Công sức của người quản lý di sản? Những phần sửa chữa, làm thêm tại khối di sản này? Trường hợp tòan bộ hoặc một phần khối di sản không còn như cũ, phải được làm rõ nguyên nhân như: Do thiên tai? Do hư hỏng vì thời gian đã quá lâu? Hoặc do người quản lý tự tháo bỏ v.v… Người để lại di sản thừa kế có để lại nghĩa vụ thừa kế không? Các chi phí được thanh tóan từ di sản thừa kế? Nguyện vọng chia di sản thừa kế của các đương sự bằng hiện vật hay giá trị. Trên cơ sở đó luật sư cần phải: Xây dựng các câu hỏi để làm rõ các vấn đề mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự mà có lợi cho khách hàng của mình. Chuẩn bị bản luận cương chi tiết hay đề cương. Chuẩn bị đầy đủ các văn bản pháp luật có liên quan đến vụ án làm cơ sở pháp lý cho luật sư tại phiên tòa. 2.2. Kỹ năng tranh tụng của luật sư tại phiên tòa sơ thẩm: 2.2.1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Ngay từ thủ tục bắt đầu phiên tòa, Luật sư phải chú ý theo dõi diễn biến để nắm bắt được những thông tin cần thiết như: Yêu cầu hõan phiên tòa có đúng quy định của pháp luật không ?Có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của thân chủ mình không? Tòa án đã triệu tập đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa? Việc triệu tập có hợp pháp không? Nếu chưa thì lý do là gì ? Lý do có chính đáng không? Các yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, hoặc yêu cầu cung cấp thêm chứng cứ có cần thiết không? Có lợi hay bất lợi cho thân chủ của mình để dự định KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 3 phương án bảo vệ. Có trường hợp Tòa án triệu tập thiếu người làm chứng quan trọng thì Luật sư phải yêu cầu. Hoặc có những chứng cứ mới có lợi cho thân chủ luật sư cần cung cấp cho tòa án tại phiên tòa. 2.2.2. Kỹ năng hỏi tại phiên tòa: Trong giai đọan hỏi luật sư phải tập trung để nắm bắt tình hình thực tế, nếu có vấn đề mới phát sinh thì còn có phương án làm việc hợp lý. Giai đọan này luật sư có quyền đặt câu hỏi để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình bằng cách thông qua các câu trả lời để khẳng định công khai những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trong vụ án. Luật sư cần ghi chép đầy đủ các lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự..Qua những lời trình bày nếu thấy có sự mâu thuẫn hoặc có những tình tiết khác mà trước đó chưa được thể hiện trong hồ sơ nếu có lợi hoặc bất lợi cho thân chủ của mình thì luật sư cũng phải lưu ý đến điểm đó để có cách phản bác lại hoặc sử dụng chúng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Thông qua đó luật sư có thể điều chỉnh bản luận cứ của mình hướng vào việc làm sáng tỏ các quan điểm của hội đồng xét xử mà luật sư đã dự đóan theo hướng có lợi cho thân chủ của mình. Trong nhiều trương hợp luật sư đã sử dụng chính những vấn đề ghi chép được để làm cơ sở phản bác của mình. Khi đặt câu hỏi cần chú ý thật ngắn gọn, trọng tâm và dễ hiểu dễ trả lời. Tránh tình trạng luật sư vừa hỏi vừa giải thích các câu hỏi đó, hay lặp lại các câu hỏi mà hội đồng xét xử, hay luât sư đồng nghiệp đã hỏi. 2.2.3. Kỹ năng tranh luận tại phiên tòa: Trong giai đọan tranh luân thì luật sư nguyên đơn sẽ trình bày đầu tiên, khẳng định lại nội dung đang tranh chấp, cũng như đưa ra các căn cứ để phân tích, chứng minh yêu cầu của thân chủ mình là hợp pháp, đúng pháp luật. Kết thúc, bản luận cứ phải đưa ra những yêu cầu cụ thể và được tính tóan chi tiết, giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến khối di sản. Sau đó thì đến luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn sẽ trình bày. Trên xơ sở bản luận cứ bảo vệ của luật sư nguyên đơn, luật sư bảo vệ cho bị đơn cần đưa ra những căn cứ phản bác lại yêu cầu của nguyên đơn là không hợp pháp và thiếu tính thuyết phục. Cuối cùng là đưa ra yêu cầu cụ thể của thân chủ mình đối với vụ án này. Tuy nhiên, bản luận cứ của lụât sư nguyên đơn hay của bị đơn chỉ nên đưa ra một mức độ cụ thể thôi vì để dành cho phần đối đáp tiếp theo. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 4 Tại phần đối đáp các luật sư chỉ cần tập trung vào các vấn đề đang còn tranh chấp, mâu thuẫn liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Về nguyên tắc chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Cho nên khi tranh luận và đối đáp các luật sư cần phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập và đã được xem xét tại phiên tòa. 2.2.4. Giai đọan nghị án và tuyên án: Sau khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án, Luât sư không nên bỏ về vì nghĩ rằng đã hết trách nhiệm với khách hàng. Điều này sẽ làm cho tâm lý khách hàng không ổn định và thiếu niềm tin vào luật sư của mình. Giai đọan này vai trò của luật sư không lớn, kết quả của vụ án phụ thuộc vào hội đồng xét xử đánh giá chứng cứ như thế nào mà thôi. Nhưng việc luật sư ở lại nghe quyếtt định của tòa án, sẽ giúp luật sư nắm được nội dung quyết định, đánh giá quyết định đó có hợp pháp không. Đồng thời luật sư cũng có thể tìm hiểu và biết được biên bản phiên tòa có chính xác không. Từ đó nếu khách hàng có yêu cầu luật sư kháng cáo thì luật sư cũng không lúng túng, tạo được uy tín, nhân cách của người luật sư. PHẦN II THỰC TIỄN KHI GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ I. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH DI SẢN: Trên thực tế khi giải quyết các tranh chấp thừa kế, vấn đề xác định di sản do ngừời chết để lại luôn gặp khó khăn, đôi khi không chính xác ,đầy đủ dẫn đến tình trạng sau khi vụ án được giải quyết bằng bản án của tòa án thì vẫn liên tíếp nhận các đơn khiếu nại, phúc thẩm bản án…. Tòa án nhân dân tối cao đã có nhiều văn bản hướng dãn cụ thể về việc xác định di sản, đặc biệt là tài sản gắn với quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 2003. Nhưng trên thực tế, tòa án không điều tra đầy đủ để xác định thẩm quyền giải quyết. Ví dụ vụ tranh chấp sau: Cụ Thiết và cụ Khởi có 3 gian nhà lợp rạ trên diện tích 145m2 và 492 m2 đất vườn, cụ Thiết được chia trong cải cách ruộng đất. Nhà cũ đổ từ năm 1955, chỉ còn đất không. Phía nguyên đơn, bị kiện đều xác nhận KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 5 trong quá trình ở sử dụng, quản lý ông Anh đã xây dựng lại nhà cấp 4 lợp lá (1985), sau đó sữa chữa mái lá thành mái ngói ( 1958 ) và sau đó thì phá nhà cũ đi để xây dựng thành nhà hai tầng như hiện nay. Tòa án cấp sơ thẩm không xác minh và cũng không thừa nhận các ý kiến của các bên đương sự đã tự ý cho rằng nhà cấp 4 mà ông Anh làm từ năm 1955 là của các cụ để lại nên vẫn chia thừa kế. Tòa án cấp phúc thẩm điều tra lại và xác định các ý kiến xác nhận của các bên đương sự là phù hợp thực tế, xác định trên đất không còn là vật kiến trúc nào, cũng không còn cây cối nàoo mà các cụ để lại. Hơn nữa, chưa ai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay các giấy tờ chứng nhận theo Điều 50- Luật đất đai năm 2003 đối với diện tích trên, nên đã xử hủy án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án, chuyển sự việc sang UBND huyện giải quyết theo đúng thẩm quyền. Trong việc xác định di sản thừa kế còn một vấn đề nữa, đó là việc xem xét di sản tồn tại vào thời điểm phát sinh đang có tranh chấp hay vào thời điểm mở thừa kế.Hay hiện nay có nhiều vụ án có di sản tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, nhưng ngay trong trường hợp này cũng có lọai di sản vừa của người chết để lại, vừa của người còn sống. Bởi lẽ đa số nhữngngười cha, mẹ về già không còn khả năng tu sửa nhà mà phó mặc cho các con trong gia đình, thậm chí làm mới nhà ở. Nên cần đánh giá căn nhà là của Bố, mệ, còn việc các con giúp bố mẹ làm nhà chỉ là công sức đóng góp. Tuy nhiên việc tính công sức đóng góp như thế nào cho phù hợp là một vấn đề không đơn giản. Cho nên cần phải điề tra kỹ lương, đánh giá thận trong. Ngòai ra còn có các trường hợp xác định di sản thừa kế và việc tỉm hiễu thế nào là “ giá trị không đáng kể “ cũng chưa được thống nhất. Thực tế ở nước ta trong những năm qua phát sinh nhiều vụ tranh chấp về thừa kế, chủ yếu là do giá trị sử dụng đất ngày càng lên cao, các đương sự tranh chấp đất của bố, mẹ để lại. Vì thế,việc tòa án xác định di sản là những vật kiến trúc, cây cối lưu niên tồn tại để phân biệt thẩm quyền của Tòa án với UBND. Cho nên đánh giá như thế nào là di sản có “ giá trị không đáng kể” phải rất thận trọng xem xét trong mối liên hệ với các di sản khác. Bên cạnh đó, trong một số vụ án tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng đã có một vài trường hợp những người những người được giao việc thờ cúng, nhưng chỉ sử dụng một phần rất nhỏ nhà đất vào việc thờ cúng, ví dụ: Nhà thờ lớn dùng làm nhà ở, việc thờ cúng chỉ dành một góc nhà hoặc ở một nhà khác bé hơn hoặc không thực hiện việc thờ cúng. Nhiều di sản là nhà đất của ôn cha để lại đã bị cải tạo, thay đổi dùng vào mục đích kinh doanh hoặc bị chia KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 6 cắt để bán. Cũng có trường hợp các đương sự chỉ tranh chấp các đồ thờ cúng như : Hòanh phi, câu đối…thì giải quyết như thế nào? Hiện tại Điều 673 BLDS chưa đề cập đến các trường hợp nói trên, nên đã có những ý kiến và cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất trong việc giải quyết các tranh chấp này. Cũng có ý kiến cho rằng tranh chấp này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, vì đối tượng tranh chấp không phải là tài sản thuộc di sản thừa kế được quy định ở Điều 637 và Điều 673 BLDS. Từ thực tế này cho thấy đây là một lọai tài sản đặc biệt,thuộc di sản thừa kế, nhưng do BLDS chưa có điều nào quy định ề đồ thờ cúng mà mới đề ập chung đến vấn đề” Di sản dùng vào việc thờ cúng” ( Kể cả thẩm phán đều tỏ ra lúng túng). Vậy nên khi sửa đổi, bổ sung BLDS có nên chăng thêm một điều luật quy định về vấn đề này va phải xác định đây là một lọai việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cho nên trong suốt quá trình tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, luật sư phải theo sát mọi họat động liên quan đến việc giải quyết vụ án đúng pháp luật. Khi có bất cứ họat động nào liên quan đến việc thẩm định di sản của người chết, nếu tòa án xác định không chính xác, hoặc bỏ sót, luật sư phải có ngay ý kiến bằng văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi của thân chủ mà mình đang bảo vệ. Đôi khi chính luật sư phải tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ, đến tận nơi có di sản để đánh giá chính xác và cung cấp các tài liệu cần thiết giúp cho Tòa án. 2. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỪA KẾ: Vấn đề xác định tư cách đương sự tham gia trong vụ án tanh chấp về thừa kế đối với tòa án sơ thẩm rất quan trọng, nhưng trên thựctế nhiều năm qua chưa được tòa án quan tâm, chú ý, thậm chí việc giám đốc án của Tòa án nhân dân tối cao cũng tập trung nhiều vào nội dung giải quỵết vụ án mà có phần chưa đánh giá đầy đủ tính chất quan trọng của việc xác định tư cách đương sự trong các vụ án thừa kế, mà nhiều trường hợp việc đó liên quan đến nội dung giải quyết vụ án , quyền nghĩa vụ của đương sự. Ví dụ vụ án sau: Theo đơn trình bày của Võ Thị Kim Phụng, thì bà và ông Từ Văn Trung là vợ chồng hợp pháp, có đăng ký kết hôn từ năm 1974. Ông bà có một con chung là Từ Thị Phượng sinh năm 1975. Theo bà Phụng tài sản chung của vợ chồng bà có một căn nhà lá nền đất, dài 11m ngang 5m ở xã Đại Ân huyện Long Phú tỉnh Sơn La. Cụôc sống vợ chồng bà diễn ra bình thường. Ông Trung mong muốn có một đứa con trai nhưng không đạt được nguyện vọng. Năm 1989, ông Trung lấy số tiền của 2 vợ chồng ( không rõ là bao nhiêu) về KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 7 quê ở thị xã hòa Bình tỉnh Hòa Bình mua nhà để ở. Ông Trung nói là do mẹ già rồi muốn đón cụ về Sơn La thì cụ không chịu đi khỏi quê Hòa Bình. Từ đó,ông Trung lúc thì sống ở Hòa Bình, lúc lại về Sơn La cùng sống với mẹ con bà Phụng. Đến năm 1993, qua họ hàng và người quen, bà phụng mới biết ông Trung hiện đang chung sống tại Hòa Bình với bà Thu như vộ chồng. Bà Phụng phản đối quyết liệt chuyện này. Ông Trung hứa hẹn và xin bà tha thứ. Hơn nữa do hòan cảnh địa phương nên bà đành thôi. Tháng 12 nam 1997, ông Trung chết đột ngột không để lại di chúc. Chi phí mai táng hết 7 triệu đồng, Do ông Trung đang sống cùng bà Thu nên tòan bộ số tiền này bà Thu lo liệu bằng chính tiền phúng viếng đám tang ông Trung. Sau khi ông Trung mất, bà Phụng yêu cầu bà Thu phải trả lại cho bà những tài sản của ông Trung, trong đó có căn nhà mà theo bà Phụng ông Trung đã dùng tiền của vợ chồng bà để mua. Bà Thu thừa nhận căn nhà hiện tại có tranh chấp đúng là của ông Trung mua, sau đó ông Trung đã đón bà về ở cùng. Nhưng đồng thời bà Thu cũng thông báo luôn với bà Phụng việc bà đã chung sống với ông Trung đã có đăng ký kết hôn. Vì vậy theo bà Thu thì bà cũng là vợ hợp pháp của ông Trung, do vậy cũng có quyền đối với tài sản của ông Trung. Khi biết việc ông Trung, bà Thu có giấy đăng ký kết hôn, bà Phụng đã khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế của ông Trung. Qua điều tra xác minh của Tòa án được biết, trong thời gian chung sống ông Trung và bà Thu không có con chung, nhưng hai người có muôi một người con nuôi tên Từ Tấn Tài sinh năm 1987. Việc nuôi con nuôi được ông Trung và bà Thu đã làm thủ tục đăng ký nhận con nuôi ở UBND xã. Ngòai ra ông Trung còn một mẹ già 94 tuổi đang sống với bà Thu tại căn nhà tranh chấp số 61, ấp Tân Xuân, tỉnh Hòa Bình. Theo tình tiết của vụ án ông Trung chết không có di chúc, nên di sản của ông Trung sẽ được phân chia theo pháp luật như vậy có hai vấn đề được đạt ra trong vụ án này. Thứ nhất là việc xác định di sản thừa kế và thứ hai là người thừa kế theo pháp luật của ông Trung. Ông Trung và bà Thu sống chung vào khỏang năm 1990 khi ông Trung đã có vợ hợp pháp là bà Phụng. Căn cứ luật HNGĐ năm 2000 thì quan hệ giữa ông Trung và bà Thu là quan hệ hôn nhân trái pháp luật (vi phạm điều 8, luật HNGĐ 86, 2000). Vì vậy tài sản của ông Trung không thể chia cho bà Thu theo chế độ tài sản chung của vợ chông. Và đương nhiên bà Thu không ohải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Trung. Do đó việc xác định di sản thừa kế của ông Trung trên cơ sở xác định tài sản chung của vợ chồng ông Trung và bà Phụng. Tài sản chung gồm tòan bộ tài sản mà vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, gồm cả căn nhà mà ông Trung đã tự mua tại tỉnh Hòa Bình đang do bà Thu quản lý. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bà Thu bằng cách xác định phần công sức đóng góp của bà Thu ( nếu có ) vào giá trị của ngôi nhà, vì bà Thu và ông Trung đã có thời gian chugn sống tại ngôi nhà này. KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 8 Việc xác định người thừa kế của ông Trung thuộc Điều 679 BLDS. Căn cứ vào Điều 679 thì : Hàng thừa kế thứ nhất của ông Trung gồm: Mẹ đẻ của ông Trung, bà Phụng và Phượng ( con gái củia ông Trung với bà Phụng). Riêng về người con nuôi của ông Trung và bà Thu là cháu Từ Tấn Tài có phải là người thuộc diện thừa kế thứ nhất của ông Trung? Vấn đề này có rất nhiếu quan điểm khác nhau: Quan điểm 1: Vì quan hệ hôn nhân giữa bà Thu và ông Trung là quan hệ hôn nhân không hợp pháp nên việc đăng ký nhận con nuôi chung giữa hai người cũng không hợp pháp. Vì vậy Từ Tấn Tài không thể được coi là con nuôi của ông Trung, nên không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của ông Trung. Quan điểm 2 : Tuy quan hệ hôn nhân giữa ông Trung và bà Thu là QHHN trái pháp luật, nhưng việc đăng ký nhận nuôi con nuôi là hợp pháp. Vì vậy căn cứ vào Điều 72 luật HNGĐ năm 2000 thì Điều luật không đưa ra điều kiện “ Chỉ chấp nhận là bố mẹ nuôi khi hai người có quan hệ vợ chồng. Hoặc nếu người nhận nuôi không có quan hệ vợ chồng thì họ không phải là bố mẹ nuôi của người con nuôi “. Như vậy dù ông Trung và bà Thu với một bên là cháu Tà. Do đó Từ Tấn Tài là con nuôi hợp pháp của ông Trung, căn cứ vào Điều 679 BLDS thì Tài thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Trung. Các Tranh chấp về thừa kế rất phức tạp, các vấn đề như: xác định chứng cứ, di sản hay các đương sự có quyền được hưởng di sản thường khó khăn, đôi khi người chết có tài sản hay con riêng mà chính các đương sự cũng không biết. Do đó, Luật sư phải hết sức thận trọng trong việc nhận định các vấn đề, đưa ra quan điểm bảo vệ. Kho phát hiện các nghi vấn, luật sư phải thu thập chứng cứ để làm rõ, trên cơ sở đó có kiến nghị với Tòa án nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Tránh tình trạng án xử rồi lại bị hủy gây phiền hà cho thân chủ của mình. KẾT LUẬN Có thể nói , kỹ năng tranh tụng của luật sư trong vụ án thừa kế là vấn đề khá phức tạp. Để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất cho khách hàng, luật sư không những phải nắm bắt được kỹ năng nghiệp vụ mà còn đòi hỏi phải luôn trau dồi kiến thức, cập nhật văn bản pháp luật, từ đó mới có cơ sở lý luận sắc bén để bảo vệ cho thân chủ của mình. Với tư cách là người trợ giúp pháp lý đắc lực nhất, Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, ở đó Luật sư một mặt bảo vệ quyền lợi của thân chủ thông qua việc tham gia tích cực trong các giai đoạn tố tụng, mặt khác việc đưa ý kiến hợp lý, hợp tình của Luật sư sẽ tăng thêm niềm tin của các thành viên KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẼN _____________________________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ Trang1 9 Hội đồng xét xử trong việc đưa ra các phán quyết để giải quyết tranh chấp phù hợp với pháp luật và hợp lẽ công bằng. Trong vụ việc tranh chấp thừa kế, sự tham gia của Luật sư không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng cho thân chủ của mình phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục của dân tộc mà còn từ đó góp phần ổn định và phát triển xã hội. Trong chuyên đề này, bản thân em đã sử dụng một số tài liệu để tham khảo và trình bày theo suy nghĩ của mình nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong quý thầy, cô góp ý kiến để chuyên đề của em được hòan thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftieu_luan_thua_ke_9079.pdf
Luận văn liên quan