Một nhà quản lý độc tài thường là người ít tin tưởng hay thiếu niềm tin ở người khác.
Họ thấy không ai còn có thể hơn họ trong công việc nào đó và khó có thể làm tốt hơn
họ. D o vậy họ đã không thành công tro ng giao phó việc c ho cấp dưới. K hi giao phó
cho nhân viên một việc nào đó thì họ thường đóng góp ý kiến từng chút một vào công
việc đ ó và thường xuy ên kiểm tra đi kiểm tra lại để đảm bảo rằng công việc đó hoàn
tất theo ý muốn của m ình.
- Nhà quản lý n ày cũng ít quan tâm tới nguyện vọng của nhân viên. Những nhân viên
này có trình độ nhất định và họ cũng m uốn áp dụng kiến thức mà họ đã học được vào
công việc. N hư ng nhà quản lý lại ít tạo cho họ có cơ hội đó thì họ sẽ làm thoái chí
nhân viên của mình và nhân viên cảm thấy bất mãn. Và những nhà lãnh đạo có nguy
cơ mất đi những nhân viên giỏi và t iềm năn g.
17 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3649 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận L-E-A-D-E-R Phẩm chất để trở thành người lãnh đạo tài ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 1
Tiểu luận
L-E-A-D-E-R Phẩm chất để trở
thành người lãnh đạo tài ba
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 2
Lời mở đầu
Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower từng nói: “Lãnh đạo là một nghệ thuật của cá
nhân ảnh hưởng dến t ính tự giác hoàn t ất công việc của những người khác nhằm đạt
mục t iêu chung” Chỉ một số ít cá nhân có tài bẩm sinh để lãnh đạo, còn phần lớn đều
phải trải qua một quá trình học hỏi, rèn luyện và nỗ lực hết mình để tạo cho họ những
kỹ năng và kiến thức vững chắc cho vai trò lãnh đạo của các nhà lãnh đạo. Lãnh đạo
cũng có xét trên quy mô lớn như 1 quốc gia, 1 tổ chức hay chỉ là những nhóm rất nhỏ
do các thành viên tự thành lập. Người lãnh đạo là 1 trong các nhân tố đóng vai trò
quyết định tới sự sống còn sự phát triển của tổ chức. Họ được ví như người lái thuyền
cho 1 con thuyền giưa biển. Nếu người lãnh đạo đủ t ài giỏi để chèo với sự đồng thuận
của những thành viên chống lại những cơn bão lớn thì con thuyền đó có thể đến được
mục tiêu của mình và nếu không con t huyền đó sẽ bị lật đổ. Do đó đòi hỏi ở người
lãnh đạo nhiều tố chất, kỹ năng mà người khác không có được.
Trong bài viết của mình em xin chọn đề tài: “L-E-A-D-E-R Phẩm chất để trở thành
người lãnh đạo tài ba”
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 3
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm lãnh đạo.
Lãnh đạo là 1 quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của 1 cá nhân hay một nhóm
nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.
1.2. Vai trò của người lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn
tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi họ thực h iện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc
đẩy doanh nghiệp phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của
doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo là người đại diện cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm pháp lý
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nên nhà lãnh đạo là người thay mặt doanh nghiệp
trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả cuối cùng mà doanh
nghiệp đạt được.
Trước các cơ quan chức năng, nhà lãnh đạo là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về
quá trình thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp hoạt
động vi phạm pháp luật, thì người chịu tội trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp
Chịu trách nhiệm trước lợi ích chung và kết quả cuối của doanh nghiệp.
Là người điều hành doanh nghiệp, vì vậy kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được
đều là sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp từ những quyết định của nhà lãnh đạo doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp kinh doanh thành công thì công đầu tiên thuộc về lãnh đạo,
và khi doanh nghiệp thua lỗ thì tội đầu tiên cũng thuộc về lãnh đạo.
Công ty ITA là một công ty thực phẩm khá nổi tiếng của Mĩ. Mười năm trước, lãnh
đạo công ty muốn phát triển thêm ngành y dược, nên đã mua một xí nghiệp dược phẩm
với giá 5 tỷ USD. Nhưng chỉ năm sau họ đã phải bán xí nghiệp đó với giá 3 tỷ USD,
gây thiệt hại lớn cho công ty. Lãnh đạo công ty ITA đã phải từ chức vì vụ việc này.
Nhà lãnh đạo là người chỉ huy doanh nghiệp
Với vai trò là người chỉ huy doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải xác định được tầm nhìn
rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp, xác định được lịch trình để đạt mục tiêu đó, huy
động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục t iêu.
- Nhà lãnh đạo là người vẽ ra đường lối, mục t iêu, viễn cảnh tương lai của doanh
nghiệp. Họ đảm trách những mục tiêu mang tính thách thức liên quan tới sự thay đổi,
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 4
và t ập trung vào việc thay đổi hành vi. Nhà lãnh đạo chấp nhận rủi ro và không ngại
đương đầu với những tình huống mạo hiểm trong quá trình đạt đến mục tiêu của mình,
vì vậy họ thường coi những việc khó khăn mà nguời khác tránh là những cơ hội tốt để
mình thử sức và chinh phục.
- Xác định lịch trình để đạt mục tiêu đó: Để thực hiện tầm nhìn, nhà lãnh đạo
phải xác định được các bước thực hiện tầm nhìn đó. Họ vạch ra chiến lược và thực
hiện những thay đổi để duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Huy động và t húc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu: Nhà lãnh đạo t ập trung vào
yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi kéo những người dưới quy ền đi theo mình, hướng tới
xây dựng sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sử dụng uy tín, ảnh hưởng
cá nhân để thúc đẩy những nguời dưới quyền làm việc. Họ động viên những người
dưới quy ền phát huy hết khả năng của mình, cùng làm việc với họ để đạt được mục
tiêu lâu dài.
Nhà lãnh đạo là người quản lý cấp cao của doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo cũng phải là một nhà quản lý doanh nghiệp. Họ phải xây dựng, thực thi
các chiến lược, lập kế hoạch thực h iện và kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp. Với vai trò này, nhà lãnh đạo chỉ thực hiện quản lý ở cấp cao,
chứ không rơi vào quản lý tiểu tiết.
- Xây dựng, thực thi chiến lược: nhằm làm doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
tốt hơn, phát triển quy mô và vị thế trên thị trường. Nhà lãnh đạo đưa ra con đường cụ
thể để thực hiện hóa mục tiêu cho doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực: Nhà lãnh đạo phải đưa ra được bản kế hoạch
phù hợp với tình hình phát triển, với nguồn lực của doanh nghiệp. Họ biết điểm mạnh,
điểm yếu của doanh nghiệp là gì để có một kế hoạch chung với toàn doanh nghiệp. Từ
đó, họ đưa ra hướng phân bổ, sử dụng các nguồn lực của công ty.
- Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: Là người chịu
trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được, vì vậy nhà lãnh đạo cần
thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp tới đâu. Họ phải
có những quyết định thay đổi kịp thời để điều chỉnh mục t iêu.
Nhà lãnh đạo là người thực hiện các mối liên kết trong và ngoài doanh nghiệp.
- Nhà lãnh đạo là cầu nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau và giữa
doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài. Để làm tốt vai trò này, họ phải duy trì được
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 5
quan hệ cá nhân thật tốt với các nhân vật chủ chốt trong t ất cả các đơn vị trong và
ngoài doanh nghiệp, phải biết lắng nghe và thu nhận ý kiến.
- Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo phải gắn kết các phòng,
ban, chi nhánh lại với nhau trong một mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ thu thập,
phân tích xửa lý t hông tin từ các chi nhánh và tạo điều kiện để các chi nhánh hiểu t ình
hình hoạt động của nhau.
- Liên kết giữa doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài: Lãnh đạo doanh nghiệp
thường xuy ên t iếp xúc với các đối tác khách hàng, các hội nghề nghiệp, các cơ quan
chính quyền. Họ cần sử dụng mối quan hệ rộng rãi của mình để nhận được nhiều
nguồn thông tin và sự ủng hộ cần thiết. Vì thế, mà nhà lãnh đạo là một nhà hoạt động
xã hội t ích cực. Chẳng hạn họ tham gia các câu lạc bộ dành cho doanh nghiệp. Ở đó họ
không chỉ nắm bắt được các cơ hội thương mại mà còn kết giao với nhiều bạn bè, tạo
lập quan hệ xã hội rộng.
1.3. Phong cách l ãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách thức điển hình mà người quản lý thực hiện các
chức năng và đối xử với các nhân viên của mình. Các phong cách lãnh đạo khác nhau
phụ thuộc vào mức độ sử dụng quyền lực của nhà quản lý và mức độ tham gia của các
nhân viên. Có 5 phong cách lãnh đạo chính. Mỗi 1 phong cách có những đặc điểm
riêng và tùy thuộc vào hoàn cảnh thực hiện mà họ có cho mình cách thức lãnh đạo
riêng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
1.3.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền.
Người lãnh đạo quyết định mọi vấn đề và hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới thực hiện.
Nhân viên không được tham gia bất kỳ ý kiến nào vào quá trình này và nhân viên phải
tuân thủ t hực hiện các quyết định của lãnh đạo.
Phương pháp chuyên quyền đòi hỏi phải sử dụng các hình phạt mang t ính tiêu cực
cũng nhưng nó là một trong những vũ khí hữu hiệu của các nhà lãnh đạo.
Trên thực t ế, biện pháp này có thể đưa hoạt động của công ty đi vào khuôn khổ nhưng
không thể t ạo ra trong đội ngũ nhân viên bầu không khí hứng khởi và sự toàn tâm toàn
ý cho công việc
Đặc đ iểm: Phong cách này phù hợp thường đối với các nhân viên mới đã sẵn sàng cho
công việc t uy nhiên chưa thể tự lập thực hiện được công việc.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 6
- Trong tình huống có các nhiệm vụ mới và khẩn cấp thì việc ra quyết định và thực
hiện công việc nhanh đòi hỏi phải nhanh và chính xác do vậy với nhà lãnh đạo cũng
thường xuy ên áp dụng phong cách này.
- Giai đoạn bắt đầu hình thành. Là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên
thường chỉ thực hiện công việc được giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sử dụng
phong cách độc đoán
1.3.2. Phong cách lãnh đạo thuyết phục.
Người quản lý vẫn quyết định mọi vấn đề, giải thích cho nhân viên, cố gắng thuyết
phục khuyến khích họ thực hiện các quyết định đó 1 cách tự nguyện. Các biện pháp
được các chủ doanh nghiệp sử dụng có thể là: đưa thông tin mang t ính thuyêt phục,
giải thích, giáo dục nhằm kích t hích tinh thần làm việc của nhân viên
Đặc điểm: Phong cách này phù hợp khi các nhân viên đã quen thuộc với công việc
nhưng chưa thực sự sẵn sàng để hoàn thành chúng.
Đây là phương pháp được tất cả các nhà lãnh đạo sử dụng. Cách thức này rất hiệu quả
ở những công ty có quy mô vừa và nhỏ, khi các chủ doanh nghiệp chưa có khả năng
dồi dào về vật chất để kích thích công việc, và cả ở những công ty lớn vì công cụ này
có thể t ác động lên hàng nghìn nhân viên mà gần như không phải mất bất cứ 1 chi phí
nào. Nếu biết cách và kiên trì thuyết phục, bạn có thể tạo ra niềm tin và trạng thái t inh
thần hưng phấn trong đội ngũ nhân viên, điều này sẽ đem lại cho bạn những thành quả
to lớn
Ngoài ra nếu được kèm theo 1 số các phần thưởng những động viên khuyến kích của
nhà lãnh đạo thì hiệu qủa công việc sẽ được tăng lên.
1.3.3. Phong cách lãnh đạo tham gia.
Nguời quản lý nhận định các vấn đề xem xét các giới hạn và cùng nhân viên thảo luận
về các giải pháp. Quyết định cuối cùng sẽ dựa trên cơ sở nhất trí của người quản lý và
tất cả mọi thành viên.
Đặc điểm: Phong cách này phù hợp khi các nhân viên có kinh nghiệm nhưng vẫn chưa
phải là chuyên gia trong lĩnh vực của họ do vậy mà cần phải có sự tham gia và đóng
góp ý kiến, hướng dẫn và động viên của nhà lãnh đạo.
1.3.4. Phong cách lãnh đạo dân chủ.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 7
Nhà quản lý thảo luận với nhân viên các vấn đề cần giải quyết, xem xét và cân nhắc
các lời khuyên, các giải pháp do nhân viên đề xuất nhưng người lãnh đạo sẽ đưa ra
quyết đinh cuối cùng.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lực
quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các
quyết định.
Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới
được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng
thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý.
Đặc điểm: Thông thường các nhân viên thích phong cách lãnh đạo này hơn vì họ có
thể có những tiếng nói những ý tưởng. Kết quả sẽ dựa trên t ập hợp các ý kiến của nhân
viên nên nên đề cao t ính dân chủ và có kết quả cao trong việc ra quy ết định.
- Phong cách này phù hợp với những nhân viên có kiến thức chuyên môn nhưng vẫn
chưa có thể độc lập trong việc giải quy ết công viêc và họ có tính tập thể và có t ính
hợp tác trong việc chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm.
1.3.5. Phong cách lãnh đạo ủy quyền.
Theo phong cách này thì người lãnh đạo giao toàn quyền cho việc thực hiện công việc
của nhân viên và họ có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và cần phải điều chỉnh nếu
cần thiết
Đặc điểm: Phong cách này phù hợp khi các nhân viên có đủ kỹ năng và sẵn sàng t hực
hiện công việc. Họ quan tâm và mong muốn được thực hiện các công việc 1 cách tự
nhiên theo đúng sở trưởng của họ.
Chương 2: Các phẩm chất của nhà lãnh đạo
2.1. Các phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo
Lãnh đạo doanh nghiệp tức là lãnh đạo con người. Bản chất của công việc này là sự
tác động tổng hợp lên ý trí, nhận thức và tiềm thức của các nhân viên. Nghệ thuật lãnh
đạo được tất cả các chủ doanh nghiệp của mọi thời đại coi trọng. John Rockefeller có
nói rằng: nghệ thuật giao t iếp với con người là một mặt hàng giá trị mà ông sẵng sàng
trả với giá cao nhất.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 8
Một nhà lãnh đạo giỏi là người vững tin, có tầm nhìn xa trông rộng, cởi mở, ham học
hỏi, biết đúc kết kinh nghiệm kinh doanh của bản thân và của người khác, hướng vào
kết quả, dứt khoát, có óc phê phán, có sức lôi cuốn thuyết phục và gây được lòng tin,
nhiệt tình, bình tĩnh, biết lắng nghe người khác, biết nhận lỗi khi sai lầm, thiện t âm và
chu đáo, mềm dẻo, sẵn sàng giúp đỡ người khác phát triển.
2.1.1.Nhà lãnh đạo phải “lãnh đạo” người lập và phát triển mục tiêu
- Nhà lãnh đạo là người đứng đầu trong 1 tổ chức hơn ai hết họ phải có tầm nhìn chiến
lược nhận biết được điểm yếu điểm mạnh của công ty và các đối thủ cạnh tranh, nhận
thấy được vị thế của họ và đồng thời họ cũng phải có tầm nhìn xa về xu thế của thị
trường, các nhu cầu hiện tại và tương lai của người tiêu dùng. Vì vậy chính bản thân
lãnh đạo phải đưa ra các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn cho việc phát triển của công
ty. Để làm được điều này thì nhà lãnh đạo phải có kiến thức sâu và rộng trong lĩnh vực
của mình và trong đời sống xã hội. Ngoài nhữngkiến thức chuyên môn họ phải luôn
luôn học hỏi và tự t in để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Điều đó sẽ góp phần quan trọng
giúp các nhà lãnh đạo đạt tới đỉnh cao và men say của sự thành công. Phân bổ nguồn
lực cho 1 chiến lược phát triển và đồng thời cùng các nhà quản lý giám sát việc thực
hiện công việc đó, đánh giá kết quả thực hiện và cần thay đổi lại mục tiêu chiến lược
nếu cần thiết.
2.1.2. Khả năng truyền thông.
Doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra với
chi phí thấp đông thời chất lượng đồng đều và đẹp nhưng làm thế nào để khách hàng
có thể biết đến điều đó. Đó chính là nhờ vào việc truyền thông quảng bá cho doanh
nghiệp
Người lãnh đạo là người đại diện cho tổ chức trong việc thiết lập mạng lưới quan hệ
với các đối tác, với công chúng, với nhà báo. Họ có thể nói là bộ mặt của doanh
nghiệp. Do vậy diện mạo và khả năng truyền thông của họ đóng vai trò rất quan trọng.
Nêu 1 nhà lãnh đạo có khả năng truyền thông tốt họ sẽ thiết lập được 1 tiếng nói tốt
cho tổ chức và tạo dựng được nhiều mối quan hệ trong làm ăn nhưng nếu nhà lãnh đạo
không có khả năng truyền thông, quảng bá cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó khó
có thể phát triển tốt được.
2.1.3. Khả năng tạo cảm hứng.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 9
Nhà lãnh đạo khác với nhà quản lý ở chỗ nhà quản lý là người tổ chức hoạt động, t hiết
lập hệ t hống kiểm tra và kiểm soát đảm bảo công việc được hoàn thành tốt, nhà lãnh
đạo ngoài vị trí là nhà quản lý họ phải biết động viên nhân viêc, truyền cảm hứng
khuyến khích họ làm việc cống hiến 1 cách tự nguyện. Việc truyền cảm hứng này
không những giúp các nhân viên làm việc hiệu quả, có trách nhiệm sẽ gắn bó lâu dài
với công ty.
- Biết lắng nghe, động viên khuyến khích: Dù trong một cuộc họp chung của toàn
công ty hay gặp riêng một ai đó, nhà lãnh đạo tài năng luôn thể hiện là một người biết
lắng nghe. Trước t iên là lắng nghe ý kiến từ nhân viên. Kế đó là lắng nghe khách
hàngTheo nguồn tin từ t ạp chí Time, một nhà quản lý nhận được nhiều báo cáo cho
biết rất nhiều độc giả nữ than phiền về áp lực giữa công việc và gia đình. Nắm bắt điều
này, tạp chí chuẩn bị cho ra đời một ấn phẩm chuyên phục vụ nhóm đối tượng trên. Rõ
ràng t iêu chí luôn luôn lắng nghe, luôn luôn hành động không bao giờ lỗi thời. Lắng
nghe là một món quà bạn tặng cho những người khác. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều
nói quá nhiều và lắng nghe quá ít. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng làm cho mọi người
cảm thấy họ được lắng nghe, cho dù họ có đồng t ình với những gì mình nghe được hay
không. Họ tạo cho người khác cảm giác về sự chăm chú, chứ không phải tỏ ra lắng
nghe còn thực tế t hì đầu óc đang để ở... trên mây. Động viên, giúp đỡ và chia sẻ với
nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị. Hơn nữa, việc lãnh đạo
quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng t in và sự tín nhiệm mà
còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt t ình, hăng hái, khích lệ họ cống hiến và làm việc
hết mình cho công ty.
- Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc.
Dù bằng những phần thưởng có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý
nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên
- Để cho nhân viên tự chủ trong công việc: N gười nhân viên sẽ thỏa sức sáng tạo
khi mà họ được tự do trong công việc. Với những nhân viên có nhiều kiến thức và kỹ
năng trong nghành và có khả năng làm việc độc lập thì việc để cho nhân viên được tự
chủ trong công việc khuyến khích các nhà lãnh đạo sử dụng. Tuy nhiên cái tự do cũng
có chừng mực. Người lãnh đạo cũng cần phải luôn giám sát, kiểm tra và đôn đốc việc
thực hiện.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 10
- Huy động sức mạnh t ập thể: Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra
mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo giỏi phải biết huy động sức mạnh t ập thể,
vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến
của họ. Một lãnh đạo giỏi cũng cần có khả năng t ập hợp và hiệu triệu mọi người,
hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ. Hãy b iến họ thành
những người nhạy bén, mạnh mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả
thi trong công việc hơn là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết
công việc.
- Luôn luôn công bằng: Nhà lãnh đạo luôn biết đối xử khác nhau với từng cá
nhân nhưng đều trên cơ sở công bằng không thiên vị
- Lịch thiệp, đó là sự nâng cao lòng kính trọng đối với bản thân và người khác.
Những mệnh lệnh được đưa ra trong doanh nghiệp dưới dạng lịch thiệp thường mang
lại hiệu quả cao hơn là mệnh lệnh không tôn trọng người khác. Con người, bao giờ
cũng có xu hướng chống lại sự thô bạo một tính chất trái ngược với lịch thiệp và niềm
nở. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tạo ra cho mình thói quen chủ động giao tiếp thân ái,
niềm nở và nhìn mọi người bằng con mắt thân thiện. Lịch thiệp khác hẳn với sự xun
xoe, nịnh bợ và tâng bốc.
2.1.4. Nhà lãnh đạo phải được sự tín cẩn của mọi người
Sự tin tưởng là hết sức cần thiết trong các mối quan hệ ngay cả trong công việc lẫn
trong đời sống. Để có được sự tin tưởng nhà lãnh đạo phải có những đức tính sau:
Nhiệt tình: Luôn luôn giữ được lửa trong công việc.
Khiêm tốn: Nhà lãnh đạo phải luôn biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đối lập và
cũng không bao giờ tự phụ cho mình là người giỏi nhất.
Bền chí: Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại
trong kinh doanh. Không từ bỏ sau lần thất bại lần đầu để giải quyết vấn đề. Hy sinh
cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn thành công việc. Tiếp tục giũ
vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít có thảnh công ở phút
ban đầu. Họ vốn là những người rất kiên trì và quyết đi đến cùng các mục tiêu đề ra.
Sôi nổi: Những người kiêu hãnh lạnh lùng không thể là những người lãnh đạo tốt.
Khả năng lãnh đạo bao gồm cả trái t im lẫn ý trí. Yêu thích những gì mình đang làm và
quan tâm đến những người khác đều như nhau.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 11
Tự tin: Sự tự tin là đặc điểm đầu tiên mà mọi người thấy ở bạn. Việc phát huy sự tự tin
luôn là bước khởi đầu để trở thành 1 nhà lãnh đạo giỏi. Hiểu chính bản thân mình và
tin tưởng chắc chắn vào chính mình và khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin
trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những thử
thách. Nhưng đừng quá tự tin quá mức vì đây là bước đầu t iên dẫn tới sự kiêu ngạo.
2.1.5. Tính chính trực
Đây là đức tính luôn được mọi người tin tưởng và là đặc điểm phân biệt giữa nhà lãnh
đạo giỏi và nhà lãnh đạo hướng thiện. Adolf Hit ler có thể nhìn nhận 1 nhà lãnh đạo
giỏi ở 1 phương diện nào đó nhưng ông t a thiếu sự chính trực và cái tâm. Và một nhà
lãnh đạo mà không dựa trên nền tảng của sự chính trực thì không thể tồn tại lâu dài
được và rõ ràng sẽ sụp đổ không sớm thì muộn
2.1.6. Tính quyết đoán và khả năng linh hoạt.
Là người đứng đầu 1 tổ chức và chịu trách nhiệm về hoạt đông của tổ chức nên nhà
lãnh đạo luôn cần cân nhắc 1 cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho
1 vấn đề. Đôi khi trong những trường hợp cần phải quyết định nhanh thì nhà lãnh đạo
dựa trên nền tảng kiến thức của mình phải tự đưa ra những quyết định của bản thân.
Đã có các nghiên cứu quan trọng về hành vi lãnh đạo kiểu mẫu. Mô hình lãnh đạo đó
giả thiết rằng các hoạt động nhất định có thể nâng cao hiệu suất của nhà quản trị. Kỹ
năng lãnh đạo của nhà quản trị bán hàng có thể được nâng lên nhờ hiểu biết các mô
hình đó và ứng dụng chúng. Tuy nhiên có các giới hạn trong khả năng áp dụng các
nguyên t ắc lãnh đạo của mỗi con người cụ thể. Cũng có các tình huống mà họ có thể
không làm việc được. Do đó tùy trong các tình huống cụ thể mà nhà lãnh đạo phải linh
hoạt cho việc ra quyết định.
2.1.7. Khả năng phân công công việc và giải quyết các xung đột.
Công việc của nhân viên được phân công đảm bảo rằng ở lĩnh vực đó họ có khả năng
phát huy được tất cả những kỹ năng của họ, làm việc hiệu quả cao. Do vậy là 1 nhà
lãnh đạo cần phải nhận biết được sở trường, sở đoản của nhân viên từ đó phân công
công việc 1 cách hợp lý. Thêm vào đó nhân sự giữa các bộ phận cũng phải được đảm
bảo, không xảy ra t ình trạng thừa thiếu cục bộ.
Trong hoạt động t ập thể t hì xung đột là kết quả hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh
khỏi. Nó có thể là xung đột mang lại tác dụng tích cực nếu mục tiêu của nhóm được
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 12
thực hiện và cải thiện hoạt động của nhóm. Nó có thể là tiêu cực nếu nó cản trở tới
mục tiêu và quá trình hoàn thành mục tiêu.
Và điều này phụ thuộc và khả năng xử lý giải quy ết xung đột của người lãnh đạo.
2.2. L-E-A-D-E-R Bí quyết để trở thành lãnh đạo giỏi.
Làm lãnh đạo đã khó, làm lãnh đạo giỏi còn khó hơn gấp nhiều lần. Lãnh đạo không
chỉ đơn thuẩn là một chức danh, một vị trí, một sự bổ nhiệm mà hơn thế, lãnh đạo
chính là khả năng tạo ra ảnh hưởng với tất cả mọi người. Do đó, muốn làm lãnh đạo
giỏi, phải có những "bí kíp" riêng.
Mỗi một chữ cái trong từ chỉ người lãnh đạo (LEADER) lại thể hiện một trọng trách
mà bạn cần làm tốt để trở thành một người lãnh đạo tốt trong tương lai.
- Lead: Định hướng.
Lãnh đạo trước hết phải là sự định hướng bằng cách lựa chọn mục tiêu và xác định
con đường đúng để thực hiện mục t iêu đó. Có thể ví công ty như môt chiếc t àu,
nhân viên là đoàn thủy thủ và người lãnh đạo là vị thuyền trưởng trên chiếc t àu đó.
Khi Lou Gerstner được chỉ định làm CEO của IBM để chèo lái đưa công ty ra khỏi
thời điểm khó khăn, ông t uyên bố: “Điều cần nhất của IBM hiện t ại là một hướng đi”
và sau đó ông đã tìm ra được con đường đưa công ty đến với thành công. Nhân viên
thường ủng hộ những người lãnh đạo có tài. Việc bạn thể hiện dược sự chủ động, năng
lực và tính kiên định trong định hướng sẽ có ảnh hưởng lớn đến phục tùng của nhân
viên.
- Enable (Trợ giúp)
Người lãnh đạo phải biết giúp đỡ những người khác đạt được thành công. Trong quá
trình hoạt động, bạn cần kiểm tra giám sát hoạt động của các nhân viên để có biện
pháp kịp thời tháo gỡ các khó khăn phát sinh. Khi phân công công việc và trách nhiệm
phải căn cứ vào khả năng của nhân viên và phải cung cấp đủ nguồn lực cho họ. Nói
cách khác, bạn phải đóng vai trò là một cố vấn và tư vấn sáng suốt và có năng lực bởi
vì thực tế là người lãnh đạo đạt được mục đích bằng việc giúp đỡ nhân viên đạt được
mục đích của mình.
- Articulate (Năng lực thuy ết phục)
Bên cạnh việc định hướng mục tiêu, bạn cần thể hiện được sức thuyết phục và sức thu
hút với người khác. Tiêu chí này nhằm giúp bạn có thể tập hợp được đông đảo nhân
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 13
viên, giúp họ hiểu, tin và làm theo bạn. Một ví dụ nổi bật là Lee Iacocca. Khi hãng
Chrysler lâm vào khủng hoảng vào t hập niên 80, ông đã cắt giảm lương của mình
xuống còn 1$/năm để khích lệ nhân viên đồng thời thể hiện niềm tin rằng mọi việc rồi
sẽ trở nên t ốt đẹp Cuối cùng, mọi người đã theo ông nỗ lực vì sự phát triển của công ty
và hãng này đã phục hồi trong thời gian ngắn sau đó.
Decide : Quyết định
Làm lãnh đạo nghĩa là bạn phải có khả năng xem xét các tình huống và đưa ra quyết
định cuối cùng. Không phải mọi trường hợp đều chấp nhận một lối mòn, mà nhiều khi
bạn phải có những quyết định toan tính và mới mẻ. Hãy áp dụng phương pháp hệ
thống hóa: quyết định của bạn sẽ được phân bổ thành nhiều công việc cho cấp dưới
thực hiện, như vậy bạn sẽ có thời gian để giải quy ết các vấn đề phức tạp khác. Đối với
những công việc chung của công ty , bạn nên trực tiếp thảo luận với nhân viên, sau đó
tùy trường hợp cụ thể mà tự quyết định hay trao quyền cho nhà quản lý cấp dưới.
- Encourage: Khích lệ
Theo nhà nghiên cứu về quản lý Ed Konczal: “Người lãnh đạo phải là người biết
khuyến khích người khác học hỏi để phát triển, chỉ cho họ t hấy con đường đúng đắn
để đi tới và để họ tự vận động bằng chính đôi chân mình”. Bạn cần động viên mọi
nhân tố tích cực để công việc được hoàn t ất dúng với mục tiêu và thời gian. Các biện
pháp gồm có như: mở hội nghị, điều tra ý kiến, cùng nhau ăn trưa ...sẽ tạo được sự tỏa
mái về vật chất và tinh thần giúp nhân viên làm việc tích cực hơn. Tuy nhiên, bạn cũng
cần có tư tưởng “mở” hơn như đặt mục tiêu cao để vươn tới, kích thích sáng tạo, chấp
nhận cái mới v.v.
- Rewards: Khen thưởng
Khi người quản lý khen thưởng một cá nhân cũng đồng nghĩa với việc công nhận năng
lực của anh ta. Điều đó sẽ là một sự khích lệ rất lớn đối với mỗi nhân viên. Chính sách
khen thưởng cần chú trọng đến các biện pháp tiền lương, thưởng, phúc lợi và những
biện pháp khác phi kinh t ế mà người quản lý có thể sử dụng.
Điều quan trọng là phải căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh để điều chỉnh kế
hoạch khen thưởng sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty.
Trở thành một nhà lãnh đạo đã là cả một quá trình và trở thành nhà lãnh đạo giỏi lại
càng không phải là chuyện đơn giản. Học hỏi từ mọi thứ, từ trong thất bại và cả thành
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 14
công, từ trong sự trải nghiệm của chính bản thân trên nấc thang tiến t ới danh vọng
cũng góp phần tạo nên một lãnh đạo giỏi.
2.3. Các phong cách lãnh đạo kém hiệu qủa và những bài học kinh nghiệm.
Một nhà lãnh đạo tồi thường có ba sai lầm không nên mắc phải, đó là trở thành nhà
quản lý độc tài, lười biếng và lạm dụng quy ền lực.
2.3.1. Nhà quản lý độc tài.
- Một nhà quản lý độc tài thường là người ít tin tưởng hay thiếu niềm tin ở người khác.
Họ thấy không ai còn có thể hơn họ trong công việc nào đó và khó có thể làm tốt hơn
họ. Do vậy họ đã không thành công trong giao phó việc cho cấp dưới. Khi giao phó
cho nhân viên một việc nào đó thì họ thường đóng góp ý kiến từng chút một vào công
việc đó và thường xuy ên kiểm tra đi kiểm tra lại để đảm bảo rằng công việc đó hoàn
tất theo ý muốn của mình.
- Nhà quản lý này cũng ít quan tâm tới nguyện vọng của nhân viên. Những nhân viên
này có trình độ nhất định và họ cũng muốn áp dụng kiến thức mà họ đã học được vào
công việc. Nhưng nhà quản lý lại ít t ạo cho họ có cơ hội đó thì họ sẽ làm thoái chí
nhân viên của mình và nhân viên cảm thấy bất mãn. Và những nhà lãnh đạo có nguy
cơ mất đi những nhân viên giỏi và t iềm năng.
- Để tránh trở thành một nhà quản lý độc t ài, bạn hãy nhất là những người làm việc
cho bạn. Để có thể tin cậy họ thì nên tìm hiểu những nhân viên làm việc cho mình, biết
được những điểm yếu và điểm mạnh của bạn. Cần giao phó công việc dựa trên các
điểm yếu và điểm mạnh của họ vì vậy hiệu quả công việc mới có thể tốt.
- Cũng nên nhận ra rằng công việc không thể hoàn tất khi bạn làm chỉ có một mình.
Khi giao việc cho nhân viên, cần hiểu rằng ủy quy ền một cách hiệu quả cũng có nghĩa
là chấp nhận những biến cố ngoài ý muốn có thể kèm theo. Nhà quản lý có thể không
nhận được kết quả như mong đợi nhưng cần phải chấp nhận nó và chấp
những sai phạm đã xảy ra.
2.2.2. Nhà lãnh đạo lười biếng.
M ột cách thức quản lý khác cũng dẫn đến sai lầm, đó là trở thành nhà quản lý lười
biếng. N gười này luôn đùn đẩy mọi công việc cho nhân viên của mình. Họ có khuynh
hướng đưa cho nhân viên của mình mọi công việc để có t hời gian rảnh và nhân viên
ngày càng làm những công việc ngoài khả năng chuyên môn
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 15
Để tránh thành nhà lãnh đạo lười biếng, bạn luôn phải ý thức được công việc của bạn
là gì, vị trí bạn như thế nào trong công ty. Bạn nên nhớ rằng bạn cũng đang bị theo dõi
và đánh gía bởi những người khác.
2.2.3. Nhà lãnh đạo lạm dụng quyền hành.
Quyền hành chung của t ập thể sẽ biến thành quyền hành cá nhân của họ. Chính từ đó
họ có thể thu về nhiều lợi ích cho bản thân mình, chứ không phải cho công ty.
Những người lãnh đạo lạm dụng quyền hành có xu hướng là nhờ vào những quyền lực
trí mà sai khiến những người nhân viên cấp dưới mà chủ yếu nhằm thỏa mãn những lợi
ích cá nhân chứ không phải lợi ích tập thê. Với những người lãnh đạo như vậy họ chỉ
có quyền lực vị trí mà không có quyền lực cá nhân, họ không nhận được tôn kính của
nhân viên, sự tuân theo mệnh lệnh một cách vui vẻ. Tất cả những việc thực hiện của
nhân viên đều vì chống đối cấp trên. Những người lãnh đạo như vậy thì sớm muộn
cũng sẽ bị sa thải hoặc họ không thể tồn tại lâu bền được.
Để tránh việc bị rơi vào việc lạm dụng quyền hạn người lãnh đạo phải ý thức được vai
trò, giới hạn quyền lực của mình để có những cư xử đúng mực.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 16
Kết luận
Nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhưng lại
chưa làm tốt vai trò của mình. M ột trong những lý do khiến họ chưa thể là một nhà
lãnh đạo tài ba là ở chỗ họ thiếu một số kỹ năng cũng như phẩm chất của một
người lãnh đạo đặc biệt trong mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhân viên.
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên chưa được lành mạnh. Việc luân chuyển
lao động còn khá lớn bởi đại đa số trong các nhà lãnh đạo thích o bế nhân viên họ
chưa thực sự quan tâm, động viên nhân viên làm việc. Hơn nữa chưa tạo được sự
công bằng thỏa đáng trong t ổ chức. Họ vẫn mang những tình cảm cá nhân vào
trong công việc. Những người mà hay xu nịnh lãnh đạo thì được lương, thưởng,
thăng chức còn 1 số nhân viên giỏi có năng lực không chụi được o bế nên khó có
thể tìm được 1 ngôi nhà để họ có thể cống hiến hết những năng lực của họ.
Tài liệu tham khảo:
Bài giảng phát triển k ỹ năng lãnh đạo: TS. Lê Thị Thu Thủy
Giáo trình Hành vi tổ chức: GS. Trần Anh Tuấn
Phát triển kỹ năng lãnh đạo: John Maxwell
Báo điện tử: Việt báo, Dân trí.
Tiểu luận Kỹ Năng Lãnh Đạo 17
Phụ lục
Phần 1: Mở đầu…………………………………………………………………………1
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận………………………………………………………………..2
1.1.Khái niệm lãnh đạo………………………………………………………………....2
1.2.Vai trò của người lãnh đạo…………………………………………………………2
1.3.Phong cách lãnh đạo………………………………………………………………..4
1.3.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền……………………………………………..4
1.3.6. Phong cách lãnh đạo thuyết phục……………………………………………….5
1.3.3. Phong cách lãnh đạo tham gia…………………………………………………..5
1.3.4. Phong cách lãnh đạo dân chủ…………………………………………………...5
1.3.5. Phong cách lãnh đạo ủy quyền………………………………………………….6
Chương 2: Các phẩm chất của nhà lãnh đạo…………………………………………...6
2.1. Các phẩm chất cần có của nhà lãnh đạo…………………………………………..6
2.1.1. Nhà lãnh đạo phải “lãnh đạo” người lập và phát triển mục tiêu………………..6
2.1.2. Khả năng truyền thông…………………………………………………………..6
2.1.3. Khả năng t ạo cảm hứng…………………………………………………………6
2.1.4. Nhà lãnh đạo phải được sự tín cẩn của mọi người………………………………9
2.1.5. Tính chính trực…………………………………………………………………10
2.1.6. Tính quy ết đoán và khả năng linh hoạt………………………………………...10
2.1.7. Khả năng phân công công việc và giải quyết các xung đột……………………10
2.2. L-E-A-D-E-R Bí quy ết để trở thành lãnh đạo giỏi………………………………11
2.3. Các phong cách lãnh đạo kém hiệu qủa và những bài học kinh nghiệm…………13
2.3.1. Nhà quản lý độc tài……………………………………………………………..14
2.2.2. Nhà lãnh đạo lười biếng………………………………………………………..14
2.2.3. Nhà lãnh đạo lạm dụng quyền hành……………………………………………14
Phần 3: Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_knld_6969.pdf