Tiểu luận Lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ tại Ấn Độ
Kết quả hồi quy cho thấy hệ số của g(EXP) khá nhỏ và mang dấu âm cho thấy vai trò của chính sách
tài khóa trong việc hình thành lạm phát kỳ vọng là thứ yếu và tác động ngược chiều đốiv ới lạm phát
kỳ vọng – tức là một sự gia tăng trong chi tiêu thực tế sẽ làm giảm lạm phát kỳ vọng – trái v ới k ết
quả các nghiên cứu khác. Đặc biệt là đối với những nước mà có truyền thống sử dụng chính sách tài
khóa để kềm chế lạm phát. Đặt trong bối cảnh thời gian quan sát ở Ấn Độ, điều này được giải thích
như sau:
- Pháp luật quy đị nh khá chặt chẽ phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ chính sách tài khóa yêu
cầu một sự gia tăng trong chi tiêu cần được bù đắp bởi sự gia tăng tương ứng trong thuế
hoặc các khoản phí khác nên có tác động làm giảm lạm phát kỳ vọng.
- Minh bạch tài chính.
- Chính sách tiền tệ được đề cao và là công cụ chính để kềm chế lạm phát. Điều này ghi
dấu ấn vào kỳ vọng của người dân rằng chính tiền tệ sẽ phản ứng mạnh hơn khi chính
phủ mở rộng tài khóa.
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ tại Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
LẠM PHÁT KỲ VỌNG VÀ CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ Ở ẤN ĐỘ
LẠM PHÁT KỲ VỌNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở ẤN ĐỘ
I. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Bài nghiên cứu này theo hướng sử dụng các kỹ thuật tính toán chuyên sâu để tính lạm phát
ở tương lai.
(2) Xác định và chỉ ra các yếu tố quyết định đến lạm phát kỳ vọng bằng cách ước tính theo
đường cong Phillips theo thuyết Keynes mới được xây dựng trên các đặc điểm riêng của mỗi
quốc gia, lập trường của chính sách tiền tệ và tài khóa, chi phí biên tế, và các cú sốc ngoại
sinh
II. Bối cảnh bài nghiên cứu
Sự bùng phát trở lại của lạm pháp đang đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các cơ quan điều
hành chính sách tiền tệ trên thế giới – “vấn đề nan giải nhất hiện nay trong kinh tế học”
(Samuelson, 2009). Tại Ấn Độ, có lẽ rõ ràng hơn những nơi khác, tình huống khó xử này căng
thẳng như nằm trên cạnh một chiếc “dao cạo”. Lạm phát ở Ấn Độ liên tục gia tăng ngoài tầm
kiểm soát và dự báo của RBI.
Hệ thống các chỉ báo đo lường lạm phát ở Ấn Độ không hiệu quả và chưa phản ánh được nguồn
gốc của lạm phát. Những dự báo về lạm phát của RBI trong hai năm 2009 và 2010 liên tục được
điều chỉnh so với diễn biến thực tế. Điều này làm cho việc thực thi chính sách tiền tệ không thực
sự quyết liệt khiến cho tình trạng lạm phát cao kéo dài ở Ấn Độ.
Một vấn đề cấp bách gắn liền với việc hướng đến một nhóm chỉ tiêu phản ánh được lạm phát
dưới góc nhìn của con người và ở đó nó có thể được sử dụng chủ đạo trong việc dự báo. Tuy
nhiên, một phương pháp đo lường chuẩn mực về lạm phát kỳ vọng không tồn tại có sẵn ở Ấn
Độ. Kết quả khảo sát về lạm phát kì vọng mà RBI thực hiện, nhằm phục vụ cho hoạt động điều
hành, dù đã mang đến ý nghĩ tích cực về việc đo lường lạm phát kỳ vọng nhưng tồn tại nhiều
hạn chế (1) chuỗi dự liệu ngắn (2) Tham khảo dựa trên lãi suất trái phiếu thả nổi là chưa hiệu
quả.
Nội dung phần III và IV là:
III. Phương pháp luận
Một số nghiên cứu trước đó
• Kiley, 2009 cho một bài bình toàn diện gần đây: mô hình của thông tin không hoàn hảo và
ảnh hưởng của nó lên lạm phát kỳ vọng tăng lên trong nghiên cứu. Những mô hình này cung
cấp một sự giải thích hợp lý về các động lực gây ra lạm phát và có thể giải thích nhiều sự
thật đã được cách điệu đối với các phần lạm phát nổi bật
• Woodford, 2008: Biểu diễn dưới dạng đường cong Phillips theo học thuyết Keynes mới thì
giá bằng cách nào đó dẫn đến hành vi ở tương lai, còn lạm phát hiện tại được xác định bởi
kỳ vọng lạm phát, nhu cầu hiện tại, nhu cầu dự kiến và chi phí cận biên.
• McCallum, 1997 và một số bài báo gần đây đưa ra bằng chứng ủng hộ đường cong Phillips
Keynesian mới (Gail và Gerler, 1999; Brissimas và Magginas, 2008) và nhiều nghiên cứu chỉ
ra rằng giá truyền thống trong quá khứ thiết lập những quy luật mà xuất hiện thích hợp hơn
với các thay thế tốt hơn (Rudd và Wh Những đóng góp gần đây đã đưa thêm bằng chứng
ủng hộ đường cong Phillips mới theo học thuyết Keynes (Nghiên cứu của Gail và Gertler năm
1999; nghiên cứu Brissimis và Magginas, 2008) và một số nghiên cứu khác chỉ ra quy tắc đặt
giá dựa vào dữ liệu quá khứ dường như được ưu tiên hơn là dựa vào tương lai (Rudd và
Whelan, năm 2005 xem thêm trong phần nội dung bài nghiên cứu này).elan, 2005)
Có ba cách tiếp cận để ước tính kỳ vọng lạm phát:
Inflation-indexed government bond: Trái phiếu chỉ số lạm phát cho biết lạm phát kỳ vọng
chính là chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu thường và lợi suất trái phiếu chỉ số lạm phát cùng
kỳ hạn;
Inflation swap: Hợp đồng hoán đổi lạm phát cung cấp một công cụ phòng ngừa rủi ro lạm
phát được thể hiện qua phí hợp đồng;
Kết quả các cuộc khảo sát ý kiến dân chúng về mức kỳ vọng lạm phát, đặc biệt khi họ nhận
thức được những cách thức mà thị trường tài chính phát tín hiệu lạm phát.
Trong trường hợp không thể đo lường kỳ vọng lạm phát theo những cách như trên thì cách tiếp
cận thứ hai là ước lượng lạm phát kỳ vọng với giả định hợp lý liên quan đến nhân tố hành vi.
Đo lường lạm phát kỳ vọng tại Ấn Độ: Một cách tiếp cận thực tế
Có 2 phương pháp:
(1) Dựa vào hàng loạt các lý thuyết để tiến hành tính toán dựa trên mô hình ước lượng
không chệch về lạm phát kỳ vọng
Mô hình ARMA
Mô hình ARMA bao gồm dữ liệu quá khứ (thành phần AR), dữ liệu hiện tại, và các giá trị nhiễu trắng
được làm trượt (thành phần MA), tính mùa vụ trong mô hình AR và MA [ kí hiệu SRA và SMA ]
ARMA là ra mô hình hồi quy đơn biến, đồng thời tính toán độ lệch của chuỗi dữ liệu với kỳ vọng toán
của nó, đặc biệt là với những dữ liệu có tính ổn định.
Mô hình ARMA được minh chứng minh là có thể dùng để dự báo lạm phát trong ngắn hạn khá tốt so
với mô hình cấu trúc.
ߨ௧
= ݂[ܣܴ(),ܯܣ(ݍ), ܵܣܴ(݉), ܵܯܣ(݊)
Trong đó p, q, m và n tương ứng là bậc của AR, MA, SAR và SMA, và SAR và SMA đại diện cho
tính thời vụ đã được giải thích ở phần trên.
(2) Mở rộng cách tiếp cận theo hướng thực tế để thu thập chuỗi dữ liệu theo thời gian
của lạm phát kỳ vọng.
Từ các báo cáo khảo sát của Concensus Economics đối với các tổ chức tài chính như ngân
hàng, quản lý quỹ và các công ty tài chính.
Các báo cáo không hệ thống và thống nhất các mẫu khác nhau theo tháng. Hơn nữa, các
báo cáo này được đưa ra bởi một chủ thể riêng biệt, do đó, dữ liệu đại diện duy nhất cho một
tháng cụ thể được tính trung bình của dữ liệu của các dự báo từ trước đó.
Sau khi thu thập được chuỗi số liệu liên quan đến lạm phát kỳ vọng cho giai đoạn nghiên cứu,
bước tiếp theo chính là đánh giá sự hình thành những yếu tố kỳ vọng này và vai trò quan trọng của
lạm phát kỳ vọng trong việc hình thành quá trình lạm phát.
Các yếu tố ảnh hưởng lạm phát kỳ vọng
Phương pháp xây dựng mô hình:
Sử dụng phương pháp khái quát đến cụ thể của Hendry. Phương pháp này bắt chước thuyết rút gọn
– theory of reduction để có được mô hình kinh tế lượng cuối cùng.
Mô hình định lượng cuối cùng
ߨ௧
= ݂ ߨ௧ି
,(ݕ௧ି − ݕ∗),݃(ܧܺܲܰ)௧ି
,݃(ܴܧܧܴ)௧ି
,ߨ௧ିோ
,ߨ௧ିி
൩
Trong đó:
• t -i là độ trễ của lạm phát
• (y-y*) là chênh lệch GDP – out gap được định nghĩa là GDP thực trừ đi GDP tiềm năng.
• g(EXPN) là tốc độ tăng trưởng trong chi tiêu thực của chính phủ
• g(REER) là sự thay đổi hàng tháng theo từng năm của tỷ giá hối đoái thực tính theo %.
• πFL và πPL theo thứ tự là phần trăm thay đổi trong giá của nhiên liệu và hàng hóa sơ cấp.
Phần ký tự ở dưới biểu thị tổng hợp các độ trễ khác nhau.
IV. Kết quả
Nhân tố quyết định lạm phát kỳ vọng
Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu có hiệu quả và đã ghi nhận lạm phát kỳ vọng khá chính xác.
Lạm phát trễ, sự thay đổi về giá của những mặt hàng thiết yếu và nhiên liệu, chênh lệch sản lượng là
những nhân tố chính hình thành lạm phát kỳ vọng, và theo sau đó là lãi suất thực.1
Kiểm định các biến phụ thuộc trên cơ sở mô hình lạm phát kỳ vọng
Kiểm định biến phụ thuộc Consensus Expectations
1 Phụ lục 1 (bảng 6, 7) thể hiện chi tiết kết quả hồi quy. Bảng 4, 5 tóm tắt kết quả (bằng cách lấy tổng hệ số của
các biến với độ trễ của chúng)
Biến lạm phát trễ Laggeg Inflation
Kết quả ước lượng cho thấy tổng hệ số của lạm phát trễ (cụ thể ở độ trễ 1 tháng và 12 tháng) đóng
góp 50% giải thích giá trị lạm phát kỳ vọng. Tức là tỷ lệ lạm phát quá khứ quyết định gần 50% lạm
phát hiện tại.
Biến giá cả các mặt hàng thiết yếu và nhiên liệu πPR và πFL
Hệ số của πPR là 29.03%, giải thích gần 1/3 sự hình thành lạm phát kỳ vọng ở Ấn Độ, cho thấy tầm
ảnh hưởng của giá thực phẩm nói riêng đến lạm phát kỳ vọng trong tương lai của người tiêu dùng
khá cao. Đồng thời, tổng hệ số của πPR và πFL là gần 40%, thể hiện tầm quan trọng của 2 nhóm
hàng hóa này trong rổ hàng tiêu dùng; do đó, những biến động đồng thời của 2 nhóm hàng hóa này
có ảnh hưởng rất lớn đến lạm phát ở Ấn Độ.
Biến khe hở sản lượng GDPGAP
GDPGAP là biến đại diện cho cầu. Biến GDPGAP với độ trễ chỉ ra mức độ mà tổng cầu trong quá
khứ (hoặc hiện tại) tác động lên kỳ vọng lạm phát của người dân ở thời điểm hiện tại (hoặc tương
lai).
Kết quả hồi quy của Mô hình lạm phát kỳ vọng chứng minh tác giả đã đúng khi sử dụng mô hình
Keynes mới để để xây dựng mô hình đo lường lạm phát kỳ vọng ở Ấn Độ, biến GDPGAP có giá trị
dương, mức độ ảnh hưởng lên lạm phát kỳ vọng là 14%. Phù hợp với đặc trưng ở các nước đang
phát triển, lạm phát chủ yếu có nguyên nhân từ phía cầu. Độ trễ của GDPGAP cũng đồng thời cho
thấy vai trò quan trọng của việc kịp thời điều chỉnh chính sách vĩ mô trong việc ổn định kỳ vọng.
Biến lãi suất thực Real Interest Rate
Biến Real Interes Rate trong mô hình đại diện cho quan điểm điều hành chính sách tiền tệ. Độ lớn
của biến này cho biết vai trò của chính sách tiền tệ đối với việc hình thành lạm phát kỳ vọng. Biến
Real Interest Rate có độ trễ chỉ ra thời gian để những thay đổi trong chính sách tiền tệ tác động đến
kỳ vọng lạm phát.
Kết quả hồi quy từ Mô hình lạm phát kỳ vọng, hệ số của Real Interest Rate có giá trị khá nhỏ (-
6.1%), cho thấy mức độ ảnh hưởng lên lạm phát kỳ vọng là không nhiều, trái ngược với những
nghiên cứu trước đây cho rằng lãi suất thực phản ánh tốt những thông tin về lạm phát tương lai.
Bên cạnh đó, hệ số của Real Interest Rate mang dấu âm là phù hợp với kỳ vọng của tác giả, phản
ánh lòng tin đối với chính sách tiền tệ neo vào lạm phát kỳ vọng. Trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, lãi suất thực tăng sẽ phát tín hiệu lạm phát kỳ vọng giảm trong giai đoạn tới.
So sánh với kết quả hồi quy từ Mô hình Consesues Expectations ta thấy biến Real Interest Rate
cũng có giá trị tương tự.
Biến tỷ giá thực hiệu dụng REER
REER đại diện cho chi phí cận biên. Sự ổn định của tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố được
dùng để đánh giá chính sách tiền tệ.
Theo kết quả hồi quy, hệ số của REER mang dấu âm, thể hiện mối quan hệ ngược chiều, khi tỷ giá
thực tăng sẽ làm lạm phát kỳ vọng hạ xuống. Tuy nhiên, hệ số này khá thấp cho thấy mức độ tác
động là không đáng kể. Vấn đề này thường gặp đối với một nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thực ít có
ảnh hưởng rõ rệt, mỗi thay đổi sẽ ngấm ngầm truyền dẫn vào lạm phát.
Biến thay đổi chi tiêu Chính phủ g(EXPN)
Kết quả hồi quy cho thấy hệ số của g(EXP) khá nhỏ và mang dấu âm cho thấy vai trò của chính sách
tài khóa trong việc hình thành lạm phát kỳ vọng là thứ yếu và tác động ngược chiều đốivới lạm phát
kỳ vọng – tức là một sự gia tăng trong chi tiêu thực tế sẽ làm giảm lạm phát kỳ vọng – trái với kết
quả các nghiên cứu khác. Đặc biệt là đối với những nước mà có truyền thống sử dụng chính sách tài
khóa để kềm chế lạm phát. Đặt trong bối cảnh thời gian quan sát ở Ấn Độ, điều này được giải thích
như sau:
- Pháp luật quy định khá chặt chẽ phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ chính sách tài khóa yêu
cầu một sự gia tăng trong chi tiêu cần được bù đắp bởi sự gia tăng tương ứng trong thuế
hoặc các khoản phí khác nên có tác động làm giảm lạm phát kỳ vọng.
- Minh bạch tài chính.
- Chính sách tiền tệ được đề cao và là công cụ chính để kềm chế lạm phát. Điều này ghi
dấu ấn vào kỳ vọng của người dân rằng chính tiền tệ sẽ phản ứng mạnh hơn khi chính
phủ mở rộng tài khóa.
V. Kết luận
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy:
- Các biến đều có độ trễ đáng kể đối với việc hình thành lạm phát kỳ vọng.
- Giá cả tăng cao ở một số mặt hàng, đặc biệt là thực phẩm dễ dàng tác động mạnh vào
lạm phát kỳ vọng trong tương lai của dân chúng và khó thay đổi. Những cú sốc giá thực
phẩm ở cấp độ toàn diện sẽ rất lâu mới có thể quay trở về mức giá cũ.
- Những tranh luận về nguyên nhân lạm phát theo trường phái trọng cung, xem nhẹ chính
sách tiền tệ sẽ bị áp đảo do vai trò to lớn của yếu tố kỳ vọng trong sự hình thành lạm
phát ở Ấn Độ.
Đề xuất cho điều hành chính sách tiền tệ ở Ấn Độ
Lịch sử điều hành chính sách tiền tệ Ấn Độ là neo nhận thức và kỳ vọng lạm phát ở ngường 5%,
phản ảnh qua phản ứng của thị trường tài chính đối với chỉ số WPI tuần. Từ cuối 9/2009, WPI đã hạ
xuống nhờ niềm tin vững chắc của thị trường đối với chính sách tiền tệ giảm lạm phát; lợi suất của
các tài sản ngắn hạn thấp hơn lãi suất RBI, bao gồm tín phiếu Kho bạc 91 ngày). Với những thành
tựu trong việc ổn định lạm phát kỳ vọng giai đoạn cuối 2006-2007 và nửa đầu 2008-2009, RBI nên
đặt ra mục tiêu lạm phát trung hạn 3%, đây cũng là mức phù hợp trong bối cảnh hội nhập kinh tế
toàn cầu. Điều này một lần nữa khẳng định tính hiệu quả của chính sách tiền tệ trong việc kềm chế
lạm phát so với những biện pháp hạ nhiệt đột ngột sẽ khiến nền kinh tế khó khôi phục lại trạng thái
cân bằng toàn dụng sau đó.
Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy biến lãi suất thực có ảnh hưởng mạnh hơn chính sách tài khóa
và những thay đổi tỷ giá đối với kỳ vọng của người dân. Vì vậy, để việc điều hành chính sách tiền tệ
theo đúng định hướng cần phải theo dõi phản ứng của trên thị trường chứng khoán.
RBI thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng các mức lãi suất chủ chốt gần như không có hiệu quả do những
nghịch lý như: thanh khoản dồi dào với khả năng hấp thụ thông qua cửa sổ RBI trung bình 1.1 ngàn
tỷ Rubees/ngày, hỗ trợ từ Chính phủ, nới lỏng quy định hạn chế giao dịch giữa các quỹ với RBI, kể
cả nới lỏng hạn chế giao dịch tài sản ngoại tệ. Vì vậy, để tránh tác động của khủng hoảng toàn cầu,
cần bảo đảm an toàn thanh khoản, có thể bằng các đặt ra yêu cầu dự trữ bắt buộc, quy định chặt
chẽ hoạt động của các NHTM và RBI sẽ định kỳ kiểm tra mỗi quý, đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh.
Lạm phát kỳ vọng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạch định và điều hành chính sách tiền
tệ. Nó đo lường mức độ tin cậy đối với những cam kết của các nhà hoạch định. Chính sách tiền tệ
sẽ càng có hiệu quả hơn nếu lạm phát kỳ vọng luôn được neo ở một mức ổn định, ngược lại nếu kỳ
vọng gia tăng liên tục trong ngắn hạn sẽ tạo nên áp lực lạm phát tăng cao trong trung hạn. Do đó,
NHTW cần phải nắm được những yếu tố ảnh hưởng đế sự hình thành kỳ vọng lạm phát. Người dân
thiếu thông tin về mục tiêu chính sách tiền tệ của NHTW, sẽ khiến việc tác động lên kỳ vọng có độ
trễ. Mặt khác, không hiểu được chính xác kỳ vọng của người dân có thể khiến phản ứng của chính
sách tiền tệ bị chậm chập. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết kết hợp giữa việc hoạch định chính
sách tiền tệ với sự nhạy bén, nhìn thấy chính xác kỳ vọng của người dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_nghien_cuu_ve_lam_phat_ky_vong_1_8448.pdf