- Lễ hội Thánh Gióng: Ngoài ý nghĩa chung còn có ý nghĩa riêng của lễ
hội là tinh thần rèn luyện sức khỏe, ý chí chống ngoại xâm
- Lễ hội Bà Chợ Được: có ý nghĩa riêng là ước mong về cuộc sống ấm no
hạn
- Lễ hội Đônta với hội đua bò: giống như lễ vu lan của người Việt thì đây
là lễ để báo hiếu cho cha mẹ ông bà và có đặc điểm là gắn với đạo phật
rất nhiều
Như vậy qua 3 lễ hội này cho ta thấy sự khác biệt trong văn hóa tinh thần
của 3 vùng miền và đặc trưng văn hóa của những người “truyền thống” ở
miền bắc với việc giữ vững văn hóa xưa, sự thoải mái trong tư duy của
người miền trung với sự thay đổi trong kết cấu và tổ chức lễ hội, Và sự
khác biệt trong văn hóa người Khmer ở nam bộ so với người việt ở miền
bắc và miền trung.
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4543 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lễ hội truyền thống ba miền Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Lễ hội truyền thống ba
miền Việt Nam
2
I.Khái quát về lễ hội của người Việt Nam nói chung:
- Lễ hội còn được gọi là Hội Hè Đình Đám có nghĩa là những cuộc vui
được tổ chức tại đình làng để người trong làng tham dự.
- Thông thường lễ hội được tổ chức vào ba tháng mùa xuân đặc biệt là
tháng giêng và khi mùa thu (khoảng tháng 8) tới đó là thời gian nông
nhàn của người dân. Các lễ hội được tổ chức theo chu kỳ hàng năm. Đây
là theo sự thuận lợi về thời tiết ở miền bắc, còn miền trung thì mùa thu là
không có lễ hội vì mùa này là màu lũ lụt,về miền nam thì thường niên là
nóng nên lễ hộ được tổ chức rải đều vào lúc nào rảnh rỗi.
- Mục đích của lễ hội người việt nói chung, gồm:
+ Sau thời gian gieo cấy vào tháng chạp và tháng bảy thì người dân bày
ra để họ có thể nghỉ ngơi, mua vui.vì thế trong lễ hội có nhiều trò vui gọi
là bách hí.
+ Để dân làng bày tỏ lòng thành kính biết ơn đối với thành hoàng làng
đã coi sóc che chở cho dân làng được yên bình, thịnh vượng.
+ Là dịp để dân làng tìm hiểu nhau, làm nông nghiệp suốt ngày lo làm
việc họ ít có thời gian gặp gỡ thông cảm, cùng nhau giải quyết thắc mắc
trong mối quan hệ giữa người trong làng. Đây cũng là dịp để dân làng
được bày tỏ những ý nghĩ của mình cho những người đứng đầu làng và
ngược lại những người lãnh đạo làng cũng sẽ trình bày những việc đã làm
của mình để nhận được sự thông hiểu của dân làng.
+ Những trò chơi trong hội là dịp nhắc lại những thuần phong mĩ tục của
làng thường là liên quan đến thành hoàng làng như thi nghề (dệt vải, đúc
đồng, gốm,…) hay diễn tả lại gốc tích thành hoàng làng. Hoặc khuyến
khích những tục hay như rèn luyện sức khỏe, chăm học…
+ Lễ hội còn là dịp để trai gái trong làng tìm hiểu nhau. Trong lễ giáo
nho gia phân cách nam nữ thì trong lễ hội khoảng cách này được nới
lỏng, trai gái được gần gũi nói chuyện, được bày tỏ tình yêu của mình.
+ Trong hội làng thường có những cuộc tiệc tùng ăn uống, là dịp cho
người dân được bồi duỡng bổ huyết cho thời gian ăn uống kham khổ do
điều kiện các chợ phiên, phương tiện đi lại, và văn hóa ẩm thực người
việt dùng nhiều rau hơn thịt.
II. Kết cấu một lễ hội nói chung:
Lễ hội sẽ có hai phần là phần lễ và phần hội
● Phần lễ : phần quan trọng nhất của lễ hội, bao gồm các phần:
- Lễ rước nước: lễ rước lấy nước ở sông hoặc giếng về đền
3
- Lễ mộc dục: là lễ tắm cho thần vị, thực hiện vào ngày trước ngày nhập
tịch, dân làng làm lễ cáo yết thần linh để xin tắm thần vị, phải dùng khăn
đỏ để và phải dùng hai lần nước, lần đầu dùng nước giếng hoặc sông, sau
đó dùng nước trầm hương hoặc ngũ vị hương
- Lễ gia quan: là lễ mặc quần áo cho thần tượng hoặc thần vị,quần áo này
là của vua ban nếu như được sắc phong, còn không thì là đồ bằng giấy
được được để ở hậu cung. Việc này chỉ có người cai kiệu và những chân
kiệu đã trai giới từ mấy hôm trước mới được tham dự, người tham dự
phải bịt miệng bằng một chiếc khăn để tránh trần khí xông tới thánh cung
mà mang tội bất kính. Sau khi mặc đồ xong thì làm tuần tế Gia Quan, tế
xong long kiệu vẫn để ở miếu thờ chờ đến sáng hôm sau rước về đình.
- Lễ Rước: được cử hành vào sáng hôm sau, sau lễ gia quan. Đám rước
được cử hành bởi toàn xã nhưng có giới hạn là dân bản quán, tuổi từ 18
trở lên chỉ có nam, trừ trường hợp có làng thờ nữ thần thì có nữ theo.
Đám rước có nghi trượng riêng hầu như nghi trượng ở làng nào cũng
giống nhau. Trước khi khởi hành chiên trống nổi lên từ trong đền và dân
làng đốt một trang pháo. Bắt đầu rước đi thì kiệu đi sau những bộ tự khí
theo một nghi trượng là đi đầu là cờ Tiết, Mao sau đó là cờ ngũ hành tiếp
đến là cờ Tứ Linh hoặc có khi là cờ Bát Quái sau đó đến trống cái, sau
nữa là chiêng, kế đến là đối ngựa hồng bạch song song hai bên. Sau ngựa
là hai chiếc Tán, sau Tán là người trong đoàn chấp kích giống như những
quan dưới quyền mang theo sắc phong và đồ lỗ bộ (các thứ vũ khí, đồ
giáp, dùi đồng, cờ tiết mao nhỏ…). Tiếp theo là phường đồng văn có thể
hiểu những người này là đánh nhạc lễ rước, sau những người này là Cờ
Vía, kế tiếp là dàn người cầm gươm hay kiếm lệnh, sau đó là phường bát
âm, đến người cầm trống khẩu, và đến vị trí quan trọng là Long Đình do
bốn chân kiệu khiêng có bày hương án, ngũ quả, đỉnh trầm sau đó là
Long Kiệu có thần vị hoặc thần tượng. long kiệu không có mái như Long
Đình nhưng có tàn che, được tám chân kiệu khiêng. Đây là đám rước của
một làng nếu mà hai ba làng giao hiếu với nhau cung tổ chức thì chỉ có
Long Kiệu của làng đàn anh còn lại thì chỉ có long đình và phải sau Long
Đình của đàn anh, Long Kiệu đi sau cùng.
- Đại tế: thần đã rước về đình làng thi dân làng sẽ mang đồ lễ tế. Đồ lễ tế
rất lớn đôi khi làng giết cả một con bò, tế xong cả làng sẽ cùng hưởng. Lễ
tế có ông chủ tế còn gọi là ông mạnh bái, ngoài ra còn có bồi tế tức là phó
tế, hai người đông xướng tây xướng hai người nội tán, từ mười đến mười
hai người chấp sự, về nghi thức thường là phải có đủ bốn giai đoạn:
+ nghinh thần,chủ lễ phải lễ bốn lễ chung hiến lễ. Sau sơ hiến lễ thì đọc
văn tế do một người có uy tín trong hội tư văn soạn ra.
+ Ẩm thúc và thụ hộ: chủ tế nhận lộc thần linh ban cho
+ Lễ tạ
4
- Lễ túc trực: sau đại tế các quan viên chức sắc phải luôn túc trực tại đình
vì lúc này thần đang ở tại đình. Mỗi tối đều phải có lễ cúng, ban ngày có
thể có lễ cúng hoặc rước thần đến những nơi thờ tự khác.
- Tuyên lời khánh chúc: được đọc sau cuộc đại tế, đây là một bài văn dài,
nội dung tả cảnh thanh bình của dân làng với tất cả những điều tốt đẹp
làng xóm được hưởng, nhắc tới danh lam thắng cảnh trong làng, đoạn
chính nói về công đức của thành hoàng làng, đoạn kết là lời tạ ơn và cầu
xin ngài luôn phù hộ cho làng.
- Cuối cùng là lễ giã đám: phần này đánh đấu đã kết thúc lễ hội và có
nghi lễ cũng rất trang trọng và đầy đủ.
● Phần hội:
- Những trò giải trí trong việc tế tự như hèm tục, ca hát dân ca
- Những trò giải trí mang tính chất khuyến khích nghề nghiệp, nội trợ,
chăn nuôi như các cuộc thi nấu cơm, đan lát, dệt…
- Những trò giải trí thuần túy như đua thuyền, đánh vật, chọi gà…
● Những tiệc tùng sau lễ hội
III.Lễ hội truyền thống của ba miền:
Lễ hội Thánh Gióng ở Gia Lâm- Hà Nội. Lễ hội bà Chợ Được ở Thăng
Bình – Quảng Nam. Lễ hội đua bò Bảy Núi – An Giang.
3.1.Lễ hội thánh gióng
Đây là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam, được công nhận
vào 16/11/2012.
Lễ hội bắt đầu vào ngày 6 tháng 4 âm lịch, tại làng Phù Đổng – Gia
Lâm – Hà Nội. Lễ hội được tổ chức 5 năm một lần, gọi là hội chính với
đủ các bước lễ, còn những năm còn lại gọi là hội lệ. Nơi thờ tự bao gồm
đền Thượng, đền Hạ, miếu Ban và chùa Kiến Sơ. Chuẩn bị lễ vào đầu
tháng 3, ngày 5 sẽ tổng duyệt và đến ngày 6 sẽ tổ chức .Ngày 6/4 người
dân tổ chức lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, rồi dùng nước ấy cọ
rửa binh khí, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc.
Ngày 7/4 âm lịch rước cỗ chay (cơm cà ) lên đền Thượng. Buổi trưa có
múa rối ở nhà Thủy Đình trước đền Thượng. Buổi chiều rước khám
đường (thăm dò đường đến trận địa), cờ lệnh được mang đến Đền. Ngày
8/4 âm lịch duyệt lại vai đóng tướng nữ. Ngày 9/4 - chính hội, có múa hát
thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thủy đình phía
trước đền Thượng do phường hát Ải Lao - một tục rất cổ và hội Tùng
Choặc biểu diễn (chủ yếu là hát dân ca). Hội trận không có gươm đao tất
cả tái hiện bằng biểu tượng. mô tả lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại
cánh đồng rộng khoảng 3km gọi là Soi Bia. Những người có vai trò quan
trọng trong diễn trận là ông Hiệu trông nom cờ lệnh, ông Hiệu chiêng
điều khiển chiêng, ông Hiếu trống điều khiển trống, ông Hiệu Trung quân
để phối hợp điều hòa sự tiến quân, và 2 ông cờ Hiệu tiểu cờ để đi tiên
phong thám thính quân giặc, 28 cô gái mặc tướng phục thật đẹp tượng
5
trưng cho 28 đạo quân của giặc, 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà
cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là vài bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi
dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng
giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn có cả ông Trống, ông Chiêng
và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Trong khi ông hiệu cờ đang
say sưa múa cờ, thì dân chúng xem hội đã tranh nhau những đồ tế lễ.
Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy.
Ngày 10/4, vãn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11/4 làm lễ rửa
khí giới và ngày 12/4 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Trước
ngày hội, dân làng đã tổ chức nhiều trò chơi: Vật, chọi gà, đánh cờ, hát,
hát ải lao, tại Soi Bia còn có đánh cờ người.
Lễ hội Thánh Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực tín
ngưỡng và các sự kiện lễ hội, do đó lễ hội Thánh Gióng cơ bản đáp ứng
được những tiêu chí mà UNESCO đưa ra về tiêu chuẩn của một di sản
văn hóa phi vật thể thuộc lĩnh vực này là:
- phải là di sản văn hóa phi vật thể;
- có kế hoạch bảo tồn;
- cộng đồng có vai trò to lớn trong việc nhận diện, bảo tồn;
- phản ánh sự đa dạng văn hóa toàn thế giới và là minh chứng cho sự
sáng tạo của nhân loại;
- di sản này đã được kiểm kê theo hướng dẫn của UNESCO trong lãnh
thổ của quốc gia đệ trình hồ sơ.
Đối với điều kiện thứ nhất: bản thân lễ hội là một di sản văn hóa phi
vật thể vì nó là lễ hội liên quan tới tín ngưỡng thờ thần của người việt.
Giá trị văn hóa của nó không thể hiện rõ mà ta có thể sờ nắm được. Mà
giá trị ở đây thông qua ý nghĩa của các vật thể biểu trưng như mũ, quần
áo, hóa trang, hành động, …
Đối với tiêu chí thứ hai: Nhiều biện pháp cụ thể, đa dạng đã được
cộng đồng và quốc gia cam kết nhằm bảo tồn tư liệu hóa, chuyển giao,
công nhận, phát huy giá trị và tính liên tục của Hội Gióng. Việc làm đầu
tiên là đưa lên tầm di sản văn hóa thế giới, cùng với đó là các kế hoạch để
bảo tồn di sản của bộ thể thao và du lịch. Cụ thể như tuyên truyền nâng
cao ý thức cho người dân về giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội, tiến
hành kiểm kê khoa học về lễ hội phụng thờ Thánh Gióng, lập danh sách
những người thực hiện lễ hội như ông Hổ, ông Hiệu cờ, ông Hiệu
trống,…
Đối với tiêu chí thứ ba này, vai trò của cộng đồng trong việc nhận
diện và bảo tồn la rất rõ ràng. Lễ hội đã được chú tâm phát triển ở thời
nhà Lý, khác với các lễ hội khác, lễ hội Gióng được tổ chức thường
xuyên ngay cả những năm kháng chiến, cộng đồng đã bảo vệ nguyên bản
của lễ hội cho đến ngày nay lễ hội này là một trong ít lễ hội bị thương
mại hay nhà nước hóa. Lễ hội Thánh gióng còn mang nguyên vẹn các giá
6
trị của của làng theo hương ước của làng đối với việc thực hiện tổ chức
các nghi thức, chọn người tham gia.
Đối với tiêu chí thứ tư là thể hiện rõ nhất những giá trị của di sản.
Điều này thể hiện ở những khía cạnh. Một là, nó là lễ hội biểu hiện cho
nền văn minh nông nghiệp nước ta là một nền văn minh riêng biệt trên
thế giới. Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng
ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù
Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi
khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Những nghi thức
được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một
huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam.
Thông qua lễ hội, nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến
tranh bộ lạc ngày xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến
tranh nhân dân toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ
tổ quốc. Mỗi đạo cụ, y phục, mỗi một chương, mỗi vai diễn đều chứa
đựng ý nghĩa sâu sắc. Đó là các ông Hiệu, hệ thống tướng lĩnh của Thánh
Gióng; Phù Giá là lực lượng chính quy; cô Tướng là tượng trưng cho
quân giặc xâm lược; phường Ải Lao trong đó có ông Hổ, là đội quân tổng
hợp. Rước Khám Đường là trinh sát giặc, rước nước là tôi luyện khí giới,
rước trận Soi Bia là mô phỏng trận đánh ác liệt với giặc Ân. Trong trận
chiến, Thánh Gióng sử dụng tre đằng ngà, tre tượng trưng cho sức mạnh
nội lực của dân tộc, là thể hiện tinh thần cố kết cộng đồng, là một biểu
tượng của làng xóm Việt Nam. Đồng thời có một số điểm cơ bản của
phép luyện binh được thể hiện là, quân lệnh phải nghiêm minh với múa
cờ thuận, binh pháp phải mưu lược sáng tạo với múa cờ ngược.
Ý nghĩa linh thiêng được thể hiện ở các hình ảnh mang tính biểu tượng
như: Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng và ông hiệu cờ, lễ
rước Bạch Mã vào giữa trưa, ngựa trắng tượng trưng sức mạnh linh khí
của trời và tượng trưng phương Đông, mặt trời. Khi rước, người ta cầu
mong có được sinh khí tràn trề, muôn loài sinh sôi nảy nở. Theo tục lệ,
khi rước ngựa trắng trời thường nổi gió, có nghĩa là trời ứng vận vào
người "Thiên nhân hợp khí" mà tạo cho khí thiêng của trời tràn về trần
gian. Khi rước về, sinh khí đó hội tụ vào lá cờ đỏ của ông hiệu cờ. Màu
đỏ là màu của sinh khí, màu của sức sống, gắn với thần linh. Ngoài tính
biểu tượng của ý chí chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, lễ hội
Thánh Gióng còn có lớp biểu tượng khác, lớp giá trị cổ sơ hơn là nghi lễ
nông nghiệp. Hội Gióng mở vào ngày 9/4, là thời điểm bắt đầu vào mùa
mưa, mùa gieo trồng lúa, thời điểm vũ trụ chuyển từ “âm suy” sang
“dương thịnh”. Ông Gióng được mô tả trong truyền thuyết hiển hiện hình
trạng của vị thần sấm chớp mưa dông. Cuộc giao tranh của Gióng trước
khi trở thành giao tranh giữa “ta” và “giặc”, giữa người bị xâm lược và kẻ
xâm lược vốn đã là cuộc giao tranh giữa “âm” và “dương”. Trong thời
điểm giao thời của vũ trụ, “dương” tất thắng “âm”, mưa phải thắng hạn.
7
Trong Hội Gióng, quân của Gióng là các chàng trai khỏe mạnh, còn quân
của giặc Ân là 28 cô gái trẻ mềm yếu. Cây tre được Gióng dùng làm vũ
khí đánh giặc, trước đó vốn là “hoa tre”, thường dùng để tranh cướp trong
ngày hội mang hình sinh thực khí dương.Theo quan niệm dân gian, ai
cướp được “hoa tre” thì sẽ gặp nhiều may mắn. Đám rước nước từ đền
Gióng sang đền Mẹ với ý nghĩa lấy nước của giếng Mẹ rửa khí giới của
Gióng trước khi xung trận đã là lễ rước nước cầu đảo (cầu mưa). Phù Giá
đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hinh quả dưa, trên mũ có đính 9 con
rồng nhở tượng trưng cho Đất; vai đeo một túi bán nguyệt có hình nửa
vầng trăng tượng trưng cho trời. Vai diễn Phù Giá với chiếc quạt màu nâu
khắc cụp, khắc xòe tượng trưng cho một loại vũ khí biến ảo.
Như vậy, lễ hội gióng mang những giá trị văn hóa của nên văn minh lúa
nước nước ta, đủ các yêu cầu cơ bản của một di sản phi vật thể.
3.2.Lễ hội Bà Chợ Được
Hằng năm vào ngày 11 tháng giêng, ăn tết xong là người dân Bình
Triều – Huyện Thăng Bình tổ chức lễ hội rước Cộ Bà Chợ Được. Người
dân tưởng niệm có 2 ngày tế lễ là vào ngày sinh 25/2 và ngày mất 19/11,
nhưng lễ hội rước cộ Bà Chợ Được thì tổ chức vào ngày 11 tháng giêng
vì ngày đó là ngày Bà được sắc phong “ Thượng đẳng thần” và làng làm
lễ thành lệ từ đó. Tùy vào kinh phí hàng năm của làng mà có hội lớn nhỏ
khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo đủ các phần chính bao gồm: khoe sắc,
tế lễ, hội thi, rước cộ. Phần khoe sắc được tổ chức vào buổi chiều ngày
trước lễ là ngày 10/11, ban khoe sắc tập trung trước sân đền theo hai
hàng, có đầy đủ cờ quạt chiên trống chờ ông chủ sắc vào đền báo với bà
nghinh sắc ra. Đi đầu là 6 thanh niên cầm cờ, đi sau là 8 người cầm cây
pê tít, 4 người cầm hèo, và một người cầm trống. Sau cờ trống là nhạc cổ
bát âm, đến kiệu khiêng sắc phong và ban nhạc, cuối cùng là các vị chức
sắc, bô lão trong làng và người dân, đoàn rước phải đi một vòng quanh
chợ đi qua hết các biểu thờ của các gia đình trong chợ rồi quay về đền.
Phần lễ chính được tiến hành vào sáng ngày 11-01, dưới sự điều hành của
ban tế lễ gồm: Chánh tế đứng bái ở bàn thờ Bà, ba bồi tế đứng bái ở các
bàn tả, hữu ban và bàn thờ cô bác ngoài trời; hai người Đông xướng và
Tây xướng (thường là những người sống tại địa phương, am hiểu về lễ
thức...) đứng hai bên hương án xướng lễ; hai người nội tán đứng hai bên
chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng; ngoài ra còn có thêm mười người
chấp sự đứng hai dãy trước điện có nhiệm vụ dâng hương, dâng rượu
hoặc chuyển chú, đọc văn tế, đánh trống hiệu. Tất cả đều mặc áo dài đen,
quần dài trắng, đầu đội khăn đóng, riêng chủ tế và bồi tế mặc áo dài xanh,
đội khăn xanh. Lễ vật dâng cúng rất đơn giản, bao gồm 6 mâm (5 mâm
trong đền và một mâm ngoài sân), vật cúng ngoài hương – hoa - trà - quả,
6 nải chuối, vâ chủ yếu là đồ chay như xôi, cơm, bánh đồ xào. Khi lễ vật
soạn lên xong người tham gia và ban tế lễ có mặt đông đủ thì cho bắt đầu
8
lễ. buổi lễ bắt đầu bởi ba hồi trống, những nghi thức dâng hương, dâng lễ,
quỳ bái kết hợp với tiếng xướng, tiếng chiêng trống, sau đó nhường lại
cho không khí trang nghiêm với của ban nhạc lễ tạo thành một bản hòa
nhịp, hòa âm linh ứng, trầm thiêng. Kết thúc lễ tế các lễ vật đều đều được
đem mời dân làng và khách khứa cùng hưởng. Sau phần lễ tế này đến
phần hội gồm các hội thi như đua thuyền dành cho nam, thi nấu cơm
dành cho nam nữ phối hợp. Lễ rước Cộ là nghi lễ cuối cùng trong diễn
trình lễ hội Bà, tiến hành vào buổi tối ngày 11-1. Cộ được rước từ đền thờ
Bà đi một vòng xung quanh chợ cho mọi người chiêm bái, với sự mở
đường của đội lân, theo sau là các Cộ nhỏ của các thôn (4 thôn 4 Cộ),
phường bát âm, trung đại cổ cùng cờ phướn, tàn lọng. Kiệu bà được sơn
son thếp vàng, trên phủ lễ phục bằng nhung gấm đỏ, được cung nghinh từ
điện thờ ra sân, có 6 người khiêng. Mở đầu đoàn rước là các Cộ hoa.
Ngày trước, xung quanh thân Cộ trưng bày các sự tích liên quan đến thần
linh như hình tượng Bà bằng giấy, về sau được thay bằng hình ảnh các
anh hùng dân tộc như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng
Đạo, Quang Trung và cả Bác Hồ...do các em nhỏ trong xã đóng. Đi sau
các đoàn Cộ là các bô lão, chức sắc và dân làng. Sau khi Cộ đi hết một
vòng chợ và đi qua tất cả “biểu thờ” cảu các gia đình thì về đền và kết
thúc hội. Lễ hội Bà Chợ Được thể hiện lòng thành kính đối với các bậc
tiền nhân, đồng thời qua đó thể hiện mong ước bình dị về một cuộc sống
an lành, no đủ. Ngoài ra còn nhắc nhở người đời sau về những truyền
thống cha ông qua các hình ảnh của các sự tích trên các cộ.
Ý nghĩa văn hóa sâu xa của nó lê hội là biểu hiện của tục thờ mẫu của
người Việt. Thờ mẫu là thể hiện nét văn hóa tôn trọng vai trò của người
phụ nữ, mẫu là mẹ là sự che chở, là người sinh ra ta như thế việc thờ mẫu
không chỉ là tôn thờ một vị thánh mẫu quyền phép nào đó, mà còn hơn
thế nữ là nhắc nhở cho con cháu tinh thần hiếu nghĩa. Bên cạnh đó còn là
ước mong được mùa, sung túc trong năm mới. việc thờ mẫu còn là ảnh
hưởng của nét văn hóa thờ phụng tổ tiên vì tất cả các vật lễ, nghi thức
điều rất gần gũi với người đân. Đạo thừ mẫu hướng con người đến cuộc
sống hiện tại chứ k hướng con người đến kiếp sống sau này.
3.3.Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi – An Giang
Hội đua bò thường được tổ chức trong lễ hội Đônta của người Khmer
nam bộ, hội đua bò chỉ là phần hội trong lễ hội Đônta của người Khmer.
Lễ Đôn-ta là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer
còn được gọi là lễ cúng ông bà (Píth-sên đôn-ta). Lễ có ý nghĩa giống
với Lễ của người Việt nên còn được gọi là lễ "Xá tội vong nhân". Đây là
lễ được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn ông bà, cha mẹ và người
thân, tạ ơn những người đã khuất và cầu phước cho những người còn
sống, tạo nên sự gắn bó giữa bạn bè, người thân và cả cộng đồng. Tổ
chức trong nhiều ngày, hàng năm, từ ngày 29/8 đến 1/9 là những ngày
9
chính, có nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán diễn
ra đan xen với nhau.
Ngày 29/8 từng nhà dọn dẹp, trang hoàng sạch sẽ và ngày cúng Ông Bà
được mỗi gia đình sắm sửa một mâm cơm thịnh soạn, có hoa quả, nhang
đèn… rồi mời họ hàng và gia đình sum họp đầy đủ cùng nhau cúng vái.
Vào ngày 30/9 họ cúng vái mời ông bà cúng lên chùa nghe sư tụng kinh
và buổi chiều họ vái mời ông bà về dùng cỗ. Ngày1/9 mỗi gia đình lại
chuẩn bị thức ăn, bánh trái như ngày đầu để cúng ông bà tại nhà trước khi
tiễn linh hồn người quá cố ra đi, người Khmer thường kết những bè chuối
để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít,
sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần
nhà. Vì vậy, buổi cúng này gọi là "cúng tiễn đưa". Khi mọi nghi thức
cúng vái hoàn tất thì cũng là lúc lễ Đôn-ta xem như kết thúc. Trong lễ
Đôn-ta ngoài tập tục thả thuyền chuối người Khmer Nam Bộ còn hội đua
bò Bảy Núi - môn thi đấu truyền thống mang nét đặc trưng của vùng
đồng bào dân tộc Khmer của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên
tỉnh An Giang, đua ghe Ngo ở Sóc Trăng và đêm hội thả đèn gió của
đồng bào dân tộc Khmer ở Trà Vinh. Như vậy ở mỗi địa phương lại có
một hội chơi khác nhau.
Hội đua bò thường được tổ chức vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch
hàng năm, trước hoặc sau ngày 30/8 âm lịch. Nguồn gốc từ hội đua bò
này là từ xưa khi dân làm nông thì họ thường cày ruộng giúp nhau không
công khi tới mùa gieo cấy, để vừa nhanh và gắn kết thêm tình nghĩa. Và
họ cũng đến các chùa cày ruộng cho chùa, lúc này họ mới nghĩ ra trò đua
bò cho các cặp bò thi sức. Trước đây, họ không kéo bắng bừa mà là gắn
cỗ xe vào ách, bánh làm bằng gỗ, nhưng khi đường sá ở đây được bê tông
hóa thì nguy hiểm đối với kéo xe bánh gỗ nên họ chuyển sang thực tế là
đua bò bằng kéo bừa. Cặp bò sẽ kéo một chiếc bừa dài 2m, cặp sau cách
cặp trước nửa mét, đây là trên thực tế việc cày ruộng của người dân. Họ
còn chế ra những cây Xà Luol để chích cho bò đau và chạy, người có
trình độ cao thì chích không chảy máu còn người mới thì chích chảy máu
sẽ khiến bò mất sức và thua từ việc đua bò này mà tạo ra nghề dạy đua
bò. Trường đua là một thửa ruộng hình chữ nhật, rộng chừng 1.500m2,
nằm giữa bốn bên vườn cây trái. Ruộng làm sân đua phải có chiều rộng ít
nhất 100m, chiều dài 200m trở lên, và có nước xâm xấp. Mỗi đôi bò được
trang bị “bừa cây” có răng khoảng 0,5 tấc. Đoạn quyết định thắng bại
thường diễn ra ở 80- 100m cuối. Người đua được bốc thăm tự nguyện để
chạy trước hay sau. Khi có tiếng hô cất lên là các đôi bò xuất phát, có 2
vòng là “vòng hô” và “vòng thả” và “vòng thả” là vòng cuối. Khi “thả”
nếu đôi nào vượt lên trước đạp “cây bừa” đôi trước hoặc “qua mặt” là
thắng. Dù là trò chơi dân gian nhưng số lượng bò đua đông không kém
ngày nay, mỗi lần chùa tổ chức có tới 50-60 đôi tham dự, bây giờ thì họ
tổ chức như một cuộc thi hiện đại có các tứ kết, bán kết, chung kết. Kịch
10
tính trở nên căng thẳng và sôi nổi nhất là mỗi lần hô “thả”, nhất là đối với
những người “quăng, bắt”. Tiếng reo hò cổ vũ vang vọng cả một vùng đồi
núi, sông nước.
Lễ Đônta bằng việc thông qua nghi lễ tôn giáo để khẳng định tính
nhân bản, thuần hậu trong khát vọng, tâm linh của đồng bào Khmer.
Ngày nay, lễ Sen Đolta còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về lòng hiếu
thảo, thiện nghĩa với ông bà, cha mẹ, với cộng đồng xã hội và xa tránh
điều ác làm tổn hại đến sự đoàn kết gắn bó giữa gia đình, dòng tộc, làng
xóm và giữa các dân tộc anh em đang cùng chung sống. Lễ hội Đônta là
lễ tưởng niệm tới cha mẹ ông bà đồng thời còn gắn với ý nghĩa của tôn
giáo phật giáo. Chính điều này làm nên sự độc đáo ở đây là quan niệm thế
giới sống đã khiến một lễ hội mang những quy định, kết cấu của đạo phật.
Đây là đặc điềm của người khmer nam bộ khác với người Việt. Đối với
hội đua bò ý nghĩa của nó vốn là vui chơi giải trí, và theo quan niệm của
đồng bào vùng Bảy Núi, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Đua bò
giành được giải cao trong năm không những mang lại cho chủ nhân của
đôi bò niềm kiêu hãnh mà con mang đến cho cả phum sóc một niềm vui,
một nghị lực để giành nhiều thắng lợi trên các lĩnh vực khác, như bò của
phum khỏe mạnh có sức dẻo dai, cày bừa tốt, giúp cho người dân thực
hiện gieo trồng được dễ dàng, đem lại một mùa bội thu, dân làng no ấm.
IV.So sánh những điểm giống và khác nhau của 3 lễ hội
4.1.Giống nhau
Nhìn chung các lễ hội đều giống nhau về đều có phần lễ và phần hội,
nhưng các lễ hội này có sự khác biệt rất lớn về nội dung lẫn hình thức. Vì
với một lễ hội đối tượng thờ cúng là khác nhau nên sẽ có những yếu tố
khác nhau trong nội dung nhưng bên cạnh đó cũng có sự giống nhau về
một số đặc điểm như lễ vật thì đều là những vật phẩm chay với xôi, bánh
cơm, hương – hoa – trà – quả, trầu cau. Đối với lễ hội Thánh Gióng và Lễ
hội Bà Chợ Được thì quy trình, kết cấu giống nhau hơn lễ hội đua bò Bảy
Núi
4.2.Khác nhau
* Phần lễ : lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ gia quan, lễ rước, đại tế, lễ túc
trực, lời tuyên khánh chúc, lễ giã đám
- Lễ rước nước:
+ lễ hội gióng có rước nước tắm tượng cho bà là từ giếng làng hoặc
sông
+ lễ hội bà chợ được và lễ hội đua bò bay núi thì không được nhắc đến
- Lễ mộc dục
+ chỉ có ở lễ gióng còn ở hai lễ hội còn lại vì không có lễ rước nước
=> nhưng ở lễ hội bà chợ được lại ó phần lễ tế xuân thay vì lễ rước nước
và mộc dục trước phần đại lễ.
- Lễ gia quan:
11
Đều có ở hai lễ thánh gióng và lễ bà chợ được còn lễ hội đua bò bảy núi
thì không
- Lễ rước:
+ Đối với hội gióng thì quy trình này được tiến hành đúng với nghi thức
truyền thống là ngày 7/4 âm lịch rước cỗ chay (cơm cà ) lên đền Thượng.
Buổi trưa có múa rối ở nhà Thủy Đình trước đền Thượng. Buổi chiều
rước khám đường (thăm dò đường đến trận địa)
+ Đối với lễ hội bà chợ được thì lễ rước này được tổ chức sau phần tế lễ
hay đại tế, đó chính là lễ rước cộ vào ban đêm.
+ Trong lễ hội Đônta chỉ có rước ông bà về nhà vào ngày 29/8
- Đại tế:
+ Lễ hội thánh gióng: đây chính là phần hội trận vào ngày chính hội,
với những người tham gia quan trọng là ông Hiệu cờ, ông Hiệu trống, ông
Hiệu Chiêng, ông Hiệu Trung Quân, ông Hiệu Tiểu cờ
+ Trong lễ hội bà chợ được thì phần đai tế là phần tiếp theo lễ tế xuân.
Như vậy, ở lễ hội này người ta thực hiện lễ đại tế trước sau đó mới thức
hiện lễ rước. với thanh phần tham gia gồm chánh tế, ba bồi tế, đông
Xướng, tây Xướng, nội tán, mười người chấp sự
+ Đối với phần lễ của lễ hội Đônta thì phần rước ông bà lên chùa chính
là phần rước của của lễ hội này. Lễ này thì mang tính cá nhân mỗi gia
đình chứ không mang tính toàn xã như các lễ hội ở miền trung và miền
nam. Và người đứng ra lo lễ là các sư trong chùa, người nhà chỉ có nhiệm
vụ mang lễ vật đến và hầu kinh.
- Lễ túc trực;
Đây là phần lễ cúng trong ngày từ khi rước thánh về đình (hoặc miếu
tùy địa điểm rước ở lễ rước).Như vậy, lễ hội gióng mới có lễ này còn hội
đua bò ở miền nam thì thuộc phần lễ của lễ hội Đôn-ta và nó là cúng cơm
hàng ngày đối với ông bà.
- Lời tuyên khánh chúc và lễ giã đám
+ Đối với lễ Thánh Gióng thì hai lễ này là vào ngày 12/4 lễ rước cờ báo
tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân.
+ Đối với lễ hội Bà Chợ Được thì hai lễ này được tổ chức sau lễ rước cộ
vào đêm 11
+ Đối với lễ Đôn-ta thì đây là lễ cúng đưa ông bà đi trên chiếc bẹ chuối
đưa ông bà về âm phủ vào ngày cuối cùng là ngày 1/9
* Phần hội:
Các phần hội đều tổ chức song song với lễ hội
Tùy vào các lễ hội, vị thần được thờ cúng và ý nghĩa của lễ hội mà có các
hội hay có các trò chơi khác nhau
- Lễ hội Thánh Gióng thì có vật, chọi gà
- Lễ Hội Bà Chợ Được thì có thi nấu cơm và thi đua thuyền
- Lễ hội Đônta với hội đua bò Bảy Núi
* Ý nghĩa
12
- Lễ hội Thánh Gióng: Ngoài ý nghĩa chung còn có ý nghĩa riêng của lễ
hội là tinh thần rèn luyện sức khỏe, ý chí chống ngoại xâm
- Lễ hội Bà Chợ Được: có ý nghĩa riêng là ước mong về cuộc sống ấm no
hạn
- Lễ hội Đônta với hội đua bò: giống như lễ vu lan của người Việt thì đây
là lễ để báo hiếu cho cha mẹ ông bà và có đặc điểm là gắn với đạo phật
rất nhiều
Như vậy qua 3 lễ hội này cho ta thấy sự khác biệt trong văn hóa tinh thần
của 3 vùng miền và đặc trưng văn hóa của những người “truyền thống” ở
miền bắc với việc giữ vững văn hóa xưa, sự thoải mái trong tư duy của
người miền trung với sự thay đổi trong kết cấu và tổ chức lễ hội, Và sự
khác biệt trong văn hóa người Khmer ở nam bộ so với người việt ở miền
bắc và miền trung.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- le_3_jien_886.pdf