Trong tác phẩm “ Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản”
(1920) hướng đến mục đích tuyên truyền kinh nghiệm cho các đảng cộng sản
mới ra đời trong phong trào cộng sản quốc tế, vạch ra chiến lược và sách lược
của đảng cộng sản trong điều kiện lịch sử mới, nhằm tránh những sai lầm có
tính chất bè p hái, giáo điều trong cuộc đấu tranh cách mạng.
+Về bản chất và tác hại của chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh”: đó là chủ
nghĩa chủ qua trong đánh giá sự kiện, bỏ qua những giai đoạn của phong trào
cách mạng, hành động phiêu lưu, vô chính phủ. “Cái đầu óc gần giống như chủ
nghĩa vô chính phủ hay đã có một số nét nào đó mượn của chủ nghĩa vô chính
phủ và trong tất cả những vấn đề cơ bản, đều xa rời những điều kiện và những
yêu cầu tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp triệt để của giai cấp vô sản”.
+Về tính phức tạp trong thời kỳ xây dựng xã hội mới: “chuyên chính vô
sản là một cuộc đấu tranh kiên trì, đổ máu, bạo lực và hoà bình, bằng quân sự
và bằng kinh tế, bằng giáo dục và bằng hành chính, chống những thế lực và
những tập tục của xã hội cũ. Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục
triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”. Trong cuộc đấu tranh thời kỳ
chuyên chính vô sản, vai trò của Đ ảng Cộng sản có ý nghĩa quyết định: “Không
có một đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một đảng được
tín nhiệm của tất cả những phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có
một đảng biết nhận xét tâm trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó
thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được”.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2788 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lênin, người bảo vệ và phát triển thành công triết học Mác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 1
Tiểu luận
LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 2
V. I. Lênin (1870 - 1924) - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đã
đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác. Bằng
những nghiên cứu và kết luận khoa học của mình, V. I. Lênin đã làm phong
phú chủ nghĩa M ác, đưa chủ nghĩa M ác sang một giai đoạn mới cao hơn, giải
đáp những vấn đề cơ bản mà thời đại đặt ra cho giai cấp vô sản quốc tế.
I/ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ:
Chủ nghĩa Mác từ giữa thế kỷ XIX với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
bất hữu. Kể từ đó, giai cấp công nhân đã có một học thuyết cách mạng dẫn
đường trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bốt lột của giai cấp tư sản nhằm giải
phóng mình và giải phóng toàn nhân loại. Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa M ác,
giai cấp công nhân đã được tổ chức, được lãnh đạo bởi chính Đảng của mình.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác ngày càng lan rộng ra nhiều khu vực trên thế
giới.
Sau C. Mác, Ăngghen đã cụ thể hóa luận điểm này và nhấn mạnh: về
nguyên tắc, giai cấp công nhân không còn con đường nào khác là phải giành
lấy chính quyền và thiết lập nền chuyên chính của mình thông qua con đường
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, theo chủ nghĩa M ác, chuyên chính vô
sản thực chất là sự thống trị của giai cấp công nhân, do cách mạng xã hội chủ
nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Đến giai đoạn Lênin, yêu cầu tổng kết, khái quát, bảo vệ và phát triển
sáng tạo quan niệm của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản được đặt ra hết
sức cấp bách. Sở dĩ như vậy vì :
+Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc, điều này đã làm tăng thêm khả năng kinh tế của các
nước tư bản chủ nghĩa, nhưng nó lại làm cho bản chất bốc lột và thống trị của
tư bản ngày càng biểu hiện rõ ra, kéo theo những mâu thuẩn trong lòng xã hội
tư bản ngày càng trở nên gay gắt. Sự phát triển đó đã mang lại cho khoa học và
triết học những động lực phát triển mới.
+ M âu thuẫn trong lòng các nước tư bản ngày càng thể hiện một cách rõ
nét, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn
“đêm trước của cách mạng vô sản”. Bên cạnh đó, trong hàng ngũ những người
cộng sản đã xuất hiện những phần tử cơ hội, chống lại những quan điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác về chuyên chính vô sản như E. Bextanh, C. Causki. Những
người này chủ trương tiến tới chủ nghĩa xã hội bằng con đường hòa bình, phủ
nhận tính chất giai cấp của nhà nước. M ặt khác, cực đoan hơn, những người
theo chủ nghĩa vô chính phủ còn chống lại bất cứ một quan niệm nào về tổ
chức nhà nước, kể cả nhà nước chuyên chính vô sản.
+ Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên có những phát minh lớn mang tính
vạch thời đại, nhất là phát hiện về điện tử và cấu tạo nguyên tử đã làm đảo lộn
về quan niệm căn bản về thế giới của vật lý học cổ điển, dẩn tới cuộc khủng
hoảng vật lý. Lợi dụng tình hình đó, chủ nghĩa duy tâm, trong đó có chủ nghĩa
Makhơ-một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan – tấn công vào chủ nghĩa duy vật
nói chung, chủ nghĩa duy vật mácxít nói riêng.
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 3
+Ở nuớc Nga, sau thất bại của cuộc cách mạng 1905-1907, những người
theo chủ nghĩa M akhơ cũng tăng cường hoạt động lý luận, họ viện cớ bảo vệ
chủ nghĩa Mac, nhưng thực chất là đã xuyên tạc triết học macxit. Cách mạng
Tháng Hai năm 1917 phát triển thành Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười
vĩ đại, lập nên nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra thời kỳ mới
của lịch sử nhân loại- thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi tòan thế giới.
+Xuất hiện nhiều khuynh hướng triết học tấn công vào triết học M ác:
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại,…đội
lốt chủ nghĩ Mác, biểu hiện trong phái Mensêvích, những người Nga theo chủ
nghĩa M akhơ, bọn xét lại trong Quốc tế II, điều nhằm mục đích phủ nhận chủ
nghĩa M ác, và thay vào đó là các hình thức của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
Vấn đền đăc ra là cần phải đấu tranh về mặt lý luận để chống lại các
khuynh hướng tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát triển triết học Mác. Là một
thanh niên trí thức có tư tưởng cấp tiến, không chấp nhận chế độ Nga hoàng
thối nát lạc hậu, Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống chế độ
hiện hành. Lênin nhận thấy bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa
Mác, tự nguyện trở thành một người mátxít và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
cho sự thành công của chủ nghĩa Mác. Người đã phát triển toàn diện chủ nghĩa
Mác, đặc biệt là triết học, với những kết luận phù hợp với thực tiển lịch sử và
khoa học của thời kỳ này.
II/ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH V.I.LÊNIN PHÁT
TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC:
1/ GIAI ĐOẠN 1893-1907: từ những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ
nghĩa M ác được truyền vào nuớc Nga thông qua nhóm “ Giải phóng lao động”
do Plêkhanốp đứng đầu. Do không đứng trên lập trường của giai cấp vô sản,
điều này đã đưa ông xa rời lập trường macxit và chuyển sang lập trường của
nhóm cơ hội Mensêvích. Do đó, V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng
để đấu tranh chống lại phái dân tuý, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác.
Tác phẩm “ Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống
những người dân chủ - xã hội ra sao” (1984) Lênin đã vạch trần bản chất phản
cách mạng , giả danh “bạn của dân” của phái dân tuý Nga. Ông đã chỉ ra mâu
thuẩn trong xã hội Nga và con đường phát triển tất yếu của nước Nga, vai trò
của giai cấp vô sản trong hội chủ nghĩa.
+ Lênin viết: “chỉ có đem những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản
xuất, và đem những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản
xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển
của những hình thái quan hệ xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên. Và dĩ
nhiên là không có một quan điểm như thế thì không thể có một khoa học xã hội
được” đã khẳng định những quy luật khách quan quyết định sự vận động của
lịch sử xã hội trải qua các hình thái kinh tế xã hội.
+V.I.Lênin đã làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học
chân chính khi vận dụng phương pháp biện chứng của triết học Mác vào quá
trình vận động, phát triển của lịch sử để phát hiện ra các quy luật chi phối đời
sống xã hội: “ Không bao giờ có một người mácxít nào đã xây dựng những
quan điểm dân chủ-xã hội của mình trên một cơ sở nào khác, ngoài cái cơ sở là
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 4
sự phù hợp của những quan điểm ấy với hiện thực và với lịch sử những quan hệ
kinh tế xã hội nhất định… Vì về mặt lý luận thì sự đòi hỏi đó đã được chính
bản thân M ác, người sáng lập ra chủ nghĩa M ác, nêu lên một cách hoàn toàn rõ
ràng và chính xác, coi đó là cơ sở toàn bộ học thuyết của mình”.
+ Lênin chỉ rõ: “ Người ta không thể có một lý luận cách mạng nào
ngoài chủ nghĩa M ác cả. Họ càng mau chóng dồn hết tâm sức của mình ra để
vận dụng lý luận đó vào nước Nga, cả về mặt lý luận lẫn về mặt thực tiển, thì
thắng lợi của công tác cách mạng sẽ càng chắc chắn và mau chóng”. “ Sức hấp
dẫn không gì cưỡng nổi đã lôi cuốn những người xã hội chủ nghĩa của tất cả
các nước đi theo lý luận đó, chính là ở chổ kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ
và cao độ (đó là đỉnh cao nhất của khoa học xã hội)với tinh thận cách mạng…
Một sự kết hợp nội tại và khăn khít”. Người đã chỉ ra vai trò nhân tố chủ quan
trong cách mạng xã hội, vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân lịch sử.
Tác phẩm “Làm gì?”(1902) Lênin đã làm sáng tỏ các hình thức đấu
tranh giai cấp của giai cấp vô sản trứơc khi giành chính quyền, chỉ ra vai trò rất
quan trọng của hệ tư tưởng lý luận trong cuộc đấu tranh cách mạng. Hệ tư
tưởng của chủ nghĩa Mác không hình thành một cách tự phát trong phong trào
công nhân, mà nó được truyền bá, giáo dục một cách tự giác trong phong trào
đó, vì vậy tuyên truyền lý luận cách mạng là một nội dung quan trọng để hướng
tới mục tiêu đấu tranh chính trị trong cách mạng vô sản.
Với tác phấm “ Hai sách lược của Đảng dân chủ-xã hội trong cách mạng
dân chủ” (1905) V.I.Lênin đã bác bỏ quan điểm của phái Mensêvích và phái
xét lại Tây Âu lúc bấy giờ, đồng thời chỉ rõ tính chất của cuộc cách mạng Nga
lần thứ nhất và bác bỏ quan điểm của các lãnh tụ cơ hội trong Quốc tế II, để
khẳng định rằng thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ là tiền đề cho cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó Người đã nêu lên những nội dung cơ bản
của cách mạng tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, chỉ rõ vai trò của quần
chúng nhân dân, của nhân tố chủ quan, của các Đảng chính trị trong cuộc đấu
tranh cách mạng để giành thắng lợi.
2/GIAI ĐOẠN 1907 ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA:
Ở nước Nga, sau thất bại của cuộc cách mạng 1905-1907, nhũng người
theo chủ nghĩa M akhơ cũng tăng cường hoạt động lý luận. Họ viện cớ bảo vệ
chủ nghĩa Mác, nhưng thực chất là xuyên tạch chủ nghĩa mácxít. Tình hình này
đặt ra một nhiệm vụ cấp bách là phải tuyên chiến với các tư tưởng đối lập, bảo
vệ và phát triển triết học M ác, xác lập thế giới quan duy vật và phương pháp
biện chứng cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
phản động.
Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”(1908-1909)thể hiện sự kết hợp sâu sắc giữa tính đảng và tình khoa học
trong triết học Mác. Qua tác phẩm này, chúng ta nhận thấy rằng Người đã thực
hiện xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử đề ra. Lênin không chỉ phê phán quan điểm
duy tâm, siêu hình của những người theo chủ nghĩa Makhơ mà còn bổ sung và
phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên cơ sở phân
tích, khái quát nhũng thành tựu khoa học mới nhất, trước hết là khoa học tự
nhiên thời đó.
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 5
+ Về vấn đề cơ bản của triết học: Lênin đã vạch ra bản chất duy tâm chủ
quan của cái gọi là “phát minh vĩ đại”ra các yếu tố trung gian của phái Makhơ.
Người viết: “Sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vào cảm giác. Vật chất là
cái có trước, cảm giác, tư tưởng ý thức là sản phẩm cao nhất của vật chất được
tổ chức theo một cách thức đặt biệt. Đó là quan điểm của chủ nghĩa duy vật nói
chung, và của C.Mác và Ph.Ăngghen nói riêng. Makhơ và Avênariút đã lén lút
du nhập chủ nghĩa duy vật bằng cách dùng chữ “yếu tố”… Thật là trẻ con nếu
nghĩ rằng bịa ra một từ mới là có thể tránh được những trào lưu triết học cơ
bản… Thưa các ngài, triết học của các ngài chỉ là chủ nghĩa duy tâm đã uổng
công che đậy sự trần trụi của chủ nghĩa duy ngã của mình bằng một thuật ngữ
khách quan hơn. Hoặc giả “yếu tố” không phải chỉ là cảm giác, mà như vậy từ
“mới” của các ngài tuyệt đối không có một chút ý nghĩa nào cả, và các ngài chỉ
làm ồn lên vô ích mà thôi”. Mặc khác, Người cũng chỉ rõ và phê phán tính
đảng trong triết học Mackhơ và Avênariút: “Bây giờ hãy đứng trên quan điểm
đảng phái trong triết học để xét Makhơ, Avênariút cùng trường phái của họ.
Chà, các ngài ấy cứ tự hào về tính không đảng phái của mình, và nếu họ có một
cực đối lập thì họ chỉ có một và chỉ có độc một…nhà duy vật mà thôi. Xuyên
suốt tất cả những trước tác của hết thảy mọi người theo phái Makhơ, là cái
tham vọng ngu dốt muốn vượt lên chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
muốn khắc phục sự đối lập “cũ kỹ” ấy, nhưng kỳ thật, thì cả đám người đó cứ
mỗi lúc một sa vào chủ nghĩa duy tâm và kiên quyết tiến hành tới cùng một
cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật”. Theo Lênin, bản chất của các học giả
tư sản đó là “Nói chung và về đại thể các giáo sư môn kinh tế đều chỉ là những
học giả làm thuê cho giai cấp tư bản, còn các giáo sư triết học đều chỉ là bọn
học giả làm thuê cho phái thần học mà thôi.” “Triết học hiện đại cũng có tính
đảng như triết học hai nghìn năm về trước. Những đảng phái đó đấu tranh với
nhau, về thực chất- mặc dù thực chất đó bị che dấu bằng những nhãn hiệu mới
của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn- là chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm.”
+Về nhận thức luận: Lênin nêu lên những nguyên tắc cơ bản của nhận
thức duy vật biện chứng khi phê phán quan điểm phủ nhận khả năng con người
nhận thức thế giới khách quan của phái Makhơ: “1) Có những vật tồn tại độc
lập với ý thức của chúng ta, độc lập với cảm giác của chúng ta, ở ngoài chúng
ta…2) Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về
nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự của nó. Chỉ có sự khác nhau gĩưa cái đã
được nhận thức và cái chưa được nhận thức…3)Trong lý luận nhận thức, cũng
như trong tất cả những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện
chứng, nghĩa là dừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và
có sẳn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh từ sự không hiểu biết như
thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và
chính xác hơn như thế nào”. Trong những hoàn cảnh điều kiện lịch sử nhất
định nó biểu hiện trong chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối “Như vậy là theo
bản chất của nó, tư duy của con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho
chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương
đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại mang thêm những hạt mới vào
cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 6
định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tuỳ
theo sự tăng tiến của tri thức”. “ Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì giữa
chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không có ranh giới không thể vượt qua”.
Lênin khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ
nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. “Dĩ nhiên không nên quên rằng tiêu
chuẩn thực tiễn, xét về thực chất, không bao giờ có thể xác nhận hoặc bát bỏ
một cách hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là
thế nào chăng nữa. Tiêu chuẩn đó cũng khá “không xác định” để không cho
phép các hiểu bíêt của con người trở thành một cái tuyệt đối”. Như vậy, thực
tiển đóng vai trò là tiêu chuẩn của nhận thức lý luận. V.I.Lênin viết: “ Nếu cái
mà thực tiễn của chúng ta xác nhận là chân lý khách quan, duy nhất, cuối cùng,
thì như thế tức là con đường duy nhất dẫn đến chân lý đó là con đường của
khoa học xây dựng trên quan điểm duy vật…Đi theo con đường mà Mác vạch
ra thì chúng ta ngày càng đi đến gần chân lý khách quan (tuy không bao giờ có
thể nắm hết được). Nếu đi theo bất cứ con đường nào khác, chúng ta chỉ có thể
đi đến sự lẫn lộn và dối trá.”
+Về bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật trước những xuyên tạc của
chủ nghĩa duy tâm đối với các thành tựu mới của vật lý học và nguyên nhân
dẫn đến sự khủng hoảng trong vật lý học. Người đã định nghĩa phạm trù vật
chất: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho on người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp
lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. “ Đương nhiên, sự đối
lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết
sức hạn chế: trong trừơng hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đền nhận thức luận
cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn
đó, thì không nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”. Quan niệm của
Lênin càng chứng minh mối liên hệ thống nhất giữa triết học duy vật biện
chứng với khoa học tự nhiên: “ Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ.
Nó đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng… Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật
lý học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm
tượng trương, thuyết kinh nghiệm nhất nguyên… đều thuộc những cặn bả phải
vứt bỏ đi”. Lênin đã vạch rõ thực chất của cuộc khủng hoảng trong vật lý học là
do các nhà vật lý không nắm được phép biện chứng, di chệch hướng theo chủ
nghĩa duy tâm: “ Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý hiện đại là ở sự đảo
lộn những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách
quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa
duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri”. “ Nhưng chủ nghĩa duy vật biện chứng kiên
trì cho rằng bất kỳ lý luận khoa học nào về cấu trúc và đặt tính của vật chất
cung điều có những tinh chất gần đúng, tương đối, trong tự nhiên không hề có
đường ranh giới nào tuyệt đối, bản chất đang vận động sẽ chuyển hoá từ một
trạng thái này sang trạng thái khác…Vật lý mới sở dĩ đi chệch sang phía chủ
nghĩa duy tâm, chủ yếu là vì các nhà vật lý học không hiểu được phép biện
chứng… Trong khi phủ nhận tính bất biến của những nguyên tố và cả những
đặc tính của vật chất đã được biết cho đến nay, họ đã rơi vào chổ phủ nhận,
nghĩa là phủ nhận tính thực tại khách quan của thế giới vật lý”. Những kết luận
của Lênin có ý nghĩa định hướng cho các nhà khoa học tự nhiên không ngừng
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 7
đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất trên nền tảng thế giới quan duy vật và phép
biện chứng mácxít. Thế giới vật chất là vô cùng vô tận, tồn tại độc lập với ý
thức con người, ý thức con người phan ánh thế giới vật chất khách quan, vì vậy
nó phải luôn luôn phát triển. Cũng vô cùng vô tận như thế giới vật chất, tri thức
không bao giờ có giới hạn cuối cùng.
Tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa
Mác(1913) đã chỉ ra nguyên nhân, bản chất và kết cấu của chủ nghĩa Mác.
Tác phẩm “Bút ký triết học" gồm những ghi chép và nhận xét của Lênin
khi đọc các tác phẩm của nhiều nhà triết học được thức hiện chủ yếu trong
những năm 1914 đến năm 1915, cho thấy ông đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu
về phép biện chứng duy vật và lý luận nhận thức duy vật, nhất là triết học ở
Hêghen.
+Về sự phát triển: Lênin so sánh hai quan niệm đối lập nhau: “Hai quan
niệm cơ bản… về sự phát triển (sự tiến hoá), sự phát triển coi như là sự giảm đi
và tăng lên, như là lặp lại và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt
đối lập. Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ
hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khoá của sự “tự vận
động”, của tất thảy mọi cái đang tồn tại, chỉ có nó mới cho ta chìa khoá của
những “bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển
hoá thành mặt đối lập”, của “sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh cái mới”. Ông
cho rằng phép biện chứng là lý luận duy nhất đúng về sự phát triển, nó cho ta
chìa khoá để tìm hiểu sự vận động của các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy.
+Về các quy luật của phép biện chứng: Khi nói về quy luật phủ định,
Lênin viết: “Không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải sự phủ định
không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự cũng
không phải sự nghi nghờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện
chứng- dĩ nhiên phép biện chứng bao hàm trong nó nhân tố phủ định, và thậm
chí với tính cách là nhân tố quan trọng nhất của nó,-không, mà là sự phủ định
coi như là vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định, tức là
không có một sự do dự nào”. Lênin luôn khẳng định bản chất, nguồn gốc, động
lực của sự phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, và coi quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hạt nhân của phép biện chứng
“ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của
các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng
điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và sự phát triển thêm”.
+ Về sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc
học: “ Mác không để lại lại cho chúng ta “lôgíc học” (với chữ L viết hoa),
nhưng đã để lại cho chúng ta lôgíc của “ Tư bản” và cần phải tận dụng đầy đủ
nhất lôgíc đó để giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong “ Tư
bản” M ác áp dụng lôgíc, phép biện chứng và lý luận nhận thức (không cần ba
từ:đó là cùng một cái duy nhất) của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy
nhất”. Trong đó, lý luận nhận thức bao hàm phép biện chứng và lôgíc học.
Phép biện chứng là hat nhân của lý lụân nhận thức và lôgíc học. Cả ba yếu tố
trên theo Lênin, là sự thống nhất trong tính khác biệt.
+Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích nhận thức và tiêu
chuẩn của chân lý “vì nó ưu tiên không những tính phổ biến, mà cả tính thực
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 8
hiện trực tiếp”. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý,
và sự nhận thức thực tại khách quan”. Như vậy thực tiển là một vòng khâu
trong quá trình nhận thức thế giới quan. Thông qua thực tiển mà con người mới
chứng minh được tính chân lý của nhận thức, theo V.I.Lênin quá trình nhận
thức biểu hiện sự thống nhất giữa lịch sử và lôgíc của tư duy.
+Về tính đảng trong triết học: dựa trên lập trường duy vật triệt để,
V.I.Lênin đã đấu tranh không khoang nhượng chống lại các trường phái đối
lập, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng trên tinh thần khoa học
và cách mạng. Phê phán Cantơ và Hêghen: “Cantơ hạ thấp tri thức để dọn sạch
đường cho lòng tin, Hêghen đề cao tri thức, quả quyết rằng tri thức tức là tri
thức về thượng đế. Người duy vật đề cao tri thức về vật chất, giới tự nhiên,
tống Thượng đế và những bọn triết học đê tiện bảo vệ Thượng đế vào hố rác”.
Lênin đáng giá chủ nghĩa duy tâm trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng: “Theo quan điểm của một chủ nghĩa duy vật thô lỗ, đơn giản, siêu hình,
thì chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là sự ngu xuẩn. Trái lại theo chủ nghĩa duy
vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là sự phát triển (một sự thổi
phồng, bơm to) phiến diện, thái quá… của một trong những đặt trưng, của một
trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái
tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hoá. Chủ nghĩa
duy tâm, đó là chủ nghĩa thầy tu, qua một trong những sắc thái của nhận
thức(biện chứng) vô cùng phức tạp của con người. Ngoài ra, Lênin còn chỉ ra
sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy tâm xung quanh
con đường nhận thức.
Trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” (1917-1918) tác phẩm này đã
đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn lúc bấy giờ của phong
trào cách mạng ở nước Nga và trên thế giới vì Lênin đã kế thừa tư tưởng về nhà
nước của C.M ác và Ph.Ăngghen, tiến hành đấu tranh không khoan nhượng,
chống lại chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, tiếp tục phát triển cơ bản về nhà nước
chuyên chính vô sản và bạo lực cách mạng, về vai trò của Đảng Cộng sản và
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hiện tại và chủ nghĩa cộng sảng
tương lai.
+Về nguồng gốc, bản chất của nhà nước và con đường xác lập nhà nứơc
chuyên chính vô sản, Người viết: “ Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của
những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và
chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẩn giai cấp không thể điều
hoà được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng
tỏ rằng những mâu thuẩn giai cấp là không thể điều hòa được”. Nhà nước là
công cụ thống trị của một giai cấp để áp đặt sự thống trị của mình lên các giai
cấp khác và toàn xã hội. “ Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một
cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với giai cấp khác”. “Nhà nước là một
tổ chức quyền lực đặt biệt, nó là tổ chức bạo lục dùng để trấn áp một giai cấp
nào đó”. Nhà nước chuyên chính vô sản không được xác lập bằng điều hoà
quan hệ giai cấp mà bằng bạo lục cách mạng, thông qua bạo lực cách mạng của
quần chúng nhất định để xoá bỏ nhà nước tư sản, xác lập nhà nuớc của giai cấp
vô sản. “Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nuớc vô sản (chuyên chính vô sản
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 9
) không thể bằng con đường “tiêu vong” được, mà chỉ có thể theo quy luật
chung, bằng cuộc cách mạng bạo lực mà thôi”. “ Không có cách mạng bạo lực
thì không thể thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”. Để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính vô sản trong cuộc đấu tranh
chống áp bức bôc lột, một điều kiện tất yếu theo Lênin là vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản: “ chủ nghĩa Mác giáo dục đảng công nhân, là giáo dục đội
tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong này đủ sức nắm chính quỳên và
dẫn dắt toàn dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức một chế
độ mới, đủ sức làm thầy, làm người dẫn đường, làm lãnh tựu của tất cả những
người lao động và những người bị bóc lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội
của họ, mà không cần đến giai cấp tư sản và chống lại giai cấp tư sản”
+Về giai đoạn phát triển của xã hội tương lai (giai đoạn thấp- xã hội chủ
nghĩa) “Trong giai đoạn đầu, trong nấc thang thứ nhất, chủ nghĩa cộng sản chưa
thể hoàn toàn trưởng thành về mặt kinh tế, chưa thể hoàn toàn thoát khỏi những
tap tục hay những tàn tích của chủ nghĩa tư bản”. Trong giai đoạn cao là chủ
nghĩa cộng sản, “ toàn thể xã hội sẽ chỉ còn là một phòng làm việc, một xưởng
máy với chế độ lao động ngang nhau và lĩnh lương ngang nhau… Lúc bấy giờ,
cửa sẽ mở thật rộng để cho ai cũng có thể bước vào được, từ giai đoạn đầu lên
giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, và do đó nhà nước sẽ tiêu vong
hẳn”.
3/GIAI ĐOẠN SAU CÁCH M ẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÁNG
MƯỜI NGA 1917: Cách mạng Tháng Muời Nga thành công mở ra một thời đại
mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Trong giai đoạn này, V.I.Lênin tiếp tục phát
triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” (1919) V.I.Lênin phân tích sâu rộng
ý nghĩa của những ngày thứ bảy cộng sản, tổng kết kinh nghiệm của quần
chúng lao động trong thời kỳ bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+Lênin chỉ ra năng suất lao động của xã hội là yếu tố quyết định cho sự
thắng lợi của xã hội mới: “ Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một năng suất lao động
chưa từng thấy dưới chế độ nông nô. Chủ nghĩa tư bản có thể bị đánh bại hẳn,
và sẽ bị đánh bại hẳn, vì chủ nghĩa xã hội tạo ra một năng suất lao động mới,
cao hơn nhiều”. Để xây dựng xã hội mới, theo Lênin, giai cấp vô sản phải thực
hiện hai nhiệm vụ: một là đán đổ giai cấp tư sản, thiết lập chính quyền cách
mạng, tức chuyên chính vô sản, và hai là: xây dựng xã hội mới. “Nhiệm vụ thứ
hai này khó hơn nhiệm vụ thứ nhất, vì tuyệt nhiên không thể giải quyết được
nhiệm vụ đó bằng một hành động anh hùng nhất thời, nhiệm vụ đó đòi hỏi phải
có tinh thần dũng cảm lâu dài nhất, bền bỉ nhất, khó khăn nhất của công tác
quần chúng hàng ngày”.
+V.I.Lênin đã nêu lên một định nghĩa nổi tiếng về giai cấp: “Người ta
gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm đã người khác nhau về địa vị của họ
trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan
hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và
thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao
động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã
hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 10
đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chổ các tập đoàn
đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Trong tác phẩm “ Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản”
(1920) hướng đến mục đích tuyên truyền kinh nghiệm cho các đảng cộng sản
mới ra đời trong phong trào cộng sản quốc tế, vạch ra chiến lược và sách lược
của đảng cộng sản trong điều kiện lịch sử mới, nhằm tránh những sai lầm có
tính chất bè phái, giáo điều trong cuộc đấu tranh cách mạng.
+Về bản chất và tác hại của chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh”: đó là chủ
nghĩa chủ qua trong đánh giá sự kiện, bỏ qua những giai đoạn của phong trào
cách mạng, hành động phiêu lưu, vô chính phủ. “Cái đầu óc gần giống như chủ
nghĩa vô chính phủ hay đã có một số nét nào đó mượn của chủ nghĩa vô chính
phủ và trong tất cả những vấn đề cơ bản, đều xa rời những điều kiện và những
yêu cầu tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp triệt để của giai cấp vô sản”.
+Về tính phức tạp trong thời kỳ xây dựng xã hội mới: “chuyên chính vô
sản là một cuộc đấu tranh kiên trì, đổ máu, bạo lực và hoà bình, bằng quân sự
và bằng kinh tế, bằng giáo dục và bằng hành chính, chống những thế lực và
những tập tục của xã hội cũ. Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục
triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”. Trong cuộc đấu tranh thời kỳ
chuyên chính vô sản, vai trò của Đảng Cộng sản có ý nghĩa quyết định: “Không
có một đảng sắt thép được tôi luyện trong đấu tranh, không có một đảng được
tín nhiệm của tất cả những phần tử trung thực trong giai cấp nói trên, không có
một đảng biết nhận xét tâm trạng quần chúng và biết tác động vào tâm trạng đó
thì không thể tiến hành thắng lợi cuộc đấu tranh ấy được”.
Bài báo nổi tiếng “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu” (1912)
được coi là di chúc triết học của V.I.Lênin. Nó vạch ra vai trò của công tác
tuyên truyền triết học vô thần, coi đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng
Cộng sản trong cuộc đấu tranh gian khổ, khó khăn để xây dựng xã hội mới.
+Trong tác phẩm này, ông đặt ra nhiệm vụ phát triển triết học duy vật
biện chứng trên cơ sở tổng kết lịch sử hiện đại, cũng cố liên minh thống nhất
giữa triết học và khoa học tự nhiên, phê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo trên
tinh thần khoa học. “...Chúng ta cần hiểu rằng nếu không có một cơ sở triết học
vững vàng thì tuyệt nhiên không có khoa học tự nhiên nào hay chủ nghĩa duy
vật nào có thể tiến hành cuộc đấu tranh chống lại sự lấn bước của những tư
tưởng tư sản và sự phục hồi của thế giới quan tư sản. M uốn tiến hành được
cuộc đấu tranh ấy và đưa nó đến thành công hoàn toàn, nhà khoa học tự nhiên
phải là một nhà duy vật hiện đại, một đồ đệ tự giác của chủ nghĩa duy vật mà
Mác là người đại diện. Nghĩa là nhà khoa học tự nhiên ấy phải là một nhà duy
vật biện chứng”. “ Không đặt ra và không thực hiện nhiệm vụ ấy một cách có
hệ thống, thì chủ nghĩa duy vật không thể là một chủ nghĩa duy vật chiến đấu
được...Nếu không làm thế, các nhà khoa hoc tự nhiên lớn cũng lại vẫn sẽ luôn
luôn bất lực trong những kết luận và khái quát triết học của họ trước kia. Vì
khoa học tự nhiên đang tiến bộ nhanh, đang trải qua một thời kỳ đảo lộn cách
mạng sâu sắc trong tất cả mọi lĩnh vực, đến nỗi nó tuyệt đối không thể không
cần đến những kết luận triết học”.
+V.I.Lênin nói: “ Ăngghen nhắc nhở những người lãnh đạo của giai cấp
vô sản đương thời là phải dịch trước các tác chiến đấu vô thần chủ nghĩa cuối
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 11
thế kỷ XVIII, để truyền bá thật nhiều trong nhân dân. Đáng xấu hổ cho chúng
ta là mãi đến nay chúng ta vẫn không làm được việc đó (đây là một trong nhiều
bằng chứng nói lên rằng: cướp lấy chính quyền trong một thời kỳ cách mạng
thì dễ hơn rất nhiều so với việc biết sử dụng đúng đắng chính quyền ấy)”. “ Sai
lầm lớn nhất và tệ hại nhất mà một con người mácxít có thể mắt phải là tưởng
rằng quần chúng nhân dân đông hàng bao nhiêu triệu con người (và nhất là
quần chúng nông dân và thợ thủ công), bị cái xã hội hiện đại đẩy vào vong tối
tăm, dốt nát và thiên kiến, chỉ có thể thoát ra vòng tối tăm ấy bằng con đường
trực tiếp của một nền giáo dục thuân tuý mácxít”. Rõ ràng, những luận điểm
triết học trên của V.I.Lênin có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc, nó vẫn còn
nguyên giá trị trong thời đại chúng ta.
Ngoài ra, Lênin còn viết nhiều tác phẩm bàn về chính sách kinh tế mới,
bàn về đường lối kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với các hình
thức và bước đi thích hợp nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
“ Công tác kinh tế phải là sự nghiệp chung của tất cả mọi người...là hoạt động
chính trị có ý nghĩa nhất”. “Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ có
thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp”.
III/KẾT LUẬN:
Sơ đồ tổng quát:
Lênin đã bảo vệ, phát triển và đưa triết học M ác đến một tầm cao mới
trong điều kiện lịch sử mới
Sau gần 70 năm sau “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” nhân loại đã
chứng kiến một sự kiện lịch sử có tính vạch thời đại, đó là thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười vĩ đại, hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên
thế giới. Là lãnh tựu của Cách mạng Tháng Muời, Lênin đã biến những nguyên
lý của chủ nghĩa Mác trở thành hiện thực sinh động. Thông qua cuộc cách
mạng đó, Người đã giải đáp những vấn đề cơ bản mà thời đại mới đặt ra cho
giai cấp công nhân khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Lênin luôn kiên định lập trường
mácxít, đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực thù địch trên cơ sở luận
cứ khoa học sắc bén. Lênin đã phê phán triệt để tư tưởng tả khuynh, nhân danh
Tiếp tuc
nghiên cứu
những vấn
đề căn bản
của chủ
nghĩa duy
vật lịch sử
Làm phong
phú những
phạm trù của
chủ nghĩa
duy vật biện
chứng bằng
nội dung mới
Tư tưởng
về Đảng
kiểu mới,
về phát
triển kinh
tế, xây
dựng
CNXH…
Nghiên
cứu toàn
bộ nhận
thức luận
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 12
chủ nghĩa Mác để chống phá chủ nghĩa M ác, phê phán tư tưởng của phái “dân
tuý Nga”, phái “mácxít hợp pháp” và muôn vàng biểu hiện khác của chủ nghĩa
xét lại, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ
nghĩa M ác đã được phát triển một cách toàn diện cả về lĩnh vực triết học, kinh
tế-chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Để bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin không chỉ phê phán không khoan
nhượng đối với kẻ thù của chủ nghĩa Mác, mà còn kịch lịêt những người nhân
danh lý luận của Mác trên lời nói nhưng thực tế là chủ nghĩa xét lại, hoặc ít ra
là xa rời chủ nghĩa của Mác. Đồng thời Lênin chú trọng tổng kết kinh nghiệm
thực tiển cách mạng và dựa vào những thành quả mới nhất của khoa học để bổ
sung , phát triển di sản của Mác và Ăngghen để lại.
Lênin đã có cống hiến suất sắc trong việc phát triển chủ nghĩa duy vật
mácxít trên hàng loạt các khía cạnh như quan niệm về vật chất, về mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, về các khái niệm phạm trù triết học, về lý luận nhận
thức cùng hàng loạt các vấn đề cơ bàn khác của triết học. Người đặc biệt quan
tâm đến phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức có sự thống nhất. Tư
tưởng này đã được khẳng định là đúng đắn.
Lênin cũng phát triển lý luận kinh tế- chính trị học mácxít trong giai
đoạn quốc tế chủ nghĩa trên hàng loạt các vấn đề như: quá trình hình thành chủ
nghĩa tư bản ở Nga, về tính chất “đan xen” khách quan của các thành phần kinh
tế và tính khônh thuần nhất của sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội…
Trước thực tiển mới của thời đại, Lênin đã có đóng góp to lớn làm
phong phú chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong điều kiện một nước tiểu nông lạc
hậu tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn
đã được Lênin nghiên cứu và giải quyết đúng đắn mà chính sách kinh tế mới
(NEP) là một trong nhiều dẫn chứng chứng minh sự phát triển hết sức sáng tạo
chủ nghĩa Mác vào điều kiện nước Nga. Những sáng tạo cho thấy năng lực trí
tuệ và sự nhạy cảm của Lênin khi đánh giá tình hình thực tế, cũng như sự trung
thành của ông đối với chủ nghĩa M ác. Di huấn mà Lênin để lại cho chúng ta là
phải phân tích cụ thể tình hình cụ thể và xem đó là bản chất, linh hồn sự sống
của chủ nghĩa Mác.
Những đóng góp xuất sắt của Lênin về tư tưởng, lý luận đã làm thành
“giai đoạn Lênin” của quá trình phát triển chủ nghĩa Mác. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định “Người kế tục một cách thiên tài sự nghiệp vĩ đại của Mác
và Ăngghen trong những điều kiện lịch sử mới là V.I.Lênin”.
* Ngày nay, hơn bao giờ hết, yêu cầu bổ sung và phát triển lý luận của
triết học M ác – Lênin là rất cần thiết:
+ Đặc điểm của xã hội ngày nay là sự tương tác giữa hai quá trình cách
mạng- cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội, đã tạo nên sự biến
đổi rất năng động của đời sống xã hội. Trong những điều kiện đó, quá trình tạo
ra những tiền đề của chủ nghĩa xã hội diễn ra trong các xã hội tư bản chủ nghĩa
phát triển được đẩy mạnh như một xu hướng khách quan. Tính chất biện chứng
của sự tiến hoá xã hội diễn ra trong sự mâu thuẫn và thông qua các mâu thuẫn
của chủ nghĩa tư bản cũng là một trong những nguồn gốc nảy sinh những
Đề tài: LÊNIN, NGƯỜI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TH ÀNH CÔNG TRIẾT HỌC MÁC
*******************************************************************************************************
*********************************************************************
HVTH: PHẠM BÌNH AN
Trang 13
khuynh hướng sai lầm khác nhau , thậm chí đi tới xét lại trong phong trào công
sản và công nhân thế giới.
+Sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội làm cho yêu cầu phát triển triết
học Mác-Lênin càng trở nên cấp bách. Thực tiển cuộc đấu tranh bảo vệ những
thành quả mà chủ nghĩa xã hội đã giành được, nhất là công cuộc đấu tranh bảo
vệ để đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua thách thức to lớn hiện
nay và tiếp tục tiến lên, đòi hỏi các Đảng Cộng sản phải nắm vững lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin. Trước hết phải thấm nhuần thế giới quan duy vật và
phương pháp biện chứng khoa học của nó. Cả những thành công cũng như thất
bại trong quá trình đổi mới, “cải tổ” chủ nghĩa xã hội chứng tỏ sự cần thiết phải
kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại, đồng thời phải khắc phục bệnh
giáo điều trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin.
+ Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời lập trường chủ
nghĩa M ác – Lênin, rơi vào chủ nghĩa xét lại.
Như vậy, phát triển lý luận triết học mácxít và đổi mới chủ nghĩa xã hội
trong thực tiển là một quá trình thống nhất, bởi vì “thống nhất giữa lý luận và
thực tiển là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa M ác-Lênin”.
********************
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- leninbaove_phattrienthanhcongtriethocmac_phambinhan_9359.pdf