Tiểu luận Lịch sử đình làng Việt Nam
Như vậy, có thể kết luận rằng đình làng Việt Nam đầu tiên vào thời nhà
Lý cũng mang nghĩa đình trạm và cũng có chức năng là đình trạm như nghĩa
của Trung Quốc là nơi nghỉ chân của người đi đường. Tuy nhiên, qua những
biến động của lịch sử thì đình làng đã có những thay đổi nhất định về chức
năng của nó. Đình làng Việt Nam như một kiến trúc văn hóa bản địa nhưng
nó không phải gắn liền với thời nguyên thủy xa xưa mà trải qua những biến
đổi tiệm tính trong dòng chảy lịch sử từ cái đình trạm có chức năng thế tục
để dần dần có thêm tín ngưỡng thờ Phật vào thời Trần và rồi đảm nhận chức
năng làm nơi thờ Thành hoàng để rồi từ đó, ngôi đình làng trở thành biểu
tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người
Việt vào thế kỷ XV.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4048 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử đình làng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
Lịch sử đình làng Việt Nam
2
1. Giới thiệu chung
Nhắc đến văn hóa cổ truyền làng xã Việt Nam không thể không nhắc đến
ngôi đình làng. Đình làng có thể nói là một kiểu kiến trúc công cộng rất đặc
sắc, là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của làng xã người Việt.
Đình đã xuất hiện từ lâu đời và luôn hiện diện ở hầu khắp các làng xã Việt
Nam, nó như là hình ảnh của quê hương, gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng
nước mà mỗi người dân quê xa xứ dù có thế nào cũng không thể nào quên.
Như vậy, để hiểu rõ hơn về ngôi đình làng Việt Nam trong lịch sử, chúng ta
sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc, chức năng cũng như vai trò của đình
làng trong văn hóa làng xã Việt Nam cổ truyền.
2, Lịch sử ra đời và chức năng của đình Việt Nam
Trước đình làng với những chức năng như ta đã biết, trong sử sách cũng
đã đề cập đến các kiến trúc được gọi là đình. Chẳng hạn năm 1156 nhà Lý
làm hành cung Ngự Thiên, trong tổng thể kiến trúc có “đình Thưởng Hoa”
hay một sự kiện đầu thời nhà Trần năm 1231 được sử ghi rõ: “Trước là tục
nước ta vì nắng mưa nên làm nhiều đình nghỉ để cho người đi đường nghỉ
chân, trát vách bằng vôi trắng gọi là “đình trạm”. Thượng hoàng khi còn hàn
vi thường nghỉ ở đây”. Sang thời Lê Sơ, nhà nước cho dựng ở kinh đô “đình
Quảng Văn” để treo các pháp lệnh trị dân. Đến đời vua Trần Thái Tông có
xuống chiếu rằng: “phàm chỗ nào có đình trạm đều phải tô tượng Phật để
thờ”.
Như vậy, qua những cứ liệu trên cho thấy đình đã ra đời phải có ít ra là
cuối thời Lý với chức năng ban đầu là nơi nghỉ chân cho người đi đường,
nơi nghỉ cho vua, hoặc để treo pháp lệnh của nhà nước, và vào thời nhà Trần
sau này, khi Phật giáo phát triển đỉnh cao và trở thành quốc giáo thì ngôi
đình lại có thêm chức năng tín ngưỡng là thờ Phật. Nói khác đi, đình lúc này
vẫn chưa thể hiện một cách nét đó là một thiết chế văn hóa của làng xã vì rõ
3
ràng, tất cả các loại đình trên hoàn toàn không mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc
của “đình làng” mà ta được biết sau này.
2. Quá trình chuyển hóa từ “đình” sang “đình làng”
Trong cuộc sống thì không có gì là bất biến và đình cũng vậy, theo thời
gian thì đình có những sự biến đổi nhất định về tên gọi, chức năng, kiến
trúc…
Không phải khi vừa ra đời kiểu kiến trúc này đã được gọi là đình mà
phải trải qua nhiều sự kiện, nhiều hoàn cảnh khác nhau mới dẫn đến sự biến
đổi này và sự chuyển hóa từ đình sang đình làng cũng mất một thời gian khá
dài. Như đã trình bày ở trên thì đình ra đời khoảng cuối thời Lý nhưng phải
đến thế kỷ XVI thì sử sách mới nhắc đến thuật ngữ “ đình làng “. Chẳng hạn
như năm 1522 vua Lê Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung đánh “ phải hốt hoảng
chạy lánh đến đình làng Nhân Mục cựu”. Như vậy, đình làng phải có trước
đó, có thể là cuối thế kỷ XV, điều này phù hợp với tên tấm bia ở đình Yên
Mô (Ninh Bình) với tên đề “Yên Mô xã đình bi kí” lập năm Hồng Đức thứ 3
(1472), mặc dù nội dung văn bia chỉ ghi chép về địa lí địa phương và ghi
nhớ việc đắp đê. Và sau 1496, bia đình các nơi khác có niên đại từ 1552 đến
1680 có nội dung ghi nhớ các việc công ích, việc dân làng xây đình, dựng lại
đình mới chẳng hạn như bia Văn Thịnh (Hà Bắc) dựng năm 1585 nói về việc
làng tổ chức dựng lại đình làng Đoan Bái thì chắc chắn đình làng Đoan Bái
phải có từ trước đó khá lâu, hay việc tôn những người có những cúng tiến
cao rộng cho làng để xây dựng đình làm Thành Hoàng (bia đình An Khê
1676 tôn vợ chồng Khánh Quận Công làm Thành Hoàng) hoặc Đình làng Tử
Dương (Hà Tây) còn sắc nhà Mạc phong cho thành hoàng làng vào năm
1574, hẳn là kiến trúc đình làng lúc này đã ổn định. Như vậy, sự chuyển hóa
từ “đình trạm” sang “đình làng” – nơi thờ vị Thành hoàng của làng bắt đầu
từ cuối thế kỷ XV, mà trong tờ lịch năm 1496 có ghi: “…từ nay các xã phải
4
trông coi việc thờ cúng ở đình…trước sau không được thay đổi”, để rồi ngày
càng phát triển rầm rộ với việc xây dựng mới hay trùng tu, sửa chữa vào thế
kỷ XVI (đình Tây Đằng (Hà Tây), đình Lỗ Hạnh (Bắc Giang)) và thế kỷ
XVII (đình Thổ Hòa (Bắc Giang)) XVIII, XIX (tiêu biểu như đình Đình
Bảng (Bắc Ninh))…
Từ những điều trên cho thấy từ cuối thế kỷ XV là giai đoạn biến đổi từ
chức năng là một đình trạm cho khách đi đường nghỉ chân trở thành ngôi
đình thờ Thành hoàng của làng xã, đình trạm ngày nào giờ là đình làng đảm
nhiệm chức năng ngôi nhà công cộng của làng về mặt tín ngưỡng, văn hóa,
hành chính… và theo đó tính chất đa chức năng của đình như là trụ sở hành
chính của chính quyền làng xã, là nơi diễn ra các hội làng… cũng dần được
hình thành trong giai đoạn này. Đình làng Việt Nam như một kiến trúc văn
hóa bản địa nhưng nó không phải gắn liền với thời nguyên thủy xa xưa mà
trải qua những biến đổi tiệm tiến trong dòng chảy lịch sử từ cái đình trạm có
chức năng thế tục để dần dần có thêm tín ngưỡng thờ Phật vào thời Trần và
rồi đảm nhận chức năng làm nơi thờ Thành hoàng để rồi từ đó, ngôi đình
làng trở thành biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời
sống làng xã người Việt vào thế kỷ XV.
3. Cảnh quan và kiến trúc
Đình là một trong những công trình kiến trúc quan trọng của làng, là bộ
mặt của làng nên việc xây dựng đình thế nào cho đẹp, cho uy nghi, bề thế
luôn được cộng đồng người dân trong làng chú trọng.
Sự tọa lạc của hầu hết các ngôi đình làng là ở hai nơi : hoặc là nơi
không gian quang đảng, rộng rãi nhưng có cây cối um tùm, gần núi đồi, sông
hoặc là ở nơi trung tâm của làng,thuận đường nối với các ngõ, thôn. Ðình
còn ảnh hưởng đến sự bình an, thịnh vượng hay nghề nghiệp của dân làng vì
'' hướng đình '', vì vùng đất dựng Ðình theo những quy tắc của thuật phong
5
thủy hay địa lý. Sự an lành, thịng vượng của dân làng nhiều hay ít tùy thuộc
vào hướng Ðình đẹp hay không. Dân Việt-Nam xưa tin rằng hướng Ðình
ảnh hưởng đến nét đặc thù về nghề nghiệp hoặc tính cách chung của dân
làng, vì vậy việc chọn đất, cắm hướng Ðình được xem rất quan trọng.
Sân đình nào cũng rộng và thường đều có giếng nước và cây cổ thụ, phần
lớn là cây đa.Cột đình (tán chân cột bao giờ cũng lớn) bằng gỗ thiết.Các đầu
bẫy đều có chạm trổ, tùy theo từng thời kì mà có những hoa văn cổ kính.Câu
đối, hoành phi, nghi trượng (trống, chuông, ngai, kiệu, ngựa…) thường là
các vật mà các làng tự hào về ngôi đình của mình (do quy mô, kích thước
hoặc do danh tiếng của người cung tiến). Nhiều đình có tượng thành hoàng
và có hòm sắt bảo quản kĩ lưỡng cùng với ngọc phả được bảo vệ chu đáo, ít
khi mở ra. Gía trị văn hóa và lịch sử của những đạo sắc, thần phả, chuông
trống, hoa văn chạm khắc,v.v…ở các đình là tài liệu quý báu cho việc
nghiên cứu.
Cách thiết kế đình thường thống nhất.Từ ngoài vào là cổng đình,sân
đình,hai bên là dãy tả hữu v.v…đối diện nhau, rồi đến nhà tiền tế, tòa đại
đình, sau là hậu cung. Nghệ thuật kiến trúc độc đáo của đình là ở tòa đại
đình.Đình lớn gồm 9 gian hoặc 7 gian, đình nhỏ gian ít hơn, nhưng kiến trúc
vẫn bề thế, quy mô so với tất cả đền, chùa, miếu, điện trong làng. Các đình
đều là nơi tập trung các tác phẩm điêu khắc độc đáo (khác với ở chùa, ở
lăng).Đề tài thông thường là long, ly, quy, phượng (tứ linh) hay tứ quý
thông, mai, cúc, trúc (tứ quý), đặc biệt là hình ảnh về hoạt cảnh dân gian,
những hình ảnh thân thuộc ở làng quê.
5. Vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa cổ truyền của người Việt
Có thể nói, ngôi đình làng đã có một vai trò hết sức quan trọng trong văn
hóa tín ngưỡng của người Việt Nam xưa, nếu ở thời kì đầu làng mới chỉ là
6
nơi trú ngụ cho người đi đường, là nơi thờ Phật phục vụ cho mục đích của cá
nhân và theo lệnh của nhà vua thì sau này, đình làng đã trở thành một công
trình công cộng của làng xã, đó là nơi ngự trị Thành hoàng - vị thần mà
trong tâm thức mỗi người Việt, họ có một vị trí rất cao quý, đó là đấng thần
linh luôn phù trợ, bảo vệ cho làng khỏi những biến cố, khó khăn trong cuộc
sống, vị thần này đã mang đến cho người Việt cảm giác yên tâm vững vàng
vì cả làng đang sống trong sự phù hộ, che chở của Thành hoàng. Chính vì lẽ
đó mà ngôi làng trở thành nơi linh thiêng, trang nghiêm của làng và từ đây
mọi sinh hoạt văn hóa của làng đều được tổ chức tại đình làng. Làng mặc
nhiên đã trở thành nơi cố kết cộng đồng, là nơi mọi người dân trong làng thể
hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trong việc thờ tế Thành hoàng cũng như
mọi sinh hoạt văn hóa khác.
6. Kết luận
Như vậy, có thể kết luận rằng đình làng Việt Nam đầu tiên vào thời nhà
Lý cũng mang nghĩa đình trạm và cũng có chức năng là đình trạm như nghĩa
của Trung Quốc là nơi nghỉ chân của người đi đường. Tuy nhiên, qua những
biến động của lịch sử thì đình làng đã có những thay đổi nhất định về chức
năng của nó. Đình làng Việt Nam như một kiến trúc văn hóa bản địa nhưng
nó không phải gắn liền với thời nguyên thủy xa xưa mà trải qua những biến
đổi tiệm tính trong dòng chảy lịch sử từ cái đình trạm có chức năng thế tục
để dần dần có thêm tín ngưỡng thờ Phật vào thời Trần và rồi đảm nhận chức
năng làm nơi thờ Thành hoàng để rồi từ đó, ngôi đình làng trở thành biểu
tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người
Việt vào thế kỷ XV.
Thời gian trôi đi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự tàn khốc của chiến
tranh và cả sự thờ ơ, thậm chí cả sự triệt phá con người đã làm cho nhiều
7
ngôi đình không còn giữ được vẻ bề thế thuở ban đầu, nhiều Đình làng
không còn tồn tại. Nhưng sự hiện diện của những ngôi đình còn lại vẫn đủ
để khẳng định, Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của
người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay
trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ, đó cúng chính
là nơi thể hiện tính tự trị cao của làng xã và ở đó, tình cảm cộng đồng làng
xã Việt Nam trở nên bền chặt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hjk_0443.pdf