Tiểu luận Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại

Lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp là lịch sử đấu tranh giữa đường lối Đémocrite và đường lối Platon. Những nhà triết học duy vật cũng là những người vô thần mà đại diện là Đémocrite bảo vệ những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến , đề ra hang lạt ý niệm khoa học , trong đó có học thuyết về cấu tạo nguyên tử của vật chất , phê phán mê tín và những tư tưởng thần học . Tuy chưa vạch ra hết nguồn gốc của thẩn học và tôn giáo nhưng những tư tưởng của họ đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống tư tưởng hữu thần của các nhà triết học duy tâm. Còn những nhà triết học duy tâm với đại diện tiêu biểu Platon , bằng cách này hay cách khác chống lại những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến , căm thù chủ nghĩa vô thần , bảo vệ mê tín. Ăngghen đã đánh giá cao triết học Hi Lạp cổ đại và ông đã nhận định rằng , trong những hình thái muôn vẻ của triết học hi lạp đã có mầm mống của tất cả các loại thế giới quan sau này . Nếu không có Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu âu hiện đại. Triết học Hi-La cổ đại đã đặt ra những vấn đề về triết học như bản thể luận , nhân sinh quan , chính trị -xã hội, những mầm mống của thế giới quan sau này , mở ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm , góp phần thúc đẩy sự phát triển của triết học .

pdf19 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 13431 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 2 Mục lục 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................................. 3 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3 3. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại ............................................................................. 3 3.1 Về tự nhiên ....................................................................................................................................3 3.2 Về kinh tế .......................................................................................................................................4 3.3 Về chính trị - xã hội ......................................................................................................................4 3.4 Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp..................................................................................6 4. Tư tưởng triết học của Đémocrite và Platon.............................................................................. 6 4.1 Tư tưởng triết học Đémocrite ......................................................................................................6 4.2 Tư tưởng Triết học Platon ............................................................................................................9 5. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại là sự đấu tranh giữa trường phái Đémocrite và trường phái Platon............................................................................................................................. 12 Kết luận................................................................................................................................................. 18 Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 3 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của triết học nhân loại triết học Hy Lạp là khúc mở đầu cho giai đoạn phát triển của triết học phương tây, trong đó triết học cổ đại Hy Lạp với những nhà triết học xuất chúng như Đémocrite và Platon là khởi nguồn cho mọi sự phát triển của triết học. Tìm hiểu triết học Hy Lạp cổ đại không gì hơn là tìm hiểu tư tưởng triết học của Đémocrite và Platon, tìm hiểu sự đấu tranh giữa hai trường phái triết học duy vật và duy tâm. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong giai đoạn triết học Hy lạp cổ đại. Với phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và đối chiếu. Bài nghiên cứu quy mô như một bài thu hoạch nên các vấn đề được đề cập mang tính khái quát. 3. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 3.1 Về tự nhiên Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee. Hy Lạp được chia làm ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ. Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 4 3.2 Về kinh tế Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế. Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”. 3.3 Về chính trị - xã hội Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại. Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen. Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã xây dựng một Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 5 thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ. Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa. Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”. Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại. Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm tại thành bang Athen. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 6 Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc. 3.4 Đặc trưng cơ bản của triết học cổ Hy Lạp Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng là điểm xuất phát của lịch sử thế giới. Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc trưng sau: -Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. - Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần. - Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó. - Đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác, hoang sơ. 4. Tư tưởng triết học của Đémocrite và Platon 4.1 Tư tưởng triết học Đémocrite Đémocrite (460-370 tr.CN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở Ápđerơ (Hy Lạp). Ông đã đến Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ, nên đã có dịp tiếp xúc với nền văn hoá phương Đông cổ đại. Ông am hiểu toán học, vật lý học, sinh vật học cũng như mỹ học, ngôn ngữ học và âm nhạc v.v. Ông có đến 70 tác phẩm nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học nói trên. Ông được Mác và Ăng -ghen coi là bộ óc bách khoa đầu tiên của người Hy Lạp. Đémocrite là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp. Thuyết nguyên tử là cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật. Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp quý giá về lý luận nhận thức. a. Thuyết nguyên tử Thuyết nguyên tử đã được Lơxíp (Leucippe) nêu lên từ trước. Nhưng phải đến Đémocrite học Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 7 thuyết đó mới trở lên chặt chẽ. Theo ông, vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và chân không. Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng. Nguyên tử không khác nhau về chất, chúng có mùi vị, âm thanh và mầu sắc. Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, kích thước, vị trí và trình tự kết hợp của chúng. Có những nguyên tử hình cầu, hình tam giác, hình móc câu, hình lõm v.v., nhờ đó chúng mới có thể bám dính được với nhau. Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử nên nếu tách rời chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt. Linh hồn của con người cũng do những nguyên tử hình cầu, nhẹ, và nóng tạo nên. Khi người ta chết, linh hồn sẽ không còn; chúng rời thể xác và tồn tại như những nguyên tử khác. Chân không là khoảng không gian trống rỗng. Với Đémocrite, chân không cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới vận động được. Nếu tất cả là đặc sệt các nguyên tử thì sẽ không có điều kiện cho vận động. Khác với nguyên tử có kích thước, hình dáng, chân không thì vô hạn và không có hình dáng. Trong vũ trụ có hằng hà sa số những nguyên tử vận động theo nhiều hướng, khi thì tản ra, khi tụ lại. Khi tụ vào một điểm nào đó, chúng va chạm vào nhau tạo thành một cơn xoáy tròn (cơn lốc nguyên tử). Cơn lốc này đẩy những nguyên tử nhỏ, nhẹ ra ngoài chu vi, còn những nguyên tử to, nặng quy vào tâm, nhờ đó các hành tinh, kể cả trái đất được hình thành. Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra. Những phán đoán trên đây về nguyên tử tuy còn nhiều điểm hạn chế (hạt vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được), nhưng nó đã khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Hơn nữa, mặc dù Đémocrite chưa giải thích được nguyên nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền vận động với nguyên tử, và nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử. Đó là một đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy vật. Chính vì quan niệm duy vật và vô thần ấy, ông đã bị tầng lớp thống trị coi là phủ nhận thần linh và trục xuất ông khỏi quê hương. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 8 b. Lý luận về nhận thức Đémocrite đã có công đưa lý luận nhận thức lên một bước mới. Ông và tiếp theo ông là Arixtốt, kể cả Platon đã rất chú ý đến nhận thức lý tính, đến lôgíc học. Theo ông, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên tử và chân không. Hơn nữa, mọi nguyên tử đều giống nhau về chất, bản thân chúng không có mùi vị, mầu sắc, âm thanh và không trông thấy được. Bởi vậy, những cảm giác này chỉ là chủ quan của con người. Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới nhận thức lý tính. Do đó, ông chia nhận thức làm hai dạng: dạng nhận thức "mờ tối"(nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ”. Theo ông, dạng nhận thức thứ hai là chủ yếu, đáng tin cậy hơn. Mặt tích cực trong quan điểm trên đây là ở chỗ, ông coi đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan do nguyên tử và chân không tạo ra. Tuy chưa nhận thức được sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng ông đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý tính. Song mặt hạn chế trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính khách quan của sự vật như âm thanh, mùi vị, mầu sắc chỉ là những quy ước chủ quan của con người. Hạn chế này đã mở đường cho những quan niệm duy tâm cho rằng chất tách rời sự vật, chất có trước và chất có sau của sự vật v.v. Từ chỗ coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, Đémocrite đã có một công lao to lớn nữa đối với triết học, đó là lôgíc học (Tác phẩm "Bàn về lôgíc học" (Canon); tác phẩm này đã bị thất lạc, người ta chỉ biết về nó một cách gián tiếp qua lời của Arixtốt, Platon). Theo đó thì ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgíc học như định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật. Arixtốt đã coi Đémocrite là tiền bối của mình về lôgíc học, là người đầu tiên nghiên cứu lôgíc của khái niệm, lôgíc quy nạp. c. Quan niệm về con người Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 9 Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu giống như lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác. Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ. Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được bất kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp. Đémocrite đứng trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ là sự nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người. d. Quan điểm chính trị - xã hội Đémocrite đứng trên lập trường của chủ nô dân chủ, bảo vệ nền dân chủ Aten chống lại chế độ chuyên chính. Ông cho rằng “cái nghèo trong chế độ dân chủ cũng quý hơn cái hạnh phúc của công dân dưới thời quân chủ y như là tự do quý hơn nô lệ”. Nhưng do xuất thân từ tầng lớp chủ nô nên ông chỉ đề cập đến dân chủ của chủ nô và công dân tự do; còn nô lệ phải biết tuân theo người chủ. Ông coi nhà nước là trụ cột của xã hội, cần phải xử lý nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức. Tóm lại, triết học Đémocrite là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại. 4.2 Tư tưởng triết học Platon Platon (427 - 347 TCN) xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở A-ten. Tên thật của ông là Aristôclơ. Theo Arixtốt, lúc đầu Platon là học trò của Cratin (người theo thuyết tương đối), sau đó là học trò của Xôcrát (nhà triết học duy lý, duy tâm chủ nghĩa). Khi Xôcrát bị kết án tử hình vì tội hoạt động chống lại chế độ dân chủ chủ nô, Platon rời Aten đến sống ở miền nam nước Italia. Trong thời gian này ông có liên hệ với phái Pitago và Ơclít. Sau này ông trở lại Hy Lạp, lập trường dạy học ở Aten, gọi là Viện hàn lâm (Académie). Đây là trường Đại Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 10 học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, học trò rất đông, trong đó có nhà triết học nổi tiếng Arixtốt. Ngót 40 năm giảng dạy và trước tác, ông đã để lại 34 thiên đối thoại và nhiều bức thư triết học. Tác phẩm "Nước cộng hoà" (République) có vị trí đặc biệt trong triết học của ông. Platon là nhà triết học duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy vật đương thời. Khi nói về hai đường lối, hai trường phái trong triết học, Lênin đã chỉ ra sự đối lập giữa đường lối duy vật của Đémocrite và đường lối duy tâm của Platon. Tư tưởng triết học của Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố duy tâm trong triết học của Pitago và Xôcrát. Ngoài những cống hiến của ông về phép biện chứng của ý niệm, vai trò của ý thức xã hội trong việc hình thành nhân cách và ý thức cá nhân, triết học của ông tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại. a. Học thuyết về ý niệm Như đã nói ở trên, Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý trong triết học Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận về con số của trường phái Pitago, lý luận về cái phổ biến của Xôcrát). Vì vậy ông xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, của khái niệm. Từ đó ông chia thế giới thành hai loại: thế giới của những ý niệm (khái niệm) và thế giới của những sự vật cảm tính. Theo ông, thế giới của những ý niệm là tồn tại chân thực, vĩnh viễn, tuyệt đối, bất biến, nó là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính. Còn thế giới các sự vật cảm tính là tồn tại không chân thực, phụ thuộc vào thế giới của các ý niệm, nó là cái bóng của ý niệm. Để minh hoạ cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platon đã đưa ra ví dụ "Hang động" như sau: Ở ngoài cửa của một cái hang tối có một đoàn người đi qua; ánh sáng mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi qua. Những bóng này chỉ là hình ảnh của đoàn người, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới các sự vật cảm tính cũng vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi. Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platon cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự vật chỉ là cái có sau, là cái bắt chước, Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 11 cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm. Từ thế giới quan trên đây, Platon đã quan niệm một cách duy tâm, thần bí về linh hồn. Theo ông, thể xác của con người được cấu tạo từ đất, nước, lửa và không khí, nó chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn. Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu. Sau khi được tạo ra, mỗi linh hồn trú ngụ ở một vì sao trên trời, sau đó dùng cánh bay xuống trần gian và nhập vào thể xác con người. Khi nhập vào thể xác con người thì nó quên hết mọi quá khứ, do đó nhận thức của con người chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh hồn đã có nhưng bị lãng quên. b. Lý luận về nhận thức Từ cách giải quyết duy tâm khách quan như trên về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, Platon cũng rơi vào quan niệm duy tâm, thần bí. Theo ông, đối tượng của nhận thức không phải là các sự vật cảm tính khách quan bên ngoài, mà là thế giới ý niệm. Nhận thức cảm tính không phải là nguồn gốc của tri thức; tri thức chân thực chỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính, được thể hiện ở các khái niệm. Bởi vì, mỗi sự vật đều có một ý niệm về nó; sự vật có thể mất đi, nhưng ý niệm về sự vật không bao giờ mất. Ví dụ cái nhà có thể sụp đổ, hư nát, không còn là cái nhà, nhưng ý niệm về cái nhà (khái niệm nhà) thì không mất. Bằng cách nào để có được nhận thức chân thực, đạt được chân lý? Bằng cách hồi tưởng lại những gì linh hồn đã trải qua, nhưng khi nhập vào thể xác con người nó đã bị lãng quên. Tóm lại, Platon đã quy toàn bộ quá trình nhận thức thành quá trình hồi tưởng của linh hồn bất tử, rất thần bí. c. Học thuyết về chính trị - xã hội Trong tác phẩm Nước cộng hoà (Chính thể cộng hoà), Platon chia linh hồn làm ba bộ phận: lý tính hay trí tuệ, xúc cảm và cảm tính. Tương ứng với ba bộ phận ấy là ba hạng trong xã hội. Hạng thứ nhất, là các nhà triết học, nhà thông thái. Hạng này lý tính giữa vai trò chủ đạo, thích hợp với việc lãnh đạo nhà nước. Hạng thứ hai, là những người lính, võ sĩ mà linh hồn của họ tràn đầy xúc cảm gan dạ, biết phục tùng lý trí và nghĩa vụ, thích hợp với việc bảo vệ an ninh Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 12 của nhà nước cộng hoà. Hạng thứ ba, là đại chúng, gồm những người nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Hạng này linh hồn của họ không đi xa hơn những khát vọng cảm tính thích nghi với lao động chân tay, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của nước cộng hoà. Vì vậy, công lý là ở chỗ mọi người phải sống đúng vị trí của mình. Để duy trì trật tự xã hội, Platon cho rằng sự tồn tại của nhà nước là cần thiết, nhưng ba hình thức nhà nước hiện nay đều xấu. Một là nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên khát vọng làm giầu, ham danh vọng, đưa đến chiến tranh. Hai là, nhà nước quân phiệt của một số ít người giầu có, áp bức số đông, đưa đến tội ác. Ba là, nhà nước dân chủ đem lại quyền lực cho số đông; đó là một nhà nước tồi tệ. Platon nêu lên mô hình một nhà nước mà ông cho là lý tưởng, đó là nhà nước cộng hoà. Trong nhà nước ấy, quan hệ bất bình đẳng giữa các hạng người phải được duy trì, bởi vì nó hợp với tự nhiên, hợp với sự phân công trong xã hội. Sự tồn tại của nhà nước lý tưởng phải dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất và sự phân công hài hoà giữa các nghề trong xã hội. Để khắc phục sự phân chia giàu nghèo, cần xoá bỏ gia đình và tư hữu. Trẻ con sinh ra được đưa vào các cơ quan giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khỏe mạnh, nuôi dưỡng chúng để trở thành vệ binh. Các nhà thông thái, triết học sẽ được lựa chọn trong số vệ binh này. Quan niệm về một nhà nước lý tưởng trên đây của Platon chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Một mặt, ông muốn xoá bỏ tư hữu, mặt khác, ông lại chủ trương duy trì sự bất bình đẳng giữa các hạng người. Một mặt, ông đề cao hình thức cộng hoà, mặt khác ông lại ra sức bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô quý tộc, chống lại nhà nước dân chủ Aten. Nhà nước mà ông coi là lý tưởng, thực chất chỉ là sự biện hộ cho giai cấp chủ nô quý tộc. Đúng như nhận xét của Mác, nó chỉ là lý tưởng hoá chế độ đẳng cấp của Aicập vào Aten mà thôi. 5. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại là sự đấu tranh giữa trường phái Đémocrite và trường phái Platon Trong thời kỳ sơ khai, triết học Hy Lạp cổ đại ra đời thay thế cho thần thoại; lý trí thay thế sự tưởng tượng trong việc giải đáp các vấn đề thế giới quan , bản thể luận . Lúc này các thị quốc đầu tiên bắt đầu hình thành .Chế độ chiếm hữu nô lệ cũng dần thay thế cho chế độ thị tộc Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 13 .Cách giải thích thế giới của thần thoại không còn được tin tưởng mà con người muốn tìm kiếm một lời giải đáp nghiêm túc , hợp lý cho những vấn đề của sự tồn tại và nhận thức . Tiêu biểu cho thời kỳ này là các nhà triết học của các trường phái như : Mi let , Pithagore , Héraclite, Elée …Vì có những tri thức về khoa học nên các nhà triết học thời kỳ này ít chịu ảnh hưởng của thế giới quan thần thoại và trở thành những người đầu tiên bước vào con đường chinh phục thế giới , lí giải và khám phá nguồn góc sự sống một cách khoa học hơn. Ở giai đoạn cực thịnh, thời kỳ rực rỡ nhất của triết học Hi Lạp cổ đại cũng là thời kỳ rực rỡ của nền dân chủ Athene . Giai đoạn này Hi Lạp xuất hiện những nhà triết học vĩ đại có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ quá trình phát triển của triết học Hi Lạp và của cả châu Âu sau này như Socrate , Đémocrite , Platon , Aristote . Họ quan tâm nghiên cưus một khía cạnh gần gũi đó là con người . Con người có vị trí như thế nào trong thế giới ? Số phận của họ rồi sẽ ra sao ? Ý nghĩa về sự tồn tại của họ ? Họ có năng lực và phương tiện nào để nhận thức ? Có vai trò gì trong tiến trình phát triển của lịch sử ? Mối quan hệ của họ với thế giới xung quanh ? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến con người đã được các nhà triết học đặt ra và đi tìm câu trả lời .Vì thế , chủ nghĩa duy tâm ra đời , triết học Hi –La cổ đại bước vào một cuộc tranh luận mới : cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm . Và đã trở thành hiện tượng phổ biến trong lịch sử phát triển của triết học . a. Đấu tranh về tư tưởng chính trị Nội dung cơ bản của sự phát triển ở Hi-La cở đại là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm , phản ánh cuộc đấu tranh giũă tầng lớp chủ nô dân chủ tiến bộ trong những điều kiện lịch sử thời đó và tầng lớp chủ nô quý tộc . Triết học Hi-La cổ đại cũn phản ánh cuộc đấu tranh gia cấp giữa chủ nô và nô lệ . Chế độ nô lệ là hình thức áp bức tàn nhẫn , vô nhân đạo nhất so với tất cả mọi hình thức áp bức , bóc lột . Người nô lệ là tải sản sở hữu của chủ nô ; họ là những “công cụ” biết nói , bị đối xử như súc vật , không có một thứ quyền hạn nào , không được tham gia vào các hoạt động xã hội , chính trị và văn hoá . Bị áp bức, những người nô lệ đã đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi , nhưng chưa có sự thắng lợi nào . Tuy nhiên , chế độ áp bức , bóc lột nô lệ cũng là cơ sở kinh tế trên con đường phát triển của Hi-La cổ đại Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 14 .Có chế độ đó , giai cấp chủ nô Hi Lạp mới có thể thoát li được cuộc đời lao động chân tay vất vả để xây dựng triết học, khoa học và nghệ thuật . Ăngghen đã cho rằng , phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong nông nghiệp và công nghiệp , mới xây dựng được nước Hi Lạp cổ giàu có . Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hi Lạp , không có khoa học và nghệ thuật Hi Lạp . Đémocrite ủng hộ chế độ nô lệ . Ông coi chế độ nô lệ hoàn toàn hợp đạo lý , cần phải sử dụng những người nô lệ như các bộ phận trên cơ thể con người . Đémocrite đứng trên lập trường của phái chủ nô dân chủ chống lại phái chủ nô quý tộc . Đémocrite giải thích nguồn gốc của sự vận động : chính sự va chạm của nguyên tử vơí nhau làm cho các sự vật vận động . Vận động của nguyên tử theo chiều hướng thẳng đứng . Điều này quy định tính tất nhiên , quy luật trong sự vận động của các sự vật . Và từ đó , theo ông , khoa học tự nhiên đã phản ánh trật tự xã hội , đó là trật tự của xã hội theo chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong khi đó Platon đứng trên lập trường của phái chủ nô quý tộc chống lại phái chủ nô dân chủ . Quan điểm chính trị của ông thể hiện mô hình xây dựng nhà nước lí tưởng . Nhà nước lí tưởng theo ông là nhà nước xây dựng bằng ba đẳng cấp trong xã hội. Mỗi đẳng cấp tương ứng với một bộ phận trong linh hồn con người . Ông phê phán tất cả các loại hình nhà nước đã từng tồn tại trong lịc sử như : nhà nước vua chua hay nhà nước quân chủ mang tính tước đoạt ; nhà nước quân phiệt mang tính đàn áp ; nhà nước dân chủ , quyền lợi thuộc về số đông , là đầu mối của mọi sự rối loạ .Ông cho con người về bản chất phải thuộc về nhà nước , nếu vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước , con người không phải là con người phát triển về đạo đức hoặc đó là động vật hoặc đó là Thượng Đế . Dân cư đều thuộc về nhà nước , nhưng không phải mọi dân cư . Những người nô lệ không thuộc nhà nước mà chỉ là những công cụ biết nói mà thôi . Những quan điểm triết học của các nhà duy vật như Đémocrite gắn với quan điểm chính trị là cơ sở lí luận cho hoạt động xã hội của những người tiến bộ trong giai cấp chủ nô dân chủ. Trái lại , những quan điểm chính trị của phái chủ nô quý tộc và được dùng làm cơ sở lý luận cho hoạt động của phái này . b. Đấu tranh về nhận thức luận và logic học Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 15 Xu hướng đề cao lý trí xuất phát từ Thales, Pythagore, Heraclite, Parmecide, Anaxagore được Leucipe và Đémocrite tiếp tục phát triển và đạt đỉnh cao dưới thời Dé mocrite. Ông cho rằng tồn tại trong thực tế là tồn tại về mặt cảm giác, phân biệt hai dạng nhận thức – nhận thức mờ tối và nhận thức chân thực tương ứng với hai nấc thang cảm giác và tư duy. Cảm giác đem lại cho con người những chất liệu thô, thiếu chọn lọc. Dạng nhận thức ấy mới chỉ hướng đến tồn tại bề ngoài của sự vật, mà chưa đi sâu vào bản chất của nó, chưa phân tích nguyên nhân của những cái do ta tri giác. Những chất liệu thô được tư duy xữ lý, cải biến để trở nên hoàn thiện hơn. Nhiệm vụ của nhận thức là thong qua tư duy mà vạch ra tính quy luật bên trong, cơ bản của sự vật. Đémocrite viết : “khi nào nhận thức chân mờ tối không còn đủ sức để thấy cái quá nhỏ cũng như để nghe, để ngửi, để nắm bắt được bằng xúc giác và vị giác nhưng vẫn phải đi sâu vào phân tích cái tinh tế hơn (mà tri giác cảm tính không nắm nỗi nữa) thì lúc ấy xuất hiện vai trò của nhận thức chân thực, vì trong tư duy có một cơ quan nhận thức tinh tế hơn”. Như vậy nhận thức chân thực không phải là duy nhất nhưng đóng vai trò quyết định trong quá trình nhận thức. Nhận thức chân thực hay sự thong thái theo Démocrite là sự phản ánh lý tưởng mọi cái đang tồn tại, là cơ sở của tính khoa học trong nhận thức thế giới. Đémocrite không phải là người sang lập ra logic học nhưng ông đã đặt nền móng cho nó, xem nó là công cụ giải mã tự nhiên. Đémocrite cũng viết một số tác phẩm về logic học, nêu ra hang loạt các quy tắc, giả thiết, khái niệm, nhấn mạnh vai trò hang đầu của phép quy nạp. Trong tác phẩm “Công cụ mới” (Novum Organum) Bacon hoan nghênh Đémocrite đã đi sâu vào tận chiều sâu thăm thẳm của tự nhiên, đồng thời than phiền rằng truyền thống tốt đẹp đó đã bị làm hoen ố vào thời trung cổ khi người ta chỉ tuyên truyền một cách ồn ào tư tưởng của Platon mà quên đi những giá trị tinh thần khác. Đối lập với tư tưởng Démocrite là tư tưởng của Platon, Platon không những nâng tư tưởng duy tâm lên thành hệ thống, mà còn khẳng định tính tất yếu của sự đối đầu duy vật-duy tâm trong triết học. Theo Platon, chủ nghĩa duy tâm là một triết học uyển chuyển vì nó thống nhất với tinh thần và minh luận, còn chủ nghĩa duy vật là một triết học thô thiển, xa lạ, không tin vào sự linh thiêng của đời sống con người, mà nếu tin thì cũng loại trừ vai trò của thần linh trong công việc của trần gian, mà nếu cực chẳng đã thừa nhận thần linh thì cũng từ chối mọi Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 16 hành vi sung bái. Nguồn gốc và bản chất tồn tại là vấn đề nền tảng trong tư tưởng triết học Platon. Sự khác nhau cơ bản giữa Platon và Démocrite trong nhận thức luận là cách lý giải nguồn gốc và cơ sở của quá trình nhận thức. Thế giới khả giác, theo Platon luôn biến đổi, nhất thời, không bền vững, nên không thể là tồn tại theo đúng nghĩa của từ đó. Tồn tại đích thực phải bền vững, tự thân đồng nhất, không bị lệ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian, vĩnh cửu. Nó mới là đối tượng của lý trí. Platon cho rằng tri thức không phải là một hành vi cảm giác, không phải là một kiến giải đúng mà là một kết quả được xây dựng trên nền tảng của thực tại, thể hiện mối quan hệ có tính logic, tính quy luật của những hình ảnh diễn ra ở đó. Lý luận nhận thức và logic học của Platon chìm đắm trong chủ nghĩa thần bí và duy tâm, nhưng khai mở phương pháp phân tích khoa học những vấn đề này. c. Đấu tranh trong quan niệm về con người và xã hội Trong quan hệ xã hội Đémocrite đánh giá cao long nhân ái, tình bạn. Con người không thể sống thiếu bạn bè, nhưng một người bạn thong minh vẫn tốt hơn nhiều người bạn ngu đần, một người bạn chân chính đáng giá hơn ngàn người bạn giả dối. Con người thiện, theo Đémocrite trước hết là con người sống có đức hạnh. Nhưng đức hạnh không phải đạt được bằng cưỡng chế mà bằng thuyết phục với những chứng lý của trí tuệ, bằng giáo dục, bằng học vấn. Triết lý đạo đức của Đémocrite xây dựng mẫu người hiền nhân, tương tự mẫu người quân tử trong triết học nho giáo phương đông. Đémocrite xây dựng học thuyết về tiến bộ lịch sử tự thân của loài người từ trạng thái thú vật sang trạng thái văn minh. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, xuất hiện do nỗi sợ hãi của con người trước các hiện tượng bí hiểm của thiên nhiên. Sấm sét, mưa gió, bão tố, lụt lội, núi lữa, nhật thực, nguyệt thực – những hiện tượng đó người nguyên thủy không thể giải thích được nên gán cho các hiện tượng siêu nhiên, sức mạnh thần linh. Thực ra thần linh chỉ là những ngẫu tượng, nếu có thần linh thì đó là lý trí con người được thần linh hóa. Mối quan hệ thần linh – con người được Đémocrite rút thành mối quan hệ giữa con người – tự nhiên, trong đó con người từ chổ bắt chước thế giới tự nhiên đã tạo ra thiên nhiên cho mình tức xã hội loài người. Học thuyết Đémocrite tạo ra bước đột phá trong triết học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt trong chủ nghĩa duy vật. Giá trị lịch sử của chủ nghĩa duy vật nguyên Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 17 tử cổ đại là ở chổ tính triệt để của nó, lần đầu tiên nó dám thách thức mục đích luận của tôn giáo vốn ngự trị dai dẵng trong ý thức của con người, kích thích sự phát triển của tư duy khoa học, nhất là khoa học tự nhiên lý thuyết. Những đột phá quan trọng của nguyên tử luận duy vật càng làm sang tỏ khả năng xây dựng liên minh giữa khoa học và tự nhiên. Mối quan tâm trong triết học xã hội của Platon là vấn đề đức hạnh với bốn đức hạnh thường xuyên được nhắc tới là tiết độ, gan dạ, khôn ngoan và công bằng. Tiết độ là đức hạnh cần có đối với các công dân, không phân biệt địa vị xã hội. Gan dạ không nhất thiết là đức hạnh phổ biến. Chỉ cần một bộ phận công dân (các chiến binh) có được để bảo vệ quốc gia. Khôn ngoan là đặc quyền của các triết gia và vua. Công bằng là đức hạnh xã hội vì nó thể hiện trong đời sống của từng cá nhân lẫn cộng đồng, đóng vai trò thước đo, sự thẩm định tính chất của thiết chế nhà nước. Như vậy quan niệm về con người của Platon khác biệt so với quan niệm về con người của Đémocrite, trong khi Đémocrite đề cao trí tuệ là chuẩn mực chung cho toàn xã hội thì Platon đề cao giá trị công bằng, khái niệm trừu tượng về con người trong xã hội. Nhà nước Platon là sự thống nhất giữa những thực thể không bản sắc, hoàn thành những chức năng xã hội của mình bất chấp các quyền lợi, đòi hỏi, nhu cầu cá nhân. Trong nhà nước ấy không có tư hữu, mọi công dân đều ăn chung, sống trong những doanh trại. Vàng bạc châu báu không cần thiết. Phụ nữ là tài sản chung, trẻ con sinh ra được giáo dục trong môi trường xã hội. Chủ nghĩa cộng sản của Platon là chủ nghĩa cộng sản trại lính, phi nhân tính, ấu trĩ, những trong quan niệm về lao động, giáo dục có một số điểm tích cực. Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 18 Kết luận Lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp là lịch sử đấu tranh giữa đường lối Đémocrite và đường lối Platon. Những nhà triết học duy vật cũng là những người vô thần mà đại diện là Đémocrite bảo vệ những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến , đề ra hang lạt ý niệm khoa học , trong đó có học thuyết về cấu tạo nguyên tử của vật chất , phê phán mê tín và những tư tưởng thần học . Tuy chưa vạch ra hết nguồn gốc của thẩn học và tôn giáo nhưng những tư tưởng của họ đã góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống tư tưởng hữu thần của các nhà triết học duy tâm. Còn những nhà triết học duy tâm với đại diện tiêu biểu Platon , bằng cách này hay cách khác chống lại những quan điểm khoa học tự nhiên tiên tiến , căm thù chủ nghĩa vô thần , bảo vệ mê tín. Ăngghen đã đánh giá cao triết học Hi Lạp cổ đại và ông đã nhận định rằng , trong những hình thái muôn vẻ của triết học hi lạp đã có mầm mống của tất cả các loại thế giới quan sau này . Nếu không có Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu âu hiện đại. Triết học Hi-La cổ đại đã đặt ra những vấn đề về triết học như bản thể luận , nhân sinh quan , chính trị -xã hội, những mầm mống của thế giới quan sau này , mở ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm , góp phần thúc đẩy sự phát triển của triết học . Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại NTH-Võ Tiến Lâm Page 19 Tài liệu tham khảo [1] Triết học Hy Lạp Cổ Đại: Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 [2] Lịch sử triết học: Nxb. Tư tưởng – văn hoá, Hà Nội, 1991, Tập 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdetai6_votienlam_d1k19_0175.pdf
Luận văn liên quan