Tiểu luận Liên minh an ninh Mỹ -Nhật trong chiến tranh lạnh

Theo thuyết Đô mi nô, nếu Mỹ không nhảy vào các cuộc xung đột khu vực như Việt Nam, Triều Tiên hay Afghanistan thì có thể Đảng cộng sản Liên Xô (đang thắng thế sau Thế chiến II) và Trung Quốc sẽ bành trướng ra Đông Nam Á bao gồm Indonexia, Thái Lan thậm chí là cả Ấn Độ. Một số người còn cho rằng nếu Mỹ không có những hành động cứng rắn ở Đông Dương thì Liên Xô sẽ dám lao vào cơn nguy hiểm để mở rộng ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông. Như vậy, theo một tư duy cố định của học thuyết Đô mi nô có thể hiểu được tại sao Mỹ lại tích cực lôi kéo đồng minh Nhật Bản như một trong những đồng minh quan trọng nhất trong khu vực này đến như vậy. Khu vực Đông Bắc Á đã phản ánh tình hình so sánh lực lượng của 2 siêu cường khi cả 2 đều muốn lôi kéo đồng minh và tạo ảnh hưởng. Một đặc điểm rõ ràng trong đối kháng Đông Tây trong CTL đó là: Hai cường quốc dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia các cuộc chiến nhưng đều muốn tránh xảy ra đối kháng quân sự trực tiếp.

pdf20 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Liên minh an ninh Mỹ -Nhật trong chiến tranh lạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Liên minh an ninh Mỹ -Nhật trong chiến tranh lạnh 2 MỤC LỤC I. LỊCH SỬ QUAN HỆ MỸ - NHẬT SAU CTTG II: ................................... 3 II. CƠ SỞ HỢP TÁC: ...................................................................................... 3 1. Lý thuyết về cơ sở hợp tác an ninh ............................................................. 3 2. Phía Mỹ: ..................................................................................................... 5 3. Phía Nhật Bản: ........................................................................................... 6 III. NỘI DUNG HỢP TÁC: ................................................................................ 7 1. Các nguyên tắc duy trì Liên minh ............................................................... 7 2. Phạm vi đối tượng và hình thức phối hợp. .................................................. 9 2.1 Phạm vi đối tượng ................................................................................... 9 2.2. Hình thức phối hợp .............................................................................. 10 3. So sánh liên minh Mỹ - Nhật và liên minh Mỹ - Hàn trong chiến tranh lạnh 10 3.1. Liên minh Mỹ-Nhật và Mỹ -Hàn: vành đai an ninh ở khu vực Châu á của Mỹ để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, gia tăng ảnh hưởng tại khu vực: ...................................................................................................... 10 3.2 Trong xu hướng phát triển, liên minh Mỹ- Hàn và Mỹ- Nhật có sự khác biệt .............................................................................................................. 12 IV. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH AN NINH MỸ - NHẬT ..................... 13 1.Tác động đến quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: ............................................................................................................ 13 1.1 Quan hệ Mỹ - Liên Xô – Nhật Bản: sự đối đầu hệ tư tưởng căng thẳng hơn và những vấn đề lãnh thổ vẫn không được giải quyết. .......................... 13 1.2 Quan hệ Trung – Mỹ: ............................................................................ 14 2. Tác động đến cục diện chiến tranh lạnh ....................................................... 15 2.1Hợp tác an ninh Mỹ-Nhật là chất xúc tác khiến cuộc chiến tranh Lạnh lan rộng nhanh chóng từ Âu sang Á; cục diện chiến tranh “nóng” hơn trước ... 15 2.2 Hợp tác an ninh Mỹ- Nhật lại góp phần kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn tại khu vực ................................................................................... 18 3 I. LỊCH SỬ QUAN HỆ MỸ - NHẬT SAU CTTG II: Sau thế chiến II, Nhật Bản là nước bại trận còn phe Đồng minh gồm Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô là các nước thắng trận. Ngày 14/8/1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân đội Đồng minh vô điều kiện, Nhật Bản chịu sự chiếm đóng của lực lượng quân Đồng minh với Tướng Douglas Mac Arthur được chỉ định giữ chức Tổng chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh. Mục tiêu chủ yếu của lực lượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản là thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và thiết lập dân chủ hóa nước Nhật. Song lực lượng Đồng minh chiếm đóng ở Nhật Bản lúc này chủ yếu là người Mỹ nên các chính sách thực thi của họ không nằm ngoài mục tiêu đảm bảo Nhật Bản không thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ. Tuy nhiên, sự chiếm đóng của Mỹ ở Nhật diễn ra đồng thời với việc Mỹ giúp đỡ Nhật Bản phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá. Cùng với kế hoạch Marshall ở châu Âu, Mỹ viện trợ kinh tế và khoa học kĩ thuật cho Nhật. Phong cách Mỹ và lối sống Mỹ cũng bắt đầu xâm nhập vào xã hội Nhật Bản. Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thành công với sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mỹ đã thực hiện "đường lối đảo ngược", đẩy mạnh quan hệ với Nhật Bản nhằm ngăn chặn làn sóng cộng sản ở châu Á. Tóm lại, Nhật Bản bại trận trong CTTG II đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ-Nhật. Kết thúc chiến tranh cũng có ý nghĩa là mở đầu thời kỳ chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản. Điều này phản ánh đúng thực trạng của hai nước sau chiến tranh, một bên thắng trận và một bên bại trận. Kẻ bại trận bị nhiều điều khoản ràng buộc mang tính quốc tế và bị kiệt quệ về kinh tế. Quan hệ Mỹ-Nhật vốn là cựu thù trong chiến tranh nay đã trở thành đồng minh chiến lược. II. CƠ SỞ HỢP TÁC: Giữa Mỹ và Nhật Bản, quan hệ đặc biệt đã được xác lập suốt trong giai đoạn chiến tranh lạnh, đó là mối quan hệ giữa người bảo trợ và người được bảo trợ. Sau thất bại trong chiến tranh thế giới II, Nhật Bản đã chọn con đường phát triển kinh tế bằng toàn bộ sức lực của mình, phó thác việc phòng vệ Nhật Bản vào tay Mỹ, nước thắng Nhật trong chiến tranh. Mối quan hệ bất bình đẳng này đã tồn tại trong một thời gian dài vì nó phục vụ cho lợi ích của cả Mỹ và Nhật Bản. 1. Lý thuyết về cơ sở hợp tác an ninh Trong quá trình để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quốc gia, các quốc gia có cùng chung mục đích hoặc có chung kẻ thù đã liên kết với nhau để kết hợp khả năng quân sự, chính trị tạo nên sức mạnh chung nhằm đạt được mục đích đề ra. Do các quốc gia có sự khác nhau về đặc điểm dân cư, địa lý, giới cầm quyền, văn hóa … nên luôn tồn tại các mâu thuẫn. Vì vậy từ thời thượng cổ đến 4 nay việc quốc gia này liên minh hợp tác với các quốc gia khác để bảo vệ an ninh quốc gia là việc thường thấy. Có những liên minh tạm thời, lỏng lẻo nhưng cũng có những liên minh tồn tại lâu dài, chặt chẽ. An ninh quốc gia được đảm bảo khi không có các mối đe dọa đến các lợi ích của nó hoặc nếu có thì quốc gia này có khả năng ngăn chặn và đẩy lùi các đe dọa đó. Các quốc gia thường lựa chọn tham gia vào một liên minh là giải pháp đem lại cho quốc gia nhiều mặt lợi. Thứ nhất, một liên minh sẽ giúp quốc gia bổ sung được sức mạnh. Do các quốc gia luôn bị giới hạn về nguồn lực nên quốc gia sẽ gặp phải những hạn chế nhất định khi phải tự đối phó với các nguy cơ an ninh. Với sự kết hợp thành liên minh khả năng kết hợp sức mạnh lại với nhau để tang cường sức mạnh của cả hai Ngoài ra hợp tác an ninh là một phương cách hợp lí và có hiệu quả để góp phần thực hiện được mục tiêu an ninh của một quốc gia thông qua việc tăng cường khả năng chống chọi với các mối đe dọa, giảm được chi phí, tiết kiệm được nguồn lực, răn đe các đối thủ và tạo dựng quan hệ tốt hơn với đồng minh. Thêm vào đó, các nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng mục đích cơ bản của các chủ thể trong chính trị quốc tế là bảo vệ lợi ích dân tộc, mà trước hết là đảm bảo an ninh tối đa của riêng mình. Trong một thế giới vô chính phủ, để đảm bảo an ninh của mình chống lại một nước hoặc một nhóm nước đang tăng cường quyền lực quá mức và do đó đe doạ sẽ thống trị cả thế giới hay một phần thế giới, các quốc gia thường thi hành chính sách cân bằng lực lượng bằng cách tạo ra một đối trọng sức mạnh tương đương nhờ vào việc tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc thiết lập liên minh phòng thủ với một số nước khác. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, khi mà hai nước đối đầu là Liên Xô và Mỹ đều đang tìm cách để nâng cao sức mạnh, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình, đồng thời kìm chế sức mạnh của đối phương thì việc tìm thêm cho mình một đồng minh là rất quan trọng. Để đối phó với Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản đang ngày càng lớn mạnh, Mỹ và Nhật Bản đã chọn lựa cách liên minh với nhau. Đối với Mỹ thì Nhật Bản là một đồng minh quan trọng ở khu vực châu Á Thaí Bình Dương, là căn cứ tiền tiêu của Mỹ chống lại Liên Xô và các nước cộng sản. Còn với Nhật Bản thì sự có mặt của Mỹ ở đây sẽ đảm bảo an ninh cho nước này khi mà Liên Xô và Trung Quốc bên cạnh đang ngày càng tăng cường khả năng quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân của hai nước này lúc nào cũng có thể lăm le đe dọa đến Nhật Bản. Giữa Mỹ và Nhật Bản, quan hệ đặc biệt đã được xác lập trong suốt giai đoạn chiến tranh lạnh, đó là quan hệ giữa người bảo trợ và người được bảo trợ. Mới nhìn qua thì có thể thấy được tính bất cân đối, bất bình đẳng trong mối quan hệ này, tuy vậy hai nước vẫn là 5 đồng minh với nhau ngay cả khi chiến tranh lạnh kết thúc, có lẽ phần lớn là do nó còn phục vụ cho những lợi ích riêng khác của cả hai nước. 2. Phía Mỹ: Chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới 2 nhằm thực hiện hai mục tiêu chính: - Xoá bỏ hoàn toàn trật tự thế giới cũ của các đế quốc Tây Âu, đưa toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa vào một trật tự chính trị và kinh tế mới do Hoa Kỳ khống chế. - Làm suy yếu, ngăn chặn sự phát triển và lan rộng ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ chọn mục tiêu thứ hai làm chủ đạo, thực hiện chính sách “ngăn chặn cộng sản”. Học thuyết quân sự của Mỹ trong thời kỳ này nhằm tìm cách giành ưu thế quân sự trên phạm vi toàn cầu; bao vây cô lập Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; xây dựng các khối quân sự để vừa kiểm soát các đồng minh, vừa tạo cơ sở cho hoạt động quân sự khi cần thiết. Ở Tây Âu, Mỹ đã xây dựng khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trong khi đó ở châu Á Thái Bình Dương, Mỹ đã xây dựng hàng trăm căn cứ quân sự thành các phòng tuyến nhiều tầng nấc, trong đó Mỹ coi việc xây dựng Hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản lâu dài là hết sức cần thiết, thậm chí coi Nhật Bản như một NATO phương Đông. Lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Á được xác định vào khoảng thời gian 1949-1950. Tháng 1/1950, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson đã tuyên bố: “Phạm vi phòng thủ của Mỹ trải từ A-lơ-san đến Nhật Bản và tiếp tục đến tận quần đảo Ryu-kyu và Phillipin”. Chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới II phản ánh chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện cuộc chiến tranh lạnh mà nội dung chính của nó là cô lập và tiến tới xoá bỏ hệ thống XHCN theo mô hình Xô viết. Việc chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh và giúp Nhật khôi phục và phát triển kinh tế nằm trong những tính toán chiến lược của nước này. Một mặt Mỹ muốn chứng tỏ với công luận của Nhật Bản và thế gới rằng cuộc chiến tranh đã qua, sự giúp đỡ đối với Nhật Bản là cần thiết và qua đó nhằm xoá đi hình ảnh chẳng đẹp đẽ gì của đội quân chiếm đóng. Mặt khác, dùng Nhật như một căn cứ tiền tiêu để răn đe hai siêu cường cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc. 6 Bên cạnh đó, Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật là Mỹ nhằm biến Nhật thành một bàn đạp cho các lực lượng của Mỹ ở Viễn Đông, lôi kéo Nhật vào liên minh chống liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, gây chiến tranh xâm lược ở Triều Tiên (1950- 1953), chống nhân dân hai nước Trung – Triều, đàn áp phong trào dân chủ đang phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản. Hơn nữa, việc liên minh với Nhật Bản, đặc biệt là sau sự ra đời của Hiệp ước phòng thủ giữa hai nước còn tạo cơ sở pháp lý cho việc có mặt dài hạn của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật, đồng thời Mỹ cũng muốn kiểm soát trực tiếp và kiềm chế khả năng quân sự của Nhật Bản. Một liên minh quân sự với Nhất cũng là một sự đảm bảo chắc chắn cho sự có mặt của Mỹ trong khu vực và sự an tâm của Nhật trước các thách thức lớn như Liên Xô, Trung Quốc hay Triều Tiên. 3. Phía Nhật Bản: Chính sách của Nhật Bản được bắt đầu với “Học thuyết Yoshida” và được củng cố, phát triển vào những năm 1960 dưới thời các Chính phủ Ikeda và Satò, bao gồm 3 điểm cốt lõi: - Trong chiến tranh lạnh, Nhật Bản coi mình là một thành viên của phương Tây, xác định phương châm chủ yếu “thoát Á, nhập Âu”. - Dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh quốc phòng, hạn chế đến mức nhỏ nhất việc xây dựng lực lượng phòng vệ của riêng mình. Nhật hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ, tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ về an ninh, quốc phòng để tạp trung phát triển kinh tế. - Coi trọng khôi phục và phát triển kinh tế. Đặc trưng của chính sách ngoại giao kinh tế này là đuổi kịp và vượt các nước phát triển khác. Tôn chỉ của Nhật trong thời kỳ này là “ chỗ ngồi thấp, lợi nhuận cao”. Do đó, thêm một hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật dường đóng vai trò tích cực cho chiến lược phát triển của Nhật hơn là những tiêu cực nó đưa lại. Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích, kinh tế bị tàn phá, 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 – 1952). Trong tình hình hết sức khó khăn như vậy và thêm sức ép của các nước thắng trận Nhật đã cam kết đi theo chính sách hòa bình và chỉ duy trì một lực lượng quân sự hòa toàn có tính chất phòng thủ. Điều 9 Hiến pháp năm 1947 của Nhật quy định Nhật không được quyền sở hữu các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân cấm xuất khẩu vũ khí cũng như không cho phép Nhật giải quyết tranh chấp bằng vũ lực. Với hạn chế như thế và trước một nước Nga hùng mạnh với vô số các đầu 7 đạn hat nhân tên lửa và Trung Quốc đang muốn khẳng định mình thì Nhật không có cách nào tốt hơn là hợp tác an ninh với Mỹ, dựa vào Mỹ và ô hạt nhân của Mỹ để duy trì hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh1. Bên cạnh đó, việc ký hiệp ước với Mỹ sẽ giúp Nhật tiết kiệm được một khoản chi phí quốc phòng lớn và cho phép Nhật chỉ tập trung vào một mối quan tâm chủ yếu là phát triển kinh tế. Ngoài ra cũng phải ghi nhận rằng sự phục hồi sau chiến tranh chưa tạo cho nước Nhật một vị trí đủ mạnh để mặc cả với Mỹ khi ký kết hiệp ước giữa hai nước. III. NỘI DUNG HỢP TÁC: 1. Các nguyên tắc duy trì Liên minh Hiệp ước hòa bình công nhận rằng Nhật Bản là một quốc gia có chủ quyền có quyền tham gia vào các thỏa thuận an ninh tập thể, và hơn nữa, Điều lệ của Liên Hiệp Quốc công nhận rằng tất cả các quốc gia có quyền cố hữu của cá nhân và tập phòng thủ tự. Trong thực hiện các quyền này, Nhật Bản mong muốn, như một sự sắp xếp tạm thời cho quốc phòng của mình, rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì lực lượng vũ trang của riêng mình và về Nhật Bản để ngăn chặn cuộc tấn công vũ trang vào Nhật Bản. Hoa Kỳ, vì lợi ích của hòa bình và an ninh, hiện đang sẵn sàng để duy trì nhất định của lực lượng vũ trang của mình và về Nhật Bản, với mong muốn, tuy nhiên, Nhật Bản sẽ ngày càng tự chịu trách nhiệm phòng thủ của riêng mình chống lại trực tiếp và gián tiếp xâm lược, luôn luôn tránh bất kỳ trang bị vũ khí mà có thể là một mối đe dọa tấn công hoặc phục vụ khác hơn là để thúc đẩy hòa bình và an ninh theo quy định của mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Hoa Kỳ cung cấp các lực lượng không quân và lực lượng biển cho Nhật Bản. Các lực lượng này có thể được sử dụng để góp phần duy trì hòa bình và an ninh ở vùng Viễn Đông và đến an ninh của Nhật Bản chống lại cuộc tấn công vũ trang, bao gồm cả hỗ trợ được theo yêu cầu rõ ràng của Chính phủ Nhật Bản để đưa ra cuộc bạo loạn và rối loạn nội mô lớn ở Nhật Bản, gây ra thông qua sự xúi giục hoặc can thiệp của một quyền lực bên ngoài, quyền hạn.(Điều1) Trong quá trình thực hiện quyền nêu tại Điều 1, Nhật Bản sẽ không cấp, nếu không có sự đồng ý trước của Hoa Kỳ, bất kỳ cơ sở hoặc bất kỳ quyền, quyền hạn, 1 Lê Linh Lan, “Vai trò an ninh của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế số 4,tháng 12/1995. 8 cơ quan nào, trong hoặc liên quan đến cơ sở, quyền của đơn vị đồn trú hoặc của cơ động, hoặc quá cảnh của mặt đất, không khí hay các lực lượng hải quân đến bất kỳ quyền lực thứ ba.2 Các điều kiện đó phải phối trí các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ tại và về Nhật Bản được xác định bằng các thoả thuận hành chính giữa hai Chính phủ.3 Hiệp ước này sẽ hết hạn bất cứ khi nào theo ý kiến của các Chính phủ của Hoa Kỳ và Nhật Bản có trách nhiệm đã có hiệu lực như Liên Hợp Quốc sắp xếp hoặc bố trí thay thế như an ninh cá nhân hoặc tập thể tốt sẽ cung cấp cho việc bảo dưỡng của Liên Hiệp Quốc hay không hòa bình và an ninh trong khu vực Nhật Bản.4 Theo hiệp ước, cả hai bên có nghĩa vụ để duy trì và phát triển năng lực của họ để chống lại cuộc tấn công vũ trang ở chung và để hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp tấn công vũ trang vào vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản., tuy nhiên, rằng Nhật Bản không thể giúp đỡ với các quốc phòng của Hoa Kỳ bởi vì nó đã được hiến pháp cấm việc gửi các lực lượng vũ trang ở nước ngoài (Điều 9). Hiệp ước cũng thể hiện sự từ bỏ của người dân Nhật Bản về "mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế". Điều 6 của hiệp ước quy định về việc đóng quân của lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản, với chi tiết cụ thể về cung cấp cơ sở và các khu vực sử dụng của họ và chính quyền của công dân Nhật Bản. Biên bản thỏa thuận với các điều ước quy định rằng chính phủ Nhật Bản phải được tư vấn trước khi thay đổi trong việc triển khai lực lượng Hoa Kỳ tại Nhật Bản hay với việc sử dụng các căn cứ của Nhật Bản cho các hoạt động chiến đấu khác trong quốc phòng của Nhật Bản chính nó. Phạm vi của hiệp ước năm 1960 không mở rộng đến quần đảo Ryukyu, nhưng trong trường hợp của một cuộc tấn công vũ trang trên đảo, cả hai chính phủ sẽ tham khảo ý kiến và có hành động thích hợp Năm 1960 Mỹ-Nhật Bản hiệp ước an ninh Nhật Bản yêu cầu duy nhất Nhật Bản cung cấp cơ sở và trang thiết bị quân đội Mỹ đóng quân ở đó. Hiệp ước ký năm 1960 cho phép quân đội Mỹ đưa vũ khí nguyên tử vào Nhật Bản mà không cần hỏi ý kiến trước. Hiệp ước này vô hiệu hóa các thỏa thuận 2 Điều 2, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật năm 1951 3 Điều 3, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật năm 1951 4 Điều 4, Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật năm 1951 9 hai nước đã ký trước đó, theo đó Mỹ phải hỏi ý kiến Nhật Bản trước khi đưa vũ khí nguyên tử tới nước này. 2. Phạm vi đối tượng và hình thức phối hợp. 2.1 Phạm vi đối tượng Hiệp ước này ký kết tại Washington ngày 19/1/1960, gắn bó hai cựu thù của Chiến tranh thế giới thứ II trong mối quan hệ đối tác an ninh chiến lược, Mỹ- Nhật Bản. Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản - nước thực thi Hiến pháp hòa bình - bằng sự hiện diện quân sự lâu dài tại đất nước này. Mỹ sẽ giúp Nhật đáp trả lại các cuộc tấn công vào Nhật Bản, – “không chỉ đóng góp vào nền an ninh của quốc gia mà còn góp phần vào sự ổn định và phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Theo hiệp ước, khoảng 47.000 binh lính Mỹ hiện đồn trú tại Nhật Bản, trong đó hơn một nửa số binh lính có mặt tại miền Nam đảo Okinawa. Lần sửa đổi thứ nhất năm 1960, khu vực mà hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật trực tiếp nhằm vào là vùng Cận Đông với mục đích ngăn chặn Nga và chủ nghĩa cộng sản.5 "Hiệp ước phòng thủ chung" này đã tồn tại tới đầu năm 1978 mà không có sửa đổi bổ sung gì. Từ cuối những năm 70, tình hình quốc tế có nhiều biến đổi và theo sự đánh giá của Nhật Bản và Hoa Kỳ, thì sự biến đổi đó là bất lợi cho họ. Việc Liên Xô lúc đố chuẩn bị đưa quân vào Afganixtan đã gây sự lo ngại cho Nhật Bản và phương Tây. Việc suy giảm ảnh hưởng của Mĩ ở Đông Nam á gây ra một cú sốc cho một số đồng minh của Mĩ ở khu vực này. Trước bối cảnh đó, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã điều chỉnh một bước chíên lược hợp tác an ninh song phương vào cuối 1978. Có thể nói đây là lần điều chỉnh đầu tiên của chương trình hợp tác phòng thủ Nhật Bản - Hoa Kỳ kể từ khi họ ký hiệp ước an ninh 1960. Lần điều chỉnh hợp tác an ninh Nhật Bản - Hoa Kỳ thứ hai diễn ra từ giữa những năm 1980. Có thể nói sự điều chỉnh lần này chỉ mang tính chất chiến thuật chứ không phải chiến lược. Bởi vì hầu như không có sửa đổi gì so với lần sửa đổi 1978. Trong lần sửa đổi năm 1978 "chiến lược hợp tác phòng vệ Nhật Bản" xác định khu vực phòng thủ của liên minh Nhật Bản - Hoa Kỳ là "vùng Viễn Đông" không bao gồm Trung Quốc và Nam Triều Tiên. Đây là một bước mở rộng so với hiệp ước an ninh Nhật Bản - Hoa Kỳ ký năm 1960. Hiệp ước này xác định, khu 5 Trương Tiểu Minh, “Chiến tranh lạnh và di sản của nó”, NXB chính trị Quốc gia . 2003 10 vực phòng vệ chung Nhật Bản - Hoa Kỳ được giới hạn trong phạm vi 200 hải lý mà điểm mốc là căn cứ vào ba eo biển của Nhật Bản là Tsugaru, Tushima và Soya. Sự điều chỉnh chương trình hợp tác an ninh lần này chỉ mang tính chất chiến thuật bởi vì thời kỳ đó Nhật Bản tỏ ra kiên quyết ủng hộ các hành động quân sự và ngoại giao cứng rắn của Mĩ nhằm chống lại "chủ nghĩa phiêu lưu" của Liên Xô. Đồng thời Nhật Bản cũng đồng ý tham gia chương trình "sáng kiến phòng thủ chiến lược - cuộc chiến tranh giữa các vì sao" do Hoa Kỳ chủ xướng. Còn nội dung hợp tác an ninh mà hai nước đã thoả thuận trước đó không có gì thay đổi.  Trên thực tế, những điều chỉnh chiến lược hợp tác an ninh giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh vẫn thiên về học thuyết lấy phòng vệ làm "phương châm chỉ đạo" và sẵn sàng đáp lại đối phương nếu nước Nhật bị tấn công. 2.2. Hình thức phối hợp Có thể thấy hiếm có cơ chế hợp tác song phương nào có sự phối hợp toàn diện như liên minh Mỹ_ Nhật. Theo hiệp ước, mỗi chính phủ sẽ hỗ trợ nhau trong trường hợp bị tấn công, bất cứ bên nào bị tấn công thì bên kia cũng coi như sự tấn công nhằm vào quốc gia mình. Chính phủ Nhật có những điều khoản hỗ trợ trang thiết bị, máy móc phương tiện cho sự hoạt động để đảm bảo an ninh của quân đội Mỹ tại Nhật. Có thể thấy, có tơí 75% chi phí quân sự của Mỹ trên đất Nhật do nước chủ nhà cung cấp. Chương trình viện trợ quân sự đã cung cấp cho việc mua lại của Nhật Bản vốn, trang thiết bị và các dịch vụ thiết yếu cho quốc phòng của quốc gia. Mặc dù Nhật Bản không còn nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ, những năm 1960, thỏa thuận tiếp tục phục vụ như là cơ sở để mua và cấp giấy phép thỏa thuận đảm bảo khả năng chuyển giao công nghệ quốc phòng của hai quốc gia như vũ khí , việc phát hành các dữ liệu đã được phân loại vào Nhật Bản, bao gồm cả tình báo quốc tế báo cáo và thông tin kỹ thuật phân loại. 3.So sánh liên minh Mỹ - Nhật và liên minh Mỹ - Hàn trong chiến tranh lạnh 3.1. Liên minh Mỹ-Nhật và Mỹ -Hàn: vành đai an ninh ở khu vực Châu á của Mỹ để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, gia tăng ảnh hưởng tại khu vực: 11 Về cơ bản, cơ sở hình thành hai liên này là đều hình thành dựa trên lợi ích của Mỹ lúc bấy giờ là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản bằng việc viện trợ để tìm kiếm đồng minh tại Châu Á, duy trì các lực lượng quân đội cần thiết tại các điềm nóng: như Triều Tiên hay Đông Nam Á. Ngược lại, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều muốn tận dụng Chiến tranh lạnh làm thời cơ để tái thiết đất nước sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mà Nhật là nước bại trận và cuộc chiến tranh Triều Tiên sau khi Hàn Quốc đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Ngoài ra, bản chất của liên minh cũng đều có tính một chiều, do Mỹ lãnh đạo, còn Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia bị động về chính trị và quân sự. Sau khi Mỹ ký với Nhật Bản và Hàn Quốc hai hiệp ước về an ninh, Mỹ đều duy trì sự có mặt về quân sự và ảnh hưởng của mình tại hai quốc gia này nhằm hạn chế khả năng quân sự của hai nước cũng như duy trì chúng ở trong vòng cương tỏa mà Mỹ có thể kiểm soát được. Nhờ đó, Mỹ biến Hàn Quốc và Nhật Bản trở thành hai thành trì vững chắc nhất chống lại sự lan rộng ảnh hưởng của Chủ nghĩa cộng sản tại Châu Á. Cũng giống Hiệp ước Mỹ- Nhật, liên minh Mỹ -Hàn nằm trong chiến lược xây dựng lực lượng đồng minh của Mỹ tại khu vực Châu Á-TBD trong giai đoạn đầu Chiến Tranh Lạnh. Được ký tại Washington ngày 01/10/1953, và có hiệu lực ngày 17/11/1954. Theo đó, Mỹ nhận trách nhiệm bảo vệ Hàn Quốc. Hiệp ước phòng thủ song phương là một thể chế pháp lý cho phép 1 lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc đề giúp Hàn Quốc ngăn chặn cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên đe doạ tới an ninh nước này và cơ sở pháp lý cho sự hình thành hệ thống Liên kết phòng thủ, các bên sẽ tham khảo ý kiến của nhau và hỗ trợ quân sự bất cứ khi nào họ thấy có nguy cơ đe doạ tới an ninh của họ. 2 bên sẽ duy trì và phát triển các phương tiện thích hợp để ngăn chặn cuộc tấn công vũ trang đó. Bất cứ một cuộc tấn công vũ trang nào tại khu vực Châu Á- TBD vào khu vực kiểm soát của 2 bên, có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và khu vực, 2 bên cam kết sẽ cùng hành động để đáp trả lại những mối nguy hiểm đó. Theo đó, không có bên nào bị bắt buộc trợ cấp quân sự cho bên kia , và Mỹ cũng không được hiểu là phải đáp ứng mọi đòi hỏi trợ giúp quân sự từ phía HQ trừ khi Mỹ xác định thấy có nguy cơ bên ngoài tấn công tới vùng lãnh thổ HQ. 12 Nếu xét về đối tượng và hình thức phối hợp, cả 2 Hiệp ước duy trì Liên minh có điểm giống nhau là đều bỏ ngỏ và tương đối không rõ ràng về đối tượng và địa bàn hoạt động. Có thể thấy rằng cả 2 Liên Minh này đều có một mục đích ra đời tương đối giống nhau, cơ sở hình thành cũng như vai trò của nó có những nét tương đồng. đều là những cơ chế hợp tác an ninh ra đời và bị chi phối mạnh mẽ của cuộc Chiến Tranh Lạnh, những Liên minh có phần thiên về sự bảo trợ quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về đặc điểm các quốc gia và ý đồ riêng của cả Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ nên mỗi cơ chế hợp tác lại thể hiện các hình thức phối hợp, vận hành và cách thức duy trì Liên minh theo các cách riêng của nó. 3.2 Trong xu hướng phát triển, liên minh Mỹ- Hàn và Mỹ- Nhật có sự khác biệt Sau khi Mỹ ký với Nhật hiệp ước an ninh, gần như Nhật Bản độc lập hoàn toàn với Mỹ về chính trị và kinh tế. Theo một số tài liệu, thậm chí Mỹ còn không để tâm đến việc xóa bỏ chủ nghĩa quân chủ tại Nhật nhằm thực hiện các cải cách xã hội tiến bộ. Do đó, liên minh Mỹ - Nhật chủ yếu là liên minh về quân sự để tạo điều kiện cho Mỹ có quân đội chiếm đóng tại Nhật. Ngược lại, liên minh với Hàn Quốc lại làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt chính trị - quân sự và kinh tế tại nước này. Sau khi Mỹ ký hiệp ước với Hàn Quốc, nước này đã có những cuộc cải cách đất nước sâu rộng nhằm thực thi một nền dân chủ mới mang đậm nét phương Tây. Cũng nhờ có sự hiện diện của Mỹ mà Hàn Quốc có một nền quân sự dần được hiện đại hóa. Văn hóa của nước này cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Mỹ. Do đó, liên minh Mỹ - Hàn có tính sâu sắc và phát triển rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, không chỉ giới hạn về an ninh như với Nhật. Bên cạnh đó, cũng có một điểm khác nhau trong tư duy về mối quan hệ của Mỹ. Gần như trong mối quan hệ với Nhật, Mỹ luôn tìm cách kiềm chế Nhật ở mức độ cao nhất vì lo sợ Chủ nghĩa quân phiệt Nhật một khi nó trỗi dậy, sẽ có một sự chuyển hóa từ sức mạnh kinh tế sang sức mạnh quân sự. Còn với Hàn Quốc, nỗi lo tương tự như thế gần như không xuất hiện trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhìn chung, sự kiềm chế Hàn Quốc của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế và quân sự không lớn như với Nhật Bản. Bằng chứng là trong những năm 50, viện trợ kinh tế của Mỹ cho Hàn Quốc còn cao hơn cho bất kỳ một nước nào tại Châu Âu và Hàn Quốc vẫn được quyền duy trì quân đội riêng biệt với tiềm lực lớn mạnh. 13 Từ những nguyên tắc duy trì Liên minh Mỹ-Hàn, có thể thấy rằng, Liên minh Mỹ- Nhật có cách xác định lực lượng quân đồn trú trong hiệp ước rõ ràng hơn và cách phối hợp cũng toàn diện hơn, và Mỹ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo hỗ trợ và giúp đỡ an ninh cho Nhật Bản rõ ràng hơn. Cơ chế hợp tác trong Liên minh Mỹ- Nhật đưa ra chi tiết và mạch lạc hơn phần lớn giải thích cho điều này là sự phụ thuộc của Nhật Bản bởi những vấn đề của lịch sử, cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của Mỹ trong vai trò với Nhật Bản. Tuy nhiên, chính sự gắn kết và ràng buộc an ninh theo tính chất cho- nhận giữa Mỹ và Nhật Bản- cả 2 quốc gia đều có những quan điểm và vấn đề an ninh tồn tại riêng biệt và cá nhân mà làm cho Liên minh này gặp phải nhiều vấn đề( minh chứng bằng số lần sửa đổi so với Liên minh Mỹ- hàn, và những tranh cãi gay gắt về sự tồn tại của nó). Khi sự sống còn của một quốc gia lại đặt trong tay một quốc gia khác khiến thì vấn đề trở nên hết sức phức tạp, tuy nhiên, Liên minh Mỹ- Nhật trong Chiến Tranh Lạnh cũng có thể thấy là một sự kết hợp tương đối gắn kết bởi những ràng buộc lợi ích trong giai đoạn này IV. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN MINH AN NINH MỸ - NHẬT 1.Tác động đến quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: 1.1 Quan hệ Mỹ - Liên Xô – Nhật Bản: sự đối đầu hệ tư tưởng căng thẳng hơn và những vấn đề lãnh thổ vẫn không được giải quyết. Ngay sau khi bước ra khỏi cuộc chiến, mối quan hệ đồng minh mỏng manh Mỹ- Xô dường như bật tung ra với những đối đầu về hệ tư tưởng và tranh giành ảnh hưởng lan rộng ra bình diện toàn cầu. sự cân bằng đáng sợ và chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô bùng lên mạnh mẽ và Liên minh Mỹ- Nhật cũng góp phần thổi bùng lên ngọn lửa ấy ở Châu Á cũng như cục diện Chiến Tranh Lạnh tại khu vực. Cũng như sự đe doạ Mỹ bao trùm ảnh hưởng lên khu vực. Việc chuyển Chiến Tranh Lạnh sang khu vực Châu Á làm cho Liên Xô không khỏi e ngại, và phải tìm cách để tăng cường sức mạnh ra Châu Á bằng sự hỗ trợ cho Triều Tiên và ủng hộ phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á. Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật 1960 với những cam kết về hỗ trợ vũ khí hạt nhân cho phòng vệ Nhật bản khiến cho căng thẳng leo thang và chạy đua vũ trang bùng nổ mạnh mẽ giữa Liên Xô-Mỹ.6 6 Trương Tiểu Minh, “Chiến tranh lạnh và di sản của nó”, NXB chính trị quốc gia, 2003 14 Rõ ràng, sự xuất hiện và tồn tại của Hiệp ước đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ Xô – Mỹ. Đó không chỉ là bằng chứng cho 1 căn cứ quân sự nhắm thẳng tới Liên Xô mà còn làm cho mối quan hệ với Nhật bản trở nên đối đầu và những tranh chấp đảo phía Bắc khó giải quyết hơn. Liên minh Mỹ- Nhật khiến cho Liên Xô không thể tiếp cận với Nhật Bản để giải quyết những Tranh chấp đã tồn tại trong lịch sử giữa 2 nước. Với hiệp ước này, Nhật Bản cũng chính thức tuyên bố đối đầu trực diện với Liên Xô trong vai trò đồng minh của Mỹ. cũng như sự đe doạ Mỹ bao trùm ảnh hưởng lên khu vực. Như đã thấy, sau khi tổng thống Mỹ Roosevelt qua đời, thì phó tổng thống Truman lên kế nhiệm và bắt đầu thực thi một đường lối cứng rắn khác hẳn với đường lối mà người tiền nhiệm của ông đã làm. Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc ký với Nhật một hiệp ước có nhiều thuận lợi cho Mỹ tại khu vực rõ ràng như một trong những hành động khai chiến rõ ràng nhất, góp phần khẳng định lại chính sách chuyển từ hợp tác sang đối đầu của Mỹ với Liên Xô. Quan hệ của hai bên bị đẩy lên ngày một căng thẳng hơn so với trước đó. Liên minh Mỹ- Nhật đã tuyên chiến với những giá trị của Liên Xô ở Châu Á và thể hiện sự kìm chế ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản do Liên Xô đứng đầu. Trong khuôn khổ của Chiến Tranh Lạnh, mọi Liên minh quân sự giữa 2 phe luôn nhắm thẳng vào việc tập hợp lực lượng để kìm hãm, lật đổ đối phương. Và việc Mỹ ký với Nhật một hiệp ước như thế đã ngay lập tức làm cho Liên Xô phải xem xét lại chính sách của mình theo hướng gia tăng đối đầu với Mỹ và Tây Âu, trong đó có việc tích cực viện trợ hơn nữa cho các nước đồng minh của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương nhằm tạo thế cân bằng trước Hoa Kỳ và Tây Âu. Đỉnh cao là vào năm 1955, Khối hiệp ước Vacxava ra đời, là liên minh quân sự quan trọng hàng đầu của Liên xô nhằm đối kháng trực tiếp với NATO của Hoa Kỳ. Như thế, có thể khẳng định rằng, sự kiện Mỹ - Nhật ký kết với nhau một hiệp ước an ninh đã góp phần làm gia tăng căng thẳng giữa hai phe, thúc đẩy chính sách đối đầu được thực thi một cách thường xuyên hơn giữa Xô – Mỹ tại khu vực Châu Á và sau đó là tại Trung Đông và Mỹ Latinh. 1.2 Quan hệ Trung – Mỹ: Sau sự kiện tháng 10/ 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức ra đời, đánh dấu một bước thắng lợi quan trọng cho phe Cộng sản. Mà theo cuộc tiếp xúc bí mật giữa Stalin và Mao Trạch Đông vào năm 1949, hai bên nhận định rằng “Tình thế cách mạng” đã xuất hiện. Tiếp theo đó, dưới sự dẫn dắt của Mao Trạch 15 Đông, Trung Quốc tiếp tục tiến hành rầm rộ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, với những giá trị và cách thức riêng của người Trung Hoa như Mao vẫn tuyên truyền. Chính sách của Trung Quốc lúc bấy giờ là tích cực ủng hộ phong trào Cộng sản, cũng như phong trào chống Chủ nghĩa Thực dân và Đế quốc của các dân tộc thuộc địa. Do đó, sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ tại châu Á ngay sau khi Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ra đời như một đòn bẩy đẩy Trung Quốc xích lại gần Liên Xô hơn trong việc chống lại Chủ nghĩa Đế quốc. Hơn thế nữa, do vị trí của Nhật lại gần ngay Trung Quốc, do đó, sau khi hiệp ước ra đời trao cho Mỹ những quyền hạn đặc biệt về quân sự tại Nhật Bản và những vùng lân cận, Trung Quốc không thể không lo ngại một sự gia tăng quá mức nào đó ảnh hưởng của quân đội Mỹ tại đây sẽ đe dọa tới an ninh của bản thân Trung Quốc. Bởi thế, người Trung Quốc nghĩ ngay tới việc hợp tác với Liên Xô để cùng đẩy lùi mối hiểm họa chung. Liên minh Mỹ- Nhật lại tái khẳng định năm 1960, khiến cho Trung Quốc không khỏi suy nghĩ tính toán. Mặc dù không cho rằng, Liên minh này đang nhắm trực tiếp vào mình và nhưng Trung Quốc không khỏi e ngại với vấn đề Đài Loan, vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đang phản đối mạnh mẽ ảnh hưởng của Mỹ. Trung Quốc đã phải lựa chọn con đường tự lực gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực và chọn con đường “ chống Mỹ, chống xô”. Mặc dù vậy, đối với Trung Quốc, Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật trong Chiến Tranh Lạnh cũng có tác động tích cực tới tính toán chiến lược của mình, đặc biệt là trong việc hạn chế tầm ảnh hưởng của Liên Xô và kiềm chế Nhật Bản. Mục đích của một Liên minh quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á trong Chiến Tranh Lạnh là hướng trực tiếp tới việc ngăn chặn Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Những bất đồng Xô- Trung khiến Trung Quốc chấp nhận Liên minh này chứ không phải là những phản ứng quyết liệt. Dù sức mạnh của Mỹ vượt xa của Nhật Bản, nhưng Trung Quốc vẫn coi liên minh này góp phần cho sự ổn định của khu vực, vì họ sợ Nhật Bản hơn Mỹ, sợ một chủ nghĩa quân phiệt mới nếu NB có khả năng quân sự. Một Liên minh Mỹ -Nhật về quân sự trong CTL là dấu mốc cho những tính toán lợi ích chiến lược của Trung Quốc để bảo đảm cho an ninh và sự phát triển của mình tại khu vực. 2. Tác động đến cục diện chiến tranh lạnh 2.1 Hợp tác an ninh Mỹ-Nhật là chất xúc tác khiến cuộc chiến tranh Lạnh lan rộng nhanh chóng từ Âu sang Á; cục diện chiến tranh “nóng” hơn trước 16 Nếu giai đoạn từ 1945 – 1949 được xem là giai đoạn cuộc chiến tranh diễn ra chủ yếu tại châu Âu thì trong những năm 50, chiến tranh lạnh được xem là đã lan ra và chủ yếu diễn ra tại châu Á cũng như Châu Phi và Mỹ Latinh mà tiêu biểu là 2 cuộc chiến tranh “nóng” Triều Tiên và Việt Nam. Vào năm 1950, khi cộng đồng thế giới đang khắc phục những hậu quả của cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì ở một nơi xa xôi của Châu Á Chiến tranh lạnh bất ngờ trở nên nóng bỏng - các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và đồng minh của nó, rồi cả Liên Xô, Bắc Triều Tiên và cả Trung Quốc cộng sản cũng bị lôi kéo vào cuộc chiến. Việc kí kết hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật làm tăng thêm nghi kỵ vốn có trong quan hệ giữa các nước lớn trong nền chính trị quốc tế ở khu vực CA-TBD. Căng thẳng leo thang tai khu vực khi các lực lượng quân sự Mỹ chính thức lập căn cứ tại Nhật Bản với danh nghĩa bảo vệ đồng minh và sẵn sàng can thiệp vào những khu vực nhạy cảm nhằm ngăn chặn làn sóng đỏ, và hỗ trợ cho khối quân sự NATO khi cần thiết. Để đáp trả lại những khối quân sự do Mỹ lập nên như SEATO (9/1954), ANZUS (1951) và đặc biệt Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhât với việc thiết lập hơn 60.000 quân tại nước này với hàng ngàn căn cứ quân sự, với trang bị vũ khí hiện đại có thể ngay lập tức tiến tới các khu vực quan trọng thiết yếu với cả 2 bên. Liên Xô cũng tiến hành đưa hàng ngàn quân ở Mông Cổ và biên giới Xô- Trung để tạo thành thế cân bằng trước những đe doạ của Mỹ. Chiến Tranh Lạnh tại khu vực leo thang khiến cho cục diện tại Châu Á trở nên căng thẳng khó lường. Bất cứ một hành động quân sự nào cũng có thể trở thành xung đột vũ trang trên diện rộng và đòi hỏi những phản ứng quân sự nhanh và quyết liệt. Vì vậy, liên minh Mỹ Nhật đóng vai trò thiết yếu nhằm đạt được mục tiêu của Mỹ, nhưng cũng gây ra một loạt các phản ứng dây chuyền làm cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng hơn. Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật cũng khiến cho vấn đề Triều tiên trở nên khó khăn hơn. . Tháng 6 - 1950, cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ ,giữa một bên là quân đội Mĩ, các nước đồng minh của Mĩ với một bên là quân đội Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, quân chí nguyện Trung Quốc với sự hậu thuẫn về mọi mặt của Liên Xô. Các lực lượng quân sự ở Nhật bản sau hiệp ước an ninh 1951 là hành động thúc đẩy chiến tranh Triều Tiên và tuyên bố sự tham chiến quân sự của Mỹ chống lại ảnh hưởng của cộng sản ở điểm nóng này. Cuộc chiến ở Triều Tiên bùng nên mạnh mẽ với đối đầu quân sự trực tiếp chứ không còn trên phạm vi chạy đua quân sự. tình hình khu vực xấu đi và khó giải quyết. 17 Tháng 2-1950, ngoại trưởng Mỹ Akison đã đọc diễn văn tại câu lạc bộ tin tức trong toàn quốc ở Washington và chỉ ra rằng Hai quần đảo Alevatainnes- Nhật Bản- quần đảo Ryukyus là “tuyến phòng ngự”của Mỹ ở Đông Bắc Á7. Đây là một căn cứ xua đi nỗi hoài nghi của Stalin lo sợ việc Mỹ đưa quân đến can thiệp Triều Tiên. Stalin hoàn toàn không muốn xảy ra xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ. Như vậy việc ngoại trưởng Mỹ khẳng định như vậy đã loại trừ Triều Tiên ra khỏi tuyến phòng ngự của mình và từ đó tính toán rằng Mỹ không có khả năng đưa quân can thiệp vào Triều tiên. Điều này vô tình khiến nguyện vọng của Stalin về một Triều Tiên thống nhất theo mô thức miền Bắc lại càng mãnh liệt hơn. Suy đoán về “tuyến phòng ngự” của Mỹ cũng là một nguyên nhân khiến chiến tranh Triều Tiên bùng nổ nhanh chóng mà sau này cũng nhanh chóng bùng nổ thành một cuộc chiến mang tính quốc tế. → Sự bùng nổ chiến tranh Triều Tiên mà diễn biến của nó chính là cục diện chiến tranh lạnh có quan hệ mật thiết với việc đánh giá không chuẩn xác về “tuyến phòng ngự” của hai bên. Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, để ngăn chặn cái gọi là “sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản”, Mỹ đã bắt đầu lao vào những cuộc chiến tranh ở Châu Á- Thái Bình Dương. Trong thời kỳ này, Mỹ ký hòa ước với Nhật (1951) và dành được quyền đóng quân trên đất Nhật. Đây được coi là một hành động công khai của Mỹ muốn tham chiến và mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực này. Theo hiệp ước đã ký, Mỹ sẽ tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bất kỳ khi nào có một sự đe dọa đến an ninh Nhật Bản hoặc hòa bình an ninh ở khu vực Viến Đông (Điều IV, Điều V). Phát xít Nhật bước ra từ cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã từng được coi là kẻ thù của CNCS, việc Mỹ và Nhật bắt tay nhau thực sự đã gây ra những mẫu thuẫn ý thức hệ ngày càng sâu sắc trong quan hệ các nước lớn. Cục diện phân liệt trên bán đảo Triều Tiên là kết quả của việc Liên Xô- Mỹ tạm phân chia thế lực ở khu vực này cũng như phản ảnh tình hình so sánh lực lượng của hai siêu cường ở Đông Bắc Á. Vì thế, bất kì một sự động thái nhỏ nào cũng có khả năng dẫn đến đối kháng xung đột Đông- Tây nghiêm trọng. Vì thế, sự lôi kéo Nhật Bản vào chiến tranh Triều Tiên cũng như những phản ứng gay gắt của chính quyền Truman điều quân từ các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và tham 7 Trương Tiểu Minh, “Chiến tranh lạnh và di sản của nó”, NXB chính trị quốc gia. 2003 18 gia trực tiếp chính trường Triều Tiên đã khiến cho cuộc chiến tranh Triều Tiên từ một cuộc nội chiến trở thành một cuộc giao tranh quân sự ngiêm trọng Đông- Tây. Với những diến biến như vậy, Trung Quốc cũng sớm bị lôi kéo vào cuộc chiến này. Ngày 18-10-1950 trung Quốc đã gửi quân chí nguyện vào Triều Tiên tham chiến, ủng hộ cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành. Sự hợp tác giữa 3 nước Trung- Triều- Xô đã thể hiện tinh thần quốc tế của Chủ nghĩa Cộng Sản.. càng khiến sự đối đầu Xô- Mỹ trở nên gay gắt. Như vậy rõ rang trong thời kì chiến tranh lạnh, dù cố ý hay không, Nhật Bản cũng đã trở thành một “tuyến phòng thủ” đắc lực của Mỹ trong cuộc chạy đua quân sự hóa, khiến chiến tranh lạnh tiến vào một giai đoạn hết sức căng thẳng và ác liệt. → Hợp tác an ninh Mỹ- Nhật dù ít nhiều đã góp phần đưa Nga- Mỹ đến bờ vực thẳm của chiến tranh, khiến cho cục diện chiến tranh Lạnh “Nóng” hơn bao giờ hết. 2.2 Hợp tác an ninh Mỹ- Nhật lại góp phần kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn tại khu vực Theo thuyết Đô mi nô, nếu Mỹ không nhảy vào các cuộc xung đột khu vực như Việt Nam, Triều Tiên hay Afghanistan thì có thể Đảng cộng sản Liên Xô (đang thắng thế sau Thế chiến II) và Trung Quốc sẽ bành trướng ra Đông Nam Á bao gồm Indonexia, Thái Lan thậm chí là cả Ấn Độ. Một số người còn cho rằng nếu Mỹ không có những hành động cứng rắn ở Đông Dương thì Liên Xô sẽ dám lao vào cơn nguy hiểm để mở rộng ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Đông8. Như vậy, theo một tư duy cố định của học thuyết Đô mi nô có thể hiểu được tại sao Mỹ lại tích cực lôi kéo đồng minh Nhật Bản như một trong những đồng minh quan trọng nhất trong khu vực này đến như vậy. Khu vực Đông Bắc Á đã phản ánh tình hình so sánh lực lượng của 2 siêu cường khi cả 2 đều muốn lôi kéo đồng minh và tạo ảnh hưởng. Một đặc điểm rõ ràng trong đối kháng Đông Tây trong CTL đó là: Hai cường quốc dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia các cuộc chiến nhưng đều muốn tránh xảy ra đối kháng quân sự trực tiếp. Tiếp theo phải tính đến nhân tố Trung Quốc với sự đánh dấu sự ra đời của Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa 10/1949 phần nào cũng báo hiệu sự lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực. Chiến tranh Trung- Nhật trong Thế chiến II(1937- 8 Robert S. Mac Namara , “Nhớ lại, bi kịch và bài học ở Việt Nam", NXB Tác giả.1996 19 1945) vẫn để lại những dư âm không tốt trog mối quan hệ Trung-Nhật. Sự bắt tay Mỹ- Nhật rõ ràng là một diễn biến không có lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên chính điều này lại kiềm chế Trung Quốc ở một mức độ nào đó, làm giảm mối lo ngại của Mỹ đối với Trung Quốc và nhìn chung đó lại là một sự kiếm chế lẫn nhau giữa các cường quốc trong chiến tranh Lạnh. Các nước đều có thể lường trước được những hậu quả vô cùng khủng khiếp khi cuộc chiến quân sự mà có thể là cuộc chiến hạt nhân xảy ra. Điều này rõ ràng không những không có lợi cho bất kỳ ai mà nếu xảy ra lại có tác động đến hầu hết tất cả các quốc gia liên quan. Một lần nữa, điều này lại khiến các nhà lãnh đạo suy nghĩ lại. → Sự lôi kéo đồng minh này vô hình chung lại chính là tư duy logic trong chiến tranh Lạnh, khiến cân bằng lực lượng, kiềm chế sự đối kháng trực tiếp Như vậy, có thể thấy rõ rằng, tuy việc Mỹ- Nhật bắt tay nhau trong chiến tranh lạnh đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy các nước lớn, khiến mâu thuẫn ý thức hệ trở nên sâu sắc hơn. Từ đó, tạo thành nhân tố thúc đẩy chiến tranh lạnh đi đến giai đoạn xung đột gay gắt và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hợp tác an ninh giữa Mỹ và NB giai đoạn này lại tạo nên thế kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn trong cục diện chiến tranh lạnh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách tham khảo 1. Trương Tiểu Minh: Chiến tranh lạnh và di sản của nó, NXB chính trị quốc gia, 2003 2. Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật năm 1951, bản tiếng Anh 3. Jean Jacques Rouseau, “Tình trạng chiến tranh: Liên minh là phương tiện đi đến hoà bình ở Châu Âu,” trong Paul R. Viotti & Mark V. Kauppi, Lý luận Quan Hệ Quốc Tế, Học viện QHQT, Hà nội, 2001, trang 150-75  Tạp chí: 1. Tạp chí nghiên cứu quốc tế  Website: 1. truy cập ngày 6/5/2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_thuyet_trinh_lien_minh_an_ninh_my_nhat_trong_chien_tranh_lanh_nhom_1_4731.pdf
Luận văn liên quan