Tiểu luận Luật kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên

Khó khăn về kiểm soát : Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ t hành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công t y của một t hành viên bất kỳ đều có sự ràn g buộc với các thành viên kh ác mặc dù họ không được biết t rước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ t hân thiện giữa các t hành viên là một yếu tố rất quan t rọng và cần t hiết , bởi sự ủy quyền giữa các t hành viên mang t ính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn. - T hiếu bền vững và ổn định: Chỉ cần một t hành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ khôn g phù hợp là côn g ty có t hể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Sau đó nếu muốn t hì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có thể có hay không cần một công t y TNHH khác. Công ty T NHH còn có bất lợi hơn so với Doanh nghiệp T ư nhân về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những t hành viên kém năng lực và phẩm chất .

pdf48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Luật kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
604 1,399 1,044 24,041 7,723 28,089 42 1,644 3 3 2,640 1,644 144 3 2004 1,423 1,535 883 40,958 6,824 20,908 20 779 1 2 2,233 779 221 2 2003 1,538 1,348 553 39,834 5,486 20,320 26 1,161 1 2 2,470 1,161 212 2 2002 1,478 1,362 544 20,589 4,682 25,974 13 123 0 0 2,350 123 145 0 2001 1,442 1,492 456 15,863 4,089 21,342 18 364 0 0 2,333 364 198 0 2000 1,478 2,010 221 14,709 2,931 16,869 10 263 1 1 1,614 263 151 1 1999 588 1,901 63 5,860 1,668 10,757 1 0 0 0 77 0 161 0 1998 441 554 22 445 720 5,465 0 0 0 0 42 0 193 0 1997 438 260 12 399 560 5,491 0 0 0 0 34 0 189 0 1996 415 376 18 6,567 584 3,954 1 0 0 0 1 0 205 0 1995 457 327 8 2,009 565 5,129 1 0 0 0 1 0 240 0 1994 514 310 9 202 456 4,066 0 0 0 0 2 0 256 0 1993 167 235 20 21,878 491 12,787 1 0 0 0 1 0 517 0 1992 57 180 26 25,044 304 6,807 2 0 0 0 1 0 204 0 1991 0 0 0 0 2 1 0 0 0 0 0 0 1 0 1977 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1955 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1904 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 19,002 19,248 17,816 676,722 88,460 372,342 19,861 171,325 9 9 40,266 171,325 3,831 9 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư TP HCM. Bảng 2: Tổng quan tình hình doanh nghiệp tại TP HCM 2012 phân theo năm đăng ký Nhìn vào tổng quan doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên chiếm tỷ trong khá cao trong dịa bàn TP HCM( chiếm 46.72%) và số lượng doanh nghiệp đăng ký thêm cũng tăng liên tục cho thấy đây là một loại hình khá quan trọng về số lượng cũng như đóng góp tiền thuế và GDP vào cho nền kinh tế. Chương II: Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tính chất vừa đối nhân vừa đối vốn nên yếu tố thành viên khá quan trọng. Số lượng thành viên tham gia càng đông thì mức độ phức tạp trong việc quản lý và kiểm soát càng cao. 2.1 Điều kiện Mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành thành viên thành lập và quản lý công ty trừ những đối tượng bị hạn chế theo đ.13 Luật doanh nghiệp . Mọi cá nhân, tổ chức đều có đều có thể góp vốn (không tham gia thành lập và quản lý) vào công ty trừ các đối tượng bị hạn chế qui định tại đ.13 LDN. Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty TNHH, công ty hợp danh. 2.2 Quá trình góp vốn Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại, công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày chấp nhận sự thay đổi. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trể hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ. Trường hợp có thành viên không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty, thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách sau đây : - Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp - Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty - Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty Sau khi số vốn còn lại được góp đủ theo quy định tại khoản này, thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty và công ty phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của luật này Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp 2.3 Quyền của thành viên Thành viên công ty có các quyền sau đây: - Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên - Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp - Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty. - Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật - Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản - Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp - Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện đúng nghĩa vụ gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định của pháp luật. - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty . - Các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty. - Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định, có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu trong công ty có một thành viên sở hữu trên 75% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn thì các thành viên thiểu số hợp nhau lại đương nhiên có quyền như quy định trên. - Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giữ, tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật, thì thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên quản lý công ty. - Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giữ, tạm giam, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên (đ.20 NĐ 102/2010) 2.4 Nghĩa vụ của thành viên - Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty, không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được chuyển nhượng theo qui định. Thành viên chưa góp hoặc đã góp vốn nhưng chưa góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết thì phải trả lãi cao nhất của các ngân hàng thương mại cho đến khi nộp đủ số vốn đã cam kết góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác hoặc các thành viên có thỏa thuận khác. - Tuân thủ Điều lệ công ty - Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật - Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây: + Vi phạm pháp luật + Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác + Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty 2.5 Hoạt động liên quan đến vốn góp 2.5.1 Mua lại phần vốn góp Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu không tán thành đối với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây: - Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên. - Tổ chức lại công ty - Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty . Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định nêu trên. Khi có yêu cầu của thành viên quy định về việc mua lại phần vốn góp, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo gíá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định trên thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khàc hoặc người khác không phải là thành viên 2.5.2 Chuyển nhượng phần vốn góp Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: - Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. - Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán 2.5.3 Trường hợp khác - Trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên Công ty hoặc thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản thì có thể yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp hoặc chuyển nhượng cho người khác. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật về dân sự - Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ - Trường hợp thành viên tặng, cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác mà người được tặng, cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng, cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên của công ty chấp thuận. Nếu không được Hội đồng thành viên chấp thuận thì có quyền yêu cầu công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cho người khác. - Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây : + Trở thành thành viên của công ty nếu đựơc HĐTV chấp thuận + Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó cho người, tổ chức khác theo quy định trên. Chương III: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp 3.1 Đối tượng Mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập và quản lý công ty được quyền đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên, trừ những đối tượng bị hạn chế theo Điều 13 của Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó, những tổ chức, cá nhân không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. - Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác. - Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. - Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 3.2 Hồ sơ đăng ký Theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2005, hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu). - Dự thảo Điều lệ công ty. - Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo: + Đối với thành viên là cá nhân: bản sao CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. + Đối với thành viên là tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, CMND, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền. Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. - Xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. - Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác trong trường hợp kinh doanh những ngành, nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề. - (Theo đ.9 NĐ 102, chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. - Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. - Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề) 3.3 Thủ tục đăng ký 3.3.1 Đăng ký trực tiếp - Sau khi t iếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. - Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo (đ.28 NĐ 43) - Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN), doanh nghiệp được cấp con dấu để hoạt động và trong thời hạn 30 ngày, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD hoặc một trong các loại tờ báo việt hoặc báo điện tử trong 3 số với các nội dung chủ yếu : tên doanh nghiệp; địa chỉ chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có); mục t iêu và ngành nghề kinh doanh; vốn đầu tư ban đầu; nơi ĐKKD; Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Riêng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể từ ngày hội đủ điều kiện theo qui định. Biểu mẫu 1: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Biểu mẫu 2: Dự thảo Điều lệ công ty Biểu mẫu 3: Danh sách thành viên công ty ( Nguồn: ) 3.3.2 Đăng ký qua mạng - Đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. - Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. - Trường hợp người thành lập doanh nghiệp chưa có chữ ký điện tử, việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử có thể được thực hiện theo quy trình sau: sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chấp thuận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp sẽ in Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử từ Hệ thống này. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký tên vào Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận được Giấy xác nhận nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. - Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy. 3.4 Thay đổi nội dung đăng ký Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các vấn đề khác thì Doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Tùy theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (mới). Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp cũng phải bố cáo những thay đổi đó trên báo như khi bố cáo thành lập. Trường hợp Giấy CNĐKDN bị mất, rách, cháy hoặc tiêu huỷ dưới hình thức khác, Doanh nghiệp cũng được cấp lại Giấy CNĐKDN và phải trả phí. 3.5 Những điểm cần lưu ý sau khi đăng ký doanh nghiệp - Đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có khắc dấu: Doanh nghiệp liên hệ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC13) – Công an Thành phố (số: 459 Trần Hưng Đạo, Quận 1) để được hướng dẫn cụ thể. - Doanh nghiệp liên hệ Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo Thông báo của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh. Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa nhận được thông báo hướng dẫn của Cục thuế Thành phố thì liên hệ trực tiếp tại Tổ Đăng ký thuế, Phòng Kê khai Kế toán Thuế - Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh (số: 140 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 06, Quận 3) để được hướng dẫn cụ thể. - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới doanh nghiệp hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các tờ báo viết hoặc số điện tử trong ba số liên tiếp. - Treo biển hiệu đúng quy định. - Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn – (Theo mẫu tham khảo). Nếu vốn góp là tài sản có đăng ký hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho Công ty tại cơ quan nhà nước có thầm quyền. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây: a. Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ; b. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. c. Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. + Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (theo Mẫu tham khảo). - Lập Sổ đăng ký thành viên – nếu là Công ty TNHH (nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn; Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên) hoặc Sổ đăng ký cổ đông – nếu là Công ty Cổ phần (nội dung chủ yếu: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần). - Hàng năm nộp báo cáo tài chính tại Phòng Thống kê quận – huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; Công ty Cổ phần và Công ty TNHH có vốn góp của nhà nước nộp báo cáo tại Cục Thống kê Thành phố. Thời gian nộp: 30 ngày đối với DNTN và Công ty Hợp danh; 90 ngày đối với Công ty Cổ phần và Công ty TNHH kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, mẫu báo cáo tài chính năm theo quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. - Trường hợp phát hiện nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh hiệu đính nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đã nộp. Không được tự ý cạo, sửa, vết thêm, … làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. - Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. - Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp Quyết định thay đổi các nội dung này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. - Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động. Chương IV: Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành 4.1 Quy định chung và sơ đồ tổ chức 4.1.1 Quy định chung Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát, trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 (ba mươi) ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty. 4.1.2 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ tổ chức 1 4.2 Hội đồng thành viên 4.2.1 Vai trò Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần 4.2.2 Thẩm quyền Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau: - Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty . - Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn. - Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ, thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc (Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty. - Quyết định mức long, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty . - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty - Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty - Quyết định tổ chức lại công ty - Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty 4.2.3 Cách thức họp và biểu quyết HĐTV được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch HĐTV hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 25% vốn điều lệ của công ty (hoặc tỉ lệ nhỏ hơn do điều lệ công ty qui định). Cuộc họp phải tổ chức tại trụ sở chính của công ty trừ trường hợp Điều lệ công ty qui định khác. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ được quyền cử không quá ba người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên; Cuộc họp HĐTV được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Trường họp cuộc họp lần thứ nhất không đủ túc số trên thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp HĐTV lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 50% vốn Điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Trường họp cuộc họp lần thứ hai không đủ túc số thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày dự họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp HĐTV được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn đại diện của số thành viên dự họp. Hội đồng thành viên thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định Trong trường họp Điều lệ công ty không có quy định khác thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty - Quyết định phương hướng phát triển công ty - Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm - Tổ chức lại hoặc giải thể công ty Quyết định của HĐTV được thông qua tại cuộc họp khi đạt được túc số sau : + Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. + Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty ; tổ chức lại, giải thể công ty (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định) Quyết định của Hội đồng thành viên cũng có thể được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định) 4.3 Chủ tịch hội đồng thành viên 4.3.1 Vị trí Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty Nhiệm ký của Chủ tịch HĐTV không quá năm năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch HĐTV ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch HĐTV không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán. 4.3.2 Quyền và nhiệm vụ - Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên. - Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên - Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên - Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. - Thay mặt HĐTV ký các quyết định của Hội đồng thành viên - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty 4.4 Giám đốc( Tổng giám đốc) 4.4.1 Tiêu chuẩn và điều kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) do HĐTV bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm và chịu trách nhiệm trước HĐTV. Trường hợp điều lệ công ty không qui định Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật của công ty thì Giám đốc (Tổng giám đốc) sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc có thể là thành viên của công ty hoặc là người được thuê bên ngoài, làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động. Giám đốc (Tổng giám đốc) phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: - Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp - Thành viên là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ hoặc người khác thì phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty. Trường hợp điều lệ của công ty qui định điều kiện khác với điều kiện này thì áp dụng theo qui định của điều lệ. (đ.15 NĐ 102/2010) - Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định trên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty con không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty con đó. 4.4.2 Quyền và nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên - Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty - Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên - Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thụôc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên - Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên - Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh - Tuyển dụng lao động - Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên 4.5 Ban kiểm soát Trường hợp trong Công ty có Ban kiểm soát thì quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định . VD: Sơ đồ tổ chức 2: công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Thông Tin Việt Nam Chương V: Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH 2 thành viên 5.1 Quyền của Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (cũng như các loại doanh nghiệp khác qui định trong Luật doanh nghiệp 2005) có những quyền được qui định tại đ.8 như sau: - Tự chủ kinh doanh : chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh: được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu . - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh - Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh - Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. - Chiếm hữu, sử dụng, định doạt tài sản của doanh nghiệp - Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 5.2 Nghĩa vụ của Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên Theo đ.9 Luật doanh nghiệp 2005, Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên (và các loại hình doanh nghiệp khác qui định trong Luật Doanh nghiệp), bên cạnh các quyền nêu trên, có những nghĩa vụ sau : - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện . - Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. - Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật - Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố - Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định ; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó . - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. - Tuân thủ các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật Chương VI: Tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty TNHH 2 thành viên trở lên 6.1 Tổ chức lại Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hình thức tổ chức lại công ty gồm có: hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức từ Công ty TNHH hai thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần. 6.1.1 Hợp nhất Thực hiện theo trình tự như sau: - Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở các công ty bị hợp nhất; tên, trụ sở công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất; - Các thành viên của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; - Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty hợp nhất tiến hành đăng ký kinh doanh cho công ty hợp nhất. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; - Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà công ty hợp nhất có thị phần hơn 50% trên thị trường có liên quan trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác; - Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. 6.1.2 Sáp nhập Thủ tục sáp nhập được quy định tương tự như trường hợp hợp nhất. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. 6.1.3 Chia Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Thủ tục chia được quy định tương tự như trường hợp hợp nhất, sáp nhập. Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia. 6.1.4 Tách Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách. Việc tách công ty do Hội đồng thành viên quyết định. Thủ tục tách được quy định tương tự như trường hợp hợp nhất, sáp nhập. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách. 6.1.5 Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần. Thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH, Công ty Cổ phần (sau đây gọi là công ty được chuyển đổi) thành Công ty Cổ phần, Công ty TNHH (sau đây gọi là công ty chuyển đổi) được quy định như sau: - Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định chuyển đổi và Điều lệ công ty chuyển đổi. Quyết định chuyển đổi phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty được chuyển đổi; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chuyển đổi; thời hạn và điều kiện chuyển tài sản, phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty được chuyển đổi thành tài sản, cổ phần, trái phiếu, phần vốn góp của công ty chuyển đổi; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện chuyển đổi; - Quyết định chuyển đổi phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định; - Việc đăng ký kinh doanh của công ty chuyển đổi được tiến hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chuyển đổi. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. 6.2 Giải thể Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; - Theo quyết định của Hội đồng thành viên; - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 trong thời hạn 6 tháng liên tục; - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. 6.3 Phá sản Được áp dụng theo các quy định của Luật Phá sản. Chương VII: So Sánh 7.1 So sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty TNHH 1 thành viên 7.1.1 Tương đồng Hai loại hình doanh nghiệp này có khá nhiều điểm tương đồng về địa vị pháp lý. Cả hai loại đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Cả hai loại công ty TNHH đều không có quyền phát hành cổ phần. 7.1.2 Khác biệt Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất của hai loại hình này chính là số lượng thành viên. Công ty TNHH Một thành viên Công ty TNHH Hai thành viên trở lên Chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu Có từ 2 đến 50 thành viên Bảng 3: So sánh công ty TNHH 1 TV và công ty TNHH 2 TV Đặc điểm này làm cho giữa hai loại hình này có sự khác nhau tương đối về vấn đề vốn, cơ cấu quản lý tổ chức, cũng như địa vị pháp lý của các chủ sở hữu. Một điểm khác nhau cơ bản liên quan đến vấn đề vốn, đó là: Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ (Điều 60); trong khi đó Công ty TNHH một thành viên chỉ được tăng chứ không được giảm vốn điều lệ (Điều 76). Hai loại hình này có thể chuyển đổi lẫn nhau, căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. 7.2 So sánh công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần 7.2.1 Tương đồng Nghiên cứu các quy định về Công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 38-62) và các quy định về Công ty Cổ phần (Điều 77-129), có thể thấy Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty Cổ phần có một số điểm giống nhau như sau: - Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép Đăng ký kinh doanh. - Các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. 7.2.2 Khác biệt Tuy nhiên, giữa hai loại hình này cũng tồn tại rất nhiều điểm khác nhau: Đặc điểm Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên Công ty Cổ phần Số lượng thành viên 2-50 thành viên Tối thiểu 3 thành viên, không hạn chế tối đa Vốn Không được phát hành cổ phần Có quyền phát hành chứng khoán các loại Chỉ được chuyển nhượng vốn theo quy định của Luật doanh nghiệp Được tự do chuyển nhượng vốn Vốn điều lệ phải được đóng góp đủ bởi tất cả thành viên Cổ đông sáng lập chỉ cần đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán. Phần còn lại phải được phát hành hết trong 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên còn lại trước Cổ đông có quyền chuyển nhượng cho bất kỳ ai Cơ cấu quản lý Cơ quan cao nhất là Hội đồng thành viên Cơ quan cao nhất là Đại hội đồng cổ đông Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác Giám đốc (Tổng giám đốc) không được làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của doanh nghiệp khác Bảng 4: So sánh công ty TNHH 2 TV và công ty cổ phần 7.2.3 Nhận xét Nhìn chung, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều ưu điểm hơn so với Công ty Cổ phần: - Về mặt tổ chức: Đơn giản hơn. - Về mặt pháp lý: Ít chịu sự điều chỉnh của pháp luật hơn Công ty Cổ phần. Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành Công ty Cổ phần và ngược lại. 7.3 Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp Tư nhân 7.3.1 Ưu điểm - Công ty TNHH hai thành viên trở lên có nhiều chủ sở hữu hơn Doanh nghiệp Tư nhân nên có thể có nhiều vốn hơn, do vậy có vị thế tài chính tạo khả năng tăng trưởng cho doanh nghiệp. - Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên có trình độ kiến thức khác nhau, họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị. 7.3.2 Nhược điểm - Khó khăn về kiểm soát: Mỗi thành viên đều phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của bất cứ thành viên nào trong công ty. Tất cả các hoạt động dưới danh nghĩa công ty của một thành viên bất kỳ đều có sự ràng buộc với các thành viên khác mặc dù họ không được biết trước. Do đó, sự hiểu biết và mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, bởi sự ủy quyền giữa các thành viên mang tính mặc nhiên và có phạm vi rất rộng lớn. - Thiếu bền vững và ổn định: Chỉ cần một thành viên gặp rủi ro hay có suy nghĩ không phù hợp là công ty có thể không còn tồn tại nữa; tất cả các hoạt động kinh doanh dễ bị đình chỉ. Sau đó nếu muốn thì bắt đầu công việc kinh doanh mới, có thể có hay không cần một công ty TNHH khác. Công ty TNHH còn có bất lợi hơn so với Doanh nghiệp Tư nhân về những điểm như phải chia lợi nhuận, khó giữ bí mật kinh doanh và có rủi ro chọn phải những thành viên kém năng lực và phẩm chất. 7.3.3 So sánh 7.3.3.1 Tương đồng Cả công ty TNHH hai thành viên trở lên và Doanh nghiệp Tư nhân đều có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ. 7.3.3.2 Khác biệt Công ty TNHH Hai thành viên trở lên Doanh nghiệp tư nhân Có tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân Có từ 2-50 thành viên Chỉ do 1 cá nhân làm chủ Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn ở phần vốn góp của mình Chủ Doanh nghiệp Tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Có thể chuyển đổi, chia tách doanh nghiệp Không thể chuyển đổi, chia tách doanh nghiệp Bảng 5: So sánh công ty TNHH 2 TV và doanh nghiệp tư nhân Chương VIII: Nhận xét 8.1 Ưu điểm - Công ty có thể thay đổi địa chỉ trụ sở giao dịch, đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các địa phương khác chứ không bó hẹp tại địa phương đặt trụ sở - địa phương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Có tư cách pháp nhân; - Chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn và tối đa không vượt quá phần vốn góp, phân chia rủi ro trong kinh doanh; - Có nhiều thành viên góp vốn nên khả năng huy động vốn tốt hơn và quy mô kinh doanh cũng mở rộng hơn; 8.2 Nhược điểm - Số lượng thành viên không được vượt quá 50. Không được phát hành cổ phiếu nên khả năng tăng vốn bị hạn chế. Quy mô kinh doanh nhỏ hơn Công ty Cổ phần. - Vốn góp của các thành viên còn lại bị ảnh hưởng khi có một thành viên rút vốn. Việc chuyển nhượng vốn góp bị hạn chế gắt gao do quy trình chuyển nhượng khắt khe, phức tạp. Kết luận Tuy còn nhiều bất cập nhưng nhìn chung pháp luật về Công ty TNHH hai thành viên trở lên như hiện nay là khá đầy đủ và đảm bảo việc thực thi pháp luật trong việc thành lập, quản lý doanh nghiệp. Nhiều phần trong Luật Doanh nghiệp 2005 và các nghị định hướng dẫn đều có giao quyền cho công ty bằng câu: “Ngoại trừ điều lệ có quy định khác” hoặc “và các quy định khác trong điều lệ công ty”. Điều này giao quyền khá rộng cho các công ty nhưng trong một số trường hợp lại tự vô hiệu hóa toàn bộ các quy định trong Luật như đã phân tích ở trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfi7_congtyhopdanh_9433.pdf