Mục lục:
A. Đặt vấn đề: 1
B. Giải quyết vấn đề: 1
I. Một số vấn đề lí luận cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm
pháp luật thuế: .1
1. Thanh tra, kiểm tra thuế: .1
2.Xử lí vi phạm trong linh vực thuế: .2
II. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lí
thuế hiện hành: 3
1.Tầm quan trọng của luật quản lí thuế nói chung và quy định về thanh tra,
kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế nói riêng: 3
2.Một số điểm mới trong quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm
pháp luật thuế so với trước khi luật quản lí thuế ra đời: 4
III. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế ở nước ta
hiện nay: 6
1.Những thành quả đạt được: 6
2.Những tồn tại, vướng mắc: .8
VI. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện: .10
C. Kết luận: .12
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Luật tài chính: Thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay trong vần đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
A. Đặt vấn đề:………………………………………………………………1
B. Giải quyết vấn đề:………………………………………………………..1
I. Một số vấn đề lí luận cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm
pháp luật thuế:……………………………………………………………….1
1. Thanh tra, kiểm tra thuế:………………………………………………….1
2.Xử lí vi phạm trong linh vực thuế:………………………………………...2
II. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lí
thuế hiện hành:………………………………………………………………3
1.Tầm quan trọng của luật quản lí thuế nói chung và quy định về thanh tra,
kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế nói riêng:…………………………3
2.Một số điểm mới trong quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm
pháp luật thuế so với trước khi luật quản lí thuế ra đời:……………………..4
III. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế ở nước ta
hiện nay:……………………………………………………………………..6
1.Những thành quả đạt được:………………………………………………..6
2.Những tồn tại, vướng mắc:……………………………………………….8
VI. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện:…………………………………….10
C. Kết luận:………………………………………………………………...12
Bài làm:
A. Đặt vấn đề:
Thanh tra, kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản lí nhà nước nói chung và quản lí thuế nói riêng. Thanh tra kiểm tra thuế nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thếu của người nộp thuế để từ đó có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm minh các trường hợp đã phát hiện nhằm ngăn chặn các đối tượng có mục đích gian lận trốn thuế, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao hiệu lực quản lí thuế. Để hoạt động có hiệu quả cao hơn nhà nước đã ra luật quản lí thuế để có cơ sở pháp lí, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn một số vấn đề tồn tại. Trong khuôn khổ đề tài này ta sẽ đi tìm hiểu về thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay trong vần đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế.
B. Giải quyết vấn đề:
I. Một số vấn đề lí luận cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế và xử lí vi phạm pháp luật thuế:
1. Thanh tra, kiểm tra thuế:
Thanh tra, kiểm tra thuế là công đoạn và là một yếu tố cấu thành hoạt động của Lãnh đạo quản lí Nhà nước của cơ quan thuế. Hoạt động quản lí của cơ quan thuế bao gồm từ việc xây dựng các mục tiêu kế hoạch trong giai đoạn nhất định đến việc tổ chức để thực hiện các mục tiêu kế hoạch đó và sau đó tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế, việc thực hiện đó như thế nào để từ đó tác động ngược lại từ khâu xác định chủ trương kế hoạch có hợp lí hay không nhằm đảm bảo cho hoạt động của cơ quan thuế đạt được hiệu quả cao.
Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sồng kinh tế- xã hội.
2.Xử lí vi phạm trong linh vực thuế:
Vi phạm pháp luật về thuế là hành vi làm trái các quy định pháp luật về pháp luật thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại đến trật tự công cộng và phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó của mình.
Các hành vi vi phạm pháp luật thuế rất tinh vi, đa dạng và phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau, nhưng tồn tại dưới hình thức nào thì về bản chất mỗi vi phạm đó đều thuôc một trong các loại hình:
Vi phạm hành chính về thuế: là những vi phạm pháp luật về thuế xâm hại đến lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lí hình sự mà phải chịu trách nhiệm hành chính.
Vi phạm hình sự về thuế là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được luật hình sự bảo vệ.
Phân loại các vi phạm pháp luật về thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lí ci phạm trong lĩnh vực này, nó giúp các nhà làm luật xây dựng được cơ chế xử lí phù hợp, thỏa đáng đối với từng loại hành vi vi phạm. Và khi phát hiện, phân loại được những vi phạm này thì sẽ có chế tài xử lí vi phạm phù hợp gồm chế tài hành chính và chế tài hình sự được quy định rõ ràng trong pháp luật quản lí thuế hiện hành.
II. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lí thuế hiện hành:
1.Tầm quan trọng của luật quản lí thuế nói chung và quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế nói riêng:
Trước đây, vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế nằm rải rác ở các luật, pháp lệnh thuế, nội dung có điểm còn chồng chéo nên việc thanh tra, kiểm tra thuế chưa kiểm soát và ngăn chặn có hiệu quả được các hành vi vi phạm pháp luật thuế từ đó chưa thể xử lí kịp thời và nghiêm minh. Trước khi Luật quản lí thuế được ban hành, tình trạng gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nợ đọng thuế, chây ỳ nộp thuế còn diễn ra ở nhiều loại thuế và nhiều địa phương trong cả nước. tình trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là công tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm pháp luật thuế của cơ quan quản lí thuế chưa đuợc coi trọng đúng mục đích, tình hiều lực, hiệu quả trong thanh tra kiểm tra còn hạn chế, chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận trong việc kê khai tình thuế, hoàng thuế, miễ, giam thuế. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lí thuế trong thanh tra, kiểm tra chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng, thậm chí chưa có ranh giới phân biệt giữa thanh tra và kiểm tra thuế, Pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc đánh giá, phân loại đối tượng cần thanh tra, kiểm tra dẫn đến công tác thanh tra kiểm tra còn tràn lan gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh không vi phạm và gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước.Thế nhưng, chương trình xây dựng pháp luật năm 2006 theo Nghị quyết của Quốc hội vào cuối năm 2006 dự luật về quản lí thuế đã được hoàn thiện trình Quốc hội xem xét và ban trong đó có quy định các nội dung về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế, tạo khuôn khổ pháp lí để luật và các chính sách thuế được tổ chức thực hiện ngày càng tốt hơn và ngày càng đi vào cuộc sống.
Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế được quy định chủ yếu tại các văn bản luật sau đây (đọc văn bản):
Chương X và chương XII Luât quản lí thuế của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
Nghị định của chính phủ số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử lí vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Nghị định của chính phủ số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lí thuế. Được sửa đổi bổ sung tại nghị định chính phủ số 106/2010/NĐ-CP.
2.Một số điểm mới trong quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế so với trước khi luật quản lí thuế ra đời:
- Thứ nhất, luật quản lí thuế đã quy định các nguyên tắc cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế (Đ75 luật quản lí thuế 2006) và nguyên tăc xử lí vi phạm pháp luật thuế ( Đ104 luật quản lí thuế 2006 và Đ2 Nghị đinh CP số 98/2007/NĐ-CP) nhằm định hướng cho việc đổi mới nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế và xử li vi phạm. Theo đó, đối tượng của thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế không dàn trải như trước mà chủ yếu tập trung vào những đối tượng có vấn đề thông qua việc phân tích thông tin về đối tượng đó.
- Thứ hai, có sự phân biệt rõ ràng giữa thanh tra thuế ( các vấn đề liên quan đến thanh tra thuế được quy định tại mục 2 chương 10 LQLT) và kiểm tra thuế (được quy định tại mục 3 chương 10 LQLT) đồng thời nêu rõ các hành vi nào được xem là hành vi vi phạm pháp luật thuế (đ103 LQLT)
- Thứ ba, luật cũng như các văn bản hướng dẫn quy định rất đầy đủ, chi tiết đồng thời khá khá toàn diện bao quát hết mọi trường hợp, nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra thuế cũng như xử lí vi phạm về pháp luật thuế. Kiểm tra thuế được quy định từ điều 77 đến điều 80; thanh tra thuế được quy định từ điều 81 đến điều 87 của LQLT (đọc luật quản lí thuế); nội dung của xử lí vi phạm pháp luật thuế được quy định từ điều 105 đến điều 115 bao các vấn đề như xử phạt đối với từng hành vi vi phạm, thẩm quyền, thời hiệu, việc miễn xử phạt vi phạm; xử lí với từng đối tượng khác nhau và các hướng dẫn tại các nghị định đã nêu trên.
- Thứ 4, có quy định rõ ràng về việc xử li kết quả kiểm tra thuế thanh tra thuế. Xuất phát tư mục đích, yêu cấu của công tác kiểm tra thanh tra thuế, Luật quản lí thuế có quy định về việc xử kí kết quả kiểm tra thanh tra thuế cụ thể như sau:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lí thuế ra quyết định xử lí về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơ quan quản lí thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan quản lí thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.
Rõ ràng, luật quản lí thuế được ban hành tạo nhiều thay đổi trong công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm về thuế. Những thay đổi đó dẫn đến công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế đạt được những thành tự đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại. Sau đây ta sẽ tìm hiểu thực trang vấn đề nay:
III. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế ở nước ta hiện nay:
1.Những thành quả đạt được:
Luật quản lí thuế ra đời cùng với những quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm đã tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để cả nước cùng chung tay gánh vác nhiệm vụ công tác thuế, tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện, tích cực cả từ phía cơ quan quản lý thuếvà người nộp thuế. Sau đây là một số thành tự đạt được:
Những kết quả nhìn thấy với việc xác định rõ các quy định về thanh tra kiểm tra thuế cũng như quy chế rõ ràng về vấn đề xử lí vi phạm về thuế đã tạo ra hàng lang pháp lý rõ ràng để nâng cao ý thức của người dân trong xã hội về việc chấp hành nghĩa vụ với NSNN. Theo đánh giá của Tổng cục Thuế, ý thức của người nộp thuế (NNT) đã có bước chuyển biến nhanh chóng. Cụ thể: Các cơ sở kinh doanh mới đã tăng nhiều và NNT đã châp hành tốt việc thực hiện đăng ký thuế; việc kê khai thuế của NNT đã được chủ động hơn, tờ khai thuế được nộp kịp thời, các nội dung, số liệu ghi trong tờ khai cụ thể, rõ ràng và chính xác hơn; tỷ lệ tờ khai chưa nộp, quá hạn hay lỗi của các loại thuế GTGT, TTĐB, TNDN đã giảm nhiều. Số thuế mới phát sinh được nộp vào ngân sách Nhà nước kịp thời; NNT có trách nhiệm hơn với số thuế còn nợ của mình... Do đó,số nợ thuế của NNT đã có xu hướng giảm nhanh. Từ sự chuyển biến này dẫn đến kết quả thu ngân sách ở hầu hết các địa phương đã cũng chuyển biến tốt hơn;
Về thanh tra thuế, kiểm tra thuế đã dựa trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro phân loại doanh nghiệp để quyết định việc thanh tra thuế đối với từng trường hợp có vi phạm pháp luật thuế hoặc có rủi ro về thuế. Việc thực hiện thanh tra theo quy định của Luật QLT vừa tập trung được nguồn lực để thực hiện công tác thanh tra đúng đối tượng theo sự phân loại tốt, chưa tốt, dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật, nhằm chống thất thu về thuế có hiệu quả hơn, và đặc biệt không làm phiền những trường hợp đã thực hiện tốt pháp luật thuế. Kết quả này thể hiện rõ qua con số: năm 2007, tổng số doanh nghiệp toàn ngành đã tiến hành thanh tra và kiểm tra tăng khoảng 25% so với năm 2006 nhưng số thuế truy thu tăng gấp 1,3 lần so với cùng kỳ năm 2006(kết quả đạt được chỉ sau 1 năm thực hiện)
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã được tăng cường trong đó chú ý một số ngành nghề, lĩnh vực như các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cửa hàng tại các địa phương, nhất là các ngành hàng ăn uống, dịch vụ, vũ trường, karaoke, massage, cà phê cao cấp, quán bar, dịch vụ cầm đồ; các doanh nghiệp kê khai lỗ nhiều năm liền. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp có ưu đãi miễn giảm thuế, nhất là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Các doanh nghiệp ngành xây dựng, kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản; các cửa hàng, chi nhánh, đại lý, kinh doanh xe ôtô và xe gắn máy, chi nhánh ngân hàng… Nhờ đó mới phát hiện và xử lí được nhiều trường hợp vi phạm pháp luật thuế như các doanh nghiệp chuyên hoạt động kinh doanh trốn hoặc gian lận về thuế, trong đó có doanh nghiệp làm thủ tục thành lập nhưng không tổ chức sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp, tiếp tay cho một số doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại. Trong năm 2010, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên toàn quốc đã xử lý truy thu thuế và phạt vi phạm hành chính về thuế số tiền 6.092,2 tỷ đồng (điều chỉnh giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là trên 4.006 tỷ đồng) tại 4.074 đơn vị. Có 35/63 cục thuế hoàn thành kế hoạch đề ra về thanh tra, kiểm tra. Số thuế truy thu và phạt tăng thêm so với kê khai là 3.219 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2009. Số tiền thuế đã phạt và nộp ngân sách là 1.730 tỷ đồng. Đồng thời, cũng trong năm 2010, toàn ngành thuế đã tổ chức thanh tra 575 doanh nghiệp lỗ trong giai đoạn 2005-2009 và truy thu thuế 212,3 tỷ đồng. Qua công tác thanh tra thuế đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm của doanh nghiệp trên các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, xây dựng, dịch vụ, thương mại và xuất khẩu. Ngoài những vi phạm thường gặp về dấu doanh thu, tăng chi phí, không khai thuế nhà thầu, xác định không đúng điều kiện ưu đãi thuế, chuyển lỗ sai quy định… đang xuất hiện những hành vi vi phạm mới như: Các doanh nghiệp cùng liên kết để điều chỉnh giá bán nội bộ, không hạch toán công trình bên chủ đầu tư không yêu cầu hóa đơn nhưng vẫn hạch toán chi phí xây dựng phát sinh…
Kết quả đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế đã cho ta nhiều dấu hiệu đáng mừng thế nhuwg bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc.
2.Những tồn tại, vướng mắc:
Qua triển khai thực hiện công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế trong những năm gần đây, công tác quản lý thuế nói chung đã có chuyển biến tích cực... Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn khá nhiều vướng mắc cần tiếp tục được giải quyết.
- Thứ nhất, thiếu vắng đội ngú thanh tra, kiểm tra viên có kinh nghiệm. Bởi luật quan lí thuế mới ban hành năm 2006, thời gian thực hiện cho đến nay là chưa lâu nên kiến thức về quản lí thuế đặc biệt trong công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm chưa được chuyên sâu và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Ở các địa phương số lượng chuyên viên chính, kiểm soát viên chính quá ít nên chưa đủ lực lượng để tổ chức các đoàn thanh tra thuế.
- VIệc thanh tra, kiểm tra để xử lí vi phạm còn rất chậm trế nhất là các vụ vi phạm luật thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử rất chậm. nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng là do thiếu nhân lực, thiếu thông tin về quản lí thuế, không chuyên sâu về nghiệp vụ quản lí thuế, không chuyên sâu về nghề nghiệp vụ quản lí thuế cho nên gặp nhiều khó khăn trong việc điều tra, truy tố xét xử loại tội phạm này. Điều này còn làm giảm tác dụng giáo dục cũng như phòng ngừa đối với loại tội phạm này.
- Cơ chế tự khai tự nộp cũng gây khó khăn trong quá trình thanh tra kiểm tra và xử lí vi pham về thuế. Đối với người nộp thuế, đặc biệt là các hộ kinh doanh do kiến thức hạn chế, lại phân tán rộng trên địa bàn khác nhau nên việc tiếp cận theo phương thức quản lý thuế mới bước đầu còn nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia, vướng mắc lớn nhất hiện nay của cả người nộp thuế và cơ quan thuế là chưa có đủ cơ sở hạ tầng phục vụ việc khai thuế "điện tử" nên người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế (bản giấy) cho cơ quan thuế. Tâm lý người nộp thuế nói chung là đợi đến khi gần hết hạn mới nộp hồ sơ do đó có tình trạng chen chúc tại cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế khi sắp đến hạn trong khi đó bộ phận nhận hồ sơ khai thuế tuy đã được tăng cường nhưng ở một số cơ quan thuế chưa thể đáp ứng yêu cầu được phục vụ chu đáo của người nộp thuế, có ngày ở những đô thị lớn phải tiếp nhận đến hàng trăm ngàn bộ hồ sơ khai thuế. Mặt khác, luật chỉ cho thời hạn xử lí thông tin khai thuế là không quá 3 ngày vậy nên khó có thể xử lí thông tin một cách kĩ lưỡng. Đây là vấn đề mang tính pháp lí cao nhưng chưa được quy định rõ.
- Đối tượng cần thanh tra, kiểm tra chủ yếu được xác định bởi việc phân tích thông tin về người nộp thuế và các thông tin có liên quan khác. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ quan thuế chưa thể xây dựng được hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, chính xác toàn diện và chưa đưa ra được những tiêu thức đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế. Vấn đề đặt ra là mức độ tin cậy của những thông tin đầu vào này được đảm bảo đến đâu? Đây cũng là vấn đề cần được giải quyết kịp thời.
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế có nơi, có lúc còn gặp khó khăn như người nộp thuế vi phạm nhưng không để số dư tiền gửi ngân hàng nên các biện pháp cưỡng chế như trích tiền gửi tại ngân hàng không thực hiện được, tình trạng mua bán sử dụng hoá đơn bất hợp pháp vẫn còn tồn tại, thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến…
Như đã nêu trên thì công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm trong pháp luật thuế vẫn còn những điểm hạn chế vướng mắc, cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để công tác này đạt hiệu quả cao hơn.
VI. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện:
- Thứ nhất, để công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế được thực hiện dễ dàng và có hiệu quả cần phải bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ làm côn tác thanh tra, kiểm tra về cả nghiệp vụ lẫn đạo đức nghề nghiệp, tổ chức việc đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức thuế; tập trung việc đào tạo để cấp chứng chỉ thanh tra viên cho lực lượng thanh tra thuế. Đồng thời cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công tác hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt hỗ trợ về kiến thức nghiệp vụ thuế và nghiệp vụ kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp mới thành lập, tránh những sai sót không đáng có để tập trung giải quyết những vấn đề, vụ việc nghiêm trọng hơn.
- Thứ hai, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi nợ, giảm thiểu nợ chây ỳ, đặc biệt tập trung thanh tra các đơn vị lớn, có rủi ro cao về thuế, cơ quan thuế các cấp phái nhanh chóng triển khai xây dựng kho dữ liệu thông tin về người nộp thuế, thông tin về quản lý thu thuế và thông tin liên quan từ các ngành khác để cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chính xác, phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp.
- Thứ ba, Ngành thuế cũng sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm; đồng thời tiếp tục hoàn thiện và ban hành các Thông tư liên tịch về cung cấp và trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, xem đây là các quy định pháp quy cụ thể về trách nhiệm của từng cơ quan nhằm mục đích đưa công tác quản lý thuế đi vào nề nếp, đúng theo yêu cầu của Luật.
- Thứ 4, hiện đại hóa công tác quản lí thuế nói chung và thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm pháp luật thuế nói riêng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lí thuế giúp công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm dễ tiếp cận hơn từ phía người nộp thuế và dễ quản lí hơn từ phía cơ quan có thẩm quyền. Cần nhanh chóng triển khai xây dựng kho dữ liệu thông tin về NNT, thông tin về quản lý thuế và thông tin liên quan từ các ngành khác nhằm cung cấp kịp thời, chính xác phục vụ công tác nghiệp vụ, quản lý và chỉ đạo của các cấp. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp với sự tăng trưởng về quy mô và số lượng người nộp thuế, ngành Thuế tỉnh cần quan tâm đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và có sự kết nối liên thông giữa người nộp thuế với cơ quan quản lý thuế cũng như với hệ thống ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Đồng thời nâng cấp hệ thống phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý thuế; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng từ cục đến chi cục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế, giúp người nộp thuế hiểu được khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực kinh tế đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo luật định.
- Cuối cùng là hoàn thiện các vấn đề pháp lí như ban hành các Thông tư liên tịch về cung cấp và trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan để công tác quản lý thuế đi vào nề nếp, đúng theo yêu cầu của Luật Quản lý thuế. Hoàn thiện chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn trình Chính phủ ban hành nghị định mới về hoá đơn bán hàng trong đó quy định các DN sử dụng hoá đơn tự in; đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các giao dịch trong sản xuất kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua Ngân hàng nhưng có lộ trình hợp lý…
C. Kết luận:
Năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015, ngành Thuế sẽ phấn đấu thực hiện tổng thu nội địa tối thiểu tăng gấp 1,9 lần so với giai đoạn 2006 - 2010; tỷ lệ huy động bình quân từ thuế, phí đạt khoảng 22 - 23% GDP; thu sản xuất kinh doanh trong nước (không kể thu từ dầu thô, từ đất đai) tăng từ 2 - 2,2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng thu bình quân hàng năm tăng từ 15 - 16%/năm. Tỷ trọng nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trong nước (không kể thu từ dầu thô) trong tổng thu NSNN phấn đấu chiếm 68 - 70%. Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, tiếp tục rà soát, cải cách TTHC thuế. Tăng cường kỷ cương kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Hoàn thành và hoàn thành vượt tiến độ đối với những đề án, công việc đã đề ra đến năm 2015, làm tiền đề, động lực quan trọng góp phần hoàn thành thắng lợi Chiến lược Phát triển ngành Thuế giai đoạn 2011 - 2020, phấn đấu đến năm 2020 đưa ngành Thuế Việt Nam sánh ngang tầm với các nước tiên tiến của khu vực và châu Á. Muốn đạt được kế hoạch nêu trên thì công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế cần phải đẩy mạnh hơn nữa để đạt được kết quả như mong đợi.
Danh mục tài liệu tham khảo:
Giáo trình luật thuế Việt Nam NXB công an nhân dân
Văn bản pháp luật môn luật tài chính (văn bản thuế)
Vũ Văn Cương và Vũ Ngọc Hà, “Pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam”, Tạp chí luật học số 5/2009
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận Luật tài chính- thực trạng và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay trong vần đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật th.doc