Tiểu luận lý luận về cải cách hành chính quốc gia
Theo nghĩa thông thường, HC được hiểu: 1) Hoạt động quản lí chuyên nghiệp của nhà nước đối với xã hội. Hoạt động đó và sự quản lí đó nằm trong phạm vi quyền hành pháp, được thực hiện bởi một bộ máy quan chức chuyên nghiệp. Một mặt nó là một bộ phận của quyền lực chính trị, có mối liên hệ mật thiết với quyền lực chính trị, quyền lập pháp và quyền xét xử phục vụ chính trị; mặt khác nó độc lập tương đối so với các bộ phận đó về tính chất phục vụ lợi ích công cộng. 2) Tổng thể các cơ quan chấp hành - hành chính của nhà nước bao gồm chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc các bộ và uỷ ban nhân dân các cấp. 3) Ban giám đốc, ban lãnh đạo các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các xí nghiệp. 4) Cán bộ (nhân viên) điều hành của cơ quan, tổ chức. HC còn được hiểu theo nghĩa hẹp là công tác nghiệp vụ như bảo đảm trật tự an toàn xã hội, hộ tịch, hộ khẩu; các công tác sự vụ bảo đảm hoạt động thường ngày, trật tự, nền nếp chung trong cơ quan tổ chức nào đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu-luan-ly-luan-ve-cai-cach-hanh-chinh-quoc-gia.pdf