Tiểu luận Lý luận xã hội hóa giáo dục

Trước hết xin nói về vai trò của giáo dục đối bản thân của mỗi con người nói chung. Sách Nho giáo đã nói “ngọc bất giũa bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, có nghĩa là ngọc mà không mài giũa cũng chỉ là là một hòn đá mà thôi, cũng như người có tài giỏi đến đâu đi chăng nữa mà khôngcó học thì cũng không biết đến triết lý sống trên đời như thế nào, cũng sẽ thành người vô dụng. Giáo dục là một quan hệ xã hội. Nên giáo dục góp phần rất quan trọng tạo nên bản chất của con người. Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng đối với con người. Vậy đối với sự di động xã hội của con người giáo dục có những vai trò sau đây.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận xã hội hóa giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………….. ---------- TIỂU LUẬN Lý luận xã hội hĩa giáo dục MỞ ĐẦU Xã hội học phát sinh từ châu Aâu vào những năm đầu thế kỷ 20 tìm thấy ở Bắc Mỹ , đặc biệt ở Hoa Kỳ.Dưới sức ép của sự biến đổi nhanh chóng do quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa , đã thúc đẩy tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu xã hội học có tính chất thực nghiệm và cũng đã hình thành nhiều trường phái xã hội học . Sau thế chiến thứ II và mãi đến những năm của thập niên 90 , xã hội học càng phát triển với nhiều lý thuyết , nhiều trường phái đa dạng như : Xã hội học Mỹ với các lý thuyết như : Xã hội học phê phán , lý thuyết “ dán nhãn “, lý thuyết “ đóng kịch “ ,… Xã hội học Pháp hồi sinh với “ tứ trụ “ như : Lý thuyết “ hành động “, lý thuyết “ cá nhân “,… Xẫ hội học Đức vẫn với các truyền thống duy nghiệm , Mác-xít và hiện tượng luận ,… Xã hội học cổ điển và xã hội học hiện đại đa dạng như vậy , khi phân tích dựa trên các nguyên lý , các cấp độ nghiên cứu và nội dung nghiên cứu xã hội học . Khi dựa trên các nguyên lý , họ xem các sự kiện xã hội , các hiện tượng tập thể là ở bên ngoài cá nhân .Do đó ta có thể nghên cứu chúng một cách quan như nghiên cứu các sự vật và không quan tâm đến những động cơ cá nhân đây là khuynh hướng tiếp cận theo lối duy khách thể . Còn khuynh hướng tiếp cận theo duy chủ thể cho rằng nghiên cứu hiện tượng xã hội từ những ý nghĩa mà cá nhân gán cho những hiện tượng này . Khi dựa trên cấp độ nghiên cứu , có thể phân biệt 3 cấp độ nghiên cứu trong xã hội học như sau : Xã hội học vi mô ( micro sociology ), quam tâm đến các hành vi xảy ra ở cấp độ cá nhân và trong các nhóm nhỏ . Xã hội học ở mức độ trung mô , ( middle level ), quan tâm đến việc nghiên cứu các cơ cấu xã hội xem chúng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của những người đang tham gia các cơ cấu xã hội đó như thế nào ?. Xã hội học vĩ mô ( macro sociology ), giải thích các quá trình xã hội ảnh hưởng thế nào đến dân cư , đến các giai cấp xã hội và đôi khi đến cả toàn thể xã hội . Khi dựa vào các chủ đề , các nội dung nghiên cứu có thể phân ra thành các huynh hướng nghiên cứu về sự hội nhập của xã hội , về sự bất bình đẳng , sự thống trị trong xã hội và về mối quan hệ xã hội tác động qua lại . Trong xã hội học có xã hội học giáo dục . Xã hội học giáo dục có phạm vi rất rộng từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô . Hệ thống tri thức xã hội giáo dục rất phong phú , mang nhiều màu sắc khác nhau của xã hội đa dạng . Xã hội học giáo dục là một chuyên ngành còn non trẻ , nhất là còn mới mẻ đối với Việt Nam , nhưng nó đang phát triển mạnh mẻ do sự phát triển của bản thân khoa học , do nhu cầu của thực tiễn giáo dục và do hiệu quả giải quyết thiết thực của nó đối với các vấn đề xã hội. Môn xã hội học giáo dục được học trong chương trình sau đại học với thời gian 30 tiết thì khơng thể nêu lên hết những vấn đề của xã học giáo dục, nhưng với sự hướng dẫn nhiệt tình của GS-TS Lê Sơn, Thầy đã truyền đạt cho người nghiên cứu cùng các thành viên trong lớp những chủ đề cơ bản nhất của xã hội học giáo dục để làm hành trang tri thức bước vào con đường nghiên cứu khoa học giáo dục của bản thân sau nay. Trong các chủ đề được thầy hướng dẫn trên lớp và giao nhiệm vụ nghiên cứu thì người nghiên cứu tâm đắc nhất là 2 chủ đề “ Xã hội hóa cá nhân là gì ? Vai trò của truyền thông đại chúng ? tích cực , tiêu cực ” và “Tính di động xã hội và vai trị của giáo dục trong sự di động cá nhân”, nên trong nội dung bài tiểu luận này người nghiên sẽ trình bày những gì mình tìm hiểu được. Cấu trúc bài tiểu luận này sẽ chia làm phần như sau: I. Mở đầu . II. Nội dung : 1. Xã hội hóa cá nhân là gì ? Vai trò của truyền thông đại chúng ? tích cực , tiêu cực . 2. Tính di ộng xã hội và vai trị của giáo dục trong sự di động cá nhân . III. Kết luận. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ nhận thức và khả năng tìm to Ji thông tin dữ liệu cịn chưa cao nên chắc chắn không tránh những sai sĩt, nên người nghiên cứu rất mong được sự đĩng gĩp ý kiến của Thầy các đồng nghiệp. NỘI DUNG Câu 1 : Xã hội hóa cá nhân là gì ? Vai trò của truyền thông đại chúng ? tích cực , tiêu cực . I. Xã hội hóa cá nhân : Khái niệm xã hội hóa đã được các nhà xã hội học sử dụng để mô tả những phong cách mà con người học hỏi tuân thủ theo các chuẩn mực , các giá trị , các vai trò mà xã hội đã đề ra . Và quá trình xã hội hóa này tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách con người . Xã hội hóa là quá trình con người tiếp thu nền văn hóa của xã hội trong đó con người được sinh ra , quá trình mà nhờ nó con người đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân , họ học cách suy nghĩ và ứng cử được coi là thích hợp trong xã hội . Đó cũng gọi là quá trình học hỏi xã hội , tiếp thu xã hội , thích ứng xã hội . Xã hội hóa là quá trình liên tục diễn ra suốt cuộc đời con người . Chúng có thể phân ra ba giai đoạn chính :  Xã hội hóa lần thứ nhất diễn ra trong gia đình kể từ khi đứa bé sơ sinh được dạy dỗ để trở thành một con người xã hội .  Xã hội hóa lần thứ hai khi đứa bé rời gia đình để đi học , chịu sự tác động của học đường và nhóm bạn thân cùng tuổi .  Xã hội hóa khi thành niên , là quá trình qua đó cá nhân học những chuẩn mực liên quan đến những vị thế xã hội mới , như vị trí của người chồng , người vợ , của nhà báo , của nhà chính trị hay vị trí của người ông bà ,… Trong phạm vi xã hội học , người ta có thể đứng từ góc độ khác nhau , mặc dù không mâu thuẫn với nhau , từ ý muốn nhấn mạnh khía cạnh này hoặc khía cạnh khác … mà có những định nghĩa không hoàn toàn giống nhau khi nói về xã hội hóa cá nhân . Nói một cách “ hàn lâm “ thì quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội ( tập thể ) trong đó cá nhân học hỏi và thực hành những tri thức , kỹ năng , những phương thức cần thiết để hội nhập với xã hội . Có tác giả coi xã hội hóa cá nhân là một diễn tiến ảnh hưởng tương hỗ giữa một người này và một người khác . Kết quả là sự chấp nhận những khuôn mẫu tác phong xã hội và thích nghi với những khuôn mẫu đó . Có thể mô tả xã hội hóa theo hai quan niệm : Quan niệm khách quan là xã hội ảnh hưởng đến cá nhân và quan niệm chủ quan là cá nhân đáp ứng lại xã hội. Giáo dục là bộ phận của quá trình xã hội hình thành và phát triển nhân cách , nó nhấn mạnh những nhân tố tác động có mục dích , có tổ chức . Việc tổ chức quá trình đó chủ yếu do những người có kinh nghiệm , có chuyên môn gọi là những nhà giáo dục , nhà sư phạm đảm nhiệm . Nơi tổ chức quá trình đó một cách có hệ thống , có kế hoạch nhất là nhà trường . 1. Nội hàm cơ bản của xã hội hóa cá nhân : a. Xã hội hóa cá nhân là quá trình tiếp thu văn hóa xã hội , nhấn mạnh những kinh nghiệm xã hội . Các nhà xã hội học ngày càng chú trọng tới văn hóa , một mặt cơ bản của đời sống xã hội và con người ở mọi không gian và thời gian .Văn hóa bản thân nó là một tổng hợp rộng lớn bao trùm lên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội . Nói cách khác , phải xem xét văn hóa với tư cách hệ thống , hệ thống phức hợp chung , đồng thời nó cũng chính là hệ thống bao gồm các cơ cấu , các kỹ thuật , các thể chế , các chuẩn mực , các giá trị , hệ tư tưởng và các huyền thoại …. Xã hội hóa thuộc phạm trù hình thành và phát triển nhân cách . Đó là quá trình tiếp thu và tích cực biến đổi sức mạnh bản chất của con người , nó được đối tượng hóa trong nền văn hóa xã hội , bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần . Xã hội hóa là quá trình tiếp thu và tái tạo những kinh nghiệm xã hội của cá nhân thông qua lao động và giao lưu . Xã hội hóa cho phép con người nhận thức toàn diện hiện thực xã hội xung quanh , chiếm lĩnh những kỹ năng hoạt động của cá nhân và tập thể , hấp thu văn hóa con người . Xã hội hóa diễn ra trong hoàn cảnh chịu sự tác động tự phát của những yếu tố khác nhau thậm chí đối lập nhau . Kinh nghiệm xã hội là một dạng tri thức , là kết quả của một quá trình nhận thức . Kinh nghiệm xã hội ám chỉ một sự hiểu biết có tính chất kinh nghiệm mà cá nhân tiếp thu được trong khi tiếp cận trực tiếp với môi trường tự nhiên và xã hội của mình . Sự hiểu biết mang tính chất kinh nghiệm làm tiềm đề để đi sâu vào lý luận , vào đối tượng nhận thức và làm khâu trung gian giữa lý luận và thực tiễn . Tất cả những kinh nghiệm xã hội này tạo nên khung cảnh quy chiếu của nhóm xã hội và cá nhân trong nhóm đó . Nó là khởi điểm cho sự xem xét , phán đoán và ứng xử của cá nhân với thế giới bên ngoài . Kinh nghiệm xã hội đó nằm trong môi trường xã hội , nó được thể hiện ra và cũng được tiếp thu qua các mối quan hệ xã hội trong môi trường , đặc biệt là môi trường vi mô . b. Xã hội hóa cá nhân là quá trình tiếp thu những giá trị xã hội , những chuẩn mực xã hội . Lý thuyết về giá trị , đặc biệt có ý nghĩa trong vấn đề xã hội hóa cá nhân . Người ta vận dụng cách tiếp cận giá trị khi xem xét vấn đề này . Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội , nhóm xã hội và cá nhân . Nó phản ánh mối quan hệ chủ thể và khách thể , được đánh giá xuất phát từ những điều kiện xã hội , lịch sử cụ thể xã hội và phụ thuộc vào sự phát triển của nhân cách . Khi được nhận thức , đánh giá , lựa chọn thì giá trị trở nên một trong những đoongj lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định . Có giá tri , thang giá trị , định hướng giá trị . Có giá trị vật chất và giá trị tinh thần , có giá trị và phản giá trị ,… Giáo dục thế hệ trẻ hay xã hội hóa cá nhân học sinh là nói về sự tiếp thu những giá trị xã hội , những giá trị tích cực và được thể hiện đầy đủ , cụ thể trong mục tiêu đào tạo của nhà trường . Nói về chuẩn mực xã hội là nói đến những tiêu chuẩn về hành vi được quy định trong quan hệ giữa mọi người trong xã hội những chuẩn mực này là điều kiện để kiến lập các mối quan hệ thúc đẩy những tác động tương hỗ có hiệu quả giữa các cá nhân trong quá trình hoạt động phối hợp làm cho cá nhân có trách nhiệm về những hành vi của mình . Người ta cũng nói ở đây về sự tuân thủ những phong tục , tập quán , qui ước ,….những chuẩn mực này đánh giá , điều chỉnh những hành vi của mình và của người khác , so sánh chúng với những chuẩn mực , lựa chọn những hình thức cần thiết cho hành vi , sàng lọc những hình thức không thể chấp nhận được , tiến tới cũng cố mối quan hệ của mình với người khác . Việc thực hiện những chuẩn mực xã hội đó có sự kiểm tra của xã hội . c. Xã hội hóa chính là sự luyện tập , học hỏi , làm tốt các vai trò xã hội , thực hiện sự hòa nhập và đời sống cộng đồng . Khái niệm vai trò được dùng rộng rãi trong xã hội và tâm lý học xã hội . Nó được dùng như một trong những yếu tố căn bản để lý giải các quan hệ xã hội giữa cá nhân và cấ nhân , giữa cá nhân và tập thể xã hội . Khái niệm vai trò xã hội được hiểu gần với những khái niệm khác như : Chức năng , nhiệm vụ , nghĩa vụ , quyền vị thế , vị trí xã hội ,… Có thể coi vai trò như một tập hợp những ứng xử của mỗi cá nhân mà người khác trông chờ ở họ . Mỗi thành viên trong các nhóm , tập thể , tổ chức có những vai trò xã hội và phải thực hiện những vai trò nhất định . Vai trò không phải là một cái gì có sẳn , mà nó là kết quả của một quá trình tập luyện của cá nhân một cách có ý thức hoặc có khi không có ý thức . Vai trò gắn liền với quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân , là quá trình và cũng là kết quả , mục tiêu của xã hội hóa cá nhân . Chính việc thực hiện các vai trò xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân trở thành thành viên của các nhóm xã hội , thành viên của cộng đồng . Và mỗi cá nhân tất yếu thông qua việc thực hiện các vai trò xã hội mà hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng . Đến lượt nó , cuộc sống cộng đồng lại tiếp tục và liên tục tham gia vào quá trình xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa . Vấn đề vai trò xã hội rất phong phú về tri thức và rất có ý nghĩa đối với cá nhân . Nó liên quan đến lý thuyết về vai trò xã hội , cương vị , vị trí xã hội và các khái niệm khác , kể cả khái niệm vai trò xã hội và vai trò liên nhân cách . d. Cá thể hóa : Nhấn mạnh lại một lần nữa , khi ta nói đến xã hội hóa cá nhân tức là nói tới sự gắn liền nó với cá thể hóa , cho nên thường nói “ xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa “. Khi nói “ xã hội hóa cá nhân “ là tạm tách ra để phân tích , hơn nữa để tránh lầm lẫn với một thuật ngữ đã được dùng trong các tài liệu , báo chí gần đây như : Xã hội hóa thể dục thể thao , xã hội hóa y tế ,… Việc tách ra cá thể hóa cũng chỉ là tạm thời trừu tượng hóa trong thao tác tư duy và nghiên cứu . Phạm trù hình thành và phát triển nhân cách , cũng như xã hội hóa cá nhân gắn với cá thể hóa , người trình bày đã phân tích ở trên . Cá thể hóa là quá trình và cũng là kết quả của sự thống nhất trong xã hội , những qui định về giá trị và chuẩn mực , những mong chờ các hành vi nhất định của cá nhân . Đó là sự xuất hiện của phẩm chất cá nhân và chất lượng công việc cần thiết cho việc thực hiện tốt các vai trò xã hội .Với những đặc điểm về nhu cầu , về các tính cách và phong cách hoạt động của cá thể , có nghĩa là 1 hình thức nhân cách hóa quá trình thực hiện các chức năng xã hội . Thực hiện việc cá thể hóa nhờ tính linh hoạt mền dẻo của các cá thể , khả năng hoạt động riêng , độc đáo , việc tính đến những đặc trưng của tình huống , các tính cách của cá nhân thể hiện trong tính sáng tạo , những phương thức , phương pháp và hình thức hoạt động cụ thể của cá nhân . Nói cá thể hóa là nói đến vai trò chủ quan , tính chủ động , cái riêng trong quá trình xã hội hóa . Cá thể hóa liên quan đến những yếu tố bản chất con người về mặt sinh lý – tâm lý – xã hội . Ca thể liên quan đến nội dung các khái niệm “ nhập nội “ ( Nội tâm hóa ), sự tự thể hiện ( thể hiện ra bên ngoài ), sự thích nghi chủ động , sự điều ứng ,… 2. Cơ chế , phương tiện xã hội hóa . a. Cơ chế : Xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa phụ thuộc phạm trù hình thành và phát triển nhân cách . Về cơ chế xã hội hóa này , ở con người Việt Nam cần nhấn mạnh như sau : Những điều kiện sinh học , những điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi hơn . Những điều kiện kinh tế – xã hội thỏa mãn quyền lợi và những nhu cầu cơ bản nhất của con người . Những điều kiện văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách nói chung , đặc biệt lối sống cá nhân và nhóm xã hội . Một nền giáo dục thực sự tiên tiến và mang truyền thống dân tộc tốt đẹp , ngày càng phát huy tác dụng và được phát triển . Những điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế …. b. Các môi trường , hình thức , phương tiện xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa . Xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa diễn ra suốt đời người một cách liên tục , nhưng ở mỗi lứa tuổi , mỗi quá trình chịu tác động của nhưng phương tiện , điều kiện ưu trội , đặc biệt là các thiết chế , các môi trường xã hội hóa . Gia đình và xã hội hóa : Con người sống trong môi trường xã hội đầu tiên là gia đình . Ngay từ khi hình thành , thai nhi đã lệ thuộc mật thiết vào bố mẹ . Nó nằm trong lòng mẹ về mặt sinh học , nhưng đồng thời nó thừa hưởng di truyền về mặt xã hội . Gia đình là cái nôi cần thiết cho sự phát triển của trẻ , làm cho sự trưởng thành sinh học của nó và những mối liên hệ của nó phù hợp với môi trường . Đó là giai đoạn xã hội hóa đầu tiên . Điều hết sức quan trọng của quá trình xã hội hóa trong khuôn khổ gia đình là hình thành những liên hệ tình cảm , một trong những nền tảng để hình thành nhân cách . Nhà trường và xã hội hóa : Tiếp nhận tri thức , kỹ năng , phương pháp thái độ đối với thế giới khách quan , cần thiết để làm một công việc tay chân hay trí óc trong xã hội , nghĩa là đóng một vai trò và thực hiện một chức năng trong xã hội , đó là một trong những hình thức chủ yếu của xã hội hóa . Trường học là một trong những thiết chế xã hội hóa quan trọng nhất đối với thanh thiếu niên . Xãõ hội hóa và xã hội hóa cá nhân : Bản thân thuật ngữ xã hội hóa cá nhân đã chỉ ra vai trò bao quát rộng lớn , sâu sắc , liên tục của xã hội trong việc thực hiện chức năng này . Trong đó gia đình và nhà trường chỉ là những bộ phận nhất định của hệ thống cấu trúc xã hội. Qui luật về tính qui định xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách đã khẳng định điều đó . Xã hội học càng phát triển , trẻ em càng trưởng thành với những hoạt động và giao lưu càng mở rộng vượt khỏi khuôn khổ gia đình và nhà trường thì tác động xã hội hóa của xã hội càng lớn .Yêu cầu các bước của quá trình xã hội hóa cá nhân và có những vấn đề lớn đặt ra cho xã hội , trong đó “ Giáo dục xã hội “ là một vấn đề quan trọng . Vấn đề phi xã hội hóa , vấn đề lệch chuẩn nhân cách ,… có nhiều nguyên nhân , do nhiều yếu tố tác động cả về chủ quan lẫn khách quan . II. Xã hội hóa công tác giáo dục : Xã hội hóa công tác giáo dục trở thành một thực tiễn giáo dục phong phú . Vấn đề xã hội hóa là phương thức công tác đang được sử dụng trong nhiều ngành và được đưa vào các tài liệu văn bản chính thức . Xa hội hóa công tác giáo dục thuộc phạm trù cách làm giáo dục ( phương thức , hình thức , con đường hay phương pháp ). Vì vậy khi nói xã hội hóa công tác giáo dục tức là nói xã hội hóa sự nghiệp giáo dục . 1. Các hình thức xã hội tham gia giáo dục :  Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho giáo dục , giải quyết các điều kiện làm giáo dục .  Đa dạng hóa các hình thức học tập , các loại hình nhà trường thích nghi yêu cầu của cơ chế kinh tế xã hội mới .  Phát triển qui mô giáo dục : Phổ cập giáo dục , xóa nạn mù chữ , phát triển số lượng chất lượng , chống lưu ban , bỏ học ,… Nâng cao hiệu quả đào tạo .  Xây dựng môi trường giáo dục .  Tham gia vào quá trình giáo dục : Cụ thể hóa mục tiêu đào tạo , xây dựng “ Phần mền “ trong nội dung giáo dục , chương trình ngoại khóa và giáo dục ngoài nhà trường , công tác thực hành ,… 2. Thể chế hóa sự tham gia của xã hội vào công tác giao dục :  Nguyên tắc về tính thống nhất , liên tục và toàn vẹn của quá trình giáo dục .  Các phương thức hoạt động tham gia , công tác , hợp tác cũng làm giáo dục : liên kết , cam kết , thỏa thuận .  Cơ chế : Hệ thống các thành tố của cấu trúc liên kết . Hệ thống các mối liên hệ . Nguyên tắc liên kết – quan hệ . Thể chế hóa mô hình quản lý ,.. Vai trò của truyền thông đại chúng ( Mass media ). Trong cuộc sống có khi con người bị cuốn theo những tiện dùng để truyền thông thông tin đại chúng , ví dụ như có người có khi nghiện truyền hình .Con người chưa ý thức được các vấn đề xã hội ( “ Hiệu ứng bầy đàn “ , xuất phát từ động vật ) như chương trình truyền thông quảng cáo khiến con người mua cái mình không cần . Mất bình đẳng trong cuộc sống . Mức độ phát triển về kinh tế , mật độ dân cư , dân trí của các nơi cư trú không đồng đều ảnh hưởng đến truyền thông như đất miền Bắc có nhiều người học giỏi hơn đất đồng bằng Sông Cửu Long , đó cũng là cái để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển . Câu 2 : Tính di động xã hội và vai trị của giáo dục trong sự di động cá nhân. I. Khái niệm về tính di động xã hội Trong những xã hội mở rộng con người cĩ thể dễ dàng vượt qua ranh giới giữa các tầng lớp xã hội. Việc di chuyển từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác gọi là di động xã hội. Cĩ các loại di động xã hội sau: Sự di chuyển dọc: Là sự di chuyển lên hay xuống. Ví dụ một người nghèo do làm ăn trở nên giàu cĩ, cĩ thể trở thành người của tầng lớp thượng lưu. Sự di chuyển ngang: Là sự thay đổi nghề nghiệp bên trong cùng một tầng lớp. Như trong tầng lớp trí thức, một người cĩ thể chuyển từ nghề giáo viên sang nghề viết văn. Sự di chuyển liên thế hệ : Đĩ là sự di chuyển từ đời cha sang đời con, nghề của cha, địa vị xã hội của cha được chuyển sang đời con, giống như trong câu tục ngữ : “ Cha truyền con nối ” Sự di chuyển nội thế hệ: Đĩ là sự di chuyển bên trong một thế hệ, anh chuyển sang cho em, bạn bè di chuyển nghề nghiệp, vị trí xã hội cho nhau. Sự di chuyển cơ cấu: Đĩ là sự di chuyển cơ cấu nghề nghiệp cơ cấu kinh tế Sự di chuyển khơng gian: Đĩ là sự thay đổi khơng gian sống, khơng gian làm việc từ vùng này sang vùng khác do một lý do nào đĩ. II. Vai trị của giáo dục trong sự di động cá nhân Trước hết xin nĩi về vai trị của giáo dục đối bản thân của mỗi con người nĩi chung. Sách Nho giáo đã nĩi “ngọc bất giũa bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, cĩ nghĩa là ngọc mà khơng mài giũa cũng chỉ là là một hịn đá mà thơi, cũng như người cĩ tài giỏi đến đâu đi chăng nữa mà khơng cĩ học thì cũng khơng biết đến triết lý sống trên đời như thế nào, cũng sẽ thành người vơ dụng. Giáo dục là một quan hệ xã hội. Nên giáo dục gĩp phần rất quan trọng tạo nên bản chất của con người. Qua đĩ ta thấy được vai trị quan trọng đối với con người. Vậy đối với sự di động xã hội của con người giáo dục cĩ những vai trị sau đây. 1. Giáo dục cĩ thể thay đổi tầng lớp, giai cấp, địa vị xã hội (di chuyển dọc) Nguồn lực con người luơn ở dạng tiềm năng, nếu được đặt vào điều kiện thích hợp cộng với sự giáo dục đúng đắn thì con người sẽ giải phĩng được tiềm năng của mình, biến nĩ thành vốn nhân lực phục vụ xã hội. Con người ở bất kỳ địa vị nào, tầng lớp nào đều cũng cĩ tiềm năng này. Chính giáo dục là yếu tố đầu tiên giúp con người tự giải phĩng bản thân mình. Lịch sử đã chứng minh biết bao con người đã thành đạt, từ một người nơng dân tay lấm chân bùn, nhờ sự giáo dục đúng đắn và nỗ lực bản thân đã trở thành các quan chức cấp cao, hay trở thành người giàu cĩ. Nhờ giáo dục mà những người này đã chuyển từ địa vị thấp sang địa vị cao trong xã hội. 2. Giáo dục cĩ thể thay đổi nghề nghiệp (di chuyển cơ cấu nghề nghiệp) Như đã nĩi ở trên, năng lực con người là tiềm ẩn, chỉ khi nào được kích hoạt đúng lúc thì năng lực đĩ mới được thấy. Ở điểm này giáo dục đĩng vai trị rất quan trọng, giáo dục được xem như ngọn đèn soi sáng chân lý dẫn con người đi đúng hướng đúng với khả năng của mình. Một người sống trong gia đình buơn bán ở chợ, cứ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một người buơn bán giống như cha anh của mình. Nhưng khi trưởng thành được sự giáo dục của nhà trường, xã hội, thì người đĩ nhận ra rằng mình thích hợp với nghề giáo viên hơn, vậy là anh ta sẽ chuyển sang học ngành sư phạm bỏ nghề buơn bán của gia đình. Nếu khơng được học hành chắc cĩ thể người này sẽ chọn nghề buơn bán suốt đời. Ở trường hợp này giáo dục đĩng vai trị tác động trong việc thay đổi nghề nghiệp, sự di động ngang trong xã hội. KẾT LUẬN Qua những vấn đề phân tích ở trên ta thấy tầm quan trọng của giáo dục trong xã hội hóa , truyền thông đại chúng ta học hỏi , tập cách thức từ đó tạo chuẩn mực, quy tắc sống để phát triển năng lực cho thích nghi với xã hội , tránh sự mất bình đẳng trong cuộc sống . Và sự di động xã hội. Và điều quan trọng hơn cả là chúng ta thấy rằng giáo dục và tiến bộ xã hội cĩ mối liên hệ chặc chẽ với nhau . Vậy muốn cho đất nước ta phát triển, trước hết phải đầu tư một cách đúng mức và cần quan tâm hơn nữa đến ngành giáo dục. Giáo dục phát triển tốt sẽ tạo ra một nguồn nhân lực tốt đáp ứng được nhu cầu xã hội hóa , hiện đại hóa của đất nước . Cĩ như thế chúng ta mới thực hiện được mục tiêu cao cả "Người giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng và cơng minh" để hướng tới hịa nhập khu vực , quốc tế và phát triển sánh vai cùng với các dân tộc khác trên thế giới . PDF Merger Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one AnyBizSoft

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxa_hoi_hoa_4613.pdf
Luận văn liên quan