Tiểu luận Lý thuyết bảo hiểm - Phân tích vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội. Biện pháp phát huy vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về BHXH 1.1 Tính tất yếu của BHXH. 2 1.1.1 Khái niệm BHXH 2 1.1.2 Tính tất yếu của BHXH 2 1.2 Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH và chế độ BHXH 3 1.2.1 Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH 3 1.2.2 Chế độ BHXH. 4 1.3 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội 4 1.3.1 Vai trò của bảo hiểm 4 1.3.2 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội 5 1.3.2.1 Đối với người lao động 5 1.3.2.2 Đối với tổ chức sử dụng lao động 6 1.3.2.3 Đối với xã hội 6 Chương II: Thực trạng ngành BHXH Việt Nam hiện nay 2.1 Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm, song số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp. 7 2.1.1 Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm. 7 2.1.2 Số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp 9 2.2 Tình trạng nợ đọng quỹ bảo hiểm xã hội tiếp tục xảy ra xảy với số nợ ngày càng lớn và thời gian kéo dài. 11 2.3 Việc chấp hành chế độ báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố còn chưa nghiêm. 15 2.4 Cơ cấu dân số nước ta trong tương lai sẽ là dân số già, việc chi quỹ bảo hiểm hưu trí là số chi chiếm tỉ trọng cao nhất trong chi BHXH. 16 2.5 Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Một số nội dung về chi BHXH còn chưa đồng nhất với quy định của luật, một số hướng dẫn tính mức hưởng còn chưa phù hợp. 17 2.5.1 Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. 17 2.5.2 Một số nội dung về chi BHXH còn chưa đồng nhất với quy định của luật, một số hướng dẫn tính mức hưởng còn chưa phù hợp. 18 Chương III: Giải pháp để phát huy vai trò của BHXH đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với người lao động nói riêng 3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò BHXH đối với người lao động. 19 3.2 Đẩy mạnh công tác quản lý trong hệ thống BHXH và mạnh tay xử lý những trường hợp vi phạm quy định của Luật BHXH 20 3.3 Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo theo đúng quy định 21 3.4 Tăng mức đóng BHXH để ổn định nguồn quỹ 21 3.5 Củng cố và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện cơ chế, chính sách của BHXH. 22 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo Mục lục 24

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý thuyết bảo hiểm - Phân tích vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội. Biện pháp phát huy vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện từ khá lâu nhưng cho đến nay hầu như chưa có một định nghĩa thống về khái niệm này. Trong phạm vi nghiên cứu của mình thì em xin trình bày khái niệm về BHXH như sau: Trong Từ điển bách khoa tập I có nêu: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội". Tính tất yếu của BHXH. Con người muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải thoả mãn các nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần và để thoả mãn các nhu cầu đó con người phải lao động, sáng tạo sản xuất ra các sản phẩm. Tuy nhiên, con người không phải bao giờ cũng gặp thuận lợi, có đủ thu nhập và điều kiện sinh sống mà rủi ro luôn đi kèm với con người. Trong nhiều trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm cho người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập như đau ốm, tai nan lao động, già yếu… Khi rơi vào các trường hợp đó các nhu cầu cần thiết của cuộc sống con người không vì thế mà giảm đi hoặc mất đi thậm chí còn tăng lên hoặc phát sinh những nhu cầu mới như chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau xảy ra. Bởi vậy, muốn duy trì đảm bảo cuộc sống người lao động đòi hỏi phải có nguồn thu nhập thay thề hoặc bù đắp. Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, sản xuất mang tính chuyên môn hoá cao thì quan hệ thuê mướn lao động ra đời và ngày càng phát triển. Nhưng người làm công phải hoàn toàn dựa vào tiền lương làm nguồn sống chủ yếu khi ốm đau, tai nạn, sinh đẻ… thì phải nghỉ việc và không có lương, cuộc sống bị đe doạ. Người lao động đã ý thức được sự cần thiết phải có thu nhập đề phòng khi họ gặp rủi ro tai nạn bất ngờ nên họ đấu tranh đòi giới chủ phải cam kết đảm bảo một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi ốm đau thai sản… Lúc đầu giới chủ cảm kết đảm bảo cho người lao động những khoản thu nhập nhất định đó. Song nhiều khi rủi ro xảy ra liên tục buộc người chủ phải chi ra những khoản tiền lớn mà họ không muốn. Do vậy, giới chủ đã chi nhiều hơn nên xuất hiện mâu thuẫn và tranh chấp giữa chủ và thợ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Đứng trước tình cảnh đó Nhà nước là người thứ ba đứng ra giải quyết mâu thuẫn đó và điều hòa lợi ích giữa chủ và thợ, cụ thể: Yêu cầu cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp những khoản tiền nhất định để hình thành quỹ đồng thời nhà nước hỗ trợ một phần để giúp các bên giải quyết khó khăn. Từ đó, cả giới chủ và thợ đều được đảm bảo và họ thấy có lợi các nguồn đóng góp của giới chủ, thợ và sự hỗ chợ của Nhà nước hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung - quỹ BHXH. Như vậy BHXH ra đời là một đời hỏi khách quan của thực tế ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia, mọi thành viên trong xã hội đều thấy cần thiết phải tham gia BHXH, nó trở thành quyền lợi và nhu cầu của người lao động. 1.2. Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH và chế độ BHXH. 1.2.1. Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH. Theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành theo quy định số 12/CP ngày 26/01/1995 của chính phủ quy định BHXH ở nước ta bao gồm 2 loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Đối tượng áp dụng cụ thể cho từng loại hình BHXH như sau: BHXH bắt buộc   - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp của Nhà nước.   - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần linh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.   - Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các khu chế xuất, khu công nghiêp, trong các cơ quan tổ chức nước ngoài hoắc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.   - Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.   - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang .   - Người giữ chức vụ dân cử trong các cơ quan: Đảng chính quyền, các cấp từ cấp huyện trở lên.   BHXH tự nguyện:   - Những người làm nghề tự do: bác sĩ, luật sư, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công... - Những người lao động làm ở những nơi sử dụng dưới 10 lao động. những công việc có thời hạn dưới 3 tháng,,, công việc theo mùa vụ hoặc công việc có tính chất tạm thời khác.   BHXH thất nghiệp.   Đối tượng tham gia: là người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động. 1.2.2. Chế độ BHXH. Các chế độ BHXH có thể coi như việc cụ thể hóa việc thực hiện mục đích của BHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ: nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động gặp các rủi ro bất ngờ. Do đó, số lượng các chế dộ bảo hiểm xã hội thể hiện mức độ đảm bảo của xã hội với đời sống người lao động.   Hiện nay, ở nước ta có 5 chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc sau:   - Trợ cấp ốm đau   - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp   - Chế độ hưu trí   - Tiền mai táng và chế độ tuất.   - Trợ cấp thai sản BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: - Chế độ hưu trí - Trợ cấp tử tuất. BHXH thất nghiếp bao gồm các chế độ sau đây: - Hỗ trợ học nghề - Hỗ trợ tìm việc làm - Trợ cấp thất nghiệp 1.3. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội: Là một hình thức bảo hiểm với mục đích xã hội, phi lợi nhuận, BHXH vừa thực hiện vai trò chung của bảo hiểm, vừa thực hiện vai trò đặc biệt của mình trong đời sống kinh tế, xã hội. Đó là các vai trò cơ bản sau: 1.3.1. Vai trò của bảo hiểm: Các hình thức bảo hiểm nói chung, bao gồm cả BHXH, trong qua trình tồn tại đã thực hiện các vai trò to lớn sau: - Nhanh chóng góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và làm cho sản xuất kinh doanh của những người tham gia bảo hiểm tiếp tục phát triển bình thường nếu như đối tượng bảo hiểm của họ gặp rủi ro, sự cố gây tổn thất. - Nếu tham gia bảo hiểm, các cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội sẽ được nhà bảo hiểm phối hợp quản lý rủi ro, thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. - Do đặc điểm của bảo hiểm là cần phải có các quỹ dự trữ, dự phòng, quỹ bồi thường hoặc chi trả…Khi các loại quỹ này chưa sử dụng đến, chúng sẽ là nguồn vốn đầu tư đáng kể góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. Các hoạt động bảo hiểm đề được thực hiện theo “nguyên tắc ứng trước”, vì vậy, các tổ chức BHXH và các công ty bảo hiểm thương mại thường nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn. Nguồn quỹ nhàn rỗi còn biến họ thành những nhà đầu tư lớn, là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, bảo hiểm còn góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước và tăng cường tích lũy xã hội. - Các tổ chức và các doanh nghiệp bảo hiểm còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể và tạo thêm công ăn việc làm cho họ. Điều này làm giảm bớt tình trạng lao động bị thất nghiệp trong xã hội. - Thông qua hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm còn có vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế đối ngoại giữa các nước trong điều kiện hội nhập để phát triển ngày nay. Tuy nhiên, theo thời gian, các điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia đã thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là từ giữa thế kỷ XIX. Trong bối cảnh đó, các hoạt động bảo hiểm cũng phát triển đa dạng hơn và đã có sự chuyên biệt hơn. Vì vậy, ngoài các vai trò chung, BHXH còn thực hiện vai trò chuyên biệt của mình. Dedicated to 1.3.2. Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. 1.3.2.1. Đối với người lao động Mục đích chủ yếu của BHXH là đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập. Vì vậy, BHXH có vai trò to lớn đối với người lao động. Trước hết, đó là điều kiện cho người lao động được cộng đồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn…Đồng thời, BHXH cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác. Tham gia BHXH còn giúp người lao động nâng cao hiệu quả trong chi dung cá nhân, giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chi dùng khi già cả, mất sức lao động…góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân và cho gia đình. Nhờ có BHXH, cuộc sống của những thành viên trong gia đình người lao động, nhất là trẻ em, những người tàn tật, góa bụa… cũng được đảm bảo an toàn. 1.3.2.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động. BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, nói chung, hay các doanh nghiệp, nói riêng, ổn định hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh thông qua việc phân phối các chi phí cho người lao động một cách hợp lý. Qua việc phân phối chi phí cho người lao động hợp lý, BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động cũng gắn bó với nhau hơn. BHXH tạo điều kiện để người sử dụng lao động có trách nhiệm với người lao động, không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời người lao động, cho đến khi già yếu. Như vậy, BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc. BHXH còn giúp cho đơn vị sử dụng lao động ổn định nguồn chi, ngay cả khi có rủi ro lớn xảy ra thì cũng không lâm vào tình trạng nợ nần hay phá sản. Tuy nhiên, BHXH hầu như không mang lại lợi ích trực tiếp nên không phải bao giờ người sử dụng lao động cũng nhận thức đúng được vai trò của nó. 1.3.2.3. Đối với xã hội. Đúng như tên gọi đã phản ánh, BHXH luôn mang lại những vai trò to lớn. Tác dụng đầu tiên của hình thức bảo hiểm này đối với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Hiện nay, khi đã trở thành một cấu phần cơ bản nhất trong hệ thống an sinh xã hội, BHXH là cơ sở để phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác. Trên cơ sở đó, BHXH là căn cứ để đánh giá trình độ quản lý rủi ro của từng quốc gia và mức độ an sinh xã hội đạt được trong mỗi nước. BHXH còn là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của các nhà nước cũng ngày càng được nâng cao thể hiện bằn việc mở rộng đối tượng tham gia, đa dạng về hình thức bảo hiểm, quản lý được nhiều trường hợp rủi ro trên cơ sở phát triển các chế độ BHXH… Hoạt động BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế xã hội phát triển. Ở Việt Nam, thông qua chính sách bảo hiểm bắt buộc đối với khu vực chính thức, BHXH còn góp phần làm cho quá trình từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn nhanh chóng hơn. Với chức năng của mình, BHXH là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Chương II: Thực trạng ngành BHXH Việt Nam hiện nay: 2.1. Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm, song số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp. 2.1.1. Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, BHXH Việt Nam đã tạo được dấu ấn đậm nét, xây dựng được nền tảng vững chắc, thực sự đổi mới cả về hệ thống chính sách, tổ chức bộ máy quản lý. Đội ngũ quản lý BHXH đã trưởng thành nhanh chóng, quỹ bảo hiểm đã phát triển lớn mạnh. “Thành tựu của ngành BHXH chính là một thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước”. Từ trước năm 1961, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, trong kháng chiến và kinh tế khó khăn nên Nhà nước chưa nghiên cứu chi tiết và thực hiện được đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội chưa được quy định một cách toàn diện, quỹ bảo hiểm xã hội chưa được hình thành mà mới chỉ là các chế độ trợ cấp, phụ cấp mang tính bảo hiểm. Tháng 1 năm 1995, Chính phủ đã ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995. Điều lệ về chính sách BHXH mới đã mở rộng đối tượng áp dụng (Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không chỉ bao gồm lao động trong khu vực Nhà nước mà người lao động trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên cũng có quyền tham gia bảo hiểm xã hội.) và có nhiều chính sách ưu đãi cho người tham gia. Ngoài chế độ BHXH băt buộc, chính phủ còn ban hành chế độ BHXH tự nguyện. Về các chế độ bảo hiểm xã hội, quy định 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất, không còn chế độ trợ cấp mất sức lao động mà những người mất khả năng lao động được quy định chung trong chế độ hưu trí với mức hưởng lương hưu thấp. Từ đó tới nay, số lượng người lao động tham gia BHXH đã phát triển rất lớn. Tình hình tham gia BHXH trong các năm gần đây được tổng hợp tại bảng sau: TÌNH HÌNH THAM GIA BHXH GIAI ĐOẠN 2008- 2010 ĐƠN VỊ TÍNH: ĐƠN VỊ, NGƯỜI, % TT LOẠI HÌNH QUẢN LÍ Năm 2008 ước năm 2009 Năm 2010 (dự kiến) Số đơn vị Số người TỶ TRỌNG Số đơn vị Số người TỶ TRỌNG Số đơn vị Số người TỶ TRỌNG 1 2 3 4 5 6  7  8  9 10 11 A BẢO HIỂM XỂ HỘI BẮT BUỘC 166,826 8,539,467 179,020 9,101,040 199,379 9,655,400 1 HCSN, Đảng, ĐT, LLVT 61,801 3,128,209 36.6% 62,419 3,177,986 34.9% 63,040 3,210,000 37.6% 2 Ngoài công lập 4,987 119,033 1.4% 5,427 129,877 1.4% 5,905 135,000 1.6% 3 Xã, Phường, thị trấn 11,279 212,800 2.5% 11,335 221,015 2.4% 11,392 223,000 2.6% 4 Doanh nghiệp Nhà nước 8,180 1,315,102 15.4% 8,180 1,330,374 14.6% 8,180 1,335,000 15.6% 5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 8,761 1,753,800 20.5% 9,637 1,963,550 21.6% 10,408 2,270,000 26.6% 6 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 63,102 1,951,153 22.8% 75,722 2,198,624 24.2% 89,352 2,395,000 28.0% 7 Hợp tác xã 8,618 56,935 0.7% 6,198 74,113 0.8% 10,997 81,600 1.0% 8 Lao động có thời hạn ở nước ngoài 98 2,435 0.03% 102 5,500 0.1% 105 5,800 0.07% B BẢO HIỂM XỂ HỘI TỰ NGUYỆN 6,110 34,669 118,000 C BẢO HIỂM THẤT NGIỆP 5,411,886 5,835,190 1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT 64,200 2 Ngoài công lập 114,750 3 Xã, phường, thị trấn 4,460 4 Doanh nghiệp Nhà nước 1,268,250 5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 2,043,000 6 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2,275,250 7 Hợp tác xã 65,280 - Lương tối thiểu 650,000 đồng NGUỒN: BÁO CÁO CỦA BẢO HIỂM Xà HỘI VIỆT NAM 2.1.2. Số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp. Việt Nam là nước đông dân, trong giai đoạn hiện nay, theo kết quả điều tra toàn bộ của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 được Tổng cục Thống kê công bố sáng 21.7.2010. Theo số liệu điều tra, từ năm 1999 - 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người. Tính đến ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người. Tỉ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33,1% năm 1999 xuống còn 24,5% vào năm 2009. Ngược lại, tỉ trọng dân số trong nhóm tuổi 15-64 là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động tăng từ 61,1% lên 69,1%. Chính vì cơ cấu dân số thay đổi như vậy, nên cả nước đã có 43,9 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,2% dân số; trong đó thành thị có 12,0 triệu lao động, nông thôn có 31,9 triệu lao động, tỉ trọng như vậy thì Việt Nam đang ở trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, vì đang có ưu thế rất lớn về lực lượng lao động, là lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo dự tính của Tổng cục Thống kê thì cơ cấu này sẽ còn kéo dài từ 30 đến 50 năm nữa. Tuy nhiên, phần lớn công việc dành cho người lao động chất lượng còn thấp. Theo số liệu điều tra của ILO, năm 2007 có 23,8 triệu người có việc làm trong ngành này, chiếm khoảng 52% tổng số người có việc làm. So với những năm trước, lao động nông nghiệp đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tính chất nông thôn và sự phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp phản ánh thị trường lao động Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững. Báo cáo của ILO còn phản ánh một thực trạng dẫn đến việc thiếu việc làm hiệu quả do nhóm lao động giản đơn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Năm 2007, nhóm lao động giản đơn là 28,1 triệu người, chiếm 62% tổng số người có việc làm. Ngoài ra trong xã hội còn có nhóm lao động “không được trả lương”, gồm những người làm việc cho nông trại hoặc công việc sản xuất kinh doanh của gia đình nhưng không nhận tiền công. Những người này thường là vợ, chồng hoặc con cái của người chủ/người điều hành công việc kinh doanh, nhưng cũng có thể là thành viên của một gia đình lớn như ông, bà, cháu, cô, dì, chú, bác. Năm 2007, nhóm này chiếm 42% tổng số người có việc làm. Nhìn nhận một cách khách quan thì hầu hết các những đối tượng lao động này không tham gia vào BHXH, nhất là đối với những lao động giản đơn, thời gian lao động ngắn và không cố định, không có ký kết hợp đồng lao động với chủ lao động, nên không thuộc vào đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc. Những người làm công tác xã hội lại chưa tận tình với công việc, không tích cực tham gia vào hoạt động tuyên truyền cho người lao động ở những nơi thông tin xã hội còn hạn chế, khiến cho nhiều người lao động có nguyện vọng được tham gia BHXH nhưng lại không biết phải làm như thế nào để có thể tham gia đóng và hưởng quỹ. Về mặt chủ quan thì do nhiều người lao động còn thiếu hiểu biết về vai trò của BHXH nên không tham gia đóng BHXH, tiêu cực hơn nữa đó là do thiếu hiểu biết về luật lao động mà đã vô tình làm mất quyền lợi của mình, để cho chủ lao động lợi dụng điều này để trốn tránh nhiệm vụ đối với người lao động. Vậy là một số lượng lớn lao động vô tình không được tham gia BHXH. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Các vấn đề xã hội cho thấy, năm 2008 số tiền nợ, chậm đóng BHXH của các tổ chức, doanh nghiệp là trên 2.286 tỷ đồng, năm 2009 là 2.093 tỷ đồng. Nếu so sánh với số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập, đang hoạt động hiện nay là khoảng 260.000 doanh nghiệp (số liệu của Tổng cục Thống kê) với tổng số người hưởng lương khoảng 14 triệu người, thì số đối tượng chưa tham gia BHXH bắt buộc theo luật định còn rất lớn, khoảng 30%, đặc biệt là khu vực ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức và cá nhân kinh doanh có thuê mướn lao động. Một điều đáng nói là hiện nay quy định mới được ban hành của BHXH Việt Nam là người lao động tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp lần đầu phải nộp bản sao giấy khai sinh. Trong khi đó thì có rất nhiều lao động sinh trước năm 1975 không có hoặc đã thất lạc giấy khai sinh. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người lao động sinh ra ở những vùng sâu không có điều kiện làm giấy khai sinh. Tất cả bộ phận này đều không có điều kiện được làm những công việc “chất lượng” và cũng không ít trong số đó không có được công việc đảm bảo lâu dài. Việc phải có giấy khai sinh khi tham gia BHXH dẫn đến không ít trở ngại cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động, đây là một quy định quá khắt khe, làm cho những đối tượng này không có cơ hội tham gia vào làm việc trong các doanh nghiệp có chế độ đóng BHXH, và cũng không có cơ hội tham gia đóng và hưởng chế độ BHXH mặc dù không ít ngườ có nguyện vọng. Về phía các doanh nghiệp có nhu cầu thuê lao động giá rẻ thì đây chính là một rào cản lớn. Theo nguồn tin thực tế thu thập được từ báo Tuổi Trẻ Online thì trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang, cho biết hiện các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Mỹ Tho và cụm công nghiệp Trung An cần gấp 2.000 lao động nhưng tuyển rất khó khăn. Nay lại vướng quy định giấy khai sinh nên nhiều doanh nghiệp “kêu trời” vì không dưới 30% người lao động xin việc không có hoặc bị thất lạc giấy khai sinh. Còn chủ tịch công đoàn Công ty ChingLhu (Long An), cho biết từ nay đến cuối năm công ty sẽ tuyển thêm 4.000 công nhân. Nếu buộc người lao động phải có giấy khai sinh mới tuyển có lẽ công ty chỉ tuyển được 50%. Đó là chưa kể phải cho thôi việc khoảng 700 LĐ đã tuyển trước đó. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp còn khá mới mẻ với người lao động Việt Nam, do vậy, người lao động còn gặp khó khăn trong việc đăng ký đóng Bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người có nhu cầu tham gia song do chưa nắm được luật nên khi đến đăng ký thất nghiệp với trung tâm thì không được vì nhiều trường hợp đã quá thời hạn. Không ít trường hợp bị ngưng trợ cấp thất nghiệp do không đến cơ quan đăng ký thất nghiệp để trình báo tình trạng tìm việc làm nên tự đánh mất đi quyền lợi. Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có thống kê đầu tiên về việc triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, hiện đã có 3515 người lao động đến đăng ký thất nghiệp, trong đó có 592 người đã làm xong hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 298 người (chiếm hơn 8% số người đăng ký) được xác định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm này. BHXH tự nguyện tuy có hiệu lực thi hành từ năm 2008 nhưng lượng người tham gia cũng không nhiều, chỉ là hơn năm vạn người trong khoảng 30 triệu người thuộc diện tham gia. Song nguyên nhân chính khiến cho người lao động không mặn mà với việc tham gia BHXH đó là thời gian đóng BHXH dài mà mức hưởng thấp, thêm vào đó là hiệu quả mang lại không cao. Ví dụ về BHXH tự nguyện: mức đóng hằng tháng với BHXH tự nguyện bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng BHXH, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Với mức đóng như vậy, đối với những người sống ở vùng nông thôn, đa phần là nông dân, người lao động có thu nhập thấp và không ổn định nên việc tham gia BHXH tự nguyện bằng cách chắt bóp thu nhập vốn ít ỏi hàng tháng của mình là rất khó khăn. Nếu mỗi tháng họ thu nhập được 1-2 triệu đồng thì số tiền đó dành cho chi tiêu hằng ngày đã là quá khó. Đó là chưa kể công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định. Hơn nữa, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ tăng dần thì nhiều người không chắc chắn mình có thể theo đuổi được mức đóng lũy tiến đó đến khi đạt đến mức 22% lương tối thiểu chung. 2.2. Tình trạng nợ đọng quỹ bảo hiểm xã hội tiếp tục xảy ra xảy với số nợ ngày càng lớn và thời gian kéo dài. Theo Luật Lao động thì người lao động được hưởng lương và chế độ BHXH theo quy định. “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” (Điều 3, Luật BHXH). Thế nhưng quyền lợi cơ bản này của người lao động đang bị vi phạm nghiêm trọng do tình trạng nhiều doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho người lao động và thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tìm cách trốn đóng BHXH. Điều này gây thiệt hại trước hết là cho người lao động, và sau là cho toàn nền kinh tế - xã hội, không những vậy mà doanh nghiệp còn tự mình làm cho mối quan hệ giữa người lao động và mình ngày càng trở nên mâu thuẫn. Qua các năm, con số các doanh nghiệp nợ đọng quỹ BHXH ngày càng lớn và số tiền mà doanh nghiệp nợ quỹ BHXH cũng tăng tỉ lệ thuận với số doanh nghiệp, hơn nữa là thời gian nợ ngày càng kéo dài. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết trước hết xuất phát từ ý thức pháp luật và đạo đức yếu kém của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi của người lao động, tìm cách trốn tránh, đối phó với cơ quan chức năng. Nhiều doanh nghiệp làm ăn phát đạt nhưng vẫn cố tình chây ỳ không đóng tiền BHXH. Nếu thực hiện chế độ BHXH, hàng tháng người lao động phải trích lại 8,5% lương để nộp BHXH, chủ sử dụng lao động nộp 20%. Khi trốn nộp BHXH, doanh nghiệp vừa không phải chi 20%, vừa chiếm luôn 8,5% lương của người lao động. Một số doanh nghiệp lại ra lí do kinh doanh, làm ăn khó khăn để trốn nộp BHXH cho người lao động. Có doanh nghiệp lương cán bộ quản lý lên tới vài chục triệu đồng/tháng, nhưng người lao động chỉ nhận được chừng 1,5-2 triệu đồng/tháng và cũng không hề được nộp BHXH, BHYT. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp lại phân biệt cán bộ trong biên chế và ngoài biên chế. Chỉ có cán bộ trong biên chế mới được hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Trong khi đó theo Luật Lao động, Luật BHXH không hề có sự phân biệt này.  Công tác thanh, kiểm tra chưa thường xuyên, chế tài xử lí chưa đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ luật Lao động và luật BHXH. Lực lượng Thanh tra lao động của các địa phương rất mỏng, mỗi năm chỉ tiến hành thanh tra được vài chục doanh nghiệp. Theo quy định, nếu người sử dụng lao động vi phạm luật BHXH sẽ bị xử phạt hành chính, và buộc phải nộp đủ, đúng số tiền còn thiếu theo quy định, cộng với tiền lãi ngân hàng số tiền nộp chậm. Nếu vi phạm với số lượng lớn, thời gian dài có thể bị khởi kiện tại toà án dân sự. Tuy nhiên, thủ tục khởi kiện tương đối phức tạp, và các doanh nghiệp thiếu hợp tác gây nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp dù đã bị khởi kiện, đã có phán quyết của toà án nhưng vẫn cố tình chây ỳ không thực hiện. Ngày 13/12/2010, báo Người lao động Online có đăng bài viết có tiêu đề: Khổ với bảo hiểm xã hội. Bài viết đã nêu lên hai trường hợp mà qua đó ta nhận thấy phần nào nguyên nhân nợ gây nợ đọng BHXH và người lao động bị thiệt hại. Trường hợp thứ nhất - “Án đã tuyên nhưng không thi hành” : một số công nhân ngừng việc tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Đông Phương (quận Tân Phú - TPHCM) đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị can thiệp để bảo vệ quyền lợi BHXH. Các CN này cho biết dù TAND quận Phú Nhuận - TPHCM đã tuyên buộc công ty phải làm thủ tục chốt, trả sổ BHXH cho họ nhưng hơn hai năm qua, Thi hành án Dân sự quận Phú Nhuận không thi hành bản án. Như vậy, người lao động lại là người chịu thiệt, và cũng nói lên thực trạng rằng luật pháp còn chưa đủ mạng để các doanh nghiệp chấp hành. Trường hợp thứ hai là cơ quan BHXH “bắt bí” người lao động: đó là vụ bà Lê Thị Bích Ngọc, nguyên là nhân viên Công ty TNHH Liên Việt Mỹ (quận 3 – TPHCM), khiếu nại cơ quan BHXH không làm thủ tục cho bà được hưởng lương hưu đầy đủ. Bà Ngọc làm việc cho công ty từ tháng 12-2004, hằng năm đều được tăng lương. Đến khi nhận trợ cấp hưu trí vào tháng 2-2010, bà Ngọc mới biết lương hưu của mình rất thấp bởi Công ty Liên Việt Mỹ không đóng BHXH đầy đủ cho bà Ngọc theo mức lương được điều chỉnh hằng năm. Bà Ngọc đã yêu cầu công ty làm thủ tục điều chỉnh mức đóng BHXH theo mức lương tăng hằng năm, nếu không sẽ khởi kiện công ty ra tòa.   Trước yêu cầu chính đáng trên, Công ty Liên Việt Mỹ đã có văn bản đề nghị BHXH quận 3 cho phép được tham gia BHXH cho bà Ngọc theo mức lương thực tế. Sau đó, Công ty Liên Việt Mỹ và bà Ngọc đã truy nộp tiền chênh lệch khi tham gia BHXH của bà Ngọc với số tiền gần 45 triệu đồng.  Lẽ ra đến đây bà Ngọc sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí đầy đủ tương ứng số tiền đã tham gia BHXH, nhưng lúc này, ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó Giám đốc BHXH TPHCM, lại có văn bản cho rằng: “Việc đơn vị đề nghị nộp trước để giải quyết chế độ trước cho từng cá nhân là không đúng quy định quản lý quỹ BHXH”. Vì vậy, đến nay, bà Ngọc vẫn chưa được hưởng trợ cấp hưu trí đầy đủ. Sự việc cho thấy, người lao động không hề có lỗi mà lỗi là do chủ sử dụng lao động không chấp hành luật, khi doanh nghiệp đã giải quyết cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm lại không nhanh chóng giải quyết mà làm khó cho người lao động, cuối cùng thì vẫn là “quýt làm cam chịu”. Tổ chức Công đoàn của nhiều doanh nghiệp thiếu tính độc lập, chưa trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động. Bên cạnh đó, rất nhiều DN chưa có tổ chức Công đoàn, thậm chí Giám đốc kiêm luôn cả chức vụ Chủ tịch Công đoàn. Vì vậy, khi người lao động bị thiệt thòi không có tổ chức đứng ra bảo vệ. Mặt khác, nhận thức về pháp luật lao động của người lao động còn rất nhiều hạn chế. Một số lao động không muốn tham gia tổ chức Công đoàn, không muốn trích nộp BHXH vì sợ thu nhập bị giảm đi. Hoặc người lao động không dám đấu tranh do tâm lí sợ bị trù dập, đuổi việc. Theo số liệu của BHXH Nghệ An, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp, nhưng đến tháng 10/2010, tổng số tiền BHXH các doanh nghiệp còn nợ lên đến gần 80 tỷ đồng. Hiện có 42 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BH tự nguyện trên 3 tháng với tổng số tiền lên tới hơn 22 tỷ đồng. Trong đó có những doanh nghiệp nợ từ 20 đến 50 tháng, với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Đơn cử như CT Nạo vét đường biển 2 nợ 21,2 tháng với số tiền hơn 2,9 tỷ đồng, CT CP Đầu tư và Xây dựng 24 nợ 13,2 tháng với hơn 2,7 tỷ đồng, CT Công trình giao thông miền Trung nợ 48 tháng với gần 1,9 tỷ đồng… Cá biệt có CT CP Công nghiệp ô tô Trường Sơn nợ đến hơn 176 tháng với hơn 1,48 tỷ đồng. Bên cạnh đó, để trốn tránh nộp BHXH, các doanh nghiệp còn lách luật bằng cách không kí kết hợp đồng, hoặc kí kết hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 tháng). Các công trình xây dựng thường huy động lao động thời vụ, hầu hết không có hợp đồng. Một số công trình xây dựng kéo dài hàng năm, doanh nghiệp chỉ bảo đảm chế độ BHXH đối với lãnh đạo, kĩ sư, còn hầu hết người lao động không được đóng BHXH. Nếu chẳng may có rủi ro, người lao động chỉ được chủ doanh nghiệp đền bù theo thoả thuận.  Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH xảy ra nhiều nhất là ở doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho hàng vạn công nhân, lao động bị thiệt thòi, mất quyền lợi. Hầu hết, các doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo mức lương tượng trưng ký trên hợp đồng lao động. Dưới đây là số liệu về tình hình chậm đóng, nợ đọng BHXH năm 2008, 2009: TÌNH HÌNH CHẬM ĐÓNG, NỢ ĐÓNG BHXH 2008- 2009 Đơn vị: Tỷ đồng STT Đối tượng Năm 2008 Tỷ lệ (%) Năm 2009 Tỷ lệ (%) A BẢO HIỂM Xà HỘI BẮT BUỘC 2.286,2 2.093,7 1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT, LLVT 125,3 5,48 77,0 3,68 2 Ngoài công lập 12,6 0,55 11,5 0,55 3 Xã, phường, thị trấn 20,7 0,91 14,0 0,67 4 Doanh nghiệp nhà nước 465,7 20,37 382,0 18,25 5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 724,7 31,70 690,0 32,96 6 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 926,3 40,52 910,0 43,46 7 Hợp tác xã 8,2 0,36 7,0 0,33 8 Lao động có thời hạn ở nước ngoài 1,0 0,04 0,7 0,03 9 Đối tượng khác 1,7 0,07 1,5 0,07 B BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 55,4 TỔNG CỘNG 2.286,2 2.149,1 NGUỒN: BẢO HIỂM Xà HỘI VIỆT NAM 2.3. Việc chấp hành chế độ báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố còn chưa nghiêm. Báo các là công việc rất quan trọng, giúp cho nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình công việc đang diễn ra, qua đó các dữ liệu báo cáo mà có thể tổng hợp, phân tích và đưa ra được phương án kinh doanh phù hợp và kịp thời. Trong lĩnh vực BHXH cũng vậy, chế độ báo cáo về tình hình tham gia, việc thu – chi quỹ và tình hình hoạt động của BHXH tại mỗi địa phương đến cơ quan quản lý cấp trên một cách kịp thời và đầy đủ là cách tốt nhất để có phương án đầu tư quỹ hợp lý, kịp thời chi trả tiền BHXH cho người lao động, đồng thời nhanh chóng có biện pháp xử lý những trường hợp chậm đóng quỹ… Tuy nhiên, do công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn và trình độ chuyên môn chưa cao, thêm vào đó là còn một số địa phương chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, việc chấp hành chế độ báo cáo và chất lượng báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố còn chưa nghiêm. Theo “công văn 2136” đến thời điểm tháng 5 năm 2001, đã chậm hơn 1 tháng so với quy định, vẫn còn 16 tỉnh chưa nộp báo cáo quý I/2010 là: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cà Mau, Đồng Nai, Hà Nam, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Số liệu báo cáo còn thiếu chính xác, số đối tượng tham gia BHXH, BHYT chưa được các tỉnh quan tâm, chưa báo cáo đủ số đối tượng tham gia đã được cấp thẻ BHYT, làm ảnh hưởng tới việc tổng hợp số liệu và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của BHXH Việt Nam. 2.4. Cơ cấu dân số nước ta trong tương lai sẽ là dân số già, việc chi quỹ bảo hiểm hưu trí là số chi chiếm tỉ trọng cao nhất trong chi BHXH. Tuy hiện nay dân số nước ta đang đạt mức cơ cấu dân số vàng, và tình trạng này sẽ duy trì được trong khoảng ba đến năm thập niên, nhưng sau đó thì cơ cấu dân số sẽ già hóa, tỷ lệ người hết độ tuổi lao động sẽ tăng cao, số lao động về hưu lớn, đòi hỏi nguồn quỹ chi cho BH hưu trí rất lớn. Mức lương hưu hiện giờ có thể đang thấp, không đảm bảo đủ đời sống nhưng thực tế trong mấy năm trở lại đây tỷ lệ tăng lương hưu quá nhanh. Ví dụ, đầu năm 2008 lương hưu tăng 20%, tới tháng 10.2008 lương hưu tăng tiếp 15%, tới tháng 5.2009 lại tăng tiếp 5% nữa. Nếu vẫn giữ mức tăng lương hưu thế này mà không có giải pháp tăng đóng, chắc chắn quỹ hưu trí sẽ nhanh chóng bị mất cân đối. Tại nước ta hiện nay mức hưởng lương hưu tới 75% mức lương đóng bảo hiểm xã hội, là tỷ lệ cao nhất thế giới. Một vấn đề lo lắng là an toàn của quỹ bảo hiểm xã hội. Hiện tỷ lệ người đóng bảo hiểm xã hội cho một người hưởng lương hưu giảm dần, năm 2000 là 34/1, năm 2002 là 23/1 và năm 2004 là 19/1. Đóng ít, hưởng chế độ thời gian dài dẫn đến quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn (thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất) chỉ đủ khả năng cân đối thu chi đến năm 2019, từ 2020 trở đi quỹ sẽ phá sản vì chi nhiều hơn thu. Việc thu quỹ bảo hiểm hưu trí có tăng qua các năm do lượng lao động tăng, đồng thời chi quỹ cũng tăng lên nhưng tăng mạnh hơn so với nguồn thu do mức lương hưu tăng, điều này được chứng minh qua bảng Thống kê của BHXH Việt Nam về quản lý và sử dụng quỹ BHXH: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ BHXH 2008-2009 Đơn vị: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Ước thực hiện năm 2009 A TỔNG THU BHXH 1 Thu đóng góp của người lao động và người SDLĐ 30.821,014 39.873,588 1.1 Thu quỹ ốm đau và thai sản 4.390,500 5.551,704 1.2 Thu quỹ TNLĐ- BNN 1.540,514 1.850,568 1.3 Thu quỹ hưu trí, tử tuất 24.879,200 29.609,134 1.4 THU QUỸ BHXH TỰ NGUYỆN 10,800 65,582 1.5 THU QUỸ BẢO HIỂM XÚ HỘI THẤT NGHIỆP (CẢ HỖ TRỢ NSNN) 2.796,600 2 Thu lãi từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH 8.987,390 8.407,602 3 THU TỪ NSNN CHUYỂN SANG CHI TRẢ TRỢ CẤP 23.719,398 26.464,866 4 Thu khác (lãi phạt chậm đóng BHXH) 129,139 134,600 B TỔNG CHI BHXH I Chi trả các chế độ 44.870,742 57.828,471 1 Chi nguồn NSNN đảm bảo 23.510,793 26.673,471 2 Chi từ nguồn quỹ đảm bảo 21.359,949 31.155,000 2.1 Chi quỹ ốm đau và thai sản 2.979,111 4.791,000 2.2 Chi quỹ TNLĐ- BNN 144,948 160,000 2.3 Chi quỹ hưu trí, tử tuất 18.235,887 26.203,797 2.4 CHI QUỸ BHXH TỰ NGUYỆN 0,003 0,203 NGUỒN: BẢO HIỂM Xà HỘI VIỆT NAM 2.5. Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Một số nội dung về chi BHXH còn chưa đồng nhất với quy định của luật, một số hướng dẫn tính mức hưởng còn chưa phù hợp. 2.5.1. Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Để thi hành chính xác theo quy định của Luật BHXH, thực hiện các chế độ BHXH một cách nhanh chóng, nhất quán, khoa học và đúng luật thì ngoài Luật BHXH ra, Chính phủ còn ban hành kèm theo các Nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện các chế độ. Tuy nhiên, có những trường hợp nội dung hướng dẫn chưa phù hợp với quy định của Luật như: khoản 6 Mục II Thông tư 03, hướng dẫn: Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH và thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy lao động nữ sinh con, nếu đi làm sớm hưởng lương thì vẫn phải đóng BHXH cho các tháng đi làm sớm, trong khi trợ cấp thai sản vẫn hưởng đến khi hết thời hạn quy định. Nội dung này không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật BHXH "Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định...". Như vậy, những người có trách nhiệm trực tiếp giải quyết chế độ BHXH không biết sẽ phải làm thế nào trong những trường hợp tương tự thế này... Một số trường hợp chưa đưa ra hướng dẫn thực hiện, gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động, các địa phương đôi khi có hướng giải quyết nhưng do không có hướng dẫn chỉ đạo, nên cũng hoang mang không dám tự ý thực hiện, một số trường hợp cụ thể đó là: + Trường hợp người lao động nghỉ việc đi khám, chữa bệnh tại nước ngoài; + Về thời gian nghỉ và tính đóng BHXH đối với trường hợp sau khi sinh con, người mẹ cho con dưới 4 tháng tuổi; + Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp sinh từ 2 con trở lên mà các con bị chết hoặc có con còn sống, có con chết; + Hạng doanh nghiệp làm căn cứ để tính hưởng BHXH đối với doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành Công ty cổ phần; Công ty TNHH...; Do vậy đã dẫn đến tình trạng chậm giải quyết thủ tục cho người lao động, công việc không được giải quyết ngay, bị “ứ đọng” lại, qua thời gian thì khối lượng công việc của các tổ chức BHXH càng nhiều, cho tới khi có hướng dẫn thì người lao động lại phải chờ rất lâu để được giải quyết. Như vậy, sự lãng phí không đáng có về thời gian, tiền bạc và sức người là không tránh khỏi. 2.5.2. Một số nội dung về chi BHXH còn chưa đồng nhất với quy định của luật, một số hướng dẫn tính mức hưởng còn chưa phù hợp. Chi BHXH là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH. Thực tế thì việc chi BHXH còn gặp nhiều vướng mắc do những có sự không đồng nhất giữa các hướng dẫn thực hiện chế độ với Luật. Có những hướng dẫn thực hiện không ăn khớp với quy định mà luật đưa ra nên cản trở quá trình giải quyết các chế độ của cán bộ làm công tác BHXH, có những trường hợp nếu thực hiện theo đúng hướng dẫn thì người lao động sẽ có lợi rất nhiều, nhưng thay vào đó là sự thất thoát nguồn quỹ; ngược lại có nhưng trường hợp nguồn quỹ được đảm bảo, thậm chí là dư so với báo cáo thì khi này người lao động lại bị thiệt thòi, gây mất lòng tin đối với BHXH. Đây là một ví dụ dễ nhận thấy: Hướng dẫn tính mức hưởng chế độ ốm đau tại Thông tư số 03/TT-BLĐTBXH giữa người nghỉ ốm bình thường, nghỉ chăm sóc con ốm (tính không kể ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần) và nghỉ ốm dài ngày (kể cả ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần) là không hợp lý vì đều lấy tiền lương tháng chia cho 26 ngày. Luật BHXH quy định (tính không kể ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần) để xác định thời gian tối đa được nghỉ hưởng BHXH trong 1 năm, không phải tính ngày nghỉ để hưởng trợ cấp ốm đau. Tương tự như trên thì một số quy phạm pháp luật điều chỉnh về thu chi quỹ BHXH còn chưa rõ ràng, dẫn đến việc hiểu và thực hiện chưa thống nhất, khó khăn cho thực hiện: Như khoản 7 Điều 58 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP về thời gian đóng BHXH của người nghỉ việc theo NĐ 41 còn thiếu thời gian đóng BHXH dưới 6 tháng tự đóng; khoản 2 Điều 59 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP về điều chỉnh tiền lương theo chế độ lương cũ sang chế độ lương mới để tính hưởng BHXH. Chương III: Giải pháp để phát huy vai trò của BHXH đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với người lao động nói riêng. 3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò BHXH đối với người lao động. Những người đóng vai trò là chủ thể trong công tác tuyên truyền BHXH (C¸c tæ chøc §¶ng vµ Nhµ n­íc, c¸c c¬ quan vµ c¸n bé cã chøc n¨ng chuyªn tr¸ch c«ng t¸c tuyªn truyÒn vÒ BHXH…) có trách nhiệm tuyên truyền đến những người đóng vai trò là khách thể (Nh÷ng tæ chøc, c¸ nh©n cã tham gia b¶o hiÓm x· héi theo luËt ®Þnh, c¸c nhµ l·nh ®¹o, nh÷ng ng­êi tham gia ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch, tÊt c¶ nh÷ng ng­êi lao ®éng vµ c¸c tÇng líp trong x· héi nãi chung) các nội dung cơ bản nhất về BHXH, đó là: Bản chất, mục đích của BHXH; về nội dung của các chế độ BHXH. Đặc biệt, khi tham gia vào BHXH, người lao động rất quan tâm đến quyền lợi của mình, vì vậy khi tuyền truyền, người tham gia công tác phải chú ý nhất đến các vấn đè liên quan đến người lao động. Các chủ thể khi tham gia tuyên truyền phải đảm bảo làm sao sau khi tuyên truyền thì các đối tượng phải hiểu rõ về chế độ, chính sách của BHXH theo quy định của phap luật, để cho người lao động có cái nhìn tích cực hơn vè BHXH, thấy rõ được vai trò của BHXH và từ đó có ý thức tự nguyện tham gia, loại bỏ những hành vi gian lận trong khi tham gia BHXH. Để làm tốt công tác này, trước hết cần đến một đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc. Có thể phối hợp các ban ngành liên quan để cùng tổ chức các buổi tuyên truyền tới từng địa phương. Sáng tạo những hình thức tuyên truyền mới, phù hợp với tâm lý người lao động ở từng địa phương... Tích cực tuyên dương, khen thưởng các nhân tố điển hình thực hiện tốt các chế độ về chính sách bảo hiểm, lấy đó làm gương cho người khác cùng phấn đấu. Song bên cạnh đó cũng phải phê phán các hành vi tiêu cực, vi phạm vào các chính sách của BHXH. 3.2. Đẩy mạnh công tác quản lý trong hệ thống BHXH và mạnh tay xử lý những trường hợp vi phạm quy định của Luật BHXH. Tổ chức BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động thu nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kịp thời, đầy đủ theo tháng. Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với Thanh tra Nhà nước tỉnh, Sở LĐ-TB&XH kiên quyết xử phạt và truy thu những đơn vị đóng chậm, đóng thiếu, trốn đóng BHXH. Đối với những đơn vị nợ đọng kéo dài thì hoàn thiện các thủ tục khởi kiện ra toà án. Các tổ chức công đoàn phải phát huy tích cực vai trò bảo vệ người lao động, không để cho doanh nghiệp gian lận tiền BHXH của người lao động. Tăng cường lực lượng Thanh tra lao động ở các địa phương. Tích cự thanh tra, kiểm tra nhiều hơn nữa và khi phát hiện ra có sự gian lận quỹ, doanh nghiệp trốn đóng quỹ và xảy ra tình trang nợ đọng thì phải kiên quyết xử lý ngay, và các biện pháp, mức độ phạt cũng phải mạnh hơn nữa, vì đây là lợi ích của rất nhiều người lao động, còn thể hiện được tính công bằng của xã hội. Cần cắt bỏ những thủ tục khiếu kiện rườm rà, không cần thiết để nhanh chóng xử lý các đối tượng vi phạm. Đối với những trường hợp cố tình không thi hành án khi đã có phán quyết của tòa án nhân dân thì cần phải sử dụng đến luật hình sự để giải quyết. Không nên để người chủ doanh nghiệp làm chủ tịch công đoàn trong doanh nghiệp, vì như vậy quyền lợi của người lao động cũng vẫn bị vi phạm dễ dàng. Đối với những nơi không có tổ chức công đoàn thì người lao động phải mạnh dạn đấu tranh cho quyền lợi chủ mình. Người lao động phải đấu tranh để được đóng mức BHXH dựa trên mức tiền lương thực tế chứ không phải mức lương trong hợp đồng danh nghĩa. Cần công khai trong việc thu và chi quỹ BHXH. 3.3. Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo theo đúng quy định. Theo đúng quy định báo cáo tháng chốt số liệu vào ngày 25 hàng tháng, gửi báo cáo trong ngày 26  hàng tháng. Báo cáo quý trước gửi ngày 20 tháng đầu quý sau. Nếu địa phương nào không chấp hành tốt quy định này thì cần phải xử lý nghiêm, làm gương cho các địa phương khác. Các biện pháp đưa ra có thể là nhắc nhở (với trường hợp nộp chậm 1 đến 2 ngày), với trường hợp vi phạm nhiều hơn có thể xử lý hành chính và nhắc nhở công khai rồi yêu cầu kiểm điểm. Đồng thời khen thưởng các đơn vị chấp hành tốt và khen thưởng với mức độ xứng đáng. 3.4 . Tăng mức đóng BHXH để ổn định nguồn quỹ. Luật BHXH sửa đổi quy định mức đóng mới đó là: Từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần mức đóng bảo hiểm tăng 2% cho doanh nghiệp và 1% cho người lao động. Như vậy, tổng mức đóng quỹ bảo hiểm xã hội sẽ tăng từ 15 lên 18% (đối với người sử dụng lao động) và từ 5 lên 8% (đối với người lao động). Số tiền đóng tăng thêm này được bổ sung vào quỹ hưu trí, tử tuất cho người lao động nhằm đảm bảo sự ổn định của quỹ này. Để người lao động có được mức lương hưu đủ sống và gần với thu nhập thực tế của họ hơn, phải thay đổi chính sách tổng thể, trong đó có chính sách về tiền lương. Để giải quyết vấn đề lương hưu thấp thì phương khả thi được lựa chọn là thành lập một quỹ hưu trí bổ sung. Hệ thống hiện tại là lương hưu cơ bản nhất, sau này có thẻ có thêm một quỹ hưu trí nữa. Quỹ này khác với bảo hiểm nhân thọ, khác với bảo hiểm xã hội tự nguyện, quỹ có thể bổ sung thêm thu nhập cho người về hưu. Tuy nhiên, để thực hiện được cần nghiên cứu rất kỹ. Nguy cơ quỹ mất cân bằng đã được dự báo vào khoảng năm 2032 nếu vẫn giữ mức đóng, hưởng như hiện nay. Do vậy, ngoài việc tăng mức đóng, thì cần phải tăng đối tượng bắt buộc đóng BHXH. 3.5. Củng cố và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện cơ chế, chính sách của BHXH. Để các chính sách BHXH được nhanh chóng giải quyết một cách chính xác, đúng luật và đồng bộ thì chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật sao cho hợp lý, đồng nhất với nhau, các hướng dẫn thi hành cần phải rõ ràng, không mang tính chung chung gây khó khăn trong việc giải quyết. Việc ban hành ra hệ thống các quy phạm pháp luật để áp dụng vào thi hành giải quyết các chế độ bảo hiểm là rất phức tạp, vì vậy, để nâng cao hiệu quả cho và giúp cho những người tham gia vào xây dựng khung pháp luật này được nhanh chóng và mang tính thực tế cao, cần đến sự phối hợp với những cơ quan, ban ngành và các bên tham gia BHXH, chưng cầu ý kiến, luôn lắng nghe, biết chọn lọc, và tiếp thu những ý kiến bổ ích, và nhanh chóng bổ sung những phần còn thiếu, sửa chữa những điểm còn chưa hợp lý. Việc áp dụng các điều khoản của luật cũng cần phải có sự linh động trong mỗi trường hợp, nếu như trường hợp nào chưa có hướng dẫn thi hành trong Thông tư mà cán bộ địa phương có cách giải quyết hợp lý thì nên ủng hộ và có thể áp dụng đại trà. KẾT LUẬN: Sau 15 năm hoạt động và trưởng thành, BHXH Việt Nam ngay càng có vai trò quan trọng hơn trong đời sống kinh tế - xã hội. Các cơ chế BHXH dần dần được hoàn thiện và mang lại lợi ích lớn cho người lao động và toàn xã hội. Tuy nhiên, do đăc điểm nước ta là nước đang phát triển nên việc đưa BHXH đến với tất cả người lao động còn gặp không ít khó khăn, nhất là trong khi đối với những người lao động, khái niệm “bảo hiểm xã hội” còn mơ hồ. Trong khi Chính phủ đang rất nỗ lực để phát huy vai trò của BHXH, giúp cho người lao động làm sao khi tham gia BHXH đều được hưởng những quyền lợi một cách công bằng thì lại có nhiều tổ chức, cá nhân có những hành vi tiêu cực làm cho BHXH cũng trở nên tiêu cực trong mắt nhiều người, và làm cho các quan hệ xã hội trở nên mâu thuẫn, nhất là giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, em nhận ra rằng trong các trường hợp tiêu cực của BHXH thì người lao động luôn là người chịu thiệt cho dù lỗi là do những người chủ sử dụng lao động và phía cơ quan có trách nhiệm giải quyết và thi hành. BHXH cần có những giải pháp lâu dài mà điều quan trọng nhất để thực hiện điều đó là cần có nguồn nhân lực có năng lực và nhiệt tình trong công việc. Thông qua tìm hiểu thực trạng của BHXH nước ta, em đã phần nào thấy được vai trò của BHXH còn chưa được phát huy một cách đầy đủ, còn gặp một số vướng mắc. Vì vậy, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của BHXH đối với không chỉ riêng người lao động mà đối với toàn xã hội được nêu cụ thể trong chương III của bài tiểu luận này. Các giải pháp mới chỉ là bước đầu song do điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế, kiến thức tích lũy còn rất ít nên bài viết còn gặp nhiều khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô trong khoa để em có thể hoàn thiện bài viết của mình tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình bài giảng Lý thuyết Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – xã hội 2009. [2] Hỏi – Đáp về bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – xã hội 2008. [3] Bảo hiểm xã hội – Những điều cần biết, NXB Thống kê 2007. [4] [5] [6] [7] Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về BHXH 1.1 Tính tất yếu của BHXH. 2 1.1.1 Khái niệm BHXH 2 1.1.2 Tính tất yếu của BHXH 2 1.2 Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH và chế độ BHXH 3 1.2.1 Hình thức và đối tượng áp dụng BHXH 3 1.2.2 Chế độ BHXH. 4 1.3 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội 4 1.3.1 Vai trò của bảo hiểm 4 1.3.2 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội 5 1.3.2.1 Đối với người lao động 5 1.3.2.2 Đối với tổ chức sử dụng lao động 6 1.3.2.3 Đối với xã hội 6 Chương II: Thực trạng ngành BHXH Việt Nam hiện nay 2.1 Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm, song số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp. 7 2.1.1 Số lượng đối tượng tham gia, số thu cho quỹ có sự tăng trưởng hằng năm. 7 2.1.2 Số lượng tham gia vẫn thấp, mức hưởng thấp và hiệu quả thấp 9 2.2 Tình trạng nợ đọng quỹ bảo hiểm xã hội tiếp tục xảy ra xảy với số nợ ngày càng lớn và thời gian kéo dài. 11 2.3 Việc chấp hành chế độ báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố còn chưa nghiêm. 15 2.4 Cơ cấu dân số nước ta trong tương lai sẽ là dân số già, việc chi quỹ bảo hiểm hưu trí là số chi chiếm tỉ trọng cao nhất trong chi BHXH. 16 2.5 Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Một số nội dung về chi BHXH còn chưa đồng nhất với quy định của luật, một số hướng dẫn tính mức hưởng còn chưa phù hợp. 17 2.5.1 Một số nội dung chưa có hướng dẫn thực hiện trong Thông tư gây khó khăn trong thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. 17 2.5.2 Một số nội dung về chi BHXH còn chưa đồng nhất với quy định của luật, một số hướng dẫn tính mức hưởng còn chưa phù hợp. 18 Chương III: Giải pháp để phát huy vai trò của BHXH đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với người lao động nói riêng 3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò BHXH đối với người lao động. 19 3.2 Đẩy mạnh công tác quản lý trong hệ thống BHXH và mạnh tay xử lý những trường hợp vi phạm quy định của Luật BHXH 20 3.3 Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo theo đúng quy định 21 3.4 Tăng mức đóng BHXH để ổn định nguồn quỹ 21 3.5 Củng cố và hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật liên quan đến thực hiện cơ chế, chính sách của BHXH. 22 Kết luận 22 Tài liệu tham khảo Mục lục 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận lý thuyết bảo hiểm - Phân tích vai trò của Bảo hiểm xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội Biện pháp phát huy vai trò của Bảo hiểm xã hội .doc
Luận văn liên quan