Tiểu luận Lý thuyết chuỗi cung ứng
Hiện nay Vinamilk đang ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng
(Cus tomer Relationship Management-CRM) của SAP. Hiện nay, hệ thống thông tin báo
cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo(Business Intelligence-BI) được thiết lập ở
trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình khuyến mại.
Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua Internet sử dụng chương
trình SAP. Riêng các đại lý sử dụng phần mềm được FPT phát triển cho PDA để ghi nhận
các giao dịch. Các nhân viên bán hàng sử dụng PDA kết nối với hệ thống tại nhà phân
phối để cập nhật thông tin.
Ngoài ra Vinamilk và Viettel đã ký kết hợp tác xây dựng phần mềm bán hàng trực
tuyến. Đây là lần đầu tiên một công ty trong ngành thực phẩm Việt Nam có một hệ thống
quản lý được xây dựng toàn diện và đồng bộ.
Nhờ ứng dụng Công nghệ Thông tin mà Vina milk đã quản lý có hiệu quả hơn các
kênh phân phối sản phẩm. Đặc biệt, phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến được xem là
một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả
quản lý, quản trị doanh nghiệp.
18 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5293 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý thuyết chuỗi cung ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG
2
NỘI DUNG
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG
I. Các khái niệm.
II. Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng.
III. Sự phối hợp giữa các bộ phận chuỗi cung ứng.
IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng:
V. Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng.
VI. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng.
PHẦN 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
I. Giới thiệu sơ lược về Vinamilk.
II. Chuỗi cung ứng của Vinamilk.
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHUỔI CUNG ỨNG
I. Các khái niệm:
1. Khái niệm về chuỗi cung ứng
3
Chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản
phẩm hay một dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng
cuối cùng.
Mô hình chuỗi cung ứng điển hình như sau:
Các yếu tố của chuỗi cung ứng bao gồm: Nhà sản xuất, nhà phân phối (nhà bán sỉ),
nhà bán lẻ, khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ
Ba điểm chính về tính năng động của chuỗi cung ứng:
+ Có tính tương tác cao
+ Ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu
+ Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp
thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả kênh phân phối
2. Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Là hoạch định, thiết kế
và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các
yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
Quản trị nhu cầu: là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng; là quản lý nhu cầu về
hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế
như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ
chủ yếu thuộc về Marketing.
Quản trị Logistics : nếu định nghĩa theo nghĩa hẹp thì Quản trị logistic là một bộ phận
của quản trị chuỗi cung ứng (khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra
bên ngoài), còn hiểu theo nghĩa rộng thì đó là quản trị chuỗi cung ứng.
II. Các yêu cầu của quản trị chuỗi cung ứng
Các
nhà
cung
c p
Các
nhà
máy
Khách
hàng
Các
nhà
kho
Nhà
bán l
4
Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong
chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch sản xuất
những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới …
Hệ thống đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ
chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ.
Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành viên.
Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản
xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết về các
chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về mức độ tương tác cũng
như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng
Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải
suôn sẻ và không gặp trở ngại.
III. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng
Để có được những cải tiến, cần tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và
giữa các công ty với nhau. Bằng một số cách sau:
- Lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng,
- Tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp,
- Cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn...
Cần thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi
cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng.
IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng yếu tố dẫn
dắt và cách nó vận hành. Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động trực tiếp đến chuỗi
cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định. Tiếp theo là phát triển cách đánh giá kết
quả có được nhờ pha trộn những cách kết hợp khác nhau đối với các yếu tố dẫn dắt.
Chúng ta hãy tìm hiểu từng yếu tố dẫn dắt một.
1. Sản xuất
Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra và tồn trữ sản phẩm. Các
phương tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Quyết định cơ bản đặt ra cho các giám đốc
khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả. Nếu các nhà máy và
kho được xây dựng dư thừa công suất, chúng có khả năng đáp ứng mau chóng nhu cầu
sản phẩm đa dạng. Mặt khác, công suất dư thừa không phát sinh lợi nhuận. Vì thế càng
tồn tại nhiều công suất thừa, sản xuất càng kém hiệu quả.
5
2. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên vật
liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà
bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Một lần nữa, các giám đốc phải quyết định họ
muốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn
trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng
nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ
hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải
càng thấp càng tốt.
3. Vị trí
Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng. Nó
cũng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần được thực hiện bởi từng
phương tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả là quyết định
có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm được chi phí nhờ qui mô và
hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí gần với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt
động đáp ứng nhanh hơn.
Khi đưa ra quyết định về vị trí, các nhà quản lý cần xem xét một loạt nhân tố liên
quan với một vị trí nào đó, bao gồm chi phí phương tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn
có của lực lượng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi
với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định về vị trí có xu hướng là những quyết
định mang tính chiến lược vì chúng gắn chặt một lượng tiền lớn với các kế hoạch dài hạn.
Các quyết định về vị trí có tác động mạnh mẽ đến chi phí và các đặc tính của chuỗi
cung cấp. Sau khi xác định xong kích cỡ, số lượng và vị trí thiết bị, cũng cần quyết định
các con đường mà sản phẩm có thể đến với khách hàng cuối cùng. Các quyết định về vị
trí cũng phản ánh chiến lược cơ bản của công ty trong việc xây dựng và phân phối sản
phẩm ra thị trường.
4. Vận chuyển
Vận chuyển là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm giữa
các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. Trong vận chuyển, sự cân nhắc là giữa
tính đáp ứng nhanh với tính hiệu quả được thể hiện qua việc lựa chọn cách thức vận
chuyển. Các cách thức vận chuyển nhanh thì lại rất tốn kém, các cách thức vận chuyển
chậm thì chi phí vừa phải nhưng không đáp ứng nhanh. Vì chi phí vận chuyển có thể
chiếm một phần ba chi phí kinh doanh của chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận
chuyển cũng rất quan trọng.
5. Thông tin
6
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung
ứng. Nó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động và hoạt động sản xuất trong chuỗi cung
ứng. Khi sự kết nối này là một sự kết nối vững chắc (nghĩa là dữ liệu chính xác, kịp lúc
và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt
động riêng của họ. Đây cũng là xu hướng tối đa hóa tính lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung
ứng.
Trong từng công ty sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả có liên hệ
đến việc lượng giá các lợi ích mà thông tin tốt có thể cung cấp so với chi phí để có được
thông tin. Thông tin chính xác, dồi dào có thể giúp đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu
quả và tiên đoán tốt hơn nhưng chi phí xây dựng và lắp đặt các hệ thống phân phối thông
tin cũng có thể rất cao.
Xét về tổng thể chuỗi cung ứng, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả
mà các công ty thực hiện là một trong các quyết định về lượng thông tin có thể chia sẻ
với các công ty khác và lượng thông tin phải giữ bí mật. Thông tin về cung sản phẩm, cầu
khách hàng, tiên báo thị trường và kế hoạch sản xuất mà mà các công ty chia sẻ với nhau
càng nhiều thì các công ty càng đáp ứng nhanh. Tuy nhiên, công khai như thế nào là hợp
lý là mối bận tâm của từng công ty vì e ngại thông tin tiết lộ sẽ bị đối thủ cạnh tranh sử
dụng để đối phó. Điều này có thể gây tổn thất cho khả năng sinh lợi của công ty.
Sơ đồ năm yếu tố dẫn dắt chủ yếu của một chuỗi cung ứng chính
V. Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng.
1. SẢN XUẤT
Sản xuất cái gì, bằng
cách nào và khi nào?
3. VỊ TRÍ
Nơi nào tốt nhất cho hoạt động
nào?
2. HÀNG TỒN KHO
Sản xuất ra bao nhiêu và trữ kho bao
nhiêu?
4. VẬN CHUYỂN
Chuyên chở sản phẩm bằng cách
nào và khi nào?
5. THÔNG TIN
Nền tảng để
đưa ra các
quyết định
7
Đo lường hiệu quả của chuỗi cung ứng là công việc rất cần thiết nhằm hướng đến việc
cải tiến và đặt mục tiêu cho việc cải tiến chuỗi cung ứng.
Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng:
1. Giao hàng
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm
của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong
tổng số đơn hàng.
2. Chất lượng:
Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của
khách hàng về sản phẩm. Chất lượng có thể được đo lường qua 2 tiêu chuẩn sau:
- Mức độ hài lòng của khách hàng mong đợi về sản phẩm
- Lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm.
3. Thời gian:
Có 2 chỉ t iêu:
- Số ngày tồn kho.
- Thời gian thu hồi công nợ.
Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ.
4. Chi phí:
Có 2 cách để đo lường chi phí:
Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho,
và chi phí công nợ
Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và
năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:
Hiệu quả = (Doanh số - Chi phí Nguyên vật liệu)/(chi phí lao động + chi phí quản lý).
VI.Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng.
Có hai cách để cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng:
- Thay đổi cấu trúc: thay đổi về vật chất kỹ thuật ( Thay đổi máy móc thiết bị, công
suất, kỹ thuật, và công nghệ…).Mang tính chất dài hạn và cần một nguồn vốn
đáng kể.Thường là sự thay đổi lớn và sâu rộng.
- Thay đổi các bộ phận của chuỗi cung ứng: thay đổi về con người (Thay đổi con
người, hệ thống thông tin, tổ chức, quản lý sản xuất và tồn kho, hệ thống quản lý
chất lượng).Mang tính chất nhạy cảm.
1. Có 5 phương thức để thay đổi cấu trúc:
8
1.1 Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín
Nếu nhà sản xuất quyết định mua 1 công ty phân phối và phân phối sản phẩm của
mình chỉ qua công ty đó thôi, thì sự thống nhất này là hướng về thị trường.
Nếu nhà sản xuất mua một công ty cung ứng sản phẩm, thì sự thống nhất này là lùi về
phía sau của chuỗi cung ứng.
Nếu một công ty sở hữu cả chuỗi cung ứng thì công ty này được hợp nhất theo chiều
dọc.
1.2 Đơn giản hóa quá trình chủ yếu:
Được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp hay quá lỗi thời
khi đó cần sự thay đổi. Việc này dẫn đến những thay đổi lớn về trình tự và nội dung các
công việc được tiến hành trong quá trình cũng như những thay đổi về hệ thống.
1.3 Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ.
Khi công ty nhận định rằng họ có quá nhiều nhà cung cấp và họ hướng đến việc giảm
số lượng nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp tốt nhất để đảm bảo giao
hàng đúng hạn và cung cấp nguyên vật liệu có nguồn gốc rõ ràng.
Hoặc khi thị trường có sự thay đổi, nhiều công ty nhận thấy rằng họ cần có vài nhà
máy và nhà kho ở địa điểm khác, do vậy họ định hình lại hệ thống phương tiện sản xuất
và phân phối.
1.4 Thiết kế sản phẩm chính.
Được sử dụng để cải tiến chuỗi cung ứng. Trong thực tế, nhiều công ty nhận thấy họ
có quá nhiều chủng loại hàng hóa, trong đó có vài loại bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm
này phải được chọn lọc và thiết kế lại.
1.5 Chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba.
Vài công ty chỉ đơn giản là chọn phương án tốt nhất chuyển tất cả các khâu từ quản lý
tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba.
2. Có 5 phương thức thay đổi bộ phận
2.1 Sử dụng đội chức năng chéo
Được áp dụng rộng rãi.Để phối hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban
và bộ phận chức năng của một công ty.Thường sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát lịch
sản xuất.
2.2 Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội.
Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các
công ty chéo.
Tính hợp tác giữa các công ty bắt đầu bởi các hợp đồng liên kết bền chặt được thiết
lập trong mối quan hệ kinh doanh lâu dài gắn liền với lợi ích của nhau.
2.3 Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị.
9
Cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Ngay khi kích thước của lô hàng giảm, tồn kho sẽ giảm, hàng hóa sẽ được luân chuyển
nhanh hơn, từ đó hàng hóa sẽ đáp ứng được với nhu cầu thị trường.
2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin.
Một trong những thay đổi xảy ra trong công nghệ là việc dành lấy dữ liệu kinh doanh
từ khách hàng và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ứng.
2.5 Xây dựng các trạm giao hàng chéo.
Việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau. Những công
việc này không tiêu tốn thời gian cho việc kiểm kê kho, cũng đơn giản cho việc di chuyển
từ trạm này sang một trạm khác.
3. Hiệu quả của việc vừa cải tiến cấu trúc, vừa cải tiến bộ phận của chuỗi cung ứng:
Vừa cải t iến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ra sự thay đổi chính trong
chuỗi cung ứng. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm g iảm tình trạng không chắc chắn,
không rõ ràng hay giảm thời gian cung ứng. Những sự thay đổi này rất có hiệu quả nhưng
đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong công ty và thông qua nhiều công ty khác
nhau.
PHẦN 2: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA VINAMILK
I. Giới thiệu sơ lược về VINAMILK
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm
kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty
đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu
các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị
trường.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là
một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng
cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng
mạnh tại Việt Nam mà theo Euro monitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ nă m 1997
đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng
570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả
nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu
dùng.
10
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
II. Chuỗi cung ứng của Vinamilk
1. Mô hình chuỗi cung ứng của Vinamilk
1.1.Đơn vị cung cấp nguyên, vật liệu
1.1.1. Nhà cung cấp sữa tươi nguyên liệu
- Nguồn sữa tươi nguyên liệu từ các hộ gia đình: Vinamilk còn mua cả sữa của
người dân tại New Zealand để phục vụ cho nhà máy Miraka
- Nguồn sữa tươi nguyên liệu từ các trang trại bò sữa của Vinamilk: hiện nay
Vinamilk có các trang trại bò sữa tại khắp cả nước như Tuyên Quang, Thanh Hóa,
Nghệ An, Lâm Đồng.
1.1.2. Nhà cung cấp sữa bột nguyên liệu
Hiện nay sữa bột nhập khẩu hiện đang chiếm70% nguyên liệu sản xuất của VNM, nhà
cung cấp chính là công ty Fonterra (SEA) Pte Ltd và công ty Hoogwegt International BV.
11
1.1.3. Các nhà cung cấp khác
Ngoài ra Vinamilk còn có rất nhiều những nhà cung cấp khác như công ty Perstima
Vietnam( cung cấp nguyên liệu để sản xuất vỏ hộp sữa), công ty Tetra Pak Indochina(
cung cấp các loại bao bì bằng giấy như thùng caton), Công ty cổ phẩn Mía đường Lam
Sơn, Công ty Mía đường Quảng Ngãi,…
1.2.Nhà máy sản xuất
Vinamilk những nhà máy sản xuất sau:
- Nhà máy sữa Ttrường Thọ
- Nhà máy sữa Dielac
- Nhà máy sữa Thống.
- Nhà máy sữa Hà Nội
- Nhà máy sữa Bình Định
- Nhà máy sữa Nghệ An
- Nhà máy sữa Đà Nẵng
- Nhà máy sữa Sài Gòn
- Nhà máy sữa Cần Thơ
- Nhà máy sữa Tiên Sơn
- Nhà máy nước giải khát
- Nhà máy sữa bột Miraka tại New Zealand (VNM góp 19,3% vốn)
1.3.Công ty cung cấp kho vận, vận tải
Hiện nay Vinamilk có hai đơn vị vận chuyển chủ yếu cho riêng công ty là:
- Xí nghiệp kho vận Tp.Hồ Chí Minh.
- Xí nghiệp kho vận Hà Nội.
1.4.Đơn vị phân phối & bán lẻ
Vinamilk có rất nhiều những nhà phân phối và đại lý không chỉ ở Việt Nam mà còn
có cả ở Trung Đông(Abdul Karim Alwan Foodstuff Trading, Shawkat Bady-General
Trading Company), Cambodia(B.P.C. Trading Co.LTD:), Maldives(Baywatch
Investments Pte.Ltd), Philippines(Grand East Empire Corporation).
1.5.Khách hàng
Vinamilk có khách hàng ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng thị trường Việt Nam
chiếm tới 80%.
2. Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng
2.1. Giao hàng
12
Hiện nay chưa có số liệu cụ thể nhưng với sự liên kết của hai công ty logistic lớn và
giàu kinh nghiệm là Xí nghiệp kho vận Tp.Hồ Chí Minh và Xí nghiệp kho vận Hà Nội.
Thêm vào đó là số lượng những nhà phân phối rộng khắp cả nước thì chắc chắn rằng số
vụ giao hàng không đạt tiêu chuẩn sẽ là không đáng kể.
2.2. Chất lượng
Các đây chưa lâu Vinamilk được FDA(Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ)
chứng nhận được xuất hàng vào Mỹ, điều này cho thấy được chất lượng các sản phẩm
của Vinamilk rất tốt. Ngoài ra Vinamilk còn là một công ty thuần Việt nên những sản
phẩm của Vinamilk rất phù hợp với thị trường Việt Nam. Vì thế nên người tiêu dùng Việt
Nam rất hài lòng mức độ trung thành rất cao đối với những sản phẩm của Vinamilk, điều
này được thể hiện qua việc thị phần cũng như doanh số của Vinamilk tại thị trường Việt
Nam liên tục tăng.
Thị phần thị trường sữa Việt Nam năm 2010(Số liệu từ công ty Chứng khoán Bản Việt)
13
Thị phần sữa của Vinamilk tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2012 – Số liệu của công ty chứng
khoán HSC
Hình ảnh về doanh thu thuần của Vinamilk qua các năm
2.3. Tiêu chí thời gian
Tiêu chí này được tính bằng:
Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ.
14
Trong đó:
Số ngày tồn kho = (tổng hàng tồn kho * số ngày trong kỳ) / tổng doanh thu thuần.
Số ngày công nợ = Kỳ thu tiền bình quân = (tổng các khoản phải thu * số ngày trong
kỳ) / tổng doanh thu thuần.
Theo số liệu trong báo cáo tài chính chủa Vinamilk năm 2012 ta được các số liệu sau:
Vinamilk(2012) Vinamilk(2010)
Tổng tồn kho
cuối kỳ(tỷ đồng)
3.357.506.580.1
86
2.272.650.052.0
63
Tổng doanh thu
thuần(tỷ đồng)
26.797.114.670.
360
16.173.754.854.
110
Tổng các khoản
phải thu(tỷ đồng)
2.208.745.769.7
03
1.119.075.135.0
03
Ta tính được:
Số ngày tồn kho (Vina milk 2012) = (3.357.506.580.186 * 365)/ 26.797.114.670.360
= 45,7
Số ngày công nợ (Vinamilk 2012) = (2.208.745.769.703 * 365)/ 26.797.114.670.360
= 30,1
Chu kỳ kinh doanh (Vinamilk 2012) = 45.7 + 30.1 = 75.8
Tương tự ta tính được:
Chu kỳ kinh doanh (Vinamilk 2010) = 51,3 + 25,3 = 78,6
Qua phân tích trên chúng ta thấy được chu kỳ kinh doanh của Vinamilk năm 2012
được cải tiến một cách rõ nét so với năm 2010
2.4. Chi phí
Hiệu quả = (Doanh số - Chi phí Nguyên vật liệu)/(chi phí lao động + chi phí quản lý).
Theo số liệu trong báo cáo tài chính của Vinamilk năm 2012 ta được các số liệu sau:
Vinamilk(2012) Vinamilk(2011)
Giá vốn hàng
bán (tỷ đồng)
17.741.665.254.
788
10.676.719.801.
966
Chi phí bán hàng 2.345.841.736.8
75
1.438.185.805.8
72
Chi phí quản lý 484.293.406.112 370.492.890.936
15
doanh nghiệp
Nên ta có:
Hiệu quả (Vinamilk 2012) = (26.797.114.670.360 - 17.741.665.254.788) /
(2.345.841.736.875 + 484.293.406.112) = 3,2.
Hiệu quả (Vinamilk 2010) = 3
Qua phân tích trên chúng ta thấy được hiệu quả kinh doanh của Vinamilk nă m 2012
được cải tiến một cách rõ nét so với năm 2010.
Có thể nói hiệu quả trong chuỗi cung ứng của Vinamilk liên tục được cải thiện, đây
cũng là một trong những nguyên nhân mà Vinamilk liên tục làm ăn có lãi.
Hình ảnh về lợi nhuận ròng của Vinamilk qua các năm
3. Một số phương pháp cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng của Vinamilk
3.1. Thay đổi cấu trúc
3.1.1. Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ
16
Để tránh bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu(đặc biệt là sữa bột) thì
Vinamilk đã tăng cường việc liên kết với nhiều đối tác cung cấp. Điều này làm cho việc
phụ thuộc vào một nhà cung cấp nào đó giảm đi đáng kể. Không những thế Vinamilk còn
thành lập chi nhánh công ty sữa bột Việt Nam để có thể chủ động hơn đối với nguồn
nguyên liệu nhập khẩu.
Nguồn nguyên liệu sữa nước thì Vina milk đã chủ động được gần như hoàn toàn.
Bởi vì nhu cầu về sản phẩm của thị trường liên tục tăng cao nên Vinamilk rất tăng
cường các nhà phân phối, bán lẻ để sản phẩm đến được với người tiêu dùng nhanh hơn,
thuận tiện hơn. Những cố gắng đó đã tạoPhân phối qua kênh truyền thống(220 nhà phân
phối độc lập và hơn 140.000 điểm bán lẻ) thực hiện phân phối hơn 80% sản lượng và 14
phòng trưng bày sản phẩm. Gần đây nhất, Vina milk đã ra thông báo thành lập văn phòng
đại diện tại Campuchia (thông báo ngày 28/03/2013).
3.1.2. Thiết kế sản phẩm chính
Hình ảnh về những nhãn hàng thế mạnh của Vinamilk
Mặc dù Vinamilk rất mạnh và có nhiều sản phẩm nhưng không phải bất cứ sản phẩm
nào, phân khúc nào của Vina milk cũng luôn được khách hàngchào đón. Chính vì biết
điều này nên Vinamilk đã tập trung chủ yếu vào các sản phẩm sữa nước.
17
Thị phần sữa nước tại Việt Nam năm 2010(số liệu của Công ty Chứng khoán Bản Việt)
Thị phần chi tiết các nhóm sản phẩm của Vinamilk tại Việt Nam vào cuối quý 3 năm 2012
Vinamilk cũng kiên quyết cắt bỏ những bộ phận làm ăn không tốt, ví dụ tiêu biểu nhất
là quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Sữa Dielac(thông báo ngày 22/07/2013).
3.1.3. Chuyển quá trình hậu cần của công ty cho bên thứ ba
Công ty Vina milk tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm còn
việc phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn Phú Thái đến các đại lý, cửa hàng rồi đến
người tiêu dung cuối cùng. Điều này làm cho Vinamilk tập trung được nguồn lực tài
chính, thời gian để tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn, phù hợp với thị trường hơn.
3.2. Thay đổi bộ phận
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin
18
Hiện nay Vinamilk đang ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng
(Cus tomer Relationship Management-CRM) của SAP. Hiện nay, hệ thống thông tin báo
cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo(Business Intelligence-BI) được thiết lập ở
trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình khuyến mại.
Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua Internet sử dụng chương
trình SAP. Riêng các đại lý sử dụng phần mềm được FPT phát triển cho PDA để ghi nhận
các giao dịch. Các nhân viên bán hàng sử dụng PDA kết nối với hệ thống tại nhà phân
phối để cập nhật thông tin.
Ngoài ra Vinamilk và Viettel đã ký kết hợp tác xây dựng phần mềm bán hàng trực
tuyến. Đây là lần đầu tiên một công ty trong ngành thực phẩm Việt Nam có một hệ thống
quản lý được xây dựng toàn diện và đồng bộ.
Nhờ ứng dụng Công nghệ Thông tin mà Vinamilk đã quản lý có hiệu quả hơn các
kênh phân phối sản phẩm. Đặc biệt, phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến được xem là
một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao hiệu quả
quản lý, quản trị doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kdchuoi_cung_ung_nhom_5_9321.pdf