Tiểu luận Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt

Qua tìm hiểu về mô hình tăng trưởng kinh tếcủa ba nền kinh tế lớn Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, phân tích đặc điểm tương đồng và khác biệt của ba nền kinh tế để trả lời cho câu hỏi: tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành những cường quốc kinh tế, khi có suất phát điểm thấp,tài nguyên khan hiếm, điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Từ việc vận dụng sang tạo mô hình phát triển kinh tếcổ điển vào đểphát triển kinh tế của đất nước mình. Cụthểhóa các giai đoạn phát triển kinh tếtheo từng thời điểm xác định từ các mục tiêu phương hứơng phát triển giúp các quốc gia này có những chính sách kinh tế kịp thời và hiệu quả. Thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore phần lớn là do sự đúng đắn trong việc xác định theo mô hình kinh tế thị trường, kinh tế mở và hướng ngoại dưới sự điều tiết linh hoạt của nhà nước. khuyến khích đầu tưtrong và ngoài nước,thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với suất khẩu. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư nhân phát triển,chú trọng đến giáo dục đào tạo,phát triển kinh tế trí thức. khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sửdụng công nghệcao. Đầu tưnhiều cho phát triển các ngành khoa học tiên tiến, chuyển hướng tập trung cho dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế

pdf37 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5150 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tương đối sự can thiệp của chính phủ vào quá trình phát triển kinh tế, chủ trương nhà nước phải hoạt động trong khuôn khổ kinh tế thị trường, chú trọng “sáng kiến cá nhân”, đề cao vai trò kinh tế tư bản tư nhân. Các kế hoạch 5 năm gắn liền tăng trưởng kinh tế với mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, liên tục cải cách kinh tế và cơ cấu ngành. Các kế hoạch 5 năm lần 1, 2 và 3 theo đuổi mô hình tăng trưởng mất cân đối. Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 5 trở đi theo đuổi mô hình tăng trưởng cân đối, chú ý đến tăng trưởng kinh tế tiềm năng và phát triển xã hội vì ổn định kinh tế. Nhà nước vạch ra những chiến lược mới 3 mục tiêu kết hợp: ổn định giá cả, tăng cường tự do hóa kinh tế, đẩy mạnh kinh tế; cải thiện phân phối, thu nhập thông qua tăng trưởng kinh tế một cách cân đối, bền vững hơn. Chính phủ khuyến khích các công ty dùng nhiều lao động, tiền lương thấp của họ ra nước ngoài, trong nước chỉ tập trung vào các công ty dùng vốn lớn và có lao động tay nghề cao. Quá trình này vừa thúc đẩy các chaebol vừa kéo theo các công ty vừa và nhỏ. Chủ trương đầu tư vào cả thị trường có giá lao động cao ở các nước phát triển, tập trung ở nhóm G7 và trên một số mặt hàng như sản xuất oto, điện tử, đóng tàu,... Tiếp tục công cuộc cơ giới hóa, hiện đại hóa nông thôn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thành thị- nông thôn, tăng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng cải tạo ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng; từng bước mở cửa thị thị trường nông nghiệp hạn chế nhập khẩu. Với những nỗ lực của nhà nước và tư nhân, Hàn Quốc có những thành tựu đáng kể: Nền kinh tế giữ tốc độ tăng trưởng GDP, GNP cao. Trong 14 năm (1977- 1991), tốc độ tăng trưởng GNP mỗi năm là 8,1%, tăng 4,1 lần so với năm 1979. 20 Sản xuất công nghiệp có sự phát triển theo chiều sâu, tỷ trọng các ngành công nghiệp đều tăng qua các năm. Bước vào thập niên 1990, một số ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã xếp hạng cao và tỷ lệ sản lượng trong thị phần thế giới khá lớn. Về ngoại thương, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu tiêu biểu trong các nước NICs với tốc độ gia tăng xuất khẩu bình quân hằng năm là 30%. Xuất khẩu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đóng góp GDP, quan trọng hơn so với giai đoạn cất cánh lần thứ nhất. Có thể cạnh tranh với nhiều nước phát triển trên thế giới về nhiều lĩnh vực như điện tử, sản xuất oto, hóa chất,... do giá thành rẻ và chất lượng sản phẩm cao. Khoa học- kỹ thuật cũng phát triển cao thể hiện trong công nghệ vi điện tử, chế tạo robot, tàu cao tốc, hóa sinh,... Diện tích nông nghiệp và sản lượng nông sản tăng. Mặc dù vẫn phải xuất khẩu lương thực nhưng sự tăng gấp đôi của sản lượng đã đánh giá phần nào sự phát triển của nông nghiệp. Nông nghiệp trở thành khu vực kinh tế độc lập, phần nào chủ động trong tự túc lương thực thực phẩm và góp phần ổn định cho môi trường phát triển kinh tế. Bên cạnh những thành tựu, Hàn Quốc cũng gặp những vấn đề sau: Hàn Quốc không còn được Mỹ và Nhật Bản ưu đãi như trước.Sản phẩm xuất khẩu chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế còn phụ thuộc nước ngoài trên nhiều lĩnh vực như nguyên nhiên liệu và vốn. Lạm phát cao, đạt tới 9,7% năm 1991, thâm hụt ngân sách tăng, đầu tư nước ngoài giảm. Nhu cầu nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển của Hàn Quốc tăng lên. Dân số nông thôn giảm dẫn đến thiếu lao động trong nông nghiệp. 2.2.2.4 Giai đoạn 1993- nay: Giai đoạn phát triển: ™ Thực trạng: Đây là thời kì Hàn Quốc phục hồi, ổn định để phát triển. Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro. Vào thời điểm khủng hoảng bùng phát ở Thái Lan, Hàn Quốc có một gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ. Các công ty nợ ngân hàng trong nước, còn ngân hàng trong nước lại nợ ngân hàng nước ngoài. Một vài vụ vỡ nợ đã xảy ra.Khi thị trường châu Á bị khủng hoảng, tháng 11 các nhà đầu tư bắt đầu bán ra chứng khoán của Hàn Quốc ở quy mô lớn. Ngày 28 tháng 11 năm 1997, tổ chức đánh giá tín dụng Moody đã hạ thứ hạng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3, sau đó vào ngày 11 tháng 12 lại hạ tiếp xuống B2. Điều này góp phần làm cho giá chứng khoán của Hàn Quốc thêm giảm giá.Riêng trong ngày 7 tháng 11, thị trường chứng khoán Seoul tụt 4%. Ngày 24 tháng 11 lại tụt 7,2% do tâm lý lo sợ IMF sẽ đòi Hàn Quốc phải áp dụng các chính sách khắc khổ. 21 Trong khi đó, đồng Won giảm giá xuống còn khoảng 1700 KRW/USD từ mức 1000 KRW/USD. ™ Các biện pháp của chính phủ: Để đối phó với tình trạng khủng hoảng, Hàn Quốc đã thực thi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và cơ chế ổn định giá cả; xóa và giảm nợ xấu, tái vốn hóa các thể chế tài chính; đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ; tăng cường giám sát và áp dụng các tiêu chuẩn quản trị, kế toán mới đối với các tổ chức tín dụng và tài chính khác; đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính; tăng cường giám sát và điều tiết các tổ chức tín dụng đồng thời với nâng cao kỷ luật thị trường. Các ngân hàng của Hàn Quốc đã áp dụng phương thức quản trị hiện đại của phương Tây và đã giảm được tỷ lệ sở hữu gia đình tại các ngân hàng, tăng cường lợi ích cho các giám đốc bằng cách cho họ quyền chọn mua cổ phiếu, v.v... Hàn Quốc đã hoàn thiện các thủ tục về phá sản, nỗ lực tái cơ cấu nợ của các xí nghiệp, củng cố các quy định và tiêu chuẩn về cáo bạch, bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nhỏ cũng như nâng cao quyền lực và trách nhiệm của ban giám đốc, áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán theo thông lệ quốc tế, tăng cường mức vốn tự có của doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho các hoạt động mua lại và sáp nhập kể cả với doanh nghiệp trong nước cũng như với doanh nghiệp nước ngoài. Hàn Quốc phát triển thị trường trái phiếu định danh bằng nội tệ của mình. Đồng thời, cải cách thị trường lao động đã cho phép các xí nghiệp tuyển dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp xí nghiệp của Hàn Quốc trở nên linh hoạt hơn. Tháng 2-2003, Tổng thống Roh Moo Hyun công bố chính sách và mục tiêu kinh tế mới: về lâu dài, xây dựng ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên; biến Hàn Quốc thành một trung tâm kinh doanh của khu vực Đông Bắc Á; đổi mới quản lý chính phủ; tăng quyền lực cho chính quyền địa phương; cân bằng sự phát triển giữa các khu vực địa lý, xây dựng hệ thống phúc lợi tập thể với việc giảm bớt khoảng cách giàu nghèo; cải cách chế độ lao động; cải cách khu vực nông nghiệp - thủy hải sản; lấy khoa học và kỹ thuật là trọng tâm; xây dựng thủ đô hành chính mới. Nhờ chính sách tự do hóa và mức thu nhập đầu người tăng nên kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốccũng tăng dần. Là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, khối lượng nhập khẩu của Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc năm 1995 và có thể so sánh với khối lượng nhập khẩu của 3 nước Malaysia, Indonesia và Philippines cộng lại. Năm 1998, do tỷ giá hối đoái biến động, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người giảm mạnh xuống còn 340,4 tỷ đô la Mỹ và 7.335 đô la Mỹ nhưng con số này năm 2002 đã tăng trở lại và đạt mức trước khủng hoảng kinh tế. Trong năm 2005, giá trị thương mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ đôla, đứng 12 trên thế giới. Hàn Quốc cũng có nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn thứ 4. Mặc dù giá dầu lửa cao, đồng won mạnh và chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng ở một mức độ tốt. Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp then và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản 22 phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005. Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm. Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC). Giá trị sản lượng nông nghiệp của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo - nguồn lương thực chủ yếu của đất nước - với sản lượng 4,8 triệu tấn. Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, Hàn Quốc nổi lên như một câu chuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực. Với lịch sử là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh của thế giới, Hàn Quốc đang phấn đấu trở thành đầu mối của khối kinh tế hùng mạnh châu Á trong thế kỷ 21. ¾ Tóm lại, sự thành công của mô hình Tăng trưởng kinh tế Hàn quốc thể hiện ở hai mô hình chính: Mô hình “tăng truởng dựa trên xuất khẩu” Mô hình Chaebol ( Mô hình tập đoàn kinh tế) 2.3 Singapore: 2.3.1 Tổng quan: Singapore có diện tích xấp xỉ đảo Phú Quốc của Việt Nam nhưng Đảo Quốc Sư Tử đã có những bước phát triển kinh tế thần kỳ. Năm 2005 Singapore chào đón 40 năm kỷ niệm ngày ra đời và trở thành một quốc gia độc lập. Trong suốt bốn thập niên vừa qua,dân số của quốc gia nhỏ bé này, nằm ở đầu phía nam ban đảo Malay, đã đạt ở mức 4,35 triệu dân trên một quần đảo có diện tích chưa đến 800 km2. Trong khi đó nền kinh tế quốc gia dựa trên tổng sản phẩm quốc nội thực (GDP) đã tăng lên 20 lần.Tổng sản phẩm quốc nội với mứ gá ổn định đã tăng với tỷ lệ trung bìnsh hàng năm là 8% trong suốt giai đoạn 1965-2005. Với mức tăng trưởng dân số 2,1%. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo bình quân đầu người tăng ở mức 5,8% trung bình hàng năm. Năm 2004 Tổng thu nhập quốc dân(GNI) bổ sung vào khoản thực thu nhập nước ngoàinTổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ các cá nhân và các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Singapore là 41.819 đôla Singapore tính trên bình quân đầu người, tương ứng 24.741 đôla Mỹ. Trong giai đoạn 1960-2000 Singapore là quốc gia duy nhất đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 7-7,5%.Tăng trưởng sản lượng của Singapore luôn giữ ở mức ổn định qua nhiều thập niên liên tiếp. Tỷ lệ tăng trưởng dao động không đáng kể theo từng giai đoạn. Một phần thành công của Singapore, cũng như nhiều quốc gia khác, xuất phát từ việc đất nước này đã tránh được những thời kì tăng trưởng chậm hoặc không tăng trưởng. Phát triển kinh tế là hệ quả của một quá trình phát triển ổn định, chỉ bị gián 23 đoạn tạm thời bởi các cuộc suy thoái ngắn kỳ diễn ra vào các năm 1985,1988,2001. Sau mỗi kỳ suy thoái như vậy, thì mức tăng trưởng sản lượng lại khôi phục hết sức mạnh mẽ. Singapore hiện đang giữ một vai trò mang ý nghĩa xây dựng và liên kết quốc tế. Là một trong những thành viên sáng lập Tổ chức các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), đất nước này đang đóng vai trò then chốt có tầm ảnh hưởng quyết định trong khu vực, đang ra sức vun đắp cho những mối quan hệ hòa bình của khu vực châu Á. Singapore kh ông những tán thành mạnh mẽ quyền tự do thương mại đa phương m à c òn k ý k ết nhiều hiệp định Tự do Th ương mại song phương(FT As) từ năm 2000. Nền kinh tế của đất nước này cũng bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998 làm chậm đi bước phát triển, nhưng mức độ thất nghiệp và lạm phát rất thấp.Singapore là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thế giới với một hải cảng lớn và hiện đại. Singapore tự hào là một trong những quốc gia được đánh giá là có mức độ tham nhũng thấp.Đứng thứ 5 trong số 159 quốc gia, trên cả Hoa Kỳ. 2.3.2 Phân tích thành công mô hình tăng trưởng Singapore: 2.3.2.1 Giai đoạn 1959 – 1970: ™ Thực trạng Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bộ quyền kiểm soát phần lớn các hoạt động cai trị thuộc địa, từng được áp đặt ở Singapore. Từ năm 1963- 1965, Singapore là một phần lãnh thổ của Liên bang Malaysia. Chính quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất nước, chủ yếu là vì lý do kinh tế. Bất bình ngày càng leo thang đã dẫn đến cuộc bạo động chủng tộc diễn ra qui mô vào năm 1964. Đặt một nền móng khởi đầu cho việc tách Singapore ra khỏi Malaysia .Đánh dấu sự ra đời hết sức gian truân của một quốc gia. Tuy nhiên chi phí quốc phòng xem như là điều kiện bắt buộc, cho dù mức ngân sách thu nhập không đáng kể. Singapore phải lệ thuộc các nước bên ngoài về nguồn lương thực, chất đốt và nguồn nước sạch. Sự tác động vào việc tăng giá nhập khẩu hàng hóa được cảm nhận rõ rệt. Đất nước không hề có nguyên liệu công nghiệp và nông nghiệp. Không có thị trường nội địa rộng lớn. Trong khi đất nước đang áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế với mô hình “trục trọng tâm - nan hoa” – một mô hình thương mại trung chuyển truyền thống. Nội tình đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa đối lập và các liên minh quân đội. Tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là 10%, vấn đề nhà ở diễn ra hết sức quan trọng.Bộ máy chính quyền mới thành lập và ít kinh nghiệm phải đối mặt với một trọng trách to lớn trong việc cố gắng tạo dựng một sự nhận thức đúng đắn về thế chế quốc gia đối với dòng người nhập cư đa thành phần.Trình độ dân trí hết sức nghèo nàn. ™ Các biện pháp thực hiện và thành quả đạt được. 24 Đảng nhân dân Hành động (PAP) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm 1959 và lãnh đạo Singapore từ đó đến nay. Ông Lý Quang Diệu trở thành vị thủ tướng đầu tiên của đất nước. Bộ máy quản lý then chốt nắm giữ vai trò trọng tâm của thành tựu kinh tế Singapore như Ủy ban phát triển Kinh tế (EDB), Ủy ban phát triển chương trình nhà ở (HDB) được thành lập ngay trong năm 1961, qua việc chuyển đổi các cơ cấu ban ngành chưa hoàn thiện chức năng hoạt động đã tồn tại từ giai đoạn thuộc địa trước đây. Vị trí chiến lược thuận lợi và hải cảng đã mang lại hoàn cảnh phát triển mang tính quyết định vào thời điểm năm 1965. Với vị trí địa lý giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nằm trên lộ trình thương mại Đông- Tây nổi tiếng trên thế giới, Singapore đã trở thành một trung tâm gia công chế biến các hàng hóa nhập khẩu như cao su, thiếc và dầu cọ nhằm mục đích tái xuất khẩu sau này. Là một quốc gia độc lập có chủ quyền, Singapore có thể thiết lập các chính sách riêng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Và đối phó nhanh với những thách thức mới và tôi luyện ý chí. Các chính sách tự do thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước trở thành một trung tâm buôn bán trung chuyển với qui mô hoạt đọng rất sầm uất. Liên minh kinh tế và chính trị với với Malaysia đã làm gia tăng gấp hai lần quy mô thị trường, tính theo Tổng sản phẩm quốc nội. Qui mô thị trường ngày càng mở rộng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Singapore trong việc tiết giảm chi phí sản xuất ra các mặt hàng cho đến thời điểm đó vẫn còn phải nhập khẩu.Bên cạnh đó còn có thêm một nguyên nhân hỗ trợ nữa là nguồn nguyên liệu hết sức dồi dào. Thu nhập bình quân tính trên đầu người vào năm 1965 gấp 2,5 lần so với Malaysia- mức cao nhất đứng thứ 2 trong khu vực hiện nay. 2.3.2.2 Giai đoạn 1970 – 1990: ™ Thực trạng: Thời kỳ 1973 – 1984 nhắm đến việc tái cơ cấu lại kinh tế nhằm mục đích bắt kịp tiến bộ về kỹ thuật.Những trung tâm đào tạo công nghiệp được trợ cấp bởi Nhà nước. Tỷ lệ đầu tư của Singapore đã tăng hơn gấp đôi, từ 20% Tổng thu nhập quốc dân vào năm 1963 đến hơn 40% vào đầu thập niên 1980. Tỷ lệ dự trữ tăng cao trong giai đoạn 1970 – 1983. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và tăng trưởng. Từ năm 1981, Singapore đã theo chính sách tiền tệ lấy tỷ giá hối đoái làm trọng tâm. Đến năm 1985 đầu tư quốc nội của Singapore đã vượt quá dự trữ quốc gia. Tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán ở mức thâm hụt ngân sách. Nguồn vốn tài chính từ nước ngoài đổ vào đã bổ sung vào dự trữ quốc nội với mục đích tài trợ cho đầu tư quốc nội. Nguồn vốn chảy vào đó được thực hiện chủ yếu theo hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia. Khi tập đoàn đa quốc gia tới, tình trạng thất nghiệp nhanh chóng được giảm. Do qui mô hoạt động đã thu hút tỷ lệ 10% nguồn lực lao động vào năm 1973. 25 Giai đoạn suy thoái 1985 – 1986, lần đầu tiên kể từ năm 1964, đã làm bùng nổ những thay đổi chủ yếu trong nền kinh tế Singapore, một nền kinh tế hướng đến sự tăng trưởng dựa trên chất lượng. Nền kinh tế của đảo quốc bị tổn thương khi mức cầu giảm sút ở Hoa Kỳ, cùng những tác động dây chuyền của nó trên toàn cầu. Tập đoàn đa quốc gia chuyển địa bàn hoạt động từ Singapore sang các quốc gia có chi phí đầu tư thấp hơn trong khu vực. Tập đoàn đa quốc gia vẫn duy trì trụ sở chính và cơ sở vật chất dành cho bộ phân nghiên cứu và phát triển tại Singapore. Từ vị thế là một nước thuần sử dụng vốn dự trữ từ nước ngoài, Singapore đã chuyển sang vị thế là một nước thuần cung ứng vốn. Khi thặng dư tài khoản vãng lai (MSA) và ngân hàng trung ương đã tích lũy được một cách đáng kể nguồn dự trữ ngoại hối chính thức hàng năm. ™ Các biện pháp thực hiện và thành quả đạt được: Chính sách về tài chính, tiền tệ và tỷ giá hối đoái đã đảm bảo sự bình ổn cho nền kinh tế vĩ mô. Lạm phát thấp và giá trị đồng đôla Singapore ổn định đem lại lòng tin cho cư dân và nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ tăng giá hàng tiêu dùng trung bình là 3%, giai đoạn tăng cao đột biến là 1973 – 1974 khi chịu cuộc khủng hoảng giá dầu. Chính phủ chuyển hướng nền công nghiệp của đất nước mình ra khỏi cung cách làm việc theo kiểu dây chuyền lắp ráp và nâng cấp nó thành một nền công nghiệp giá trị gia tăng. Ngân hàng và những bộ phận cung cấp dịch vụ khác được ưu tiên phát triển.Giáo dục và công nghệ đỉnh cao trở nên ngày càng quan trọng. Trong suốt những năm 1967 – 1973, Singapore đã ủng hộ cho việc công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Tập trung vào sản xuất các sản phẩm gia công và có giá trị thấp như dệt may, bàn ghế, sửa chữa tàu,... Tiếp đó tăng vốn với sự đầu tư vào công nghệ lọc dầu và hóa chất. Việc gia tăng nhanh chóng nguồn vốn vật chất của Singapore cho thấy nguồn vốn bổ sung dồi dào hàng năm thông qua mức thực đầu tư rất cao. Singapore chủ trương mở cửa thị trường và hòa nhập nguồn vốn cũng như hoạt động thương mại vào nền kinh tế toàn cầu.Chào đón FDI ngay cả khi mà nó bị từ chối ở quốc gia khác. FDI đạt gần 30% tổng vốn cố định gộp của Singapore trong những năm 1985 – 1989. Năm 1985 là thời điểm then chốt. Sau hậu quả suy thoái tạm thời trong năm, chính phủ đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược khuyến khích mọi cư dân( cả thành phần kinh tế Nhà nước lẫn tư nhân) tham gia đầu tư ra nước ngoài. Hạ mức thuế khuyến khích đầu tư, đã mở ra cơ hội vàng cho việc đầu tư ra nước ngoài ở những quốc gia đang khan hiếm vốn. Tạo ra nguồn thu nhập bổ sung dồi dào cho Singapore. Thặng dư tài khoản vãng lai tăng nhanh bổ sung vào ngân sách. Chính phủ thông qua các tổng công ty như Tập đoàn Đầu tư Nhà nước Singapore(GIC), tiến hành đầu tư một phần thặng dư ngân sách chính phủ vào các dự án nước ngoài. FDI vào Singapore vẫn tăng mạnh vì nước này đã xây dựng thành công một nền khoa học phát triển cao với nhiều tiềm năng đổi mới. 26 Đường lối chính sách của Singapore cho thấy đất nước đi theo “chủ nghĩa trọng thương”. 2.3.2.3 Giai đoạn 1990- 2004: ™ Thực trạng: Từ năm 1990, phát triển giáo dục và sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 2% vào những năm 1990. Thời kỳ sau năm 1997 – 1998 châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính. Tỷ lệ đầu tư tiếp tục vượt quá 30% trong thập niên 1990. Sau đó giảm xuống dưới mức 20% vào năm 2003 và 2004 do nền kinh tế trải qua thời kỳ suy thoái ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tậi Mỹ. Và căn bệnh SARS năm 2003 đã gây nhiều hoang mang lo lắng. Dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động xây dựng cũng như sụt giảm đáng kể nguồn vốn dự trữ. Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore đạt mức tương đương như ở Mỹ, tăng từ mức 16% năm 1965 lên mức 67% năm 2004. Vốn vật chất gia tăng chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn bao gồm nhà máy, thiết bị, bất động sản phòng ốc có mức tăng là 11,3% một năm, trung bình cứ 6 năm lại tăng gấp đôi. Việc khan hiếm nhân công trên thị trường tạo điều kiện cho số đông phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động 54% vào năm 2004. Mức thực đầu tư nước ngoài của quốc gia cuối năm 2004 là tương đương 85% Tổng sản phẩm quốc nội thấp một cách đáng ngạc nhiên nếu căn cứ vào mức thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy rất cao trong nhiều năm qua. Thặng dư tài khoản vãng lai nước ngoài nước ngoài đã vượt quá 18% tổng thu nhập quốc dân, tăng đến mức 29% trong năm 2005. Nguồn vốn dự trữ nước ngoài chính thức của Singapore đã lên đến 184 tỷ đôla Singapore vào cuối năm 2004. Tương đương 105% Tổng thu nhập quốc dân trong năm này. Lạm phát trong nước thấp và bình ổn. Nền kinh tế Singapore đặc biệt mở rộng cửa cho kinh doanh quốc tế. Tạo ra cuộc cạnh tranh toàn cầu cũng như tín hiệu về giá cả. Và nhiều năm nay việc nhập và xuất khẩu hàng hóa kết hợp đã đem lại một doanh số gấp 3 lần GDP. Việc tham dự thị trường hối không bị giới hạn; Hàng rào thuế quan ở mức tối thiểu hay hầu như không có. ™ Các biện pháp thực hiện và thành quả đạt được. Từ năm 1990, phát triển giáo dục và sản xuất đã góp phần đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế lên đến gần 40%( mức tăng 2,4%). Tỷ lệ giữa vốn và sản lượng của Singapore tăng từ 1lên mức 3 năm 2000. Vào năm 1993 thì Singapore đã là nước chủ nhà của 115 ngân hàng nước ngoài. GNI gia tăng đều đặn có khi vượt quá 50% vào thập niên 1990. Singapore đã đạt được thành tích có mức tỷ lệ dự trữ cao nhất thế giới.Kể từ năm 2000 đến nay, tỷ lệ này luôn đạt mức trung bình 43%. 27 Việc chi tiêu công rất chặt chẽ, cho thấy đó là nền tảng cho ngân sách dồi dào của Singapore. Khác với quốc gia đang phát triển khác, ở đây không có sự cạn kiệt ngân sách vì các công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ hay vì những khoản trợ cấp lớn lao cho cho xăng dầu, điện năng hoặc những mặt hàng thực phẩm. Singapore tránh được những cuộc khủng hoảng ngân hàng gây tổn hại vốn. Thời kỳ sau năm 1997 – 1998 châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính, Singapore lại phát triển hơn nữa để tiên tới một nên kinh tế tri thức có tính chất cạnh tranh toàn cầu và tiên tiến. Việc tái cơ cấu tiếp diễn nhằm mục đích đảm bảo tính cạnh tranh dài hạn .Công nghệ hóa chất, sinh hóa và dược phẩm được nhắm đến việc làm giảm bớt sự lệ thuộc vào ngành công nghệ IT xoay vòng vốn chi phí cao nhưng không ổn định với mức lãi ngày một giảm sút. Nhờ can thiệp trực tiếp phản ánh chu kì bất thường trong thời gian diễn ra những yếu tố bất lợi bên ngoài. Như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Chính quyền đã trực tiếp can thiệp vào viịec tạm thời hạ thấp chi phí của doanh nghiệp. Dựa trên quyền lực của mình đối với dịch vụ tiện ích công cộng và hạ thấp tỷ lệ đóng góp của giới chủ vào quỹ dự phòng (CPF). Khiến cho các công ty đa quốc gia an tâm hơn về sự cam kết của Nhà nước trong việc giúp họ duy trì tính cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp này giúp nền kinh tế Singapore trở lại con đường phát triển của nó vào giữa năm 1999. Trong cuộc suy thoái 2001, những người thất nghiệp đã nhận được phúc lợi như tiền thuê nhà, tiền chi trả cho những tiện nghi điện nước. Việc thực hiện đúng đắn những biện pháp tài chính trong nhiều thập niên vừa qua cũng như dành dụm những khỏan thặng dư trong thời kỳ phát đạt.Đã đem đến một sự tích lũy đáng kể về tài sản thực của Nhà nước ước tính vào khoảng 120%GDP vào đầu năm 2004.Làm cho Singapore trở nên khác biệt với những quốc gia khác, nơi mà sự thâm hụt lũy tiến về ngân sách và có thể dẫn đến những khoản nợ của Nhà nước. Chính sách kinh tế đã góp phần vào việc tiết kiệm ở mức cao trong các hộ gia đình và thành phần doanh nghiệp. Kết quả trực tiếp của chính sách tài chính, như là hiệu số giữa thu nhập và chi tiêu lên đến con số khoảng 12%GDP trong thập niên 1990– 2001. Lạm phát trong nước thấp và bình ổn tạo điều kiện thuận lợi trong việc duy trì sức cạnh tranh về lâu dài đối với bên ngoài.Việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì không hạn chế. Quỹ dự trữ ngoại tệ chính thức được ghi nhận là vào khoảng 130 tỉ đôla Mỹ vào giữa năm 2006, là mức cao nhất trên thế giới tính theo đầu người. Việc tham dự thị trường hối không bị giới hạn và việc bảo hộ nhập khẩu rất thấp trong nhiều thập niên. Thuế nhập khẩu hiện nay chỉ đánh trên một số mặt hàng lựa chọn như xe hơi, rượu… Nền kinh tế mở rộng cho các nguồn tư bản trên toàn thế giới.Vào cuối thập niên thù các công ty do nước ngoài kiểm soát đã tạo ra 42% GDP và hơn 3/4 giá trị thặng dư ở khu vực sản xuất. Chính sách khích lệ xã hội ở Singapoređem lại kết quả trong lĩnh vực nhà cửa công ích. Vào năm 2005,hơn 88% dân số đã sống trong các ngôi nhà do nhà nước xây lên và 93% đã sở hữu được nhà cửa của mình. Singapore khuyến khích các công ty của mình đặt văn phòng ở những địa điểm bên ngoài khối ASEAN và châu Á. Để hỗ trợ cho sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng, 28 một loạt các thỏa ước thương mại song phương và thỏa ước Hợp tác kinh tế Toàn diện đã hoàn tất với nhiều quốc gia. Ở Singapore, thành phần kinh tế Nhà nước chứ không phải tư nhân bản địa là động lực cho sự phát triển. Một bàn tay vô hình phụng sự cho những phúc lợi chung thông qua tư lợi được dẫn dắt bởi một bàn tay hữu hình mạnh mẽ của nhà nước thông qua một sự can thiệp đầy thiện ý. Không có nguyên tắc nền tảng cho một thị trường không định hướng hay phi can thiệp. 2.3.2.4 Giai đoạn 2005 đến nay: ™ Thực trạng: Mới đây, ngân hàng Trung ương Singapore nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2010, theo đó GDP năm 2010 của Singapore sẽ tăng trưởng khoảng 9%, dự báo đưa ra trước đó là 6,5%. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2008 làm dao động kinh tế của nhiều nước phát triển, nhưng hầu như không tác động được gì đến Singapore. Kinh tế Singapore quý 1/2010 tăng trưởng 13,1% so với 1 năm trước, trong khi dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg chỉ là 11%. Chỉ số giá tiêu dùng được dự báo tăng 2,5% đến 3,5% trong năm 2010, dự báo trước đó là 3%. ™ Những thử thách phía trước: Thử thách đối với vị trí cạnh tranh của đất nước trong một thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng.Được giải quyết trên cơ sở những kế họach kinh tế của Nhà nước, các sách lược và những nguồn ngân sách liên tục phát triển. Trung Quốc và Ấn Độ là những mối quan tâm hàng đầu của Singapore.Singapore phải liên tục tái cơ cấu để duy trì chế độ toàn dụng. Một thử thách khác là giữ Singapore như một quốc gia tổng hòa. Ở đó nhân dân Singapore chính là nguồn lực của họ mà sự an sinh là mục tiêu cuối cùng của chính sách. Môi trường chính trị là một thử thách khác.Cùng với sự giàu có đang tăng lên, với nền giáo dục hàng đầu, sự tiếp cận với thế giới và sự tự tin đang mạnh mẽ.Ngày càng có nhiều người Singapore mong muốn bày tỏ ý kiến của mình trong những cuộc thảo luận chính trị cởi mở hơn.Nhà cầm quyền của Đảng PAP nhận ra nhu cầu đòi hỏi phải cởi mở hơn miễn là quyền lực của họ không bị đe dọa. Đối với Đảng PAP thì thử thách dường như là làm thế nào nới lỏng được một số cương vực chính trị mà không tỏ ra yếu kém hay suy nhược khi phải đối đầu. Đối mặt với các rủi ro như đánh mất các nhà máy đa quốc gia vào tay nước khác có chi phí thấp hơn. Hay sự khủng hoảng trong khu vực cũng như những đe dọa về an ninh . Sự suy thoái kinh tế toàn cầu hay những dịch bệnh. Nước này đã có các chính sách khôn ngoan đã trang bị cho Singapore những điều tốt đẹp hơn các xã hội tiên tiến khác để đối đầu với thử thách trong tương lai. ™ Bài học kinh nghiệm 29 Thứ nhất, Singapore đã tuân thủ một chiến lựợc tổng hòa để phát triển.Những kết quả, chính sách, những định chế, những giá trị xã hội và văn hóa cũng như sự năng động về mặt chính trị trong khi thực hiện. Tất cả những điều này hỗ trợ cho nhau Thứ hai, sự ổn định về mặt tiền tệ hay là một chính quyền phản ứng nhanh và có trách nhiệm. Thứ ba, lãnh đạo là một mệnh lệnh bắt buộc cho bất cứ một chính quyền hữu hiệu nào. Singapore thành công vì những người lãnh đạo của họ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, cự kỳ thông minh và thực tế là luôn cương quyết nhằm đạt được sự thịnh vượng để chia sẻ và luôn cam kết hành động với lương tâm trong sáng. Lãnh đạo có tầm nhìn xa và sự vững vàng sẽ làm được mọi chuyện. CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN,HÀN QUỐC, SINGAPORE 3.1 Những điểm tương đồng của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore: 3.1.1 Xuất phát điểm: Cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều có suất phát điểm thấp, là những nước kém phát triển.Thu nhập thấp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc, phụ thuộc vào nước ngoài nhiều như Singapore. Là những nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Kinh tế bị chiến tranh tàn phá, cụ thể: ™ Nhật Bản: • Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản là một trong những nước bại trận, bên cạnh phải bồi thường tổn thất cho những nước thắng trận, Nhật Bản còn bị lệ thuộc vào nước ngoài. • Kinh tế bị tàn phá nặng nề, sản xuất bị gián đoạn: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy, sản xuất công nghiệp năm 1946 bằng 1/4 trước chiến tranh… • Thất nghiệp gia tăng: 13,1 triệu người thất nghiệp năm 1946. • Tổng cầu vượt tổng cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. Nạn đói tuy được ngăn chặn song thức ăn tồi và thiếu đã gây ra nạn suy dinh dưỡng và ngộ độc ở nhiều nơi. • Tình hình trên buộc Nhật Bản phải nhờ “Viện trợ” của Mỹ để phục hồi kinh tế: 1945 – 1950 vay 14 tỷ USD. Từ 1945 – 1950: Kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mỹ. ™ Hàn Quốc: • Giai đoạn 1945- 1959, do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới lần thứ ba, kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn, thủ đô Seoul và nhiều thành phố khác; nhiều nhà máy, hầm mỏ, tàu thuyền, nhà cửa, làng mạc,… bị tàn phá nặng nề. 30 • Công nghiệp lạc hậu, thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ lao động có tay nghề. • Diện tích đất nước nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, tài nguyên khan hiếm. • Dân số đông, nghèo đói, thất nghiệp tràn nan. Theo thống kê, có khoảng 100 nghìn trẻ em mồ côi và 300 nghìn quả phụ chiến tranh. • Chính trị bất ổn định. • Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, kinh tế Hàn Quốc cũng gặp một số thuận lợi. Trong thời kì này, Mỹ lợi dụng Hàn Quốc để xây dựng lực lượng quân sự tại Đông Á nên có nhiều chính sách viện trợ và vận động các nước khác thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc viện trợ cho Hàn Quốc. Trong thời kì này chỉ xuất hiện hình thức viện trợ, chưa xuất hiện hình thức đầu tư trực tiếp của Mỹ cho Hàn Quốc, do Mỹ thấy khó tìm được cơ hội kinh doanh tại đất nước mới bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. • Trong bối cảnh kinh tế- xã hội khó khăn, người dân Hàn Quốc luôn có quyết tâm cao độ trong sự nghiệp phục hưng đất nước, vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu để phát triển. • Singapore: • Năm 1959, người Anh đã dần nhượng bộ quyền kiểm soát phần lớn các hoạt động cai trị thuộc địa, từng được áp đặt ở Singapore. • Từ năm 1963- 1965, Singapore là một phần lãnh thổ của Liên bang Malaysia. Chính quyền Singapore lên tuyên bố nhậm chức để điều hành đất nước, chủ yếu là vì lý do kinh tế. • Bất bình ngày càng leo thang đã dẫn đến cuộc bạo động chủng tộc diễn ra qui mô vào năm 1964. Đặt một nền móng khởi đầu cho việc tách Singapore ra khỏi Malaysia . Đánh dấu sự ra đời hết sức gian truân của một quốc gia. • Tuy nhiên chi phí quốc phòng xem như là điều kiện bắt buộc, cho dù mức ngân sách thu nhập không đáng kể. Singapore phải lệ thuộc các nước bên ngoài về nguồn lương thực, chất đốt và nguồn nước sạch. • Sự tác động vào việc tăng giá nhập khẩu hàng hóa được cảm nhận rõ rệt. Đất nước không hề có nguyên liệu công nghiệp và nông nghiệp. Không có thị trường nội địa rộng lớn. Trong khi đất nước đang áp dụng chủ nghĩa dân tộc trong các vấn đề kinh tế với mô hình “trục trọng tâm - nan hoa” – một mô hình thương mại trung chuyển truền thống. • Nội tình đất nước luôn tiềm tàng mối đe dọa của chủ nghĩa đối lập và các liên minh quân đội. Tỷ lệ thất nghiệp ít nhất là 10%, vấn đề nhà ở diễn ra hết sức quan trọng. Bộ máy chính quyền mới thành lập và ít kinh nghiệm phải đối mặt với một trọng trách to lớn trong việc cố gắng tạo dựng một sự nhận thức đúng đắn về thế chế quốc gia đối với dòng người nhập cư đa thành phần. Trình độ dân trí hết sức nghèo nàn. 3.1.2 Mô hình nhà nước thể chế phát triển Tuy có những nét riêng biệt, nhưng sự phát triển kinh tế thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau, đó là: • Thứ nhất, vai trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề cao trong phát triển kinh tế. Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, coi khu 31 vực kinh tế tư nhân là hạt nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và động lực của nền kinh tế. • Thứ hai, xác định và thực thi vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ các quốc gia Nhật Bản,Hàn Quốc và Singapore hạn chế sự tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn rất nhỏ và sự tồn tại của khu vực kinh tế Nhà nước không bao giờ dẫn đến lấn át, chèn ép kinh tế tư nhân, mà là để giúp đỡ kinh tế tư nhân. Do đó Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành nhiều rủi ro hoặc tư nhân chưa đủ tiềm lực về tài chính hoặc kỹ thuật. Vì vậy, Nhà nước với tư cách đại diện cho lợi ích quốc gia, luôn đi đầu trong những lĩnh vực khó khăn phức tạp. Và sau khi đã vượt qua giai đoạn khởi đầu gian khó, khi doanh nghiệp đã hoạt động tốt, dần dần Chính phủ chuyển giao lại cho tư nhân thông qua chương trình tư nhân hóa. Đồng thời Chính phủ các quốc gia Nhật Bản,Hàn Quốc và Singapore rất chú trọng việc xây dựng Chính phủ mạnh và hiệu quả; đội ngũ công chức được đào tạo kỹ càng, chuyên nghiệp hóa cao, để thực thi nhiệm vụ; đề xuất và thực thi tốt những chính sách thông minh, sáng suốt. Do vậy, hoặc kích thích khả năng sáng tạo và chủ động của các công ty tư nhân; hoặc bảo vệ quyền lợi chính đáng của tư nhân trong các cuộc xung đột; hoặc điều hòa tốt lợi ích tư nhân với nhau; hoặc điều hòa được lợi ích tư nhân với lợi ích Chính phủ, lợi ích cục bộ với lợi ích toàn cục. 3.1.3 Công nghiệp hóa thành công: Cả ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều thực hiện Công nghiệp hóa thành công.Trong đó Nhật Bản thành công sớm nhất, sau đó là Hàn Quốc rồi đến Singapore. Cụ thể: những thành tựu đã dạt được của ba nước. ™ Nhật Bản: • Năm 1987, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người của Nhật Bản đã vượt Mĩ, đến năm 1988 đạt 27.000 USD (Mỹ 22.000 USD). Năm 1968 con số này bằng 30% Mỹ, sau 20 năm bằng 120% Mỹ. • Sản xuất công nghiệp: Nhật đứng đầu các ngành: công nghiệp đóng tàu, luyện thép, ôtô, ti vi màu, chất bán dẫn, điện tử tiêu dùng, người máy… • Tài chính: Nhật Bản đứng “Số 1 thế giới” Nhật có dự trữ vàng và ngoại tệ lớn nhất thế giới, gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần Tây Đức. Năm 1986 trong số 500 ngân hàng lớn nhất thế giới, Nhật Bản có 98 ngân hàng. Trong 20 ngân hàng đứng đầu thế giới, Nhật Bản có 14 ngân hàng, xếp thứ tự 1-2-3-4-5 và 9-10; tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản chiếm 36 % toàn thế giới (Mỹ 14%). • Khoa học – kĩ thuật: Từ 1978 – 1988 chi cho nghiên cứu khoa học tăng 2,7 lần chiếm 9 – 10% ngân sách. Năm 1984 có 17.800 viện nghiên cứu với 32 vạn cán bộ nghiên cứu (sau Liên Xô và Mỹ). Năm 1987: Đứng đầu thế giới danh sách người được nhận bằng sáng chế nước ngoài ở Mỹ (17.288 bằng) gấp 2 Tây Đức (8.039) gấp 6 Pháp (2.990). ™ Hàn Quốc : • Trong 14 năm (1977- 1991), tốc độ tăng trưởng GNP mỗi năm là 8,1%, tăng 4,1 lần so với năm 1979. 32 • Sản xuất công nghiệp có sự phát triển theo chiều sâu, tỷ trọng các ngành công nghiệp đều tăng qua các năm. Bước vào thập niên 1990, một số ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã xếp hạng cao và tỷ lệ sản lượng trong thị phần thế giới khá lớn. • Về ngoại thương, Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu tiêu biểu trong các nước NICs với tốc độ gia tăng xuất khẩu bình quân hằng năm là 30%. Xuất khẩu giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đóng góp GDP, quan trọng hơn so với giai đoạn cất cánh lần thứ nhất. • Có thể cạnh tranh với nhiều nước phát triển trên thế giới về nhiều lĩnh vực như điện tử, sản xuất oto, hóa chất,... do giá thành rẻ và chất lượng sản phẩm cao. Khoa học- kỹ thuật cũng phát triển cao thể hiện trong công nghệ vi điện tử, chế tạo robot, tàu cao tốc, hóa sinh,... • Những ngành công nghiệp then và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; đối với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005. • Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm. • Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC). ™ Singapore: • Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore đạt mức tương đương như ở Mỹ, tăng từ mức 16% năm 1965 lên mức 67% năm 2004. • Vốn vật chất gia tăng chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn bao gồm nhà máy, thiết bị, bất động sản phòng ốc có mức tăng là 11,3% một năm, trung bình cứ 6 năm lại tăng gấp đôi. 3.1.4 Khuyến khích xuất khẩu: Yếu tố then chốt trong phát triển của ba nước, giúp tìm thu ngoại tệ và mở rộng thị trường 3.1.5 Tăng trưởng dựa trên phát triển và cải tiến công nghệ: Việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất đã làm tăng năng suất cung như chất lượng sản phẩm 3.2 Những điểm khác biệt của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore: Do sự khác nhau về nhiều mặt như: vị trí địa lý, diện tích,dân số, chính trị, lịch sử, văn hóa…. nên Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore có sự khác nhau trong mô hình phát triển kinh tế, cũng như cách thức và sự lựa chọn các biện pháp cụ thể để phát triển kinh tế khác nhau. Nhật Bản là nước phát triển và cất cánh trước nhờ vào mô hình phát triển kinh tế của mình dự vào các mô hinh kinh tế cổ điển vận dụng hiệu quả và rút ngắn các giai đoạn 33 thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu.kết quả kinh tế Nhật Bản đã cất cánh tạo tiền đề cho Hàn Quốc và Singapore học tập. Tuy nhiên việc ứng dụng mô hình phát triển của Nhật Bản và nền kinh tế của mình một cách máy móc sẽ là không phù hợp với tiềm năng và nội lực của đất nước.chính vì vậy Hàn Quốc và Singapore đã ứng dụng và tiếp thu có chọn lọc vào nền kinh tế. Cụ thể ta có thể quan sát diễn biến sự phát triển kinh tế của các nước này qua từng giai đoạn. ™ Nhật Bản : Giai đoạn 1: Từ 1946-1950 khôi phục kinh tế sau chiến tranh Thế Giới thứ II. Tháng 6-1950 chiến tranh Triều Tiên đã đưa Nhật Bản đã đưa Nhật Bản vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 1951 kinh tế Nhật hồi phục bằng trước chiến tranh. Giai đoạn 2: Từ 1951- 1973 giai đoạn phát triển thần kỳ. Giai đoạn này Nhật có tốc độ tăng trưởng hai chữ số,giai đoạn này Nhật đuổi kiệp các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Giai đoạn 3: 1974-1990 khủng hoảng và suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Cú sốc dầu lữa khiến Nhật bước vào thời kỳ tăng trưởng âm,kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Từ 1986-1990 Nhật rơi vào thời kỳ bong bong kinh tế. Giai đoạn 4: Từ 1991-2000 sự đổ vỡ của bong bóng kinh tế, trì trệ kéo dài, tăng trưởng thấp khoảng 0,5 %/năm. Giai đoạn 5: Từ 2000 đến nay : Nhật Bản thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế. Như vậy Nhật Bản cất cánh theo 5 giai đoạn chính là : xã hội truyền thống- giai đoạn chuẩn bị cất cánh- giai đoạn cất cánh- giai đoạn suy thoái- cuối cùng lai giai đoạn tân phát triển, giai đoạn trưởng thành về công nghệ. ™ Hàn Quốc: Mô hình tăng trưởng kinh tế lại trải qua hai lần cất cánh. Tức là trải qua 5 giai đoạn. • Giai đoạn 1: xã hội truyền thống • Giai đoạn 2: chuẩn bị cất cánh là giai đoạn 1945-1959 giai đoạn tái cấp thiết kinh tế , khắc phục hậu quả chiến tranh và tăng trưởng kinh tế. • Giai đoạn 3: cất cánh lần thứ nhất 1960- 1980, là giai đoạn thực thi hàng loạt các chính sách kinh tế hiệu quả và thực hiện các chiến lược phát triển bằng 4 lần kế hoạch 5 năm. Giúp nền kinh tế luôn tăng trưởng cao. • Giai đoạn 4 : cất cánh lần 2, giai đoạn 1981-1993. Do giảm sự can thiệt của chính phủ vào nền kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển tự nhiên, đồng thời khuyến khích kinh tế tư nhân , tư bản phát triển. thực hiện các chính sách tăng cường suất khẩu. kết quả là trong suốt 14 năm dạt mức tăng trưởng cao trên 8%. • Giai đoạn 5: giai đoạn 1993 đến nay là giai đoạn trưởng thành về công nghệ. ™ Singapore: Mô hình tăng trưởng kinh tế của Singapore chỉ trải qua 3 giai đoạn: • Giai đoạn 1: là giai đoạn chuẩn bị cất cánh gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 1959-1970. Năm 1959, Singapore thoát khỏi sự kiểm soát của đế quốc Anh. Từ 1963- 1966 là một phần của liên bang Malaysia. Năm 1964, Singapore đặt nền móng cho việc tách khỏi Malaysia, giai đoạn này Singapore gặp rất nhiều khó khăn. Giai đoạn này Singapore thực thi chính sách tự do hóa thương mại đến năm 1965 trở đi thu nhập bình 34 quân đầu người đã tăng gấp đôi so với Malaysia.Giai đoạn sau từ 1970-1990: Thực hiện tái cơ cấu kinh tế, kết quả là đầu tư tăng gấp đôi, thu nhập tăng hơn 40% vào đầu thập niên 1980, tỉ lệ dự trữ tăng cao là nền móng cho đầu tư và phát triển. Nhờ chính sách công nghiệp hóa gắn liền xuất khẩu, FDI tăng mạnh nhờ chính sách thu hút đầu tư đúng đắn. • Giai đoạn 2: giai đoạn cất cánh 1990-2004. Thu nhập bình quân của Singapore tăng gần bằng nước Mỹ. Đầu tư chiếm gần 80% tổng sản phẩm quốc nội .tổng xuất nhập khẩu kết hợp đem lại doanh thu gấp 3 lần GDP. Hàng rào thuế quan được hạn chế xuống thập nhất. • Giai đoạn 3 : là giai đoạn từ năm 2005 đến nay, giai đoạn trưởng thành về công nghệ. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN Qua tìm hiểu về mô hình tăng trưởng kinh tế của ba nền kinh tế lớn Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, phân tích đặc điểm tương đồng và khác biệt của ba nền kinh tế để trả lời cho câu hỏi: tại sao Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành những cường quốc kinh tế, khi có suất phát điểm thấp,tài nguyên khan hiếm, điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Từ việc vận dụng sang tạo mô hình phát triển kinh tế cổ điển vào để phát triển kinh tế của đất nước mình. Cụ thể hóa các giai đoạn phát triển kinh tế theo từng thời điểm xác định từ các mục tiêu phương hứơng phát triển giúp các quốc gia này có những chính sách kinh tế kịp thời và hiệu quả. Thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore phần lớn là do sự đúng đắn trong việc xác định theo mô hình kinh tế thị trường, kinh tế mở và hướng ngoại dưới sự điều tiết linh hoạt của nhà nước. khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước,thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với suất khẩu. Đề cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư nhân phát triển,chú trọng đến giáo dục đào tạo,phát triển kinh tế trí thức. khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao. Đầu tư nhiều cho phát triển các ngành khoa học tiên tiến, chuyển hướng tập trung cho dịch vụ, tăng cường hợp tác quốc tế… TÀI LIỆU THAM KHẢO • Bách khoa toàn thư mở Wikipedia • Giáo trình kinh tế học phát triển- TS Nguyễn Trí Hải • Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội của Hàn Quốc (1961- 1993) và kinh nghiệm đối với Việt Nam- TS Hoàng Văn Hiển • Lịch sử thế giới hiện đại - NXB Giáo dục (2009) • Giáo trình kinh tế phát triển – Trường ĐH Kinh tế quốc dân(2006). • 35 DANH SÁCH NHÓM 4 – K09401 1. Hoàng Nữ Ngọc Anh K094010001 2. Lê Thế Đức K094010021 3. Nguyễn Thị Thu Hằng K094010030 4. Nguyễn Thị Thu Hằng K094010032 5. Phạm Thị Thúy Hằng K094010033 6. Lê Ngọc Hưng K094010046 7. Trần Văn Hưng K094010048 8. Ngô Thị Hoài Liên K094010057 9. Nguyễn Khoa Nam K094010067 10. Ngô Hồng Nhung K094010075 11. Đặng Thị Nhung K094010076 12. Nguyễn Văn Phúc K094010083 13. Nguyễn Nhật Quang K094010087 14. Trần Thị Hoài Thanh K094010091 15. Nguyễn Thị Thoa K094010097 16. Trần Thị Trang Thu K094010099 17. Nguyễn Thị Uyên K094010118 36 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: .................... 3 1.1Giới thiệu chung:....................................................................................................... 3 1.2Khái niệm tăng trưởng kinh tế: ............................................................................... 3 1.3 Mô hình tăng trưởng Kinh tế:................................................................................. 3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ SINGAPORE: ........................................................................................... 5 2.1Nhật Bản: ................................................................................................................... 5 2.1.1 Tổng quan: ..................................................................................................... 5 2.1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản: .............................................. 6 2.1.2.1 Giai đoạn 1946 - 1950: Khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai:7 2.1.2.2 Giai đoạn 1951 – 1973: Giai đoạn phát triển thần kỳ: .................................. 8 2.1.2.3 Giai đoạn 1974 –1990: Khủng hoảng và suy thoái kinh tế: .................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.4 Giai đoạn 1974-1985: Không ổn định:.......................................................... 9 2.1.2.5 Giai đoạn 1986- 1990: Thời kỳ bong bóng kinh tế: .................................... 10 2.1.2.6 Giai đoạn 1991-2000: Sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng: .................... 11 2.1.2.7 Giai đoạn 2001 – nay: Thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế:13 37 2.2Hàn Quốc: ................................................................................................................ 13 2.2.1 Tổng quan: ................................................................................................... 13 2.2.2 Các mô hình tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn: ......................... 15 2.2.2.1 Giai đoạn 1945- 1959: Giai đoạn tái kiến thiết đất nước: ........................... 15 2.2.2.2 Giai đoạn 1960- 1980: Giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ nhất:................. 16 2.2.2.3 Giai đoạn 1980- 1993: Giai đoạn cất cánh kinh tế lần thứ hai:................... 19 2.2.2.4 Giai đoạn 1993- nay: Giai đoạn phát triển: ............................................... 20 2.3Singapore: ................................................................................................................ 22 2.3.1 Tổng quan:........................................................................................................ 22 2.3.2 Phân tích thành công mô hình tăng trưởng Singapore: .......................... 23 2.3.2.1 Giai đoạn 1959 – 1970: ............................................................................... 23 2.3.2.2 Giai đoạn 1970 – 1990: ............................................................................... 24 2.3.2.3 Giai đoạn 1990- 2004:................................................................................. 26 2.3.2.4 Giai đoạn 2005 đến nay:.............................................................................. 28 CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN,HÀN QUỐC, SINGAPORE ...................................... 29 3.1 Những điểm tương đồng của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore: ..................................................................................................................... 29 3.1.1 Xuất phát điểm: ............................................................................................. 29 3.1.2 Mô hình nhà nước thể chế phát triển ................................................................. 30 3.1.2 Công nghiệp hóa thành công:........................................................................ 31 3.1.4 Khuyến khích xuất khẩu: ................................................................................... 32 3.1.5 Tăng trưởng dựa trên phát triển và cải tiến công nghệ:..................................... 32 3.2... Những điểm khác biệt của ba mô hình kinh Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore: ........................................................................................................................................ 32 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ................................................................................................ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 34 DANH SÁCH NHÓM 4 – K09401..................................................................................... 35

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_hinh_tang_truong_kinh_te_nb_hq_sin_6749.pdf
Luận văn liên quan