Tiểu luận Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội

Để giải quyết vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề , cần giải quyết đồng bộ các vấn đề sau : Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hệ thống , quản lý quá trình đào tạo trong các cơ sở dạy nghề . Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên . Đổi mới nôi dung chương trình , phương pháp đào tạo . Tăng cường trang thiết bị dạy nghề . Kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo.

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………….. ---------- TIỂU LUẬN Mở rộng giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 1 DẪN NHẬP Nước ta đang trên đường đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển. Để thích ứng với sự đổi mới của nền kinh tế trong giai đoạn mới , công tác đào tạo nghề cần được đa dạng hóa nhầm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động . Mặt khác , trong thời đại hiện nay , khoa học kỹ thuật phát triển mạnh đang làm thay đổi bộ mặt sản xuất , cơ cấu nghề nghiệp luôn biến động nhiều nghề mới xuất hiện , nhiều nghề củ mất đi , những nghề còn lại cũng luôn phát triển , khái niệm “ Học suốt đời “ đã trở nên nhu cầu của mọi người và do sự phát triển của xã hội “ Cần gì học đó “ và không ngừng nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu luôn luôn biến đổi của thị trường lao động đó là nhu cầu và định hướng tất yếu . Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay , việc phổ biến nghề rộng rãi cho thanh thiếu niên và nhân dân lao động với những nội dung đào tạo nghề phong phú đa dạng giúp người học tự tìm việc làm để nâng cao năng suất lao động là một nhu cầu cấp bách của xã hội . Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định chủ trương “ Mở rộng giáo dục nghề nghiệp , từng bước hình thành nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội “ với chủ trương đó ta đã từng bước định hướng và phát triển mạng lưới dạy nghề . TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2010 I . Bối cảnh phát triển : Việt Nam bước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển , tạo tiền đề cho việc hình thành nền kinh tế tri thức . Toàn cầu hóa , hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đó vừa là quá trình hợp tác , vừa là quá trình cạnh tranh để cùng phát triển .Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế .Cạnh tranh kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tăng năng suất lao động , nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng .Lợi thế cạch tranh về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao . Vì vậy , chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chính là chìa khóa để phát triển nền kinh tế . Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành yếu tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ; đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất nước , tạo sức cạch tranh trên thị trường lao động trong nước , khu vực và quốc tế . II . Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển dạy nghề : Trong đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 , Đảng và Nhà nước coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước . Điều này được thể hiện qua : 1. Đại hội thứ IX cuẩ Đảng khẳng định : Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển , đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa , tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại . 2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2020 đã xác định mục tiêu phát triển đối với nguồn nhân lực và khoa học công nghệ : TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 3 Đẩy nhanh quá trình đổi mới kỹ thuật , công nghệ trong sản xuất , mở rộng các khu công nghiệp , khu chế xuất, . . . đồng thời điều chỉnh cơ cấu lao động để đến năm 2010 : Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 50% , lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 23 - 24% , lao động trong lĩnh vực dịch vụ là 26 - 27% .Hiện Đại hóa 1 số trường dạy nghề , góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ khoảng 30% năm 2005 lên 40% năm 2010 . 3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã cụ thể hóa mục tiêu phát triển đối với dạy nghề , quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại , gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động , đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp ,khu chế xuất , khu vực nông thôn , các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động . Để đạt được những mục tiêu trên , quan điểm chủ đạo trong việc phát triển dạy nghề đã được nhấn mạnh vào 1 số điểm cụ thể như : a. Dạy nghề đáp ứng lực lượng lao động kỹ thuật chất lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa và phổ cập nghề cho người lao động . b. Dạy nghề gắn liền với việc làm , giải quyết tình trạng thất nghiệp ; đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ . c. Đào tạo ngành nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp , hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn . d. Mở rộng qui mô đào tạo và gắn liền với chất lượng đào tạo thông qua việc chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng . e. Đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng , từng địa phương . f. Phát triển đào tạo nghề trên cơ sở liên thông , mềm dẻo và linh hoạt .Đào tạo công nhân kỹ thuật theo các cấp trình độ : Sơ cấp nghề , trung cấp nghề và cao đẳng nghề . III . Định hướng phát triển : 1. Phát triển mạnh mẻ đào tạo nghề theo hai hướng : TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 4 Thư nhất : Tăng tỷ lệ đào tạo trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh kế mũi nhọn , các khu công nghiệp , các khu chế xuất , xuất khẩu lao động và chuyên gia . Thứ hai : Chú trọng đào tạo sơ cấp nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng phổ cập nghề cho người lao động để tim kiếm việc làm và tự tạo việc làm , góp phần xóa đói giảm nghèo . 2. Xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề : Hình thành hệ thống kỹ thuật thực hành , thực hiện đào tạo nhiều trình độ và liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề . Khuyến khích các danh nghiệp , tổ chức , cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển dạy nghề . 3. Mở rộng qui mô đào tạo nghề đi đôi với việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn các trình độ đào tạo. IV . Mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2010 1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề : Triển khai thực hiên Quyết định số 48/2002/QĐ- TTG ngày 11/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010 . Theo quy hoạch , hệ thống cơ sở dạy nghề được hát triển ở tất cả các loại hình sở hữu ( Công lập , Dân lập ,thuộc các doanh nghiệp ) theo nhướng chuẩn hóa , hiện đại hóa . Chú trọng phát triển cơ sở dạy nghề ở các vùng nông thôn , miền núi . Khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề dân lập , tại doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài . Năm 2010 , có khoảng 350 trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề ( Trong đó khoảng 70 trường cao đẳng nghề ) . Tập trung đầu tư xây dựng , hiện đại hóa trường dạy nghề để đến năm 2010 có 40 trường đạt chất lượng cao. 2. Qui mô đào tạo nghề : TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 5 Mở rộng qui mô đào tạo nghề đến năm 2010 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 26% . Qui mô tuyển sinh đào tạo nghề ( Tất cả các trình độ đào tạo )đạt khoảng 1,5 triệu người vào năm 2010 ( trước năm 2005 đạt 1.207.000 người ). Tăng qui mô tuyển sinh đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề khoảng 11-12% / năm để đến năm 2010 đạt khoảng 27% trong tổng qui mô tuyển sinh đào tạo nghề .Tỷ lệ tuyển sinh đào tạo cao đẳng nghề chiếm khoảng 15% trong tổng qui mô tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề . Tiếp tục tăng qui mô đào tạo trình độ sơ cấp nghề để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm , chuyển đổi nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn , miền núi , vùng sâu , vùng xa , hải đảo . 3. Trình độ đào tạo nghề : Thực hiện đào tạo theo 3 trình độ : Trình độ sơ cấp nghề . Trình độ trung cấp nghề . Trình độ cao đẳng ngề . Để đáp ứng nhu cầu khác nhau về trình độ lao động xã hội . Thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề , giữa các ngành nghề và liên thông giữa với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân , tạo cơ hội học tập và khả năng phát triển nghề nghiệp phù hợp với mọi đối tượng lao động ; góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT . 4. Ngành nghề đào tạo : Hàng năm tổ chức nghiên cứu điều tra thị trường lao động để xác định nhu cầu đào tạo nghề . Trên cơ sở đó điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo và từng bước thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo ngành cho phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động ở tất cả ngành nghề . Đào tạo các ngành nghề mới theo nhu cầu của thị trường lao động . Tập trung đào tạo một số ngành nghề công nghệ cao với TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 6 chất lượng cao cho các thành phố lớn , các khyu công nghiệp , khu chế xuất , ưu tiên cho một ngành mũi nhọn như : Công nghệ thông tin , Viễn thông , Cơ khí chính xát , Cơ - Điện tử , Điện – Điện tử , Hàng không , Dầu khí , Vật liệu mới ,… 5. Chất lượng đào tạo nghề : Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng thị trường lao động , đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật , nhân viên nghiệp vụ để có khả năng tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến , thiết bị kỹ thuật hiện đại phụ vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa . Tập trung nâng cấp các điều kiện đảm bảo chất lương : Xây dựng và nâng cao chất lượng đôin ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa về số lường , chất lượng ( phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ trung bình 15hs/1gv ); Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về chuyên môn kỹ thuật , kỹ năng nghề , trình độ và kỹ năng sư phạm . Đổi mới , hiện hóa nội dung chương trình đài tạo nghề phù hợp thực tế sản xuất , công nghệ.Biên soạn giáo trình , tài liệu cần thiết cho dạy và học . Từng bước nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật , đặc biệt là trang thiết dạy nghề theo hướng chuẩn hóa , hiện đại hóa . Xây dựng và á dụng các tiêu chí đánh giá , kiểm định chất lượng đào tạo nghề trên phạm vi toàn quốc . V. Một số giải pháp chủ yếu phát triển dạy nghề : 1. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề : Xây dựng luật dạy nghề , bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống chính sách . Tập trung nghiên cứu đổi mới cơ chế kế hoạch và tài chính theo hướng gắn nguồn tài chính với tiêu và chất lượng đào tạo theo cơ cấu ngành nghề . Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương . Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về dạy nghề .Phát triển các dịch vụ tư vấn về dạy nghề . Xây dựng mạng thông tin quản lý công tác về dạy nghề . TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 7 2. Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề : Hình thành hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ đào tạo : Trung tâm dạy nghề , Trường trung cấp nghề , Trường cao đẳng nghề . Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống trường chất lượng cao , đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành nghề kinh tế mũi nhọn , các khu công nghiệp , khu chế xuất ,xuất khẩu lao động và chuyên gia . Tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô , nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề , nhà nước hổ trợ trang thiết bị , bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho các trung tâm dạy nghề , đặc biệt là các trung tâm dạy nghề ở khu vực nông thôn , miền núi , vùng sâu , vùng xa , hải đảo ,… Khuyến khích phát triển cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp , phát huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ kỹ thuật . Tạo điều kiện để phát huy hình thức kèm cập , truyền nghề tại các làng nghề , doanh nghiệp nhỏ , đặc biệt trong chế biến nông , lâm , thủy hải sản , tiểu thủ công nghiệp . 3. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề : Phát triển đội ngũ giáo viên , đáp ứng nhu cầu về số lượng , chất lượng và cơ cấu ngành nghề bằng nhiều nguồn như mở rộng qui mô , ngành nghề đào tạo để đào tạo giáo viên dạy nghề theo chuẩn từ các trường , khoa Sư phạm kỹ thuật . Đổi mới , hiện đại hóa chương trình , nội dung đào tạo nghề theo hướng mềm dẻo , nâng cao kỹ năng thực hành , năng lực tự tạo việc làm , năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất . Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy và học để phát huy năng lực của giáo viên , tăng cường tính chủ động và tích cực của học sinh . Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sản xuất ; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất . TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 8 Nâng cấp , chuẩn hóa , hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo nghề theo nhiều hướng như : Sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước , từ các chương trình mục tiêu , dự án , huy động các nguồn lực khác và xây dựng cơ chế phối hợp tạo điều kiện khai thác thiết bị của các doanh nghiệp cho đào tạo nghề . Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề để đào tạo – bồi dưỡng giáo viên , biên soạn và chỉnh lý , bổ sung nội dung chương trình , tài liệu , giáo trình đào tạo , tăng cường cơ sở vật chất , trang thiết bị cho đào tạo nghề . Xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn đối với cơ sở dạy nghề , các tiêu chí đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo . 4. Thu hút nguồn lực , đẩy mạnh xã hội hóa . Nguồn lực cho dạy nghề bao gồm ngân sách Nhà nước ( Trung ương và địa phương ), của người học , người sử dụng lao động và các nguồn khác , nhưng trong đó ngân sách Nhà nước là chủ yếu . Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển dạy nghề : Khuyến khích các thành phần kinh tế , các đơn vị , cá nhân đầu tư cho dạy nghề và thu hút đầu tư nước ngoài cho dạy nghề . Hoàn thiện chính sách đầu tư theo hướng đầu tư trọng điểm , chú ý các vùng sâu , vùng xa , vùng khó khăn. Thí điểm xây dựng các quỹ học nghề , bảo trợ nghề nghiệp ,… của các tổ chức và cá nhân . 5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dạy nghề : Xây các dự án hợp tác với một số nước phát triển và các tổ chức quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho nâng cấp cơ sở vật chất , trang thiết bị , đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý . Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học về dạy nghề , hợp tác trao đổi chuyên gia , cán bộ . Thực hiện việc đào tạo ở nước ngoài đối với một số ngành nghề đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao thông qua các Hiệp định đào tạo , liên doanh trong đào tạo hoặc mở rộng cơ hội để TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 9 người lao động tự đi học , tham dự các khóa đào tạo ở nước ngoài . KẾT LUẬN Để xây dựng và phát triển hệ thống dạy nghề đến năm 2010 theo các định hướng và đạt được các mục tiêu đề ra , những vấn đề cơ bản cần tập trung giải quyết là : TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 10 1. Cải cách cơ cấu hệ thống : Đặc điểm cơ bản của hệ thống dạy nghề hiện nay và hệ thống dạy nghề mới như sau : Hiện thống dạy nghề hiện nay Hệ thống dạy nghề mới Đào tạo dài hạn , ngắn hạn . Đào tạo theo cấ trình độ ( 3 cấp trình độ đào tạo) Đào tạo dài hạn theo niên chế,theo tiêu chuẩn bậc thợ trung bình của nghề. Đào tạo theo năng lực thực hiện , theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề ứng với từng trình độ đào tạo. Chương trình đào tạo theo môn học. Chương trình đào tạo theo môđun hoặc môđun kết hợp với môn học. Không có sự liên thông giữa ngắn hạn với dài hạn. Liên thông giữa các trình độ đào tạo. Hai loại hình cơ sở dạy nghề cơ bản :Trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề . Ba loại hình cơ sở dạy nghề cơ bản:Trung tâm dạy nghề , Trường trung cấp nghề , Trường cao đẳng nghề . Từ những đặc điểm trên cho thấy cần phải đổi mới một cách cơ bản hệ thống dạy nghề hiện nay trên nhiều phương diện . 2. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề : Để giải quyết vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề , cần giải quyết đồng bộ các vấn đề sau : Đổi mới và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý hệ thống , quản lý quá trình đào tạo trong các cơ sở dạy nghề . Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên . Đổi mới nôi dung chương trình , phương pháp đào tạo . Tăng cường trang thiết bị dạy nghề . TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 11 Kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo. 3. Đào tạo gắn với thi trường lao động : Để đào tạo nghề gắn với thị trường lao động , gắn với nhu cầu sử dụng lao động thì cần phải : a. Thiết lập và vận hành hệ thống thông tin hai chiều Thị trường lao động – Thị trường đào tạo nhằm giúp cho : Người lao động tìm hiểu và lựa chọn nghề học , nơi học để đảm bảo cơ hội tìm kiếm được việc làm sau khi được đào tạo . Cơ sở đào tạo lựa chọn , quyết định nghề , số lượng , trình độ cần đào tạo theo nhu cầu của thị trường . Doanh nghiệp tuyển dụng được những lao động qua đào tạo phù hợp , đáp ứng được yêu cầu sử dụng . Thiết lập cơ chế phối hợp 2 chiều giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nghề . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu Bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế về dạy nghề . Bộ lao động – thương binh và xã hội , tổng cục dạy nghề , năm 2005. TC QL QT GD-ĐT BÙI THỊ HẠNH CH K13 12 2. Nguyễn Thị Thu Hiền : Quản lý nhân sự trong nhà trường . Bộ giáo dục và đào tạo ,Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo II ,TP.HCM năm 2004 . 3. Nguyễn Minh Đường : Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo.Bộ giáo dục và đào tạo ,viện nghiên cứu phát triển giáo dục.Hà Nội 1996. 4. Trần Thị Tuyết Mai :Quản lý giáo dục và đào tạo.Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo II . PDF Merger Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one AnyBizSoft

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmo_rong_4927.pdf
Luận văn liên quan