Phù điêu thể hiện thần Shiva đang múa, có các nhạc công chơi đàn và những vị thần khác đang chiêm bái điệu múa của thần. Ở tác phẩm này thần Shiva có mười sáu cánh tay, hai cánh tay chính cùng với thân hình tạo nn một tư thế mềm mại, uyển chuyển của điệu múa. Các bàn tay phụ đều tạo thế giống nhau, ngón tay trỏ gập lại chạm nhẹ vo ngĩn tay ci, cc ngĩn tay cịn lại duỗi thẳng ra. Cc cnh tay cũng xếp lin tục nhau tạo thnh một vịng quay trịn chung quanh thần. Cnh tay phải v hai cổ chn đeo vịng rắn.
15 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ điêu khắc và kiến trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Phần A: TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC 1
KHÁI NIỆM VỀ ĐIÊU KHẮC 2
Phần B: MỐI QUAN HỆ ĐIÊU KHẮC VÀ KIẾN TRÚC
MỐI QUAN HỆ CỦA ĐIÊU KHẮC TRONG KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC 6
CẢM NHẬN VỀ MÔN ĐIÊU KHẮC 6
Phần C. ĐIÊU KHẮC NỘI THẤT
GIỚI THIỆU VỀ ĐIÊU KHẮC NỘI THẤT 7
HÌNH ẢNH ĐIỆU KHẮC SƯU TẦM 9
A. TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
I.GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC:
Nghệ thuật tạo hình đã gắn liền với lịch sử nhân loại từ thủa hoang sơ bằng những bức bích họa trong các hang động, bằng những môtíp trang trí được chế tác một cách thô sơ: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai...Với quá trình phát triển, yếu tố thẩm mỹ được nâng cao và được thể hiện ngày càng quy mô và tinh xảo.
Lịch sử của nghệ thuật điêu khắc đã theo bước chân nhân loại để tạo nên những nền nghệ thuật vĩ đại như Ai Cập cổ đại với những tượng danh tiếng của lịch sử mỹ thuật như tượng Nhân sư khổng lồ, tượng Viên thư lại ngồi, tượng “Ông trưởng thôn” hay tượng chân dung Hoàng hậu Nefertiti
Sau đó là nghệ thuật Hy Lạp với những kiệt tác như những tượng thần Venus, tượng Laocoon, tượng Nữ thần chiến thắng ...
Rồi thời Phục Hưng đã làm cho nước Ý trở thành trung tâm mỹ thuật châu Âu với những tượng David, tượng Pieta, tượng Thần đưa tin
Nghệ thuật Á Đông lại có đặc thù riêng và để lại cho nhân loại những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng về tôn giáo, trong đó điêu khắc Ấn Độ có ảnh hưởng sâu rộng nhất.
Riêng nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam ta, kể từ thế kỷ 11 đã đạt đến trình độ nghệ thuật khá cao như các tượng La Hán ở chùa Tây Phương, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, hoặc những hình trang trí độc đáo được chạm khắc trên đá, gỗ, gạch rất nhiều trên các lăng tẩm, cung điện, chùa chiềng, đình làng. Góp mặt để làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật điêu khắc đặc sắc của dân tộc là điêu khắc của dân tộc Chăm ở phía Nam, dân tộc Ê Đê , Gia Rai, Ba Naở Tây nguyên. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, rõ ràng điêu khắc là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống loài người nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng.
II. KHÁI NIỆM VỀ ĐIÊU KHẮC:
Khái niệm điêu khắc của người phương tây:
Điêu khắc là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình, được sáng tạo theo nguyên tắc về thể tích, hình khối, vật chất trong không gian ba chiều và chịu sự chi phối của những quy luật tạo hình.
Khái niệm điêu khắc của người Việt nam:
Từ “điêu khắc” có nguồn gốc Hán-Việt. “Điêu” là chạm khắc, nói rộng ra thì các lối chạm trổ thì gọi là điêu. Lấy dạo vạch vào vật gì đó thì gọi là khắc. Như vậy điêu khắc có nghĩa là dùng dụng cụ cứng như kim loại (đục, dao) tác động vào các chất liệu cứng như đá, gỗ, xương, ngà voi tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Như vậy khái niệm về điêu khắc ở đây cũng bắt nguồn từ cách thức tạo hình trên chất liệu.
Các loại hình của điêu khắc:
Tượng tròn
Phù điêu
Phù điêu:
Phù điêu là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó.
Tượng tròn:
Tượng tròn - là dạng tượng mà người ta có thể đi vòng xung quanh để xem; khác với kiểu tượng hoặc phù điêu gắn lưng vào tường.
Các phương pháp tạo hình:
Tạc
Tạc là một phương pháp mà trong đó người nghệ sĩ thao tác chủ yếu trên chất liệu rắn như đá, gỗ,... để tạo hình. Ở phương pháp này, người nghệ sĩ chủ yếu dùng búa đục loại bỏ những "phần thừa" trên chất liệu để tạo ra một sản phẩm mong muốn.
Nặn
Ngoài ra, đất cũng là một chất liệu để tạo hình bằng cách nặn. Đất nặn thành tượng hoặc phù điêu có thể nung để thành tác phẩm điêu khắc gốm, hoặc có thể đúc thành khuôn.
Đúc
Đúc là phương pháp sử dụng khuôn mẫu có sẵn do chế tác, sau đó dùng chất liệu lỏng hoặc nấu chảy lỏng đổ vào khuôn, sau khi đông đặc, người nghệ nhân sẽ tháo bỏ lớp khuôn bên ngoài ra và thu được tác phẩm đúc. Các chất liệu đúc: đồng, nhôm, gang, thạch cao, xi măng, nhựa
Đồ gốm cũng có thể đúc, người ta còn gọi là đổ rót và in đất.
Gò
Gò là phương pháp sử dụng dụng cụ tác động trực tiếp lên chất liệu cần thể hiện nhằm tạo ra hình thù người nghệ nhân mong muốn. Chất liệu cho gò là kim loại được cán mỏng.
B. MỐI QUAN HỆ ĐIÊU KHẮC VÀ KIẾN TRÚC
I.MỐI QUAN HỆ CỦA ĐIÊU KHẮC TRONG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC:
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, điêu khắc và kiến trúc là hai ngành nghệ thuật tạo hình có mối quan hệ khăng khít với nhau: Điêu khắc xuất hiện ở mặt tiền các tòa nhà, trong các công viên, đài phun nước, nội thất v.v nó đóng vai trò trong kiến trúc như một người “đệm đàn” làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo hình cho hình khối kiến trúc. Điều này được thể hiện rõ trong kiến trúc cổ Ai Cập, cổ Hy Lạp, cổ La Mã, kiến trúc Phục hưngở các đền đài và chùa miếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và các nước châu Á khác. Các công trình kiến trúc ở đây được nghệ thuật điêu khắc tô điểm làm tăng thêm các giá trị tinh thần.
Điêu khắc hướng tới những giá trị tinh thần, còn kiến trúc gắn với những giá trị thực dụng, hay nói một cách khác kiến trúc là tổ chức môi trường sống cho con người một cách thẩm mỹ, nó quan tâm đến công năng sử dụng, đến không gian bên trong và cả không gian bên ngòai. Còn điêu khắc không “sử dụng” bên trong bức tường.Vậy mà có những công trình gọi là kiến trúc hay điêu khắc hiểu theo cách nào cũng được, nghĩa là không có ranh giới rõ ràng giữa hai nghệ thuật này. Ví dụ quần thể Angkor Thom và Angkor Vat ở Campuchia. Chúng là một công trình điêu khắc đá kỳ vĩ nhưng vì đó là đền nên là kiến trúc. Hoặc bản thân bức tượng là một ngôi nhà. Nhà hàng Khủng long ở bang California (Mỹ) là một ví dụ. Còn tượng Nữ thần tự do ở New York là một công trình điêu khắc nhưng người ta sử dụng phần bên trong tượng làm một bảo tàng và du khách có thể lên tận ngọn đuốc để ngắm nhìn phong cảnh. Bức tượng cao 93,50m. Bức tượng như một ngôi nhà lớn vậy.
Một trong những trào lưu của kiến trúc hiện đại những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đó là kiến trúc điêu khắc. Kiến trúc điêu khắc là một phương thức biểu hiện kiến trúc dựa trên ngôn ngữ điêu khắc và kiến trúc mà các kiến trúc sư đã vận dụng và thể hiện trong quá trình sáng tác, ví dụ như nhà thờ Sagrada Famillia, nhà Mila, của kiến trúc sư Antonio Gandi, hay là những công trình của kiến trúc sư Le Corbusier với những ý tưởng tạo hình mạnh mẽ với vật liệu bê tông cốt thép, ông đã khai thác hiệu quả ngôn ngữ điêu khắc. Nhà thờ Wallfahort ở Ronchamp được coi là tác phẩm tiêu biểu của ông.
Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu, không phụ thuộc vào hệ thống hình học, trục định vị hay sự cân đối Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian, liên kết bên trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và tồn tạo trong không gian.
II. CẢM NHẬN VỀ MÔN ĐIÊU KHẮC:
Chương trình đào tạo ngành Điêu khắc nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về mỹ thuật để có khả năng thực hiện những tác phẩm Điêu khắc ở nhiều thể loại, chất liệu khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực Mỹ thuật.
Mục tiêu
Về kiến thức
Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức ngành Điêu khắc, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp nghiên cứu, thiết kế để ứng dụng trong lĩnh vực Điêu khắc
Về kỹ năng
Có khả năng thực hiện kỹ năng, kỹ thuật sáng tác; thể hiện, phục dựng các tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu khác nhau.
Cùng với sự phát triển các loại hình nghệ thuật trên thế giới, điêu khắc ngày nay mở ra những chiều hướng phát triển mới, ở đó có những thuận lợi và khó khăn. Việc tích lũy kinh nghiệm và cảm xúc từ thế giới vật chất đã giúp các nhà điêu khắc không còn bị nhiều rào cản và hạn chế trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Nhận thức đầy đủ những hàm chứa thẩm mỹ, tri thức trong hình dạng và cấu trúc của chất liệu cho ta những phương pháp tiếp cận và những quy luật thẩm mỹ có thể áp dụng trong sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật điêu khắc. Tất cả những tác phẩm lớn trên thế giới từ xưa tới nay là minh chứng cho một sự phối hợp trọn vẹn giữa chất liệu và diện mạo mà nó mang lại, tác phẩm là hiện thân, là kết quả của những kinh nghiệm, tri thức và cảm xúc.
Điêu khắc ngày nay xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống, nó được lồng ghép vào những công trình kiến trúc, chiếm lĩnh nhiều hơn ở những không gian đẹp, trung tâm các đô thị, Nếu từ những thế kỷ 15, 16 hay 17 điêu khắc được trọng dụng nhiều trong kiến trúc đình làng với các yếu tố nhất định của tôn giáo, thì ngày nay nó đã vươn rộng ra hơn, không chỉ nằm khoanh ở các yếu tố trang trí trong các vì kèo, con sơn của đình làng mà hiện hữu ở các quảng trường, trung tâm văn hóa, công viên hay những tòa nhà công sở uy nghiêm ngay cả những công trình dân dụng thông thường, những tín hiệu của nghệ thuật điêu khắc cũng được chú ý, coi trọng hơn, nghĩa là ngoài coi trọng sự đẹp thì tính ứng dựng đã được phát huy.
Nhận thức đầy đủ và sâu sắc những giá trị hàm chứa trong mỗi vật thể là phương cách đúng đắn trong tiếp cận thế giới vật chất, từ đó làm giàu thêm kinh nghiệm và trí tưởng tượng, làm phong phú xúc cảm và chiều sâu văn hóa - những nhân tố quyết định ham muốn và khả năng cảm thụ và sáng tạo. Mỗi nhà điêu khắc mang theo mình tiềm năng để khám phá, cảm thông, và chia sẻ với công chúng những phát hiện và sáng tạo từ thế giới vật chất. Tri thức và ý chí, hay mối quan tâm của họ về bản thân và thế giới xung quanh cũng hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm chủ quan của mỗi người.
C. ĐIÊU KHẮC NỘI THẤT
GIỚI THIỆU VỀ ĐIÊU KHẮC NỘI THẤT:
Khái niệm Nội thất:
Là một từ quen thuộc, không chỉ trong giới chuyên ngành làm thiết kế kiến trúc, thi công xây dựng; mà trong cả cuộc sống. Tuy vậy, nội thất lại là một phạm vi khá rộng, có nhiều cách hiểu, cách nghĩ khác nhau. Nội thất, chiếu theo Hán tự nghĩa là “trong phòng”, cũng vì thế mà nó chung chung, không cụ thể.
Nội thất còn được hiểu là không gian (mà đây thực sự là yếu tố quan trọng nhất), những thứ thiết bị, đồ đạc cụ thể kia xếp đằng sau.
Không gian kiến trúc nội thất ?
Các không gian kiến trúc nội thất kín thường được tạo nên nhò kết cấu bao che (tường, cửa, sàn, mái) ở cả sáu mặt, tạo nên hình khối kiến trúc, các không gian nội thất hở (nửa kín) thường có một vài mặt che được giải phóng hay che chắn không gian không hoàn toàn như các hiên, loggia, sân trời có giàn hoa, các mái che, quán nghỉ lộng gió. Các không gian hở thưòng là các sân thoáng, nội tâm (sân trong), những khoảng trống giữa các công trình, những không gian ước lệ, ảo hay ẩn dụ được giới hạn bởi chủ thể kiến trúc, một biểu tượng (quanh một đài kỷ niệm, một hòn đá thiêng, một cột mốc, một vũng nước, một mảng tường có ý nghĩa). Trong kiến trúc nội thất, không gian thường đi liền với hình khối, vì thế kiến trúc được gọi là nghệ thuật tổ chức “Không gian - hình khối”, tổ chức môi trường sống cho con người. Không gian kiến trúc nội thất được phân loại thành:
- Không gian chính
- Không gian phụ
- Không gian giao thong
KHÁI NIỆM ĐIÊU KHẮC NỘI THẤT :
Là một ngành nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình được sáng tạo theo nguyên tắc thể tích, hình khối, vật chất trong không gian ba chiều.
Kiến trúc điêu khắc gắn chặt với việc sử dụng vật liệu, không phụ thuộc vào hệ thống hình học, trục định vị hay sự cân đối Kiến trúc điêu khắc gây ấn tượng từ hình khối, từ không gian và cụ thể hóa ý tưởng trong tổ chức không gian, liên kết bên trong bên ngoài, gây cảm giác hoành tráng và tồn tạo trong không gian nội thất.
HÌNH ẢNH ĐIỆU KHẮC SƯU TẦM:
Tượng Tròn:
Tên tác phẩm: Pieta
Tác giả: Michaelangelo
Chất liệu: Đá cẩm thạch
Nội dung: Pieta miêu tả Đức mẹ đồng trinh Maria bế đứa con trai duy nhất của bà trong tay – Jesus Christ.
Tên tác phẩm: Phật Thích Ca
Tác giả: Nguyễn Tuấn.
Chất liệu: gốm
Nội dung: Chân dung của Phật Thích Ca
ngõ 405, đường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội
Tên tác phẩm : Mẹ Trái Đất
Tác giả: Điềm Phùng Thị (1920-2002) - Huế
Chất liệu: Đất Nung
Nội dung:Diễn tả người phụ nữ đang ngồi suy tư khối hình và đường nét uyển chuyển mềm mại, chủ yếu mô phỏng các hình tượng thường thấy trong đời sống hay
2.Phù điêu:
Tn tc phẩm
Lá đề
Vị trí
Năm sáng tác
Triều Lý, năm 1057
Chất liệu
Đá
Nơi tìm thấy
Phật Tích, Tin Du, Bắc Ninh
Nội dung thể hiện
Một mặt trang trí nổi hai rồng giun kiểu thắt túi uốn lượn theo hình l đề trên nền hoa dây tay mướp, rìa cạnh hình xoắn mĩc. Mu vng.
Một vi số liệu
Cao: 26cm, rộng:31cm
Tên tác phẩm
Phù điêu Shiva
Vị trí
Bảo tồn ở Viện Bảo tng Lịch sử Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng
Niên đại
Thế kỉ VII-VIII
Chất liệu
Sa thạch
Nơi tìm thấy
Phong Lệ - Quảng Nam
Nội dung thể hiện
Phù điêu thể hiện thần Shiva đang múa, có các nhạc công chơi đàn và những vị thần khác đang chiêm bái điệu múa của thần. Ở tác phẩm này thần Shiva có mười sáu cánh tay, hai cánh tay chính cùng với thân hình tạo nn một tư thế mềm mại, uyển chuyển của điệu múa. Các bàn tay phụ đều tạo thế giống nhau, ngón tay trỏ gập lại chạm nhẹ vo ngĩn tay ci, cc ngĩn tay cịn lại duỗi thẳng ra. Cc cnh tay cũng xếp lin tục nhau tạo thnh một vịng quay trịn chung quanh thần. Cnh tay phải v hai cổ chn đeo vịng rắn.
Tên tác phẩm: Bác Hồ về thăm Supe Lâm Thao
Tác giả: Nguyễn Đình Ánh
Chất liệu: đồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_9874.docx